1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

THIẾT kế TRUYỆN TRANH “THÁNH GIÓNG”

62 5,4K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 14,27 MB

Nội dung

Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị, cô, chú trong các nhàsách Phú Xuân, nhà sách Fahasa, nhà sách siêu thị BigC Huế đã tạo điều kiện chotôi được thu thập, tìm hiểu tà

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT

KHOA MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

THIẾT KẾ TRUYỆN TRANH “THÁNH GIÓNG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GV HƯỚNG DẪN : LÊ VĂN BA

SV THỰC HIỆN : ĐẬU HẢI TÂN CHUYÊN NGÀNH : THIẾT KẾ ĐỒ HỌA KHÓA : XV - (2010 - 2015)

HUẾ - 2015TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT HUẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 2

GIẤY CAM ĐOAN

Họ và tên sinh viên: ĐẬU HẢI TÂN

Năm sinh: 1991 Giới tính: Nam: Nữ:

Khóa: 15 (2010 – 2015) Ngành: MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

Chuyên ngành: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

Tên đồ án chuyên môn:

THIẾT KẾ TRUYỆN TRANH “THÁNH GIÓNG”

Tôi xin cam đoan rằng những kết quả sáng tạo trong Đồ án tốt nghiệp chuyênmôn và Khóa luận của tôi là hoàn toàn do cá nhân tôi thực hiện có sự giám sát củagiảng viên hướng dẫn trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp Các tư liệu sử dụngtrong Đồ án, Khóa luận là những tài liệu đã được công bố, lưu hành hợp pháp và cóđịa chỉ rõ ràng hoặc đã được tác giả cho phép

Tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường, Khoa và về lời cam đoan củamình Nếu có gì tranh chấp đến nội dung ý tưởng và các thành phần trong Đồ ánchuyên môn, Khóa luận, tôi xin chịu kỷ luật theo các Quy chế, Quy định của BộGiáo dục và Đào tạo và của Nhà trường

Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2015

Sinh viên ký tên (Ghi rõ họ và tên)

Đậu Hải Tân

LỜI CẢM ƠN

X

Trang 3

Hạ lại về, những nhành hoa phượng đỏ rực ngoài sân cùng cái nắng chóichang của mùa hè, và không khí của tháng 5 chợt làm lòng tôi bồi hồi xao xuyến lạ.Vậy là giờ phút chia ly sắp đến rồi Xa bạn bè, xa thầy cô, xa mái trường đã gắn bó

5 năm với bao kỷ niệm vui buồn, kể từ đây kết thúc một chặng đường và mở ra phíatrước tôi là một chân trời mới, nơi mà tôi tự bước đi bằng đôi bàn chân của mình,không còn sự dìu dắt, giúp đỡ của thầy cô và bạn bè nữa Năm năm, không quá dàinhưng đã trang bị cho tôi những hành trang vô cùng quý giá để tôi bước vào đời

Cả một quá trình làm việc để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, ngoài sự cốgắng của bản thân là sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô, các giảng viên khoa MỹThuật Ứng Dụng, những người đã tận tâm truyền đạt tất cả các ý kiến góp ý cho tôi,đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Lê Văn Ba, lời cảm ơn người thầy đã dìu dắttôi trong suốt thời gian qua

Bên cạnh đó, sự giúp đỡ của gia đình, người thân, sự động viên của bạn bècũng đóng góp một phần không nhỏ giúp tôi hoàn thành đồ án này

Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị, cô, chú trong các nhàsách Phú Xuân, nhà sách Fahasa, nhà sách siêu thị BigC Huế đã tạo điều kiện chotôi được thu thập, tìm hiểu tài liệu, thông tin cần thiết cho quá trình thực hiện đồ án.Với sự hiểu biết còn hạn hẹp của mình sẽ không thể tránh khỏi những thiếusót, rất mong nhận được sự góp ý tận tình của các thầy, các cô để tôi có thêm nhiềukinh nghiệm hơn nữa trong công việc sáng tác sau này

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn

Trang 4

luôn là một thế giới huyền diệu, ở đó chứa đựng nhiều phép nhiệm màu, với hình ảnhnhững nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử dũng cảm và những con vậtngộ nghĩnh, thông minh.

Song song với sự phát triển về thể chất, lứa tuổi thiếu nhi có những đặc điểmtâm sinh lý riêng biệt Nhân cách của các em đang trong giai đoạn phát triển và chịu sựchi phối tác động của nhiều yếu tố, các em dễ bắt chước Việc in những dấu hằn đầutiên về cái đẹp vào tâm trí các em có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành nhữngcảm xúc và quan niệm thẩm mỹ, lòng nhân ái của các em sau này

Truyện cổ tích với câu chuyện thường là người tốt, người xấu rõ ràng, và kếtthúc câu chuyện bao giờ cái tốt cũng thắng, người tốt được sung sướng, hạnh phúc;

kẻ xấu bị trừng trị Đối với trẻ thơ, đó rõ ràng như là trắng với đen, giúp các emhiểu hơn về thế giới và quy luật công bằng của nó Các em sẽ có niềm tin là nếu làmviệc tốt thì sẽ được yêu quý, không nên làm việc xấu vì sẽ bị phạt và mọi ngườighét bỏ Thế giới cổ tích gợi lên ở trẻ thơ những ước mơ về cái đẹp, cái nhân hậu,

và niềm tin vào sự chân thật luôn chiến thắng cái xấu Mỗi câu chuyện cổ tích đó làmột bài học sống động về những phẩm chất đạo đức, về cách xử trí tinh khôn cần có

để giúp trẻ biết sống đẹp với đời, biết ứng xử tốt với những người xung quanh vànhiều khi còn giúp trẻ cảm nhận một cách nhạy bén đối với cái thiêng liêng nhất,cao đẹp nhất trong tình cảm con người Tất cả những điều đó có tác dụng kích thíchtrực tiếp vào trí tưởng tượng của các em, hình thành tình cảm yêu ghét đúng đắn vàphát triển tư duy cho các em, hướng các em học tập và làm theo những nhân vật tốttrong câu chuyện

Truyện tranh Việt Nam đang ngày càng phát triển, nhưng có một thực tế khôngthể phủ nhận đó là thị trường truyện tranh Việt Nam đang bị chiếm lĩnh quá nhiều bởicác dòng truyện tranh ngoài nước Văn hóa Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đangngập tràn trong đời sống chúng ta, sự du nhập của các dòng truyện tranh Comic,Manga, rồi thời gian gần đây là cả Manhua và Manhqua càng gây sức ép rất lớn đếnchỗ đứng của truyện tranh Việt Nam chúng ta, cũng chính vì điều đó mà lớp trẻ hiệnnay dần quên đi nguồn cội, bản sắc văn hóa của dân tộc mình Nên việc lưu giữ và pháttriển những nét truyền thống của dân tộc càng thiết thực hơn bao giờ hết

Trang 5

Chính vì những ý nghĩ đó, tôi đã chọn đề tài " Thiết kế truyện tranh ThánhGióng ", vừa để truyền tải cho thế hệ sau biết rằng, kho tàng truyện cổ tích củachúng ta không hề thua kém gì các truyện nước khác, và cũng vừa để góp một ítcông sức nhỏ bé của mình trong việc lưu giữ và truyền đạt văn hóa dân tộc đến cácthế hệ con em.

Truyện cổ tích “Thánh Gióng” là một câu chuyện có nội dung hấp dẫn, vớinhiều chi tiết hư cấu, giúp phát huy được tính sáng tạo cho người thiết kế Truyện

có bối cảnh thời các đại các Vua Hùng, mang nhiều ý nghĩa quan trọng, cũng như

là đại diện cho văn hóa con người Việt Nam, đó là sức mạnh của tuổi trẻ, là lòngyêu nước thiết tha, sâu đậm của mỗi người con xứ sở, là sự đoàn kết, tinh thầnchống giặc ngoại xâm, coi tổ quốc, quê hương là trên hết

Điều cuối cùng khiến tôi chọn đề tài này, và bản thân tôi nghĩ đó cũng làđiều quan trọng nhất đó là truyện tranh là mảng đề tài tôi yêu thích từ rất lâu, đúngvới chuyên ngành học của tôi, tuy đây là lần đầu tiên tội thực hiện một bộ truyệntranh với rất nhiều hào hứng, háo hức và mong đợi nhưng tôi hy vọng và cũng tin làbản thân mình sẽ hoàn thành tốt đồ án và thỏa mãn niềm đam mê của chính mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là nghiên cứu sáng tác và thiết kế truyện " Thánh Gióng

" nhằm tạo ra một ấn phẩm truyện tranh đẹp, và ấn tượng, khả năng ứng dụng cao,nhằm tạo sức hút đối với dòng truyện tranh Việt Nam Cũng qua đó nhằm giúp bảnthân tự nâng cao vốn kiến thức về kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Tạo cho mìnhmột nền tảng hiểu biết phong phú hơn, cụ thể hơn để phục vụ cho công việc thiết kếtrong tương lai khi thực hiện nhưng đề tài liên quan đến dân gian

Thông qua truyện để giới thiệu đến mọi người, đặc biệt là các bé thiếu nhinét văn hóa, dân gian của Việt Nam qua bối cảnh không gian, nhân vật, qua các vậtdụng được đưa vào trong truyện Việc tạo nên một đồ án mang giá trị tinh thần –giới thiệu văn hóa dân gian Việt Nam, bối cảnh lịch sử, kho tàng truyện cổ tích, lẫngiá trị thẩm mỹ - thiết kế mới lạ, sinh động chỉ với mong muốn nhỏ nhoi là nhằm

Trang 6

tạo ra một sự chú ý nhỏ cho các bé, để qua đó có thể kích thích được sự tò mò chocác bé về một kho tàng truyện cổ tích đầy ý nghĩa của dân tộc.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành tốt đồ án là một công việc không hề dễ dàng và đơn giản Bởi lẽ,truyện “ Thánh Gióng” không phải là một truyện mới và cũng đã có rất nhiều các nhàthiết kế thể hiện thành công truyện này và gây được khá nhiều sự quan tâm độc giả

Chính vì điều đó, bản thân tôi đã phải tự nghiên cứu và tìm hiểu rất kỹ, nắm

rõ nội dung của truyện, chắt chiu, sàng lọc những thông tin chính xác nhất từ cácnguồn tư liệu Mày mò tìm kiếm các tư liệu liên quan, từ trang phục, ý tưởng xâydựng nhân vật… Tham khảo các đồ án, các truyện đã phát hành liên quan đến đề tàicũng như khác đề tài

Trong quá trình sáng tác đồ án phải nghiên cứu kĩ về thị hiếu và tâm lý của

độ tuổi thiếu nhi để nắm được nó, cùng với đó là tìm hiểu các hình thức thiết kếhiện nay để tham khảo đóng góp ý tưởng cho cách thực hiện đồ án, cố gắng chọnlọc phát huy những phương pháp phù hợp với bản thân và đồ án nhằm mang lạihiệu quả cao nhất có thể

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài “Thiết kế truyện tranh Thánh Gióng” đối tượng nghiên cứu chủyếu xoay quanh bối cảnh lịch sử xưa, thời các Vua Hùng, nhà nước Văn Lang ÂuLạc Con người và trang phục của các tầng lớp thời đại ấy kết hợp với nội dung chophù hợp với cấu trúc truyện

Việc khảo sát và tìm hiểu tâm lý, nhận thức thẩm mỹ của một số lứa tuổi đặcbiệt là thiếu nhi nhằm tìm ra phương pháp thiết kế phù hợp nhất là điểm đặc biệtquan trọng Bởi lẽ khi thiết kế ra những sản phẩm mà không phù hợp với nhu cầu xãhội, không đáp ứng thị hiếu chung thì sẽ không mang lại kết quả như mong muốn

Bên cạnh đó, điểm quan trọng không kém đó là phải nghiên cứu về các hìnhthức, ngôn ngữ thiết kế truyện tranh để vừa đáp ứng nhu cầu thầm mỹ, vừa phù hợpvới thị hiếu độc giả

Trang 7

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu tập trung vào trọng tâm chính là truyện tranh cho trẻ em

Đề tài còn nghiên cứu những đặc tính, đặc thù của các nhân vật, từ nhân vật chínhtới các nhân vật phụ, thứ phụ, các con vật xuất hiện trong truyện, bối cảnh khônggian thời gian, vì mục tiêu cuối cùng là xây dựng nên những hình tượng nhân vậtmang đậm chất Việt Nam nhưng cũng không kém phần hiện đại và không để rơivào tình trạng bị giống hoặc hao hao giống với các ấn phẩm cùng đề tài đã đượcxuất bản trước đó Ngoài thiết kế tất cả nội dung câu chuyện thì còn phải thiết kếthêm bìa và các phụ kiện đi kèm

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở thực tiễn và yêu cầu Đồ án đặt ra, trong quá trình xây dựng Đồ ántốt nghiệp, tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp trực tiếp: Tìm hiểu vai trò, công việc của một nhà thiết kếtrong việc hoàn thành một tác phẩm truyện tranh Tìm hiểu thị trường và nắm bắtthị hiếu người đọc hiện nay trực tiếp qua các tác phẩm trên thị trường sách

- Phương pháp nghiên cứu gián tiếp: Thu thập kí họa những nhân vật cầnthiết liên quan đến đồ án của mình Thông qua những ấn phẩm, tư liệu sách báo,internet có liên quan đến đề tài từ đó rút ra được những ưu, nhược điểm để hoànthành đồ án tốt nhất

- Phương pháp so sánh: Trong quá trình tổng hợp tư liệu cũng như thực hiện

đồ án cũng cần thực hiện phương pháp so sánh để tìm thấy những tư liệu nào cầnthiết để giữ lại và phát huy, những cái gì không cần thiết để loại bỏ, để hạn chế sựtrùng lặp không đáng có, gây nên sự nhàm chán cho đồ án

- Phương pháp hệ thống: Trong quá trình sáng tác đồ án, cần phải hệ thống hóacông việc theo một logic, phải có cái nhìn tổng hợp và bao quát, đi kèm với tính hệthống để đảm bảo sự đồng bộ xuyên suốt, tính logic, tính khoa học cho toàn đồ án

- Phương pháp chuyên môn: Từ những dữ liệu, hình ảnh được nghiên cứu vànhững kiến thức của bản thân được hệ thống hóa để đưa ra thủ pháp đồ họa thíchhợp thể hiện cho đồ án

Trang 8

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Truyện tranh “Thánh Gióng”, cả câu chuyện và nhân vật chính được xâydựng trên cơ sở giá trị đạo đức, bản lĩnh và cốt cách của con người Việt Nam từ xaxưa, câu chuyện khiến nhiều trẻ nhận thức và vô thức tiếp thu các bài học về cuộcsống, về đạo đức và về tình đoàn kết chống giặc ngoại xâm, tình yêu quê hương đấtnước bao la thắm thiết, và rằng kẻ ác rồi sẽ bị trừng trị, người tốt sẽ được gặp điềulành, cái thiện và cái tốt đẹp luôn đứng về phía lẽ phải

Đối với một cuốn truyện tranh, thiết kế hiệu quả đem lại cho sản phẩm sứchút về mặt thị giác, gây ấn tượng cho cái nhìn đầu tiên Là yếu tố quan trọng khimột sản phẩm được thương mại hóa và đưa ra thị trường Những quyển sách, truyệnhay về nội dung nhưng chưa có thẩm mỹ thì mức độ cạnh tranh, khả năng đến đượcvới độc giả sẽ không cao.Với các sách dành cho thiếu nhi yêu cầu thiết kế đặc biệtcao bởi các em tiếp thu nhanh về màu sắc, hình ảnh và những yếu tố này tạo ra sựlôi cuốn giúp các em có thể đọc, hiểu cả những tập sách dày hàng trăm trang Vínhư một đứa bé dù đã biết đọc, biết viết nhưng cũng khó có thể nghĩ đứa bé đó cóthể phân biệt được trái đất và sao hỏa nếu chỉ đọc nhưng câu chữ về kích thước,nhiệt độ mà bỏ qua yếu tố hình ảnh, màu sắc

Ở Việt Nam chúng ta, thị trường truyện tranh dù thời gian gần đây có dấuhiệu tích cực nhưng vẫn luôn bị coi là “lép vế” so với những bộ truyện đình đámcủa nước ngoài Có lẽ nào, một đất nước luôn tự hào vì truyền thống hàng nghìnnăm văn hiến, với lịch sử vẻ vang, với nền văn hóa lâu đời lại không thể cạnh tranhvới truyện tranh ngoại nhập trên chính mảnh đất của chúng ta, và cũng để tôn vinhgiá trị văn hóa và giáo dục của truyện cổ tích Việt Nam đối với đời sống con ngườihiện nay, giáo dục thẩm mỹ cho người đọc bằng ngôn ngữ minh họa truyện

B PHẦN NỘI DUNG Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Tổng quan về truyện tranh

Trang 9

Truyện tranh trong tiếng anh được gọi là Comics, nó được hiểu nôm na lànhững câu chuyện trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta hay cũng có thể lànhững câu chuyện hư cấu, hay trong tưởng tượng được người ta chuyển hóa quanhững bức tranh vẽ, trong đó có thể có chèn hoặc không chèn các lời thoại, các từngữ, hay các câu văn kể chuyện

1.1.2 Lịch sử hình thành

Trải qua một quá trình dài bám sát Đồ án, tôi cũng phần nào có điều kiện đểtìm hiểu sâu về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển cũng như sự hoàn thiệntừng ngày của truyện tranh Truyện tranh có một lịch sử dài gắn liền với sựphát triển của nhân loại Ở thời kỳ đầu của lịch sử, truyện tranh và tranh minh họachưa có ranh giới rõ ràng, nó chỉ như một loại tranh minh họa miêu tả những câuchuyện hàng ngày Bắt nguồn từ Trung Quốc với hình thức được vẽ trên nhữngmảnh tre và chỉ dành cho những gia đình giàu có, nhưng truyện tranh mới thực sựtrở nên nổi tiếng khi lần đầu tiên được xuất bản tại Nhật Bản vào thế kỷ 11 bắtnguồn từ những bức biếm họa Từ đó đến nay, truyện tranh Nhật Bản vẫn được coi

là số một thế giới với doanh thu khổng lồ hàng năm và sự xuất hiện khắp mọi nơicủa nó

Ở Châu Âu, truyện tranh xuất hiện vào đầu thế kỷ 19 tại Thụy Sĩ và có nhiềubước phát triển Nổi tiếng nhất là các bộ truyện tranh hài hước của Châu Âu nhưngcác nhà xuất bản Châu Âu lại không chú trọng tìm kiếm tài năng cũng như cốttruyện nên truyện tranh Châu Âu chỉ dừng lại ở những bộ truyện hài hước Pháp và

Bỉ là hai trong những nước nổi tiếng về truyện tranh ở Châu Âu Từ Châu Âutruyện tranh lan sang cả Châu Mỹ và phát triển mạnh thành đối thủ cạnh tranh củaNhật Bản Công ty truyện tranh lớn nhất tại Mỹ hiện nay là Marvel Publishing, Inc.Các tác phẩm truyện tranh của công ty này đã được chuyển thành những bộ phimnổi tiếng với doanh thu lớn

Càng ngày truyện tranh càng thể hiện được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của nóđối với đời sống tinh thần của con người, không chỉ dừng lại ở tầng lớp thiếu nhi

mà đã phát triển tới mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi thành phần của xã hội Nó phù hợp

Trang 10

với một xã hội hiện đại, nơi văn hóa nghe nhìn phát triển, đọc nhanh, xem nhanh.Truyện tranh ngày nay càng được hoàn thiện hơn về mục đích sử dụng, không đơnthuần chỉ là thứ để giải trí nữa, nó còn là thứ người ta dùng để giáo dục, cũng như

là món ăn và là người bạn tinh thần không thể thiếu đối với nhiều người khi còn ởlứa tuổi trẻ thơ

Hai dòng truyện tranh ảnh hưởng lớn tới mọi dòng truyện tranh hiện nay làtruyện tranh Nhật Bản (Manga) và truyện tranh Âu - Mỹ (Comic) Manga và Comicchắc hẳn hầu hết những người đọc truyện tranh đều đã tiếp xúc qua, đặc biệt làManga Ngoài 2 cái tên kể trên thì thời gian gần đây xuất hiện các dòng truyện tranhmới cũng chịu ảnh hưởng từ lối Manga của Nhật Bản đó là Manhqua, hay còn gọi làtruyện tranh Hàn Quốc, và Manhua – Truyện tranh Trung Quốc cũng đang dần pháttriển trên thị trường

Ở Việt Nam chúng ta, truyện tranh có lẽ bắt nguồn sau khi báo chí xuất hiện,đặc biệt phải kể đến một tờ báo rất có ảnh hưởng về văn hóa vào những năm 30 củathế kỉ trước: Báo Phong Hóa của Tự lực Văn đoàn Trên tờ báo này từng xuất hiệnmột cặp nhân vật rất hấp dẫn bạn đọc, đó là cặp bài trùng Lý Toét - Xã Xệ, và sau

đó nữa là khoảng thời gian cuối những năm 1950 là sự xuất hiện của cặp nhân vậttruyện tranh nổi tiếng là Bóng Nhựa và Bút Thép trên báo Thiếu Niên Tiền Phongdành cho thiếu nhi

Trang 11

Lý Toét - Xã Xệ 1

Bóng Nhựa – Bút Thép 2

1 (Nguồn: http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/111i-tim-goc-gac-ly-toet-xa-xe )

2 ( Nguồn: http://phanthi.vn/tin-tuc/1391/Bong-Nhua-ngay-ay-%E2%80%93-bay-gio.html)

Trang 12

Tuy chỉ là những tranh đơn hoặc tranh liên hoàn, chiếm một góc tờ báo,nhằm tăng tính giải trí cho độc giả, nhưng chúng đã tạo được dấu ấn tượng khámạnh, với những nội dung văn hóa, chính trị, xã hội nhiều khi hết sức sâu sắc.Truyện tranh Việt Nam xuất hiện tương đối lâu với những phong cách dân dã đậmtruyền thống và có kết hợp với phong cách nước ngoài.

Mặc dù nếu so với nước ngoài thì truyện tranh Việt Nam vẫn còn rất hạn chế

và nhiều yếu kém nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được quá trình pháttriển thăng trầm với nhiều thành quả của truyện tranh nước ta Truyện tranh chúng

ta đã có hàng chục năm lịch sử hình thành và phát triển và hiện nay đang ở giaiđoạn chuyển đổi đến hình thức chuyên nghiệp Những bước phát triển của truyệntranh Việt Nam hiện đại có thể chia (tương đối) thành một số giai đoạn:

Giai đoạn 1986- 1990:

Đây là giai đoạn được coi là thời kỳ đỉnh cao rực rỡ của truyện tranh ViệtNam với sự đa dạng về thể loại, từ truyện tranh lịch sử cổ tích, truyện dân gian,truyện trinh thám, truyện ngụ ngôn, như Thánh Gióng, Mai An Tiêm, Sọ Dừa,Thạch Sanh …

Giai đoạn 1990 đến nay:

Giai đoạn sau năm 1990, giai đoạn này truyện tranh Việt Nam tiếp tục pháttriển mặc dù không rầm rộ như giai đoạn trước, truyện tranh Việt Nam chưa cónhiều thành tích đáng kể như thời kỳ 1986-1990 nhưng vẫn có những bộ truyện đivào lòng độc giả như “Dũng sĩ Hesman” của họa sĩ Hùng Lân, “Siêu nhân ViệtNam” do nhóm tác giả Dương Thiên Vương và Trương Hùng Lân thực hiện

Đáng chú ý trong thời gian này là sự xâm nhập và tấn công dữ dội vào thịtrường truyện tranh Việt Nam của các dòng truyện tranh nước ngoài, ban đầu làdòng truyện Comic của Phương Tây, sau đó là sự xâm nhập mạnh mẽ và thống trịcủa dòng truyện Manga Nhật Bản, tiếp đó nữa là các dòng truyện theo thểloại Manqua của Hàn Quốc, và Manhua (Mạn họa) của Trung Quốc

Trang 13

“Một ước tính cho thấy, trước năm 2003, trung bình Việt Nam xuất bản 4.000 đầu truyện tranh/năm với số bản in khoảng 3.000 bản/đầu truyện, nhưng vào một thời điểm chỉ trong tám tháng đầu năm 2003, con số này đã lên tới 13.000 đầu truyện qua đó chứng tỏ sức hút ngày càng mạnh mẽ của truyện tranh, trong đó có tới 7/10 thiếu nhi ở thành phố được hỏi đều có mua và đọc truyện tranh, và 10/10 trong số đó đều thích truyện tranh” 3

Trong thời gian từ năm 2000 trở lại đây, truyện tranh Việt Nam cũng cónhững nỗ lực lớn, một số đơn vị đã tung ra thị trường truyện tranh Việt cho ngườiViệt, khởi đầu là TV comics với một loạt truyện cho thiếu nhi và cả người lớn trong

đó có truyện tranh của nhóm B.R.O (Thành phố Hồ Chí Minh) đã được Nhật Bản

đề nghị hợp tác xuất bản, sau đó nhiều đơn vị cũng mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vựcnày và thu hút số lượng lớn đội ngũ họa sĩ, sáng tác có chất lượng Trong nhữngnăm gần đây đáng chú ý có bộ “Thần đồng đất Việt” do Công ty Phan Thị pháthành đã gây được tiếng vang lớn và chiếm thị phần đáng kể trong thị trường truyệntranh Đây được cho là bộ truyện tranh dài kỳ đầu tiên thành công cả về mặt doanhthu và uy tín, thắng lợi ngay trong thời điểm truyện tranh ngoại còn đang phát triểnmạnh

Gần đây nhất là xu hướng sự suy thoái của các dòng truyện tranh ngoại tạo

cơ hội cho truyện tranh Việt Nam trỗi dậy với những tác phẩm thu hút lượng độcgiả lớn Tuy chưa thật sự thành hình nhưng khái niệm phong cách truyện tranh ViệtNam cũng đã bắt đầu được đề cập đến như một khẳng định sự phát triển của truyệntranh Việt Nam hiện nay và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào các bạn trẻ tập vẽtruyện tranh, học vẽ truyện tranh, vẽ truyện tranh qua mạng

1.1.3 Thực trạng truyện tranh Việt Nam

Ở Việt Nam, quan niệm về truyện tranh và đối tượng của truyện tranh vẫncòn có những hạn chế nổi cộm sau:

3 cach-ve-khac.html ).

Trang 14

http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/5493/Truyen-tranh-thieu-nhi-Can-mot-cach-nhin-khac-va-mot Việc khai thác truyện tranh đã diễn ra một cách tràn lan, thiếu chọn lọc, khiến chotrên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều bộ truyện tranh kém chất lượng, ít đượcchú trọng tính văn hóa, giáo dục mà nặng về thương mại Không ít bộ truyện tranh

có nhiều yếu tố tình dục, bạo lực, thực sự không phù hợp với văn hóa Việt Thêmvào đó là việc dịch thuật, biên tập ở nhiều cuốn rất thiếu chọn lọc, cân nhắc về tínhđối tượng (bạn đọc nhỏ tuổi), nên càng gây phản cảm

- Đối tượng của truyện tranh Việt Nam trong nhiều năm chỉ hướng đến lứa tuổi thiếuniên đã tạo nên quan niệm truyện tranh chỉ dành cho độc giả nhỏ tuổi Những nămgần đây, ngoài những truyện tranh được thể hiện trên cốt truyện cổ tích, truyềnthuyết, lịch sử đã được khai thác, thì thể loại của truyện tranh Việt Nam cũng dầnphong phú hơn, như các truyện châm biếm, truyện chuyển thể từ các tác phẩm vănhọc sang thể loại truyện tranh Nhưng nhìn chung vẫn không nhiều độc giả vì mộtvài nguyên do, trong đó nguyên nhân chính là hình thức nhiều truyện tranh chưahấp dẫn Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một số truyện tranh dành cho độcgiả người lớn Song do còn quá đơn giản về hình thức, nghèo nàn về nội dung nêntruyện tranh dành cho người lớn vẫn là khoảng trống trong xuất bản truyện tranh ởViệt Nam

- Truyện tranh chưa phát huy được trí tưởng tượng, ít xúc cảm văn học và nghệ thuậttạo hình Điều này xuất phát từ nguyên nhân chúng ta thiếu những người viết kịchbản và họa sỹ truyện tranh chuyên nghiệp “Từ ngữ” và “hình ảnh” là những yếu tốcấu thành truyện tranh Cả hai yếu tố này đều có khả năng chuyển tải mọi vấn đềcủa đời sống xã hội Do đấy có thể thấy, truyện tranh không bị giới hạn trong việctruyền đạt nội dung tư tưởng và biểu đạt cảm xúc Nếu quan niệm truyện tranh làloại hình giải trí bình dân, thấp kém là tự mình đóng lại một kênh nghệ thuật giaolưu với thế giới Truyện tranh là sự kết hợp của “hình ảnh” và “từ ngữ” nên lợi thếcủa truyện tranh là mọi nội dung trở nên dễ hiểu thông qua các hình ảnh mang tínhtrực quan Từ đó, truyện tranh có thể chuyển tải các đề tài mang tính giáo dục mộtcách nhanh chóng đến với người đọc

- Để thay đổi nhận thức, quan niệm chưa khách quan và đúng về truyện tranh ở ViệtNam, trước hết cần bắt đầu từ việc thiết lập môi trường thuận lợi, mang tính chuyênnghiệp cho các nghệ sỹ sáng tác truyện tranh Bên cạnh việc đầu tư đào tạo nghề

Trang 15

nghiệp, chính sách maketting, xuất bản, nghiên cứu thị trường cũng cần có các tạpchí, triển lãm chuyên về truyện tranh để giới thiệu tác phẩm, chia sẻ kinh nghiệmtrong quá trình sáng tác truyện tranh giữa các nghệ sỹ và độc giả Đây có thể xemnhư một hình thức mang tính giáo dục, bởi những thông tin đăng trên tạp chí đượcchia sẻ cho cả người sáng tác lẫn độc giả.

1.1.4 Quy trình sáng tác truyện tranh

Quy trình sáng tác minh họa truyện không có khuôn mẫu nhất định mà thayđổi linh hoạt tùy theo tác giả và thể loại tác phẩm Nhìn chung, để có một tác phẩmhoàn chỉnh mang tính chuyên nghiệp phải trải qua các bước:

- Chọn thể loại:

Đây là điều mà đa phần các tác giả nghĩ đến đầu tiên Việc xác định cho mìnhmột thể loại sẽ giúp tác giả rất nhiều trong việc khai triển câu chuyện và sưu tầm tàiliệu tham khảo

- Tham khảo, sưu tầm các tài liệu liên quan:

Việc tham khảo sẽ giúp có một khái niệm rõ ràng và những kiến thức cần thiết

về đề tài sắp vẽ, tạo tính chính xác cao cho tác phẩm Đối với một số thể loại truyệnlịch sử, truyện khoa học, tính chính xác là một trong những điều kiện quan trọng.Những nguồn tư liệu này rất đa dạng, tác giả có thể tìm trong sách báo, các bàinghiên cứu, phim ảnh, internet … thậm chí là thực tế cuộc sống

- Nội dung và cốt truyện

Cốt truyện khởi đầu thường rất đơn giản, nó khái quát bối cảnh và nhân vậtchính trong tác phẩm Từ khung ban đầu sẽ phát triển các tình huống mở đầu, caotrào, các chuỗi sự kiện và tình huống kết thúc Các nhân vật phụ được bổ sung vào,hình thành các tuyến nhân vật đầy đủ Câu chuyện đó được thêm thắt các chi tiết đểtrở nên sinh động hơn, thể hiện rõ hơn ý đồ của tác giả

Toàn bộ tính cách, tình cảm, vai trò của nhân vật và nội dung câu chuyện đềubộc lộ qua lời thoại, qua đó gián tiếp truyền đạt thông điệp tới người đọc Mỗi nhânvật có một cách nói riêng, sử dụng ngôn ngữ khác nhau, đòi hỏi sự am tường và cái

Trang 16

duyên của người viết Lời thoại còn là một công cụ hiệu quả để tạo nên phong cáchcho tác phẩm Việc sáng tác đòi hỏi phải chuyên tâm sâu sắc, không ngồi yên, cặmcụi mà thường lang thang ở đường phố, suy nghĩ không ngừng về câu chuyện củamình Tìm cảm hứng sáng tác từ cuộc sống với tâm hồn nhạy cảm, sẵn sàng nắmbắt chi tiết nhỏ nhất.

- Phân cảnh

Dàn cảnh trong truyện tranh cũng giống như viết kịch bản trong sân khấu điệnảnh Câu chuyện được cắt ra thành từng lớp và từng phân lớp để đưa vào khungtranh Bối cảnh quanh nhân vật phải được xây dựng một cách tỉ mỉ, chẳng hạn nhânvật đó đứng ở đâu, tư thế nào, đang làm gì, nét mặt ra sao, lời thoại thế nào…Khung tranh được bố trí ra sao, từ góc nhìn nào, kích thước to hay nhỏ…

- Dựng hình nhân vật

Khi có kịch bản và tài liệu trong tay, người họa sĩ không vội bắt tay ngay vàocông việc vẽ truyện Họ sẽ phác trên giấy, tìm tòi, chỉnh sửa để tạo nên hình dángtừng nhân vật – linh hồn của một bộ truyện tranh

Vẽ nhiều bản phác thảo để tìm ra cho nhân vật một ngoại hình thích hợp nhấtvới tính chất và vai trò của họ

- Vẽ và lên màu

Là công đoạn chuyển những mô tả trong nội dung và những tư liệu thành hình

vẽ Một bản thảo được vẽ cẩn thận và chi tiết sẽ giúp rất nhiều cho việc hoàn thiệntác phẩm ở những giai đoạn sau Nếu một bộ truyện có người viết nội dung truyện

và người vẽ riêng, giai đoạn này đòi hỏi sự liên hệ mật thiết giữa hai tác giả nhằmbảo đảm ý đồ của người viết được chuyển tải hoàn toàn

- Chỉnh sửa, hoàn thiện tác phẩm

Tranh hoàn thành nói lên nội dung được minh họa, được sắp xếp liền mạchvới tập sách bên cạnh các câu chữ

Trang 17

Một tác phẩm đến tay người đọc đã phải trải qua nhiều giai đoạn kéo dài hàngtháng, thậm chí cả năm Cuốn truyện tranh là một thành quả lao động, là kết tinh của sựsáng tạo và lòng say mê của cá nhân (hay cả một tập thể nếu làm việc theo nhóm).

1.1.5 Giá trị truyện tranh đối với sự phát triển của trẻ em

Tâm lý và thị hiếu của các em thiếu nhi đa phần đều thích các hình ảnh cómàu sắc đẹp, nhân vật được tạo hình sinh động, và truyện tranh bao gồm cả hai yếu

tố đó

Truyện tranh bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, đem đến cho trẻ những ước mơ baybổng, những xúc cảm thẩm mĩ về một thế giới huyền ảo, kích thích và phát triển trítưởng tượng của các em, mở cánh cửa sổ cho tâm hồn các em hướng vào những ước

mơ đẹp đẽ, kích thích những khát vọng của các em muốn hiểu biết, muốn vươn lênnhững tầm cao của tư tưởng, tình cảm và trí tuệ sau này Truyện tranh kích thíchnhững khả năng đang tiềm ẩn trong con người mỗi em Và cũng nhờ có truyện tranh

mà những bài giảng đạo đức được chuyển thể tài tình, ngấm dần vào trí nhớ non nớtcủa trẻ và còn theo trẻ đến tận khi trưởng thành

Truyện tranh đến với trẻ từ rất sớm trong cuộc đời sẽ giúp trẻ phát triển tưduy và rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, giúp trẻ biết cách dùng từ chuẩn xác khi muốndiễn đạt điều gì

1.2 Giới thiệu chung về đề tài

1.2.1 Tìm hiểu truyện cổ tích

- Truyện cổ tích là gì ?

Truyện cổ tích là truyện lưu truyền trong dân gian, nó có ý nghĩa giáo dụccon người, trong truyện thường có các nhân vật thần thoại và huyền ảo Nó gópphần làm phong phú cho kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam Nó xoay quanh một

số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người

em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thôngminh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng vàhoạt động như con người

- Nội dung truyện cổ tích:

Trang 18

Nội dung của truyện cổ tích Việt Nam thường bao gồm các điểm sau đây:

* Phản ánh và lý giải những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình:

“Ăn khế trả vàng” hay “Sự tích cây khế”, “Hầm vàng hầm bạc” Nhữngxung đột xã hội diễn ra bên ngoài gia đình được phản ánh muộn hơn, ít tập trunghơn “Cái cân thuỷ ngân”, “Của trời trời lại lấy đi”, “Diệt mãng xà”

* Lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân:

Truyện cổ tích cho thấy sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội cũ.Trong cổ tích, tác giả dân gian đã giải quyết vấn đề bằng tưởng tượng, họ nhờ vàolực lượng thần kỳ và nhân vật đế vương

* Triết lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân:

Tinh thần lạc quan trong cổ tích chính là lòng yêu thương quý trọng conngười, từ đó mà yêu đời, tin vào cuộc đời Hầu hết truyện cổ tích đều gián tiếp hoặctrực tiếp nêu lên vấn đề đạo đức Đạo đức luôn gắn với tình thương, lấy tình thươnglàm nền tảng: “Đứa con trời đánh”, “Giết chó khuyên chồng”

* Truyện cổ tích thế tục:

Trang 19

Truyện cũng kể lại những sự kiện khác thường ly kỳ, nhưng những sự kiệnnày rút ra từ thế giới trần tục Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quantrọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ.

1.2.2 Nội dung truyện “Thánh Gióng”

Nội dung sơ lược :

“Chuyện kể rằng: Vào đời Vua Hùng thứ 6, đất nước ta trải dọc hai bên bờsông Cái Xa xa núi Tản Viên xanh biếc nguy nga, sừng sững đứng ngang trời.Cuộc sống của nhân dân no ấm, trong làng ngoài xóm đâu đâu cũng rộn vang tiếngcười nói hạnh phúc

Bỗng giặc Ân từ phương xa ầm ầm kéo đến, chúng dã man cướp phá Máuchảy khắp nơi nơi, tiếng kêu khóc vang trời, nỗi khổ cực lầm than không kể xiết.Giặc phạm vào cõi, xã tắc lâm nguy, Vua Hùng đã sai sứ giả đi khắp bốn cõi, tìmgọi trong thiên hạ, những ai là người tài giỏi hãy mau mau ra đánh giặc cứu nước

Thủa ấy, làng Phù Đổng có một người mẹ sinh được một người con trai, đặttên là Gióng Đứa bé thật khác thường Lên 3 tuổi rồi vẫn không biết nói, suốt ngàynằm yên trên giường Một hôm có quân quan về đến, sứ giả gióng loa gọi Cả lànglắng tai nghe

Bỗng dưng Gióng ngồi dậy, nói với mẹ:

- Mẹ ơi! Mẹ ra gọi sứ giả vào đây cho con

Mẹ Gióng ngạc nhiên đứng sững sờ, lật đật chạy ra ngõ gọi sứ giả

Sứ giả bước vào, Gióng nói:

- Hỡi sứ giả, hãy về tâu với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một cái gậysắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này

Sứ giả chắp tay, cúi đầu rồi lui ra phóng ngựa về kinh đô Sứ giả đi rồi,Gióng bảo mẹ đi thổi cơm cho Gióng ăn, bao nhiêu Gióng cũng ăn hết Cả làng xómcùng nhau đến thổi cơm cho Gióng ăn Gióng lớn nhanh như thổi, mỗi lúc mộtkhác, chỉ mấy hôm Gióng đã trở thành một chàng trai cao lớn khỏe mạnh

Trang 20

Chẳng bao lâu, ngựa sắt, gậy sắt và áo giáp sắt đã được rèn xong Cả làngtiễn Gióng ra đến đầu làng, Gióng nhảy lên ngựa sắt, tay vung gậy, khí thế mãnhliệt Con ngựa sắt rùng mình, cong vút đuôi, hí vang, phun ra lửa Người và ngựaphóng như bay ra trận.

Khắp các nơi giặc Ân vẫn tràn đi, đốt nhà, giết người Gióng thúc ngựa phithẳng vào đám giặc Chiếc gậy sắt múa lên như chớp giật dáng xuống Ngựa thầnhồng hộc phun lửa, những đám cháy bùng lên Giặc Ân hốt hoảng tan chạy tơi bời.Một lúc sau, chiếc gậy sắt của Gióng gãy thành nhiều mảnh Gióng nhanh trí, ômbốc cả bụi tre lên, quất thẳng xuống giặc Ân Rừng tre trở thành một thứ vú khíkhủng khiếp Giặc Ân thua trận chạy tán loạn

Gióng chiến thắng trở về, Gióng phóng ngựa thần bay qua bao nhiêu làngmạc nay đã vắng bóng giặc và đất trời đã bình yên trở lại Ngựa thần bay quanhlàng Phù Đổng rồi phi thẳng lên núi Sóc Sơn bay về trời Nhà vua nhớ ơn phongGióng là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ngay ở quê nhà Tất cả các vùngông Gióng đi qua, từ cánh đồng làng Cáo, làng Phù Đổng, rồi núi Sóc Sơn đều cóđền thờ ông Gióng.”

1.3 Vai trò của ngành mỹ thuật ứng dụng

Mỹ thuật ứng dụng không chỉ là các hoạt động sáng tạo mỹ thuật được đưavào ứng dụng trong cuộc sống thường ngày mà nó còn là cầu nối đưa những sảnphẩm đồ họa đến gần hơn với thị hiếu của người tiêu dùng Nói cách khác, nó làkhâu trung gian trong cỗ máy sản xuất và tiêu dùng

Sản phẩm của MTUD hết sức đa dạng và phong phú, nó phục vụ cho conngười và hơn hết nó làm thỏa mãn con người cả về nhu cầu vật chất và nhu cầu tinhthần Sự hiện diện của MTUD được nhận thấy ở đa phần các mặt của cuộc sống conngười: ăn, mặc, sinh hoạt, học tập, sản xuất, các phương tiện, công cụ lao động sảnxuất hay vui chơi giải trí Thế giới đồ vật ngày càng được sáng tạo sao cho tính kỹthuật và thẩm mỹ được kết hợp chặt chẽ, và cấu thành tồn tại trong nhau một cáchhoàn hảo như một chỉnh thể

Trang 21

MTUD đã và đang tồn tại, đồng thời tác động mạnh mẽ đến các quá trình,các lĩnh vực của hoạt động kinh tế Thông qua hoạt động thiết kế, sáng tạo MTUD

đã chủ động đưa cái đẹp vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, làm cho cuộc sốngtrở nên đẹp và nhiều màu sắc hơn

MTUD tác động đến tình cảm, nhận thức, tư duy của con người và góp phầnvào điều chỉnh hành vi, lối sống, tính thẫm mỹ, khoa học cho con người và xã hội.Tất cả những điều đó là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong quá trìnhphát triển hiện nay

Trong phạm vi đồ án “Thiết kế truyện tranh Thánh Gióng”, MTUD đóng mộtvai trò vô cùng to lớn Thông qua hoạt động thiết kế sáng tạo đã chủ động đưa cáiđẹp cộng với sự phát triển của công nghệ để đưa đến cho con người những ấn phẩm

có hàm lượng công nghệ và thẩm mỹ cao như: Kiểu dáng truyện, mẫu mã trang bìa,xây dựng bố cục trang, liên kết truyền thông, quảng cáo, các phụ kiện đi kèm nhằm tạo sự đồng bộ cao gây hiệu ứng khi một ấn phẩm ra mắt công chúng Từ đây,các sản phẩm khi được đưa vào ứng dụng sẽ tạo sự thu hút về thị giác nhằm truyềntải những thông điệp, ý nghĩa mà nội dung truyện mang lại

1.4 Quan điểm lựa chọn đề tài

Theo đánh giá của riêng cá nhân tôi thấy rằng đề tài thiết kế truyện tranh làmảng đề tài không phải là dễ, nó sẽ đòi hỏi ở người thiết kế không chỉ cần cù vàsiêng năng thôi chưa đủ, mà còn đòi hỏi ở đó là sự sáng tạo trong tư duy và cả sựchắc chắn về tay nghề thiết kế Thiết kế truyện tranh “Thánh Gióng” đối với tôi mànói là một đề tài khá mới mẻ và tạo cho tôi rất nhiều hứng khởi cũng như hứng thútrong quá trình làm bài Quyết định từ bỏ đề tài cũ đã bám sát suốt học kì một đốivới tôi đã là một quyết định khá khó khăn và càng mạo hiểm hơn khi chọn đề tàimới là truyện tranh, nhưng tôi hy vọng với đam mê và sự cố gắng của mình sẽ hoànthiện được một đồ án tốt nghiệp chỉnh chu và nhận được sự đánh giá cao của hộiđồng cũng như thỏa mãn cho bản thân

Lựa chọn đề tài truyện cổ tích “Thánh Gióng” tôi muốn đưa hình ảnh ngườidân, nét văn hóa Việt Nam, phong cách thể hiện mới lạ của cá nhân tôi đến với độcgiả nhiều lứa tuổi cả trong và ngoài nước

Trang 22

Đồ án không chỉ đưa ra những ấn phẩm hữu ích nâng cao giá trị văn hóa màcòn khẳng định vai trò của thiết kế đồ họa nói riêng và mỹ thuật ứng dụng nóichung trong đời sống tinh thần Góp phần đưa truyện tranh Việt Nam sánh vai vớicác nước trong khu vực cũng như thế giới nhằm nâng cao giá trị văn hóa dân tộc vàphát huy những giá trị đó.

Chương II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, SÁNG TÁC VÀ THIẾT KẾ

B1: Xây dựng mục tiêu

Ngày nay, cùng với sự bùng nổ internet trên toàn cầu, một phần lớn bộ phậngiới trẻ bị cuốn vào các trò chơi giải trí công nghệ cao, và lịch sử, bản sắc, văn hóavốn từ lâu đã không được thế hệ trẻ chú trọng tìm hiểu, giữ gìn và phát huy nhữnggiá trị văn hóa, tinh thần vốn có, nay lại càng bị lơ là, hờ hững

Trang 23

Với mục tiêu là quảng bá bản sắc văn hóa Việt Nam, hướng trẻ em về vớinhững giá trị truyền thống nguồn cội, giúp các em hoàn thiện nhân cách cũng nhưphát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của người Việt Ngoài ra, thông qua những

ấn phẩm truyện tranh được đầu tư về hình thức lẫn nội dung nhằm tạo hướng pháttriển mới cho dòng truyện tranh Việt Nam, đưa truyện tranh Việt Nam sánh vai vớicái dòng truyện ngoại nhập, từ đó quảng bá được hình ảnh một Việt Nam đậm đàbản sắc dân tộc với bạn bè năm châu Để làm được điều này người thiết kế cần phảithu thập những tài liệu, những nội dung liên quan đến đề tài cùng vốn kinh nghiệmcủa bản thân để nắm bắt được thị hiếu cũng như bản tính và nhu cầu của trẻ

Tính đồng bộ và thống nhất trong toàn bộ đồ án là mục tiêu hàng đầu để xâydựng nên những phương pháp phù hợp với năng lực cũng như đáp ứng được nhucầu của thị trường

Sự đồng bộ được thể hiện rõ trong đồ án thông qua việc xây dựng hình tượngnhân vật trong truyện, phương pháp thể hiện, màu sắc, cách xử lý không gian và cácvấn đề trong xuyên suốt toàn bộ ấn phẩm

B2: Sưu tầm tài liệu

Sau khi chọn lựa đề tài, việc đầu tiên là phải thu thập tư liệu càng nhiều càngtốt, trang bị vốn kiến thức tổng quát cần và đủ để đáp ứng nhu cầu cho việc thiết kế.Thông qua việc ghi chép và tham khảo một số tài liệu trên các phương tiện thông tinđại chúng, internet, sách báo, các bài nghiên cứu, các ấn phẩm thuộc thể loại truyệntranh, xem các phim hoạt hình, phim tư liệu liên quan, tận dụng tối đa sức mạnh củacủa khoa học công nghệ ngày nay Từ đó rút ra những phương pháp, cũng nhưviệc lựa chọn hình thức thể hiện, quan trọng hơn là từ những cái người ta đã có, đãlàm, mình lấy đó để học hỏi những cái tốt, cái hay và để rút kinh nghiệmnhững cáichưa đẹp, cái còn hạn chế nhằm tạo ra một ấn phẩm mang phong cách riêng, độcđáo, mới lạ

B3: Nghiên cứu giải pháp

Xã hội phát triển, đời sống tinh thần ngày một được nâng cao thì thị nhu cầuthẩm mỹ của con người cũng ngày càng tỷ lệ thuận với nó Qua quá trình tìm hiểutôi nhận thức được giá trị của cái mới, lạ, nét độc đáo trong mỗi thiết kế Có rấtnhiều những ấn phẩm về truyện cổ tích “Thánh Gióng” đã được xuất bản trước đó,

Trang 24

điều đó càng thôi thúc tôi phải tìm ra những cách thể hiện mới, phong cách riêngbiệt để làm sao cho tác phẩm tạo ra càng lạ, càng mới mẻ thì thu hút được thị giáccủa nhiều người, khơi gợi sự tò mò, tìm hiểu của đối tượng tiếp nhận Đó cũng làđiều quan trọng tạo nên giá trị và sức sống thực sự.

2.2 Phương pháp nghiên cứu, sáng tác

2.2.1 Xây dựng nội dung ý tưởng

Các hình ảnh trong truyện tranh “Thánh Gióng” sẽ được bám sát theo nộidung của truyện cốt truyện Các yếu tố như nhân vật, biểu cảm trạng thái, trangphục, bối cảnh không gian và thời gian sẽ được xây dựng sao cho phù hợp nhất vớidiễn biến của cố truyện, và phần văn bản ở từng trang truyện

Các trang truyện sẽ được trình bày khéo léo và phù hợp với các sự việc diễn

ra theo trật tự cốt truyện, yếu tố này sẽ làm cho người đọc có cảm giác lôi cuốn, nốitiếp và gợi mở sự thích thú, làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.Các trang truyện cũng sẽ được trình bày bố cục chặt chẽ những không gò bó, các lờivăn đưa vào được chọn lọc trôi chảy và dễ đọc

2.2.2 Mô tuýp chủ đạo thống nhất

- Phong cách thiết kế chung của đồ án:

Hình ảnh minh họa trong truyện tranh có tác dụng trực tiếp đến tình cảm conngười qua thị giác Nó là cầu nối giữa người thiết kế và đối tượng tiếp nhận Cáctrang truyện đều được thống nhất thể hiện dưới cùng một hình thức (phác nét và lênmàu bằng các phần mềm đồ họa 2D), các hình tượng được thiết kế một cách cóchọn lọc và bám sát với phần cốt truyện Các yếu tố màu sắc, đường nét, xây dựngbối cảnh không gian, nhân vật, phong cách thể hiện được sử dụng thống nhất

Trang 25

toàn đồ án Dấu ấn của người thiết kế ở đây được thể hiện trong cách chọn lọc hìnhảnh, xây dựng hình tượng và ý tưởng khác nhau cho mỗi trang truyện để mang đếnnét riêng cho bản thân đồ án.

- Định dạng, bố cục của đồ án

Cụm đồ án là toàn bộ trang bìa và 16 trang ruột cùng kích thước 20cm x 20cm

Sự thay đổi về bố cục chính là yếu tố quan trọng trong đồ án Vì vậy tôi sử dụngcác dạng bố cục khác nhau nhằm thu hút thị giác của người xem, tạo cảm giác mới lạ,

bố cục có tính chuyển động chứ không để rơi vào tình trạng rập khuôn, giống nhau

- Màu sắc

Trong đồ án, tôi chủ yếu sử dụng các gam màu tươi sáng, nhưng vẫn giải quyếtđược những vấn đề quan trọng mà bản chất màu sắc phải giải quyết Sự hài hòa màusắc trong một trang truyện và trong tổng thể đồ án là yếu tố quan trọng mà tôihướng tới

- Phần chữ

Như một phần không thể thiếu, phần văn bản chữ không chỉ đóng vai trò cungcấp thông tin nội dung trong một trang truyện cần truyền đạt mà đó còn là yếu tố đểcân bằng bố cục trong trang đó Font chữ tôi sử dụng trong đồ án là Font thôngdụng Times New Roman, các chữ cái đầu dòng cho mỗi trang được in đậm, viết hoa

và kích thước lớn hơn, vị trí phần chữ thay đổi linh hoạt để phù hợp với bố cục từngtrang truyện

2.3 Các hoạt động nghiên cứu sáng tác.

2.3.1 Chất liệu thể hiện:

Tôi sử dụng các phần mềm thiết kế trên máy tính để thực hiện đồ án này.Các phần mềm thiết kế 2D đó là Adobe Photoshop, Adobe Indesign, Corel draw.Quan trọng nhất là bảng vẽ Wacom Bamboo, đây là công cụ để tôi trực tiếp thể hiệntrên các phần mềm đồ họa trên

2.3.2 Xây dựng nhân vật:

Để xây dựng được một nhân vật, tôi đã phải trải qua rất nhiều quá trình vàphác thảo khác nhau để chọn lựa ra phương án nào ưng ý nhất và phù hợp nhất cho

Trang 26

truyện Trong truyện “Thánh Gióng”, nhân vật chính của truyện là Thánh Gióng, vìthế tôi tập trung thể hiện khá kĩ nhân vật này để lột tả được thần thái trong các tìnhtiết của truyện, ngoài ra còn có các nhân vật phụ khác đó là ngựa sắt, người mẹ, sứgiả, dân làng và quân giặc.

• Nhân vật Thánh Gióng: Nhân vật xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, có mặt tronghầu như tất cả các trang truyện, từ lúc 3 tuổi đến lúc trưởng thành

Hình tượng nhân vật Thánh Gióng mà tôi xây dựng được chia làm hai giaiđoạn, là giai đoạn lúc 3 tuổi và giai đoạn lúc trưởng thành đi đánh giặc

Thánh Gióng lúc 3 tuổi: Đây là nhân vật xuất hiện trong 3 trang ruột của đồ

án Dựa trên cốt truyện của truyện Thánh Gióng , tôi đã phác thảo nên một số hìnhtượng cho nhân vật của mình có những đặc điểm sau: khôi ngô, tuấn tú, thông minh,khỏe mạnh:

Các phác thảo nhân vật Thánh Gióng lúc nhỏ trong truyện

Sau khi đã chọn được phác thảo phù hợp với ý tưởng của mình, tôi tiến hànhlên màu

Trang 27

Hình tượng nhân vật chính thức.(nhân vật Thánh Gióng)

Hình tượng nhân vật Thánh Gióng lúc nhỏ tôi xây dựng dựa trên cơ sở sau:Đây là một cậu bé 3 tuổi, đầu tóc 3 chỏm, thân hình khỏe mạnh, cởi trần quấn khố.Màu sắc của nhân vật là màu vàng cam (tương đối sát với màu da người), khố màu

đỏ, cả 2 màu đều là màu nóng, nổi bật, gây sự chú ý Là nhân vật chính của câuchuyện nên tôi tạo hình gương mặt khá kĩ, nhân vật có khuôn mặt bầu bĩnh, biểucảm thì thay đổi để bám sát nội dung cốt truyện Lúc im lìm, lúc lại lanh lợi, nhanhnhẹn Mang đặc thù là trẻ em nên tôi sử dụng các đường nét mềm mại là chủ yếu,các nét thẳng tập trung để diễn tả trang phục và quần áo nhằm tạo cảm giác mạnh

mẽ hơn và để tạo tính đồng bộ với các chi tiết khác của truyện

Thánh Gióng khi trưởng thành: Đây là hình tượng quan trọng nhất trong

truyện, xuất hiện trong hầu hết các trang truyện còn lại

Cũng như công đoạn xây dựng nhân vật Thánh Gióng lúc 3 tuổi, tôi phải tiếnhành lên phác thảo trước khi tạo hình nhân vật chính thức

Trang 28

Các phác thảo nhân vật Thánh Gióng lúc trưởng thành trong truyện

Sau khi đã chọn được phác thảo phù hợp với ý tưởng của mình, tôi lại tiếp tụctiến hành lên màu

Trang 29

Hình tượng nhân vật chính thức ( Nhân vật Thánh Gióng).

Nhân vật này tôi xây dựng dựa trên những cơ sở sau: Đây là một chàng trai

to, cao, vạm vỡ, thân hình săn chắc, oai phong, lẫm liệt Đầu buộc khăn, mình quấnkhố và mặc áo giáo sắt ở trên Màu của khố là màu vàng, áo giáp màu ghi (màu sắcsát với tính chất của sự vật) Thủ pháp tạo hình của nhân vật này tôi chủ yếu sửdụng các đường nét thẳng kỉ hà kết hợp với nhau, mục đích là để tạo cảm giác mạnh

mẽ cho nhân vật Các biểu cảm của nhân vật này cũng thay đổi rất nhiều và đượcđặc tả kỹ, lúc nghiêm nghị, lúc dũng mãnh, khuôn mặt vuông vắn, góc cạnh để tạocảm giác khỏe khoắn và thêm phần uy nghi của một vị anh hùng

Ngoài các nhân vật chính là Thánh Gióng, truyện còn có các nhân vật phụ đó

là người mẹ, ngựa sắt, dân làng, sứ giả, và giặc Ân

Riêng ngựa sắt, đây là nhân vật động vật trong truyện, đây cũng là nhân vậtxuất hiện rất nhiều trong các trang truyện nên tôi cũng cần tìm hiểu kĩ càng, phácthảo và chọn lựa cái nào phù hợp nhất để xây dựng hình tượng

Các phác thảo nhân vật ngựa sắt trong truyện

Trang 30

Hình tượng nhân vật chính thức

Ngựa sắt (nhân vật động vật) : Ngựa sắt cũng là nhân vật xuất hiện rất nhiềutrong hầu hết các trang truyện Tương tự như nhân vật Thánh Gióng lúc trưởngthành, tôi sử dụng hầu hết các nét thẳng kỉ hà xây dựng nhân vật để làm toát lên vẻmạnh mẽ, oai phong và cũng để giống với đặc thù, tính chất bằng “ sắt” của nhânvật Thêm vào đó là các hoa văn, họa tiết đậm chất truyền thống nhằm mục đínhvừa để toát lên tính truyền thuyết của nhân vật, vừa mang đậm văn hóa truyền thốngcủa dân tộc

Về các nhân vật như người mẹ, sứ giả của nhà vua, giặc Ân, tôi cũng phảinghiên cứu các tài liệu, các hình ảnh về trang phục để đảm bảo tính chính xác,không sai lệch với thực tế

Hình tượng nhân vật chính thức (Nhân vật người mẹ)

Trang 31

Mẹ Thánh Gióng: Xuất hiện trong một vài trang đầu của truyện, hình tượngngười mẹ được xây dựng trên cơ sở vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam.Khuôn mặt hiền lành, mang trang phục phụ nữ ngày xưa, màu áo màu vàng đất,quần màu nâu để góp phần hơn vào việc thể hiện nét mộc mạc và giản dị, gần gũivới hình ảnh người dân lao động Biểu cảm của nhân vật này cũng sẽ thay đổi tùythuộc vào cốt truyện.

Tương tự với các nhân vật còn lại như sứ giả của nhà vua, dân làng, quângiặc, các biểu cảm của các nhân vật sẽ thay đổi khác nhau, lúc thì vui mừng phấnkhởi, lúc thì lo lắng, sợ hãi, lúc ngạc nhiên tươi cười Tùy vào nội dung truyện màbiểu cảm các nhân vật sẽ biến đổi Đặc biệt là hình tượng giặc Ân tôi xây dựng dựatrên cốt truyện và các cơ sở như: Diện mạo độc ác, mắt mũi dữ tợn, hung hăng, phachút háo sắc, có một vài nhân vật còn được thêm râu quai nón cũng để thêm phần

dữ tợn của nhóm nhân vật này Màu sắc trang phục là màu xanh tím, màu sắc nàythuộc gam lạnh, gợi lên cảm giác u ám, ác độc

Hình tượng nhân vật chính thức ( Nhân vật sứ giả)

Ngày đăng: 12/04/2016, 08:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w