1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNHCÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA

39 558 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 190,42 KB

Nội dung

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính Bibica Theo khoản 16 trên Thuyết minh báo cáo tài chính 2013 thì trong mục Chi phí phải trả công ty đã trích trước thêm một số khoản Chi phí thuê mặ

Trang 1

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CHỦ ĐỀ 2: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA

Lớp : Phân tích báo cáo tài chính (214) _ 4

Danh sách thành viên trong nhóm:

Trang 2

Giới thiệu về công ty BIBICA

CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA (trước đây là Công ty Cổ

Phần Bánh Kẹo Biên Hòa) là công ty cổ phần thành lập theoQuyết định số 234/1998/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 1998của Thủ tướng Chính phủ Công ty hoạt động theo giấy phépkinh doanh số 059167 cấp ngày 16 tháng 01 năm 1999 do Sở

Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai cấp Trụ sở chính của Cóng ty:

443 Lý Thường Kiệt, P.8, Q.Tân Binh, TP Hồ Chí Minh

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là sản xuất công nghiệp

và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất kinhdoanh các sản phẩm đường - bánh - kẹo - nha - rượu (nước uống có cồn) và cácsản phẩm dinh dưỡng

Link tài liệu :

có cơ hội hoàn thành tốt hơn trong các bài viết sau Xin chânthành cảm ơn

Trang 3

1 PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA BIBICA

Nguồn vốn của mọi doanh nghiệp đều được hoạch toánvào một trong hai nguồn là Nguồn vốn chủ sở hữu hoặc Nợ phảitrả Thông qua Bảng cân đối kế toán của Bibica, ta khái quát tỉtrọng hai nguồn vốn này trong sơ đồ sau

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính Bibica)

Trong năm 2013, cơ cấu vốn của Bibica tập trung chủ yếu là vốn chủ sởhữu, nợ phải trả chiếm tỉ lệ thấp (20,59%) nhưng có tăng 1,8% về tỉ trọng so vớinăm 2012

Xét trong giai đoạn 2010-2013, ta có thể nhận thấy xu hướng giảm dần tỉtrọng của Nợ phải trả trong thời kỳ 2010 – 2012 ( từ 24,89% xuống còn18,79%) nhưng đã tăng trở lại vào năm 2013

Việc giữ hệ số nợ khá thấp (cả 4 năm trong giai đoạn phân tích đều nhỏhơn 25%) cho thấy Bibica có sự độc lập về tài chính tốt Thể hiện rất rõ qua 2

khoản mục trong vốn chủ sở hữu luôn được duy trì ở mức cao là Vốn đầu tư

của chủ sở hữu và Thặng dư vốn cổ phần Đơn cử như năm 2013, Vốn chủ sở

hữu của công ty đạt 154,2 tỉ (21,28% tổng nguồn vốn) và Thặng dư vốn cổ phầnchiếm 302,7 tỉ (41,77% tổng nguồn vốn)

Trang 4

Trong khi đó, nguyên nhân chính khiến Nợ phải trả tăng tỉ trọng trong

năm 2013 là sự ra tăng đột biến của khoản mục Chi phí phải trả.

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính Bibica)

Theo khoản 16 trên Thuyết minh báo cáo tài chính 2013 thì trong mục Chi phí phải trả công ty đã trích trước thêm một

số khoản (Chi phí thuê mặt bằng trưng bày sản phẩm; chi phí pano quảng cáo; chi phí truyền thanh, truyền hình; chi phí

khuyến mại) và gia tăng các khoản trích trước đã có sẵn với khối lượng khá lớn (Trích lương thưởng bộ phận bán hàng, trích trước thu lao HĐQT…) Điều này có thể là do chính sách mới thay đổi của công ty, trích trước các khoản chi phí bán hàng, tiếp thị mang tính lâu dài, dạng chi phí chìm và không được tínhvào giá vốn hàng bán để thu hồi dần

Trang 5

Trong giai đoạn 2010 – 2013, sự biến động của Vay và Nợ ngắn hạn cũng đáng chú ý.

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính Bibica)

Bibica từ năm 2011 đã thay đổi quan điểm về vay ngắnhạn Theo mục 15 trong Thuyết minh báo cáo tài chính năm

2011, công ty đã thanh toán 30 tỉ đồng khoản nợ dài đến hạntrả, cùng với đó là khoản nợ ngân hàng hơn 4,5 tỉ đồng cũngđược thanh toán toàn bộ trong năm Từ đó dẫn đến sự giảm rõrệt của khoản vay và nợ ngắn hạn Các năm còn lại vay ngắnhạn chỉ gồm khoản vay công nhân viên dưới 1 tháng và có thểrút gốc bất kỳ khi nào nên giá trị các khoản này không quá cao

và biến động không ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn

Tỉ lệ Vốn vay / Tổng nguồn vốn năm 2010 là 4,93%, một tỉ

lệ thấp nhưng kể từ năm 2011, tỉ lệ này không vượt quá 0,2%.Điều này cho thấy công ty hầu như không có rủi ro về cáckhoản nợ phải trả, chi phí lãi vay ở mức rất thấp nhưng mặt trái

là công ty mất đi lợi thế khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp

Tiếp đó, một chỉ tiêu quan trọng đối với mọi công ty là Lợi

nhuận sau thuế chưa phân phối, khoản mục này của Bibica

có sự giảm mạnh trong giai đoạn 2010-2013

Trang 6

BIỂU ĐỒ 1.4: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (2010-2013)

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính Bibica)

Giai đoạn 2010-2013 cho thấy sự suy giảm rõ rệt của lợinhuận chưa phân phối, nhất là năm 2011-2012 ( giảm từ 45,7 tỉcòn 16,2 tỉ) Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh các năm thìthấy các khoản chi phí của Bibica tăng lên khá mạnh qua cácnăm, nhất là chi phí bán hàng Việc đó ảnh hưởng trực tiếp đếnlợi nhuận của công ty

Trang 7

Lợi nhuận sau thuế sẽ được phân chia thành các khoản như trả cổ tức cho cổ đông, tiếp tục sử dụng để kinh doanh

hoặc phân bổ về các quỹ, trong đó có quỹ đầu tư phát triển

0 10,000,000,000

BIểu đò 1.6: Quỹ đầu tư phát triển (2010-2013)

Quỹ đầu tư phát triển

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính Bibica)

Dù Lợi nhuận chưa phân phối giảm dần qua các năm trong giai đoạn2010-2013 nhưng do yêu cầu nghiên cứu, phát triển công nghệ cũng như sảnphẩm của công ty, quy mô quỹ đầu tư phát triển tăng ổn định qua các năm, khinăm 2010 mới chỉ có gần 40 tỉ đồng thì đến năm 2013 đã lên tới 90 tỉ đồng).Đây là một xu thế rất tốt cho công ty trong dài hạn

Trên đây là những chỉ tiêu cơ bản có sự biến động lớn ảnh hưởng đáng kểtới cơ cấu nguồn vốn của Bibica trong năm 2013 và giai đoạn 2010-2013 Dướiđây, ta xem xét cơ cấu vốn của Bibica với 2 đối thủ cạnh tranh lớn nhất củacông ty là Công Ty Cổ Phần Kinh Đô và Công Ty Cổ Phần Bán Kẹo Hải Hà để

có thể hiểu hơn về cơ cấu nguồn vốn và chính sách huy động của Bibica

Trang 8

3 Người mua trả tiền trước 3,987,574,542 0.55 115,227,670,304 2.03 2,700,057,306 0.86

4 Thuế và các khoản phải nộp NN 12,481,761,169 1.72 8,815,070,971 0.16 7,285,090,036 2.31

5 Phải trả người lao động 5,795,939,760 0.80 13,704,921,740 0.24 19,768,585,452 6.27

6 Chi phí phải trả 73,308,549,680 10.11 108,917,066,555 1.92 6,871,229,642 2.18

7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 1,569,050,873 0.22 111,396,227,185 1.96 646,031,269 0.20

8 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1,294,279,240 0.18 29,280,275,431 0.52 11,067,375,122 3.51

Trang 9

Tổng cộng nguồn vốn 724,771,335,265 100.00 5,684,273,462,459 100.00 315,209,656,844 100.00

Trang 10

Trước hết , ta so sánh cơ cấu nguồn vốn của công ty Bibica với đối thủcạnh tranh lớn nhất là Kinh Đô:

Về quy mô, Tổng nguồn vốn của Công ty cổ phần Kinh Đô lớn hơn 7,8

lần so với công ty cổ phần Bibica (Kinh Đô là 5,7 nghìn tỉ đồng trong khi củaBibica chỉ là hơn 7 trăm tỉ đồng) Điều này cho thấy Kinh Đô có quy mô vốn(quy mô hoạt động) cũng như nguồn lực kinh tế lớn hơn rất nhiều so với Bibica

Tỉ trọng Nợ phải trả trên tổng nguồn vốn (tổng tài sản) của cả hai công ty

đều khá thấp: Hệ số nợ của Bibica là 20,59% , và của Kinh Đô là 17,5%

Tỉ lệ nợ thấp tương ứng với hệ số tài trợ của cả 2 công ty đều cao ( ở mức

80%) cho thấy hai công ty sử dụng nguồn huy động vốn chủ yếu là vốn chủ sởhữu, chính sách sử dụng vốn an toàn (tái đầu tư từ chính kết quả hoạt động kinhdoanh) Điều này tạo lợi thế độc lập về tài chính , gặp ít rủi ro; tuy nhiên cũng

có những hạn chế như đòn bẩy tài chính không cao, chi phí sử dụng vốn caohơn khi sử dụng ít nợ bởi chi phí của vốn chủ sử hữu chính là cổ tức trả cho cổđông, hơn nữa lại không được khấu trừ thuế Tuy nhiên , nhìn chung thì tìnhhình tài chính của cả hai công ty trong năm 2013 đều tương đối tốt

So với Kinh Đô thì hệ số nợ của Bibica cao hơn (20,59% so với 17,5%)cho thấy Bibica có đòn bẩy tài chính cao hơn , rủi ro cũng lớn hơn so với Kinh

Đô Cụ thể là:

Với Bibica, vay ngắn hạn chỉ chiếm 0,07% trong tổng nguồn vốn, và đặc

biệt là công ty đã trả được hết các khoản vay nợ dài hạn => Điều này đảmbảo cho doanh nghiệp có rủi ro thấp trong việc chi trả các khoản chi phílãi vay, cho thấy công ty đang có chính sách tài chính an toàn hơn so vớiKinh Đô (với Kinh Đô, tỉ lệ vay nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn là3,53% và tỉ lệ vay nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn là 2,08%, tuy là một tỉ

lệ nhỏ nhưng về quy mô cũng là một khoản đáng kể)

Trong tổng nợ phải trả của Bibica thì chỉ tiêu Phải trả người bán chiếm tỉ

trọng khá cao ( 6,74%) trong khi tỉ trọng này ở Kinh Đô là 4,65%, chothấy Bibica chủ động đẩy mạnh hơn việc chiếm dụng vốn cho hoạt độngkinh doanh thay vì việc sử dụng nợ vay hơn Kinh Đô Điều này có thể cólợi đối với Bibica , tuy nhiên công ty sẽ không được hưởng các khoảnchiết khấu, và công ty cũng cần xem xét đến mối quan hệ lâu dài với cácnhà cung cấp của mình để có sự điều chỉnh phù hợp nếu công ty tiếp tụcđẩy mạnh việc chiếm dụng vốn này

Tỉ trọng của Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của Bibica là 1,72% ,

trong khi của Kinh Đô chỉ là 0,16% Lợi nhuận của Kinh Đô lớn hơn rất nhiều

so với Bibica, tuy nhiên thuế phải nộp (điển hình là thuế TNDN) của Kinh Đô

Trang 11

lại ít hơn chủ yếu là do phần cổ tức nhận được của Kinh Đô rất lớn, và được trừvào thu nhập chịu thuế TNDN, cho thấy hiệu quả cao từ hoạt động đầu tư tàichính của Kinh Đô, cũng là một khía cạnh mà Bibica nên xem xét đẩy mạnh.

Chỉ tiêu Chi phí phải trả chiếm tỉ trọng cao nhất trong các khoản Nợ phải

trả của Bibica, trong khi tổng nợ phải trả chiếm 20,59% trong cơ cấu nguồn vốnthì Chi phí phải trả đã chiếm tới 10,11%; Chỉ tiêu này đối với Kinh Đô chỉchiếm 1,92% Do Bibica có các khoản Trích bổ sung lương, thưởng, trích trướccác chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lớn Điều này có thể do sự thayđổi trong chính sách của công ty, tuy nhiên nhà quản lý công ty cần tính toán kỹlưỡng để tránh tối đa việc vốn bị ứ đọng trong các khoản mục chi phí phải trả;các chi phí này phải được tính toán một cách chặt chẽ (Lập dự toán chi phí và

dự toán trích trước) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phíphải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán phù hợp với

số chi phí thực tế phát sinh Không được trước vào chi phí những nội dungkhông được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh

Tỉ trọng Vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của Kinh Đô cao hơn của

Bibica (của Kinh Đô là 82,5%, và của Bibica là 79,41%) cho thấy hệ số tài trợcủa Kinh Đô cao hơn => Kinh Đô có sự độc lập tài chính cao hơn, tuy nhiênđòn bẩy tài chính lại thấp hơn so với Bibica

Cả 2 công ty đều có tỉ trọng Thặng dư vốn cổ phần trong tổng nguồn vốn

rất cao (~40%) thể hiện giá trị sinh lời của cả 2 công ty cũng như cho biết phầnnào đó sự ổn định về tình hình tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên thằng dưvốn cổ phần chỉ cho thông tin chính xác từ công ty khi các thông tin từ thịtrường chúng khoán là đáng tin cậy

Mặc dù quy mô hoạt động cũng như lợi nhuận của Bibica nhỏ hơn nhiều

so với Kinh Đô nhưng Bibica lại rất mạnh tay trong việc trích lợi nhuận để xây

dựng Quỹ đầu tư phát triển (chiếm tới 12,43 % tổng nguồn vốn; gấp 3,5 lần quy

mô Quỹ Đầu tư phát triển của Kinh Đô), điều này cho thấy được chiến lượcphát triển bền vững và lâu dài của công ty, có thể là đầu tư vào các chương trình

dự án nghiên cứu , phát triển đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, ngànhnghề hay loại hình kinh doanh , đẩy mạnh mở rộng quy mô hoạt động Nhàquản lý của công ty cần tính toán , cân nhắc cẩn thận trên quan điểm thận trọngmục tiêu đầu tư của quỹ để có kế hoạch thực hiện và giải ngân hiệu quả

Trang 12

Tiếp theo, ta tiếp tục so sánh Bibica với Hải Hà:

Về quy mô hoạt động cũng như quy mô nguồn vốn, 2 công ty Bibica và

Hải Hà có sự chênh lệch ko lớn

Khác với Bibica, Tỉ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của Hải Hà

khá cao so với Bibica (38,11%), Tỉ lệ nợ cao hơn tương ứng với hệ số tài trợcủa Hải Hà thấp hơn, cho thấy sự khác biệt, Hải Hà đẩy mạnh hơn việc sử dụngnguồn huy động vốn là vốn vay nợ, chính sách sử dụng vốn mạo hiểm hơn, gặpnhiều rủi ro hơn; tuy nhiên đòn bẩy tài chính của Hải Hà cũng cao hơn, thúc đẩyđẩu tư, mở rộng sản xuất, chi phí sử dụng vốn thấp hơn

Trong đó, Hải Hà thay vì huy động vốn từ việc vay nợ, công ty lại chủđộng thực hiện chính sách chiếm dụng vốn cho hoạt động kinh doanh, mạohiểm hơn trong mối quan hệ với những nhà cung cấp

Thặng dư vốn cổ phần của Hải Hà cũng thấp hơn nhiều so với Bibica cả

về quy mô và tỉ trọng trong tổng nguồn vốn Điều này cũng dễ hiểu bởi Hải Hà

là công ty bánh kẹo có quy mô nhỏ nhất được niêm yết trên sàn, nhưng không

có nghĩa là công ty này hoạt động kém hiệu quả ,chỉ tiêu ROA và ROE của Hải

Hà vượt trội hơn so với Bibica và Kinh Đô

Cũng giống như Bibica , công ty Hải Hà cũng có chính sách trích một tỉ

lệ lớn lợi nhuận để xây dựng Quỹ đầu tư phát triển (chiếm tới 24,1 % tổngnguồn vốn) cho thấy một kế hoạch phát triển lâu dài và bền vững của công ty

Trang 13

2 PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA BIBICA

Cơ cấu tài sản của một công ty là cơ cấu đầu tư các nguồn lực công ty huy động được phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh Cơ câu tài sản chính là bức tranh sinh động về chiến lược, mối quan tâm và tầm nhìn của công ty Đối với một công ty kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo và nước giải khát như Bibica, cơ cấu tài sản vừa mang đặc trưng ngành nghề, vừa thể hiện quan điểm của ban giám đốc cũng như chiến lược kinh doanh công ty theo đuổi Dưới đây là tình hình tài sản của công ty năm 2013 trong mối so sánh với năm

2012 Thông tin lấy từ bảng cân đối kế toán của công ty lập ngày 31/12/2013

Trang 14

Chỉ tiêu Số tiền 31/12/2013 tỉ 31/12/2012 Cuối năm so với đầu năm

-4 -0,87 3.023.992.330 2,46 -49,52

III Các khoản phải thu

ngắn hạn 280.692.418 .813 38,73 338.830.32 0.789 48,52

58.137.901.9

-5 -0,49 -89,59

Trang 15

3 Các khoản phải thu

khác

240.714.170.4

12 33,21 293.279.062.231 41,99

52.564.891.8

-19 -8,78 -17,92

4 Dự phòng phải thu

ngắn hạn khó đòi -6.040.568.302 -0,83

5.956.492.52

IV.Hàng tồn kho 67.194.301. 602 9,27 86.263.191. 579 12,35

19.068.889.9

-77 -3,08 -22,11

1 Hàng tồn kho 69.529.643.213 9,59 88.516.546.980 12,67

18.986.903.7

-67 -3,08 -21,45

2 Dự phòng giảm giá

hàng tồn kho -2.335.341.611 -0,32

2.253.355.40

Trang 16

V.Tài sản ngắn hạn

khác 1.986.810.3 38 0,27 6.348.727.2 93 0,91

4.361.916.95

100,0 0

-3.Thuế và các khoản

phải thu nhà nước _ - 685.573.763 0,10 -685.573.763 -0,10

100,0 0 5.Tài sản ngắn hạn khác 427.770.185 0,06 653.683.040 0,09 -225.912.855 -0,03 -34,56

-B TÀI SẢN DÀI HẠN 206.411.229 .220 28,48 214.950.84 2.642 30,78

8.539.613.42

I Tài sản cố định 134.539.628 .613 18,56 145.135.78 2.634 20,78

10.596.154.0

1.Tài sản cố định hữu

hình 98.783.624.483 13,63 97.430.268.021 13,95 1.353.356.462 -0,32 1,39 Nguyên giá 292.872.441.736 40,41 280.150.328.304 40,11 12.722.113.432 0,29 4,54 Giá trị hao mòn lũy kế

194.088.817.2

182.720.060.

11.368.756.9

2.Tài sản cố định vô hình 1.425.368.987 0,20 1.828.495.221 0,26 -403.126.234 -0,07 -22,05 Nguyên giá 4.065.288.785 0,56 4.176.795.85 0,60 -111.507.067 -0,04 -2,67

Trang 17

2 Giá trị hao mòn lũy kế -2.639.919.798 -0,36

2.348.300.63

-49 -1,83 -25,17

IV.Các khoản đầu tư

tài chính dài hạn 65.294.339. 551 9,01 65.294.339. 551 9,35 _ -0,34 0,00 1.Đầu tư vào công ty con 65.294.339.551 9,01 65.294.339.551 9,35 _ -0,34 0,00

V.Tài sản dài hạn khác 6.577.261.0 56 0,91 4.520.720.4 57 0,65 2.056.540.599 0,26 45,49 1.Chi phí trả trước dài

hạn 5.873.895.814 0,81 4.520.720.457 0,65 1.353.175.357 0,16 29,93 2.Tài sản thuê thu nhập

hoãn lại 703.365.242 0,10 _ - 703.365.242 0,10 100,00

TỔNG TÀI SẢN 724.771.335 .265 100,00 698.373.19 6.394 100,00 26.398.138.871 0,00 0,04

Trang 18

Theo bảng quan sát, ta thấy tỉ trọng các loại tài sản năm

2013 có sự thay đổi so với năm 2012 Cụ thể là tỉ trọng Tài sản ngắn hạn tăng 2,3%, tỉ trọng Tài sản dài hạn cũng giảm tương ứng 2,3% Điều này cho thấy so với năm 2012, công ty có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất trong tổng thể các hoạt động của DN Nguyên nhân là do sự biến động chung của thị trường trong nước, kéo theo sự biến động của thị trường bánh kẹo Năm 2013, lạm phát tăng cao so với 2012, làm xu hướng tiêu dung của người dân giảm xuống, việc tiêu thụ hàng hóa trì trệ, khó khăn hơn trước rất nhiều Do đó doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất

Về chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn, các chỉ tiêu trên bảng phân

tích cho ta thấy rõ hai chỉ tiêu đầu là giá trị tiền và đầu tư ngắn hạn tăng đột biến trong khi ba chỉ tiêu còn lại có xu hướng

giảm Nhìn chung TSNH tăng so với đầu năm, giá trị TSNH tăng 34.937.752.293 đồng (tương ứng 2,3 %) do các yếu tố sau tác động:

Đối với chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền, vào

ngày 31/12, doanh nghiệp đã tích lũy nhiều tiền hơn: tỉ trọngtiền và tương đương tiền tăng 13,89% trong đó chủ yếu là tăng

do tỉ trọng tương đương tiền dưới dạng tiền gửi Ngân hàng kìhạn ngắn tăng (tăng 12,72%), tăng hơn 5 lần so với năm 2012

Tỉ trọng đầu tư tài chính ngắn hạn phải kể đến sự tăng mạnh

các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với tỉ trọng tăng 1,91%,tốc độ tăng 489,73% Nguyên nhân chính do doanh nghiệp cókhoản tiền gửi có kì hạn tại ngân hang Vietcombank chi nhánhVĩnh Lộc thời hạn 95 ngày/ lãi suất 7%/1 năm Tuy nhiên khoảnđầu tư chứng khoán ngắn hạn giảm đi đáng kể Cũng dễ dàngnhận ra thị trường chứng khoán trong những năm qua có phầnchững lại Nếu như doanh thu từ đầu tư chứng khoán có thểmang lại cho doanh nghiệp một lượng doanh thu khổng lồ thìviệc giảm tỉ trọng đầu tư vào chứng khoán có thể giúp doanhnghiệp tập trung hơn trong lĩnh vực kinh doanh

Các khoản phải thu ngắn hạn giảm tới 17,16% so với cuối

năm 2012, tỉ trọng giảm 9,78% trong cơ cấu tài sản Nguyênnhân chính do khoản trả trước cho người bán giảm mạnh, tốc

độ giảm tới 89,59% Doanh nghiệp hạn chế được lượng vốn bịchiếm dụng Do vấn đề thu tiền của Công ty Bông Bạch Tuyếtcòn chậm, tình hình tài chính của Bông Bạch Tuyết còn gặpnhiều khó khăn và tài sản thế chấp hết ở ngân hàng Năm 2013

Trang 19

Bông Bạch Tuyết mới chỉ trả được khoảng 250trđ cho BBC Đểtránh tình trạng nợ khê đọng tăng thêm, việc tìm hiểu kĩ càng

về năng lực tài chính của khách hàng và tình hình thanh toáncủa khách hàng trước khi đặt mối quan hệ làm ăn là một việclàm rất cần thiết

Hàng tồn kho cuối năm 2013 giảm đi so với đầu năm với

tốc độ giảm 22,1%, tỉ trọng giảm 3,08% Cũng dễ dàng nhậnthấy năm 2013 do khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho thịtrường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, công ty chủ động giảmtích trữ nguyên vật liệu để giảm chi phí lưu kho, tránh được rủi

ro đáng kể trong giai đoạn suy thoái Tuy nhiên với một Bibicađầy tham vọng muốn chiếm lĩnh thị trường trong vài năm tới thìviệc lượng hàng tồn kho giảm lại là vấn đề mâu thuẫn vì có thểxảy ra nguy cơ cháy kho, mất khách hàng

Về nhóm chỉ tiêu Tài sản dài hạn, các chỉ tiêu trên bảng

phân tích cho ta thấy rằng hầu hết các chỉ tiết TSDH đều giảm,mức giảm này chủ yếu do hai chỉ tiêu tác động:

Tài sản cố định có tỉ trọng giảm 2,2% Sự chênh lệch tỉ

trọng này tuy không lớn, nhưng nó cũng phản ánh thực trạngsản xuất kinh doanh của công ty đang có xu hướng thu hẹp lại

Xây dựng cơ bản dở dang có tỉ trọng giảm 1,83%, tốc độ

giảm lên tới 25,17% Nguyên nhân chính do công ty đang tạmdừng thực hiện dự án chờ hội đồng quản trị quyết nghị thôngqua việc đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm phù hợp vớihoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường, do Bibica có kếhoạch đầu tư dây chuyền sản xuất bánh tại Hưng Yên với côngsuất 20 tấn/ngày, tập trung phát triển thị trường Hà Nội,Tp.HCM trong năm 2013 và các kế hoạch nâng cấp đầu tư thêmkhác trong 2014 và 2015 Thông tin thêm về dự án đầu tư dâychuyền sản xuất bánh tại tỉnh Hưng Yên, Bibica cho biết tínhđến thời điểm cuối năm 2013, công ty đã rót vào dự án 30,5 tỉđồng trên tổng số 265 tỉ đồng vốn đăng ký đầu tư

Trên đây là những nhận xét chung và các nguyên nhân giảithích cho sự biến động tài sản của Bibica trong năm 2013.Trong đó, nếu đặt trong mối so sánh với các năm gần đây, có 2chỉ tiêu được xem là biến động nhiều nhất về tỉ trọng là Tiền vàPhải thu khách hàng Sự biến đổi này là mình chứng cho sự thayđổi chiến lược kinh doanh của Bibica, đặc biệt trong năm 2013

Ngày đăng: 11/04/2016, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w