1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tốt nghiệp Sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh doanh ngoại tệ

35 401 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Tôi xin cam đoan tất cả những gì trình bày trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp này là do thực tế học hỏi, tìm hiểu trong thời gian học tập tại trường cũng như thực tập tại Ngânhàng TMCP Cô

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Đinh Cao Cường, sinh viên lớp 37K07.2 trường Đại học Kinh tế ĐàNẵng

Tôi xin cam đoan tất cả những gì trình bày trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp này là

do thực tế học hỏi, tìm hiểu trong thời gian học tập tại trường cũng như thực tập tại Ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng, sự tổng hợp kiến thức của bảnthân, tài liệu tham khảo cùng với sự giúp đỡ Giảng viên Võ Văn Vang và các anh chị nơitôi thực tập

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên

Sinh viên thực hiện Đinh Cao Cường

Trang 2

NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-2014

Bảng 1.2: Tình hình cho vay tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-2014

Bảng 1.3: Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-2014

Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-2014

Bảng 2.1: Quy trình thực hiện sản phẩm Forward fixing rate ở VietinBank

Bảng 2.2: Lợi nhuận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm FFR của VietinBank

Bảng 2.3: Lợi ích của Chi nhánh khi khách hàng sử dụng sản phẩm FFR

Bảng 2.4: Doanh số mua ngoại tệ theo nghiệp vụ tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-2014Bảng 2.5: Doanh số bán ngoại tệ theo nghiệp vụ tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-2014Bảng 2.6: Doanh số bán kỳ hạn ngoại tệ theo đối tượng khách hàng tại NHCT-CN Đà Nẵng giaiđoạn 2012-2014

Biểu đồ 1: Lợi nhuận và tổn thất của nhà đầu tư khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn

Biểu mẫu 1: Hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay/kỳ hạn tại Chi nhánh NHCT

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

MỤC LỤC 4

LỜI MỞ ĐẦU 6

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 8

1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) 8

1.1.1 Giới thiệu về ngân hàng 8

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 8

1.1.3 Hệ thống mạng lưới phân phối 9

1.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng .10 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 10

1.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý 11

1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ 13

1.2.4 Môi trường kinh doanh 15

1.2.5 Kết quả hoạt động trong giai đoạn 2012-2014 16

PHẨN II: SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG KỲ HẠN TRONG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 19

2.1 Giới thiệu về hợp đồng kỳ hạn 19

2.1.1 Khái niệm và phân loại 19

2.1.2 Cách xác định giá kỳ hạn 21

2.2 Sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng 26

Trang 5

2.2.1 Giới thiệu về sản phẩm “Mua/bán ngoại tệ kỳ hạn với giá cố định (Forwardfixing rate)” 262.2.2 Thực tế sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàngCông thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng 302.2.3 Đánh giá chung về thực trạng sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh doanhngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 322.2.4 Ý kiến đề xuất nhằm mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ kỳhạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng 33KẾT LUẬN 33DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã chững lại sau một thời kỳ tăngtrưởng khá nóng Ở giai đoạn tái cấu trúc, các ngân hàng đang bước vào vòng 2 của quátrình thâu tóm, sáp nhập Điều này tạo điều kiện để các định chế tài chính gia tăng tínhhiệu quả, khả năng cạnh tranh của mình thông qua lợi thế về quy mô, khả năng quản trị,nền tảng công nghệ… Đồng thời cho phép hệ thống ngân hàng phát triển và hoàn thiệncác nghiệp vụ ngân hàng hiện đại giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng từ đó gópphần vào công cuộc đổi mới và phát triển đất nước

Là đầu tàu kinh tế của miền Trung – Tây Nguyên, được xem là thành phố trẻ, năngđộng và hiện đại Đà Nẵng đang chuyển mình nhanh chóng trong xu hướng phát triển củađất nước Với sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động ngoại thương, các công cụ tài chínhphái sinh ngày càng được sử dụng rộng rãi nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt độngxuất nhập khẩu của khách hàng

Là một sinh viên năm cuối, được trải nghiệm thực tiễn hoạt động tại ngân hàngtrong thời giai qua Với mong muốn trang bị thêm cho mình một ít hành trang trước khi ra

trường, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu, phân tích và đánh giá về tình hình sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinhdoanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng Trên

cơ sở đó, đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm phát triển và mở rộng hoạt động này ở đơn

vị

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh

doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

Phạm vi nghiên cứu:

Trang 7

Không gian: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà NẵngThời gian: Giai đoạn 2012-2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp tổng hợp quan sát, so sánh và phân tíchdựa trên cơ sở lý thuyết về hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn, kết hợp với tài liệu do Chi nhánhcung cấp Đối tượng nghiên cứu được tiếp cận đứng từ góc độ của một nhân viên Kinhdoanh ngoại tệ để tìm hiểu thủ tục, quy trình sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh doanhngoại tệ và đưa ra các kiến nghị

5 Cơ cấu báo cáo

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và các danh mục, bản báo cáo gồm có 2 phần:

Phần 1: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng.

Phần 2: Sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.

Trang 8

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

VÀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)

1.1.1 Giới thiệu về ngân hàng

Tên đăng ký tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.Tên đăng ký tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry andTrade

Tên giao dịch: VietinBank Vốn điều lệ: 37.234.045.560.000

đồng

Trụ sở chính: 108

Trần Hưng Đạo,Quận Hoàn Kiếm,

TP Hà Nội

Điện Thoại: 04.9427933 Fax: 04.9427973

Mã số thuế: 01001119480221 Tài khoản tiền gửi: 4531.010001 Website: https://www.vietinbank.vn

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Công thương ViệtNam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theoNghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổchức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương ViệtNam” theo Quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11năm 1990 Ngày 37 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam thuộc NHNNVN Ngày 21tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã

Trang 9

ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Namtheo mô hình Tổng công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày

07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ Năm 2008 được xem là một năm đánhdấu nhiều sự kiện quan trọng, để lại nhiều dấu ấn đối với sự phát triển của NHCT khi thayđổi tên thương hiệu đăng ký quốc tế từ IncomBank thành VietinBank – trở thành ngânhàng duy nhất ở Việt Nam đăng ký bản quyền quốc tế Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủtướng Nguyến Tấn Dũng ký Quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóaNHCT Việt Nam Đến ngày 25 tháng 12 năm 2008, NHCT tổ chức bán đấu giá cổ phần racông chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành DN cổ phần Ngày 03 tháng 07năm 2009, NHNN ký Quyết định số 14/GP – NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chính thứchoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kếhoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 07/07/2009 Cũng trong thời gian này, ngày 16tháng 07 năm 2009, cổ phiếu của Ngân hàng được chấp nhận niêm yết tại Sở giao dịchchứng khoán TP Hồ Chí Minh Năm 2011 IFC chính thức trở thành cổ đông chiến lượccủa VietinBank với tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ là 10% Tiếp đến năm 2012, Bank of TokyoMitsubishi UFJ trở thành cổ đông chiến lược của VietinBank với tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ

là 20%

Từ khi thành lập đến nay, VietinBank không ngừng phát triển và mở rộng mạng lướirộng khắp, trở thành NHTM lớn, nắm giữ vai trò quan trọng và là trụ cột của hệ thốngNgân hàng Việt Nam

1.1.3 Hệ thống mạng lưới phân phối

Hiện nay, VietinBank có mạng lưới chi nhánh rộng và phòng giao dịch rộng khắp,với :

1 Trụ sở chính; 1 Sở giao dịch; 2 Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và TP HồChí Minh

149 Chi nhánh cấp 1 tại 63 tỉnh thành trong cả nước, 2 Chi nhánh tại Đức và

1 Chi nhánh tại Lào

Trên 1.000 phòng giao dịch, điểm giao dịch trên toàn quốc Gần 2.000 máyATM

9 Công ty hoạch toán độc lập và 3 Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Công nghệThông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực

Trang 10

Xây dựng được quan hệ đại lý với gần 1.000 định chế tài chính tại hơn 90quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới

Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Châu

Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chứcPhát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế

1.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

NHCT Đà Nẵng là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc của NHCT Tiền thân làNgân hàng Công thương Quảng Nam – Đà Nẵng Khi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đượctách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập là tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng, Ngânhàng Công thương Chi nhánh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành Chi nhánh Ngân hàngCông thương Đà Nẵng và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1997 theo quyết định

14 NHCT - QĐ ngày 17/12/1996 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam.Tháng 07 năm 2009, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng đổi tên thành Ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng, hoạt động với tư cách là mộtngân hàng thương mại cổ phần Hiện nay, NHCT – CN Đà Nẵng thực hiện chức năngkinh doanh đa năng, vừa thực hiện chức năng kinh doanh vừa làm dịch vụ tài chính trunggian cho Chính phủ và các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước Trong những nămqua NHCT-CN Đà Nẵng không ngừng vươn lên để phục vụ có hiệu quả cho sự phát triểncông nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn TP Đà Nẵng Quá trình xây dựng vàtrưởng thành của NHCT-CN Đà Nẵng luôn gắn bó chặt chẽ với sự chuyển đổi cơ chếchung của toàn bộ nền kinh tế cũng như ngành Ngân hàng, hoạt động có sự tăng trưởng

về cả quy mô lẫn chất lượng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn Mạnglưới hoạt động của Chi nhánh gồm:

Chi nhánh chính tại 172 Nguyễn Văn Linh - Phường Vĩnh Trung - Quận Thanh

Khê - TP Đà Nẵng

Phòng giao dịch:

Phòng giao dịch cấp 1:

Trang 11

PGD Hải Châu - 05 Trần Quốc Toản, TP Đà Nẵng

PGD Hùng Vương 1 - 147 Hùng Vương, TP Đà Nẵng

PGD Hùng Vương 3 - 374 Hùng Vương, TP Đà Nẵng

PGD Điện Biên Phủ - 344-346 Điện Biên Phủ, TP Đà Nẵng

PGD Phan Châu Trinh - 12 Phan Châu Trinh, TP Đà Nẵng

1.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý

Từ khi đi vào hoạt động, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh ĐàNẵng không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức của mình ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhucầu hoạt động và phát triển ngày càng cao Hiện nay, các phòng ban của Chi nhánh được

tổ chức theo sơ đồ1 sau:

Trang 12

Quan hệ chức năngQuan hệ trực tuyến

P Thông tin điện toán

P Tiền tệ kho quỷ

P Kế toán giao dịch

P Bán lẻ + PGD loại 2

PGD Hùng Vương 1PGD Hùng Vương 3

Trang 13

1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ

a Ban giám đốc

Ban giám đốc Chi nhánh do Ngân hàng Công Thương Việt Nam quyết định bổ

nhiệm theo quy chế bổ nhiệm và bổ nhiệm lại của Nhà nước

Giám đốc Chi nhánh: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Ngân hàng Công

thương Việt Nam, điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh Trựctiếp chỉ đạo các phòng chức năng cân đối tổng hợp và tổ chức cán bộ

Phó giám đốc Chi nhánh: Thay mặt Giám đốc chỉ đạo điều hành về mặt kinh doanh,

hoạt động của các phòng ban chuyên về tiền tệ kho quỹ, quản lý tiền gửi dân cư, kế toántài chính; chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc và pháp luật về những công việc domình giải quyết; chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Chi nhánh khi được Giám đốc

ủy quyền

b Các phòng ban

Phòng giao dịch: Là bộ phận nghiệp vụ trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công

thương, được thành lập để thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay cá nhân, tổchức kinh tế - xã hội dưới mọi hình thức và các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thanhtoán và ngân quỹ, chuyển tiền VNĐ, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, thu đổi séc du lịch,thanh toán thẻ, cất giữ tài sản, tư vấn các nghiệp vụ của ngân hàng theo quy định củaNHNN, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Phòng kế toán: Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và

các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cungcấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giaodịch Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiềnmặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và VietinBank Thực hiệnnhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng

Phòng bán lẻ: Trực tiếp giao dịch với các khách hàng là cá nhân, để khai thác vốn

bằng ngoại tệ và VNĐ Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sảnphẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của VietinBank Trựctiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho cá nhân

Phòng khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp giao dịch với các khách hàng là doanh

nghiệp, khai thác vốn Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản

Trang 14

phẩm tín dụng phù hợp với các quy định của ngân hàng Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giớithiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp.

Phòng tiền tệ kho quỹ: Thực hiện quản lý an toàn kho quỹ, quản lý Quỹ tiền mặt

theo quy định, ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch, Phòng giaodịch, thực hiện thu chi tiền mặt và ngoại tệ trong nội bộ VietinBank, thực hiện thu chi tiềnmặt đối với các đơn vị, cá nhân mở tài khoản giao dịch tại phòng kế toán chi nhánh, thựchiện thu chi tiền mặt lưu động theo hợp đồng ký kết giữa các đơn vị, cá nhân với chinhánh, làm nhiệm vụ đầu mối thu chi ngoại tệ tiền mặt đối với các chi nhánh khu vựcMiền Trung – Tây Nguyên

Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: Thực hiện chức năng là đầu mối tham mưu

cho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro, rủi ro tác nghiệp của chi nhánh, quản

lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụngcho từng khách hàng Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đềnghị cấp tín dụng Thực hiện hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án phương án đề nghị cấptín dụng Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro, rủi ro tác nghiệp trong toàn bộ cáchoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Trụ sở chính Đồng thời chịu trách nhiệm quản lý

và xử lý các rủi ro nợ xấu Là đầu mối quản lý khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vaytheo đúng quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ xấu gồm gốc và lãi tiềnvay Quản lý, theo dõi và thu hồi các khản nợ xấu đã được xử lý rủi ro Phát hiện nhữngrủi ro hoạt động tác nghiệp của bản thân và của bộ phận công tác, đề xuất và thực hiệnnghiêm túc các biện pháp đề phòng rủi ro tác nghiệp

Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo theo đúng

chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của hội sở Thực hiện công tác quản trị

và phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toànchi nhánh

Phòng tổng hợp: Tham mưu cho Ban giám đốc trong các nghiệp vụ, kế hoạch, dự

báo kế hoạch kinh doanh Thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh, cân đốikinh doanh, báo cáo thống kê, công tác tổng hợp, phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ, hoạtđộng thông tin truyền thông, tham mưu về nghiệp vụ marketing, tiếp thị, quảng cáo, phápchế, công tác thi đua và nhiệm vụ khác do Ban giám đốc phân công

Trang 15

1.2.4 Môi trường kinh doanh

a Môi trường bên trong

Năng lực tài chính: Kể từ khi thành lập đến nay, quy mô vốn của Chi nhánh khá lớn

và liên tục tăng qua các năm, nguồn huy động chủ yếu từ khách hàng với chi phí thấp vàhiện nay Chi nhánh đang có xu hướng tăng vốn điều lệ Điều đó cho thấy Chi nhánh đangtừng bước lớn mạnh về chất lượng cũng như quy mô Năm 2014 chi nhánh đã đạt đượcnhững kết quả khả quan: Nguồn vốn huy động đạt 3.123 tỷ VND tăng 736 tỷ (30,84%) sovới năm 2013 đạt 98% kế hoạch Dư nợ bình quân 2.163,075 tỷ VND tăng 3,54% so vớinăm trước; tỷ lệ nợ xấu 0,15%: lợi nhuận đạt 90,35% kế hoạch và được VietinBank xếploại Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Năng lực nhân sự: Đội ngũ nhân viên tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng có trình độ

chuyên môn nghiệp vụ cao, năng động, nhiệt tình 90% cán bộ công nhân viên có bằngĐại học trở lên trong đó 20% bằng Thạc sĩ do trong nước và nước ngoài cấp 10% cán bộcông nhân viên có bằng Cao đẳng, trung cấp làm việc ở các bộ phận Kho quỹ, Hànhchính

Cơ sở vật chất và công nghệ: Chi nhánh có hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện

đại, đảm bảo thực hiện tốt chức năng phân tích và quản lý cũng như đảm bảo an toàn vàthông suốt toàn hệ thống hoạt động ngân hàng

Ngoài ra, chi nhánh đã lắp đặt 22 máy ATM và 688 máy chấp nhận thanh toán(POS) trải rộng khắp các địa bàn

b Môi trường bên ngoài

Thị trường: Thị trường về các sản phẩm, dịch vụ NH đa dạng, thị phần tiền gửi

chiếm 15-20% trong toàn ngành, là NH cho vay các NHTM khác trên thị trường liênNgân hàng

Khách hàng của Chi nhánh: Với ưu thế xuất hiện khá sớm (1997) và mạng lưới giao

dịch rộng khắp VietinBank đã tạo dựng được nhiều uy tín và mối quan hệ với khách hàngtrên địa bàn Với chức năng hoạt động đa năng, sản phẩm phục vụ đa dạng, phong phúphù hợp với từng đối tượng khách hàng và xu thế thị trường Bên cạnh những khách hàngtruyền thống VietinBank-Chi nhánh Đà Nẵng cũng không ngừng tìm kiếm những kháchhàng tiềm năng, mở rộng mạng lưới nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất Tính đến năm

2014, Có hơn 900 khách hàng doanh nghiệp và hơn 3.000 khách hàng cá nhân mở tàikhoản và giao dịch tại Chi nhánh

Trang 16

Đối thủ cạnh tranh: Vài năm trở lại đây, hoạt động thâu tóm và sáp nhập trở nên sôi

động trong hệ thống Ngân hàng, đặt ra thách thức không nhỏ với VietinBank Hiện nay,trên địa bàn Đà Nẵng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khóc liệt, đặc biệt làgiữa các ngân hàng lớn như NH Chính sách xã hội, NH Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, NH Đầu tư và Phát triển, các NH TMCP như NH Á Châu, NH Sài Gòn Thương tín,

NH Đông Á… và các NH 100% vốn nước ngoài Các NHTM thường cạnh với tranh nhau

về khách hàng, về nguồn nhân lực, công nghệ Điều này đòi hỏi các ngân hàng phảithường xuyên đổi mới, hoàn thiện về mọi mặt, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh

và nâng cao chất lượng dịch vụ để tiếp cận ngày càng gần hơn với khách hàng

1.2.5 Kết quả hoạt động trong giai đoạn 2012-2014

Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-2014 2

Từ số liệu ở trên ta có thể thấy, trong năm 2014 tổng nguồn vốn huy động được tănglên hơn 30% so với năm 2013 đạt mức 3.122 tỷ đồng Trước đó, năm 2013 tốc độ tăngtrưởng tổng nguồn vốn cũng đạt 8,15% Nhìn chung, cơ cấu giữa các nguồn huy động ítthay đổi trong giai đoạn này Mặc dù, nền kinh tế vẫn chưa lấy lại đà tăng trưởng, cácdoanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và lòng tin của cư dân vào hệ ngân hàng vẫn chưađược cải thiện đáng kể tuy nhiên Chi nhánh vẫn đạt được kết quả huy động khá khả quan.Điều này cho thấy uy tín cũng như sức cạnh tranh của Chi nhánh vẫn còn rất lớn

Trang 17

b Kết quả cho vay

Bảng 1.2: Tình hình cho vay tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-2014 3

Nhìn chung, trong giai đoạn này doanh số cho vay, thu nợ cũng như dư nợ bìnhquân và cuối kỳ có nhiều biến động Trong điều kiện kinh tế trên địa bàn như những nămvừa qua, Chi nhánh luôn chú trọng cấp tín dụng trong thời hạn ngắn để dễ dàng kiểm soátcũng như hạn chế được rủi ro trong quá trình kinh doanh

Nhờ đó mà tỷ lệ nợ xấu/tổng Dư nợ của Chi nhánh luôn duy trì ở mức thấp, chỉ từ0,1-0,16% trong giai đoạn này

c Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Ngày đăng: 11/04/2016, 14:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tài chính tại NH TMCP Công thương - CN Đà Nẵng giai đoạn 2012- 2014 Khác
2. Giáo trình công cụ tài chính phái sinh Khác
3. Học viện ngân hàng (2001), Quản trị ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội 4. PGS.TS. Lâm Chí Dũng , Giáo trình Quản trị hoạt động ngân hàng 2 5. TS. Hồ Hữu Tiến, Bài giảng Quản trị ngân hàng 1 Khác
8. Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày 28 tháng 5 năm 2004 Khác
9. Thông tư số 02/2012/TT-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày 27 tháng 02 năm 2012 Khác
10. Quyết định ban hành quy trình mua bán ngoại tệ áp dụng trong hệ thống Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Mã số QT.21.01 Khác
11. Trang web www.vietinbank.vn, danang.gov.vn và các trang web khác có liên quan Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w