1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình và thực trạng nhượng quyền thương mại tại việt nam

21 414 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 226,5 KB

Nội dung

- Liên minh châu Âu EU : Quyền thương mại là một tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biều hiện cửa hàng, giải pháp

Trang 1

- Liên minh châu Âu EU : Quyền thương mại là một tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biều hiện cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sang chế sẽ được khai thác đề bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng

- Hiệp hội nhượng quyền Pháp : Nhượng quyền thương mại là một phương thức hợp tác giữa một bên là nhà nhượng quyền và bên còn lại là một hay nhiều nhà nhận quyền để khai thác hàng hóa, dịch vụ hay công nghệ mà người nhượng quyền sở hữu Trong đó bao gồm quyền sở hữu của hàng hóa hay dịch vụ, bí mật hay bí quyết kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ hay công nghệ Trên cơ sở đối tượng nhượng quyền này, nhà nhượng quyền xây dựng thành một hệ thống nhượng quyền mà những người tham gia có trách nhiệm bảo tồn và phát triển hệ thống đó

- Luật thương mại Việt Nam : Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hai điều kiện chính, được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền qui định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành nhượng quyền kinh doanh

Mỗi quốc gia, tổ chức có một cách định nghĩa riêng về Franchise Tuy nhiên đề có thể nắm bắt được tinh thần cốt lõi của Franchise thì rong các định nghĩa trên có những khái niệm mà chúng ta cần phải hiều như sau

- Bên nhượng quyền ( Franchisor) : Là một các nhân hay tổ chức sở hữu thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ hoặc bí quyết, có mô hình kinh doanh tối ưu… và tiến hành hình

Trang 2

thức kinh doanh băng cách nhượng quyền cho một hoặc nhiều đối tác qua việc thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại

- Bên nhận quyền : Là cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh được bên nhận quyền thông qua hợp đồng nhượng quyền cho phép sử dụng thương hiệu, mô hình kinh doanh, hệ thống qui trình… để kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ theo một chuẩn thống nhất được nhà nhượng quyền qui định trong cẩm nang nhượng quyền trong một khoảng thời gian, địa điểm và phạm vi nhất định

- Phí nhượng quyền : Là khoản phí không hoàn lại mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền để gia nhập hệ thống nhượng quyền cho việc kinh doanh ở một địa điểm hoặc khu vực xác định trong một khoảng thời gian nhất định được hai bên thống nhất trong hợp đồng nhượng quyền Tùy vào chiến lược kinh doanh, ngành nghề kinh doanh

và uy tín trên thương trường của bên nhượng quyền mà mức phí này có giá trị khác nhau Đôi khi mức phí này cũng thay đổi tùy theo vùng miền địa lý của từng hệ thống nhượng quyền thương mại

- Phí hoạt động hay phí vận hành ( Royalty fee) : Là khoản phí mà bên nhận quyền phải trả hàng tháng hoặc quí hoặc năm cho nhà nhượng quyền, được căn cứ trên doanh thu thu được tại điểm hoạt động của mình Mức phí này có thể là tỷ lệ phần trăm doanh thu của tất cả sản phẩm được bán tại cửa hàng hoặc là một mức phí cố định mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền khi tham gia vào hệ thống Cũng như trường hợ phí nhượng quyền, tùy vào chiến lược kinh doanh hay uy tín của bên nhượng quyền mà mức phí này có giá trị khác nhau Thông thường phí hoạt động này được nhà nhượng quyền tái đầu tư lại hệ thống thông qua các chương trình xúc tiến bán hàng hoặc các chương trình đào tạo, khen thưởng… cho hệ thống nhượng quyền của mình

- Cẩm nang nhượng quyền: Là tài liệu do nhà nhượng quyền biên soạn, trong đó bao gồm toàn bộ các yếu tố chuyển giao của hệ thống, các định hướng, tôn chỉ hoạt động cũng như những chuẩn mực tạo tiền đề để các yếu tố quan hệ được hình thành và phát triển Nhà nhận quyền sẽ hoạt động tuân theo cẩm nang nhượng quyền này

Bản thân nhượng quyền kinh doanh không phải một cơ sở kinh doanh mà đó là một cách thức kinh doanh, đó là một mối quan hệ kinh doanh toàn diện và liên tục bao gồm không chỉ sản phẩm, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hóa… mà là toàn bộ hệ thống và mô hình kinh doanh, trong đó bao gồm quản lí hoạt động, tài liệu hướng dẫn (cẩm nang nhượng quyền), cách thức quản lí kinh doanh, giám sát và tổ chức, quản lí chất lượng, trợ giúp

và hỗ trợ ban đầu và liên tục Nếu hoạt động của các bên tham gia không tương thích

Trang 3

với yêu cầu của hệ thống nhượng quyền thương mại sẽ làm cho cả hệ thống sụp đổ hay chuyển sang một hình thức kinh doanh khác thậm chí là biến mất khỏi thị trường Do vậy mô hình nhượng quyền kinh doanh đòi hỏi phải có trách nhiệm rất cao giữa hai bên nhượng quyền và nhận quyền

1.2 Các hình thức nhượng quyền :

1.2.1 Hợp đồng nhượng quyền riêng lẻ (single franchise) :

- Theo hình thức này người mua franchise sẽ kí hợp đồng với người bán, người bán này có thể là chủ thương hiệu hoặc là master franchisee (sẽ giới thiệu sau) Người mua là một cá nhân hoặc là một công ty riêng lẻ được chủ thương hiệu cấp quyền kinh doanh tại một địa điểm nhất định trong một khoảng thời gian nhất định thường là từ 3- 5năm, sau khoảng thời gian này nếu người mua muốn gia hạn hợp đồng thì phải nộp thêm một khoản phí,ngoài ra việc kéo dài hợp đồng còn phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của người mua franchise Đặc điểm nổi bật của hình thức này là người mua chỉ được phép kinh doanh trên 1 cửa hàng đã đăng kí mà không được mở thêm chi nhánh hoặc thực hiện nhượng lại quyền của thương hiệu mà mình đang đi nhận quyền

1.2.2 Hợp đồng nhượng quyền độc quyền ( master franchise) :

- Người chủ thương hiệu sẽ cấp phép cho người mua master franchise độc quyền kinh doanh thương hiệu của mình trong một khu vực, lãnh thổ, thành phố trong một thời gian nhất định ( thường là lâu hơn hợp đồng franchise riêng lẻ ).Khi mua franchise theo hình thức này người mua sẽ được phép mở thêm cửa hàng, đại lý hoặc nhượng lại thương hiệu mà mình nhận quyền Người mua master franchise cũng phải cam kết phải mở/nhượng quyền tối thiểu hoặc chỉ mở/nhượng quyền tối

đa bao nhiêu cửa hàng trong khoảng thời gian qui định trong hợp đồng Nếu không làm được có thể bị rút độc quyền trong khu vực hay lãnh thổ đó Ngoài ra người mua franchise phải xây dựng một bản kế hoạc trong vòng 3-5 năm trong đó cam kết phải xây dựng được kế hoạch đào tạo những người mua frachise sau này tuân thủ các chương trình huấn luyện đào tạo nhằm đảm bảo uy tín và chất lượng của thương hiệu Do vậy những người mua master franchise ngoài những kinh nghiệm trong kinh doanh mặt hàng franchise còn cần phải có đủ tiềm lực về tài chính cũng như kỹ năng quản trị đề có thể xây dựng cả một hệ thống phục vụ cho tất cả cửa hàng trong khu vực độc quyền của mình

1.2.3 Hợp đồng nhượng quyền phát triền khu vực (Area development franchise)

Trang 4

- Đây là hình thức trung gian giữa hai hình thức master franchise và single franchise nghĩa là người mua franchise trong trường hợp này được cấp độc quyền đại lý cho một khu vực hay một thành phố trong một khoảng thời gian nhưng không được phép bán franchise cho bất kì ai.Người mua franchise cũng được yêu cầu phải mở bao nhiêu của hàng trong khoảng thời gian của hợp đồng và rút quyền Trong trường hợp người mua franchise kinh doanh tốt có thể được xin cấp phép thành master franchise trong khu vực đó.

1.2.4 Liên doanh

- Với hình thức này chủ thương hiệu sẽ liên doanh với một doanh nghiệp địa phương thành lập công ty liên doanh Công ty này có quyền đại diện cho chủ thương hiệu toàn quyền quyền quyết định tại một thành phố, lãnh thổ hay khu vực nào đó Cả hai đối tác trong công ty liên doanh sẽ đàm phán về cổ phần của mình

và cách thức huy động vốn Thông thường doanh nghiệp địa phương sẽ đóng góp kiến thức bằng mặt bằng kinh doanh và kiến thức địa phương còn chủ thương hiệu

sẽ đóng góp bí quyết kinh doanh, thương hiệu, cộng thêm một số tiền mặt Đây là hình thức mà chủ thương hiệu không mấy ưu tiên do phải chấp nhận rủi ro tài chính khi liên doanh sụp đổ Tuy nhiên trong một số trường hợp khi chủ thương hiệu nhận thấy thị trường sẽ rất tiềm năng nhưng không tìm được người mua franchise thì sẽ chấp nhận hình thức này

2 Phân biệt Franchise và các hình thức kinh doanh khác :

2.1 Franchise và chuyển giao công nghệ:

- Về tính chất : Nhượng quyền thương mại là hình thức mở rộng kinh doanh bằng một thỏa thuận cho phép người khác sử dụng thương hiệu, qui trình kinh doanh, công nghệ của doanh nghiệp nhượng quyền còn chuyển giao công nghệ là hình thức là hình thức chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu công nghệ để ứng dụng vào qui trình sản xuất kinh doanh

- Về phạm vi quyền lợi của bên nhượng quyền và đối tượng được chuyền giao :Trong hoạt động chuyền giao công nghệ bên nhượng quyền được phép sử dụng công nghệ được chuyền giao để sản xuất bất kì loại hàng hóa dưới bất kì nhãn hiệu, kiểu dáng nào mà họ muốn Với nhượng quyền thương mại bên nhận quyền chỉ được sử dụng công nghệ, qui trình để sản xuất ra những loại sản phẩm dịch vụ

có cùng chất lượng mẫu mã, dưới tên nhãn hiệu hàng hóa do bên nhượng quyền

Trang 5

qui định Bên nhượng quyền trở thành một thành viên trong mạng lưới kinh doanh trong hệ thống, điều này không có trong hoạt động chuyển giao công nghệ.

- Về phạm vi và đối tượng chuyền giao : Đối tượng của chuyển giao công nghệ là chuyển giao các máy móc, thiết bị dịch vụ, đào tạo, ngoài ra còn có kiến thức công nghệ cho bên mua Đối tượng chính của nhượng quyền thương mại là quyền kinh doanh hay là cẩm nang nhượng quyền bao gồm quyền qui định, quản lí, huấn luyện nhân viên, thiết kế địa điểm kinh doanh, bí quyết kinh doanh

- Về mối quan hệ kiểm soát hỗ trợ : trong hoạt động chuyển giao công nghệ sau khi đối tượng chuyển giao được chuyển giao xong thì bên nhượng quyền không còn nghĩa vụ gì đối với bên nhận Nhưng trong hoạt động nhượng quyền thương mại, sau khi nhượng quyền bên nhượng quyền sẽ có quyền kiểm soát toàn diện hoặc chi tiết vừa có nghĩa vụ phải hỗ trợ bên nhận quyền nhằm đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống

2.2 Franchise và phân phối sản phẩm, đại lý

- Nhượng quyền đôi khi còn bị nhầm lẫn với đại lý độc quyền Mục đích của đại lý thường được qui định thông qua doanh số, thị phần và độc quyền sản phầm mà không quá chú trọng đến qui trình hoạt động, quản lí, hệ thống nhận diện thương hiệu và cách thức mà nhà nhà phân phối hay đại lí độc quyền thực hiện

- Ngoài ra trong quan hệ đại lý , quyền sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền bán hàng thuộc về bên giao đại lý, bên đại lý chỉ bán sản phẩm để hưởng thù lao hoa hồng, tuy hợp đồng cung ứng sản phẩm dịch vụ được ký kết giữa đại lý và bên thứ ba nhưng quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này là ràng buộc bên giao đại lý Đối với nhượng quyền thương mại, thì tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể hoàn toàn khác, quyền sở hữu hàng hóa dịch vụ thuộc bên nhận quyền, bên nhận quyền có quyền nhân danh chính mình cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho bên thứ

ba Bên nhận quyền cũng là người trực tiếp xác lập quan hệ thương mại với khác hàng, chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh từ sản phẩm, dịch vụ do mình cung cấp

2.3 Franchise và license

- Về đối tượng chuyển giao: nếu hoạt động license chỉ dừng lại ở việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, thì trong nhượng quyền thương mại, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ là một phần của hoạt động chuyển giao, vì bên cạnh đó, bên nhượng quyền còn chuyển giao cách thức,

Trang 6

bí quyết tiến hành kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, thiết kế, trang trí địa điểm kinh doanh…nói một cách tổng quát là chuyển giao cả phần nội dung và hình thức của quy trình kinh doanh Rõ ràng, đối tượng của nhượng quyền thương mại rộng

và bao quát hơn so với hoạt động license

- Về mục đích của quá trình chuyển giao: trong hoạt động license, mục đích mà bên nhận license hướng tới là nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm xác định hình thức, nội dung sản phẩm, còn trong nhượng quyền thương mại, mục tiêu mà bên nhượng quyền và bên nhận quyền hướng tới là phát triển một hệ thống kinh doanh, trong đó nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp chỉ là một bộ phận

- Sự hỗ trợ/ kiểm soát giữa các bên trong quá trình chuyền giao với hoạt động license chỉ là sự hỗ trợ ban đầu khi bân chuyển giao nhượng các đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển giao, còn trong nhượng quyền thương mại sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền là liên tục trong suốt quá trình của thời gian ký hợp đồng, sự hỗ trợ này cũng được qui định rõ trong hợp đồng Bên cạnh đó, bên chuyển giao trong hoạt động license chỉ có quyền kiểm soát khi cần thiết và trong phạm vi hẹp đối với bên nhận chuyển giao (do đối tượng của hợp đồng license hơn đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại) Trong nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền có quyền kiểm tra sâu sát, toàn diện đối với hoạt động của bên nhận quyền (bằng hình thức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất) Và, việc đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền đã được luật định (đối xử bình đẳng về mức đầu tư ban đầu, mức phí nhượng quyền, phí định kỳ…,nghĩa vụ hỗ trợ các hoạt động quản lý, huấn luyện nhân viên, thiết kế, trang trí các địa điểm kinh doanh….), vấn đề này trong hoạt động licenset buộc thực hiện

3 Thuận lợi và thách thức khi kinh doanh theo hình thức Franchise :

Tỷ lệ các doanh nghiệp thành công khi kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mạ là rất nhiều Theo một thống kê của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thì tại Mỹ

có đến 95% doanh nghiệp thành công nhờ hình thức này Tuy nhiên con số này có thể gây hiểu lầm biết đâu trong số 95% này lại tồn tại những doanh nghiệp vẫn tồn tại nhưng kinh doanh không hiệu quả Nhượng quyền thương mại có những thuận lợi nhưng tất nhiên không có gì là tuyệt đối Phần sau đây sẽ trình bày những

Trang 7

thuận lợi và thách thức đặt ra khi sử dụng mô hình franchise cho cả người mua và người bán

3.1 Đối với người mua

3.1.1 Thuận lợi

- Đầu tư an toàn hơn : Hiện nay thương hiệu đã trở nên vô cùng quan trọng Người ta đã làm một thử nghiệm nhỏ đối với 2 loại nước giải khat Coca Cola và Pepsi Khi cho một nhóm người uống 2 loại nước có ga này nhưng không cho biết lon nào là Coca, lon nào là Pepse Kết quả là 60% trong số đó cho biết Pepsi ngon hơn Tuy nhiên, cũng với nhóm người này những người tiến hành thử nghiệm lại cho họ uống 2 lần, 1 lần Coca và 1 lần Pepsi và nhóm người uống biết họ đang uống gì, thì kết quả đáng ngạc nhiên là 80% trong số đó nó Coca ngon hơn Như vậy có thể thấy được giá trị thương hiệu có ý nghĩa như thế nào Hiện nay, chất lượng không còn là tất cả, mà chính thương hiệu mới mang lại thành công Do vậy khi mua franchise, người mua sẽ kinh doanh trên chính thương hiệu đã tồn tại, đã

có chỗ đứng trên thị trường và như thế độ an toàn sẽ cao hơn nhiều so với tự kinh doanh với một sản phẩm, thương hiệu mới ngay từ đầu

- Nhận được sự giúp đỡ từ chủ thương hiệu : Sự giúp đỡ này là những kinh nghiệm Trước khi cửa hàng nhượng quyền thương mại khai trương là tư vấn về đào tạo, thiết kế, chọn địa điểm, nguồn hàng… Sau khi khai trương là công tác như tiếp thị, quảng cáo và hỗ trợ về nhiều mặt khác Do phải bảo vệ thương hiệu của mình nên chủ thương hiệu khi đã quyết định nhượng quyền sẽ phải toàn tâm toàn ý giúp đỡ người nhận thương hiệu để họ có thể thành công

- Chi phí quảng cáo thấp hơn : Nếu kinh doanh độc lập, chúng ta cần bỏ ra một chi phí rất lớn cho việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình nhưng khi nhận quyền thương mại thì những chi phí này lại được chia sẻ Nghĩa là những quảng cáo chung có thể được chủ thương hiệu tiến hành nhưng người nhận quyền vẫn được hưởng lợi ích từ việc này,

- Dễ huy động vốn từ các tổ chức tín dụng hơn :Do xác suất thành công cao hơn nên các tổ chức tín dụng thường xét duyệt cho các doanh nghiệp nhận quyền thượng mại dễ dàng hơn so với những dự án kinh doanh độc lập có độ rủi ro cao Người chủ thương hiệu có thể đứng ra làm cầu nối trung gian với các tổ chức tín dụng cho người nhận quyền vay tiền nhằm phát triển và nhân rộng mô hình kinh doanh hơn

Trang 8

- Nhãn hiệu thường đã được bảo hộ sẵn :hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại đều đăng kí bảo hộ thương hiệu ở nhiều quốc gia trên thế giới Khi chủ thương hiệu đã được đăng kí rồi thì mọi tranh chấp diễn

ra khi vi phạm bản quyền thương hiệu sẽ được chủ thương hiệu hỗ trợ khiếu kiện Đây cũng là một lợi thế quan trọng khi kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại

3.1.2 Thách thức :

- Những sản phẩm hay mọi chương trình xúc tiến kinh doanh tổng quát đều do chủ thương hiệu đề ra, nhằm tạo sự thống nhất trong cả hệ thống nhượng quyền người nhận quyền không có quyền quyết định Điều này sẽ làm giảm sức sáng tạo của người nhận quyền Mặc dù vậy trong một số trường hợp, tùy thuộc vào văn hóa từng khu vực mà người nhận quyền cũng có thể thương lượng để thay đổi một vài chi tiết cho phù hợp

- Đôi khi việc nhận quyền thương mại có chi phí ban đầu khá cao so với tự kinh doanh độc lập ngoài ra người nhận quyền còn phải tra những chi phí hàng tháng khác

- Rủi ro có thể bị lây lan từ cửa hàng nhượng quyền này sang nhượng quyền khác,

do vậy nếu một cửa hàng trong hệ thống làm sai rất dễ sẽ hưởng đến toàn bộ hệ thống, và khó có một cửa hàng nhượng quyền nào có thể tránh khỏi

3.2 Đối với người bán

3.2.1 Thuận lợi :

- Phát triển và nhân rộng mạng lưới kinh doanh mà không cần bỏ thêm vốn Đây

là một thuận lợi dễ thấy được cho các chủ doanh nghiệp nhượng quyền Họ không cần phải đầu tư, quản lý nhưng những cửa hàng mang thương hiệu của họ vẫn được mở ra Hơn nữa bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn thị phần của mình tăng và mô hình nhượng quyền thương mại là mô hình tốt nhất giúp họ thực hiện mong muốn này

- Quảng bá thương hiệu của mình : Như đã nói ở trên, thương hiệu là tài sản quí giá nhất của một doanh, đối với những doanh nghiệp không kinh doanh theo hình thức này thì việc bỏ ra một chi phí khổng lồ dành cho quàng cáo để đưa thương hiệu của mình vào tâm trí khách hàng là điều không thể tránh khỏi Thế nhưng khi nhiều cừa hàng nhượng quyền được mở ra thì mức độ nhận biết của người tiêu

Trang 9

dùng đối với thương hiệu của doanh nghiệp càng tăng lên, mà doanh nghiệp không cần đầu tư chi phí

- Tối đa hóa lợi nhuận : từ việc thu phí từ các cửa hàng nhượng quyền Có rất nhiều phí mà người nhận quyền phải trả cho người nhượng quyền sau khi đã kí hợp đồng như phí hàng tháng, phí đào tạo…

- Tối thiều hóa rủi ro khi thâm nhập thị trường mới: Việc một doanh nghiệp muốn bước vào kinh doanh ở một thị trường mới mà không hiểu rõ văn hóa cũng như phong cách tiêu dùng của người dân bản xứ có thể gây cho họ những bất lợi Việc nhượng quyền thương mại cho một cá nhân, doanh nghiệp sống ở thị trường mới

sẽ giúp doanh nghiệp nhượng quyền tránh những tránh những bất lợi này

3.2.2 Thách thức :

- Thách thức lớn nhất khi nhượng quyền thương mại đó là việc quản lí những cừa hàng nhương quyền sao cho họ làm đúng như những chuẩn mực mà phía doanh nghiệp nhượng mại đề ra Bởi vì một thương hiệu lớn có thể chịu thiệt hại nặng nề nếu một trong số các cửa hàng nhượng quyền không tuân thủ những nguyên tắc

mà sáng tạo ra theo cách riêng của họ

Trang 10

Phần II NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI – VIỆT NAM - CƠ

HỘI MỚI MỞ RA

Trong những năm gần đây Việt Nam có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 8%, một quốc gia có trên 84 triệu dân, tình hình kinh tế, chính trị ổn định, sức mua của thị trường được đánh giá là rất cao trên thế giới Hơn thế nữa Việt Nam đã hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới bằng việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO cùng với những chính sách khuyến khích đầu tư và đang gấp rút hoàn thiện môi trường luật pháp để thu hút các cơ hội đến từ nước ngoài cũng như để cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam một cách dễ dàng Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi như vậy thì việc lựa chọn hình thức kinh doanh như thế nào để có thể tận dụng tốt các cơ hội là một điều mà không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam đang suy nghĩ mà chính các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải nghiên cứu vấn đề này Nhượng quyền thương mại có thế

là một giải pháp cho cả 2 doanh nghiệp này

1 Tình hình hoạt động nhượng quyền ở Việt Nam :

1.1 Các tập đoàn nước ngoài nhượng quyền ở Việt Nam :

- Nhượng quyền thương mại đã ra đời từ rất lâu trên thế giới và không ngừng khẳng định đây là một hình thức kinh doanh có những ưu điểm nổi bật Nhưng ở Việt Nam thì đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ Không phải mới mẻ vì nó mới xuất hiện được một vài năm ở Việt Nam mà mới mẻ bởi những văn bản mang tính chính thống, pháp lý để đưa ra một định nghĩa rõ ràng về hình thức này mới chỉ xuất hiện từ năm 2006 Thực ra phôi thai của hình thức nhượng quyền thương mại

đã xuất hiện ở Việt Nam từ trước những năm 1975 thông qua hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm của các dạng xăng dầu của Mỹ như Mobil, Esso, Shell

và các đại lí bảo dưỡng ô tô, xe máy Sau đó là sự xuất hiện của các chuỗi cừa hàng rửa tráng phim ảnh như Kodak, Fuji, Konica… Tuy nhiêu đến trước những năm 90 của thế kỉ trước hầu như có rất ít thương hiệu lớn của nước ngoài có mặt ở VIệt Nam theo hình thức nhượng quyền thương mại do đặc điểm nên kinh tế bao cấp lúc bầy giờ

Chỉ cho đến khi mở cừa nền kinh tế thì các thương hiệu nước ngoài mới tiếp cận thị trường Việt Nam với hình thức và qui mô ngày càng lớn hơn Năm 1998, hai đại gia của ngành công nghiệp thức ăn nhanh là KFC (Mỹ) và Lotteria (Hàn Quốc

Ngày đăng: 10/04/2016, 22:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w