1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn áp dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm của mô hình VNEN vào một số tiết học tiếng việt 1 công nghệ giáo dục để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 1a1 trường TH chu văn an huyện cát hải

30 889 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 220 KB

Nội dung

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Chu Văn An - huyệnCát Hải Tên sáng kiến: “Áp dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm của mô hình VNEN vào một số tiết học Tiếng Việt

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

Phần

(chương,

Đơn đề nghị xét công nhận sáng kiến năm 2014 2

II Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc của HS lớp 1A1 11

Các sáng kiến kinh nghiệm đã viết 26

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Năm 2014 Kính gửi: Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi

Họ và tên: Đỗ Thị Thu Huyền

Trang 2

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Chu Văn An - huyệnCát Hải

Tên sáng kiến: “Áp dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm của mô

hình VNEN vào một số tiết học Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 1A1 trường TH Chu Văn An - Huyện Cát Hải”.

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt

1 Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết:

* Ưu điểm:

Học sinh thực hiện các hoạt động theo lệnh của giáo viên Giáo viênkhông mất nhiều thời gian vào nghiên cứu bài soạn của tiết dạy do tiến trình bàidạy đã được ghi lại trong sách thiết kế dành cho giáo viên Giáo viên dễ quản lílớp học khi tổ chức thực hiện tiết dạy Tiếng Việt 1 theo công nghệ giáo dục trênlớp

* Hạn chế: Giáo viên phải nói nhiều Học sinh thụ động tiếp thu kiến

thức Học sinh hoạt động dập khuôn, máy móc do các hoạt động (theo quy trình)được lặp đi lặp lại hàng ngày Kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng tự chủ của họcsinh bị hạn chế Khó phân loại được đối tượng học sinh

2 Tóm tắt nội dung, giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

* Tính mới, tính sáng tạo:

Tôi đã kết hợp áp dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm của mô hìnhtrường học mới Việt Nam (VNEN) vào các giờ dạy Tiếng Việt để nâng cao hiệuquả học tập môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục

* Khả năng áp dụng và nhân rộng:

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi đã thực hiện có thể ứng dụng cho giáoviên dạy lớp 1 trong trường Tiểu học Chu Văn An cũng như các giáo viên lớp 1dạy chương trình Công nghệ giáo dục trong toàn huyện

* Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:

Trang 3

Nhờ việc sử dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm của mô hìnhVNEN, học sinh được rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng tự chủ, hợp tácnhóm Học sinh có nhiều cơ hội để chia sẻ kiến thức với các bạn Chính vì vậy,

học sinh tự tin hơn, hiệu quả học tập cao hơn, đặc biệt kĩ năng đọc (một kĩ năng rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt 1 CGD) được nâng cao rõ rệt.

Sáng kiến góp phần giúp giáo viên khối lớp 1 tích luỹ được một số kinh nghiệm

để thực hiện giờ dạy Tiếng Việt 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục mộtcách có hiệu quả Từ đó, kích thích mỗi giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo để tìmthêm nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nóiriêng, kết quả giảng dạy nói chung

Trang 4

“Áp dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm của mô hình VNEN vào một số tiết học Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 1A1 trường TH Chu Văn An - huyện Cát Hải”.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt

Tên đơn vị: Trường Tiểu học Chu Văn An

Địa chỉ: Tổ dân phố 18 - Thị trấn Cát Bà - Huyện Cát Hải - Hải PhòngĐiện thoại : 0313887186

I Mô tả giải pháp đã biết:

* Giải pháp:

Năm học 2013 - 2014 là năm đầu tiên tôi được phân công dạy thí điểmchương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục Vì vậy, khi thực hiện chươngtrình, tôi luôn dạy đúng quy trình trong sách thiết kế Khi tổ chức các hoạt độngdạy học, tôi sử dụng phương pháp dùng lời nói giảng giải cho học sinh hiểu bàihoặc đưa ra câu hỏi chung cho cả lớp trả lời

* Ưu điểm:

Học sinh thực hiện các hoạt động theo lệnh của giáo viên Giáo viênkhông mất nhiều thời gian vào nghiên cứu bài soạn của tiết dạy do tiến trình bàidạy đã được ghi trong sách thiết kế dành cho giáo viên Giáo viên dễ quản lớphọc khi tổ chức thực hiện tiết dạy Tiếng Việt 1 theo Công nghệ giáo dục trênlớp

* Hạn chế:

Giáo viên phải nói nhiều Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức Học sinh

Trang 5

lặp lại hàng ngày Kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng tự chủ, của học sinh bị hạnchế Học sinh ít có cơ hội phát huy năng lực, sở trường của cá nhân Khó phânloại được đối tượng học sinh

II Nội dung, giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

* Tính mới, tính sáng tạo:

Tôi đã kết hợp áp dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm của mô hìnhtrường học mới Việt Nam (VNEN) vào một số giờ dạy Tiếng Việt (chủ yếu ởviệc 3) để nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trìnhCông nghệ giáo dục

* Khả năng áp dụng và nhân rộng:

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi đã thực hiện có thể ứng dụng cho giáoviên dạy lớp 1 trường Tiểu học Chu Văn An cũng như các giáo viên lớp 1 dạychương trình công nghệ giáo dục trong toàn huyện

* Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:

Nhờ áp dụng hình thức tổ chức dạy học nhóm của mô hình VNEN vàomột số giờ dạy Tiếng Việt 1, học sinh được rèn luyện các kĩ năng cơ bản: tính tựchủ, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đánh giá và tự đánh giá Làm việc theo nhóm giúp học sinh có nhiều cơ hội để chia sẻ kiến thứctrước các bạn Chính vì vậy, học sinh tự tin hơn, hiệu quả học tập cao hơn, đặc

biệt kĩ năng đọc (một kĩ năng rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt 1 CGD) được nâng cao rõ rệt

Sáng kiến góp phần giúp giáo viên khối 1 tích luỹ được một số kinhnghiệm để thực hiện giờ dạy Tiếng Việt 1 theo chương trình Công nghệ giáo dụcmột cách có hiệu quả Từ đó, kích thích mỗi giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo đểtìm thêm nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nóiriêng, kết quả giảng dạy nói chung

Trang 6

Đỗ Thị Thu Huyền

A PHẦN MỞ ĐẦU

I BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI

Trang 7

Từ năm 1995, việc dạy học Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục đã triểnkhai hiệu quả ở 43 tỉnh thành trên toàn quốc Đến năm 2000, do Luật Giáo dụcquy định một chương trình, một bộ sách giáo khoa nên việc dạy học Tiếng Việtlớp 1 theo chương trình của trung tâm Công nghệ giáo dục không được thựchiện

Năm học 2006 - 2007, trung tâm Công nghệ giáo dục thực hiện đề tàinghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Bộ “Hoàn thiện Công nghệ dạy Tiếng Việtlớp 1 cho học sinh dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc” Sở GD&ĐTLào Cai được chọn là nơi thử nghiệm cho đề tài Kết quả môn Tiếng Việt củahọc sinh các trường này được nâng lên rõ rệt

Năm học 2011 - 2012, Bộ GD&ĐT chủ trương dạy học Tiếng Việt 1Công nghệ giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinhtiểu học Năm học 2013 - 2014 triển khai ở 35 tỉnh với trên 183.000 học sinh.Tại huyện Cát Hải, năm học 2013 - 2014, trường Tiểu học Chu Văn An làtrường đầu tiên, duy nhất của huyện được lựa chọn để dạy thử nghiệm chươngtrình này Sau năm đầu triển khai, việc dạy Tiếng Việt 1 theo chương trình Côngnghệ giáo dục ở trường Tiểu học Chu Văn An đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ

Từ kết quả thử nghiệm tại trường Tiểu học Chu Văn An, năm học 2014 – 2015phòng Giáo dục và Đào tạo Cát Hải đã triển khai nhân rộng dạy tiếng Việt 1chương trình Công nghệ giáo dục trong toàn huyện

II LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục giúp học sinhđọc thông, viết thạo, không tái mù Các em học chương trình Công nghệ giáodục nắm được luật chính tả, hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt một cách chắcchắn Học sinh học chương trình Công nghệ giáo dục được rèn đồng thời các kĩnăng nghe - nói - đọc - viết , đặc biệt kĩ năng đọc, viết

Qua một năm giảng dạy chương trình Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáodục tại trường Tiểu học Chu Văn An chúng tôi đã áp dụng đúng các bước dạytheo trình tự sách thiết kế, thực hiện nghiêm túc theo quy trình đã được tập huấn

Trang 8

tại Sở, kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 1 so với các năm trước đã được nânglên đáng kể Học sinh có kĩ năng đọc, viết tốt hơn nhiều so với các khóa họctrước Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng học sinh đọc chậm, còn đánh vần, các emchưa thực sự tự tin khi đọc bài, đọc còn nhỏ Chính những tồn tại này khiếnchúng tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra các giải pháp giúp học sinh tự tintrong học tập, giúp các em có cơ hội giúp bạn cùng tiến bộ ngay trong các giờhọc Năm học này, trường tôi bắt đầu dạy thí điểm chương trình VNEN, sau quátrình tìm hiểu và dự giờ các tiết học VNEN, tôi đã thử áp dụng dạy học nhómcủa mô hình này vào các giờ dạy Tiếng Việt (chủ yếu việc 3) và bước đầu đã có

hiệu quả Chính vì những lẽ đó, hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Áp dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm của mô hình VNEN vào một số tiết học Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 1A1 trường TH Chu Văn An – Huyện Cát Hải”.

III PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA SÁNG KIẾN

1 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng dạy học Tiếng Việt 1, hình thức tổ

chức hoạt động nhóm trong mô hình VNEN và đề xuất giải pháp “Áp dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm của mô hình VNEN vào một số tiết học Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 1A1 trường TH Chu Văn An”.

2 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh lớp 1A1 trường TH Chu Văn An năm học 2014 - 2015

IV MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN

Tôi nghiên cứu đề tài này để tìm ra những nguyên nhân mà trong quátrình giảng dạy môn Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục khi chưa sử dụng hìnhthức tổ chức dạy hoạt theo nhóm của mô hình VNEN thì chất lượng đọc của họcsinh chưa cao Qua đó tìm ra một số biện pháp có tính khả thi nhằm giúp giáoviên nâng cao chất lượng đọc của học sinh học Tiếng Việt 1 theo chương trình

Trang 9

Công nghệ giáo dục, đặc biệt là việc áp dụng hình thức tổ chức dạy hoạt theonhóm của mô hình VNEN vào việc 3 của một số tiết Tiếng Việt 1.

V ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nhờ việc áp dụng sáng kiến vào các giờ Tiếng Việt giúp học sinh bướcđầu tiếp cận với hình thức học tập theo nhóm Các em được rèn kĩ năng học cánhân, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng giao tiếp Các em tích cực tự luyện đọc,giúp đỡ các bạn đọc yếu trong nhóm, chia sẻ với các bạn khác nhóm Học sinh

tự tin khi đọc bài, nhiều em đọc bài to, rõ ràng Chất lượng đọc của học sinhđược nâng lên rõ rệt

Giáo viên được đi tập huấn và đã được trải nghiệm giảng dạy một nămchương trình Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục, thường xuyên học hỏi các đồngnghiệp Hàng tuần giáo viên khối 1 trong trường có sự bàn bạc và thống nhất vềtừng bài Hàng tháng các giáo viên khối 1 trong toàn huyện cũng có cơ hội gặpnhau để dự chuyên đề, hội thảo giao lưu và chia sẻ với nhau về chương trìnhnày Giáo viên tâm huyết với nghề, tích cực tự học và học hỏi đồng nghiệp đểtrau dồi chuyên môn

Chương trình CGD nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh

Học sinh ngoan ngoãn, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên và tích cựchọc tập

2 Khó khăn

Năm học này nhà trường mới triển khai chương trình VNEN, giáo viênchưa được dự giờ nhiều tiết VNEN nên hiểu chưa sâu về cách thức tổ chức dạyhọc theo nhóm của mô hình này

Trang 10

Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu (đồ dùng để dạymôn Tiếng Việt 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục, bàn ghế rời…)

Có sự khác biệt giữa chương trình hiện hành và chương trình công nghệgiáo dục (VD: âm “ k” chương trình hiện hành đọc là “ ca”, âm “ q” đọc là “cu”, nhưng với chương trình này cả hai âm đó đọc là “ cờ” )

Chương trình với lượng kiến thức nhiều, giáo viên không có nhiều thờigian để sửa cá nhân cho học sinh, đặc biệt học sinh yếu Học sinh lớp 1 còn nhỏnên tính tự giác của học sinh chưa cao

3 Giải pháp mà tôi đã thực hiện ở năm trước như sau:

Năm học trước khi dạy môn Tiếng Việt 1 theo chương trình Công nghệgiáo dục tôi chỉ cho học sinh hoạt động cả lớp theo phương pháp đàm thoại: giáoviên giảng giải - học sinh lắng nghe Giáo viên đặt câu hỏi - học sinh trả lời, họcsinh khác nhận xét, bổ sung (nếu thấy cần thiết) Sau đó giáo viên chốt câu trảlời đúng Hoặc với việc 3 trong tiết học khi đọc sách giáo khoa tôi cho thời gian

cả lớp đọc thầm, rồi học sinh đọc đồng thanh, sau đó tôi mời cá nhân học sinhđọc trước lớp Nhưng trong một tiết tôi chỉ mời được 4 đến 5 em đọc bài (vì cácnội dung của bài rất dài)

* Ưu điểm:

Học sinh thực hiện các hoạt động theo lệnh của giáo viên Giáo viênkhông mất nhiều thời gian vào nghiên cứu bài soạn của tiết dạy do tiến trình bàidạy đã được ghi trong sách thiết kế dành cho giáo viên Giáo viên dễ quản lí lớphọc khi tổ chức thực hiện tiết dạy Tiếng Việt 1 theo công nghệ giáo dục trên lớp

* Hạn chế:

Giáo viên phải nói nhiều Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức Học sinhhoạt động dập khuôn, máy móc do các hoạt động (theo quy trình) được lặp đilặp lại hàng ngày Kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng tự chủ, của học sinh bị hạnchế Khó phân loại được đối tượng học sinh

* Nguyên nhân

Trang 11

Lượng kiến thức để cho học sinh chiếm lĩnh trong một tiết học quá nhiều.Thời lượng của nhiều tiết không đủ để giáo viên truyền đạt hết kiến thức Vìvậy, trong một tiết học giáo viên chỉ gọi được một số em trình bày ý kiến củamình (trong khi đó có nhiều em muốn được tham gia đóng góp ý kiến.)

Học sinh lớp 1 nhỏ nên sự tập trung chú ý của các em không cao, học sinhtiếp thu kiến thức một cách thụ động Một số học sinh còn rụt rè, ngại phát biểu

Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân thứ nhất rất quan trọng Nếukhắc phục được những nguyên nhân trên, chất lượng đọc của học sinh sẽ tăng

Vì vậy, ngay từ đầu năm học 2014 - 2015, khi được phân công dạy lớp 1 theochương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục, tôi đã suy nghĩ để tìm ra các giảipháp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh Sau khi nhận lớp và tìmhiểu mô hình VNEN, tôi thấy: Nếu áp dụng hình thức tổ chức dạy học nhóm của

mô hình này sẽ nâng được chất lượng đọc của học sinh Vì vậy, tôi đã lựa chọn

giải pháp “Áp dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm của mô hình VNEN vào một số tiết học Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 1A1 trường TH Chu Văn An – Huyện Cát Hải” để khắc

phục những hạn chế trên nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh

II GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CHẤT LƯỢNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1A1

1 Tiếp tục nghiên cứu tài liệu chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục và tìm hiểu mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)

a, Chương trình Công nghệ giáo dục

Ngay từ khi nhận nhiệm vụ được giao, tôi đã nghiên cứu kĩ các tài liệuliên quan đến chương trình Công nghệ giáo dục môn Tiếng Việt 1 Tôi thấy đốitượng của môn Tiếng Việt lớp1- CGD chính là cấu trúc ngữ âm của Tiếng Việtbao gồm : tiếng - âm và chữ - vần Nội dung chương trình chương trình TiếngViệt lớp 1- CGD ( gồm 6 mẫu)

Trang 12

Phần cụ thể : phần âm Mục tiêu phần âm : HS nắm chắc 38 âm vị củaTiếng Việt cũng như cách viết của các âm vị này Biết phân biệt nguyên âm, phụ

âm qua phát âm dựa vào luồng hơi bị cản hay luồng hơi đi ra tự do

Biết ghép phụ âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang,ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau Biếtphân tích tiếng thanh ngang thành 2 phần : phần đầu và phần vần, phân tíchtiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chế tách đôi) Đọctrơn, rõ ràng đoạn văn có độ dài 20 tiếng Tốc độ đọc tối thiểu là 10 tiếng / phút.Nghe viết chính tả được tất cả các tiếng Viết đúng kiểu chữ viết thường Nắmchắc cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận cấu thành: âm đầu, vần, thanh Nắm chắcluật chính tả e, ê, i; luật chính tả về âm đệm Hơn nữa chương trình này vớilượng kiến thức trong một tiết rất nhiều có những bài học đến 6 vần ( VD: Tuần

21 tiết 7, 8 với bài: Vần/ on, ot, ôn, ôt, ơn, ơt/ hay tuần 23 tiết 3,4: bài vần/ eng,

ec, ong, oc, ông, ôc/), trong mỗi bài phải đảm bảo đủ 4 việc: việc 1: chiếm lĩnhngữ âm (học vần) Việc 2: viết chữ ghi âm (ghi vần) Việc 3: đọc Việc 4: viếtchính tả

b, Mô hình VNEN

Mô hình VNEN thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắclấy HS làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhânHS; chuyển việc truyền thụ của GV thành việc hướng dẫn HS tự học Lớp học

do HS tự quản và được tổ chức theo các hình thức, như: Làm việc theo cặp, làmviệc cá nhân và làm việc theo nhóm, trong đó hình thức học theo nhóm là chủyếu Học sinh được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị

gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của bạn họctrong lớp, trong nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em Họcsinh khá giỏi được phát huy, học sinh còn hạn chế, yếu kém được học sinh củanhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp

Trang 13

Học tập theo mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tích cực tính tự học,sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập Đây là phươngpháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp,

kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong giờ học

3 Giới thiệu về chương trình công nghệ và phương pháp học tập theo nhóm VNEN cho phụ huynh và học sinh.

Ngay từ đầu năm học nhà trường kết hợp với giáo viên chủ nhiệm khối 1 tổchức hội thảo chuyên đề, giới thiệu về chương trình, phương pháp học TiếngViệt công nghệ giáo dục và áp dụng mô hình VNEN vào giảng dạy một số tiếthọc Sau đó giáo viên lên tiết học mẫu, phụ huynh dự giờ và nắm được phươngpháp học môn Tiếng Việt để hỗ trợ, giúp đỡ con em mình học ở nhà đạt kết quảhơn

Khi dạy tuần 0, tôi giới thiệu cho học sinh biết cách tổ chức nhóm và nộidung hoạt động học tập của nhóm Ở tuần này, do chương trình học ít (chỉ cómôn Tiếng Việt) nên tôi đã tập cho học sinh bước đầu làm quen với hoạt độngnhóm Do là tuần đầu học sinh rất lúng túng nhưng tôi vẫn động viên, khuyếnkhích để các em thực hiện

4 Áp dụng hình thức hoạt động nhóm trong mô hình VNEN vào giờ

dạy Tiếng Việt (các ví dụ minh họa đính kèm ở phụ lục 1)

Với phương pháp tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm tôi có thể áp dụngtrong suốt một tiết học Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục, cũng có thể áp dụngmột phần trong quá trình học tập theo từng nội dung của bài

Trang 14

4.1 Chia nhóm

Căn cứ số lượng học sinh trong lớp, tôi bố trí HS ngồi thành từng nhóm đảmbảo thuận tiện cho hoạt động cá nhân và trao đổi trong nhóm khi cần thiết.Thông thường nhóm khoảng từ 2-6 em và có nhóm trưởng Giáo viên có thểphân nhóm ngẫu nhiên hoặc theo sự sắp xếp của mình Cũng có khi để tự họcsinh lựa chọn và tự kết nhóm (do có thể đã có sẵn nhóm làm việc ăn ý với nhau).Việc phân nhóm có thể có nhiều cách khác nhau nhưng miễn sao đạt được mụcđích học sinh có sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, tránh tình trạngtrong nhóm chỉ có một vài người làm việc còn những người khác không làm gì

cả Một nhóm có hoạt động hiệu quả cần có cơ cấu tổ chức: nhóm trưởng cótrách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng có thể docác thành viên trong nhóm bầu hoặc do giáo viên chỉ định Phải quy định rõtrách nhiệm cụ thể của từng vị trí của thành viên trong nhóm

4.2 Giao việc cho nhóm

Có thể giao cùng một nội dung công việc chung cho các nhóm hoặc mỗinhóm một công việc khác nhau nhưng độ khó tương đương nhau, có thể cónhiều hướng khai thác khác nhau Tôi đặt câu hỏi cụ thể, rõ ràng Hướng dẫn cụthể và định hướng cách thức làm việc Lựa chọn vấn đề thảo luận phải hấp dẫn,

có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của học sinh Chủ đề tôiđưa ra gắn liền với thực tế để học sinh tìm hiểu và tìm cách giải quyết vấn đề

4.3 Nhóm thảo luận và báo cáo

Sau khi tất cả các thành viên trong nhóm được bày tỏ ý kiến của mìnhtrong nhóm, thì tất cả sẽ bàn bạc và chọn ra ý kiến chung nhất cho nhóm Rồilên báo cáo ý kiến của nhóm mình Người báo cáo được chỉ định ngẫu nhiên hay

cho nhóm chọn và đề cử (nếu nhóm đề cử thì mỗi lần thuyết trình sẽ phải thay người khác để mỗi cá nhân đều có cơ hội thuyết trình) Ngoài ra, có thể chấp

nhận cho cả nhóm cùng tham gia hỗ trợ thuyết trình và trả lời câu hỏi phản biện

Dù thực hiện bằng cách nào nhưng yêu cầu đặt ra là mọi thành viên trong nhóm

Trang 15

Do học sinh lớp Một còn rất nhỏ, nội dung các tiết Tiếng Việt dài nên việchọc sinh điều khiển là không hiệu quả nên tôi chỉ định nhóm nhận xét và phảnbiện cụ thể hoặc mời ngẫu nhiên bất kỳ trong những nhóm khác phản biện hoặc

cũng có thể phản biện tự do (cho học sinh xung phong) Lúc này tôi quan sát

các nhóm, qua đó ghi nhận đúng sai và đánh giá các nhóm

Tôi là người đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo và hỗ trợ nhóm trả lời câu hỏicủa các nhóm khác khi nhóm báo cáo không trả lời được hoặc đặt thêm câu hỏigợi mở để các nhóm trả lời

Trong quá trình các nhóm thảo luận, tôi đi tới từng nhóm, lắng nghe, gợi ý

và thăm dò xem nhóm nào làm việc tích cực, hiệu quả hơn Nhóm nào các emcòn lúng túng tôi trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ các em

4.4 Đánh giá hoạt động của nhóm

Để việc đánh giá kết quả hoạt động của nhóm được chính xác, công bằng

và minh bạch, tôi thực hiện đánh giá qua nhiều khâu, nhiều phần:

* Học sinh tự đánh giá kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm:

Thực tế học sinh lớp Một chưa có kĩ năng làm việc theo nhóm, các emchưa thực sự tự tin, nhiều em rụt rè, nhút nhát nên các em không tham gia tíchcực làm việc nhóm Vì vậy, ngay từ buổi đầu, tôi hướng dẫn rất cụ thể việcnhóm tự nhận xét các thành viên khi tham gia vào công việc nhóm theo cách tựđánh giá, đánh giá lẫn nhau

* Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau:

Sau phần báo cáo của các nhóm và phần nhận xét của tôi, tôi yêu cầu các

nhóm bình chọn lẫn nhau Đây là việc làm phát huy tính dân chủ trong việc đánhgiá, đồng thời giúp giáo viên đưa ra kết quả cuối cùng một cách công bằng Từ

đó các nhóm sẽ hăng hái thi đua, tích cực học tập để đạt kết quả tốt nhất

* Giáo viên có nhận xét:

Tôi phân tích kết quả thực hiện của từng nhóm, so sánh với các nhómkhác để học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm của nhóm mình Từ đó tôi chỉ ra

Ngày đăng: 10/04/2016, 21:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w