- Ký hợp đồng thu mua bã cà phê dài hạn với ông trùm café Trung Nguyên tại Việt Nam và các hãng Café đa quốc gia, có vốn nước ngoài lớn như Highlands Coffee, The Coffee Bean, Starbucks…
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐỀ TÀI: Thu mua và tái sử dụng bã cà phê
trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
Giảng viên hướng dẫn : Thầy giáo Phùng Chí Cường Sinh viên thực hiện : Vũ Minh Thi
Lớp : Kinh tế Nông Nghiệp
và Phát triển Nông Thôn K54
Mã số sinh viên : 11123691
Hà Nội, tháng 10 năm 2014.
Trang 2Tên dự án: Thu mua và tái sử dụng bã cà phê
trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
Mục tiêu:
Xây dựng mô hình thu mua các phụ phẩm từ cà phê như bã
cà phê để chuyển hóa mục đích sử dụng, xử lý hữu cơ giúp bảo vệ môi trường, tạo ra nguồn nhiên liệu đầu vào có chi phí thấp
Nội dung:
- Nông nghiệp : Xây dựng chuyển giao công nghệ ủ phân hữu cơ giúp chuyển hóa bã cà phê từ phế phẩm bỏ đi trở thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng cho cây trồng.
- Công nghiệp : Xây dựng chuyển giao công nghệ chế biến
bã cà phê thành dầu Diesel sinh học dùng chạy động cơ ôtô.
- Dịch vụ : Chuyển hóa bã cà phê thành sản phẩm dưỡng
da, đắp mặt, chăm sóc sắc đẹp và cơ thể.
- Tổ chức thu mua bã cà phê ở các cửa hàng cà phê lớn nhỏ trên toàn thành phố
- Tập huấn kỹ thuật nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật thực hiện trực tiếp công việc
- Đẩy mạnh truyền thông và quảng cáo hình ảnh về những lợi ích tích cực và ý nghĩa nhân văn, góp phần bảo vệ môi trường, phát minh ra nguồn năng lượng sạch… của dự án
- Ký hợp đồng thu mua bã cà phê dài hạn với ông trùm café Trung Nguyên tại Việt Nam và các hãng Café đa quốc gia, có vốn nước ngoài lớn như Highlands Coffee, The Coffee Bean, Starbucks… giúp quảng cáo và truyền bá rộng rãi mô hình, quy trình, sản phẩm chuyển hóa bã cà phê trên khắp thế giới
- Tiến hành chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cuối cùng
Trang 3Một vài nét chung về tình hình thị trường cà phê ở Việt Nam
và trên thế giới
Lịch sử về sự phát triển cây cà phê ở Việt Nam
Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857, trước hết
là ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum… Song mãi tới đầu thế kỷ hai mươi trở đi thì cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ – Nghệ An và sau đó là ở Đắc Lắc và Lâm Đồng, nhưng tổng diện tích không quá vài ngàn hecta
Sau cách mạng tháng 8, diện tích cà phê ở miền Bắc được phát triển thêm tại một số nông trường quốc doanh và thời kỳ có diện tích cao nhất là trên 10.000ha vào năm 1963 – 1964 ở miền Nam trước ngày giải phóng, vào năm 1975 diện tích cà phê có khoảng 10.000 ha Tại Đắc Lắc có khoảng 7.000 ha, Lâm Đồng 1.700 ha và Đồng Nai 1.100 ha
Cà phê trồng ở miền Bắc trong những năm trước đây chủ yếu là cà
phê chè (Coffea arabica), năng suất thường đạt từ 400 – 600 kg/ha,
có một số điển hình thâm canh tốt đã đạt trên 1 tấn/ha
Diện tích trồng cà phê ở miềm Nam trước ngày giải phóng chủ yếu
là giống cà phê vối (Canephora robusta), một số diện tích nhỏ cà
phê chè được trồng ở Lâm Đồng Năng suất cà phê vối trong thời
kỳ này thường đạt trên dưới 1 tấn/ha, ở một số đồn điền có quy mô vừa và nhỏ cũng đã đạt năng suất từ 2 – 3 tấn/ha Ngày nay trong cơ chế quản lý mới, được áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật cho nên năng suất đã tăng lên rất nhanh Từ một vài năm gần đây cây cà phê chè đã được phát triển mở rộng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc với
Trang 4tổng diện tích khoảng 7.000 ha bao gồm: Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Yên Bái v.v…
Tại Viện nghiên cứu cà phê đã đạt được trên 3 tấn/ha Theo chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp mục tiêu phát triển cà phê
ở Việt Nam tới năm sau 2000 là : Có diện tích trên 200.000 ha và tổng sản lượng hàng năm đạt 250.000 tấn Cà phê Việt Nam là một mặt hàng nông sản quan trọng trên thị trường thế giới và đem về nguồn ngoại tệ xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân
Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu hecta và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn Năng suất bình quân chưa vượt quá 6 tạ nhân/ha Trong đó ở châu Phi có 28 nước năng suất bình quân không vượt quá 4 tạ nhân/ha Nam Mỹ đạt dưới 6 tạ nhân/ha Bốn nước có diện tích cà phê lớn nhất đó là: Brazil trên 3 triệu hecta chiếm 25% sản lượng cà phê thế giới, CÔTE D’LVOIRE (CHẤU PHI), INDONESIA (CHẤU Á) mỗi nước khoảng 1 triệu hecta và Côlômbia có gần 1 triệu hecta với sản lượng hàng năm đạt trên dưới 700 ngàn tấn Do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới như giống mới và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa năng suất bình quân đạt trên 1 tấn/ha Điển hình có Costa Rica ở Trung Mỹ với diện tích cà phê chè là 85.000
ha nhưng đã đạt năng suất bình quân trên 1.400 kg/ha
Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao đảo, không ổn định nhất là về giá cả Tổ chức cà phê thế giới (ICO) do không còn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá cà phê
xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây Tình trạng này đã dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải hủy bỏ bớt diện tích cà phê, hoặc không tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh không còn thấy có hiệu quả Năm 1994 do những đợt sương muối và sau đó là hạn hán diễn ra ở Brazil, vì vậy đã làm cho sản lượng cà phê của nước này giảm xuống gần 50%, do đó đã góp phần làm cho giá cà phê tăng vọt, có lợi cho những người xuất khẩu cà phê trên thế giới
Trang 5Cà phê là một loại nước uống cao cấp, nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng vẫn không ngừng tăng lên, chưa có những sản phẩm nhân tạo được chấp nhận để thay thế cho cà phê, vì vậy việc trồng, xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng hóa đặc biệt này vẫn có một ý nghĩa kinh
tế lớn đối với nhiều nước
Xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng gấp rưỡi trong tháng 4/2014
Theo số liệu do Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) công bố mới đây, Việt Nam xuất khẩu được 2,45 triệu bao cà phê (loại 60kg)
trong tháng 4/2014, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 7 tháng đầu niên vụ 2013/2014 (tính từ tháng 10/2013 đến tháng 9/2014) lên 12,5 triệu bao, giảm nhẹ 3,5% so với cùng kỳ niên vụ trước
Theo số liệu của ICO, xuất khẩu cà phê Việt Nam 48,5% so với
cùng kỳ năm trước
Như vậy, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về khối lượng xuất khẩu
cà phê trong tháng 4, chỉ sau Brazil, nước đạt khối lượng xuất khẩu
3 triệu tấn (tăng 6,8% so với cùng kỳ) Tính trong 7 tháng đầu niên
vụ này, Brazil cũng dẫn trước Việt Nam với khối lượng xuất khẩu
Trang 6đạt 20 triệu tấn (tăng 8,9% so với cùng kỳ) Trong tháng 4, xuất khẩu cà phê của toàn thế giới đạt 10,3 triệu bao, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, đưa khối lượng xuất khẩu 7 tháng đầu niên vụ lên 63,4 triệu bao, giảm 3,4%.
Thành phần hóa học trong bã cà phê
Khi pha một cốc cà phê, chỉ dưới 1% hạt cà phê tạo thành giọt cà phê trong cốc của bạn, phần còn lại thì vẫn chứa rất nhiều cellulose, linhin, khí nitro, đường và những chất dinh dưỡng khác
Hydratcarbon: Hàm lượng hydratcarbon trong cà phê khô khoảng 60% Phần lớn là các polysaccharide hòa tan hoặc không hòa tan trong nước và một phần nhỏ là các đường saccharose, glucose
Trang 7Trong quá trình rang các hydratcarbon biến đổi nhiều, chúng có thể phân hủy thành các hợp chất khác nhau hoặc biến mất hầu như hoàn toàn như các chất đường đã nói trên Các đường khử tham gia một
số phản ứng tạo màu và mùi cho cà phê rang Các polysaccharide không hòa tan trong nước, chúng tạo nên những thành tế bào của hạt
cà phê và sau khi pha trở thành bã cà phê
Các chất béo: Trong cà phê nhân tổng hàm lượng chất béo chiếm khoảng 13% Trong quá trình rang các hợp chất béo mất đi 1 – 2% Các chất béo chủ yếu tạo thành dầu cà phê là trigliceride và diterpene, là dạng este của acid bão hòa, nhất là panmitic, behenic, arachidic Các diterpene này rất nhạy với acid, nhiệt và ánh sáng Hàm lượng diterpene giảm đi trong quá trình bảo quản cũng như quá trình rang có thể là do tạo thành các terpnene bay hơi, naphtalene và quinoline
Các acid: Đại diện quan trọng nhất của nhóm acid là các loại acid chlorogenic Đây là những loại acid đặc trưng đối với cà phê Trong quá trình rang chúng bị phân hủy 30 – 70%, sau khi rang có sự hình thành một số acid dễ bay hơi Tất cả các acid này đều góp phần tạo
vị chua của cà phê
Các loại protein: Hầu như không có mặt trong cà phê rang, do rang
ở nhệt độ cao nên một phần bị phân hủy, phần còn lại kết hợp với hydratcarbon và các acid chlorogenic tạo thành những chất màu nâu Bằng phương pháp thủy phân, người ta thấy trong thành phần protein của cà phê có những acid amin sau: cysteine, alanine, phenylalanine, histidine, leucine, lysine, … Các acid amin này ít thấy ở trạng thái tự do, chúng thường ở dạng liên kết Khi gia nhiệt,
Trang 8các mạch polypeptide bị phân cắt, các acid amin được giải phóng ra tác dụng với nhau hoặc tác dụng với những chất tạo mùi và vị cho
cà phê rang Trong số các acid amin kể trên đáng chú ý nhất là những acid amin có chứa lưu huỳnh như cystein, methionine và proline, chúng góp phần tạo nên hương vị đặc trưng của cà phê sau khi rang Đặc biệt, methionine và proline có tác dụng làm giảm tốc
độ oxi hóa các chất thơm, làm cho cà phê rang giữ được mùi vị khi bảo quản Trong quá trình chế biến chỉ có một phần protein bị phân giải thành acid amin, còn phần lớn bị biến thành hợp chất không tan
Các loại alkaloid: Trong quá trình rang, hàm lượng caffein hầu như không thay đổi Trigoneline giảm khoảng 75%, tạo thành các sản phẩm gồm acid nicotinic (niacin), nicitinamide và các chất thơm bay hơi như pyrine và pyrol Trong đó đáng chú ý nhất là niacin, trong cơ thể con người có tác dụng như một loại vitamine
Các chất thơm: Trong thành phần của các hợp chất thơm có khoảng 50% aldehyde, 20% ketone, 8% ester, 7% heterocylic, 2% dimethylsulfide, một lượng ít hơn là các sulfide hữu cơ khác, còn có một lượng nhỏ nitrile, alcohol hoặc các hydrocarbon đã bão hòa và chưa bão hòa có trọng lượng phân tử thấp như isoprene
Các chất khoáng: Hàm lượng chất khoáng trong cà phê khoảng 3 – 5%, chủ yếu là kali, nitơ magie, photpho, clo Ngoài ra còn thấy nhôm, sắt, đồng, iod, lưu huỳnh, …những chất này ảnh hưởng không tốt đến mùi vị cà phê Chất lượng cà phê cao khi hàm lượng chất khoáng càng thấp và ngược lại
Trang 9ỨNG DỤNG CỦA BÃ CÀ PHÊ TRONG NÔNG NGHIỆP
là nguồn tài nguyên vô giá Khi pha một cốc cà phê, chỉ dưới 1% hạt cà phê tạo thành giọt cà phê trong cốc của bạn, phần còn lại thì vẫn chứa rất nhiều cellulose, linhin, khí nitro, đường và những chất dinh dưỡng khác mà nấm có thể tận dụng được”
6kg bã cà phê – tương đương với 100 cốc cà phê Espresso được trộn đều với nhiều loại ngũ cốc trong túi, với rễ nấm Những chiếc túi này được đánh số và ghi rõ ngày tháng, và được đặt trong các phòng tối Trong hai tuần và sau hai lượt tưới nước nấm mọc lên rất nhanh
và có thể thu hoạch được
Trang 10Bã cà phê trộn với một số loại ngũ cốc cho vào từng
túi
Mỗi túi cho thu hoạch từ 150-200g nấm và đôi khi nhiều hơn Ở đây
có hai lợi ích về môi trường: hạn chế rác thải môi trường và giảm thiểu sự phát xạ của khí methane – loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính
Nấm sẽ được chuyển đến khách hàng sau khi kiểm tra về chất lượng
và đảm bảo an toàn
Sau 2 tuần sẽ có được sản phẩm nấm tươi
Trang 11Nấm tươi được đóng gói tại Espresso Mushroom.
Công ty Espresso Mushroom đã kinh doanh nấm theo phương pháp này trong vài năm và trong tương lai chúng ta sẽ được ăn nấm trồng chủ yếu từ bã cà phê
2 Bã cà phê diệt trừ ốc sên hại lan.
Một thứ thuốc diệt sên và ôc sên rất hữu hiệu vừa được Robert
Hollingsworth thuộc Viện nghiên cứu của Canh Nông tại Hawaii, và các bạn đồng viện đã nhân thấy chỉ cần 1-2% chất caffeine có thể tận diệt ốc sên và sên trong vòng 2 ngày Chỉ cần 0.01% chất
caffeine cũng làm cho sên không ăn uống gì được Trong một ly cà phê pha sẵn (instant) có 0.05 chất caffeine (65 mgr) và trong ly cà phê pha lọc có 115 mgr Bã cà phê cũng được dùng để xua đuổi các loài sên, chúng sẽ quay đầu trở lại khi đụng vào khu đất có rắc bã cà phê
Vậy thì chúng ta còn chần chừ gì nữa, hãy pha một ly không đường cho lan uống, hoặc chỉ cần rắc bã cà phê xung quanh gốc cây để bảo
vệ những bông hoa đắt giá của mình
3 Ngăn côn trùng như ruồi, muỗi, thiêu thân… bay vào nhà.
Côn trùng bay thích mùi của thùng rác, những thứ thối rữa hay bất
kỳ mùi nào khác báo hiệu có một số thực phẩm ở xung quanh
nhưng, một cách kỳ lạ, những con vật phiền toái ấy thực sự ghét mùi của bã cafe đang cháy khét Chỉ cần lấy một cái đĩa nhỏ, đổ bã
Trang 12cafe vào, đốt một ngọn nến nhỏ và để gần đĩa bã cafe ấy Việc này cực kỳ hiệu quả, mùi cafe thơm lừng khá dễ chịu đối với chúng ta
và bạn có thể yên tâm rằng sẽ không có con côn trùng nào dám đến gần bạn nữa
4 Chuyển hóa bã cà phê thành phân hữu cơ dùng để bón cây.
Do chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên người ta có thể sử dụng bã cà phê như một chất bón cây rất hữu hiệu Trong thành phần của nó chứa nhiều canxi, phốt pho, nitơ cũng như các chất khoáng khác giúp ích cho sự phát triển của cây Bã cà phê rất thích hợp để bón cho các loại cây trồng trong nhà, đặc biệt là các loại cây
ưa đất có axit cao, và cũng là thức ăn yêu thích của nhiều loài giun, vốn là người bạn gần gũi của cây cối
Tuy nhiên, bã cà phê nếu đem bón trực tiếp cho cây cảnh trồng
trong chậu đất sẽ bị ô nhiễm, cây bị hư rễ, kém phát trển hoặc chết
do trong bã cà phê còn nhiều chất đắng Nhưng khi đã qua xử lý thì lại là loại phân hữu cơ rất tốt cho cây
Cách xử lý bã cà phê để bón cây :
- Cách 1 : phơi cho bã cà phê khô và tơi ra rồi mới rải nhẹ và
đều lên mặt đất với liều lượng là 1 muỗng cà phê/gốc Do
bã cà phê sẽ giải phóng mêtan khi được bỏ vào trong thùng rác, chất khí này gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn 20 lần so với khí CO2 Vậy nên chúng ta cần phơi khô bã cà phê rồi tái sử dụng sẽ mang lại lợi ích hơn, cũng như góp phần làm môi trường sống xanh sạch
- Cách 2 : đem bã cà phê trộn lẫn với trấu hoặc xơ dừa, trộn
thêm một ít cám gạo,một ít phân lân, tưới nước cho ẩm, cho vào bao đựng chỗ thoáng mát, sau khoảng hơn 1 tháng là thành phân bón cho cây rất tốt
- Cách 3 : trộn bã cà phê với phân bò, hoà nước đường tưới
lên (tốt nhất là mua đường cục màu đen vì giá rẻ) và ủ với men vi sinh để kích thích quá trình phân hủy các chất hữu
cơ có trong bã cà phê Một lớp bã cà phê + 1 lớp phân +
Trang 13tưới nước đường + men vi sinh làm thành nhiều lớp Ủ kín trong 20 ngày tới 1 tháng, mở ra trộn đều rùi ủ tiếp khoảng 2-3 tháng là mục và có thể dùng được.
ỨNG DỤNG CỦA BÃ CÀ PHÊ TRONG CÔNG NGHIỆP
Các nhà khoa học tại trường đại học Bath của Anh mới nghiên cứu thành công một phương pháp để “biến” bã cà phê thành dầu diesel sinh học có thể dùng chạy động cơ ôtô
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra điều đó rằng bằng cách ngâm chất thải cà phê trong một loại dầu dung mỗi hữu cơ Theo đó, cứ
khoảng 20 kg bã cà phê sẽ sản sinh được 3,8 lít nhiên liệu
Đây không phải lần đầu tiên chất thải cà phê được chuyển hóa thành dầu diesel Trước đó, các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học
Cincinnati của Mỹ cũng phát hiện ra một thành phần trong bã cà phê thải một ngày nào đó sẽ được dùng để sản xuất nhiên liệu sạch
sử dụng cho lò sưởi, xe hơi và làm nhiều nguồn năng lượng khác.Tuy nhiên, nghiên cứu mới này sử dụng đến 20 loại cà phê khác nhau trên khắp thế giới, bao gồm các dạng có cafein và đã được khử