Mỗi năm có hàng nghìn cán bộ, bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi-thú y, kỹ sư nuôi trồng thủy sản và thú y thủy sản đã và đang được đào tạo tại 12 trường Đại học trên khắp cả nước…Nước ta cũn
Trang 1KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TRONG LĨNH VỰC CHẾ TẠO VẮCXIN VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC -CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
Lê Văn Năm1, LêTuấn Hùng2
Tóm tắt
Ngành thú y nói chung và lĩnh vực khoa học trong chế tạo sản xuất vắcxin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y ở nước ta đã có bề dày hơn 100 năm (1904 – 1914 ) Trải qua quá trình xây dựng, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, lĩnh vực khoa học thú y đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Đến nay chúng ta đã có Viện Thú y Quốc gia với Phân viện Thú y miền Trung (mà trước đây là Viện Pasteur Nha Trang) đã trở thành trung tâm nghiên cứu, đào tạo lớn nhất về lĩnh vực khoa học thú y của cả nước Mỗi năm có hàng nghìn cán bộ, bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi-thú y, kỹ sư nuôi trồng thủy sản và thú y thủy sản đã và đang được đào tạo tại 12 trường Đại học trên khắp cả nước…Nước ta cũng đã sản xuất được nhiều loại vắcxin cho gia súc gia cầm với công nghệ sản xuất vắcxin ngày càng được cải tiến theo hướng hiện đại Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loại vắcxin vẫn phải nhập khẩu và rất khó kiểm soát về chất lượng Hơn nữa, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều loại bệnh mới phát sinh đòi hỏi phải có các loại vắcxin mới, phù hợp được sản xuất theo công nghệ hiện đại mới có thể đáp ứng được.Trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất vắcxin theo các phương pháp mới như: nuôi cấy tế bào, công nghệ tái tổ hợp gien, công nghệ nano,… vẫn còn yếu Đây chính là những thách thức lớn đang đặt ra đối với ngành thú y trong thời gian tới
Từ khóa: Khoa học kỹ thuật thú y, vắcxin, dịch bệnh, phát triển, thách thức
1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển ngành Thú y Việt Nam.
Ngành Y và Thú y cận đại Việt Nam có mối liên hệ và gắn bó mật thiết với nhau, bắt đầu từ khi Viện Pastuer Nha Trang được thành lập vào tháng 9 năm 1895 do bác sỹ Alexandre Yersin làm Giám đốc Đây là viện nghiên cứu thú y đầu tiên không những của Việt Nam mà là của toàn Đông Dương vào thời bấy giờ Viện có nhiệm vụ nghiên cứu dịch bệnh, sản xuất các loại vắcxin kháng huyết thanh thú y phòng
và trị bệnh cho động vật, là nơi đào tạo nguồn nhân lực quan trọng cho ngành thú y trên toàn Đông Dương
Ngày 08/01/1902, Đại học Y Hà Nội được thành lập thì ngày 25/10/1904 Toàn quyền Đông Dương Pháp đã ra Nghị định số 2998 thành lập Khoa Thú y trong Trường Đại học Y Hà Nội Tiếp đến ngày 10/8/1910, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách Khoa Thú y từ Trường Đại học Y để thành lập Trường Đại học Thú y Bắc kỳ, có trụ sở chính tại 123 phố Armand Rousseau tức là phố Lò Đúc ngày nay.Ngày 20/7/1940 Toàn quyền Đông Dương lại có Nghị định chuyển đổi Trường Đại học Thú y Bắc kỳ thành Trường Đại học Thú y Đông Dương Như vậy từ năm 1895 đến năm 1940, Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Dương nói chung đã có một Viện Nghiên cứu Thú y ở Nha Trang và một Trường Đại học Thú y Đông Dương ở Hà Nội
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra quyết định chuyển ngành Thú y về trực thuộc Bộ Canh nông theo Sắc lệnh 69-SL ngày 04/12/1945 và thành lập Viện Kháng nhiễm Thú ngư, đặt tại Thanh Hóa.Viện có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, chẩn đoán
1 Hiệp hội sản xuất kinh doanh Thuốc thú y Việt Nam
Trang 2và sản xuất văcxin, huyết thanh phòng trị bệnh cho gia súc gia cầm Đến năm 1949 do chiến tranh kháng chiến chống Pháp, Viện Kháng nhiễm Thú ngư được sơ tán chuyển lên Việt Bắc và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới
Sau 1954, Ngành Thú y tiếp tục giữ nguyên cơ cấu tổ chức mà A.Yersin đã đặt nền móng và xây dựng nên từ những ngày đầu.Ở Trung ương có Phòng Chăn Thú y, ở cấp tỉnh có phòng Chăn nuôi-Thú y trực thuộc Ty Nông nghiệp.Thời kỳ 1956-1963 sau khi Bộ Canh nông đổi tên thành Bộ Nông lâm thì cùng với đó là Vụ Chăn nuôi-Thú y được thành lập trên cơ sở phòng Chăn nuôi – Thú y trước đây
Thời kỳ 1963-1975, chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc Xã hội chủ nghĩa của Đế quốc Mỹ ngày càng khốc liệt, đồng thời cũng là lúc mà dịch bệnh phát sinh trên gia súc, gia cầm ngày càng nghiêm trọng.Đứng trước thực trạng này, để góp phần đảm bảo sản xuất ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, Chính phủ ra Quyết định thành lập Cục Thú y sau khi tách ra khỏi Vụ Chăn nuôi – Thú y Cùng thời gian này, vào tháng 01/1969 Viện Thú y Quốc gia cũng được thành lập nhằm nâng cao một bước trong nghiên cứu khoa học về thú y Lúc nàyở miền Nam trong bối cảnh bị đế quốc Mỹ chiếm đóng, các hoạt động của ngành Thú y vẫn được duy trì ở Viện Thú y Pasteur Nha Trang, Viện Vi trùng và bệnh lý gia súc Sài Gòn…
Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, vượt qua mọi khó khăn thách thức, trong suốt hơn
100 năm qua ngành thú y nước ta đã dần trưởng thành qua từng thời kỳ và đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là trong tổ chức xây dựng hệ thống thú y trong cả nước, trong nghiên cứu khoa học, phòng trừ dịch bệnh…
2 Những thành tựu nổi bật
2.1 Thành tựu trong xây dựng tổ chức mạng lưới, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực ngành Thú y Việt Nam
Ngay từ những ngày đầu vừa mới thành lập 1904-1940, mặc dù lực lượng đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên còn thiếu nhiều nhưng kết quả nổi bật của Đại học Thú y Bắc kỳ sau này là Đại học Thú y Đông Dương vào thời gian này là đã mở được 20 khóa học, đào tạo được 135 bác sỹ thú y (mỗi khóa chỉ đào tạo từ 5-13 người) và vài trăm thú y viên có trình độ trung, sơ cấp cung cấp cho mạng lưới thú y từ trung ương đến địa phương Cùng với đó đã xây dựng và hình thành bộ máy tổ chức và mạng lưới ngành Thú y rất chặt chẽ và tiên tiến từ địa phương đến trung ương theo mô hình tổ chức của Pháp và ngày nay
là mô hình tổ chức của thế giới-Tổ chức dịch tễ Thế giới (OIE) khuyến cáo
Nếu giai đoạn 1904-1940 Việt Nam chỉ có một trường Đại học và một viện Nghiên cứu về thú y, thì đến nay Viện Thú y Quốc gia với Phân viện Thú y miền Trung (mà trước đây là Viện Pasteur Nha Trang) đã trở thành trung tâm nghiên cứu, đào tạo lớn nhất về lĩnh vực khoa học thú y của cả nước Các cán bộ, bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi-thú y, kỹ sư nuôi trồng thủy sản và thú y thủy sản đã và đang được đào tạo tại 12 trường Đại học:
- Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên-Thái Nguyên
- Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang-Bắc Giang
- Trường Đại học Hùng Vương-Phú Thọ
- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
Trang 3- Trường Đại học Hồng Đức-Thanh Hóa
- Trường Đại học Nông lâm-Huế
- Trường Đại học Thủy sản Nha Trang-Khánh Hòa
- Trường Đại học Tây Nguyên
- Trường Đại học Nông lâm-Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Cần Thơ
- Trường Đại học An Giang-An Giang
- Trường Đại học Trà Vinh-Trà Vinh
Hàng năm đào tạo ra hàng ngàn bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi-thú y và kỹ sư nuôi trồng thủy sản Ngoài ra ở 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước đều có trường Cao đẳng Kinh tế hoặc Trung cấp Nông lâm nghiệp trong đó đều có Khoa thú y hoặc Chăn nuôi-thú y, hàng năm cung cấp từ 3-5000 cán bộ kỹ thuật thú y hoặc chăn nuôi-thú y
Cũng từ các cơ sở giáo dục đại học và Viện nghiên cứu nêu trên, mỗi năm đào tạo được hàng trăm thạc sỹ, hàng chục tiến sỹ có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Thú y nước nhà
2.2 Thành tựu trong nghiên cứu và chế tạo vắcxin (từ 1904-2014).
Đối với ngành thú y, đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học, việc nghiên cứu chế tạo thành công các loại vắcxin phòng ngừa các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm là hết sức quan trọng Có thể nói đây
là những sản phẩm hết sức đặc thù của ngành.Nhận thức được vấn đề này trong suốt quá trình hình thành
và phát triển, ngành thú y luôn quan tâm đầu tư cho công tác nghiên cứu chế tạo vắcxin Cụ thể:
a. Giai đoạn 1904-1954
Trong bối cảnh đất nước đang bị thực dân Pháp xâm lược, cơ sở vật chất cũng như điều kiện nghiên cứu hết sức khó khăn, song vào những năm 1930, dưới sự chỉ đạo của nhà bác học Alexandre Yersin, Viện Thú y Pasteur Nha Trang đã sản xuất được các loại vắcxin như:
- Vắcxin chống chó dại-sản xuất năm 1933
- Vắcxin chống dịch tả trâu bò-sản xuất năm 1936
- Vắcxin chống tụ huyết trùng trâu bò-sản xuất năm 1939
Việc chế tạo thành công những loại vắcxin trên đã góp phần quan trọng khống chế các dịch bệnh nguy hiểm bùng phát ở trâu bò, dê cừu, chó dại…Đồng thời qua đó cũng chứng tỏ trình độ của các nhà khoa học đã có những bước tiến vượt bậc trong bối cảnh mà điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu là hết sức khó khăn
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ năm 1945, ở miền Bắc Viện Kháng nhiễm thú ngư (Viện Thú y ngày nay) chuyển vào Thanh Hóa mang theo một số máy móc thiết bị và tiếp tục hoạt động nghiên cứu sản xuất vắcxin dịch tả trâu bò và kháng huyết thanh chống dịch tả trâu bò Ở miền Nam, Viện Thú y Nha Trang cũng rút được một bộ phận cán bộ và thiết bị lên Liên khu V và tiếp tục sản xuất hai loại vắcxin chính: dịch tả trâu bò và bệnh chó dại
b Giai đoạn 1955-1975
Trang 4Ở miền Bắc: Sau kháng chiến chống thực dân Pháp thành công ( năm 1954 ), hàng loạt loại dịch bệnh bùng phát dữ dội, gây chết rất nhiều trâu bò, lợn, gà, vịt… Điều này đặt ra cho ngành Thú y nhiệm
vụ hết sức nặng nề trong khi vừa cùng với cả nước nhanh chóng bắt tay vào xây dựng đất nước, ôn định cuộc sống của nhân dân, chi viện cho miền Nam kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đồng thời phải nhanh chóng khống chế, dập tắt các loại dịch bệnh trên Đứng trước tình hình này, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Nghị định số 111/CP ngày 23/7/1963 ban hành điều lệ phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm gồm 5 phần, 23 điều đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển toàn diện Ngành Thú y, trong đó việc đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vắcxin được chú trọng
Năm 1962, Xí nghiệp Thuốc thú y Trung ương được thành lập, đóng tại Phùng, Hoài Đức, Hà Nội.Với sự giúp đỡ của Trung Quốc về kỹ thuật, trang thiết bị và các giống virut, vi khuẩn chuẩn làm nguyên liệu gốc để sản xuất vắcxin và kháng huyết thanh Từ đó (1963) đến 1975, Việt Nam đã chế tạo thành công được khá nhiều vắcxin vô hoạt, vắcxin sống và kháng huyết thanh góp phần quan trọng đẩy lùi hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc gia cầm như:
- Vắcxin dịch tả trâu bò
- Vắcxin dịch tả lợn
- Vắcxin đóng dấu lợn
- Vắcxin tụ huyết trùng trâu bò, lợn
- Vắcxin dịch tả vịt
- Vắcxin dịch tả gà (Newcastle) Lasota, H1
- Vắcxin Lepto chống bệnh xoắn khuẩn
Thời kỳ 1964-1965, đế quốc Mỹ phát động cuộc chiến tranh leo thang ra đánh phá miền Bắc, đứng trước tình hình này, để đảm bảo an toàn và duy trì sự hoạt động nghiên cứu lien tục, năm 1965 Bộ Nông nghiệp đã quyết định sơ tán một bộ phận của Xí nghiệp Thuốc thú y Trung ương về Nghệ An Sau đó chuyển sang tỉnh Savanakhet-Lào để tiếp tục sản xuất vắcxin dịch tả trâu bò, vắcxin dịch tả lợn, vắcxin tụ huyết trùng trâu bò, lợn nhằm cung ứng kịp thời cho các tỉnh Liên khu 4 cũ và nước bạn Lào
c Giai đoạn 1976-1995
Năm 1975 sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thành công, nước nhà hoàn toàn thống nhất, Chính phủ chỉ đạo nhanh chóng tiếp quản Viện Vi trùng và bệnh lý gia súc Sài Gòn và thành lập Phân viện Thú y Nam bộ Viện được thành lập với chức năng, nhiệm vụ là vừa tổ chức nghiên cứu sản xuất vắcxin vừa sản xuất thuốc thú y phục vụ chủ yếu cho các tỉnh phía Nam (về sau cơ quan này đổi tên thành Công ty Thuốc thú y Trung ương II) Trong khi đó Viện Pasteur Nha Trang sau 2 năm Chính phủ giao cho Bộ Y tế quản lý nhưng do đặc thù nội dung nghiên cứu chủ yếu về lĩnh vực thú y nên năm 1977 Chính phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và là cơ sở để thành lập Phân viện Thú y miền Trung trực thuộc Viện Thú y, cũng làm nhiệm vụ vừa nghiên cứu vừa sản xuất vắcxin phục vụ các tỉnh miền Trung
Đặc điểm nổi bật của giai đoạn 1976-1995 là Xí nghiệp Thuốc thú y Trung ương và hai Phân viện Thú y miền Trung và miền Nam đã được đầu tư thêm nhiều trang thiết bị, đổi mới căn bản công nghệ sản xuất nên chất lượng và hình thức, mẫu mã sản phẩm các loại vắcxin do Việt Nam sản xuất đã được cải tiến nâng lên rõ rệt, có một số vắcxin có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế Tuy nhiên các chủng loại vắcxin do Việt Nam sản xuất vẫn còn rất thiếu, chưa đủ đáp ứng được nhu cầu cho ngành chăn nuôi
Trang 5d Giai đoạn 1996 đến nay
Nắm bắt được sự thiếu hụt các chủng loại vắcxin mà gia súc gia cầm đang cần trong bối cảnh đất nước ta bắt đầu thực sự mở cửa nên hàng chục nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhanh chóng thâm nhập vào thị trường này, gây không ít khó khăn cho sản xuất vắcxin trong nước Tuy nhiên bên cạnh thách thức đó thì đây lại là cơ hội, động lực để các nhà sản xuất vắcxin trong nước xem lại năng lực trình độ chuyên môn, mức độ tiên tiến của công nghệ và dây chuyền công nghệ để tiếp tục cải tiến đổi mới nhằm đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường
3 Những bệnh có tính dịch cao ở gia súc gia cầm cần phải phòng chống chủ động bằng vắcxin
Trong những năm gần đây, từ nhiều nguyên nhân( khách quan và chủ quan ) mà hàng loạt loại bệnh mới có tính dịch cao gây chết hàng loại gia súc gia cầm đã lần lượt xuất hiện Đối với gia cầm đó là các bệnh: Marek, Gumboro, viêm phế quản truyền nhiễm, viêm thanh khí quản truyền nhiễm, viêm gan-ruột truyền nhiễm, ký sinh trùng máu, viêm gan thể vùi, dịch run rẩy, chứng còi cọc,hội chứng giảm đẻ, viêm gan, cúm H5N1… Đối với lợn, các bệnh mới thường xuyên xuất hiện gồm: tai xanh, sảy thai truyền
nhiễm do Brucella, tiêu chảy do Rotavirus, viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, suyễn, viêm phổi-màng phổi, sảy thai do Parvovirus, lở mồm long móng, hội chứng còi cọc,…Để góp phần phòng trừ, dập tắt các loại
dịch bệnh trên đang rất cần sự vào cuộc của các nhà khoa học trong nghiên cứu, chế tạo thành công các loại vắcxin mang thương hiệu Việt Nam
Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ bệnh và qua khảo sát thực tế trong nhiều năm, chúng tôi đã thu thập, thống kê được một số chủng loại vắcxin Việt Nam đã sản xuất và số loại vắcxin phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành Chăn nuôi như sau:
3.1 Đối với gia cầm (gà, vịt, ngan…)
STT Tên dịch bệnh phổ biến và nguy hiểm
Vắcxin cần dùng Việt Nam sản xuất
được
Việt Nam chưa sản xuất được (đang nhập khẩu)
1 Dịch tả gà (Niu-cát-xơn) Lasota, V4, H1 Nhập khẩu
8 Viêm phế quản truyền nhiễm 0 IB, ND-IB, IB49/1, IB88, ND+IB+IBD+EDS
9 Viêm thanh khí quản truyền nhiễm 0 + ILT+ILT-Laringo…
4…
Trang 613 MareK 0 HVT.FC 126HVT+CVI98
15 Thiếu máu truyền nhiễm 0 CAV-CUX-1; TAD.Thymo, NOBILIS CAV-P
4
16 Dịch run rẩy (viêm não tủy-Màng não AE) 0 Myclovac, Cevac-Tremor L TAD-AE-VAC…
3.2 Đối với lợn
Vắcxin cần dùng Việt Nam đã sản xuất
được Việt Nam chưa sản xuất được (đang nhập khẩu)
10 Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm do
Nhập khẩu TGE
TGE+PED+ROTA
11 Dịch tiêu chảy do Coronavirus 0
Nhập khẩu PED.vac, TGE+PED,
TGE+PED+ROTA
3.3 Đối với gia súc nhai lại (trâu bò, dê cừu)
Vắcxin cần dùng Việt Nam đã sản xuất
được
Việt Nam chưa sản xuất được (đang nhập khẩu)
3 Dịch tả trâu, bò, dê, cừu Dịch tả trâu bò dê cừu
Trang 77 Lở mồm long móng 0 Nhập khẩu
Nhìn vào các bảng thống kê trên cho thấy rằngchúng ta mới chỉ đạt được những thành tựu nhất định trong sản xuất các loại vắcxin phòng trừ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, còn lại phần lớn vẫn phải nhập khẩu Cụ thể theo bảng trên, đối với gia cầm ( gà, vịt, ngan…) trong tổng số 17 loại dịnh bệnh phổ biến và nguy hiểm, chúng ta mới sản xuất được 6 loại vắcxin, còn lại là phải nhập từ nước ngoài và tương tự như vậy đối với lợn mới sản xuất được 6 loại vắcxin trên tổng số 15 loại dịch bệnh cần phải có vắcxin trong phòng trị Các loại vắcxin sản xuất trong nước được thực hiện bằng phương pháp và công nghệ truyền thống, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế sản xuất, trong khi các loại vắcxin nhập khẩu rất khó kiểm soát
về chất lượng Hơn nữa, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều loại bệnh mới phát sinh đòi hỏi phải có các loại vắcxin mới được sản xuất theo công nghệ hiện đại mới có thể đáp ứng được Đây chính là những thách thức lớn đang đặt ra đối với ngành thú y trong thời gian tới
4 Kết luận
- Trước giải phóng (1954) tổ chức hệ thống ngành Thú y tuy chưa hoàn chỉnh nhưng đã theo mô hình hội nhập, hiện đại của Pháp và thế giới, trình độ khoa học và năng lực chuyên môn thú y đã tiến kịp các nước phát triển lúc bấy giờ
- Sau năm 1954 đến 1975, do đất nước bị chia cắt, chiến tranh tàn phá… và mặc dù đã được Đảng, Nhà nước tạo điều kiện nhưng ngành Thú y chậm phát triển Sau 1975 đất nước ta tiếp tục rơi vào khủng hoảng thiếu, do đó cơ sở vật chất của toàn ngành ít được nâng cấp, cải thiện Các công trình nghiên cứu
cơ bản ít được triển khai, tuy nhiên Nhà nước rất chú trọng phát triển đào tạo đội ngũ cán bộ và hệ thống
tổ chức Ngành vẫn được duy trì và ngày càng lớn mạnh
- Đến nay nước ta đã có một viện nghiên cứu chuyên ngành với phân viện miền Trung, 12 trường Đại học và hàng chục trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Nông lâm nghiệp trực tiếp tham gia đào tạo hàng ngàn cán bộ thú y, hoặc chăn nuôi-thú y đáp ứng ngày càng tăng của ngành Chăn nuôi-Thú y
- Nước ta cũng đã sản xuất được nhiều loại vắcxin cho gia súc gia cầm, công nghệ sản xuất vắcxin ngày càng được cải tiến mạnh mẽ theo hướng đương đại Pháp lệnh Thú y 1993 ra đời và sửa đổi năm
2004 đã khẳng định vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ngành Thú y trước sự nghiệp phát triển đất nước Hệ thống tổ chức ngày càng lớn mạnh từ địa phương đến trung ương Nhiều công trình nghiên cứu đã mang dáng dấp kỹ thuật tiếp cận với thế giới… Tuy nhiên trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất vắcxin theo các phương pháp mới như: nuôi cấy tế bào, công nghệ tái tổ hợp gien, công nghệ nano,… vẫn còn yếu
Tài liệu tham khảo
1 Lê Văn Năm: Bệnh lợn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp 2012
2 Lê Văn Năm: Bệnh gia cầm Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội 2013
3 Lê Văn Năm và et al: Bệnh do KST Leucocytozoonve, Khoa học kỹ thuật thú y tập XVIII, số 4-2011, Nhà xuất bản Nông nghiệp 2011, trang 77-84
Trang 84 Nguyễn Bá Hiên, Phạm Sỹ Lăng, Trần Xuân Hạnh, Phạm Quang Thái: Công nghệ sản xuất và sử dụng vắcxin ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp 2013
5 Nguyễn Hữu Nam, Lê Văn Năm, Nguyễn Vũ Sơn: Đặc điểm bệnh lý chủ yếu bệnh do Histomonas melcagrilis gây ra ở gà thả vườn, Khoa học Kỹ thuật Thú y, Tập XX, số 2-2013, Nhà xuất bản Nông nghiệp 2013, trang 41-48
6 Nguyễn Vũ Sơn, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Thị Hoa, Lê Văn Năm: Bệnh ORT trên gà-Những thông tin cơ bản để chẩn đoán, phòng trị bệnh, Khoa học Kỹ thuật Thú y, Tập XX, số 5-2014, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 77-83
7 Nguyễn Văn Thọ, Trịnh Đình Thâu, Lê Văn Năm, Trần Minh Hải, Trần Hải Thanh: Một số đặc điểm bệnh KST máu ở gà nuôi tại một số trang trại tại Vĩnh Phúc, Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, trang 81-87, tháng 12/2013, Nhà xuất bản Nông nghiệp 2013
8 Trịnh Văn Thịnh, Đào Trọng Đạt, Trần Văn Hà, Nguyễn Bá Phụ, Dương Công Thuận – Hội Thú y: Lịch sử ngành thú y Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp 1999
The application of venerinary sciences in vaccines and bioproducts
manufacturing from 1904 to 2014: Developments and challenges.
Le Van Nam, Le Tuan Hung
Summary
In Vietnam, veterinary industry in general, as well as veterinary sciences in vaccine and biology product manufacture in particular, has a history of more than one hundred years (1904 - 2014) Through many years of challenges, a number of major achievements have been reached in veterinary science field The Vietnam National Veterinary Institute and the Sub-Institute of Central Vietnam (Renamed from: Nha Trang Pasteur Institute) has become one of the top national centers for veterinary research, education and sciences Every year, thousands of staffs including veterinarians, veterinary and husbandary engineers, bachelors of aquaculture and aquatic animal health have been educated in twelve universities in the country Many types of vaccine for cattles and poultries have been produced by more and more modernized and improved technologies, however the importation of many diffirent kinds of vaccine is still needed that makes it difficult to control of their In addition the cattle and poultry disease status become more and more complicated with the occurrence of new diseases that requires new types of vaccine to be manufactured by more up-to-date technology However, new methods in vaccines production like cell culture, genetic recombination, nano technology is still underdeveloped These are the main challenges the veterinary field has to overcome in the near future
Keywords: veterinary sciences, vaccines, disease, development, challenges