1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tổng quan về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại việt nam

29 713 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Đề tài thảo luận: Tổng quan về Tái cấu trúc Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam Giai đoạn 2011-2015 Overview of Restructuring Banking System in Vietnam 2011-2015 I.- Lý luận về Tái cấu tr

Trang 1

Đề tài thảo luận:

Tổng quan về Tái cấu trúc Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

(Giai đoạn 2011-2015) Overview of Restructuring Banking System in Vietnam

(2011-2015)

I.- Lý luận về Tái cấu trúc ngân hàng:

1.- Hoạt động Tài cấu trúc ngân hàng:

a.- Khái niệm:

Tái cấu trúc (restructuring) ngân hàng bao gồm một loạt các biện pháp được phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời xử

lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống tài chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng.(1)

Tái cấu trúc ngân hàng là biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt động của ngân hàng, bao gồm phục hồi khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, cải thiện năng lực hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng để làm tròn trách nhiệm của một trung gian tài chính và khôi phục lòng tin của công chúng.(2)

Hoạt động tái cấu trúc ngân hàng bao gồm(2):

- Tái cấu trúc tài chính (financial restructuring)

- Tái cấu trúc hoạt động (operational restructuring)

- Giám sát an toàn (stabilization supervising)

Từ những định nghĩa trên, về cơ bản có thể khái quát, tái cấu trúc ngân hàng là các biện pháp nhằm khắc phục các khiếm khuyết của hệ thống ngân hàng (mà những khiếm khuyết này có khả năng gây

ra một cuộc khủng hoảng trên toàn hệ thống), nhằm mục đích duy trì ổn định và hiệu quả chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế, đặc biệt là chức năng thanh toán và tín dụng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việc tái cấu trúc có thể làm thay đổi hoàn toàn bộ máy hoặc chỉ làm thay đổi một phần, có thể ảnh hưởng đến một ngân hàng riêng lẻ hoặc toàn bộ hệ thống ngân hàng

b.- Lý do của việc tái cấu trúc ngân hàng:

- Ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, thiếu ngân quỹ để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng, điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng Ngân hàng có thể rơi vào khủng hoảng, nguy cơ lan rộng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, kéo theo nguy cơ khủng hoảng kinh tế

- Nợ xấu gia tăng

- Tỷ lệ an toàn vốn thấp

- Thực hiện chức năng trung gian không hiệu quả

- Khuôn khổ giám sát và quản lý yếu

- Thiếu niềm tin vào hệ thống ngân hàng

c.- Mục tiêu của tái cấu trúc ngân hàng

- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hướng đến tính hiệu quả và không gây xáo trộn cho hệ thống ngân hàng

(1) Ngân hàng Thế giới (1998)

(2) Nghiên cứu “Bài học từ tái cấu trúc ngân hàng” (IMF, 1997) của tác giả Claudia Dziobek và Ceyla Pazarbasioglu

Trang 2

- Tái cấu trúc bộ máy hoạt động để nâng cao năng lực, đáp ứng được các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội của từng ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung

- Tái cấu trúc để có những NH chất lượng và những chỉ số hoạt động tốt nhằm tăng sức mạnh cho toàn hệ thống, góp phần phát triển kinh tế ổn định

- Tạo một hệ thống NH đa dạng về loại hình, quan hệ sở hữu và quy mô: có các NH đủ mạnh để có thể cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, có các NH làm trụ cột cho cả hệ thống NH trong nước, và

có các NH có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong những phân khúc thị trường khác nhau

- Thực hiện tái cấu trúc sở hữu vốn, công nghệ, nguồn nhân lực của từng NH

d.- Các biện pháp tái cấu trúc ngân hàng:

- Cải thiện hành lang pháp lý và xây dựng tiêu chuẩn ngân hàng hiện đại: Việc tiến hành các hoạt động cải tổ hệ thống ngân hàng cần được đặt trong một khuôn khổ pháp lý vững chắc, do đó, tất cả các nước trên thế giới khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đều tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật, xây dựng các phương án can thiệp của Chính phủ và Ngân hàng trung ương (NHTƯ) trong các tình huống khác nhau, để đảm bảo rằng chúng không vi phạm các luật lệ đã ban hành trước đây Việc này rất quan trọng bởi nó cho thấy hành vi can thiệp của Chính phủ và NHTƯ là khách quan, bình đẳng và minh bạch, vì lợi ích chung của nền kinh tế chứ không phải vì một động

cơ nào khác Căn cứ vào các văn bản pháp lý đó, Chính phủ và NHTƯ sẽ cần phải xây dựng một quy trình, với những tiêu chí rõ ràng ngay từ đầu về mức độ can thiệp của Nhà nước cho từng trường hợp cụ thể Hơn nữa, Chính phủ và NHTƯ cần xây dựng các tiêu chí về một ngân hàng hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững hướng tới thông lệ tốt nhất như: vốn điều lệ thực tối thiểu; điều kiện cần và đủ để thành lập ngân hàng; phạm vi và lĩnh vực kinh doanh ứng với qui mô; hạ tầng công nghệ tối thiểu phải có; việc phân loại nợ theo thời gian và chất lượng nợ; tiêu chí về năng lực hoạt động; năng lực cạnh tranh; vấn đề minh bạch thông tin và kỷ luật thị trường… Điều này sẽ tạo cơ sở thúc đẩy các ngân hàng hoạt động hiệu quả và ngày càng cạnh tranh lành mạnh hơn

- Cơ cấu lại vốn tự có của các ngân hàng: Nguồn vốn tự có (hay còn gọi là vốn chủ sở hữu) của các ngân hàng sau khi trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ và giảm giá tài sản là điều khiến Chính phủ quan tâm vì đây là căn cứ để đưa ra các biện pháp cụ thể như yêu cầu các ngân hàng tăng vốn, cho vay thêm hoặc yêu cầu các ngân hàng có mức an toàn vốn thực tế dưới mức tối thiểu theo luật định phải sáp nhập hoặc giải thể Từ đó xác định sở hữu của các thành phần liên quan đến ngân các ngân hàng

- Mua lại, hợp nhất và sáp nhập: Trước khi tiến hành các hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại, ngân hàng trung ương các nước thường tiến hành sàng lọc ra các ngân hàng yếu kém bằng cách đưa

ra một khung các tiêu chuẩn phân loại hoạt động Theo đó, những ngân hàng không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn bị buộc chấm dứt hoạt động để ngân hàng có tình hình tài chính tốt hơn mua lại Với những ngân hàng đang gặp khó khăn nhưng có khả năng phục hồi sẽ được yêu cầu sáp nhập, hợp nhất với nhau Nhờ đó, số lượng ngân hàng sau tái cấu trúc giảm xuống nhưng quy mô vốn, chất lượng tài sản, năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lợi được cải thiện rõ rệt

- Giải quyết vấn đề nợ xấu: Khi nợ xấu tăng liên tục một cách có hệ thống, Chính phủ các nước đều

nỗ lực hết sức để giảm tỷ lệ này xuống mức an toàn một cách nhanh nhất

- Cải thiện lòng tin vào hệ thống ngân hàng: Để khôi phục lại lòng tin của dân chúng đối với hệ thống ngân hàng thì bản thân các ngân hàng phải thể hiện quyết tâm thực hiện một kế hoạch tái cấu trúc triệt để mà đầu tiên là minh bạch hóa thông tin Cổ đông hay người gửi tiền có quyền được cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác về hoạt động điều hành hay tình hình tài chính của ngân hàng, bao gồm nợ xấu, các giao dịch ngoại bảng, các chứng khoán phái sinh hay thậm chí là các thông tin đặc biệt như thua lỗ do kiện tụng…, và đây là một yêu cầu bắt buộc phải được thực hiện Thêm vào đó, Chính phủ có thể xem xét việc tăng cường bảo vệ người gửi tiền bằng cách gia tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi Là thành viên của mạng an toàn tài chính quốc gia, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và quản lý khủng hoảng Cụ thể, trong mạng

an toàn tài chính, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi có chức năng củng cố niềm tin của người gửi tiền với vai trò giám sát, cảnh báo sớm, xử lý ngân hàng gặp vấn đề một cách êm thấm góp phần đảm bảo

an toàn hệ thống

Trang 3

2.- Hoạt động Mua bán – Sáp nhập (M&A)

a.- Khái niệm:

M&A (Mergers and Acquisitions) quan hệ sáp nhập, hợp nhất hoặc thâu tóm giữa các doanh nghiệp với mong muốn tìm kiếm, mở rộng thị trường, nâng cao quy mô doanh nghiệp; mặt khác nó cũng góp phần giúp doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản, hoặc những doanh nghiệp cần phải được đầu tư

về vốn/quản trị/công nghệ từ các doanh nghiệp khác Cụ thể:

- Sáp nhập (mergers) được hiểu là việc kết hợp giữa hai hay nhiều công ty và cho ra đời một pháp nhân mới

- Mua bán hay thâu tóm (acquisitions) là việc một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác

và không làm ra đời một pháp nhân mới

Nói cách khác, hai công ty Sáp nhập cùng nhau sẽ có giá trị lớn hơn hai công ty đang hoạt động riêng lẻ Đây cũng chính là lý do dẫn đến các hoạt động Mua bán và Sáp nhập giữa các công ty Nguyên lý này đặc biệt hữu ích khi các công ty rơi vào những thời kỳ khó khăn do cạnh tranh, tác động thị trường hay bất kỳ yếu tố nào khác

Những công ty lớn sẽ mua lại các công ty nhỏ và yếu hơn, nhằm tạo nên một công ty mới có sức cạnh tranh hơn và giảm thiểu chi phí Các công ty sau khi M&A sẽ có cơ hội mở rộng thị phần và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn Vì thế, những công ty nhỏ là đối tượng bị mua thường sẵn sàng để công ty khác mua Điều đó sẽ tốt hơn nhiều so với việc bị phá sản hoặc rất khó khăn tồn tại trên thị trường

b.- Hình thức sáp nhập:

- Theo chiều ngang (Horizontal Mergers): Theo đó, giữa hai doanh nghiệp kinh doanh cùng cạnh tranh trực tiếp, chia sẻ cùng dòng sản phẩm, cùng thị trường hợp nhất/sáp nhập với nhau Kết quả từ việc M&A theo hình thức này sẽ mang lại cho bên hợp nhất/bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị trường, tăng hiệu quả trong việc kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả hệ thống phân phối

- Theo chiều dọc (Vertical Mergers): Theo đó, giữa hai doanh nghiệp nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của doanh nghiệp hợp nhất trên một chuỗi giá trị

đó Hình thức hợp nhất này được chia thành hai nhóm nhỏ:

+ Hợp nhất tiến (forward): trường hợp này xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại doanh nghiệp khách hàng của mình, ví dụ doanh nghiệp may mặc mua lại chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo + Hợp nhất lùi (backward): trường hợp này xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại nhà cung cấp của mình, ví dụ như doanh nghiệp sản xuất sữa mua lại doanh nghiệp bao bì, đóng chai hoặc doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa

Hợp nhất theo chiều dọc đem lại cho doanh nghiệp tiến hành hợp nhất các lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh

- Tổ hợp (Conglomerate Mergers) với sự kết hợp cả hai hình thức trên dựa vào phương thức giao dịch có thể chia thành: (a) góp vốn, mua cổ phần với tỷ lệ nhất định (chi phối/không chi phối) hoặc (b) sáp nhập, hợp nhất 100%

c.- Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng:

M&A ngân hàng là phương thức hữu hiệu và là giải pháp tốt để cải tạo và tái cấu trúc hệ thống

- Sáp nhập hoặc hợp nhất (Mergers) có thể được hiểu là sự kết hợp của hai hoặc nhiều ngân hàng để tạo ra một ngân hàng mới hoặc một tập đoàn tài chính Nghĩa là, một cổ phiếu của mỗi ngân hàng trước hợp nhấp sẽ tương đương với một cổ phiếu của ngân hàng sau hợp nhất

- Mua lại (Acquisitions) ngân hàng là khái niệm có phạm vi bao trùm rộng hơn, từ một thương vụ mua số lượng nhỏ dưới 50% hoặc trên 50% hoặc toàn bộ 100% số cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu phát hành

Những lợi ích của M&A:

* Lợi ích cộng sinh: có thể được hiểu là ngân hàng sau sáp nhập sẽ đem lại hiệu quả cao hơn

là hiệu quả của mỗi ngân hàng trước khi sáp nhập cộng lại thông qua việc cắt giảm chi phí

Trang 4

hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh cao hơn nhờ lợi thế quy mô hoạt động và lợi thế phạm vi hoạt động hoặc năng lực quản trị và bí quyết kinh doanh được khai thác hiệu quả hơn

* Quyền lực thị trường: Quyền lực thị trường sẽ giúp ngân hàng tạo lập thị trường về giá cả (lãi suất, tỉ giá, phí dịch vụ) cũng như điều tiết thị trường về vốn, thanh khoản hoặc quyền lực

do lợi thế cạnh tranh tuyệt đối được hình thành các sản phẩm đặc thù hay chuyên dụng

* Đa dạng hóa rủi ro: Sự tích hợp lại giữa các ngân hàng sẽ giảm thiểu rủi ro ngân hàng nếu dòng tiền của các ngân hàng không có sự tương quan cao Đa dạng hóa rủi ro có thể được thực hiện thông qua đa dạng hóa về phạm vi địa lý hoạt động hay đa dạng hóa về sản phẩm dịch vụ

* Quy mô và sức mạnh về vốn M&A giúp các ngân hàng gia tăng quy mô vốn điều lệ và đáp ứng các chỉ tiêu an toàn về vốn theo Basel II&III

Ngoài ra, M&A còn là phương thức thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp hiệu quả, thúc đẩy thị trường chứng khoán, thị trường cổ phiếu ngân hàng phát triển

Thách thức trong quá trình sáp nhập:

* Vấn đề quản lý nhân sự sau khi sáp nhập: Sắp xếp nhân sự cấp trung hay cấp cao sẽ thiên vị cho nguồn lực từ ngân hàng nhận sáp nhập hay mua lại, do vậy đã bỏ qua nhiều nguồn lực có trình độ từ ngân hàng mục tiêu Nhân viên có thể không thoải mái với phong cách quản lý và điều hành mới hoặc chống đối với văn hóa của ngân hàng nhận sáp nhập

* Xung đột văn hóa công ty: Xung đột văn hóa có thể xuất phát từ ba phương thức quản trị quản lý và điều hành từ các bên tham gia M&A hoặc do sự sắp xếp nhân sự không hợp lý, không thỏa đáng với các nhân viên hoặc đội ngũ lãnh đạo cấp trung có năng lực hoặc do môi trường làm việc khác nhau

* Rủi ro từ việc mua lại ngân hàng với giá cao: Hoạt động sau sáp nhập có thể không hiệu quả do một phần chi phí bị đẩy lên quá cao để mua được ngân hàng mục tiêu Kết hợp với hiệu quả ban đầu sau sáp nhập chưa cao sẽ dẫn đến những khó khăn nhất định Thách thức sẽ lớn dần lên khi mà hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn, khả năng trích lập dự phòng thấp, kết quả tính thanh khoản của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng

* Gánh nặng từ những khoản nợ xấu khổng lồ: Nợ xấu là một vấn đề nan giải không phải một sớm một chiều có thể giải quyết , sau khi sáp nhập các ngân hàng đòi hỏi phải có thời gian xử

lý nợ xấu do đó sẽ là một yếu tố cản trở đến hiệu quả hoạt động ngân hàng sau sáp nhập

1.- Khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ (2007-2008)

a Nguồn gốc:

- Lạm phát dài hạn của giá nhà ở Xu hướng tăng giá trong vòng 15 năm tương ứng với chính sách tiền tệ mở rộng của FED với lãi suất thấp

Biểu đồ II.1 – Giá nhà ở của Mỹ (1970-2014)

Giá nhà điều chỉnh theo lạm phát

Giá nhà danh nghĩa (giá hiện tại)

Xu hướng giá nhà điều chỉnh theo lạm phát (trước khủng hoảng)

Xu hướng giá nhà danh nghĩa (trước khủng hoảng)

Trang 5

Biểu đồ II.2 – Giá nhà ở và Tiền thuê nhà tương đương ở Mỹ (1983-2014)

Chỉ số giá nhà ở

Chỉ số giá thuê nhà tương đương

Biểu đồ II.3 và II.4 – Lãi suất của FED (1975-2014) và tăng trưởng Mỹ (1930-2014)

- Cung tiền của FED tạo nên tăng trưởng của thị trường chứng khoán vì Freddie Mac(4) và Fannie Mae(5) đã đạt được xếp hạng tín nhiệm AAA

- Trong giai đoạn từ 2000-2005, các ngân hàng có nhiều “đặc quyền” ưu đãi từ các mô hình “đóng gói rủi ro” (repackaging risks) và là “nguồn phân phối gốc” (originate-to-distribute) trong khi vẫn giữ mức tín nhiệm rủi ro AAA (RWA(6) thấp theo chuẩn Basel 2)

- Sự gia tăng và xụp đổ của hoạt động cho vay dưới chuẩn (non-prime lending):

* Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ phí cho vay thế chấp (fees mortgage) bằng vay dưới chuẩn (Alt-A < 650 FICO, subprime < 600 FICO)(7)

* Sai lầm lớn của việc cho vay này (không chứng minh thu nhập, không chứng từ cho vay) được phổ biến rộng rãi, tràn lan

* Ngân hàng không gánh chịu rủi ro, nên họ bán lại nó

- Các ngân hàng lớn của Mỹ đã tiếp cận với các sản phẩm có cấu trúc phức tạp: Khối lượng bảo lãnh phát hành (underwriting) cực kỳ lớn với sự tồn tại rủi ro lớn và quan trọng

- Đòn bẩy tăng gấp đôi trong hệ thống ngân hàng:

* Các “chữ viết tắt” (hay công cụ) mới như CDO(8), ABS(9) CDO, CDO tổng hợp, CDO2, CPDO(10), sử dụng đòn bẩy rất cao: ABS CDO: ~200:1, CDO2: ~2000:1

* Rất nhiều mô hình cơ cấu và quản lý rủi ro phức tạp, nhưng rất ít phổ biến

(3) Theo Tiến sỹ khoa học, CFA Sergey Rumyantsev

Risk-weighted assets Tham khảo tại: http://www.wikipedia.com

(7) FICO score Tham khảo tại: http://www.myfico.com

(8) Collateralized Debt Obligation: Nghĩa vụ nợ thế chấp Tham khảo tại: http://www.wikipedia.com

Trang 6

Sơ đồ II.1 – Cơ chế nhân đôi đòn bẩy Bảng II.1 – Bảo lãnh chứng khoán

b Bong bóng nhà đất vỡ và hiệu ứng “tsunami” ngành ngân hàng:

- Các ngân hàng Mỹ ngày càng sử dụng nhiều đòn bẩy:

* Hệ số tài sản trên vốn (Assets/capital) đạt gần 35-40:1 toàn hệ thống

* Hầu hết các khoản nợ được tài trợ từ nguồn ngắn hạn và vay lại (repos)

(Biểu đồ II.5 – Hệ số đòn bẩy Tài sản/Vốn (Hay số nhân vốn chủ) của các ngân hàng phố Walls (từ

2002 – 2007)

Sự suy giảm nhỏ về giá nhà ở Mỹ tạo nên một phản ứng dây chuyền bắt đầu tư 2007 Sự tăng 1-2% trong lãi suất cơ bản đã xoá sổ toàn bộ 100% các sản phẩm cấu trúc cố định (Biểu đồ II.6)

c Sự sụp đổ của các định chế lớn nhất: đòn bẩy và khủng hoảng niềm tin

Các nhà hành pháp Mỹ cho phép hệ thống Bear Stearns và Lehman Brothers ra đi:

- Bear Stearns - tiếp cận nhiều nhất đến thị trường cho vay dưới chuẩn (subprime market) và thị trường vốn nợ (debt capital market): tiếp xúc sâu với các thị trường này, kết hợp với việc thiếu kinh phí ổn định hoạt động (khoảng 70-80% được tài trợ từ nguồn ngắn hạn và thị trường repos) Tháng 03/2008 FED đã cấp 25 tỷ USD tín dụng khẩn cấp để ngăn sự xụp đổ đột ngột Nhưng Bear Stearns không được cứu và phải bán lại cho JP Morgan với giá 10$ một cổ phiếu (thấp hơn giá bình quân

52 tuần trước khủng hoảng là $133,20, nhưng cao hơn so với thoả thuận ban đầu là 2$)

- Lehman sụp đổ - niềm tin bị xói mòn khi lỗ từ cho vay dưới chuẩn ghi nhận vào vốn: các ngân hàng lớn bắt đầu tắt dòng tín dụng vào Lehman gây ra khoản thiếu hụt lớn 600 tỷ USD trong tài sản buộc phải nộp đơn bảo hộ phá sản theo Chương 11 và FED cố gắng bán mảng kinh doanh chính của

Trang 7

Lehman ở Mỹ cho Barclays (Anh) và mảng ở châu Á/UK cho Nomura (Nhật Bản) Lehman được tuyên bố không có bảo đảm và được giao dịch thấp ở mức 7-8 cent trong 2008-2009

2.- Phản ứng của Nhà làm chính sách Mỹ với khủng hoảng ngân hàng

Chính sách Emergency Economic Stabilization Act – EESA (2008)(11): Đạo luật ổn

định kinh tế khẩn cấp trị giá 700 tỷ USD được Quốc hội thông qua

Hỗ trợ ngân hàng

Troubled Asset Relief program – TARP(12): Chương trình cứu trợ tài sản gặp vấn đề (khoản vay dưới chuẩn) với tổng chi tiêu khoản 700 tỷ USD Trong đó, có việc mua lại cổ phần của AIG (67,8 tỷ USD), Citigroup (20 tỷ USD), Bank of America (20 tỷ USD)

Hỗ trợ thanh toán

Term Asset-Backed Securities Loan Facility – TALF (25/11/2008)(12): chương trình nới lỏng điều kiện cho các chứng khoán nợ bảo đảm bằng tài sản (là các khoản vay tiêu dùng…)

The Public-Private Investment Program – PPIP (23/03/2009)(13): Chương trình đầu tư công-tư hỗ trợ các ngân hàng đang gặp khó khăn bằng việc mua lại 1.000 tỷ USD tài sản xấu

Hỗ trợ

thị trường nhà ở

Home affordable refinance program – HARP(14): chương trình cho vay lại với lãi suất thấp đối với các hợp đồng thế chấp nhà ở

Home affordable modification program – HAMP(15): chương trình cho vay

bổ sung để hỗ trợ 7-8 triệu người (hộ gia đình) có nguy cơ bị giải chấp hợp đồng thế chấp nhà

(Chương trình chỉ áp dụng cho các hợp đồng do Freddie Mac và Fannie Mae bảo lãnh)

Hỗ trợ

công nghiệp ôtô

- Tái cấu trúc tập đoàn GM (General Motors) và Crysler

- Tách Ally/ResCap khỏi GMAC

Thể chế

Tổ chức lại hoạt động của văn phòng ổn định tài chính(16) và FDIC

Đạo luật Dobb-Frank quản lý hệ thống ngân hàng: hạn chế các hoạt động rủi ro và cơ chế xử lý

FED sẽ thực hiện kiểm tra sức chịu đựng (stress tests) của các ngân hàng định kỳ hàng năm

FDIC nâng mức bảo hiểm tiền gửi lên 250.000 USD

Biểu đồ II.7 Diễn biến cuộc khủng hoảng và sự hồi phục của

hệ thống ngân hàng Mỹ

Trang 8

3.- Sự hồi phục của các ngân hàng Mỹ

TARP đã thành công trong việc hồi phục nhanh

chóng các tài sản tài chính: các ngân hàng lớn

đã hoàn trả lại tiền cho TARP vào cuối năm

2009

FED triển khai các hoạt động tương tự như

ngân hàng để thay thế người mua cuối đối với

các tài sản ABS

Lợi nhuận ròng của Chính phủ Mỹ: khoảng

17-20 tỷ USD cuối năm 17-2014 Chỉ lỗ phần hỗ trợ

thanh toán cho ngành ôtô và chương trình của

Freddie và Fannie

Bảng II.2 – Ước tính Lãi/Lỗ của các chương trình

Biểu đồ II.8 – Biểu đồ dòng tiền của TARP

Số dư luỹ kế giải ngân của TARP

Số dư luỹ kế thu hồi của TARP

III.- Quá trình tái cơ cấu Hệ thống Ngân hàng Việt Nam:

1.- Thực trạng của hệ thống ngân hàng trước khi tái cơ cấu

a.- Quy mô hệ thống ngân hàng:

Bảng III.1 – Số lượng ngân hàng thương mại trong toàn hệ thống (theo hình thức sở hữu):

Số lượng Loại hình hoạt động Trước 2010 Sau 2010 Thay đổi

(11),(12),(13),(14),(15) Tham khảo tại: http://www.wikipedia.com

(16) The Office of Financial Stability - OFS Tham khảo tại: http://www.wikipedia.com

Trang 9

Bảng III.2 – Quy mô vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam:

Năm (ĐVT: Tỷ đồng) Nhóm ngân hàng (Vốn điều lệ)

Biểu đồ III.1 – Quy mô vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (2014):

Nhận xét:

Những ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất toàn hệ thống như Agribank, Viettinbank, Vietcombank hay BIDV cũng chỉ có vốn chủ sở hữu khoảng trên 1,5 tỷ USD, thấp xa so với những ngân hang lớn

Trang 10

của 1 số quốc gia trong khu vực như (Ngân hàng Bangkok - Thái Lan hơn 3 tỷ USD, ngân hàng DBS của Singapore hơn 9 tỷ USD, Ngân hàng Maybank của Malaysia hơn 4 tỷ USD và ngân hàng Philippines hơn 900 triệu USD)

Bảng III.3 – Hệ số vốn chủ sở hữu trên vốn điều lệ (2014) (ĐVT: Tỷ đồng):

b.- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:

Bảng III.4 – Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại một số ngân hàng (2008-2013) (ĐVT: %):

để bao gồm cả rủi ro do biến động kinh tế vĩ mô (rủi ro có tính chu kỳ) và rủi ro chéo trong trường hợp ngân hàng hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính Bên cạnh đó, so với các NHTM trong khu vực, mức độ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam vẫn ở mức khá thấp

c.- Sản phẩm dịch vụ:

Hệ thống sản phẩm dịch vụ của các NHTM Việt Nam còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu của khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống, chưa phát triển được các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại Các dịch vụ tài chính phái sịnh chưa được triển khai rộng, chất lượng các dịch vụ ngân hàng điện tử chưa đáp ứng nhu cầu do trình độ công nghệ thông tin còn thấp, độ an toàn bảo mật chưa cao

d.- Hoạt động huy động vốn:

Có thể thấy điển hình trong hoạt động huy động vốn của các NHTM là cuộc đua lãi suất huy động giữa các NHTM vào năm 2008, đầu năm 2008 lãi suất HĐV ở 1 số NHTM vừa và nhỏ lên đến 20-25%/năm nhưng đến cuối năm giảm còn 9%/năm Giai đoạn 2009 đến nửa đầu 2010, lãi suất tương đối ổn định nhưng đến cuối năm 2010 lãi suất tăng lên 14-15%/năm và đỉnh điểm lên đến 17%/ năm buộc nhà nước phải can thiệp để ổn định về mức 14%/năm Đến năm 2012 lãi suất giảm còn 8%/năm và đang từng bước ổn định với mức thấp

e.- Hoạt động tín dụng:

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng còn thấp:

Diễn biến tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2008-2013: Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, cùng với những khó khăn của môi trường kinh tế, tín dụng ngân hàng từ năm 2011 đã chững lại, đặc biệt từ năm 2012, mức tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8,85%, không hoàn thành mục tiêu đề ra từ đầu năm

Trang 11

(15 – 17%) Sang năm 2013, với sự nỗ lực của toàn ngành, đặc biệt trong giai đoạn nước rút cuối năm, tăng trưởng tín dụng mặc dù đạt mức khiêm tốn (12,51%), song đã tăng 3,66% so với năm trước, hoàn thành mục tiêu của năm 2013 (12%)

Biểu đồ III.2 – Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam (2008-2013)

- Chất lượng tín dụng còn thấp:

Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng giai đoạn 2008-2012 khá cao (gần 4%) và đang có xu hướng giảm trong những năm trở lại đây, Nợ xấu của các NHTM Việt Nam hiện chủ yếu rơi vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, là những lĩnh vực thời gian qua chịu sự tác động từ sự đóng băng kéo dài của thị trường bất động sản Theo số liệu của NHNN, tính đến cuối tháng 5/2012, dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản khoảng 197.000 tỷ đồng Nó chỉ chiếm một tỷ lệ không phải là lớn trong tổng dư nợ 2,6 triệu tỷ đồng Nợ xấu cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản khoảng 12.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 6,5% dư nợ, chiếm khoảng 10,3% trong tổng nợ xấu ngân hàng theo báo cáo của các tổ chức tín dụng Đối với cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, do thị trường sụt giảm và khó khăn kéo dài nên xu hướng cho vay có chiều hướng giảm Đến cuối tháng 5/2012 chỉ còn khoảng gần 12.000 tỷ đồng, nợ xấu của nó cũng ở mức tương đối thấp với khoảng 485 tỷ đồng

Biểu đồ III.3 – Tỷ lệ nợ xấu (2008-2014)

Điều này cho thấy các NHTM chưa thực sự chú trọng đến chất lượng tín dụng để xảy ra tình trạng

nợ xấu Nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng Lợi nhuận của ngân hàng đã bị teo tóp vì nợ xấu

Trang 12

2.- Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng

Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 (Ban hành kèm theo quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ)

a.- Mục tiêu:

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 01 - 02 ngân hàng thương mại có quy mô và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực

- Thực hiện cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của các tổ chức tín dụng theo các hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp

- Không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước c.- Giải pháp chung

- Cơ cấu lại tài chính:

* Xử lý nợ xấu:

+ Bán nợ xấu có tài sản bảo đảm cho Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) hoặc cho các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng, công ty mua bán nợ tư nhân và công ty mua bán nợ của các ngân hàng thương mại

+ Xóa nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro; xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ Chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp vay; xóa nợ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

+ Chính phủ xem xét mua lại các bất động sản thế chấp vay ngân hàng sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước

* Tăng quy mô và chất lượng vốn tự có của NHTM: Bảo đảm mức vốn tự có không thấp hơn mức theo quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ tỷ lệ an toàn tối thiểu theo quy định của pháp luật thông qua:

+ Tăng vốn điều lệ bằng phát hành cổ phiếu bổ sung, tăng vốn góp từ các cổ đông, thành viên góp vốn hiện hành và các nhà đầu tư trong nước, ngoài nước;

+ Chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của TCTD được cơ cấu lại

Đến cuối năm 2015, TCTD phải đạt mức vốn tự có đủ để bù đắp rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp theo quy định của Basel II

- Cơ cấu lại hoạt động:

* Tập trung củng cố, phát triển các hoạt động kinh doanh chính và loại bỏ các lĩnh vực kinh doanh rủi ro, kém hiệu quả

* Tập trung tín dụng ngân hàng vào các ngành, lĩnh vực thuộc 3 khâu đột phá chiến lược trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, sản xuất

- chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa

* Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng

Trang 13

* Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, trong đó tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại (dịch vụ thanh toán, ngoại hối, đầu tư, quản lý tài sản, quản lý rủi ro cho khách hàng,…)

* Phát triển nhanh dịch vụ thanh toán một cách an toàn, hiệu quả, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ thẻ thanh toán trên cơ sở đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ, hệ thống thanh toán và tăng các tiện ích thẻ thanh toán, điểm chấp nhận thẻ

* Mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động ngân hàng ở khu vực nông thôn; phát triển mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm các chi nhánh, điểm giao dịch hoạt động kém hiệu quả;

* Nâng cao tính ổn định và bền vững khả năng chi trả của các TCTD: Tăng mức độ ổn định nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn huy động có kỳ hạn dài; cải thiện sự cân đối, hợp

lý về kỳ hạn và đồng tiền giữa nguồn vốn và sử dụng vốn; từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với huy động vốn và đến cuối năm 2015 đạt mức bình quân toàn hệ thống không quá 85%

- Cơ cấu lại hệ thống quản trị:

Củng cố và đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp hơn các thông lệ chuẩn mực quốc tế:

* Tăng tính minh bạch hóa hoạt động ngân hàng thông qua việc áp dụng cơ chế mới về công

bố thông tin của các TCTD

* Niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán

* Tăng tính đại chúng của ngân hàng thương mại cổ phần và tăng số lượng các nhà đầu tư, cổ đông trong các đợt tăng vốn điều lệ

* Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là cổ đông hoặc có vốn góp tại các TCTD phải

có kế hoạch hợp lý thoái vốn đầu tư và chấm dứt kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng

* Hạn chế sự chi phối, thao túng của cổ đông lớn đối với ngân hàng thương mại cổ phần; kiên quyết xử lý đối với các cổ đông lớn, người có liên quan vi phạm quy định về giới hạn sở hữu

cổ phần tại ngân hàng thương mại cổ phần và các TCTD sở hữu vốn chéo lẫn nhau Cổ đông, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng vi phạm quy định về góp vốn, mua, sở hữu vốn, cổphần phải được xử lý theo quy định của pháp luật Trường hợp tổ chức tín dụng mua lại cổ phiếu, vốn góp của tổ chức tín dụng cơ cấu lại theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dẫn đến vượt quá giới hạn quy định sẽ được xử lý trong thời hạn chậm nhất là 5 năm kể từ khi thực hiện

* Nâng cao các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị, kinh nghiệm công tác và trình độ chuyên môn đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các TCTD (Chủ tịch hội đồng quản trị/hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/Giám đốc, Thành viên hội đồng quản trị/hội đồng thành viên,…)

* Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh mới

* Triển khai các quy trình, chính sách kinh doanh nội bộ lành mạnh; Áp dụng có hiệu quả cao các phương thức quản trị, điều hành tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật

* Phát triển các hệ thống quản trịrủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel, trong đó tập trung vào các hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thịtrường (giá cả, lãi suất, tỷ giá) và rủi ro tác nghiệp; phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế và mức độ rủi ro tín dụng; nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và quản lý, giám sát rủi ro tín dụng của TCTD

* Đổi mới và nâng cao hiệu quả hệthống kiểm soát, kiểm toán nội bộ

* Cơ cấu, sắp xếp lại các bộ phận chức năng kinh doanh, quản trị, điều hành; sắp xếp, bố trí hợp lý cán bộ và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ cao, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt

* Hiện đại hóa hệ thống công nghệ; Phát triển hệ thống thông tin quản lý nội bộ, hạ tầng công nghệ thông tin và hệthống thanh toán nội bộ của các ngân hàng thương mại; Nâng cấp hệ

Trang 14

thống ngân hàng lõi phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành của TCTD

d.- Giải pháp cụ thể:

- Đối với ngân hàng thương mại Nhà nước:

* Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước

* Tăng nhanh quy mô và năng lực tài chính thông qua: phát hành cổ phiếu bổ sung và nguồn vốn từ Chính phủ; Mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng; Mở rộng nguồn vốn huy động

* Nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu dưới 3%

* Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng: hiện đại hóa hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ

* Hiện đại hóa hệ thống công nghệ để phát triển dịch vụ ngân hàng mới và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, hỗ trợ quản trị ngân hàng

* Tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch; ưu tiên khu vực nông thôn; tích cực gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực

* Tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính; cơ cấu lại triệt để các công ty con; từng bước thoái vốn đầu tư ngoài ngành

* Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn; đến năm 2015 giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90%

* Phát triển đội ngũ cán bộ

- Đối với các NHTM cổ phần khác:

* NHTM lành mạnh: tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh; Mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động; Tham gia xử lý các ngân hàng yếu kém và thiếu hụt thanh khoản

* NHTM thiếu thanh khoản tạm thời: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn để đảm bảo thanh khoản; giám sát chặt chẽ tình hình tài chính và hoạt động; khuyến khích sáp nhập và hợp nhất

* NHTM yếu kém: NHNNVN tái cấp vốn để đảm bảo thanh khoản; kiểm soát đặc biệt khi cần thiết Sáp nhập, hợp nhất và mua lại các NHTM yếu kém

e.- Lộ trình thực hiện:

- Giai đoạn 2011 – 2012:

* Đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các tổ chức tín dụng;

* Tiến hành đánh giá và phân loại tổ chức tín dụng;

* Xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém và tổ chức tín dụng khác;

* Tập trung hỗ trợ thanh khoản để bảo đảm khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng;

thương mại nhà nước (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam);

* Triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng;

* Tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng;

* Cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị

Kết quả dự kiến: Khả năng chi trả của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng về cơ bản được bảo đảm, đồng thời xác định, kiểm soát được tình hình của tổ chức tín dụng yếu kém để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp cơ cấu lại ở giai đoạn sau

- Giai đoạn 2013:

* Hoàn thành sửa đổi, bổ sung các quy định an toàn hoạt động ngân hàng;

* Tiếp tục triển khai lành mạnh hóa tài chính của các tổ chức tín dụng, bao gồm xử lý nợ xấu

và tăng vốn điều lệ;

* Triển khai cơ cấu lại hoạt động và quản trị;

* Hoàn thành căn bản cơ cấu lại sở hữu, pháp nhân của ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém;

Ngày đăng: 09/04/2016, 23:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w