1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn môn giao nhận vận tải ngoại thương

42 1,9K 40

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 618 KB

Nội dung

Bài tập lớn môn giao nhận vận tải trình bày chi tiết về cơ sở lý luận chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cơ sở hàng hóa và trang thiết bị giao nhận, thiết kế quãng đường vận chuyển lô hàng và tính toán các chi phí g giao nhận phải bỏ ra. Ngoài ra bài tạp lớn còn nêu cụ thể các bước giao nhận và các chứng từ đính kèm theo

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Giao nhận vận tải quốc tế đóng một vai trò quan trọng với sự phát triển củanền kinh tế Giao nhận hàng hoá là một lĩnh vực góp phần tích luỹ ngoại tệ, đơngiản hoá các thủ tực làm cho hoạt động lưu thông hàng hoá diễn ra nhanh chóng,liên tục đảm báo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi,đồng thời cũng góp phần tăng thêm mối quan hệ với các nước khác trên thế giới.oạt động ngoại thương phát triển là điều kiện thúc đẩy hoạt động giao nhậnquốc tế phát triển theo Ngoại thương và giao nhận là hai lĩnh vực có mối quan

hệ mật thiết gắn bó với nhau, công ty giao nhận có thể đóng vai trò là ngườiđược chủ hàng uỷ nhiệm để giao hàng lên tàu hoặc cũng có thể là người nhậnhàng nhập khẩu Mỗi một quốc gia có điều kiện, có những khó khăn thuận lợikhác nhau

Do vậy trước khi tiến hành hoạt động các công ty giao nhận cũng như công

ty xuất nhập khẩu cần tìm hiểu rõ những đặc trưng nhất định đó để có phươnghướng, cách làm đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp mình có hiệu quả

Bài tập lớn này em xin trình bày về những hiểu biết của em về Dịch vụgiao nhận và Quy trình tổ chức giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công tyTransco cho lô hàng Chả cá đông lạnh theo điều kiện thương mại CFR,Incoterms 2010

Bài tập lớn gồm 4 phần:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓAXUẤT NHẬP KHẨU

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HÀNG HÓA VÀ TRANG THIẾT BỊ MẶT HÀNG

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ TIẾN HÀNH VẬN CHUYỂN LÔ HÀNG

CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN

Trang 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO NHẬN

HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

1.1 Cơ sở pháp lý chung của giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Hiện nay, Cùng với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông, sự vậnđộng của hàng hóa ngày càng trở nên phong phú và phức tạp hơn Điều này đặt

ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận Giờ đây, người kinh doanhdịch vụ vận tải giao nhận không chỉ đơn thuần là người cung cấp các dịch vụgiao nhận vận chuyển đơn lẻ nữa, mà thực tế họ đã tham gia cùng với nhà sảnxuất và các trung gian thương mại đảm nhận thêm các khâu như: gom hàng, xếphàng, lắp ráp, đóng gói, cung cấp dịch vụ kho hàng, lưu trữ hàng hóa, xử lýthông tin… Như vậy, hoạt động vận tải giao nhận thuần túy đã dần trở thànhhoạt động tổ chức quản lý toàn bộ dây chuyền phân phối vật lý và là một bộphận trong chuỗi mắt xích “cung - cầu” Người vận tải giao nhận trở thànhngười cung cấp dịch vụ logistics

Như vậy, có thể nói rằng: dịch vụ giao nhận là một phần của dịch vụLogistics và dịch vụ logistics là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ vận tảigiao nhận

1.1.1 Nguồn luật quốc gia

1.1.1.1 Luật thương mại 2005 về dịch vụ logistics

- Điều 233: Dịch vụ logistics

- Điều 234: Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics

- Điều 235: Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụlogistics

- Điều 236: Quyền và nghĩa vụ của khách hàng

- Điều 237: Các trường hợp miễn trách đối với thương nhân kinh doanhdịch vụ logistics

- Điều 238: Giới hạn trách nhiệm

- Điều 239: Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa

- Điều 240: Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khicầm giữ hàng hóa

Trang 3

1.1.1.2 Bộ luật hàng hải 2005

- Điều 74 đến điều 97 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người vậnchuyển, trách nhiệm của người vận chuyển và các nội dung liên quan đến chứng

từ trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, thời gian khiếu nại…

- Một số bộ luật khác: Luật Hải quan 2014 về môi giới Hải quan, LuậtGiao thông đường bộ 2015, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Hàng không dândụng Việt Nam 2006

1.1.1.3 Một số thông tư, nghị định liên quan

- Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007: quy định chi tiết luậtThương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệmđối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Trong nghị định quy định rõ về phạm

vi và đối tượng điều chỉnh; điều kiện kinh doanh; giới hạn trách nhiệm; quản lýnhà nước về kinh doanh dịch vụ logistics

- Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 29/10/2009 về vận tải đa phương thức

- Nghị định số 154/ 2005/ NĐ-CP ngày 15/12/2005 qui định chi tiết một

số điều của Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001, Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng

06 năm 2005 (gọi chung là Luật Hải quan) về thủ tục hải quan, kiểm tra, giámsát hải quan

- Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhLuật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại

lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài

- Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn

về thủ tục hải quan: kiểm tra, giám sát hải quan: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

- Nghị định số 115/ 2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 07 năm2007: về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển

- Thông tư số 172/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành quy địnhmức thu, chế độ nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan

Trang 4

1.1.2 Nguồn luật quốc tế

1.1.2.1 Điều kiện kinh doanh chuẩn của FIATA

Do người giao nhận đảm nhận rất nhiều chức năng nhiệm vụ liên quan đếnhàng hóa trong quá trình vận chuyển, hơn nữa các chức năng này đôi khi có thểtách bạch được một cách rõ ràng nhưng nhiều khi chúng lại chồng lấn lên nhau,nên hiện chưa có luật quốc tế nào điều chỉnh về nghĩa vụ và trách nhiệm củangười giao nhận Việc áp dụng các quy phạm pháp luật đối với người giao nhậnđược nhiều nước áp dụng rất khác nhau, có nước áp dụng tập quán luật như khốiLiên hiệp Anh, cũng có những nước áp dụng luật quân sự như Pháp và các nướcChâu Âu Do thiếu một bộ luật có thể áp dụng chung cho người giao nhận nênnăm 1981 FIATA đã đưa ra một mẫu các điều kiện kinh doanh chuẩn của ngườigiao nhận cho các hiệp hội thành viên STC chỉ đưa ra một số nguyên lý cơ bảnnhằm xóa bỏ sự khác biệt giữa các dạng dịch vụ giao nhận khác nhau cũng nhưmức giới hạn của người giao nhận STC chỉ là những cam kết mang tính đơnphương vì nó chưa nhận được sự tham vấn của các tổ chức đại diện cho kháchhàng, đối tượng phục vụ của người giao nhận Do vậy, STC được xem như là

“tuyên ngôn” về nghề nghiệp và đạo đức của người giao nhận hơn là một tài liệu

có tính pháp lý ngay cả khi nó đã được tham chiếu trong hợp đồng Gần đây,FIATA đã thống nhất được các Quy tắc mẫu về dịch vụ giao nhận vận tải hànghóa với mong muốn tạo thành một bộ luật áp dụng cho dịch vụ giao nhận vậntải Tuy vậy, bộ Quy tắc này chỉ là một bộ quy tắc mở, các quốc gia dựa trên cơ

sở nguyên lý chung để thành lập Các điều kiện kinh doanh chuẩn để áp dụngđiều chỉnh cho các hoạt động giao nhận tại nước mình Nội dung cơ bản của bànQuy tắc này quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận trong trườnghợp người giao nhận hành động như là người chuyên chở và trường hợp ngườigiao nhận là đại lý, và giải quyết tranh chấp

Việc phân biệt giữa người giao nhận là đại lý với người giao nhận là ngườivận tải tùy thuộc vào trách nhiệm của người giao nhận rơi vào một trong ba tìnhhuống sau:

Trang 5

- Khi người giao nhận hành động như là người chuyên chở và tự mìnhphát hành chứng từ vận tải và chịu trách nhiệm như người chuyên chở.

- Khi người giao nhận hành động như là người gom hàng

- Khi người giao nhận hành động như là một đại lý thông báo lịch chạytàu và ấn định giá cước vận chuyển trên toàn tuyến

Hiệp hội các quốc gia thành viên của FIATA, căn cứ vào các điều kiện kinhdoanh chuẩn chung soạn thảo ra điều kiện kinh doanh chuẩn cho riêng Hiệp hộicủa nước mình Nhìn chung, điều kiện kinh doanh chuẩn của các quốc gia đều

có một số nội dung chính như sau:

- Người giao nhận phải thực hiện sự ủy thác với sự chăm chỉ, cần mẫn mộtcách thích đáng theo sự chỉ dẫn của khách hàng nhằm bảo vệ lợi ích của kháchhàng và coi đó chính là lợi ích của chính người giao nhận

- Người giao nhận được thoát trách nhiệm nếu người giao nhận gặp khókhăn trở ngại phát sinh không thuộc lỗi hay bất cẩn của người giao nhận vàngười giao nhận không thể tránh được sau khi đã sử dụng những biện pháp cầnthiết để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất Trong bất cứ trường hợp nào, người giaonhận có quyền nhận thù lao đã được thỏa thuận theo hợp đồng và khách hàngphải trả tát cả những chi phí phát sinh trong tình trạng nói trên

- Người giao nhận tiến hành thực hiện hợp đồng theo sự chỉ dẫn của kháchhàng Nếu sự chỉ dẫn đó không chính xác, đầy đủ hoặc không theo hợp đồng thìngười giao nhận sẽ hành động theo cách mà họ thấy hợp lý nhất với chi phí vàrủi ro khách hàng chịu

- Trừ khi có những thỉa thuận khác, người giao nhận có thể không phảithông báo cho khách về việc thu xếp để vận chuyển hàng trên hoặc dưới boongtàu và lựa chọn hoặc thay thế phương tiện vận chuyển, tuyến vận chuyển và thủtục trong việc xếp dỡ, lưu kho và vận chuyển hàng hóa

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người giao nhận nếu gặp khó khăntrở ngại phát sinh không thuộc lỗi hay bất cẩn của người giao nhận và ngườigiao nhận không thể tránh được sau khi đã sử dụng những biện pháp cần thiết để

Trang 6

chuyển hàng hóa và nếu có thể thì giao hàng cho khách hàng tại địa điểm antoàn và thuận lợi nhất mà không phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm củamình Trong bất cứ trường hợp nào, người giao nhận có quyền nhận thù lao đãđược thỏa thuận theo hợp đồng và khách hàng phải trả tát cả những chi phí phátsinh trong tình trạng nói trên.

1.1.2.2 Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa đường biển

Hệ thống luật quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đưởng biển:

- Quy tắc Hague 1924 và các nghị định thư 1968 và 1979

- Quy tắc Hamburg 1978 (Hamburg Rules – 1978)

- Quy tắc Rotterdam 2010

1.1.2.3 Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa đường hàng không

- Công ước Vác-xa-va và các nghị định thư sửa đổi: Căn cứ theo pháp lý

để điều chỉnh nghĩa vụ và trách nhiệm các bên có liên quan đến vận chuyểnhàng không, ngày 12/10/1929 tại Ba-Lan “Công ước về việc thông nhất một sốquy tắc có liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế” (Convention for theUnification on Certain Rules Relating to International Carriage by Air) được kýkết và có hiệu lực, thường được gọi là Quy tắc Vác-xa-va (Warsaw Rules) Saunhiều lần sửa đổi và bổ sung, lần sửa đổi gần đây nhất đang có hiệu lực là Nghịđịnh thư Montrean 1999

1.1.2.4 Công ước quốc tế về vận tải đa phương thức

- Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng ô tô (CMR – 1956)

- Công ước liên quan đến vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường sắt(COTIF/CIM – 1980)

- Công ước quốc tế về việc thống nhất một số quy định liên quan đến vậnchuyển hàng hóa bằng đường hàng không (Warsaw 1929) và các Nghị định thưsửa đổi

- Công ước quốc tế về việc thống nhất một số quy định liên quan đến vậnđơn đường biển (Hague – Visby)

Trang 7

- Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển(Hamburg Rules 1978).

- Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa quốc tế một phần hoặc toàn

bộ bằng đường biển (Rotterdam Rules)

- Công ước quốc tế về Vận tải đa phương thức (MT Convention 1980),hiện chưa có hiệu lực

- UNCTAD/ICC 91 Bộ Quy tắc của UNCTAD/ICC về vận tải đa phươngthức (Do người giao nhận và MTO áp dụng tự nguyện)

- Hiệp định khung của các nước thuộc khối ASEAN được ký tại Lào năm

2005 Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định vào 17/11/2005

- Nghị định 87, 89 của Chính phủ về vận tải đa phương thức

1.2 Cơ sở lý luận của gia nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

1.2.1 Khái niệm giao nhận

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhậnđược định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gomhàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng nhưcác dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hảiquan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hànghoá Theo luật thương mại Việt nam thì Giao nhận hàng hoá là hành vi thươngmại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổchức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác

có liên quan để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, củangười vận tải hoặc của người giao nhận khác

Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục cóliên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơigửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giaonhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuêdịch vụ của người thứ ba khác

Trang 8

Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp là doanh nghiệp kinh doanh cácloại dịch vụ giao nhận hàng hóa bao gồm doanh nghiệp giao nhận vận tải hànghóa trong nước và doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế

1.2.2 Vai trò của người giao nhận

Ngành giao nhận vận tải phát triển tất yếu kéo theo sự phát triển hệ thốngkết cấu hạ tầng cơ sở, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụcho giao nhận vận tải như bến cảng, hệ thống đường giao thông

Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cùng với sự tácđộng của tự do hóa thương mại quốc tế, các hoạt động giao nhận vận tải ngàymột tăng trưởng mạnh, góp phần tích lũy ngoại tệ, đẩy mạnh giao lưu kinh tế,nối liền các hoạt động kinh tế giữa các khu vực trong nước, giữa các nước vớinước ngoài làm cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng cân đối

Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa vừa là một nhà vận tải đa phươngthức, vừa là nhà tổ chức, nhà kiến trúc sư của vận tải Họ phải lựa chọn phươngtiện, người vận tải thích hợp, tuyến đường thích hợp có hiệu quả kinh tế nhất vàđứng ra trực tiếp vận tải hay tổ chức thu xếp quá trình vận tải của toàn chặng vớinhiều loại phương tiện vận tải khác nhau như tàu thủy, máy bay, ôtô… vậnchuyển qua nhiều nước và chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ hàng Vì vậy chủhàng chỉ cần gõ một cửa, ký một hợp đồng vận tải với người giao nhận nhưnghàng hoá được vận chuyển kịp thời, an toàn với giá cước hợp lý từ cửa kho xuấtkhẩu tới cửa kho nhà nhập khẩu, tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí vậnchuyển và nâng cao được tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế

Sự phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hoá ở một nước gắn liền với sự pháttriển vận tải ở nước đó

Phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế có một ý nghĩa hếtsức quan trọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ giao lưu hàng hoá xuất nhập khẩuvới các nước trên thế giới, tạo điều kiện đơn giản hoá chứng từ, thủ tục thươngmại, hải quan và các thủ tục pháp lý khác, hấp dẫn các bạn hàng có quan hệ kinhdoanh với các doanh nghiệp trong nước, làm cho sức cạnh tranh của hàng hoátrong nước trên thị trường quốc tế tăng đáng kể và tạo điều kiện cho đất nước có

Trang 9

thêm được nguồn thu ngoại tệ Có thể nói việc phát triển dịch vụ giao nhận vậntải hàng hoá quốc tế gắn liền với sự phát triển kinh tế của nước đó.

Trước đây người giao nhận chỉ làm đại lý (agent) thực hiện một số côngviệc do các nhà XNK ủy thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làm các thủ tụcgiấy tờ, lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng…

Song cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và tiến bộ kỹ thuậttrong ngành vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn Ngày nayngười giao nhận đóng vai trò quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế.Người giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu mà còn cungcấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá Ngườigiao nhận đã làm những chức năng sau đây:

1.2.2.1 Môi giới hải quan ( Customs Broker)

Trước kia người giao nhận chỉ làm thủ tục hải quan cho những lô hàngnhập khẩu Nhưng cùng với sự phát triển phát triển của vận tải họ đã mở rộngcông việc của mình bằng cách đại diện cho người xuất khẩu hay người nhâpkhẩu để khai báo làm thủ tục hải quan

1.2.2.2 Đại lý (Agent)

Người giao nhận lo liệu các công việc liên quan đến hàng hoá theo sự uỷthác của khách hàng và tiến hành thực hiện các công việc một cách chăm chỉ,mẫn cán cần thiết theo sự uỷ thác đó nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng

Lo liệu các công việc vận chuyển hàng hoá cũng như các công việc liênquan đến việc chuyển tải chuyển tiếp hàng hoá để các hoạt động an toàn và hiệuquả nhất

Cung cấp các dịch vụ lưu kho bãi và bảo quản hàng hoá : hàng hoá lưu kho

để đóng gói, phân loại, gom cho đủ lô người giao nhận còn cung cấp các dịch

vụ làm gia tăng giá trị hàng hoá nhằm cho công việc hiệu quả nhất

1.2.2.3 Lưu kho hàng hóa (Warehousing)

Trong trường hợp phải lưu kho hàng hóa trước khi xuất khẩu hoặc sau khinhập khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện của mình hoặc

Trang 10

1.2.2.4 Người gom hàng (Consolidate/ Groupage)

Người giao nhận gom những lô hàng nhỏ nằm rải rác ở mọi nơi để tập hợpthành lô hàng lớn tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển, xếp dỡ và bảo quảnnhằm thực hiện việc uỷ thác của khách hàng tốt nhất

1.2.2.5 Người chuyên chở (Carrier)

Người này đóng vai trò là người chuyên chở tức là trực tiếp kí hợp đồngchuyên chở với người gửi hàng và chịu mọi trách nhiệm đối với việc vận chuyểnhàng hoá đó

1.2.2.6 Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO)

Người vận tải trong trường hợp này cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt" door

to door" Người này chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trong suốt quá trình vậnchuyển

Qua trên ta thấy người giao nhận là một khâu rất quan trọng của quá trìnhvận tải hay nói cách khác họ là những kiến trúc sư của vận tải vì họ có khả năng

tổ chức vận tải một cách tốt nhất an toàn nhất và tiết kiệm nhất Tuy nhiên đểlàm tốt công việc của một người giao nhận thị chúng ta cần phải lắm chăcnghiệp vụ cũng như am hiểu luật pháp, tập quán cũng như các công ước quốc tế.Người giao nhận là một khâu rất quan trọng của quá trình vận tải hay nóicách khác họ là những kiến trúc sư của vận tải vì họ có khả năng tổ chức vận tảimột cách tốt nhất an toàn nhất và tiết kiệm nhất Tuy nhiên để làm tốt công việccủa một người giao nhận thị chúng ta cần phải lắm chăc nghiệp vụ cũng như amhiểu luật pháp, tập quán cũng như các công ước quốc tế

1.2.3 Quyền hạn - nghĩa vụ - trách nhiệm của người giao nhận

1.2.3.1 Địa vị pháp lý của người giao nhận

Địa vị pháp lý của người giao nhận ở các nước khác nhau được quy địnhkhông giống nhau

- Tại các nước theo luật tập tục (common law) địa vị pháp lý dựa trên kháiniệm về đại lý Người giao nhận lấy danh nghĩa của người uỷ thác để giao dịchcho công việc của người uỷ thác

Trang 11

- Hoạt động của người giao nhận khi đó phụ thuộc vào những quy tắctruyền thống về đại lý như việc phải mẫn cán khi thực hiện nhiệm vụ của mình,phải trung thực với người uỷ thác, tuân theo những chỉ dẫn hợp lý của người uỷthác, mặt khác được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm phùhợp với vai trò của một đại lý

- Tại các nước có luật dân sự (Civil law) thì địa vị pháp lý, quyền lợi vànghĩa vụ của những người giao nhận giữa các nước có khác nhau Thông thườngnhững người giao nhận ở những nước đó lấy danh nghĩa của mình giao dịch chocông việc của người uỷ thác, họ vừa là người uỷ thác vừa là đại lý Đối vớingười uỷ thác (người nhận hàng hay người gửi hàng) họ được coi là đại lý củangười uỷ thác và đối với người chuyên chở thì họ lại là người uỷ thác

1.2.3.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận

- Chăm sóc chu đáo đối với hàng hoá mà người giao nhận được uỷ thác để

tổ chức vận chuyển, đồng thời người giao nhận phải thực hiện mọi sự chỉ dẫn cóliên quan đến hàng hoá

- Nếu người giao nhận là một đại lý thì người giao nhận phải hành độngtheo sự uỷ thác của bên giao đại lý

- Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những tổn thất bị gây nênbởi lỗi lầm của bên thứ 3 như người vận chuyển, bốc xếp, bảo quản… được kýkết bằng các hợp đồng phụ

- Trường hợp người giao nhận là người uỷ thác thì ngoài các trách nhiệmnhư là một đại lý nói trên thì người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về hành

vi sơ suất của bên thứ 3 gây lên mà người giao nhận đã sử dụng để thực hiệnhợp đồng

- Trong hợp đồng vận tải đa phương thức thì người giao nhận đóng vai trò

là một bên chính khi thu gom hàng lẻ để gửi ra nước ngoài hay là người tự tổchức vận chuyển trong trường hợp này thì người giao nhận đóng vai trò như mộtđại lý hay người uỷ thác

Trang 12

- Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam có quy định khá rõ ràng,chẳng hạn như người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại,tổn thất gồm:

+ Do lỗi của khách hàng hay người được khách hàng uỷ thác

+ Do lỗi của khách hàng hay người được khách hàng giao cho thực hiệnbốc xếp bảo quản hàng hoá

1.2.3.3 Trách nhiệm của người giao nhận

 Khi là đại lý của chủ hàng : Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã

ký kết và phải chịu trách nhiệm về:

- Giao hàng không đúng chỉ dẫn

- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướngdẫn

- Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan

- Chở hàng đến sai nơi quy định

- Giao hàng cho người không phải là người nhận

- Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng

- Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế

- Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên Tuy nhiên, chứng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu tráchnhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc ngườigiao nhận khác nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết Khi làđại lý người giao nhận phải tuân thủ “Điều kiện Kinh doanh tiêu chuẩn”(Standard Trading Conditions) của mình

Trang 13

 Khi là người chuyên chở

Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầuđộc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàngyêu cầu Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của ngườichuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồngvận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình Quyền lợi, nghĩa vụ và tráchnhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định.Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh

ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng

Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trườnghợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình(Perfoming Carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng

từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của ngườichuyên chở (người thầu chuyên chở - Contracting Carrier) Khi người giao nhậncung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bố xếp hayphân phối thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chởnếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện và người củamình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịutrách nhiệm như một người chuyên chở

Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêuchuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các Công ước quốc tế hoặc các Quytắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành

Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hưhỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:

- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác,

- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp,

- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá,

- Do chiến tranh, đình công ,

- Do các trường hợp bất khả kháng

Trang 14

Ngoài ra người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽkhách hàng được hưởng, về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà khôngphải do lỗi của mình.

1.2.4 Phạm vi dịch vụ của người giao nhận

1.2.4.1 Đại diện cho người xuất khẩu

Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình(người xuất khẩu) những công việc sau:

- Lựa chọn truyến đường vận tải

- Ðặt/ thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải

Giao hàng hoá và cấp các chứng từ liên quan (như: biên lai nhận hàng the Forwarder Certificate of Receipt hay chứng từ vận tải - the ForwarderCertificate of Transport)

Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luậtpháp của chính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hoá của nước xuất khẩu,nước nhập khẩu, kể cả các quốc gia chuyển tải (transit) hàng hoá, cũng nhưchuẩn bị các chứng từ cần thiết

- Ðóng gói hàng hoá (trừ khi hàng hoá đã đóng gói trước khi giao chongười giao nhận)

- Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hoá(nếu được yêu cầu)

- Chuẩn bị kho bao quản hàng hoá, cân đo hàng hoá (nếu cần)

- Vận chuyển hàng hoá đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vựcgiám sát hải quan, cảng vụ, và giao hàng hoá cho người vận tải

- Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu

- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá đến cảng đích bằng cách liện hệvới người vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ở nước ngoài

- Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hoá (nếu có)

- Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mấtmát hay tổn thất của hàng hoá

Trang 15

1.2.4.2 Đại diện cho người nhập khẩu

Người giao nhận với những thoả thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình(người nhập khẩu) những công việc sau:

- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá trong trường hợp người nhậpkhẩu chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển

- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyểnhàng hoá

- Nhận hàng từ người vận tải

- Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các

lệ phí khác liên quan

- Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết)

- Giao hàng hoá cho người nhập khẩu

- Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mấtmát của hàng hoá

1.2.4.3 Các dịch vụ khác

- Ngoài các dịch vụ kể trên, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụkhác theo yêu cầu của khách hàng như dịch vụ gom hàng, tư vấn cho kháchhàng về thị trường mới, tình huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điềukiện giao hàng phù hợp, v.v

1.2.5 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan

Người giao nhận là người nhận sự ủy thác của chủ hàng để lo liệu việc vậnchuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, mà trong quá trình vận chuyển hànghóa phải qua rất nhiều giai đoạn, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của rất nhiều cơquan chức năng Do đó, người giao nhận cũng phải tiến hành các công việc cóliên quan đến rất nhiều bên

Sơ đồ 1: Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan

Người giao nhận

Người gửi

hàng

Người nhận hàng

- Chính phủ & các cơ quan chức năng:

Trang 16

Trước hết là quan hệ với khách hàng, có thể là người gửi hàng hoặc ngườinhận hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mang nhiều quốc tịch khácnhau Mối quan hệ này được điều chỉnh bằng hợp đồng ủy thác giao nhận.

Quan hệ với Chính phủ và các cơ quan chức năng đại diện cho Chính phủnhư: Bộ Thương mại, Hải quan, Giám định, Cơ quan quản lý ngoại hối, kiểmdịch, y tế,…

Quan hệ với người chuyên chở và đại lý của người chuyên chở: đó có thể làchủ tàu, người môi giới, hay bất kỳ người kinh doanh vận tải nào khác, mốiquan hệ này được điều chỉnh bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ

Ngoài ra, người giao nhận còn có mối quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng,người bảo hiểm

1.3 Trình tự giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển

1.3.1 Đối với hàng xuất khẩu

1.3.1.1 Đối với hàng hóa phải lưu kho bãi tại cảng

Ðối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn:

- Bước 1: Giao hàng xuất khẩu cho cảng

- Bước 2: Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu

Trang 17

Cụ thể các bước như sau:

 Bước 1: Giao hàng xuất khẩu cho cảng

- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác ký kết hợp đồng lưu kho,bảo quản hàng hoá với cảng

- Trước khi giao hàng, phải giao cho cảng các giấy tờ:

+ Bảng liệt kê hàng hóa – Cargo List

+ Giấy phép xuất khẩu (nếu có) – Export License

+ Lệnh xếp hàng – Shipping Order

- Giao hàng vào kho cảng, nhận phiếu nhập kho

 Bước 2: Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu

- Trước khi giao hàng cho tàu, chủ hàng phải:

+ Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu như: hải quan, kiểm dịch,kiểm nghiệm (nếu có )

+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA – Estimated Time ofArrival), chấp nhận Thông báo sẵn sàng bốc dỡ (NOR – Notice of Readiness)

+ Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan/ Stowage Plan)

- Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu:

+ Trước khi xếp, phải tổ chức vận chuyên hàng từ kho ra cảng, lấy lệnhxếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe, công nhân và người áp tải (nếucần)

+ Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu Việc xếp hàng lên tàu do côngnhân cảng làm Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hảiquan Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi sốlượng hàng giao vào Tally Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khixếp xong một tàu, ghi vào Final Report Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm

và ghi kết quả vào Tally Sheet Việc kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên củacông ty kiểm kiện

+ Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy Biên laithuyền phó (Mate’s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn (Bill of Lading –

Trang 18

+ Căn cứ vào số lượng hàng đã xếp ghi trong Tally sheet (Bảng kiểmđếm), cảng và tàu sẽ lập Bảng tổng kết xếp hàng lên tàu (General LoadingReport) và hai bên sẽ ký xác nhận vào bảng này kết thúc việc giao nhận hàngvới tàu.

+ Tính toán thưởng phạt xếp dỡ, nếu có

1.3.1.2 Đối với hàng hóa không phải lưu kho bãi tại cảng

Ðây là hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơi trongnước để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của mình chứ không qua các khocủa cảng Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác có thểgiao trực tiếp cho tàu

Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng, chỉ khác làkhông phải ký hợp đồng thuê kho bãi của cảng (giao tay ba)

1.3.1.3 Đối với hàng hóa đóng trong container

 Gửi hàng nguyên container (FCL)

- Người xuất khẩu liên lạc với hãng tàu, thông báo các thông tin về hànghóa, nơi đi, nơi đến… Hãng tàu sẽ fax cho chủ hàng bảng lịch tàu để chủ hàngchon chuyến tàu Sau khi đã thống nhất hàng sẽ đi chuyến tàu nào thì hãng tàu

sẽ fax cho chủ hàng Booking Note (Bản đăng ký lưu khoang, lưu cước), chủhàng điền vào và đưa lại cho đại diện hãng tàu hoặc Đại lý tàu

- Sau đó hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container rỗng để chủ hàng mượn vàcấp cho chủ hàng seal (kẹp chì) Chủ hàng hoặc người vận tải thay mặt chủ hàngnhận container phải ký vào phiếu EIR – một dạng của bien bản giao container –

để quy trách nhiệm khi làm hư hỏng hoặc mất mát container

- Chủ hàng lấy container rỗng về địa điềm đóng hàng của mình

- Mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định (nếu có) đếnkiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container Sau khi đóng xong, nhânviên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container

- Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại CY (Container Yard),trước khi hết thời gian quy định (Closing time) của từng chuyến tàu (thường là 8tiếng trước khi tàu bắt đầu xếp hàng)

Trang 19

- Chủ hàng lập Container Packing List và trao cho hãng tàu để lập B/L.

Quy trình cơ bản như sau:

- Chủ hàng gửi Booking note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cungcấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu Sau khi Booking noteđược chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giaonhận hàng

- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao chongười chuyên chở hoặc đại lý của họ tại trạm CFS (Container Freight Station –Trạm đóng hàng lẻ) hoặc ICD quy định

- Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hoá, giám sát việcđóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng Sau khihải quan niên phong, kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành thủ tục giao hàng

và yêu cầu cấp vận đơn hoặc chứng từ vận tải

- Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ

- Người chuyên chở xếp container lên tầu và vận chuyển đến nơi đến

1.3.2 Đối với hàng nhập khẩu

1.3.2.1 Đối với hàng hóa phải lưu kho bãi tại cảng

Trang 20

- Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc,giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O –Delivery Order) Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O chongười nhận hàng.

- Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai

- Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn (Invoice) vàphiếu đóng gói (Packing List) đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xácnhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O

- Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến phòng thương vụ cảng để làmphiếu xuất kho Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng

- Chủ hàng tiến hành làm thủ tục hải quan (nộp 1 D/O)

- Sau khi Hải quan xác nhận “Hoàn thành thủ tục hải quan”, chủ hàng cóthể đem hàng ra khỏi cảng và chở hàng về kho riêng

1.3.2.2 Đối với hàng hóa không phải lưu kho bãi tại cảng

Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ragiao nhận trực tiếp với tàu

- Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủhàng phải trao cho cảng một số chứng từ:

+ Bản lược khai hàng hoá (2 bản)

+ Sơ đồ xếp hàng (2 bản)

+ Chi tiết hầm hàng (2 bản)

+ Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)

- Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu

- Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trìnhnhận hàng như:

+ Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy tráchnhiệm cho tàu về những tổn thất xảy sau này

+ Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt

+ Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt

+ Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)

Trang 21

- Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá

1.3.2.3 Đối với hàng đóng trong container

 Gửi hàng nguyên container (FCL)

- Khi nhận được thông báo tàu đến (Notice of Arrival) thì chủ hàng mangvận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O

- Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủhàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD (Inland ClearanceDepot) để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HÀNG HÓA VÀ TRANG THIẾT BỊ MẶT

Ngày đăng: 09/04/2016, 18:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w