1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Bài thi dạy học tích hợp liên môn tiếng anh (giai 3 cap tinh)

20 2,7K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 7,42 MB

Nội dung

Kiến thức: GV vận dụng kiến thức của các môn học: Địa lý, GDCD, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Kỹ năng sống, Hoạt động ngoài giờ lên lớp để dạy học sinh hiểu rõ về các

Trang 1

-*** -BÀI DỰ THI

“DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP”

Năm học 2015- 2016 Chủ đề: “VẬN DỤNG KIẾN THỨC: ĐỊA LÍ, GDCD, VẬT LÝ, HÓA HỌC, ÂM NHẠC, MỸ THUẬT, KỸ NĂNG SỐNG, HĐNGLL DẠY VỀ CÁC THẢM HỌA THIÊN NHIÊN TRONG BÀI DẠY

TIẾNG ANH LỚP 9 TIẾT 58- UNIT 9: READ”

Thông tin nhóm giáo viên:

1 Phạm Thị Thủy Ngày sinh: 10/ 7/ 1984

Môn: Tiếng Anh Chức vụ, tổ chuyên môn: Phó hiệu trưởng

Điện thoại: 0974066188

Email: thuypham.quanson@gmail.com

2 Nguyễn Thị Hằng Ngày sinh: 18/ 10/ 1986

Môn: Tiếng Anh Chức vụ, tổ chuyên môn: Giáo viên- Tổ Xã hội

Điện thoại: 0974485417

Email: hangdtntqs@gmail.com

QUAN SƠN, THÁNG 12 NĂM 2015

SỞ GD & ĐT THANH HÓA

PHÒNG GD &ĐT QUAN SƠN

TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ

Trang 2

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN

Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá

Phòng Giáo dục và Đào tạo Quan Sơn

Trường: THCS DTNT Quan Sơn

Địa chỉ: Thị trấn Quan Sơn - Quan Sơn - Thanh Hoá

Điện thoại: 0373.590.146

Email: thcsdtnt.qs @thanhhoa.edu.vn

Thông tin nhóm giáo viên:

1 Phạm Thị Thủy

Ngày sinh: 10/ 7/ 1984

Điện thoại: 0974066188

Email: thuypham.quanson@gmail.com

2 Nguyễn Thị Hằng

Ngày sinh: 18/ 10/ 1986

Điện thoại: 0974485417

Email: hangdtntqs@gmail.com

Trang 3

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

1 Tên dự án dạy học:

Chủ đề: “VẬN DỤNG KIẾN THỨC: ĐỊA LÍ, GDCD, VẬT LÝ, HÓA HỌC, SINH HỌC, ÂM NHẠC, MỸ THUẬT, KỸ NĂNG SỐNG, HĐNGLL DẠY VỀ CÁC THẢM HỌA THIÊN NHIÊN TRONG BÀI DẠY

TIẾNG ANH LỚP 9 TIẾT 58- UNIT 9: READ”

2 Mục tiêu dạy học:

a Kiến thức:

GV vận dụng kiến thức của các môn học: Địa lý, GDCD, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Kỹ năng sống, Hoạt động ngoài giờ lên lớp để dạy học sinh hiểu rõ về các thảm họa thiên nhiên; nguyên nhân và hậu quả của chúng và đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương để giảm thiểu một số thảm họa thiên nhiên Cụ thể như sau:

- Địa lý: Giải thích được các nguyên nhân và hậu quả của các thảm họa thiên nhiên, nhận biết địa danh trên thế giới (Địa lý 6 và 7)

- Giáo dục công dân: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường, cách phòng chống và tránh khi có thiên tai xảy ra (GDCD 6)

- Hóa học: Các phản ứng hóa học và các khí được sinh ra trong một số thảm họa thiên nhiên (Hóa học 8 và 9)

- Vật lý: Các hiện tượng vật lý trong các thảm họa thiên nhiên (Vật lý 8)

- Sinh học: Những ảnh hưởng của thảm họa thiên nhiên tới đời sống của loài người

và các loài sinh vật (Sinh học 9)

- Âm nhạc: Giới thiệu một số bài hát về thiên nhiên và môi trường

- Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Sau tiết học HS có khả năng tuyên truyền tới bạn bè

và người thân về bảo vệ môi trường để phòng tránh các thiên tai

- Mỹ thuật: HS vẽ tranh về một thảm họa thiên nhiên và thuyết trình bức tranh đó bằng Tiếng Anh

- Kỹ năng sống: Trang bị cho HS kiến thức về bảo vệ môi trường và phòng tránh các thiên tai

b Kĩ năng:

- Gợi cho HS nhớ lại kỹ năng đọc bản đồ địa lý

Trang 4

- Giáo dục HS một số kỹ năng sinh tồn khi xảy ra thiên tai.

- Rèn luyện cho HS kỹ năng đọc hiểu đoạn văn và làm bài tập

c Thái độ:

- Yêu thích thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Ham học hỏi, tìm tòi để biết thêm nhiều các thảm họa thiên trên thế giới

- Giáo dục kĩ năng sống, thích nghi với môi trường sống Có biện pháp bảo vệ môi trường và tích cực tuyên truyền ngăn chặn việc làm gây ảnh hưởng tới môi trường và thiên nhiên để phòng ngừa những thiên tai

- Nghiêm túc, cẩn thận

- Yêu thích môn học Tiếng Anh cũng như các môn học khác trong chương trình giáo dục THCS

3 Đối tượng dạy học của dự án:

Học sinh lớp 9: Sĩ số 57 em (2 lớp)

4 Ý nghĩa của dự án:

Ngày nay con người và các loài sinh vật đang phải đối mặt với rất nhiều các thảm họa thiên nhiên mà nguyên nhân chủ yếu gây ra các thảm họa này là do sự biến

đổi khí hậu từ tác động của con người tới thiên nhiên Qua Unit 9: Natural disasters-Read này các em sẽ có thêm một số kiến thức và kinh nghiệm hữu ích để góp phần

vào hoạt động phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường mà cả thế giới đang quan tâm

Qua thực tế quá trình dạy học, chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất

Là giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh THCS, nhận thức được tầm quan trọng và

ý nghĩa của hoạt động này nên chúng tôi luôn lồng ghép vào các tiết dạy của mình Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy lô-gic, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống Sau đây chúng tôi xin trình bày một dự án nhỏ đối với môn Tiếng Anh 9

Cụ thể:

- Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức bài học, hiểu đúng các thông tin mà GV truyền tải

- HS hiểu rõ các hiện tượng, nguyên nhân và hậu quả của các thảm họa thiên nhiên

Trang 5

- Những bức tranh trong SGK và các hình ảnh về một số thảm họa thiên nhiên mà

GV sưu tầm thêm cho bài giảng sinh động, tình cảm và trách nhiệm của mỗi HS đối với thiên nhiên, môi trường sống xung quanh các em

- HS biết sử dụng các kiến thức đã học để có những biện pháp cần thiết phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở cấp độ vi mô và vĩ mô từ các kiến thức liên môn đã được tích hợp trong dự án

- Dự án này đóng vai trò quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học

Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn Học sinh

có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và tổng hợp được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn

5 Thiết bị dạy học, học liệu:

Để thực hiện được chủ đề này tôi đã sử dụng các công cụ sau:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Anh 9

- Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học 9

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Hóa học 8, 9

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Vật lý 8

- Thông tin, hình ảnh minh họa sử dụng bằng máy tính và Projecter

- Giáo án trình chiếu Powerpoint

- Công cụ tìm kiếm thông tin Google Search

6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:

6.1 Mục tiêu:

- HS có khả năng sử dụng các đại từ quan hệ để bổ sung ý trong câu và phân biệt được cách sử dụng đại từ quan hệ xác định và không xác định trong Tiếng Anh

- Luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Anh

- Làm cho HS hiểu rõ nguyên nhân gây ra các thảm họa thiên nhiên

- HS biết nhiều hơn về các thảm họa thiên nhiên trên toàn cầu

- HS hiểu rõ hậu quả của các vùng đất sau khi các thảm họa thiên nhiên đi qua

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường và thiên nhiên để giảm thiểu các thảm họa thiên nhiên

6.2 Ổn định lớp:

6.3 Kiểm tra bài cũ:

Trang 6

- GV chia lớp thành 2 nhóm để chơi trò chơi ”Networks” ôn lại các từ đã học.

- Mỗi thành viên của mỗi đội sẽ lần lượt chạy lên bảng viết 1 từ là tên của 1 loại thiên tai hoặc thảm họa thiên nhiên Trong thời gian 3 phút đội nào ghi được nhiều từ đúng hơn thì đội đó là đội chiến thắng

Typhoon thunderstorm snowstorm

flood

drought

Earthquake volcano

- Sau khi HS hoàn thành bài, GV nhận xét và cho điểm mỗi đội

- GV cung cấp thêm một số thông tin về các thảm họa thiên nhiên này (GV vừa giới thiệu vừa đưa hình ảnh lên máy chiếu cho HS quan sát.)

Núi lửa + Volcano- Núi lửa (Liên môn Địa lý 6): là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng

thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng

Natural diasaters

Trang 7

Hiệu ứng nhà kính + Greenhouse effect- Hiệu ứng nhà kính (Liên môn Địa lý 7, Vật lý 8 Bài 23:

Đối lưu- Bức xạ nhiệt, Hóa học lớp 9 Bài 36: Mê tan): Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình +16°C là sóng dài có năng lượng thấp,

dễ dàng bị khí quyển giữ lại Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC v.v Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp th eo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3

=>NO2

Mưa axit + Acid rain- Mưa axit (Liên môn Địa lý 7, Hóa học 8 Bài 6: Đơn chất và hợp

chất phân tử hóa học): Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Ðiển Nguyên nhân là vì con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ Trong than đá và dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí nitơ Trong quá trình đốt có thể sinh ra các khí Sunfua đioxit (SO2), Nitơ đioxit (NO2) Các khí này hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit sunfuaric (H2SO4), axit nitơric (HNO3) Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit Do có

độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại

có trong không khí như ôxit chì, làm cho nước mưa trở nên độc hơn đối với cây cối, vật nuôi và con người

Trang 8

- GV hỏi HS: What kinds of these natural disasters do you know in your country? (Ở đất nước em thường xảy ra thiên tai gì trong những loại kể trên?)

- HS trả lời bằng Tiếng Việt và đưa một số bức tranh về các thảm họa thiên tai

mà các em đã sưu tầm ở nhà: lũ lụt, bão, lũ quét, hạn hán …

Lũ lụt

Lũ quét

Trang 9

Hạn hán

- GV cho HS xem một đoạn phim ngắn về 2 trận sóng thần lớn nhất xảy ra ở Nhật Bản

- Liên môn Địa Lý, Sinh học 9 Bài 54, 55: Ô nhiễm môi trường: Các em vừa xem một clip ngắn về một loại thảm họa thiên nhiên Nó gây hại rất lớn đến cuộc sống của toàn nhân loại chúng ta Do sự biến đổi khí hậu nên thảm họa thiên tai ngày càng khốc liệt và đi trái quy luật nên làm cho con người khó lường trước và ứng phó kịp thời với những thiên tai này Như là: Cơn bão Haiyen đã tàn phá Philipin, gần đây nhất là vào tháng 9/2015 ở huyện Quan Sơn chúng ta đã xảy ra đợt lũ lụt, nước dâng cao ngập cầu Phà Lò và tràn vào một số nhà dân khiến cho cuộc sống của nhân dân

đã khó khăn nay càng khó khăn hơn Điều này cũng dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm nặng nề do xác của động vật chết trôi nổi trên mặt nước, một số bệnh tật bùng phát chính là một trong những hệ lụy sau trận lũ lụt đi qua Vậy loài người chúng

ta đã làm gì để phòng chống và đối mặt với các thiên tai này? Bài học hôm nay cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu về các thảm họa thiên nhiên và đưa ra một số giải pháp phòng chống chúng

6.4 Bài mới:

- GV nêu ngữ cảnh bài học mới: Có rất nhiều thảm họa thiên nhiên trên thế giới như

cô và các em đã vừa tìm hiểu Bài học hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn 5 loại thảm họa thiên nhiên thảm khốc trên thế giới

I Vocabulary: (Từ vựng)

* Pre- teaching vocabulary (Dạy từ vựng):

- GV cho HS xem tranh gợi ý từ mới

- Theo kiến thức môn Địa lý đã học ở lớp 6, HS trả lời bằng tiếng Việt: Đây là vành đai lửa Thái Bình Dương

- GV cung cấp từ mới: Pacific Rim (n): còn có tên gọi khác là “ Ring of Fire”:

vành đai lửa Thái Bình Dương

- GV cung cấp thêm thông tin về vành đai lửa này: (Địa lý lớp 6) Vành đai lửa

Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun

Trang 10

trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km Nó gắn liền với một dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và / hoặc sự chuyển động của các mảng kiến tạo Đôi khi nó còn được gọi là vành đai địa chấn Thái Bình

Dương

- GV cho HS xem tranh gợi ý từ mới: Đây là một động từ, nhìn vào tranh các

em thấy ngôi nhà này đang bị gì?

- HS trả lời bằng tiếng Việt: ngôi nhà sắp bị sập

- GV cung cấp từ mới: collapse (v): đổ, sập

- GV hỏi HS để gợi ý thêm 1 từ mới nữa qua bức tranh trên: Khi ngôi nhà bị sập, kiến trúc của ngôi nhà và đồ vật trong ngôi nhà sẽ như thế nào?

- HS trả lời bằng tiếng Việt: ngôi nhà và các đồ vật sẽ bị hư, hỏng

- GV cung cấp từ mới: damage (n): hư, hỏng.

- GV cho HS xem tranh gợi ý từ mới: Đây là tên 1 loại thảm họa thiên nhiên

- HS trả lời bằng tiếng Việt: đây là thảm họa sóng thần

- GV cung cấp từ mới: tidal wave (n): sóng thần

- GV hỏi HS để gợi ý thêm 1 từ mới nữa: Em hãy dùng một tính từ để miêu tả

về việc trận sóng thần này đổ bộ đất liền mà không có sự báo trước?

Trang 11

- HS trả lời bằng tiếng Việt: đến một cách bất ngờ.

- GV cung cấp từ mới: abrupt (adj): bất ngờ, đột ngột

- GV cho HS xem tranh gợi ý từ mới: Đây là thảm họa núi lửa Khi núi lử hoạt động thì các nham thạch trong núi lửa sẽ như thế nào?

- HS trả lời bằng tiếng Việt: núi lửa phun trào nham thạch ra ngoài

- GV cung cấp từ mới: erupt (v): phun, phun trào

- GV cho HS xem tranh gợi ý từ mới: Đây là thảm họa lốc xoáy hay còn gọi là vòi rồng Nó có hình gì?

- HS trả lời bằng tiếng Việt: vòi rồng có hình phễu

- GV cung cấp từ mới: funnel-shaped (adj): hình phễu

- GV hướng dẫn HS phát âm từ mới 3 đến 4 lần, cách nhấn trọng âm ở những từ có

từ 2 âm tiết trở lên

- GV gọi 2 HS đọc lại từ mới

* Checking vocabulary (Kiểm tra từ vựng): What and Where

- GV cho 7 từ vựng ở 7 vị trí khác nhau

- GV yêu cầu HS đọc 1 lượt để nhớ vị trí của 7 từ đó

- GV che các từ vựng đi HS lần lượt đọc ra những từ theo đúng vị trí đứng của chúng

Trang 12

- GV nhận xét khả năng ghi nhớ của HS.

II Grammar: (Ngữ pháp)

- GV yêu cầu HS nhắc lại các đại từ quan hệ đã học ở bài học trước:

- HS nêu các đại từ quan hệ: which, that, who

- GV cung cấp 2 ví dụ có sử dụng các đại từ quan hệ và giới thiệu mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định (Definite and non-definite relative clause)

Ex1: Ninety percent of earthquakes occur around the Pacific Rim, which is known

as the “Ring of Fire”.

Ex2: A tornado lifted a baby, who was asleep in its baby carriage, into the air.

* Pre-prediction (dự đoán thông tin trong bài đọc qua bài tập điền Đúng hoặc Sai sau mối câu dưới đây): True (T) or False (F):

1 Most of the earthquakes in the world occur in the Ring of Fire

2 The earthquake in Kobe in 1995 caused serve damage

3 A huge tidal wave traveled from California to Alaska and hit the Anchorage in the 1960s

4 Typhoon, hurricane and tropical storm are different words for the same natural disaster

5 The eruption of Mount Pinatubo is the world’s largest ever volcanic eruption

6 A tornado looks like a funnel

- HS dự đoán thông tin bằng cách điền Đúng/ Sai

III Practice (Luyện tập):

a True or False? Check the boxes: (Đúng hay Sai)

- GV yêu cầu HS đọc bài đọc trong SGK và kiểm tra bài dự đoán

- HS so sánh kết quả với bạn bên cạnh

- GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng

- GV yêu cầu HS sửa lỗi trong các câu sai

Answer keys: (Đáp án )

collaps e

abrupt

damag e

funnel-shaped

Pacific Rim

tidal wave erupt

Ngày đăng: 08/04/2016, 19:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w