1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ đề thi thử THPT quốc gia năm 2016 môn địa lý có đáp án

29 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 454,5 KB

Nội dung

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên thiênnhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới - Chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á với 2 mùa gió chính là g

Trang 1

ĐỀ THI MÔN: ĐẠI LÍ

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

Câu II (2.0 điểm)

Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1 Xác định các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranhthuộc tỉnh, thành phố nào?

2 Những vấn đề gì cần đặt ra trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh

tế biển của nước ta

3 Giải thích quá trình hình thành đất feralit? Cho biết đất feralit có đặc tính gì vàảnh hưởng như thế nào đến việc sử dụng đất trong trồng trọt?

Câu III (2,0 điểm)

1 Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta?

2 So sánh đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và TâyBắc Giải thích tại sao Tây Bắc lại có đặc điểm địa hình như vậy?

Câu IV (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của nước ta, giai đoạn 1977 - 2005

Trang 2

1985 5,7 1995 9,5 2005 8,4

1 Tính tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn: 1977 1980; 1981 1985; 1986 1990; 1991 - 1995; 1996 - 2000; 2001 – 2005

-2 Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP bình quân theo kết quả đã tính

3 Nhận xét và giải thích sự phát triển kinh tế nước ta trong các giai đoạn trên

Trang 3

1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như đáp án, thang điểm

2) Trong quá trình chấm, cần quan tâm đến lí giải, lập luận của thí sinh Nếu có câunào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thìvẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm

3) Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm thành phần, điểm của từng câu và điểm toàn bàicủa thí sinh

I

(3.0

điểm)

- Nằm rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực

ĐNÁ

- Ranh giới:

+ Trên đất liền: Phía bắc giáp TQ, phía tây giáp Lào, phía tây nam giáp

Campuchia, phía đông và đông nam giáp Biển Đông

+ Trên biển: Vùng biển nước ta giáp với 8 quốc gia (kể)

0.25

- Hệ tọa độ phần đất liền:

+ Điểm cực Bắc: 23023’B (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà

Giang)

+ Điểm cực Nam: 8034’B (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau)

+ Điểm cực Tây: 102009’Đ (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện

+ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với biển

Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn

+ Kinh tuyến 1050 đông chạy qua nước ta -> nước ta nằm trong múi giờ

thứ 7 -> thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất

0.25

2 Qua hệ tọa độ địa lí đó, em có nhận định gì về đặc điểm tự nhiên

nước ta?

0.25

Trang 4

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên thiên

nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới

- Chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á với 2 mùa gió

chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ

- Thiên nhiên nước ta mang tính biển sâu sắc

- Lãnh thổ Việt Nam trải dài theo chiều Bắc – Nam, hẹp theo chiều

Đông – Tây

- Thiên nhiên VN có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam

3 Phân tích hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta 0.75

- Nguồn gốc: Từ áp cao Xibia (bán cầu Bắc)

- Thời gian thổi: tháng 11 đến tháng 4 năm sau

- Hướng gió, tên gọi: hướng đông bắc, gọi là gió mùa Đông Bắc

- Đặc tính: lạnh khô và lạnh ẩm

- Phạm vi ảnh hưởng: từ 160B trở ra

0.25

- Đặc điểm hoạt động:

+ Nửa đầu mùa đông: gió mùa đông bắc di chuyển qua lục địa Trung

Hoa rộng lớn mang lại thời tiết lạnh, khô

+ Nửa sau mùa đông: gió mùa đông bắc di chuyển qua biển mang lại

thời tiết lạnh, ẩm, có mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc

Bộ, Bắc Trung Bộ

+ Khi di chuyển xuống phía Nam gió mùa đông bắc suy yếu dần, bớt

lạnh và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã

+ Từ Đà Nẵng trở vào, gió Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông

bắc chiếm ưu thế gặp địa hình núi chắn gió gây mưa cho vùng ven biển

Trung Bộ trong khi đó Tây Nguyên và Nam Bộ là mùa khô

0.5

4 Vì sao gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động ở miền Bắc nước ta 0.5

- Do lãnh thổ kéo dài nên càng đi xuống phía Nam do tác động của bề

mặt đệm -> gió mùa Đông Bắc bị suy yếu dần

- Do các dãy núi chạy theo hướng tây – đông (Hoành Sơn, Bạch Mã) đã

ngăn cản và làm biến tính gió mùa Đông Bắc, khi vượt qua dãy Bạch

Trang 5

- Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng này, nên đất

ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông

- Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng

nhỏ (dẫn chứng)

- Chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở của sông lớn (dẫn chứng)

- Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia thành 3 dải: Giáp biển là

cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng ; dải trong cùng đã được bồi

tụ thành đồng bằng

6 Ảnh hưởng của đồng bằng này đến sản xuất nông nghiệp 0.5

- Thuận lợi:

+ Chủ yếu đất cát pha thích hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn

ngày (lạc, mía, thuốc lá….)

+ Một số đồng bằng lớn đất đai màu mở thuận lợi phát triển cây lương

thực (lúa thâm canh)

+ Do dải đồng bằng bị chia cắt, có nhiều cửa sông ven biển, vũng, vịnh

thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ

0.25

- Khó khăn:

+ Đất đai nghèo dinh dưỡng ảnh hưởng đến năng suất và cơ cấu cây

trồng

+ Đải đồng bằng bị chia cắt nên khó khăn trong việc sản xuất nông

nghiệp trên quy mô lớn

+ Thiên tai: Bão, lũ lụt, cát bay, cát chảy, gió Tây khô nóng…

0.25

II

(2.0

điểm)

1 Các vịnh biển thuộc tỉnh, thành phố: Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Đà

Nẵng (thành phố Đà Nẵng), Xuân Đài (tỉnh Phú Yên), Vân Phong (tỉnh

Khánh Hòa), Cam Ranh (Tỉnh Khánh Hòa)

(Nếu đúng 3/5 vịnh thì mới được 0.25)

0.5

2 Những vấn đề gì cần đặt ra trong chiến lược khai thác tổng hợp,

phát triển kinh tế biển của nước ta

- Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển

- Phòng chống ô nhiễm môi trường biển

- Phòng chống thiên tai trên biển Đông

- Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý

nghĩa hết sức quan trọng

0.5

Trang 6

- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu

nhiệt đới ẩm

+ Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường

độ mạnh tạo nên một lớp đất dày

+ Mưa nhiều rửa trôi các chất ba dơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất

chua, đồng thời có sự tích tụ ôxít sắt (Fe2O3) ô xít nhôm (Al2O3) tạo ra

màu đỏ vàng -> gọi là đất feralit đỏ vàng

4 Cho biết đất feralit có đặc tính gì và ảnh hưởng như thế nào đến

việc sử dụng đất trong trồng trọt?

- Đất feralit có đặc tính chua, nghèo dinh dưỡng vì thế không thích hợp

cho trồng cây lương thực, chỉ thích hợp cho phát triển cây công nghiệp,

cây ăn quả, chăn nuôi, trồng rừng

- Do phân bố ở địa hình cao nên dễ bị xói mòn cần có biện pháp thích

hợp để bảo vệ và cải tạo dinh dưỡng cho đất

0.5

III

(2.0

điểm)

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi

thấp (dẫn chứng)

0.25

- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng (dẫn chứng) 0.25

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (dẫn chứng) 0.25

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người (dẫn chứng) 0.25

2 So sánh đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông

Nằm giữa sông Hồng và sông Cả

Độ cao

Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng

Có địa hình cao nhất cả nước

Hướngnúi

Hướng núi của yếu là hướng vòng cung với 4 cánh cung lớn chụm ại ở Tam Đảo mở ra về phía Bắc, phía Đông (cc Ngân

Có 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam

Trang 7

Triều, sông Gâm)

Cấu trúcđịa hình

Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam chia thành 3 khu vực:

- Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm ở thượng nguồn sông chảy

- Giáp biên giới Việt – Trung là khối núi đá vôi

đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng

- Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 – 600m

Địa hình chia thành 3 khu vực:

- Phía Đông là dãy núi Hoàng Liện Sơn cao và đồ

sộ, vơi đỉnh Phanxipawng cao 3143m

- Phía Tây là địa hình núi trung bình dọc biên giới Việt– Lào (Puđenđinh,

Pusamsao)

- Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối vùng đồi núi đá vôi ở Ninh Bình, Thanh Hóa

Các thung lũng theo hướng vòng cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam

Các thung lũng sông theo hướng tây bắc – đông nam làsông Đà, sông Mã, sông Chu

3 Giải thích tại sao Tây Bắc lại có đặc điểm địa hình như vậy 0.25

+ Vùng núi Tây Bắc: Trong vận động địa chất của vỏ Trái Đất vùng này

là một bộ phận của địa máng Việt – Lào nên chịu tác động mạnh của

vận động nâng lên, nhất là vận động tạo núi AnPơ – Himalaya Hướng

tây bắc – đông nam của vùng là do sự quy định hướng của khối nền cổ

Hoàng Liên Sơn

IV

(3.0

điểm)

1 Tính tốc độ tăng trưởng trung bình

Giai đoạn Tốc độ tăng trưởng trung bình (%)

Trang 8

+ Có chú giải và tên biểu đồ

+ Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ

(Nếu thiếu 1 trong các yếu tố trên trừ 0.25 điểm)

+ Giai đoạn1977 – 1980: Kinh tế tăng tưởng thấp do nước ta bước vào

thời kì khủng hoảng kinh tế kéo dài

+ Giai đoạn 1981 – 1985: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao

do đã có sự Đổi mới (manh nha từ 1979), bắt đầu từ lĩnh vực nông

nghiệp

0.25

+ Giai đoạn 1986 – 1990: Tốc độ tăng trưởng giảm và chưa ổn định do

tác động của cuộc chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị

trường…

+ Giai đoạn 1991 – 1995: Nền kinh tế tăng trưởng cao do công cuộc Đổi

mới, nền kinh tế nhiều thành phần và chính sách mở cửa, gia nhập

Asean…

0.25

+ Giai đoạn 1996 – 2000: Nhịp độ tăng trưởng vấn cao nhưng giảm sút

hươn so với giai đoạn trước do cuộc khủng hoảng tài chính trong khu

vực ĐNA

0.25

+ Giai đoạn 2001 – 2005: Kinh tế VN có xu hướng tăng liên tục, dần

vào thế ổn định do chính sách kích cầu của Nhà nước với các chính sách

mới: luật đầu tư…

0.25

Trang 9

THPT Yên Lạc 2

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: Địa lý, Khối: 12

Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

1 Chứng minh rằng tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta phong phú và đa dạng

2 So sánh sự khác biệt về cảnh quan của phần lãnh thổ phía Bắc với phần lãnh thổ phíaNam (Ranh giới là dãy Bạch Mã) Giải thích nguyên nhân tạo nên sự khác nhau đó

Câu 4 (3,0 điểm)

Dựa vào bảng số liệu:

Hiện trạng sử dụng đất ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng

Trang 10

sông Hồng của nước ta năm 2009 (đơn vị: nghìn ha)

Loại đất Trung du miền núi Bắc Bộ Đồng bằng sông Hồng

1 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu sử dụng đất của Trung du

miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng năm 2009

2 Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích

HẾT _

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: Địa lý, Khối: 12

- Nằm rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực

- Tiếp giáp trên đất liền: Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào,phía tây nam giáp Campuchia, phía đông và đông nam giáp Biển Đôngvới 8 quốc gia

0,25

- Hệ tọa độ địa lí phần đất liền:

+ Điểm cực Bắc: vĩ độ 23023’B (Hà Giang)

+ Điểm cực Nam: vĩ độ 8034’B (Cà Mau)

+ Điểm cực Tây: kinh độ 102009’Đ (Điện Biên)

0,25

- Trên biển, hệ toạ độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ

6050’B và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến trên 117020’Đ trên biển

0,25

Trang 11

2

(2,5

điểm)

1 Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì

khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình? 1,5

* Về điều kiện hình thành:

- Đồng bằng sông Hồng: là đồng bằng châu thổ được bồi tụ do phù sa của

hệ thống sông Hồng - Thái Bình

0,25

- Đồng bằng sông Cửu Long: là đồng bằng châu thổ được bồi tụ do phù sa

* Đặc điểm địa hình:

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Diện tích: 15 nghìn km2; cao ở rìa tây và tây bắc, thấp dần ra biển

+ Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô và có đê sông ngăn lũ

+ Vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các ruộng cao bạc màu và

ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi đắp phù sa

0,5

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Diện tích: 40 nghìn km2; địa hình thấp và bằng phẳng hơn

+ Bề mặt đồng bằng không có đê, có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt

+ Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nước triều lấn mạnh; có các vùng trũng chưa được bồi lấp xong

0,5

2 Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của khu vực đồng bằng đối với

Trang 12

+ Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và

- Hạn chế: Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, thường xảy ra gây

thiệt hại lớn về người và tài sản

0,25

Trang 13

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Trữ lượng lớn và giá trị cao là dầu khí, hai bể dầu khí lớn nhất hiện đangđược khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể Thổ Chu - Mã Lai

và Sông Hồng cũng có trữ lượng đáng kể,…

0,25

+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguyên liệu quý cho công nghiệp Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối 0,25

- Tài nguyên hải sản:

+ Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàuthành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ven bờ (có trên 2000loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực,…)

0,25

+ Ven các đảo, nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa còn cónguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vậtkhác

0,25

2 So sánh sự khác biệt về cảnh quan của phần lãnh thổ phía Bắc với

phần lãnh thổ phía Nam (Ranh giới là dãy Bạch Mã) Giải thích nguyên nhân tạo nên sự khác nhau đó.

- Sinh vật có các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây

á nhiệt đới như: dẻ, re, các loài cây ôn đới như: sa mu, pơ mu, các loài thú

có lông dày như: gấu, chồn,… Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồngđược rau ôn đới

0,25

* Phần lãnh thổ phía Nam (từ 16ºB trở vào):

- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa

0,25

- Sinh vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam đilên hoặc từ phía Tây di cư sang Có nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vàomùa khô, xuất hiện rừng thưa nhiệt đới khô Động vật phong phú, tiêubiểu là các loài thú lớn (voi, hổ, báo,…), đầm lầy nhiều trăn, rắn, cá sấu,

0,25

Trang 14

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

* Giải thích nguyên nhân: do khí hậu của hai phần lãnh thổ khác nhau.

- Phía Bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên20ºC, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ hạ thấp đáng kể(2 - 3 tháng < 18ºC) Biên độ nhiệt trung bình năm lớn

0,25

- Phía Nam nằm gần Xích Đạo, không ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nhiệt

độ trung bình năm trên 25ºC và không có tháng nào dưới 20ºC Biên độnhiệt trung bình năm nhỏ Khí hậu phân thành hai mùa mưa và khô rõ rệt

0,25

4

(3,0

điểm)

1 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu sử dụng đất của

Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng năm 2009.

1,5

- Xử lý số liệu:

Bảng cơ cấu sử dụng đất của Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng

sông Hồng của nước ta năm 2009 (đơn vị: %)

Loại đất Trung du miền núi

Bắc Bộ

Đồng bằng sông Hồng

Coi r Của Đồng bằng sông Hồng = 1 đơn vị bán kính

Ta có: r Của Trung du miền núi Bắc Bộ = 10144 nghìn ha = 2,6

1496 nghìn ha

0,25

- Vẽ biểu đồ: hình tròn (vẽ 2 hình tròn, mỗi hình tròn thể hiện một vùng).

Vẽ các biểu đồ khác không cho điểm.

Yêu cầu: Vẽ bút mực (quay đường tròn có thể sử dụng bút chì), đảm bảo

chính xác, rõ ràng và sạch đẹp; Ghi đủ các nội dung: tên vùng, số liệu, chúgiải, tên biểu đồ, đơn vị

Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ: 0,25 điểm.

1,0

Trang 15

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

* Nhận xét:

- Về quy mô: tổng diện tích đất của Trung du miền núi Bắc Bộ lớn hơn

nhiều so với Đồng bằng sông Hồng (gấp 6,8 lần)

+ Ở Đồng bằng sông Hồng có tỷ trọng đất nông nghiệp, đất chuyên dùng

và thổ cư cao hơn Trung du miền núi Bắc Bộ, các loại khác ít hơn (dẫn

chứng)

0,25

* Giải thích:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình đồi núi, thế mạnh phát

triển lâm nghiệp, mật độ dân số thấp, kinh tế kém phát triển

0,25

- Đồng bằng sông Hồng có địa hình bằng phẳng, đông dân, kinh tế phát

triển, nông nghiệp lúa nước thâm canh cao

0,25

HẾT

Ngày đăng: 07/04/2016, 14:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w