Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học là rất cần thiết. Đặc biệt giáo dục kĩ năng sống cho các e thông qua các môn học là vô cùng quan trọng, tạo hành trang vững vàng cho các em trong tương lai....
Trang 1MỤC LỤC
I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN ĐẠO
1.2 Căn cứ vào đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học 51.3 Căn cứ vào định hướng giáo dục KNS trong nhà trường tiểu học 5
2 Giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường tiểu học 5
2.2 Giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường tiểu học 6
3 Giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh lớp 1 63.1 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức 63.2 Nội dung giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức lớp 1 6
II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕNG LA 7
.2 Thực trạng dạy KNS trong môn Đạo đức cho học sinh lớp 1 ở
III ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY KĨ NĂNG
SỐNG TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1 Ở TRƯỜNG TIỂU
Trang 3A- MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục trong thời kì mới đặt ra yêu cầu cấp bách đó là đào tạo những
thế hệ con người có tri thức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, linh hoạt, sáng tạo
và được trang bị đầy đủ kĩ năng sống Trong đó mục tiêu giáo dục Tiểu học đãxác định “ Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúngđắn và lâu dài về đặc điểm, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản đểhọc sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” Trên cơ sở đó, chương trình giáo dụcđược xây dựng toàn diện thể hiện ở các môn học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học,Lịch sử và Địa lí, Đạo đức, Mĩ thuật, Âm nhạc, đặc biệt chú trọng đến việcgiáo dục kĩ năng sống cho trẻ Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệtrẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học,giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo
dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết,
Với những đặc điểm về đối tượng và phương pháp nghiên cứu như vậy,môn Đạo đức ở lớp 1 có khả năng lớn trong việc giáo dục KNS cho học sinh.Giáo dục KNS là mục tiêu quan trọng trong dạy học môn Đạo đức Thực hiệntốt giáo dục KNS trong dạy môn Đạo đức sẽ góp phần chuyển các hành vi thànhthái độ và hành vi tích cực, phù hợp; giúp học sinh có thể xử trí có hiệu quả cáctình huống thực tế trong cuộc sống; giúp cho việc học tập môn Đạo đức có ýnghĩa; mặt khác giúp các em nắm vững các hành vi Đạo đức Với nội dung baohàm như vậy, đòi hỏi mỗi chúng ta – những nhà giáo dạy Tiểu học – phải truyềnthụ đến học sinh bằng con đường nào để các em không những có hành vi Đạođức mà các em còn phải có những kĩ năng cơ bản như: nhận thức về bản thân, vềgiao tiếp và ứng xử thích hợp, ra quyết định và giải quyết vấn đề, Với học sinhlớp 1, vốn sống còn ít ỏi, các em chưa có nhiều vốn sống cũng như những kinhnghiệm giải quyết các tình huống có vấn đề nên việc giáo dục KNS thông quamôn học không phải dễ dàng Chính vì vậy, mỗi giáo viên khi dạy phân mônĐạo đức lớp 1 cần phải sử dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy họcnhư thế nào để tổ chức cho học sinh được thực hành, trải nghiệm một số kĩ năng
Trang 4cơ bản Việc giáo dục KNS thông qua môn Đạo đức lớp 1 là vấn đề khiến chonhững giáo viên chúng ta quan tâm song chưa tìm được lời giải hữu hiệu Đứngtrước thực tế trên, tôi có suy nghĩ là làm sao đưa giáo dục KNS thông qua việcdạy phân môn Đạo đức lên một bước nhằm giúp các em thích ứng hơn nữa trong
thực tế cuộc sống Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp dạy kĩ
năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Võng La”
để nghiên cứu
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng việ c dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong phânmôn Đạo đức lớp 1 Trên cơ sở đó đề xuất một vài biện pháp giáo dục kĩ năngsống trong phân môn Đạo đức lớp 1
III KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Khách thể nghiên cứu: Giáo dục kĩ năng sống trong môn học ở tiểu học
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp dạy kĩ năng sống trong môn Đạo đức cho
học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Võng La
IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy kĩ năng sống trong môn đạo đức chohọc sinh tiểu học
- Nghiên cứu thực trạng của việc dạy kĩ năng sống trong môn đạo đức cho họcsinh lớp 1 ở trường Tiểu học Võng La
- Đề xuất một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong môn đạo đức cho học sinhlớp 1 ở trường Tiểu học Võng La
V PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục KNS thông qua môn học ở tiểu học
- Địa bàn nghiên cứu: trường Tiểu học Võng La
- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: giáo viên và học sinh khối 1 trường Tiểu
học Võng La
- Thời gian nghiên cứu: năm học 2013 - 2014
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách, tài liệu tham khảo, văn
bản để thu thập các tư liệu, thông tin cần thiết liên quan đến đề tài
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra
Phương pháp thực nghiệm
- Nhóm phương pháp hỗ trợ
Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp so sánh đối chiếu
Trang 5B - NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1
1 Căn cứ khoa học của đề tài
1.1 Căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học
Luật Giáo dục năm 2005, điều 2 đã xác định Mục tiêu của giáo dục Tiểu
học “Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.” Như vậy mục tiêu giáo dục Tiểu
học đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị nhữngnăng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thựctiễn
1.2 Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
Lứa tuổi tiểu học được các nhà tâm lí giáo dục gọi là “lứa tuổi khó khăn,nhân cách đang hình thành Các em đang ở giai đoạn hình thành và cố gắngkhẳng định giá trị cá nhân: bắt đầu có quan niệm về những điều quan trọng trongcuộc sống, tìm hiểu và có chính kiến trước các nguyên tắc sống, nguyên tắc ứng
xử trong xã hội; có nhu cầu khám phá cuộc sống, dần dần tự đánh giá, tự đưa raquyết định về các hành động của mình trong từng hoàn cảnh… Tuy nhiên, do tưduy cụ thể chiếm ưu thế nên khả năng tập trung chú ý thấp, thích những gì hấpdẫn mới lạ Chính vì vậy việc giáo dục KNS thông qua các môn học ở lớp 1 nóichung và môn Đạo đức nói riêng là hết sức cần thiết Nó không những giúp họcsinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh hành vi mà còn giúp các em rèn luyện pháttriển một số kĩ năng cần thiết trong cuộc sống
1.3 Căn cứ vào định hướng giáo dục KNS trong nhà trường tiểu học
Giáo dục KNS trong nhà trường phổ thông tập trung vào hai mục tiêuchủ yếu:
- Trang bị cho học sinh các kiến thức và kĩ năng phù hợp trên cơ sở đóhình thành những hành vi và thói quen lành mạnh thích hợp trong các mối quan
hệ và đời sống hàng ngày
- Tạo cơ hội để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và pháttriển hài hòa về thể chất, thẩm mỹ, tinh thần và đạo đức
2 Giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường tiểu học
2.1 Khái niệm kĩ năng sống
Theo định nghĩa rộng, kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy
đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày (Tổ chức văn hóa, khoahọc và giáo dục Liên hợp quốc – UNESCO) Theo quan niệm này, kỹ năng sống
là những kỹ năng tâm lí xã hội liên quan đến tri thức, giá trị và thái độ;
Theo nghĩa hẹp, kỹ năng sống là những năng lực đáp ứng và những hành
vi tích cực giúp cá nhân giao tiếp có hiệu quả với người khác và giải quyết cóhiệu quả những vấn đề, khó khăn, thách thức của cuộc sống hàng ngày (Tổ chức
y tế thế giới – WHO) Theo quan niệm này, kỹ năng sống có nội hàm hẹp hơn,nhưng là kỹ năng phức tạp hơn, đòi hỏi sự tổng hợp các yếu tố kiến thức, thái
độ, hành vi
Trang 6Vậy kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng
xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cựctrước các tình huống của cuộc sống( Có nghĩa là biến cái biết thành cái làmtrong thực tế cuộc sống một cách tích cực nhất)
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lí- xã hội cơ bản giúp cho con ngườitồn tại và thích ứng, giúp cho con người vững vàng trước cuộc sống có nhiềuthách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội trong thực tại
Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệmcủa cuộc sống và do giáo dục mà có, chính cuộc đời trải nghiệm, va vấp , thànhcông, thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống, tuynhiên nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi, trảinghiệm, sẽ thành công hơn
Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nângcấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động, người trưởng thànhcũng cần học kỹ năng sống
2.2 Giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường tiểu học
Kỹ năng sống bao giờ cũng gắn với các nội dung giáo dục cụ thể vàthường được phân loại theo các mối quan hệ nhằm giúp người học có khả năngứng phó với các vấn đề của cuộc sống và tự hoàn thiện mình Đó là kỹ năngnhận biết và sống với chính mình, gồm các kỹ năng như tự nhận thức, ứng phóvới căng thẳng, tự trọng, đương đầu với cảm xúc, thương lượng…; Kỹ năng raquyết định một cách hiệu quả, bao gồm các kỹ năng như tư duy phê phán, tư duysáng tạo, ra quyết định; Kỹ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các
kỹ năng như giao tiếp có hiệu quả, cảm thông với người khác, đứng vững trước
áp lực, tiêu cực của bạn bè, người khác (Biết từ chối)
Những người có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước nhữngkhó khăn, thử thách; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời vàlàm chủ cuộc sống của chính họ Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triểncủa cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe, xã hội và bảo vệ quyềncon người Việc phòng ngừa sớm nguy cơ bất lợi có thể xảy ra sẽ thúc đẩy sựlành mạnh hóa xã hội và nâng cao sức khỏe vật chất và tinh thần cho chính mình
và những người khác trong cộng đồng, đặc biệt là khi những tổn hại về mặt sứckhỏe đều bắt nguồn từ hành vi cá nhân
3 Giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức cho học sinh lớp 1
3.1 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức
Giáo dục KNS trong môn Đạo đức nhằm trang bị những kiến thức cơ bảnban đầu, giúp các em biết ứng xử phù hợp với những người thân trong gia đình,với bạn bè, những người xung quanh và môi trường Có những kĩ năng thíchhợp sẽ giúp các em tự tin, chủ động sống tích cực, biết sống có kế hoạch, ngănnắp, gọn gàng để trở thành con ngoan trong gia đình, học sinh tốt trong nhàtrường và công dân tốt của xã hội
3.2 Nội dung giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức lớp 1
- Giáo dục kĩ năng nhận thức thông qua bài “Lễ phép với anh chị, nhườngnhịn em nhỏ” và bài “Cảm ơn và xin lỗi”
Trang 7- Giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua bài “Em là học sinh lớp Một” vàbài “ Chào hỏi và tạm biệt”.
- Giáo dục kĩ năng hợp tác thông qua bài “Em và các bạn” và bài “ Bảo vệcây và hoa nơi công cộng”
- Giáo dục kĩ năng ra quyết định thông qua bài “Đi bộ đúng nơi quy định”
và bài “ Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng”
- Giáo dục kĩ năng Đồng cảm, chia sẻ thông qua bài “Trật tự trong trườnghọc” và bài “ Gia đình em”
- Giáo dục kĩ năng làm chủ bản thân thông qua bài “ Gọn gàng, sạch sẽ”
và bài “ Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập”
- Giáo dục kĩ năng đặt mục tiêu thông qua bài “ Đi học đều, đúng giờ”
II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕNG LA
1 Đặc điểm của trường tiểu học Võng La
Trường Tiểu học Võng La là một ngôi trường nhỏ thuộc ngoại thành Hànội Trường nằm ở vị trí xa trung tâm nên rất hạn chế trong việc giao lưu vàtham gia các hoạt động lớn được tổ chức trong khu vực Hơn nữa, số lượng họcsinh của trường ít, đa số là con em nông dân thuần túy, cha mẹ không có việclàm ổn định, nhiều người làm nghề buôn bán tự do nên thường phải dậy đi làm
từ rất sớm Học sinh đa số phải tự túc ăn sáng, tự túc trang phục trước khi đếntrường Do đó, việc lĩnh hội các kĩ năng sống cho bản thân từ gia đình còn nhiềuhạn chế Chính vì vậy, trong nhà trường, việc lồng ghép kĩ năng sống vào trongcác môn học là điều cần thiết và quan trọng, góp phần hình thành và phát triểnnhân cách cho trẻ Đặc biệt môn Đạo đức nói chung và môn Đạo đức lớp Mộtnói riêng là môn học dễ dàng lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, góp phần giúphọc sinh phát triển toàn diện
2 Thực trạng dạy KNS trong môn Đạo đức cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Võng La
2.1 Thuận lợi:
* Về phía giáo viên:
- Thuận lợi lớn của giáo viên hiện nay đó là Bộ GD-ĐT đã phát hành tài liệu
giáo dục KNS cho giáo viên
- Đã có nhiều năm dạy lớp 1, nắm chắc được phương pháp dạy học các môn nóichung và phân môn Đạo đức nói riêng
- Giáo viên được đi tập huấn ở trường Bồi dưỡng cán bộ quản lí về giảng dạyKNS thông qua các môn học Tiểu học
- Giáo viên được học tập các chuyên san, chuyên đề do trường tổ chức
* Về phía häc sinh:
- Học sinh luôn say mê học hỏi, tìm tòi, tìm hiểu thế giới tự nhiên, con người và
xã hội
- Học sinh vùng nông thôn, các em ngoan ngoãn, trình độ học sinh đồng đều Đa
số các em đều biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
2.2 Khó khăn:
Qua dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy:
Trang 8- Trong trường Tiểu học của chúng ta hiện nay, mặc dù thời gian biểu, cũng như
phân lượng thời gian số tiết cho các môn học rất rõ ràng, nhưng ở môn Đạo đứcnhiều khi giáo viên coi là môn phụ, bởi vì khối lượng kiến thức Toán và TiếngViệt rất nhiều nên phân môn Đạo đức bị lấn lướt và cắt giảm thời lượng
- Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm với cách tổ chức hoạt động tích cực cho tròlĩnh hội kiến thức Hoặc có tổ chức thì còn lúng túng, mất thời gian, còn qua loađại khái dẫn tới kết quả tiết học chưa được cao
- Đặc biệt sự lồng ghép giáo dục KNS trong mỗi bài còn chưa được giáo viênquan tâm nhiều
Từ thực tế trên đã thôi thúc tôi – Một giáo viên vốn rất tâm huyết với nghề đã
có nhiều năm dạy lớp 1 – nghiên cứu, tìm tòi vận dụng dạy lồng ghép giáo dụcKNS trong phân môn Đạo đức lớp 1
III ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY KĨ NĂNG SỐNG TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1 Ở
1.1 Giáo dục kĩ năng tự nhận thức:
Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân Kĩ năng tự nhận thức
là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình như: cơ thể, tư tưởng,các mối quan hệ của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tìnhcảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu, của bản thân; quan tâm vàluôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả bản thân đang cảm thấy căng thẳng
Tự nhận thức là một KNS rất cơ bản của học sinh Tiểu học, là nền tảng đểhọc sinh giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để cóthể cảm thông được với người khác Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, học sinhmới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với vớikhả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội Ngược lại đánhgiá về bản thân không đúng có thể dẫn đến những hạn chế, sai lầm, thất bạitrong cuộc sống và giao tiếp với người khác
Nếu như trước đây dạy học phân môn Đạo đức chỉ đơn thuần là thầy truyềnthụ hành vi, học sinh tiếp thu Thầy là người định hướng giúp học sinh tìm rahành vi và ghi nhớ hành vi, các em học xong không có sự vận dụng hành vi vàocuộc sống chính vì vậy mà các em rất chóng quên, các kĩ năng sống không đượcthể hiện trong cuộc sống Đặc biệt kĩ năng sống nói chung và kĩ năng tự nhậnthức nói riêng rất mờ nhạt Giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho học sinh thôngqua môn Đạo đức trước hết người giáo viên cần nắm được: nhân cách của họcsinh chỉ được phát triển thông qua chính hoạt động của học sinh Vì vậy trongcác tiết dạy, tôi luôn chú trọng đến việc tổ chức cho học sinh trao đổi nhóm,thảo luận các vấn đề, tổ chức công tác tự lập của học sinh Từ việc nắm bắt đượchành vi của bài các em sẽ chuyển hành vi thành thái độ, hành vi tích cực phùhợp Từ đó giáo viên liên hệ tới thực tế cuộc sống của các em giúp các em có kĩ
Trang 9năng nhận thức ngay từ những bài học ở lớp, ở trường Điều đó giúp các emthích nghi dần với cuộc sống, tự nhận thức được về mình và hiểu được về mình.
Để nhận thức đúng về bản thân tôi đã giúp các em có nhiều cơ hội được trảinghiệm qua thực tế, đặc biệt là qua giao tiếp với người khác Phân môn Đạo đức
có đặc thù là một phân môn có nhiều hoạt động mang tính thực tế đó chính là cơhội để các em được thể hiện mình, tự nhận thức về bản thân mình
Ví dụ khi dạy bài: Nghiêm trang khi chào cờ
* Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Trẻ em có quyền có quốc tịch
- Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh
- Quốc kì là vật tượng trưng cho đất nước vì vậy ta cần phải trân trọng vàgiữ gìn
- HS thấy tự hào vì mình là người Việt Nam, biết tôn kính quốc kì và yêuquý tổ quốc Việt Nam
* Các kĩ năng được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tự nhận thức về tầm quan trọng của lá Quốc kì: Quốc kì là vậttượng trưng cho đất nước, cần phải trân trọng và giữ gìn
- Kĩ năng xác định giá trị bản thân: mỗi trẻ em đều có quyền có quốc tịch
* Cách tiến hành;
- Để giáo dục kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân tôi hướng
dẫn HS đi vào hoạt động 1 của bài: Đàm thoại
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Các bạn ấy là người nước nào? Vì sao em biết?
Yêu cầu HS trả lời, GV ghi bảng, nhận xét
Qua hoạt động này, HS sẽ tự nhận thức được: Mình là người Việt Nam;Quốc kì của nước Việt Na có màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh; Mỗi bạnnhỏ sinh ra đều có quyền có Quốc tịch
Sang hoạt động 2: HS tiếp tục đàm thoại
+ Những người trong tranh đang làm gì?
+ Tư thế của họ khi đứng chào cờ như thế nào? Vì sao họ lại đứng nghiêmtrang khi chào cờ?
Qua sự trình bày của học sinh, tôi giáo dục cho các em cần có thái độ,hành vi đúng đắn khi chào cờ Bởi vì: Chào cờ là một trong những hoạt độngkhông thể thiếu đối với mỗi học sinh Không những thế, chào cờ còn có ý nghĩathiêng liêng, thể hiện sự tôn nghiêm của mỗi dân tộc Đó còn là niềm tự hào củamỗi quốc gia, khẳng định quyền độc lập của đất nước
Hoặc với bài: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
* Mục tiêu: Sau bài học, HS biết
- Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn Có nhưvậy, anh chị em mới hòa thuận, cha mẹ mới vui lòng
- HS biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình
* Các kĩ năng được giáo dục trong bài:
Kĩ năng tự nhận thức thái độ và hành động đối với anh chị em trong giađình
Kĩ năng giao tiếp, ứng xử đúng đắn trong mối quan hệ với anh chị em
Trang 10* Cách tiến hành:
Để giáo dục kĩ năng nhận thức cho học sinh, tôi đã tiến hành cho HS thảoluận nhóm, phân tích tình huống trong hoạt động 2: Trình bày những cách giảiquyết có thể xảy ra trong tình huống đó
HS quan sát, nêu nội dung tranh:
GV nêu câu hỏi: Theo em, bạn Lan ở tranh 1 có thể có những cách giảiquyết nào?
+ Lan nhận quà và giữ tất cả cho mình
+ Lan nhận quà chia cho em quả bé còn mình giữ quả to
+ Lan chia mỗi người một nửa quả bé, một nửa quả to
+ Lan chia cho em quả to, nhận phần mình quả bé
+ Lan nhường cho e chọn trước
+ Lan cho em cả hai quả táo
Hỏi: Nếu con là bạn Lan, con sẽ giải quyết thế nào?
Lúc này, tôi sẽ cho HS tự trình bày ý kiến của mình Qua việc trình bàycủa HS và kết quả nhận xét định hướng của GV, tôi đã giáo dục cho HS kĩ năng
tự nhận thức và kĩ năng giao tiếp ứng xử đúng đắn Từ nhận thức đúng đắn sẽgiúp các em có hành vi giao tiếp, ứng xử chuẩn mực trong giao tiếp Từ đó hìnhthành cho các em những kĩ năng sống cơ bản ngay từ lứa tuổi tiểu học
Hoặc với bài: Cảm ơn và xin lỗi
* Mục tiêu: HS biết
- Nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày
- Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp
- Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
* Các kĩ năng được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tự nhận thức những tình huống cần nói lời cảm ơn hay xin lỗi.
- Kĩ năng xác định giá trị bản thân: cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi cũngnhư nhận lời xin lỗi từ người khác khi người khác mắc lỗi với mình; cảm ơn khinhận được sự quan tâm, chia sẻ từ người khác cũng như biết quan tâm, chia sẻ,giúp đỡ mọi người xung quanh
* Cách tiến hành:
Để giáo dục kĩ năng này cho HS, tôi đã tiến hành cho HS thảo luận nhóm
ở hoạt động 2, giúp HS biết:
Cần nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các trường hợp: Được nhận quà trongngày sinh nhật; được bạn cho mượn bút trong giờ viết khi mình quên khôngmang bút; sơ ý làm rơi hộp bút của bạn xuống sàn lớp học; sơ ý làm vỡ bìnhhoa
Tóm lại: Giáo dục kĩ năng tự nhận thức thông qua môn Đạo đức lớp 1
giúp các em chuyển các hành vi thành thái độ, hành vi tích cực, phù hợp Các
em có những suy nghĩ tích cực, tự tin, làm chủ được bản thân trước tình huốngtrong cuộc sống hàng ngày
1.2 Giáo dục kĩ năng giao tiếp:
Đây là kĩ năng rất quan trọng đối với học sinh Kĩ năng giao tiếp là khả năng
có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữmột cách phù hợp với hoàn cảnh, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến
Trang 11người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ vềsuy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ
và sự tư vấn khi cần thiết
Kĩ năng giao tiếp giúp học sinh biết đánh giá tình huống giao tiếp và điềuchỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảmxúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác Kĩ năng này giúpcho học sinh có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết giữ gìn mốiquan hệ tích cực với mọi người xung quanh; đồng thời biết cách xây dựng mốiquan hệ với bạn bè Người có kĩ năng giao tiếp biết dung hòa đối với mong đợicủa người khác; có cách ứng xử phù hợp khi làm việc cùng với các bạn
Trong phân môn Đạo đức, ngoài việc truyền thụ hành vi của bài, việc giáodục kĩ năng giao tiếp cho các em luôn được tôi quan tâm Thông qua các tiết họctôi đã tạo điều kiện cho các em được nói với nhau, trao đổi với nhau về nhữngvấn đề của bài học cũng như những vấn đề liên quan tới cuộc sống xung quanhcác em Các em được lắng nghe ý kiến của nhau và có sự phản hồi tích cựctrong các tiết học Các em được trình bày mọi suy nghĩ, ý tưởng của mình.Chính trong những hoạt động đó, kĩ năng giao tiếp của các em được hình thành
và phát triển Ngoài ra, tôi còn yêu cầu các em vận dụng hành vi đã học vào thực
tế cuộc sống các em có thể trao đổi với những người xung quanh về nhữngmảng kiến thức có liên quan đến cuộc sống của mình Hàng ngày, với nhữngviệc làm như vậy, kĩ năng giao tiếp của các em được phát triển Việc giáo dục kĩnăng giao tiếp được lồng ghép trong tiết học rất nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả cao Thông thường với mỗi bài Đạo đức việc giáo dục kĩ năng giao tiếp thườngđược tôi tiến hành trong hoạt động thảo luận - đóng vai xử lí tình huống
.Ví dụ khi dạy bài: Em là học sinh lớp Một
* Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
Vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới,trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ
Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp
* Các kĩ năng được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống các thông tin về buổi đầu tiên đi học
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử khi tham gia vào trò chơi “ Vòng tròn giớithiệu tên”
+ Cách chơi: HS đứng thành vòng tròn ( mỗi vòng tròn khoảng 6 – 10 em)
và điểm danh từ 1 đến hết Đầu tiên, em thứ nhất giới thiệu tên mình Sau đó, emthứ hai giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình Đến em thứ ba lại giới thiệu tênbạn thứ nhất, bạn thứ hai và tên mình Cứ như vậy cho đến khi tất cả mọi ngườitrong vòng tròn đều được giới thiêu tên
+ Thảo luận
Trò chơi giúp em điều gì?
Trang 12Em có thấy sung sướng và tự hào khi tự giới thiệu tên với các bạn, khinghe các bạn không giới thiệu tên mình không?
Gọi HS trình bày sau đó tôi kết luận
Qua việc trình, các em đều hiểu: Mỗi chúng ta đều có quyền được đặt tên.Tên của chúng ta đều được mọi người công nhận và tôn trọng đồng thời mỗichúng ta cần phải tôn trọng tên gọi của người khác Có tên gọi ta mới có thểphân biệt được người này với người kia
Hoặc với bài: Chào hỏi và tạm biệt
* Mục tiêu: Sau bài học, HS biết
- Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay
- Hiểu trẻ em có quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử
- Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệtchưa đúng
Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống hàng ngày
* Các kĩ năng được giáo dục trong bài:
-Kĩ năng phân tích, xử lí thông tin rút ra hành động đúng, hợp tình huốngtrong giao tiếp hàng ngày
-Kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp khi sử dụng lời nói: chào hỏi hay tạmbiệt
* Cách tiến hành:
Để giáo dục HS kĩ năng giao tiếp, ứng xử thông qua bài học, tôi hướngdẫn HS thông qua hoạt động 3 của bài: Đóng vai
+ Bước 1: Thảo luận chung
Khi chúng ta gặp một ai đó hoặc muốn chia tay với một ai đó ta cần nóinhư thế nào?
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm:
Tôi chia lớp thành 10 nhóm: 5 nhóm sẽ thảo luận chung một tình huống.(hoặc chia tổ 1,2 thảo luận nhóm 4 tình huống 1; tổ 3,4 thảo luận nhóm 4 tìnhhuống 2)
- Tình huống 1: Mai và Lan đang đi trên đường, gặp một bà cụ đangchống gậy đi tới Mai và Lan dừng lại lễ phép chào bà
- Tình huống 2: Quân, Nam và Hà đi học về cùng nhâu Đến nhà Quân,Quân nói lời chào tạm biệt các bạn để về nhà
+ Bước 3: làm việc chung:
Tất cả các nhóm đóng vai theo tình huống của nhóm mình Nhóm khác bổsung
Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
-Trong trường hợp gặp một ai đó, con muốn chào thì con sẽ nói như thếnào?
-Trong trường hợp con muốn tạm biệt một ai đó, con sẽ nói như thế nào?Gọi học sinh trình bày, sau đó tôi kết luận:
Qua việc trình bày, các em hiểu: Chúng ta cần nói lời chào hỏi khi gặpmặt, nói lời tạm biệt khi chia tay Tùy theo độ tuổi của người cần chào hỏi hoặctạm biệt ta sẽ nói câu chào hoặc tạm biệt sao cho phù hợp, thể hiện thái độ lịch
sự, lễ phép và thân thiện trước mọi người
Trang 13Qua đó, kĩ năng giao tiếp được phát triển, các em đã biết giao tiếp phùhợp với hoàn cảnh.
Qua đó kĩ năng giao tiếp của các em được phát triển, các em đã biết giaotiếp phù hợp với hoàn cảnh
1.3 Giáo dục kĩ năng hợp tác:
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một côngviệc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung Kĩ năng hợp tác là khả năng họcsinh biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả vớinhững thành viên khác trong nhóm
Biểu hiện của người có kĩ năng hợp tác:
- Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tôn trọng nhữngquyết định chung, những điều đã cam kết
- Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thôgn, chia sẻ với các thànhviên khác trong nhóm
- Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm Đồngthời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi ngườitrong nhóm
Kĩ năng hợp tác là kĩ năng rất quan trọng đối với học sinh vì mỗi người đều cóđiểm mạnh và hạn chế riêng Sự hợp tác trong công việc giúp các em hỗ trợ, bổsung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khókhăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung Kĩ năng hợptác còn giúp cá nhân học sinh sống hài hòa và tránh xung đột trong quan hệ vớingười khác Kĩ năng hợp tác là kĩ năng rất phổ biến trong phân môn Đạo đức lớp
1, nó cho phép học sinh có cơ hội để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình,
mở rộng suy nghĩ hiểu biết và rèn luyện kĩ năng nói Trong mỗi tiết học, tôithường chú trọng đến hoạt động thảo luận nhóm Ở hoạt động thảo luận nhóm,giáo viên tổ chức cho học sinh đối thoại với nhau, nhằm huy động trí tuệ của tậpthể, giải quyết một vấn đề do thực tế cuộc sống đòi hỏi để tìm ra hoặc đưa ranhững giải pháp hoặc những kiến nghị, những quan niệm mới Như vậy kĩ nănghợp tác được hình thành và tạo ra được môi trường xã hội thuận lợi để trẻ hìnhthành tính cách Để giáo dục kĩ năng hợp tác trong phân môn Đạo đức thì họcsinh giữ vai trò tích cực và chủ động tham gia thảo luận và tranh luận, giáo viêngiữ vai trò nêu vấn đề gợi ý khi cần thiết và tổng kết thảo luận Giáo dục kĩ nănghợp tác thông qua thảo luận nhóm, phải có sự tham gia của mọi thành viên thểhiện:
+ Các em phải nói với nhau
+ Nghe lẫn nhau
+ Đáp lại điều bạn khác nói
+ Đưa ra ý kiến của riêng mình
Để giúp các em có được kĩ năng hợp tác thông qua các tiết học phân mônĐạo đức tôi đã áp dụng triệt để trong các tiết học song hoạt động giáo dục nhiềunhất đó là hoạt động thảo luận nhóm
Ví dụ khi dạy bài: Em và các bạn
* Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết