1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

15 551 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 43,5 KB

Nội dung

Nhưng thực chất, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi

Trang 1

MỤC LỤC

I. Mở đầu

II. Nội dung

1. Lý luận chung

1. Khái niệm

2. Nội dung cơ bản của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

a) Khía cạnh kinh tế b) Khía cạnh pháp lí c) Khía cạnh đạo đức d) Khía cạnh nhân văn

2. Lợi ích thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp

3. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp

4. Những thách thức, khó khăn trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp

5. Một số giải pháp và kiến nghị thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp

1. Giải pháp

2. Kiến nghị

III. Kết luận

IV. Tài liệu tham khảo

Trang 2

I MỞ ĐẦU

Ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ Song, trong những năm gần đây, trước thảm họa về môi trường và những hậu quả tiêu cực về xã hội do các doanh nghiệp gây ra, vấn đề trách nhiệm xã hội được đặt ra một cách cấp bách Do đó tôi quyết định chọn đề tài “ Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” để nghiên cứu

1. Lý luận chung

1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp :

Đối với Việt Nam, trên thực tế người ta rất dễ hiểu lầm khái niệm trách

nhiệm xã hội như là một hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện Nhưng thực chất, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội

Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội Có trách nhiệm với

xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội, có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội

1.2 Nội dung cơ bản của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội bao gồm bốn khía cạnh: kinh tế, pháp lí, đạo đức và nhân văn

a) Khía cạnh kinh tế:

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của các doanh nghiệp với các nhà đầu tư, thúc

Trang 3

đẩy tiến bộ khoa học- công nghệ, phát triển sản phẩm,… Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp đã góp phần làm tăng phúc lợi xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

- Đối với người lao động, phải đảm bảo chất lượng cuộc sống và cải thiện sức khỏe cho người lao động và tăng khả năng cạnh tranh quốc gia

- Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cáp hàng hóa dịch vụ Ngoài ra, nó còn liên quan đến vấn đề chất lượng,

an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm, phân phối bán hàng

và cạnh tranh

- Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp

là bảo tồn và phát triển các giá trị tài sản được ủy thác với những điều kiện ràng buộc chính thức

- Đối với các bên liên đới khác, nghĩa vụ kinh tế của các doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ Nghĩa vụ này đươc thực hiện bằng việc cung cấp trực tiếp những lợi ích đó qua việc cung cấp hàng hóa, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi nhuận đầu tư,…

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho cho các hoạt động của các doanh nghiệp và nó được thể chế hóa bằng các nghĩa vụ pháp lí

b) Khía cạnh pháp lí

Đối với khía cạnh pháp lí trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lí chính thức đối với các bên hữu quan Những điều luật như thế này, sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn, cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái

Các nghĩa vụ pháp lí được thể hiện qua luật dân sự và hình sự Bao gồm năm khía cạnh: điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, an toàn

và bình đẳng, khuyến khích phát hiện và ngăn chặn các hành vi sai trái Các tổ chức không thể tồn tại lâu được nếu không thực hiên trách nhiệm pháp lí của mình

Trang 4

c) Khía cạnh đạo đức

Đối với khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp là những hành vi hoạt động mà xã hội mong đợi nhưng không được qui định trong hệ thống pháp luật, không được thể chế hóa thành luật

Trong điều kiện của kinh tế thị trường, những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng

và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành cây kim chỉ nam cho mọi hoat động của công ty và với các bên hữu quan

d) Khía cạnh nhân văn

Đối với khía cạnh nhân văn, đó là những hành vi và hoạt động thể hiên những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng, xã hội

Những đóng góp trên bốn phương diện: nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẽ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức của người lao động Đó là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm Bốn thành tố của trách nhiệm xã hội: chấp nhận, lưu tâm, ra quyết định và thể hiện lòng bác ái

Thật vậy, vai trò của trách nhiệm xã hội đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu, là điều kiện để hội nhập quốc tế và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh Đồng thời bên cạnh đó, cần phê phán những doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình Điều

đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tai chính, không đảm bảo an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý làm ô nhiễm môi trường… Các cơ quan chức năng, báo chí cần góp tiếng nói của mình để tạo

bộ mặt mới trong vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2. Lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

Trang 5

Các doanh nghiệp việt nam xem trách nhiệm xã hội ở Việt Nam như là một hoạt động từ thiện, một gánh nặng tốn kém, chứ không phải trách nhiệm của doanh nghiệp Các doanh nghiệp việt nam không nhận thức được rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại rất nhiều kết quả Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì lợi ích của họ không những giảm đi mà còn phát triển thêm; Những lợi ích mà doanh nghiệp thu được khi thực hiện trách

nhiệm xã hội bao gồm: Giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỉ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động và thêm cơ hội tiếp cận thị trường mới

Chúng ta có thể dẫn ra một số ví dụ sau:

1 Thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí, tăng năng suất, một doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất nhờ đầu tư, lắp đặt các thiết bị mới Chẳng hạn, một doanh nghiệp bao bì mới ở Balan đã tiết kiệm được 12 triệu USD trong vòng 5 năm nhờ lắp đặt thiết bị mới, làm giảm 70% lượng nước sử dụng, 70% lượng nước thải và 87% chất thải khí.

2 Về việc góp phần tăng doanh thu thì điển hình như công ty Hindustan lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ vào đầu những năm 70 công ty chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cung cấp sữa bò từ địa phương

và do vậy mà công ty đã bị lỗ trầm trọng; để giải quyết vấn đề này công ty đã thiết lập 1 chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò Chương trình này gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và lập một Uỷ ban điều phối những nhà cung cấp địa phương do đó số lượng hàng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400.giúp cho công ty hoạt đọng hết công suất và trở thành những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn (doanhnhan.com.vn).

3 Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tính công ty Chẳng hạn, hãng điện tử Best Buy đã có chương trình tái chế sản phẩm; Hay cafe nổi tiếng Starbucks đã và đang bắt tay vào các hoạt động cộng đồng; Hãng nước khoán nổi tiếng của nước Pháp Evian phân phối sản phẩm của mình trong những chai nước thân thiện với môi trường.

4 Thu hút nguồn lao động giỏi, nguồn lao động giỏi có năng lực là yếu tố

quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Việc thu hút và giữ chân được nhân viên có chuyên môn tốt là thách thức lớn đối với các doanh

Trang 6

nghiệp Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường những doanh nghiệp trẻ lương thoả đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế

và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng giữ chân và thu hút nguồn lao động

có chất lượng cao.

Tất cả các điều kiện trên là cơ sở để luận chứng cho sự cần thiết phải thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung đồng thời là kinh nghiệm bổ ích,

có giá trị tham khảo cho các doanh nghiệp

3. Thực trạng về việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam.

Trên thực tế, ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mặc dù

là vấn đề mới mẻ, nhưng bước đầu được một số bộ, ngành quan tâm, chú ý

Bằng chứng là, từ năm 2005, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam,

Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Bộ Công Thương cùng các hiệp hội da giày, dệt may trao giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc

tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ

không thể tiếp cận được với thị trường thế giới Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh

doanh

Trong những năm gần đây, theo khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giày đã chỉ

ra rằng nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%,năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng 94% lên 97%.Và một

số công ty đã đươc trao bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực thi trách nhiệm xã hội về đầu tư thời gian và nguồn lực cho các hoạt động dự phòng

HIV/AIDS và hỗ trợ việc làm cho người sống chung với HIV

Trang 7

Điển hình trong việc chú trọng đến trách nhiệm xã hội chẳng hạn như những chương trình xã hội “6 triệu ly sữa cho trẻ em ở việt nam” và quỹ học bỗng “ Đèn đom đóm” của những thương hiệu lớn như Vinamilk, Dutch Lady gây được tiếng vang và được người tiêu dùng ủng hộ

Bên cạnh đó, nước ta cũng có một số doanh nghiệp làm từ thiện như: ông Trần Đặng tổng giám đốc công ty xây dựng Hiệp Hòa tỉnh Phú Yên, hằng năm trao tặng hàng chục ngôi nhà cho bà con nhà nghèo, năm 2009 ông trao tặng 100 triệu đồng cùng với số tiền để xây dựng 10 ngôi nhà nghĩa tình cho quỹ vì người nghèo tỉnh Phú Yên (theo báo thanh niên Việt Nam) Ngoài ra có ông Lâm Tấn Lợi chủ doanh nghiệp võng xếp Duy Lợi cùng báo thanh thanh niên làm từ thiện (theo tác giả: 1

vé trở lại tuổi thơ, báo thanh niên)

(NLĐ)- Công ty Intel Products VN và Viện Quản trị châu Á (AIM) vừa ký kết thỏa thuận thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Theo đó, từ ngày 10 đến 22- 8- 2015, Intel sẽ tổ chức giải thưởng “Trách nhiệm của doanh nghiệp” nhằm tôn vinh những tổ chức có dự án về trách nhiệm xã hội dựa trên tiêu chí: hỗ trợ cộng đồng, nâng cao chất lượng giáo dục, bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo Ngoài ra, Intel và AIM còn tổ chức Diễn đàn châu Á về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp diễn ra vào ngày 27 và 28-9 tại TPHCM Tại diễn đàn, Intel sẽ công bố giải thưởng trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp tham gia giải thưởng

“Trách nhiệm của doanh nghiệp”

NLĐ)- Báo cáo về quá trình đánh giá thực hiện “Dự án trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (BSCI) VN – Phần Lan 2006-2009” do LĐLĐ TPHCM, Sở

LĐ-TB-XH, Phòng Thương mại – Công nghiệp VN TPHCM, Tổ chức Apheda tổ chức ngày 25-8, cho biết sau 4 năm thực hiện đã có 6/16 nhà máy thuộc 13 doanh

nghiệp ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định, Bến Tre, Kiên Giang đạt chuẩn BSCI Một trong những kết quả lớn nhất sau 4 năm thực hiện dự án là điều kiện làm việc ở các nhà máy được cải thiện rõ rệt với trên 50% công nhân hài lòng;

hệ thống an toàn vệ sinh lao động và các tiện nghi sinh hoạt được quan tâm Mục tiêu của dự án là góp phần cải thiện điều kiện làm việc, quan hệ lao động, năng suất lao động, kết quả sản xuất kinh doanh và chất lượng xã hội của sản phẩm trong những doanh nghiệp cung ứng sản phẩm của VN Khi đạt chuẩn BSCI,

doanh nghiệp sẽ có thuận lợi được 500 nhà cung cấp sản phẩm cho thị trường châu

Âu chấp nhận

Trang 8

Ngoài hiệu quả kinh tế các doanh nghiệp còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao

Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện một cách không nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không đảm bảo an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường Như các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như thực phẩm chứa hàn the,bánh phở chứa phormol,

nước tương chứa 3- MCPD một chất có thể gây ung thư; sữa chứa Melamin một chất độc hại gây ra sạn thận ở trẻ em, có thể dẫn đến tử vong, nhiều doanh nghiệp

vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy, đã và đang gây bức xúc cho xã hội

Theo thống kê mới nhất, trong số hơn 100 khu công nghiệp ở Việt Nam, có đến 80% đang vi phạm các quy định về môi trường Một số doanh nghiệp chỉ quan tâm đến chuyện lợi nhuận mà xao lãng việc xử lý các chất thải mà doanh nghiệp họ tạo ra Trong thời gian vừa qua, hàng loạt các trường hợp, nhà doanh nghiệp, vì lợi nhuận trước mắt đã tự cho mình cái quyền dẫm đạp lên môi trường sống của hàng nghìn, hàng vạn hộ dân sinh sống quanh khu vực nhà máy, xí nghiệp, khi họ công khai hay lén lút, xả chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ra các sông ngòi, gây thiệt hại không gì bù đắp nổi cho sức khoẻ, cuộc sống của người dân

Chẳng hạn như việc phát hiện vụ công ty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải (Đồng Nai) đã làm cho nguồn nước của khu vực sông bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối suốt ngày đêm, cả khi thuỷ triều lên và xuống Các chuyên gia cho biết, giá trị DO (chỉ số ô-xy hoà tan) ở đây thường xuyên dưới 0,5 mg/l, có nơi chỉ 0,04 mg/l Với giá trị DO gần như bằng 0 như vậy, các loài sinh vật hầu như không còn khả năng sinh sống

Hay là việc phát hiện ra vụ việc nhà máy Hyundai Vinashin (Khánh Hoà) bị phát hiện đã chôn hàng chục tấn chất thải độc hại sát khu dân cư Và gần đây nhất đang gây bức xúc, công phẫn trong dư luận là sự việc xả thải chưa qua xử lý của Công ty Đường Quảng Ngãi, một doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, đã làm cá

Trang 9

chết nổi trắng trên sông Trà Khúc - một con sông quan trọng của miền Trung Ngoài ra còn có các công ty khác như: Miwon (Phú Thọ), Tung Kuang (Hải

Dương)

Trong khi đó, khung hình phạt hành chính cao nhất hiện nay cho việc vi phạm này là 70 triệu đồng, còn đa phần là 30 - 40 triệu Nhưng lãi ròng của các doanh nghiệp này lên tới hàng chục tỷ đồng mà vẫn không chịu đầu tư xử lý chất thải Vì không ít nhà doanh nghiệp vẫn cho rằng, đầu tư trang thiết bị xử lý chất thải, bảo vệ môi trường là rất tốn kém nên chưa cần thiết quan tâm đến vấn đề bảo

vệ môi trường sống trong quá trình sản xuất Thực ra, đây là một nhận định hoàn toàn sai, vì khi môi trường bị ô nhiễm nặng thì họ phải mất một khoảng chi phí lớn hơn để phuc hồi nó Thử hỏi một doanh nghiệp ngày đêm sản xuất để tạo ra sản phẩm để làm gì? Tất nhiên là sẽ có nhiều người trả lời là để phục vụ cho cuộc sống Thiết nghĩ đó là một điều tốt nhưng có mấy ai nghĩ rằng để sản xuất ra số sản phẩm đó không ít doanh nghiệp đã thải ra môi trường bao nhiêu là chất thải Phần lớn chất được thải ra là chưa qua xử lí Mọi người thấy sao khi những con sông hiện nay đang bị ô nhiễm nặng, nước đen, mùi hôi bốc lên và vô số những rác thải, rác thải công nghiệp có, rác thải sinh hoạt có Và đó là nguyên nhân gây ra vô số bệnh tật Việc kinh doanh của họ là không có đạo đức và hành xử vô trách nhiệm với môi trường, người lao động và ngay cả với xã hội đang nuôi dưỡng công ty Việc làm giàu của doanh nghiệp không những phải phù hợp với pháp luật, mà còn phải bảo đảm và tôn trọng lợi ích chính đáng và hợp pháp của khách hàng và đối tác Không thể chỉ trông đợi vào sự tự nguyện hay kêu gọi đạo đức, luật pháp, người tiêu dùng, xã hội phải phát hiện, ngăn chặn và trừng phạt các hành động gian trá, lừa đảo, đồng thời khuyến khích, ủng hộ các doanh nghiệp làm ăn chính đáng Vấn đề đặt ra là, cần tìm ra nguyên nhân và những giải pháp để khắc phục những tình trạng tiêu cực đó

4. Những thách thức và khó khăn trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội

Những nguyên nhân mà các doanh nghiệp việt nam không thực hiện hay còn quá xa lạ với khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đó là do:

1 Do nhận thức về trách nhiệm xã hội trong và giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn có sự khác nhau khá lớn; Việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp còn chồng chéo, nhận thức về lợi ích thực tiễn,việc thực hiện

Trang 10

trách nhiệm xã hội cũng như nhận thức về luật lao động,quyền và nghĩa vụ của người lao động còn chưa đầy đủ

2 Năng suất lao động bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng bộ nhiều bộ quy tắc ứng xử (COC)

3 Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ) Thiếu thông tin, sau nữa là hàng loạt khó khăn về tài chính công tác quản lí nguồn nhân lực

4 Việt Nam vẩn chưa có một quyết định nào của nhà nước và giao vấn đề này cho cơ quan nào chịu trách nhiệm Sự khác biệt giữa Bộ luật lao động và bộ quy tắc ứng xử của khách đặt hàng gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như vấn

đề làm thêm hay hoạt động của công đoàn

5 Sự thiếu minh bạch trong việc áp dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thực tế đang cản trở lợi ích thị trường tiềm năng mang lại cho doanh nghiệp

6 Mâu thuẫn trong các quy định của nhà nước khiến cho việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử không đem lại hiệu quả mong muốn, ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụng…

7 Các băn khoăn của doanh nghiệp đưa ra tập trung ở một số điểm sau:

 Hầu hết các doanh nghiệp việt nam đều ích vốn,thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ tăng thêm chi phí đầu tư,tăng giá thành sản phẩm

 Các yếu tố như: Thiếu người thực hiện, tốn thời gian, cộng với nhận thức của người lao động ích ỏi

Những nguyên nhân được liệt kê ra trên đây có thể quy lại thành ba nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân về nhận thức,nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân pháp lý Do đó, để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, cần bám sát những nguyên nhân nói trên để đề ra những giải pháp phù hợp

5. Một số giải pháp và kiến nghị cần thiết để nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

5.1. Giải pháp:

Ngày đăng: 04/04/2016, 21:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w