Hậu quả của bạo lực gia đình gây ra là một đặc biệt nghiêm trọng, nó không chỉ gây tổn thương đến cuộc sống, sức khoẻ, danh dự của các thành viên trong gia đình, mà còn vi phạm tới các c
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
Quan hệ gia đình giữa chồng với vợ, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng, ấm áp Gia đình là tổ ấm, là nơi thoả mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên, bảo
vệ họ trước những căng thẳng của cuộc sống Thế nhưng có phải gia đình nào cũng là thiên đường không khi mà baọ lực gia đình đang là vấn đề mang tính chất toàn cầu, nó xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Riêng ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây, vấn đề này mới được nghiên cứu ở một số công trình của Hội Liên hiệp Phụ nữ và một số tác giả
ở trong nước Hậu quả của bạo lực gia đình gây ra là một đặc biệt nghiêm trọng, nó không chỉ gây tổn thương đến cuộc sống, sức khoẻ, danh dự của các thành viên trong gia đình, mà còn vi phạm tới các chuẩn mực đạo đức
xã hội, tiếp tay cho sự gia tăng của các tệ nạn như: mại dâm, ma tuý, người lang thang cơ nhỡ, nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ
II NỘI DUNG
1 Các khái niệm cơ bản
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là "sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ" Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các
hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực
Trang 2nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình) Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình” Gia đình là tế bào của
xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như
là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau:
- Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)
- Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng
ép sinh con
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
Trang 3- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo
ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở
2 Khái quát tình hình bạo lực gia đình hiện nay
Trong vài năm trở lại đây, bạo lực gia đình - một vấn đề có tính toàn cầu - được xem là đề tài thu hút giới nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học
xã hội và nhân văn có mấy vấn đề cần trao đổi về tình hình nghiên cứu bạo lực gia đình ở VN hiện nay:
Trang 4Sự tuyệt đối hóa bạo lực giới một chiều: đúng là bạo lực giới nói chung và bạo lực giới trong gia đình nói riêng phần lớn là do nam giới gây
ra với phụ nữ Nhưng cần nhận thấy rằng cũng còn có bạo lực của phụ nữ đối với nam giới Nghiên cứu của Bộ Lao động Thương Binh & Xã Hội cho thấy có khoảng 9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là những bà vợ Nhiều công trình nghiên cứu
xã hội học trên thế giới cũng cho thấy đôi khi bạo lực giới trong gia đình là gần ngang nhau giữa nam và nữ
Cần lưu ý rằng phụ nữ không chỉ là nạn nhân của bạo lực gia đình mà còn là thủ phạm của bạo lực gia đình; ngay cả khi họ bị chồng sử dụng bạo lực (vì không ít trường hợp vợ bị chồng đánh do nói nhiều, do cằn nhằn vô
lý hoặc ghen tuông vô cớ ).Vì thế, rất cần có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn trong nghiên cứu hoặc công bố về những thông tin liên quan đến bạo lực giới trong gia đình
3 Thực trạng bạo lực giữa các thành viên trong gia đình
a) Bạo lực giữa vợ và chồng
Bạo lực của người chồng đối với người vợ trong gia đình: đây là hình thức bạo lực được coi là phổ biến nhất trong gia đình Không cần nhiều số liệu chứng minh chúng ta cũng có thể khẳng định bạo lực do người chồng gây ra chủ yếu và lớn nhất là bạo lực về thể chất – hình thức bạo lực dễ nhận thấy nhất và bị lên án mạnh mẽ nhất Sở dĩ người đàn ông chọn cách
sử dụng “nắm đấm” để dạy vợ như vậy một phần do những yếu tố đã nêu ở trên, một phần khác quan trọng hơn là họ không nhận thức được rằng hành
Trang 5vi của mình là vi phạm pháp luật Tuy nhiên, không phải tất cả hành vi bạo lực của người chồng đều là bạo lực về thể chất mà có những lúc, họ dùng tới nhiều cách khác để gây ra những tổn thương về tâm lý cho người vợ: mắng mỏ, chửi bới, xúc phạm,…; hoặc có những hành vi cưỡng bức về tình dục, kiểm soát về kinh tế…
Ngược lại, trong xã hội ngày này, hiện tượng người vợ sử dụng bạo lực với chồng cũng không hiếm Không chỉ dừng lại ở những lời lẽ chua ngoa, những cách xử sự thô bạo mà họ còn trực tiếp gây ra những tổn thương về thể chất cho chồng
VD: Vụ việc bà Trần Thúy Liễu, vợ nhà báo Lê Hoàng Hùng giết chồng đang được rất nhiều người quan tâm Hung thủ đã khai nhận: có hai nguyên nhân dẫn đến việc bà sát hại chồng Về chuyện tình cảm, gần đây ông Hùng phát hiện vợ có quan hệ tình cảm với một vài người khác nên nảy sinh ghen tuông Bà Liễu khai ông Hùng có chửi mắng và đánh bà Ngoài ra, cuối năm 2010, bà Liễu đã sang Campuchia đánh bạc, do thua bạc, thiếu nợ nên bà Liễu đề nghị ông Hùng bán căn nhà đang ở nhưng ông Hùng không đồng ý Báo cáo của Công an tỉnh Long An ngày 21-2 cho biết sáng 17-1, bà Liễu đi mua một đoạn dây dù và 20.000 đồng xăng chứa trong bịch nilông đem cất vào tủ Trưa 17-1, khi không có ai ở nhà, bà Liễu lấy dây dù cột vào lan can nhà ở tầng 1, thắt nút các dây với dụng ý làm hiện trường giả rồi giấu vào góc khuất Khoảng 0h ngày 19-1, bà Liễu
đi từ phòng ngủ ra lan can thả một đầu dây dù xuống đất, sau đó lấy bịch xăng tạt vào giường ông Hùng đang nằm ngủ và châm lửa đốt Thấy lửa đã cháy, bà Liễu đi về phòng nằm như không có chuyện gì xảy ra Khi ông
Trang 6Hùng bị phỏng tung cửa chạy ra kêu cứu, bà Liễu mới cùng hai con chạy
ra dập lửa trên người ông Hùng và cùng kêu cứu Báo cáo khẳng định lời khai của bà Liễu phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường vụ án và các tài liệu chứng cứ thu thập được
Tóm lại, bạo lực gia đình từ cả hai phía vợ, chồng đang ngày càng phát triển và gây nhức nhối trong xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em Nguyên nhân của hiện tượng này rất nhiều, ngoài vấn đề tâm lý còn phải kể đến vấn đề đạo đức, kiến thức giải quyết mâu thuẫn gia đình…
b Bạo lực giữa cha mẹ và con cái
Với những phân tích trên về tâm lý, truyền thống, thói quen của người Việt, bạo lực gia đình giữa cha mẹ với con cái là khá phổ biến và được xã hội chấp nhận Rất nhiều ông bố bà mẹ coi việc đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cần thiết để chúng nhận ra sai lầm và sửa chữa; hay coi việc mạt sát, trách móc là động lực để chúng phấn đấu Trên thực
tế, cách làm này phần nào phù hợp với tâm lý người Việt và đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khi những chuẩn mực tiến bộ về quyền con người đã và đang được phổ biến trên thế giới thì những tư tưởng, cách làm này cần được loại bỏ Đặc biệt là những trường hợp bạo lực với con cái vượt ra ngoài phạm vi giáo dục – một tình trạng ngày càng gia tăng – thì càng cần phải bị trừng trị nghiêm khắc
Ví dụ: Nguyễn Lê Hoàng Trung, học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên Quang Trung (thị xã Đồng Xoài, Bình Phước) bị bố chém đứt tuỷ
Trang 7sống và liệt nửa người trong một cơn say và ghen tuông vô cớ Sau đó, bố của Trung đã bị xử tử hình (sau được giảm án xuống còn chung thân) Từ một học sinh khoẻ mạnh, bây giờ Trung hoàn toàn mất cảm giác ở nửa người dưới, sống nương tựa vào ông ngoại già yếu
Bên cạnh những hành vi bạo lực từ phía cha mẹ, bạo lực gia đình xuất phát từ người con đối với cha mẹ mình cũng đang ngày một gia tăng Một
số trường hợp những người trẻ tuổi gây ra nhưng tổn thương về cả vật chất, tinh thần cho cha mẹ do sự bốc đồng tuổi trẻ, thiếu kiềm chế, do đua đòi hư hỏng hoặc lý do khác Tuy nhiên, không thể bào chữa, biện hộ cho những người con cái đã khôn lớn trưởng thành nhưng lại bỏ bê, không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí tàn nhẫn hơn là đánh đập, chửi mắng, xỉ nhục những người đã sinh ra mình Lý do rất đơn giản: những người già thì sức khỏe yếu, không còn sức lao động nên cần có người chăm sóc; trong khi những đứa con không đủ yêu thương nên không muốn tốn kém tiền của, thời gian, công sức của mình cho cha mẹ Điều này chứng tỏ một sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng, hoàn toàn ngược lại với truyền thống đề cao chữ “hiếu” của dân tộc Việt Nam
Ví dụ: Cô Phạm Thị T (26 tuổi, ở xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội)
đã dùng thanh gỗ dài 40cm đánh bố chồng toác đầu phải khâu 15 mũi Nếu như không có sự can thiệp kịp thời của hàng xóm, có lẽ ông S (bố chồng T) đã mất mạng Điều đáng nói là ông S bị tàn tật từ nhỏ nên không thể chạy khỏi trận đòn của cô con dâu…
c) Bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình
Trang 8Bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình với nhau cũng đã tồn
tại từ lâu nhưng chiếm tỷ lệ không lớn, vì mức độ phụ thuộc giữa các thành viên này là không cao như giữa vợ chồng hay cha mẹ với con Nạn nhân của loại bạo lực này vẫn chủ yếu là phụ nữ và trẻ em khi mà các thành viên này muốn tham gia vào việc “giáo dục” những người làm dâu, làm con trong gia đình Ngoài ra, những mâu thuẫn trong gia đình không tìm được cách giải quyết cũng dẫn tới nạn bạo lực giữa những thành viên khác: anh em, chú cháu đánh nhau vì xích mích trong cuộc sống, vì tranh chấp tài sản; chị em mắng chửi, nói xấu nhau…
4 Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội.
Tình hình bạo lực gia đình đang xảy ra khá phổ biến tại khắp các vùng miền trên cả nước Hành vi bạo lực dưới nhiều dạng thức khác nhau đều để lại những hậu quả nặng nề về thể chất, sức khỏe, tinh thần, kinh tế… đối với nạn nhân Đặc biệt, với trẻ em thì những hành vi này sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn trẻ, chi phối đến sự hình thành nhân cách sau này Những trẻ em là nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình phải gánh chịu nỗi đau về thể xác, tinh thần lớn lao, rất dễ có những phản ứng tiêu cực Còn với những em phải chứng kiến nạn bạo lực giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bạo lực giữa bố mẹ chúng thì thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, có thể gây nên những chấn thương tâm thần đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời Những đứa trẻ này thường lo lắng, bất an, khó hòa nhập cuộc sống, từ đó nảy sinh tư tưởng chán đời, học hành sa sút, dễ mắc các bệnh trầm cảm… Nguy hiểm hơn, đây chính là mảnh đất để ươm mầm
Trang 9những hành vi bạo lực gia đình trong tương lai, khi mà những đứa trẻ trưởng thành cũng có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình
Bạo lực gia đình cũng làm phát sinh nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm
sự bền vững của gia đình Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao cho biết: trong 5 năm (2000-2005), toà án các địa phương giải quyết 352.047 vụ việc về hôn nhân, gia đình, trong đó gần 200.000 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn Còn theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc cứ 2-3 ngày lại có 1 người bị chết có liên quan đến bạo lực gia đình Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi hành vi bạo lực đã xâm phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ giữa vợ với chồng, hủy hoại tình cảm yêu thương gắn bó giữa vợ
và chồng Thậm chí hôn nhân chỉ còn là cái cớ, là vỏ bọc để ngụy biện cho hành vi bạo lực
Với những tác động tiêu cực như trên đối với mỗi cá nhân, gia đình, bạo lực gia đình cũng để lại hậu quả nặng nề cho toàn xã hội Trước hết,
nó làm suy thoái đạo đức nghiêm trọng: khi mà những quan hệ thiêng liêng, bền vững (tình cảm vợ chồng, sự hiếu thảo với cha mẹ, tình nghĩa anh em…) bị xâm phạm một cách thô bạo thì chúng ta có quyền đặt câu hỏi liệu những giá trị nào còn có thể tồn tại? Bên cạnh đó, hành vi bạo lực còn tác động xấu đến trật tự xã hội: những người xung quanh, những người chứng kiến hành vi sẽ cảm thấy bất bình, thấy ức chế và không tin vào những giá trị tốt đẹp; hoặc khi đã vô tâm, lãnh đạm thì chính họ sẽ thực hiện hành vi này, làm gia tăng xu hướng bạo lực trong xã hội Về
Trang 10kinh tế, bạo lực gia đình cũng để lại nhiều thiệt hại: làm giảm năng suất lao động, tốn kém chi phí để chữa bệnh, phục hồi sức khỏe cho nạn nhân, chi phí để điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc…
5 Sự cần thiết của việc phòng, chống bạo lực gia đình
Với những thực trạng và hậu quả nêu trên, việc phòng, chống bạo lực gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của các thành viên gia đình; đảm bảo
sự phát triển lành mạnh của trẻ em; đảm bảo cho hạnh phúc, bình yên trong mỗi gia đình cũng như đảm bảo trật tự an toàn xã hội
Việc phòng, chống bạo lực gia đình trước hết là nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể, đặc biệt là nạn nhân của bạo lực gia đình Không chỉ đem lại sự an toàn tạm thời cho họ
mà việc hiểu biết những quy định về vấn đề này, nhận thức được tác động xấu của hành vi này tới những người xung quanh, đặc biệt là với trẻ em còn giúp họ nâng cao khả năng tự bảo vệ bản thân và gia đình Với trẻ em
là nạn nhân của bạo lực gia đình, là thành viên của gia đình có hành vi bạo lực gia đình thì việc phòng, chống bạo lực gia đình là một cách để đảm bảo quyền trẻ em, bảo đảm cho các em có một môi trường tốt cho sự phát triển nhân cách Với những chủ thể gây ra bạo lực gia đình, việc được thông tin
về hậu quả của bạo lực gia đình, về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình, về những trách nhiệm phải gánh chịu vì hành vi bạo lực của mình… có tác động rất lớn trong giáo dục, răn đe thậm chí là cải tạo làm thay đổi nhận thức của họ