1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bài thu hoạch BDTX module 3 THPT 3 Giáo dục học sinh cá biệt

19 15K 172

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,19 MB
File đính kèm Bài thu hoạch BDTX Module 3.rar (1 MB)

Nội dung

Tóm tắt nội dung module và liên hệ thực tế bản thân. Đây là bài thu hoạch đầy đủ và khoa học, đảm bảo độ tin cậy chính xác cao. Đặc biệt là phần liên hệ bản thân. Câu 1 (4 điểm): Qua quá trình nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, đồng chí hãy tóm tắt các nội dung chính của từng mô đun mà cá nhân đã đăng ký thực hiện bồi dưỡng. Câu 2 (6 điểm): Liên hệ với việc vận dụng nội dung của mô đun vào quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao năm học 20152016.

Trang 1

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NỘI DUNG 3 NĂM HỌC 2015-2016

Họ và tên giáo viên: ĐINH XUÂN HẠNH

Tổ chuyên mơn: VĂN – NGOẠI NGỮ Trường THPT Bình Gia

Tên mơ đun viết thu hoạch: GIÁO DỤC HỌC SINH THPT CÁ BIỆT

Mã mơ đun: Module THPT 3

PHẦN BÀI LÀM

Câu 1 (4 điểm): Qua quá trình nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, đồng chí hãy tĩm tắt các nội dung chính của từng mơ đun mà cá nhân đã đăng

ký thực hiện bồi dưỡng.

Trả lời:

Sau khi tìm hiểu xong module THPT 3 “ Giáo dục học sinh THPT cá biệt”

giúp bản thân tơi nhận thức được rõ hơn và học hỏi được thêm nhiều thơng tin hữu ích phục vụ cho cơng tác giáo dục học sinh của bản thân mình trong quá trình thực

hiện nhiệm vụ giáo dục Cụ thể các vấn đề học tập được thơng qua Module 3 “ Giáo dục học sinh THPT cá biệt” là:

1 Hiểu về khái niệm “học sinh cá biệt”:

Học sinh cĩ những thái độ, hành vi khơng phù hợp với giá trị nội qui truyền thống của tập thể, khơng thực hiện trịn bổn phận và trách nhiệm của học sinh hoặc thiếu văn hĩa, đạo đức trong quan hệ ứng xử với mọi người, đồng thời khơng cĩ động cơ học nên kết quả học tập yếu, kém… được lặp lại thường xuyên và trở thành hệ thống được coi là học sinh cá biệt

2 Những nguyên nhân dẫn đến việc hình thành, xuất hiện học sinh cá biệt:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt trong đó có thể kể đến những nguyên nhân sau : Học yếu do bị hổng kiến thức lưu ban, gia đình khá giả cha mẹ lo làm ăn không quan tâm đến con cái nhưng lại nuông chiều con hết mức, môi trường sống không lành mạnh… có thể nói các măït biểu hiện của một học sinh cá biệt cũng rất đa dạng và phức tạp Điển hình như có rất nhiều gia đình học sinh do cha mẹ các em bận làm ăn xa vắng nhà một đến hai tuần thậm chí cả tháng mới ghé về nhà quẳng cho con ít tiền rồi lại vội vã ra đi mà không biết con mình ở nhà sống ra sao học hành thế nào, muốn gì và cần gì ở cha mẹ Được sống tự do một mình vả lại ở tuổi các em lập trường chưa vững vàng lại sẵn có tiền, bạn bè xấu biết hoàn cảnh nên rủ rê tụ tập làm những chuyện không hay dần dần các em bị xa ngã và không thoát ra được Khi cha mẹ các em biết được thì đã quá muộn không thể dạy dỗ uốn nắn được nữa Việc học các em cũng không giống như trước nữa mà thường lơ là, cúp tiết, dẫn

Trang 2

đến học yếu, chán học và bỏ học, lêu lổng chơi bời Một lý do nữa cũng không thể bỏ qua là do cha mẹ bất hoà cãi vã thậm chí đánh nhau, đã vậy lại bị cha mẹ mắng vô cớ do đó làm cho các em bị tổn thương nặng về tình cảm, tủi thân Đến lớp sợ bị bạn bè trêu chọc, mặc cảm tự ti làm cho các em chán nản, lười học Sợ đến lớp, sợ về nhà các em càng sống khép kín hơn, trầm tư tỏ ra lì lợm, dễ bực dọc, gây gổ với bạn bè vô lễ với cha mẹ, thầy cô, từ đó các em thích chơi với các bạn cùng hoàn cảnh hoặc tương tự hoàn cảnh của các em Từ đó dẫn đến chán học, học kém dẫn đến bỏ học

3 Vì sao cần thu thập thơng tin về học sinh cá biệt?

Trong một tập thể lớp luơn tồn tại những học sinh dễ giáo dục và những học sinh khĩ giáo dục, luơn xuất hiện những hành vi khơng mong đợi của những học sinh mà chúng ta gọi là học sinh cá biệt

Các giáo viên cần phải thu thập thơng tin cá nhân của các đối tượng học sinh cá biệt trong lớp về mọi phương diện trong trường học cũng như ngồi trường học, để

từ đĩ cĩ các phương pháp giúp đỡ, rèn luyện học sinh

Thu thập thơng tin là con đường trục tiếp, hiệu quả nếu giáo viên biết tạo ra mơi trường an tồn, học sinh tin tưởng, cảm giác thoải mái, thể hiện cho học sinh đĩ tháy rằng mình muốn nghe từ cách nhìn, cử chỉ, thể hiện sự quan tâm lắng nghe để hiểu hơn là để đáp lại hơn là tránh gây mất tập trung, đồng cảm với học sinh Giáo viên cũng cần đặt mình vào hồn cảnh của người nĩi, và xem xét các quan điểm khác Đồng thời giáo viên cần giữ bình tĩnh, kiên nhẫn khơng cắt ngang Đặc biệt giáo viên cần tránh tranh cãi hoặc phê phán học sinh

Những nội dung cần tìm hiểu học sinh cá biệt:

- Hồn cảnh gia đình

- Các mối quan hệ bạn bè trong lớp, ngồi lớp

- Học tập

- Sức khỏe

- Tâm lí cá nhân

- Khả năng, năng lực của học sinh trong các hoạt động

4 Cĩ thể thu thập thơng tin về học sinh cá biệt bằng nhiều con đường khác nhau:

- Tổ chức cho học sinh viết về điều cĩ ý nghĩa với bản thân

- Quan sát và tham gia vào các hoạt động của học sinh

- Tiếp cận học sinh thơng qua nhĩm bạn thân

- Tìm hiểu học sinh thơng qua gia đình, hồn cảnh sống của học sinh cá biệt

- Tìm hiểu học sinh thơng qua cán bộ lớp, tổ

- Tìm hiểu học sinh thơng qua giáo viên khác, đồn trường

- Tìm hiểu học sinh thơng qua hang xĩm gia đình học sinh

Trang 3

- Tìm hiểu qua kết quả học tập rèn luyện của học sinh qua những năm học trước

Cách phối hợp các thông tin về học sinh cá biệt để có hiệu quả cao nhất:

Cách sử lí, phân tích thông tin theo hướng kết hợp từ nhiều nguồn khác nhau giúp giáo viên năm bắt được nhưng thông tin chính xác, cụ thể về học sinh cá biệt

Biết cách lưu giữ kết quả đánh giá để lập hồ sơ học sinh cá biệt:

- Phiếu đặc điểm gia đình học sinh

- Sổ theo dõi tung ngày, tháng, kì, năm

- Học bạ

- Sổ liên lạc

5 Khi khai thác thông tin học sinh cá biệt cần lưu ý:

Cần lưu ý những điều sau:

- Phải tạo ra môi trường an toàn, tin tưởng, cảm giác thoải mái, thể hiện cho học sinh đó tháy rằng mình muốn nghe từ cách nhìn, cử chỉ, thể hiện sự quan tâm lắng nghe để hiểu hơn là để dáp lại hơn là tránh gây mất tập trung, đồng cảm với học sinh

- Giáo viên cũng cần đặt mình vào hoàn cảnh của người nói, và xem xét các quan điểm khác

- Giáo viên cần giữ bình tĩnh, kiên nhẫn không cắt ngang Đặc biệt giáo viên cần tránh tranh cãi hoặc phê phán học sinh

6 Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi sai lệch của học sinh:

- Tác động tiêu cực từ gia đình như bố mẹ li hôn, gia đình đầy đủ hay khuyết thiếu, hoàn cảnh kinh tế, văn hóa của gia đình, lối sống và bầu không khí tâm lí – đạo đức của gia đình, tính chất các mối quan hệ, sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình …

- Ảnh hưởng từ bạn bè: thủ lĩnh của nhóm mà học sinh cá biệt tham gia có quy ước của nhóm mà tác động tiêu cực hay tích cực đến học sinh đó.Ảnh hưởng từ môi trường xã hội: học sinh đó sống trong môi trường lành mạnh, tích cực hay tiêu cực, nguy cơ rủi ro nào…

- Chưa có mục đich học tập rõ ràng

- Có niềm tin sai về giá trị của cuộc sống

- Chán nản, rối loạn hành vi xã hội

7 Các biện pháp, cách thức giáo dục học sinh:

- Giáo viên tiếp cận cá nhân, xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng học sinh cá biệt

- Giúp học sinh nhận thấy điểm mạnh, điểm yếu của bản than

- Giúp học sinh nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực, tất yếu phải thay đổi thói quen cũ

- Giáo viên cần phải quan tâm, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, đáp ứng nhu cầu chính đáng của học sinh cá biệt

Trang 4

- Động viên, khích lệ động cơ học tập, hoàn thiện nhân cách của học sinh cá biệt

- Tránh sử dụng củng cố tiêu cực

- Sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic

- Phương pháp ứng xử với một số loại hành vi điển hình

- Khơi dậy hoài bão, ý thức tự giáo dục của học sinh

- Áp dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực đối với học sinh

8 Cách đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh cá biệt:

- Đánh giá hành vi không đồng nhất với đánh giá nhân cách:

Nếu học sinh cá biệt thực hiện hành vi không mong đợi nào đó thì giáo viên chỉ đánh gía hành vi đó chứ không được quy kết hành vi đó thành nét nhân cách của học sinh

- Đánh giá theo quan điểm tích cực với học sinh cá biệt:

Đánh giá không chỉ giúp các em nhận thấy mà còn phát huy nhưng điểm mạnh của học sinh Đánh giá cần mang yếu tố khách quan, tích cực, mang tính xây dựng

- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh cá biệt theo quá trình:

Đánh giá học sự tiến bộ của học sinh so với sự tiến bộ của bản thân Đồng thời xác định mức độ kết quả đạt được của tưng em học sinh để naang cao hiệu quả

- Đánh giá theo chuẩn quy định

9 Những tác động tích cực và tiêu cực đến học sinh từ gia đình, bạn bè và môi trường sống:

- Ảnh hưởng của gia đình:

Bố mẹ sống không hạnh phúc, sống li thân, li hôn (có rất nhiều học sinh cá biệt

có hoàn cảnh này) Phương pháp giáo dục con không phù hợp (quá nghiêm khắc hoặc quá chiều chuộng) Gia đình có lối sống buông thả, không gương mẫu, nói năng giao tiếp không có chuẩn mực, không quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống, không động viên chia sẻ cùng nhau Ngoài ra kinh tế trong gia đình không đầy đủ dẫn đến xung đột trong gia đình.… Sức ép lớn trong thi

cử từ gia đình và nhà trường và xã hội khiến cho học sinh căng thẳng rơi và lối sống trầm cảm, tự ti về bản thân

- Ảnh hưởng của nhóm bạn: Học sinh bị nhũng người bạn bè lôi kéo, ham chơi sớm, có nhiều mối quan hệ không lành mạnh, thích đau đòi ăn diện Ngoài ra Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp dưới nên chán học, thường hay nghịch phá, mất trật tự

- Ảnh hưởng của môi trường sống, các quan hệ xã hội khác: học sinh đó sống trong môi trường lành mạnh hay chứa đựng nhũng ảnh hưởng tiêu cực, các nguy

cơ rủi ro

10 Hướng phối hợp xử lí, khai thác, lưu trữ thông tin về từng học sinh cá biệt

- Xử lí thông tin: Phân tích các thông tin thu được theo cách kết hợp đối chiếu so sánh từ các nguồn khác nhau trên cơ sở đó phân tích đánh giá những

Trang 5

thông tin được kiểm chứng sau đó tổng hợp khái quát để có những nhận định cơ bản về học sinh đó, những thông tin thu thập được cũng có thể làm cơ sỏ đánh giá

về một học sinh cụ thể, đây là một thành phần quan trọng trong công tác giáo dục học sinh chuẩn đoán trong giáo dục không chỉ để nhận dạng các khó khăn và các thiếu hụt trong kiến thức mà còn để nhận dạng các điểm mạnh và các năng lực đặc biệt của từng học sinh giáo viên chuẩn đoán nhằm giúp học sinh học tốt hơn chứ không phải để “dán nhãn” cho học sinh Các kết quả của chuẩn đoán nhằm sử dụng

để lập nên một kế hoạch dạy học nhằm loại bỏ các trở ngai của việc học và phát triển nhân cách của các em

- Lưu giữ kết quả, xử lí thông tin: lưu giữ kết quả đánh giá để lập hồ sơ từng học sinh cá biệt hồ sơ học sinh có các tư liệu sau:

+ phiếu đặc điểm gia đình học sinh

+ sổ theo dõi phát triển cá nhân qua từng tuần, tháng, học kỳ

+ Các kết quả sau thu thập được về học sinh

+ Học bạ

+ sổ liên lạc

- Hướng khai thác thông tin về học sinh: thông tin về học sinh cá biệt được khai thác để xác định biện pháp tác động, dự báo chiều hướng phát triển, dưới tác động của các ảnh hưởng, dự kiến kết quả đạt được cũng như những nguy cơ để có biện pháp phòng ngừa

-> Muốn giáo dục tốt học sinh cá biệt phải có sự kết hợp đồng bộ cả ba lực lượng giáo dục: Gia đình – Nhà trường – Xã hôi Trên cơ sở đó thúc đầy quá trình tự giáo dục của học sinh

- Không lý tưởng hóa về học sinh Không gọi các em là “ học sinh cá biệt”

trước tập thể và người khác ( “Nếu bạn nhìn ai đó với ánh mắt yêu thương bạn

sẽ không nhìn thấy những nét xấu xa mà bạn sẽ chỉ nhìn thấy toàn những nét đẹp mà thôi” – Danh ngôn

- Tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả năng của học sinh cá biệt Đây là việc làm mang tính hai mặt, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên giám sát, kiểm tra và động viên kịp thời khi học sinh đạt được thành tích dù

là nhỏ nhất ( Cho HS cơ hội “ tìm được sức mạnh cả trong chính sự khiếm khuyết của mình”)

- Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động nhân đạo để học sinh cá biệt tham gia, xây dựng môi trường lành mạnh, tích cực, để các em có cơ hội tự thể hiện mình Những học sinh trầm cảm, tự tin sẽ mạnh dạn, tích cực hơn trong học tập và rèn luyện ( Tổ chức chuyên đề ngoại khoá, rèn luyện kỹ năng sống, )

( “Sức mạnh mãnh liệt nhất, phi thường nhất trên thế gian này chính là sức mạnh của tình yêu” và sự cảm thông là chìa khóa để mở cửa trái tim người khác)

- Gặp riêng học sinh cá biệt bằng tình cảm chân thành của mình, GVCN bình tĩnh, nhẹ nhàng, tế nhị, phân tích có lý, có tình cho HS thấy được ưu điểm để phát huy, thấy mức độ nguy hại của khuyết điểm để sữa chữa Giáo viên thức tỉnh học sinh bằng những câu chuyện đạo đức Cho các em một điểm tựa niềm tin Đối

xử với các em bằng sự bao dung của người cha, sự nhân từ của người mẹ, sự

Trang 6

cảm thông của người anh người chị và sự thân thiết của người bạn ( “ Trong tất cả sự chia sẻ thì sự chia sẻ tinh thần là quý giá nhất”)

Giáo viên chủ nhiệm có thể lấy tấm gương tốt trong tập thể, hoặc chính một học

sinh cá biệt đã tiến bộ để cảm hoá học sinh cá biệt

Thầy cô luôn là tấm gương về đạo đức, về lối sống và trình độ chuyên môn.

Thầy cô chủ nhiệm phải luôn có tình cảm yêu thương, niềm tin động viên học sinh

bởi “Chỉ có tấm lòng mới đánh thức được tấm lòng” Giáo viên cần phải khéo léo, linh hoạt trong mỗi trường hợp cụ thể, biết tập hợp và sử dụng sức mạnh của

các yếu tố giáo dục nhằm rèn luyện cho học sinh cá biệt Giáo viên chủ nhiệm cần

tuyệt đối tránh tư tưởng định kiến cách cư xử thiếu sư phạm đối với học sinh.

- Áp dụng quy định thưởng, phạt “phân minh, nghiêm túc, công bằng”

để học sinh cá biệt có động lực mục tiêu phấn đấu

- Kết hợp chặt chẽ đối với giáo viên bộ môn vừa để hiểu hơn về học sinh

vừa giúp học sinh có những cố gắng ở từng môn học Đồng thời, kết hợp chặt chẽ với ĐTN để thống nhất biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

Bản thân tôi sẽ lưu trữ và khai thác thông tin về học sinh cá biệt bằng cách, thu thập thông tin về học sinh thông qua hoạt động giáo dục hàng ngày lưu trữ thông qua phiếu phát triển và sổ liên lạc, ghi chép chi tiết tỉ mỉ để có căn cứ giáo dục và theo dõi sự tiến bộ của học sinh để từ đó có cách đánh giá khách quan nhất giúp học sinh tiến bộ đấy chính là mục đích của việc giáo dục

Câu 2 (6 điểm): Liên hệ với việc vận dụng nội dung của mô đun vào quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao năm học 2015-2016.

Trả lời:

Năm học 2015 – 2016, bản thân tôi được nhà trường giao nhiệm vụ:

+ Giảng dạy môn Ngữ văn 3 lớp: 10A1 + 10A2 + 12A9

+ Chủ nhiệm lớp 12A9 + Khối trưởng chủ nhiệm Khối 12

Phát huy kinh nghiệm từ những năm học trước trong việc giáo dục học sinh

cá biệt, tôi nhận thấy mình cần:

- Có sự kết hợp đồng bộ cả ba lực lượng giáo dục: Gia đình – Nhà trường –

Xã hôi để giúp học sinh nhận thức toàn diện hơn về động cơ học tập và hoàn thiện

về nhân cách Cụ thể: thường xuyên liên lạc với gia đình, thông báo kịp thời những nhược điểm của học sinh, đặc biệt là những khuyết điểm vi phạm nghiêm trọng Tìm hiểu thêm thông tin về học sinh từ môi trường xã hội, bạn bè của học sinh đó

(Ngay khi tôi đang trả lời câu hỏi này thì tôi cũng đã tiếp nhận được một thông tin

là có một học sinh lớp tôi tên là Hoàng Văn Linh hôm nay không đến lớp học mà

đang ngồi chơi ngoài quán nước cổng trường Tôi đã ra quán nước tìm học sinh

Linh nhưng em học sinh đó đã đi đâu không rõ Tôi vội gọi điện cho phụ huynh

đến gặp trực tiếp để phối hợp giáo dục).

- Không lý tưởng hóa về học sinh Không gọi các em là “ học sinh cá biệt” trước tập thể và người khác Vì như vậy học sinh sẽ có mặc cảm tự ti, không nỗ lực phấn đấu

Trang 7

- Cho học sinh cơ hội khẳng định khả năng của chính mình Tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả năng của học sinh cá biệt (Ví dụ: Tôi đã mạnh

dạn giao cho học sinh Triệu Văn Sơn (có thể coi là học sinh cá biệt vì hay mắc

khuyết điểm) làm đội trưởng CLB nghiên cứu KHKT của lớp để hoàn thành các ý

tưởng sáng tạo Kết quả: học sinh Triệu Văn Sơn đã rất tích cực, sáng tạo và có

tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành công việc được giao

Đây là việc làm mang tính hai mặt, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên giám sát, kiểm tra và động viên kịp thời khi học sinh đạt được thành tích dù

là nhỏ nhất

- Gặp riêng học sinh cá biệt bằng tình cảm chân thành của mình, tôi luôn bình tĩnh, nhẹ nhàng, tế nhị, phân tích có lý, có tình cho HS thấy được ưu điểm để phát huy, thấy mức độ nguy hại của khuyết điểm để sữa chữa Tôi đã thức tỉnh học sinh bằng những câu chuyện đạo đức Cho các em một điểm tựa niềm tin Đối xử với các em bằng sự bao dung của người cha, sự nhân từ của người mẹ, sự cảm thông của người anh người chị và sự thân thiết của người bạn ( “ Trong tất cả sự chia sẻ thì sự chia sẻ tinh thần là quý giá nhất”)

- Để hoàn thành được nghĩa vụ cao cả của một người thầy trong sự nghiệp

“trồng người” thì thầy cô luôn phải là tấm gương về đạo đức, về lối sống và trình

độ chuyên môn Thầy cô chủ nhiệm phải luôn có tình cảm yêu thương, niềm tin động viên học sinh bởi “Chỉ có tấm lòng mới đánh thức được tấm lòng” Giáo viên cần phải khéo léo, linh hoạt trong mỗi trường hợp cụ thể, biết tập hợp và sử dụng sức mạnh của các yếu tố giáo dục nhằm rèn luyện cho học sinh cá biệt Giáo viên chủ nhiệm cần tuyệt đối tránh tư tưởng định kiến cách cư xử thiếu sư phạm đối với học sinh Bản thân tôi luôn quan tâm đến tâm tư, tình cảm của học sinh, tôi động viên học sinh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống bằng sự ân cần, tận tụy

Từ đầu năm học tới giờ, tôi đã ít nhất hai lần ngồi tâm sự vào tối thứ 7 với

em học sinh Lăng Văn Nhớ (Lớp 12A1)và một số học sinh khác vì các em luôn tìm

đến tôi để tâm sự những vướng mắc, khó khăn cả về học tập lẫn tâm tư, tình cảm trong chuyện tình yêu đôi lứa với một học sinh nữ Tôi đã nhẹ nhàng phân tích, giảng giải thấu đáo và định hướng cho em có những lựa chọn sáng suốt trên con đường tương lai của bản thân

Để học sinh tin yêu, kính trọng thì trước tiên tôi phải có một chuẩn mực đạo đức trong sáng, lành mạnh, chí công , vô tư Có lẽ tôi tin rằng bản thân mình chính

là tấm gương sáng về sự nỗ lực vượt khó, sửa sai và tự học để học sinh noi theo

- Tôi đã áp dụng quy định thưởng, phạt phân minh, nghiêm túc, công bằng

để học sinh cá biệt có động lực mục tiêu phấn đấu Có công thì dù là nhỏ nhất với học sinh yếu kém cũng động viên khích lệ học sinh đó bằng một phần thưởng, có lỗi thì dù là lớp trưởng hay bí thư của lớp cũng phải chấp nhận bằng một hình phạt phù hợp (Phạt lấy công chuộc tội bằng cách ghi 1 đến 2 điểm khá, giỏi trong tuần

kế tiếp)

- Kết hợp chặt chẽ đối với giáo viên bộ môn vừa để hiểu hơn về học sinh vừa giúp học sinh có những cố gắng ở từng môn học Đồng thời, kết hợp chặt chẽ với ĐTN để thống nhất biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

Bản thân tôi sẽ lưu trữ và khai thác thông tin về học sinh cá biệt bằng cách, thu thập thông tin về học sinh thông qua hoạt động giáo dục hàng ngày lưu trữ

Trang 8

thông qua phiếu phát cho học sinh ngay từ đầu năm, ghi chép chi tiết tỉ mỉ để có căn cứ giáo dục và theo dõi sự tiến bộ của học sinh để từ đó có cách đánh giá khách quan nhất giúp học sinh tiến bộ đấy chính là mục đích của việc giáo dục

CHUYÊN ĐỀ 2: KHẮC PHỤC TRẠNG THÁI TÂM LÍ CĂNG THẲNG TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Module THPT 12)

1 Khái niệm stress:

- Stress là hiện tượng rất phức tạp và rất khó định nghĩa chính xác Trong cuộc sống thường nhật khái niệm này thường được dùng để mô tả trạng thái bực bội hoặc tâm lí bất an

- Stress xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng thông thường để ứng phó

- Stress là tình trạng căng thẳng thể hiện mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể

- Stress là phản ứng của con người đối với một tác nhân được coi là có hại cho cơ thể và tâm lí con người

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến stress trong học tập của học sinh THPT:

Có các nguyên nhân cơ bản sau:

Trang 9

- Môi trường bên ngoài: Thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, giao thông, ô nhiễm môi trường…

- Từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, áp lực công việc, môi trường làm việc không thuận lợi, thay đổi về thời gian làm việc,…hay do sự mất mát của người thân, mâu thuẫn trong gia đình, quan hệ bạn bè không tốt, …

- Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, không đủ chất dinh dưỡng, ốm đau, bệnh tật…Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng

- Có tới 68% người bị stress là do công việc

- 75% dân số đã từng trải qua ít nhất bị stress 2 tuần/1 lần

3.Các biểu hiện của stress trong học tập:

Về thứ bậc các biểu hiện stress của học sinh: Trong số 10 biểu hiện có thứ bậc cao nhất: Học sinh khi bị stress hay có nhiều biểu hiện của dạng cơ thể như nhức đầu, mệt mỏi, ngủ nhiều, uể oải khắp cơ thể và hoạt động bị giảm sút, không tập trung làm được việc và hiệu quả công việc cũng từ đó không theo như ý muốn, không hài lòng với bản thân

Đa phần có nhiều biểu hiện của sự thay đổi cảm xúc như dễ tức giận, dễ nổi cáu, bực bội khó chịu và stress cũng có tác động đến hoạt động nhận thức của học sinh như là khó tập trung chú ý, cảm giác trống rỗng, ý nghĩ rời rạc không liền mạch, ý tưởng hình ảnh lộn xộn trong đầu Bên cạnh đó, còn có một số tỉ lệ học sinh có các biểu hiện ở mức độ nặng như: nhức đầu (9.0%), khó tập trung chú ý (8.6%), tiêu phí thời gian hoặc trì hoãn làm việc (8.6%), không hài lòng về bản thân (8.3%), ngủ nhiều (7.9%), thấy uể oải khắp cơ thể (6.9%)…Rõ ràng những biểu hiện này ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống học sinh nhất là ảnh hưởng đến hoạt động học tập của họ

4 Sau khi nghiên cứu học tập module 12 Tôi đã vận dụng một số phương pháp cụ thể để đối phó làm giảm stress trong học tập của học sinh như sau:

Việc đầu tiên là học sinh phải biết nhận ra các dấu hiệu của stress: những bất thường về thể chất, thần kinh và các mối quan hệ xã hội Ứng phó với stress là khả năng giữ thăng bằng khi xảy ra những tình huống những sự việc đòi hỏi quá sức Một số cách đối phó vời stress:

- Hãy xem xung quanh có điều gì có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình khó khăn

- Đừng để tâm đến những việc lặt vặt, việc nào thật quan trọng thì làm làm trước, tạm gạt bỏ những việc không thật sự quan trọng sang một bên

- Tránh những phản ứng thái quá

- Không được trốn tránh bằng những trò vô bổ

- Đặt những mục tiêu cụ thể cho bản thân, cắt bớt khối lượng công việc

- Thay đổi cách nhìn nhận mọi việc

- Chữa stress bằng các hoạt động thể chất

Phương pháp trợ giúp học sinh ứng phó với stress trong học tập:

- Chăm sóc sức khỏe và tránh những nguy hiểm có thể có

- Can thiệp sớm một cách trực tiếp, chủ động và bình tĩnh

Trang 10

- Tập trung vào những vấn đề của hiện tại.

- Cung cấp những thông tin chính xác vè những gì đã xảy ra

- Không nói những điều không có khả năng thực thi

- Cung cấp và đảm bảo về những trợ giúp tâm lí

- Tập trung vào những lợi thế, khả năng phục hồi của học sinh

- Khuyến khích ý chí tự lực

- Quan tam đến cảm xúc của những người xung quanh

*Một số biện pháp giúp giảm bớt căng thẳng tâm lí:

- Thể dục, thể thao hay vận động

- Cười thoải mái, thư giãn: nghe nhạc, đọc sách, xem phim…

- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí

- Ngủ đủ giấc, ngủ sâu, ngủ đúng giờ

- Sự chia sẻ, hỗ trợ từ người thân, bạn bè

- Sắp xếp thời gian hợp lí, có kĩ năng lập kế hoạch

- Rèn luyện tư duy tích cực…

- Để giảm stress cho học sinh, nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, tổ chức thảo luận dân chủ để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và nội dung của các phong trào thi đua, sau đó sẽ lựa chọn các hoạt đông cụ thể phù hợp với sở thích hứng thú, năng lực, nhu cầu tâm lí của học sinh

- Các hoạt động kích thích cho học sinh cơ hội tìm kiếm, phát hiện tri thức, hình thành những kĩ năng phù hợp, những cảm xúa tích cực, kĩ năng sống cần thiết

- Nhà trường cần sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền, vận động các phong trào thi đua, đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học tham gia các phong trào sẽ giúp các em hình thành tự tin, giảm stress đáng kể

CHUYÊN ĐỀ 3: HỒ SƠ DẠY HỌC (Module THPT 16)

Nội dung 1: Những vấn đề chung về hồ sơ dạy học

1 Hồ sơ dạy học là gì?

Hồ sơ dạy học là tập hợp các kế hoạch sổ sách, tài liệu chuyên môn của môn học được chuẩn bị trước theo sự chỉ đạo của nhà trường và sự phân công của

tổ chuyên môn, giúp giáo viên thực thi dạy học trong quá trình công tác để đạt mục tiêu chất lượng dayh học đã đề ra

Hồ sơ chuyên môn là tập hợp các văn bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp, những tài liệu chuyên môn về chương trình khung phân phối, các chuẩn kiến thức

kĩ năng, mục tiêu của môn học, các kế hoạch phân công dạy học, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, đăng kí thi đua, đăng kí học tập năng cao chuyên môn nghiệp vụ… hồ sơ này do tổ chuyên môn chủ trì xây dựng

Sổ bồi dưỡng chuyên môn cá nhân là những tích lũy ghi chép và tự bồi dưỡng của giáo viên trong các đợt tập huấn chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, từ bồi dưỡng về các kĩnh vực:

+ nội dung chương trình, tài liệu SGK

+ Các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực bộ môn

+ Các Kĩ năng dạy tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục

Ngày đăng: 03/04/2016, 23:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w