Qua thời gian thực tập, nghiên cứu thực tế và hoàn thành báo cáo thực tập với đề tài: “ Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển tại Công ty CPĐT và TM TNG ”, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cá nhân trong và ngoài trường. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Trường Đại Học Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới toàn thể ban lãnh đạo cùng các cô, chú tại các phòng ban trong Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Trần Văn Dũng người đã trực tiếp hướng dẫn em trong thời gian thực tập và đã có những đóng góp quý báu giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐẦU TƯ
Giáo viên hướng dẫn : THS TRẦN VĂN DŨNG
Họ và tên sinh viên : TẠ HỒNG HẠNH Lớp : K8 – KTĐT B
Thái Nguyên, năm 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu thực tế và hoàn thành báo cáo thực tập với
đề tài: “ Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển tại Công ty CPĐT và TM TNG ”,
em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của tập thể- cá nhân trong và ngoài trường
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Trường Đại Học Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới toàn thể ban lãnh đạo cùng các cô, chú tại các phòng ban trong Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Trần Văn Dũng- người đã
trực tiếp hướng dẫn em trong thời gian thực tập và đã có những đóng góp quý báu giúp
em hoàn thành bài báo cáo thực tập này
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trang 31 Tính cấp thiết của đề tài
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
2.2 Mục tiêu cụ thể
3 Đối tượng nghiên cứu
4 Phạm vi nghiên cứu.
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập tài liệu
5.1.1 Đối với dữ liệu thứ cấp
5.1.2 Đối với dữ liệu sơ cấp
5.2 Phương pháp xử lý và tổng hợp tài liệu
6 Kết cấu báo cáo
CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và
thương mại TNG.
1.1 Thông tin khái quát
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.3 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
1.4 Quy trình công nghệ
2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
2.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng, ban
2.3 Trụ sở chính và các chi nhánh của Công ty
2.4 Lao động của công ty
3 Nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư phát triển tại CPĐT và TM TNG
3.1 Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư của Công ty CPĐT và TM TNG
giai đoạn (2012 - 2014)
iiiiiiivv1111122222233
444426688910111212
Trang 43.2 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty CPĐT và TM TNG giai
đoạn (2012-2014)
3.3 Tổng quan đầu tư phát triển của Công ty CPĐT và TM TNG
3.4 Kết quả hoạt động đầu tư phát triển
4 Những thuận lợi - hạn chế của Công ty và định hướng phát triển
trong thời gian tới.
4.1 Những thuận lợi của Công ty
4.2 Những tồn tại và hạn chế
4.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG
TY CPĐT&TM TNG
2.1 Đầu tư phát triển tại Công ty CPĐT và TM TNG giai đoạn 2012-
2014
2.1.1 Đầu tư tài sản cố định.
2.1.2 Phân bổ vốn cho nguyên vật liệu dự trữ
2.1.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
2.1.4 Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học- công nghệ.
2.1.5 Đầu tư vào hoạt động Marketing
2.2 Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty CPĐT và TM TNG
giai đoạn 2012-2014
2.2.1 Hiệu quả tài chính.
2.2.2 Hiệu quả kinh tế- xã hội
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT
TNG
3.1 Xu hướng và hành vi người tiêu dùng hàng dệt may
3.2 Phương hướng phát triển của Công ty CPĐT và TM TNG trong
thời gian tới
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển tại
212122
2323232626303537
40414344
4445465051
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Danh mục máy móc - dây chuyền công nghệ tăng thêm trong
3 năm 2012-2014
Bảng 1.2 : Tình hình sử dụng lao động của Công ty
Bảng 1.3: Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư PT của Công ty CPĐT và
TM TNGBảng 1.4: Cơ cấu Vốn đầu tư phát triển tại Công ty CPĐT và TM TNG
Bảng 1.5: Đầu tư PT theo nội dung giai đoạn 2012-2014 Công ty CPĐT
và TM TNGBảng 1.6 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Công ty CPĐT và TM
TNGBảng 1.7 Giá trị tài sản cố định sử dụng của Công ty CPĐT và TM TN
Bảng 1.8 Năng lực tài sản máy móc thiết bị tiêu biểu của Công ty CPĐT
và PT TNG.
Bảng 1.9 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CPĐT và
TM TNGBảng 2.1 Vốn đầu tư vào máy móc thiết bị nhà xưởng của CT CPĐT và
TM TNGBảng 2.2 Phân bổ vốn đầu tư tài sản cố định công ty CPĐT và TM
TNGBảng 2.3 Vốn sử dụng cho nguyên vật liệu dự trữ của Công ty CPĐT
và TM TNGBảng 2.4 Phân bổ vốn cho hàng dự trữ của Công ty CPĐT và TM TNG
Bảng 2.5 Kế hoạch thu mua một số NVL của Công ty
Bảng 2.6 Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Công ty CPĐT
và TM TNGBảng 2.7 Vốn đầu tư cho đào tạo nhân lực Công ty CPĐT và TM TNG
2014
Bảng 2.8 Vốn đầu tư nghiên cứu- ứng dụng KH-CN của Công ty CPĐT
và TM TNGBảng 2.9 Vốn đầu tư vào hoạt động marketing của Công ty CPĐT và
TM TBảng 2.10 Phân bổ vốn đầu tư vào marketing của công ty CPĐT và TM
TNGBảng 2.11 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNG qua 1 số
năm Bảng 2.12 Doanh thu tăng thêm tính trên vốn đầu tư của Công ty CPĐT
và TM TNGBảng 2.13: Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư của Công ty CPĐT và TM TNG
Bảng 2.14: Số lao động có việc làm trên vốn đầu tư của Công ty CPĐT
và TM TNG
7
1112
1415161719202425
272729313335383840414244
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn đất nước đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước như hiện nay, hoạt động đầu tư phát triển đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước nói chung cũng như của mỗi doanh nghiệp nói riêng Xét trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và đất nước hiện nay với những biến động khó lường, tình hình đầu tư gặp nhiều khó khăn tạo ra những bất lợi đối với hoạt động của nhiều doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải càng nỗ lực hết mình hơn nữa mới có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững được Hoạt động đầu tư phát triển đang trở thành yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp, đầu tư phát triển được xem là phương thức tốt nhất
để có thể phát triển và nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh một cách lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau, nhằm xây dựng doanh nghiệp ngày càng vững mạnh Đầu tư phát triển chính là chìa khóa, là tiền đề cho mọi bước đi của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh Các quyết định đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Với những kiến thức lý luận đã được tích lũy trong thời gian học tập tại trường cùng mong muốn được nâng cao trình độ nhận thức và vận dụng vào thực tế Công ty
CPĐT và TM TNG, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Thực trang và giải pháp đầu
tư phát triển tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG ” làm đề tài nghiên
cứu cho báo cáo tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá đúng thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty CPĐT và TM TNG từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và kinh doanh của Công ty CPĐT và TM TNG trong thời gian tới
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh và bộ máy tổ chức của công ty CPĐT
và TM TNG.
- Đánh giá thực trạng phân bổ vốn đầu tư phát triển tại Công ty CPĐT và TM
TNG giai đoạn 2012 – 2014 thông qua phân tích và các bảng số liệu đối chiếu
- Phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển tại Công ty giai đoạn 2012 – 2014.
Trang 8- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của Công ty
trong giai đoạn tiếp theo
3 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động đầu tư phát triển của Công ty CPĐT và TM TNG giai đoạn 2012- 2014
4 Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: Tại Công ty CPĐT và TM TNG
- Nội dung: Đầu tư phát triển tại Công ty CPĐT và TM TNG giai đoạn 2014- Thực trạng và giải pháp
2012-5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập tài liệu
- Tài liệu xuất phát từ ba nguồn cơ bản: con người ; môi trường vật chất xung quanh ; các văn bản, giấy tờ, sách báo
- Nội dung thu thập:
+ Nắm được cấu trúc nội dung của một thông tin, phải biết mình cần thu thập những thông tin, tư liệu gì? ở đâu? từ ai?
+ Thu thập thông tin tư liệu tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể: thời gian, hoàn cảnh cho phép, qui mô và mức độ quan trọng của sự kiện, hình thức thông tin…
- Yêu cầu đối với công tác thu thập thông tin, tư liệu:
+ Kiểm chứng thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau
+ Lựa chọn tư liệu điển hình, phục vụ đắc lực cho đề tài thực tập
+ Kết hợp các phương pháp trong thu thập tư liệu
5.1.1 Đối với dữ liệu thứ cấp
- Dựa vào báo cáo tài chính, báo cáo thường niên các năm của Công ty và các
số liệu trong phòng chức năng cần thiết để lập bảng biểu và đồ thị phản ánh cơ cấu vốn đầu tư của Công ty, từ đó so sánh, phân tích và đánh giá tình hình đầu tư phát triển của Công ty
5.1.2 Đối với dữ liệu sơ cấp
- Nhằm hỗ trợ, kết hợp với dữ liệu thứ cấp đưa ra phân tích và hướng giải pháp phù hợp nhất để đầu tư phát triển đem lại hiệu quả cao Có các phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp như:
Trang 9+ Quan sát công khai: Đối tượng được quan sát biết rõ mình đang bị quan sát
Sự có mặt của người quan sát dù sao vẫn có ảnh hưởng (ít hay nhiều) đến đối tượng được quan sát
+ Quan sát bí mật: Đối tượng được quan sát không biết mình đang bị quan sát
*Phương pháp phỏng vấn
Thông qua phương pháp phỏng vấn để có được những số liệu khách quan nhất, nắm bắt được tình hình thực tế của vấn đề nghiên cứu
5.2 Phương pháp xử lý và tổng hợp tài liệu
Để phân tích được các số liệu từ việc thu thập các thông tin ta phải sử dụng phương pháp thống kê Từ đó, ta biết được thực trạng của Doanh nghiệp về mọi mặt Quá trình nghiên cứu thống kê gồm các giai đoạn: Thu thập số liệu, xử lý tổng hợp và phân tích, dự báo Phương pháp này sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích: phân tích hiện trạng, hiện tượng; phương pháp phân tích dãy số thời gian; phương pháp phân tích cơ cấu- so sánh ( chiều ngang, chiều dọc)
để có cái nhìn tổng quát về sự biến động trong đầu tư
- Phương pháp sử dụng bảng thống kê
- Biểu đồ diện tích (bảng): thể hiện chi tiết sự phân bổ vốn đầu tư phát triển của công ty trong từng năm cũng như sự biến động của cả giai đoạn 2012- 2014
6 Kết cấu báo cáo
Chương 1: Khái quát về đơn vị thực tập
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty CPĐT và TM TNG
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đầu tư phát triển tại
Công ty CPĐT và TM TNG
Trang 10CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG.
1.1 Thông tin khái quát
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn đồng Xí nghiệp đi vào hoạt động ngày 02/1/1980, với 02 chuyền sản xuất Sản phẩm của Xí nghiệp là quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh Ngày 07/5/1981 tại Quyết định số 124/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái sáp nhập Trạm May mặc Gia công thuộc Ty thương nghiệp vào Xí nghiệp, nâng số vốn của Xí nghiệp lên 843,7 nghìn đồng và năng lực sản xuất của xí nghiệp tăng lên 08 chuyền Năm 1981 doanh thu của Công ty tăng gấp đôi năm 1980
Năm 1992 Xí nghiệp đầu tư 2.733 triệu đồng để đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước EU và Đông Âu, đưa doanh thu tiêu thụ đạt 336 triệu đồng, giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động
Năm 1997 Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty may Thái nguyên với tổng số vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng theo Quyết định số 676/QĐ-UB ngày 04/11/1997 của UBND tỉnh Thái Nguyên Cũng trong năm 1997, Công ty liên doanh với Công ty
Trang 11May Đức Giang trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam thành lập Công ty May Liên doanh Việt Thái với số vốn điều lệ là 300 triệu đồng, năng lực sản xuất là 08 chuyền may
Năm 2000, Công ty là thành thành viên của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).Ngày 02/01/2003 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng theo Quyết định số 3744/QĐ-UB ngày 16/12/2002
Năm 2006 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 18 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại hội
Cổ đông ngày 13/08/2006 và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy TNG Sông công với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng
Ngày 18/03/2007 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 54,3 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại hội Cổ đông ngày 18/03/2007, phê duyệt chiến lược phát triển Công ty đến năm
2011 và định hướng chiến lược cho các năm tiếp theo
Ngày 28/08/2007 Đại hội đồng Cổ đông xin ý kiến, biểu quyết bằng văn bản quyết định đổi tên Công ty thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
Ngày 14/11/2007 Công ty được Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký niêm yết cổ phiếu
Năm 2008 được Tập đoàn dệt may Việt nam tặng cờ thi đua
Năm 2009 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng II
Tháng 04 năm 2010 Công ty khởi công xây dựng thêm nhà máy TNG Phú Bình với tổng mức đầu tư trên 275 tỷ đồng với 64 chuyền may và thu hút thêm trên 4.000 lao động vào làm việc
Ngày 10/12/2010 Công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận chào bán 4.773.775 cổ phiếu ra công chúng
Ngày 13/6/2011 nhà máy TNG Phú Bình đi vào hoạt động
1.3 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
- Sản xuất và mua bán hàng may mặc
- Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu
hàng may mặc
- Đào tạo nghề may công nghiệp.
- Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Trang 12- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp
- Vận tải hàng hóa đường bộ, vận tải hàng hóa bằng xe taxi
- Cho thuê nhà phục vụ cho mục đích kinh doanh
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và
khu dân cư
- Trong đó may mặc giữ vai trò chủ đạo, sản phẩm của công ty được xuất khẩu
sang nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, EU,
1.4 Quy trình công nghệ
- Giác mẫu: Thiết kế, vẽ các mẫu trên vải sau đó chuyển xuống xưởng cắt
- Cắt: khi nhận được mẫu cắt, chỉ tiêu kỹ thuật được vạch rõ trên vải các phân xưởng sẽ làm nhiệm vụ pha cắt nguyên liệu theo chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty, đảm bảo cắt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- May sản phẩm: Tiến hành chuyên môn hóa theo các công đoạn theo đúng kỹ thuật khách hàng yêu cầu
- KCS kiểm tra: Là công đoạn kiểm tra sản phẩm ở mối công xưởng sau khi đã may xong Bộ phận này sẽ kiểm tra lại một lần nữa sản phẩm trước khi đóng gói
Trang 13Bảng 1.1: Danh mục máy móc - dây chuyền công nghệ tăng thêm trong
Trang 14P.TGĐ Kỹ Thuật Đoàn Thị Thu
4
P
Công Nghệ SX
6
P
QLTB XDCB
4, 5, 6, 7
CN maySông Công 1,2,3,4
3
CN mayViệt Thái
2
CN mayViệt Đức
10
CNBao Bì
11
CNGiặt
12
CNThêu
13
CNBôngChăn
9
Đội xe
5
P
QLCL
Đảng, Đoàn thể
Trang 152.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng, ban
* Ban Giám đốc
Ban Giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc, do HĐQT Công
ty bổ nhiệm Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT, Đại hội đồng cổ đông về các quyết định của mình
* Tổng Giám đốc có nhiệm vụ
- Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của HĐQT, kế hoạch kinh doanh
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ Công ty theo đúng Điều lệ Công ty, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và HĐQT
- Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo sự phân cấp của Điều lệ Công ty
- Báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Công ty trước HĐQT
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Công ty
* Phó Tổng Giám đốc là người hỗ trợ cho Tổng Giám đốc trong hoạt động điều
hành Công ty trong mảng công việc được giao
* Các phòng chức năng
- Phòng kinh doanh xuất khẩu 1,2,3,4: Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công
tác thị trường tiêu thụ sản phẩm Phòng có nhiệm vụ:
+ Tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm nhà cung cấp nguyên, phụ liệu, dịch vụ
và chăm sóc khách hàng
+ Cân đối, điều tiết và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện đơn hàng của các đơn vị trong Công ty
+ Xác định mặt hàng sản xuất, tỷ lệ mặt hàng sản xuất, xây dựng giá thành để
ký hợp đồng đơn hàng cho phù hợp với cơ cấu thiết bị và khả năng đầu tư của Công ty
+ Phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch SX đơn hàng và giao kế hoạch
SX cho các đơn vị
- Phòng phát triển mẫu: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác kỹ thuật và
công nghệ, có nhiệm vụ: Thiết kế mẫu sản phẩm; kiểm tra mẫu trước khi trình duyệt sản xuất
- Phòng Xuất nhập khẩu: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác xuất,
nhập khẩu
- Phòng Nhân sự: Quản lý công tác tổ chức nhân sự và công tác quản trị hành
chính của Công ty, có nhiệm vụ: Sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý phù hợp; xây dựng
kế hoạch tuyển dụng, đào tạo; kiểm tra, kiểm soát công tác quản trị nhân sự và hành chính quản trị; quản lý hồ sơ của người lao động
Trang 16- Phòng lao động- tiền lương- bảo hiểm: Quản lý tiền lương và bảo hiểm, có
nhiệm vụ: Xây dựng nội qui…về công tác lao động, tiền lương, và bảo hiểm
- Phòng Kế toán: Quản lý công tác tài chính, kế toán, thống kê của Công ty:
Theo dõi và đôn đốc phối hợp với phòng kinh doanh thu hồi công nợ của Công ty
- Phòng quản lý thiết bị: Quản lý công tác xây dựng cơ bản của Công ty: Xây
dựng kế hoạch đầu tư, chiến lược đầu tư; lập hồ sơ thiết kế, dự toán các hạng mục công trình xây dựng cơ bản (kể cả công trình sửa chữa, cải tạo); giám sát kỹ thuật các hạng mục công trình xây dựng; xây dựng kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị, trang bị dụng cụ sản xuất, phương tiện vận tải
- Phòng Bảo hộ lao động có nhiệm vụ: Xây dựng nội qui, qui chế về công tác an
toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn của Công ty; chỉ đạo khắc phục ngay các nguy cơ
và sự cố mất an toàn trong lao động sản xuất
- Phòng Công nghệ Thông tin: Quản lý hệ thống mạng nội bộ, quản lý thiết bị
văn phòng và quản lý Website của Công ty: Quản trị hệ thống mạng nội bộ; tiếp nhận thông tin để cập nhật lên Website của Công ty; nghiên cứu, ứng dụng phần mềm…
- Phòng kiểm soát nội bộ: Kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty: Kiểm soát chi phí đầu vào; kiểm soát quá trình bán hàng; kiểm soát các qui trình, hồ sơ kinh doanh, xây dựng cơ bản
2.3 Trụ sở chính và các chi nhánh của Công ty
Trụ sở chính: Số 160, Đường Minh Cầu, Phường Phan Đình Phùng, TP Thái
Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
*Chi nhánh thêu: Khu Công nghiệp B, Thị xã Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên.
*Chi nhánh giặt: Khu Công nghiệp B, Thị xã Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên.
*Chi nhánh bao bì, túi PE: Khu Công nghiệp B, Thị xã Sông Công, Tỉnh
Thái Nguyên
*Chi nhánh bông: Khu Công nghiệp B, Thị xã Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên.
Trang 17*Chi nhánh may Phú Bình 1, 2: Xã Kha Sơn, Huyện Phú Bình, Tỉnh
Thái Nguyên
*Chi nhánh Kinh doanh: Số 160 Đường Minh Cầu, TP Thái Nguyên, Tỉnh
Thái Nguyên
2.4 Lao động của công ty
Công ty CPĐT và TM TNG luôn đặt yếu tố con người lên hàng đầu và đây cũng là phương hướng phát triển của Công ty
Bảng 1.2 : Tình hình sử dụng lao động của Công ty Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
SL (người) (%) (người) SL (%) (người) SL (%) 12/13 13/14
I Tổng số LĐ 4380 100 6300 100 6500 100 43,84 3,17
- LĐ trực tiếp 3961 90,4 5660 89,84 5832 89,72 42,89 3,04+ CN trực tiếp sx 3500 88,4 5100 90,1 5212 89,37 - -
tỷ lệ lớn khoảng 90% tổng số lao động cảu công ty, còn lao động gián tiếp chỉ chiếm khoảng 10%
Về trình độ lao động, trong giai đoạn 2012- 2014, số lao động có bằng cấp của công ty ngày càng tăng lên, có được kết quả đó là do Công ty không ngừng nâng cao trình độ cho người lao động và tuyển thêm những lao động có trình độ
Trang 18Do Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dệt may nên có độ tuổi lao động trung bình của Công ty khá trẻ, đây là một đièu kiện thuận lợi cho Công ty vì tuổi trẻ rất năng động và sáng tạo, tạo ra những bước đột phá mới Số lao động nữ của Công ty chiếm khoảng 92% tổng số lao động của Công ty, điều này rấtp hù hợp với điều kiện của ngành.
Trong 3 năm qua, Công ty đã có nhiều hình thức đầu tư trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lao động trẻ Công ty thực hiện đào tạo đối với đội ngũ lắp ráp máy móc thiết bị đồng thời mời một số chuyên gia nước ngoài về trực tiếp hướng dẫn, đào tạo lực lượng kĩ sư và công nhân vận hành máy móc thiết bị Hàng năm Công ty đều tổ chức hoặc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho lực lượng lao động Công ty luôn tổ chức các phong trào như: phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo; phong trào phát huy, cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất; phong trào thi thợ giỏi “ Đôi bàn tay vàn”" để khuyến khích nâng cao tay nghề cho người lao động Lực lượng cán bộ được đào tạo chuyên sâu theo vị trí làm việc
3 Nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư phát triển tại CPĐT và TM TNG
3.1 Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư của Công ty CPĐT và TM TNG giai đoạn (2012 - 2014)
Trong bất kỳ lĩnh vực nào của nền kinh tế thì vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định năng lực hoạt động của bất kì Công ty nào Do đó việc huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý là yếu tố vô cùng quan trọng, muốn đáp ứng một lượng vốn lớn cho hoạt động đầu tư, Công ty CPĐT và TM TNG cần tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động hình thành các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện dự án được tiến hành liên tục và hiệu quả
Dưới đây là bảng thể hiện quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển của Công ty trong giai đoạn 2012 – 2014:
Bảng 1.3: Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển của
Trang 19(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Dựa vào bảng trên ta thấy quy mô vốn tăng đều đặn qua các năm
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, Công ty tiến hành đầu tư thêm vào một số máy móc thiết bị nên năm 2013 tổng vốn đầu tư có dấu hiệu tăng hơn so với năm trước, so với năm 2012 số vốn đầu tư tăng thêm 9,51%
Năm 2014 so với năm 2012 số vốn đầu tư tăng thêm là 14,08% và so với năm
2013 là 4,18% Năm 2014 số vốn đầu tư mặc dù có tăng nhưng không tăng nhiều so với năm 2013 Điều này cho thấy Công ty ổn định sản xuất kinh doanh, giai đoạn năm 2013– 2014 quy mô vốn đầu tư tăng nhưng không phải là cao vì Công ty không có những thay đổi lớn trong quy mô sản xuất kinh doanh
Qua bảng trên, nhìn một cách tổng quát thì vốn đầu tư phát triển của Công ty có
sự gia tăng đáng kể qua các năm qua, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển của Công ty Ta thấy được hoạt động đầu tư của Công ty ngày càng tăng, điều này chứng tỏ hoạt động đầu tư của Công ty đã và đang ngày càng được chú trọng và quan tâm đúng mức, tạo ra những kết quả nhất định giúp Công ty ngày càng phát triển, nâng cao uy tín của mình trên thị trường… Từ đó tạo ra nguồn huy động vốn lớn cho
3.2 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty CPĐT và TM TNG giai đoạn (2012-2014)
Vốn đầu tư bao gồm hai bộ phận là: vốn chủ hữu và vốn vay, mỗi bộ phận lại được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tùy theo tính chất huy động Với Công
ty CPĐT và TM TNG thì vốn vay được huy động chủ yếu từ ngân hàng, từ các tổ chức tín dụng Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn tự có của Công ty, một phần lợi nhuận được tiếp tục sử dụng đầu tư, các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng… Với mỗi Công ty thì tỷ lệ của các thành phần cấu thành lên nguồn vốn đầu tư là khác nhau, cơ cấu của nguồn vốn đầu tư đó phụ thuộc vào một loạt các nhân tố như: đặc điểm từng ngành kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của Công ty, quy mô và cơ cấu tổ chức của Công
ty, chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của Công ty, chính sách thuế Mỗi Công
ty có thể áp dụng các phương tiện huy động vốn khác nhau từ thị trường vốn nhằm bù đắp vốn còn thiếu cho hoạt động đầu tư
Ta có cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của CPĐT và TM TNG được thể hiện trong bảng sau:
Trang 20Bảng 1.4: Cơ cấu Vốn đầu tư phát triển tại Công ty CPĐT và TM TNG
Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %
Vốn tự có 254,246 44,72 266,486 42,77 246,502 38Vốn vay 314,258 55,28 356,42 57,23 402,188 62
( Nguồn: Phòng kinh doanh)
Từ bảng so sánh trên có thể thấy Công ty luôn giữ được tỷ lệ vốn tự có trên tổng vốn đầu tư và vốn vay trên tổng vốn đầy tư ở mức hợp lý, tránh nguy cơ không có khả năng thanh toán
Năm 2012, tỷ lệ này chiếm 44,72 % Năm 2013, cả vốn tự có và vốn vay vẫn tiếp tục tăng, so với năm 2012, vốn tự có tăng thêm 12,24 tỷ đồng, vốn vay tăng thêm 42,162 tỷ đồng, từ đó đẩy tổng vốn đầu tư tăng thêm khoảng 54,4 tỷ đồng so với năm 2012
Trong năm 2014, tỷ lệ này còn có 38 %, đây là tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các năm trước Với tình hình kinh tế như hiện nay, Công ty vẫn tiếp tục tăng lượng vốn đầu tư phát triển so với năm trước Tuy nhiên lượng vốn tự có đã giảm từ 266 tỷ đồng (năm 2013) xuống còn 246 tỷ đồng vào năm 2014, và lượng vốn vay đã tăng từ 356 tỷ đồng (năm 2013) lên khoảng 402 tỷ đồng vào năm 2014
Về vốn tự có: Vốn tự có của Công ty CPĐT và TM TNG nhìn một cách tổng quát trong giai đoạn 2012-2014 là tăng theo sự phát triển của Công ty Với hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt, lợi nhuận hằng năm liên tục tăng, lợi nhuận được chia làm hai phần, phần để chia lợi tức cho các cổ đông năm giữ cổ phiếu của Công ty, phần còn lại để tiếp tục đầu tư phát triển, chính là vốn tự có của Công ty để đầu tư phát triển
Trong giai đoạn 2012– 2014: vốn tự có cho đầu tư phát triển của Công ty lại có
xu hướng không ổn định, tăng lên vào năm 2013 và sau đó lại giảm vào năm 2014 Tuy nhiên nếu xét về tỷ lệ tương đối thì tỷ lệ của vốn tự có trong tổng vốn đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2012-2014 là giảm, từ 44% tại năm 2012 giảm xuống còn khoảng 38% tại năm 2014
Vốn vay: Trong quá trình hoạt động Công ty CPĐT và TM TNG luôn là khách
hàng truyền thống của NH đầu tư & PT Việt Nam và NH Viettin Bank – Chi nhánh
Trang 21Thái Nguyên, ANZ và HSBC… Công ty luôn được vay vốn ưu đãi về lãi suất.thường vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng để đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho hoạt động đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh….Giai đoạn 2012-2014 cho thấy Công ty đang có những thay đổi nhất định trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển để hướng tới một
cơ cấu đầu tư hợp lý Dấu hiệu để nhận thấy chính là sự biến động về tỷ lệ vốn đầu tư
tự có và vốn đầu tư đi vay trong tổng vốn đầu tư phát triển
3.3 Tổng quan đầu tư phát triển của Công ty CPĐT và TM TNG
Tổng quan tình hình đầu tư phát triển theo nội dung của Công ty CPĐT và TM TNG qua một vài năm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.5: Đầu tư phát triển theo nội dung giai đoạn 2012-2014
( Nguồn: phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên, Vốn đầu tư được phân bổ cho từng lĩnh vực đầu tư theo một cơ cấu khá hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển của công ty và xu hướng phát triển của thị trường
3.4 Kết quả hoạt động đầu tư phát triển
Các chỉ tiêu kết quả hoạt động đầu tư có thể bao gồm: khối lượng vốn đầu tư thực hiện, tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất dịch vụ tăng thêm Dựa vào đặc điểm về lĩnh vực hoạt động đầu tư của Công ty: đầu tư vào máy móc thiết bị, vào nguồn nhân lực, hoạt động Marketing, nhà xưởng thì một số chỉ tiêu kết quả được xem xét sẽ bao gồm: khối lượng vốn đầu tư thực hiện, tài sản cố định huy động được
và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
* Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Công ty CPĐT và TM TNG
Trang 22Ta có thể thấy rằng kết thúc của hoạt động đầu tư phát triển sẽ là một lượng lớn vốn đầu tư đã được nhà đầu tư sử dụng cho mục đích đầu tư Hoạt động đầu tư phát triển là một hoạt động có đóng góp rất lớn trong tổng vốn đầu tư của Công ty trong những năm vừa qua, cùng với quá trình đầu tư đó thì Công ty CPĐT và TM TNG cũng gặt hái được nhiều thành công, kết quả và kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình trên khối lượng vốn thực hiện đã phát huy tác dụng.
Trong các năm vừa qua trong giai đoạn 2012-2014 Công ty CPĐT và TM TNG
đã chú trọng đến đầu tư đồng đều các nội dung trong hoạt động đầu tư phát triển Tùy thuộc vào mức độ quan trọng của từng nội dung mà Công ty có sự quyết định sử dụng vốn đầu tư khác nhau cho những nội dung khác nhau Ví dụ: đầu tư cho máy móc thiết
bị nhà xưởng, đầu tư phát triển nguồn nhân lực là những nội dung quan trọng được Công ty chú trọng và tập trung đầu tư, vì thế khối lượng vốn đầu tư cho những nội dung này thường cao hơn lượng vốn đầu tư cho những nội dung khác Để thấy rõ được
số lượng vốn đầu tư thực hiện so với tổng vốn đầu tư của Công ty, ta sẽ quan sát bảng
số liệu về khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Công ty giai đoạn 2012-2014:
Bảng 1.6 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của Công ty CPĐT và TM TNG
Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014
Khối lượng VĐT theo kế hoạch Tỷ đồng 340,74 351,96 379,52Khối lượng VĐT thực hiện Tỷ đồng 374,02 358,97 425,218Khối lượng VĐT thực hiện tăng thêm Tỷ đồng - -15,05 66,48
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Nhìn chung trong giai đoạn 2012-2014 Công ty luôn có tỷ lệ khối lượng vốn đầu
tư thực hiện trên tổng vốn đầu tư phát triển ở mức ổn định, vượt kế hoạch đã đề ra Qua các năm ta thấy tỷ lệ này tương đối ổn định Trong giai đoạn 2012-2014 thì tỷ lệ này có sự tăng giảm nhẹ Tuy nhiên đến năm 2013 thì tỷ lệ này đã có sự giảm xuống, khối lượng vốn đầu tư thực hiện trong năm 2013 là gần 359 tỷ đồng, tương đương 57,62 % so với tổng vốn đầu tư Nhìn chung qua các năm thì ta có thể thấy tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với tổng vốn đầu tư không có năm nào đạt được ở mức 100% Đó cũng không thể coi là một hạn chế của Công ty, vì đối với một Công ty sản xuất và kinh doanh đa ngành nghề
Trang 23thì vấn đề chậm trễ vốn để thực hiện đầu tư là điều diễn ra khá phổ biến do lượng vốn đầu
tư cho các nội dung của hoạt động đầu tư phát triển là khá lớn
Ngoài ra Vốn đầu tư của Công ty được triển khai và thực hiện chậm, qua nhiều khâu xét duyệt và phòng ban, các dự án thường triển khai chậm ở xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc trang thiết bị Việc triển khai vốn đầu tư chậm làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư từ đó làm ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của Công ty Vốn đầu
tư được triển khai chậm do nhiều nguyên nhân, do chưa huy động đủ vốn, do chưa được xét duyệt từ phía Tổng Công ty
*Tài sản cố định huy động.
Những tài sản cố định mà Công ty huy động được là kết quả vật chất cuối cùng của các công cuộc đầu tư, chúng có thể biểu hiện bằng tiền hoặc hiện vật Đối với Công ty CPĐT và TM TNG, đó chính là toàn bộ nhà xưởng, dây chuyền máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị văn phòng Trong quá trình đầu tư phát triển máy móc thiết bị nhà xưởng, cơ sở làm việc, Công ty CPĐT và TM TNG đã mua sắm nhiều trang thiết bị để phục vụ dự án sản xuất Mặc dù đã được sử dụng qua các dự án nhưng các tài sản cố định này vẫn chưa khấu hao hết, vì vậy giá trị những tài sản cố định đó được các nhà đầu tư đưa vào chỉ tiêu tài sản cố định huy động được của Công
ty Đối với Công ty CPĐT và TM TNG thì giá trị tài sản cố định huy động là giá trị tài sản cố định trong năm sau khi đã trừ hết đi những hao mòn tại năm đó Dưới đây là bảng giá trị tài sản cố định huy động được của Công ty CPĐT và TM TNG trong giai đoạn 2012-2014:
Bảng 1.7 Giá trị tài sản cố định sử dụng của Công ty CPĐT và TM TNG Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014
Gía trị TSCĐ còn lại Tỷ đồng 150,02 142,97 131,218
Ta thấy nếu xét về mặt giá trị của những tài sản cố định được sử dụng tại Công
ty CPĐT và TM TNG trong giai đoạn 2012-2014 nhìn chung là giảm, tuy nhiên tốc độ biến đổi mỗi năm là khác nhau
Trang 24Năm 2012 đánh dấu dự tăng mạnh của giá trị tài sản được đưa vào sử dụng Chỉ tiêu này đã tăng mạnh lên mức hơn 150 tỷ đồng, tăng thêm so với năm 2011 một lượng là 43 tỷ đồng tương đương với mức tăng là 40% so với năm 2011 Đạt được sự tăng mạnh mẽ về chỉ tiêu này là do kết hợp từ nhiều nguồn, nhiều yếu tố, là sự đóng góp từ giá trị của các tài sản hữu hình của Công ty CPĐT và TM TNG quy tụ lại Ngoài ra có được sự tăng đó cũng là do tình hình kết quả hoạt động của Công ty đạt kết quả tốt để có điều kiện đầu tư vào tài sản cố định.
Tuy nhiên đến năm 2013, 2014 đã có chút giảm về giá trị tài sản này của Công
ty Giá trị tài sản cố định được đưa vào sử dụng năm 2013 là khoảng 142 tỷ đồng, giảm 6 tỷ đồng so với năm 2012 và giá trị tài sản cố định năm 2014 giảm xuống chỉ còn 131,218 tỷ đồng, đã giảm một lượng khoảng 18 tỷ đồng so với năm 2012 Trong giai đoạn này, lượng tài sản cố định về máy móc thiết bị thiết yếu đã được Công ty đầu
tư chủ yếu trong năm 2012 và những năm trước đó, do những tài sản này vẫn được sử dụng tốt nhưng do hao mòn qua các năm nên giá trị tài sản cố định tính ra có giá trị thấp hơn so với năm trước Để có những hình dung cụ thể, rõ nét về những tài sản cố định huy động được trong giai đoạn 2012-2014 vừa qua, chúng ta sẽ đi xem xét về danh mục một số trang máy móc thiết bị mà Công ty CPĐT và TM TNG đã trang bị trong thời gian vừa qua
Bảng 1.8 Năng lực tài sản máy móc thiết bị tiêu biểu của
Trang 25Máy bổ túi quần Typical/Durcope 12 1,46
Máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ
Máy vắt sổ 3 kim 6 chỉ Pegasut, Brother 605 7,2
Máy may cạp mũi may móc xích Brother 07 1,3
( Nguồn: Phòng quản lý thiết bị)
Nhờ có những dây chuyền trang thiết bị hiện đại, tiên tiến mà Công ty luôn đạt được sự gia tăng sản lượng trong suốt cả thời kỳ kinh doanh Tuy nhiên có những năm thì tài sản cố định huy động được lại giảm so với năm trước, lý do được đưa ra đó là
do các tài sản cố định mua năm trước vẫn còn sử dụng được, chưa khấu hao hết nên tiếp tục được sử dụng mà không mua mới thêm Do tiếp tục sử dụng mà tài sản đã bị khấu hao nên giá trị tài sản cố định tính toán được giảm xuống Nhìn chung dù giá trị tài sản cố đinh của Công ty CPĐT và TM TNG có sự tăng giảm qua một số năm nhưng giá trị tài sản cố định huy động trong những năm 2012- 2014 cũng rất là lớn, lớn hơn rất nhiều so với những Công ty sản xuất khác Từ đó phần nào thể hiện được kết quả khá tốt của hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư phát triển nói riêng tại Công ty CPĐT và TM TNG
* Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
Đối với một Công ty may có năng lực như Công ty CPĐT và TM TNG thì khi các tài sản cố định được đầu tư, tăng cường đưa vào sử dụng, chúng sẽ làm gia tăng năng lực hoạt động của Công ty để đạt được những kết quả khác trong hoạt động sản xuất đầu tư Đối với hoạt động đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng (các tài sản cố định được huy động vào để sử dụng sản xuất sản phẩm) làm cho gia tăng năng lực hoạt
Trang 26động đầu tư, hoạt động đầu tư phát triển đã mang lại cho Công ty mức gia tăng về doanh thu qua các năm
Trong giai đoạn 2012-2014, với tình hình hoạt động sản xuất tốt của Công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình, Công ty đã đạt được những kết quả nhất đinh, kết quả đó được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 1.9 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty CPĐT và TM TNG Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trưởng (%)
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của Công ty có sự chuyển biến rõ rệt từ năm
2012 ( 1870,698 tỷ đồng) và giảm xuống 11,9% vào năm 2013 ( 1648,052 tỷ đồng) do thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn trong khi giá cả nguyên vật liệu… có sự biến động lớn so với năm trước Tuy nhiên năm 2014 doanh thu đã tăng ổn định trở lại, đạt 1820,48 tỷ đồng Tuy rằng lợi nhuận có xu hướng sụt giảm do sự biến động về thị trường và giá cả nguyên vật liệu đầu vào, cũng như các điều khoản, chính sách ưu đãi trong các dự án với đối tác nhưng nhìn chung vẫn duy trì mức độ ổn định, có lãi trong hoạt động sản xuấtk inh doanh của Công
ty và đảm bảo hoàn thành đúng hạn nghĩa vụ tài chính đối với quốc gia
Như vậy kết quả của hoạt động đầu tư phát triển đã phát huy tác dụng của nó Đầu
tư phát triển vào các nội dung: đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị nhà xưởng, đầu tư nguồn nhân lực… khiến cho năng lực hoạt động của Công ty CPĐT và TM TNG tăng lên không ngừng, đáp ứng được các nhu cầu và yêu cầu mà khách hàng đề ra
4 Những thuận lợi - hạn chế của Công ty và định hướng phát triển trong thời gian tới.
4.1 Những thuận lợi của Công ty
Trong bối cảnh khó khăn của tình hình kinh tế nói chung, Công ty CPĐT và
TM TNG bằng nghị lực sáng tạo và sự phán đoán của tập thể cán bộ công nhân viên,
Trang 27công ty đã vượt qua được khó khăn thử thách, khẳng định và phát triển vị thế vững chắc là một donah nghiệp đi đầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Việc làm của người lao động được giữ vững, thu nhập và đời sống không ngừng được tăng lên, thế và lực của Công ty ngày càng phát triển, vị thế, uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định, tạo được lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau trong quan hệ với các đối tác trong nước và quốc
tế cũng như các cấp, các ngành trong và ngoài lĩnh vực may mặc Việt Nam
Có bộ máy quản lý từ Ban giám đốc, các bộ phận và cán bộ nhân viên năng động, có năng lực và trình độ quản lý kinh tế, kinh doanh tốt, có phẩm chất và đạo đức tốt, nhiệt tình, nhanh nhạy trong nắm bắt các thông tin và xu hướng của thị trường, giá
cả, mặt hàng… từ đó tham mưu cho ban giám đốc đưa ra các quyết định sáng suốt, kịp thời trong kinh doanh
Đã tạo được hiệu quả kinh doanh qua các năm tương đối ổn định, có lãi sau khi
đã trang trải các chi phí kinh doanh Cơ sở vật chất, vốn kinh doanh đã có sự tăng trưởng, tạo tiền đề năng lực và phát triển kinh doang cho giai đoạn tiếp theo
4.2 Những tồn tại và hạn chế
*Số lượng cán bộ quản lý để đáp ưngs với các vị trí thoe quy mô tổ chức Công
ty còn thiếu, trình độ năng lực của một số cán bộ còn hạn chế
*Công ty sử dụng nhiều lao động, số lao động nữ chiếm trên 90% và ở độ tuổi
sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao, trình độ học vấn và trình độ nhận thức của người lao động còn thấp, nên cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
*Giá cả các nguyên liệu đầu vào leo thang, bên cnahj đó là sự gia tăng chi phí
sản xuất: chi phí điện, nước, chi phí quản lý,… gây áp lực không nhỏ cho toàn Công ty
*Sức ép và sự cạnh tranh của thị trường đối với doanh nghiệp ngày càng tăng
4.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới
Trên cơ sở định hướng chung của ngành, TNG xây dựng định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới như sau:
May mặc giữ vai trò chủ đạo, từng bước đầu tư kinh doanh thêm các ngành sản xuất kinh doanh mới, phục vụ trực tiếp cho hàng may mặc là giặt, bao bì, in,
Thị trường xuất khẩu vẫn là chính, tăng dần tỷ lệ doanh thu hàng nội địa lên 10
- 15% từ nay đến năm 2015, cân bằng giữa các thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước Mỹ, tiếp cận và khai thác thị trường Nhật Bản
Trang 28Liên tục phát triển sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu , phát huy tối đa công suất thiết kế để năng cao năng suất lao động Công ty cũng thường xuyên bổ sung, đổi mới máy móc thiết bị theo công nghệ mới.
Định hướng phát triển ngành may là chủ lực, mở rộng sang các lĩnh vực phụ trợ rất phù hợp với chiến lược phát triển toàn diện của ngành Dệt may Việt Nam trong thời gian tới Việc tăng cường đầu tư được xác định trên cơ sở nhận định về tiềm năng, lợi thế của Việt Nam trên thị trường hàng dệt may thế giới và mục tiêu chiến lược của Dệt may Việt Nam giai đoạn tới Bên cạnh đó, cũng như các đơn vị trong ngành, Công ty luôn ý thức được sức nặng của thị trường nội địa với hơn 92 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn
Công ty xác định ngành nghề sản xuất kinh doanh cốt lõi của TNG là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu vì nó tiếp tục mang sự ổn định và lợi nhuận cho TNG trong nhiều năm tới
TNG đang có các khách hàng là nhà bán lẻ có thương hiệu lớn Các khách hàng này đều cam kết đặt hàng lâu dài, ổn định với công ty Các khách hàng này đều đề nghị TNG tăng thêm sản lượng hàng năm, TNG chủ động cung cấp được nguyên phụ liệu
và chuyển dần sang làm mẫu phát triển để tăng giá trị lợi nhuận trên sản phẩm
TNG có bề dầy kinh nghiệm trong sản xuất hàng may mặc xuất khẩu nên có nhiều lợi thể để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường