1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

1 hệ thống chính trị đức

25 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 263,94 KB

Nội dung

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Luật cơ bản, được coi là một mẫu hìnhcủa thành công bởi nó đặt các quyền cơ bản lên hàng đầu, ấn định các nguyên tắccủa một nhà nước liên bang dân c

Trang 1

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CHLB ĐỨC

Tổ 1 – Cán bộ khoa học trẻ

Đức nằm tại trung tâm của Châu Âu và là nước đông dân số nhất trong Liênminh Châu Âu với 82 triệu dân với diện tích 357.104,07 km² Các thành phố lớnnhất ở Đức là Berlin, Hamburg, München, Köln và Frankfurt Với tổng sản phẩmquốc nội cao, Đức là một trong những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới Đức làmột nước cộng hòa nghị viện liên bang, với quyền lập pháp liên bang thuộc vềQuốc hội Đức và Hội đồng liên bang đại diện cho 16 bang Cả hai cơ quan này đềuđặt trụ sở ở Thủ đô Berlin

1. Khái quát về Cộng hòa liên bang Đức

Cộng hoà Liên bang Đức nằm ở trung tâm châu Âu, có biên giới với ĐanMạch ở phía Bắc; Pháp, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg ở phía Tây; Thụy Sĩ và Áo ởphía Nam; Séc, Slovakia và Ba Lan ở phía Đông Đức nằm ở vị trí bản lề giữaĐông và Tây Âu, giữa bán đảo Skandinavia và Địa Trung Hải

- Diện tích: 356.975 km2

- Dân số : 82,037 triệu người

- Ngôn ngữ: Tiếng Đức

- Quốc khánh : 03 tháng 10 (ngày thống nhất nước Đức)

- Tài nguyên : CHLB Đức là nước có ít tài nguyên khoáng sản, nhưng

có nhiều sông ngòi có giá trị lớn về kinh tế, đặc biệt rất thuận lợi cho giaothông vận tải và thủy điện Các sông lớn chảy qua CHLB Đức là sôngRhein, Elbe, Main, Weser, Danuyp và Spree

- CHLB Đức gồm 16 bang Đứng đầu mỗi bang là một Thủ hiến bang

- Thủ tướng: Bà Angela Merkel (CDU) từ ngày 22/11/2005

- Tổng thống: Ông Horst Köhler (CDU) từ ngày 1/7/2004

- Chủ tịch Quốc hội Norbert Lammert (CDU) từ ngày 18/10/2005

Sau chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871, các nhà nước Nam Đức hợp nhất vớiHiệp hội các nhà nước Bắc Đức lập ra đế chế Đức Ngày 18.01.1871 vua PhổWilhelm đệ Nhất được phong làm Hoàng đế Bismarck, người có công rất lớn

Trang 2

trong việc tập hợp các nhà nước cắt cứ Đức thành một nước Đức thống nhất, đãlàm Thủ tướng suốt 19 năm.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia:CHLB Đức và CHDC Đức

- Ngày 7/9/1949, ở phần đất phía Tây đã tổ chức tuyển cử, bầu Nghịviện Tây Đức và tuyên bố thành lập nước CHLB Đức

- Ngày 7/10/1949, ở phần phía Đông, nước CHDC Đức được thành lập

- Ngày 3/10/1990, các bang ở phía đông (CHDC Đức cũ) sát nhập vàoCHLB Đức và được coi là ngày Quốc khánh (ngày thống nhất) củanước CHLB Đức Ngày 24/6/1991 Quốc hội CHLB Đức đã bỏ phiếuchọn Berlin làm Thủ đô của CHLB Đức

2. Luật cơ bản (Hiến pháp)

Từ “Luật cơ bản” được dùng thay vì “Hiến pháp” tại hội nghị Bonn ngày8/5/1949, dưới sự phê chuẩn của 3 quốc gia Anh, Pháp, Hoa Kỳ phe đồng minhphương Tây ngày 12/5/1949 và có hiệu lực từ ngày 23/5/1949, để chỉ tính cách tạmthời chỉ có giá trị cho Tây Đức, và một hiến pháp mới sẽ thay thế khi nước Đứcthống nhất

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Luật cơ bản, được coi là một mẫu hìnhcủa thành công bởi nó đặt các quyền cơ bản lên hàng đầu, ấn định các nguyên tắccủa một nhà nước liên bang dân chủ và xã hội, cũng như thành lập một cấp tòa áncao nhất giám sát việc tuân thủ hiến pháp là những trụ cột của nền dân chủ Đức

Ban đầu hiến pháp này được áp dụng trong Ba Vùng (khu vực do các nướcAnh, Hoa Kỳ ,Pháp chiếm đóng tại Tây Đức) sau đó là Cộng hòa Liên bang TâyĐức, tuy cũng áp dụng nhưng không có hiệu lực chinh thức tại Tây Berlin

Mặc dù một số điều dựa vào Hiến pháp Cộng hòa Weimar, tuy nhiên cácngười soạn thảo muốn đảm bảo một nhà độc tài sẽ không có được cơ hội lên nắmquyền lực với bản Hiến pháp mới này, đảm bảo nhân quyền và nhân phẩm được

Trang 3

đặt lên hàng đầu Các nguyên tắc Cộng hoà, Dân chủ, Liên bang, Pháp quyền vàNhà nước xã hội là phần quan trọng của Hiến pháp Các điều trong Hiến pháp là cốđịnh không thể xóa bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung theo cách thông thường.

Đây là trật tự luật pháp và chính trị cơ bản của Cộng hòa liên bang Đức.Những quyền cơ bản quy định trong Luật cơ bản có một ý nghĩa đặc biệt, nhất làquyền nêu trong điều 1 Luật cơ bản Điều này nhấn mạnh việc tôn trọng nhânphẩm con người là tài sản cao quý nhất của trật tự hiến pháp

Quyền cơ bản là chương đầu tiên trong bản Hiến pháp Nội dung chính củachương quy định về các quyền cơ bản cá nhân của một công dân với nhà nước Thểhiện sự tự do nhân quyền của nước Đức

3/10/1990 bức tường Berlin sụp đổ và nước Đức thống nhất, Luật cơ bản trở thành Hiến pháp của toàn nước Đức

Hiến pháp Đức quy định về tam quyền phân lập của nước Đức Nước Đứcchia ra làm 3 hệ thống độc lập với nhau: hành pháp, lập pháp, tư pháp

- Ngành hành pháp do Tổng thống là người đứng đầu, là nguyên thủ quốcgia Thủ tướng là người điều hành chính phủ

- Ngành lập pháp được đại diện bởi Bundestag (hạ viện) được bầu cử phổthông, trực tiếp, phiếu kín Với các bang của nước Đức được đại diện bởiBundesrat (thượng viện)

- Ngành tư pháp do Tòa án Hiến pháp Liên bang đứng đầu, giám sát tínhhợp hiến và luật

Luật cơ bản Đức 1949 đã có sự tách biệt rõ đâu là quyền (Rechte) và đâu lànghĩa vụ (Pflichte) cơ bản của công dân Ưu điểm qui định này là bất cứ ai khi đọcluật cơ bản cũng có thể hiểu được điều gì được phép làm (quyền) và những gì bắtbuộc phải làm (nghĩa vụ)

Hiến pháp chỉ được sửa đổi khi thấy cần thiết, ảnh hưởng đến toàn banghoặc nhà nước Theo Luật cơ bản, các đảng phái chính trị có nhiệm vụ tham gia tạo

Trang 4

lập ý nguyện chính trị của nhân dân Qua đó việc các đảng cử ứng cử viên củamình vào các chức vụ chính trị và tổ chức tranh cử, vận động cử tri trở thành mộtnhiệm vụ lập pháp Vì lý do này các đảng nhận được từ nhà nước một khoản tàichính để cân đối những chi phí nảy sinh khi ra tranh cử Phương thức bồi hoàn chiphí tranh cử được thực hiện đầu tiên ở Đức và nay đã được áp dụng tại đa số cácnền dân chủ Theo quy định của Luật cơ bản, việc xây dựng các đảng chính trị phảituân theo những nguyên tắc dân chủ cơ bản (dân chủ đối với đảng viên) Các đảngchính trị cần phải công nhận nhà nước dân chủ.

Những đảng phái bị nghi ngờ là không có tư tưởng dân chủ có thể bị cấmtheo đề nghị của chính phủ liên bang Tuy nhiên những đảng đó không bắt buộc bịcấm Nếu chính phủ liên bang cho rằng, việc cấm đảng là phù hợp, vì những đảngnhư vậy tạo nên một nguy cơ đe dọa hệ thống dân chủ, thì chính phủ liên bang chỉ

có thể đệ đơn đề nghị cấm mà thôi Lệnh cấm chỉ có thể được Tòa án hiến phápliên bang ban hành mà thôi Bằng cách đó ngăn chặn được tình trạng các đảng cầmquyền cấm một đảng khác có thể sẽ gây khó dễ cho họ trong cuộc đua tranh chínhtrị Trong lịch sử Cộng hòa liên bang Đức chỉ xảy ra khá ít các vụ xét xử cấm đoánđảng và càng ít hơn các vụ dẫn đến tuyên xử cấm đảng phái Tuy Luật cơ bảngiành đặc quyền cho các đảng chính trị, nhưng trong cốt lõi thì các đảng chính trịvẫn là các hình thức thể hiện của xã hội Các đảng phải gánh chịu mọi nguy cơ khithất bại trong bầu cử, khi đảng viên từ bỏ đảng và khi bản thân đảng bị phân hóa vìcác vấn đề nhân sự và nội dung hành động

3. Thể chế nhà nước

Lập pháp

Quốc hội liên bang (Hạ viện)

Quốc hội liên bang là cơ quan đại diện của nhân dân, là thiết chế chính trị có

sự uỷ quyền cao nhất của nhân dân

Quốc hội liên bang là cơ quan được bầu đại diện cho nhân dân Về mặt kỹthuật thì một nửa trong tổng số 598 nghị sĩ được bầu theo danh sách ứng cử viên

Trang 5

của các đảng tại các bang (lá phiếu thứ hai) và nửa còn lại được bầu trực tiếp choứng cử viên tại 299 khu vực bầu cử (lá phiếu thứ nhất) Việc phân chia này không

hề làm thay đổi vai trò then chốt của các đảng trong hệ thống bầu cử Tại các khuvực bầu cử chỉ các ứng cử viên thuộc một đảng nào đó, mới có cơ hội thắng cử.Việc nghị sĩ Quốc hội liên bang là đảng viên của một đảng là để thể hiện sự phânchia phiếu bầu Nhưng để tính đa số không bị sự hiện diện của các đảng nhỏ và rấtnhỏ làm phức tạp, một quy định hạn chế, còn gọi là ngưỡng 5%, không cho cácđảng đó có đại diện trong Quốc hội liên bang

Quốc hội liên bang là nghị viện của Đức Nghị sĩ Quốc hội liên bang được tổchức trong các đoàn nghị sĩ của các đảng và họ bầu một nghị sĩ trong số họ vào

chức vụ chủ tịch quốc hội Quốc hội liên bang có nhiệm vụ bầu thủ tướng liên

bang và giữ thủ tướng ở chức vụ đó bằng cách chấp thuận chính sách của thủ

tướng Quốc hội liên bang có thể bãi nhiệm thủ tướng liên bang bằng cách bỏ

phiếu mất tín nhiệm Trong trường hợp đó Quốc hội liên bang tương tự như các

quốc hội khác Cũng không có sự khác biệt lớn, khi ở Đức thủ tướng được bầu, còn

ở Anh hoặc các nền dân chủ nghị viện khác thì thủ tướng được nguyên thủ quốcgia bổ nhiệm Trong các nền dân chủ nghị viện khác người được bầu vào chức vụđứng đầu chính phủ luôn luôn là người đứng đầu đảng chiếm đa số trong quốc hội

Nhiệm vụ lớn thứ hai của nghị sĩ Quốc hội liên bang là nhiệm vụ lập pháp.

Từ năm 1949 khoảng hơn 10.000 dự án luật đã được đưa ra quốc hội và hơn 6.600luật đã được thông qua Đa số trong số đó là các luật sửa đổi Về điểm này Quốc

Trang 6

hội liên bang cũng giống quốc hội của các nền dân chủ nghị viện khác ở chỗ Quốchội liên bang chủ yếu thông qua các dự án luật do Chính phủ liên bang đưa ra Tuynhiên Quốc hội liên bang, có trụ sở tại tòa nhà quốc hội ở Berlin, thể hiện ít hơntính chất của một quốc hội nặng về thảo luận như Quốc hội Anh Quốc hội liênbang thiên nhiều hơn về tính chất một quốc hội làm việc theo kiểu Quốc hội Mỹ.Các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội liên bang bàn luận kỹ càng và chi tiết các

dự thảo luật trình quốc hội

Quốc hội liên bang lập pháp thông qua các dự luật Một dự luật được đệtrình sẽ thảo luận ba lần Dự luật phải được ít nhất 5% tổng số nghị sĩ kí tên vàtrước khi trình QHLB phải được chuyến đến Chính phủ xin ý kiến

- Lần 1: QHLB có ý kiến chỉ đạo chung rồi giao cho các Uỷ ban chuyênmôn nghiên cứu

- Lần 2: Chủ tịch Uỷ ban chuyên môn báo cáo kết quả trước QHLB

- Lần 3: Dự luật được giao cho Uỷ ban khác thảo luận, sau đó biểu quyếtthông qua toàn văn tại QHLB

Nhiệm vụ lớn thứ ba của Quốc hội liên bang là kiểm tra hoạt động của

chính phủ Phần công việc kiểm tra của quốc hội được công bố trước công luận là

do phe đối lập trong quốc hội thực hiện Phần kiểm tra ít thấy được, nhưng không

vì thế mà ít tác dụng hơn, do nghị sĩ của các đảng cầm quyền đảm nhận Trongnhững cuộc họp kín họ đặt ra những câu hỏi nghiêm khắc cho các đại diện của họtrong chính phủ Hoạt động này được thực hiện thông qua 1 giờ chất vấn vào đầuphiên họp toàn thể của QHLB

Ngoài ra, Quốc hội liên bang còn có nhiệm vụ kiểm soát bầu nửa số thànhviên của Toà án Hiến pháp liên bang; kiểm soát bộ máy hành chính và quân đội

Hội đồng liên bang (Thượng viện)

Hội đồng liên bang đại diện cho các bang và là một dạng nghị viện thứ haibên cạnh Quốc hội liên bang Hội đồng liên bang phải thảo luận về từng đạo luật

Trang 7

liên bang Hội đồng liên bang có chức năng tương tự như nghị viện thứ hai vàthường được gọi là thượng viện ở các nhà nước liên bang khác Thành viên củaHội đồng liên bang hoàn toàn là đại diện chính phủ các bang Số lượng phiếu bầuchia cho từng bang tỉ lệ tương đối với dân số của bang Mỗi bang có ít nhất baphiếu bầu, những bang có số dân đông nhất có tối đa sáu phiếu bầu.

Hội đồng liên bang tham gia xây dựng các đạo luật liên bang Ở đây có sự

khác biệt với thượng viện của các nước liên bang khác Luật cơ bản quy định haihình thức tham gia Những đạo luật liên bang gây thêm những chi phí hành chínhcho các bang hoặc thay thế những đạo luật của các bang phải được Hội đồng liên

bang chấp thuận Cụ thể là Hội đồng liên bang phải chấp thuận một đạo luật như vậy của quốc hội liên bang thì đạo luật đó mới có hiệu lực Về điểm này Hội đồng

liên bang có vai trò của một cơ quan hành pháp tương tự như vai trò của Quốc hộiliên bang Hiện nay gần 50% các đạo luật liên bang phải có sự chấp thuận của Hộiđồng liên bang Vì các đạo luật liên bang về cơ bản đều do bộ máy hành chính cácbang thi hành, nên các luật quan trọng nhất và tốn kém nhất tạo điều kiện để thẩmquyền hành chính của các bang được thể hiện Cần phân biệt những “luật phải chấpthuận” này với “những luật phản đối” một vấn đề nào đó Tuy Hội đồng liên bang

có thể không chấp thuận “một luật phản đối”, nhưng Quốc hội liên bang cũng cóthể bác bỏ sự phản đối đó bằng biểu quyết đa số như trong Hội đồng liên bang: đa

số đơn giản hoặc đa số hai phần ba, trong trường hợp này thì ít nhất là với đa sốnghị sĩ quốc hội liên bang (đa số tuyệt đối)

Một cuộc cải cách hệ thống liên bang được thực hiện từ tháng 9.2006 đãđiều chỉnh mới thẩm quyền của liên bang và các bang Mục tiêu của cuộc cải cách

là cải thiện năng lực điều hành và ra quyết định của liên bang và các bang và phânchia rõ hơn nữa trách nhiệm chính trị

Hội đồng liên bang đại diện cho 16 bang, với 69 ghế Các bang đều cómặt trong Hội đồng LB, tuỳ thuộc vào số dân mà mỗi bang có từ 3-6 ghế Đạidiện mỗi bang được lựa chọn thông qua bầu trong nội bộ bang, nhưng phải cóhàm từ bộ trưởng trở lên của bang đó Thủ tướng các bang thay nhau làm Chủ

Trang 8

tịch Hội đồng liên bang với thời hạn một năm Chủ tịch HĐLB thực hiện cáccông việc của Tổng thống khi Tổng thống vắng mặt.

Quá trình lập pháp

Các dự thảo luật của Chính phủ phải trình qua Hội đồng Liên bang; trongvòng từ 3-6 tuần, HĐLB phải cho ý kiến.Nếu quá thời hạn, HĐLB không có ý kiếnthì Chính phủ có thể trực tiếp trình QHLB

+ Mọi dự luật liên quan đến các bang bắt buộc phải thông qua HĐLB(lợi ích các bang được coi trọng hơn lợi ích của đảng)

+ Đối với Dự luật khác, HĐLB có quyền phản đối nhưng Dự luật đóvẫn có thể thông qua nếu 1/2 tổng số thành viên QHLB tán thành

QHLB và HĐLB cùng quyết định về luật lệ của Liên bang và có quyền sửaHiến pháp với đa số 2/3 trong cả 2 cơ quan cùng tán thành

Tổng thống liên bang

Tổng thống liên bang là người đứng đầu Nhà nước, với tư cách là nguyênthủ quốc gia Tổng thống có quyền:

- Thay mặt Nhà nước Liên bang trong việc đối nội, đối ngoại

- Kiểm tra, ký và công bố các luật

- Tuyên bố tình trạng khẩn cấp

- Đề nghị, bổ nhiệm và miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng (Tổng thống bổ nhiệmThủ tướng phải dựa vào đa số Nghị viện Nếu QHLB không đạt đa số phiếukhi bầu Thủ tướng, Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ tướng và giải tánQHLB )

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm các Bộ trưởng (Theo đề nghị của Thủ tướng)

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm các Thẩm phán liên bang

- Và 1 số thẩm quyền khác như ban lệnh ân xá…

Trang 9

Tổng thống do Hội nghị Liên bang gồm các thành viên của QHLB và đạidiện Quốc hội 16 bang bầu

- Nhiệm kỳ tổng thống là 5 năm và làm không quá 2 nhiệm kỳ liên tục

- Ứng cử viên tổng thống phải là Hạ nghị sĩ, 40 tuổi trở lên

- Hành chính: bao gồm một hệ thống các cơ quan có nhiệm vụ thi hành luật,

các cơ quan này có nhiệm vụ hỗ trợ các Bộ trưởng trong việc thực hiện cácnhiệm vụ mà Bộ đó phụ trách

- Chính phủ: là cơ quan hiến định có nhiệm vụ điều hành đất nước được thể

hiện thông qua việc xây dựng và quyết định các chính sách chính trị của liênbang, trình dự án luật, trình dự án ngân sách và chi tiêu theo ngân sách đãđược duyệt, ban hành văn bản pháp quy và giám sát điều hành hoạt động thihành pháp luật

Chính phủ liên bang bao gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng Chính phủ liênbang được thành lập gồm hai bước :

+ Bước thứ nhất : Hạ nghị viện bầu người đứng đầu Chính phủ là Thủtướng

+ Bước thứ hai :Tổng thống liên bang bổ nhiệm các các thành viên Chínhphủ (các Bộ trưởng liên bang) theo đề nghị của Thủ tướng (Các Bộtrưởng không nhất thiết là phải là nghị sĩ, tuy nhiên trên thực tế gần nhưtất cả các Bộ trưởng đều là nghị sĩ)

Trang 10

Chính phủ liên bang có quyền :

- Đề nghị dự Luật

- Yêu cầu các Uỷ ban của Quốc hội LB họp xem xét dự luật

- Yêu cầu bổ sung hoặc giảm chi ngân sách

- Lập các kế hoạch về ngân sách, hành chính…

- Giám sát việc thi hành pháp luật ở các bang

- Tổ chức các toà án liên bang

- Và một số quyền khác như : trực tiếp quản lý các công việc liên quan đến tàichính liên bang, giao thông…

Thủ tướng liên bang là thành viên duy nhất của Chính phủ liên bang được

bầu Thủ tướng có quyền :

- Hiến pháp trao cho thủ tướng quyền tự chọn Bộ trưởng là người đứng đầucác cơ quan chính trị quan trọng nhất

- Thủ tướng liên bang quyết định số lượng các bộ và ấn định thẩm quyền củacác bộ

- Thủ tướng liên bang có thẩm quyền đưa ra định hướng Thẩm quyền địnhhướng cụ thể hóa quyền của Thủ tướng liên bang ấn định những trọng tâmcông tác của chính phủ

- Có quyền đề nghị Tổng thống giải tán Quốc hội liên bang trong vòng 21ngày (Tuy nhiên quyền giải thể này sẽ không còn nếu Quốc hội Liên bằngthông qua bầu Thủ tướng mới với đa số phiếu bầu)

Ví dụ : Cho đến nay mới xảy ra hai lần quốc hội định bãi nhiệm thủ tướng,nhưng chỉ một lần thành công vào năm 1982 Năm đó thủ tướng đương nhiệmHelmut Schmidt (SPD) bị quốc hội mất tín nhiệm và Helmut Kohl (CDU) đượcbầu làm thủ tướng

Cộng hoà Liên bang Đức là nước có hệ thống pháp luật mang nhiều đặctrưng của truyền thống pháp luật châu Âu lục địa Tuy nhiên, là một nhà nước Liên

Trang 11

bang nên hệ thống tòa án và công tác đào tạo các chức danh tư pháp của Đức cónhiều điểm khác biệt.

Đức là nhà nước Liên bang, do vậy, hệ thống tòa án được tổ chức tại cấpLiên bang và cấp Bang Hệ thống tòa án Đức bao gồm Tòa án Hiến pháp liên bang

và Tòa án tối cao liên bang

Tòa án Hiến Pháp liên bang

Tòa án Hiến pháp Liên bang là một thiết chế Bảo hiến, độc lập và ngangbằng với Nghị viện và Chính phủ

Tòa án Hiến pháp có chức năng giải thích Hiến pháp, xét xử sơ thẩm vàchung thẩm các vụ kháng cáo, kháng nghị liên quan đến tính hợp hiến của các đạoluật, xung đột về thẩm quyền giữa các bang hay giữa liên bang và bang, quyết địnhtính vi hiến của các đảng Tòa án Hiến pháp có thể tuyên bố đạo luật là vi hiến vàxóa bỏ đại luật đó, thậm chí ngay cả khi vấn đề về tính hợp hiến không nảy sinh từ

vụ việc cụ thể, có thể giải tán một đảng nếu đảng đó đe dọa nền tự do, dân chủ (tưsản)

Tòa án hiến pháp giải quyết các vụ khiếu kiện về bầu cử, quyền và nghĩa vụcông dân, quyền con người

Tòa án Hiến pháp gồm 2 viện: Tòa Thượng thẩm và Tòa Sơ thẩm Mỗi viện

có 8 Thẩm phán mà một nửa do Hạ viện, một nửa do Thượng viện bầu ra Nhiệm

kỳ của thẩm phán là 12 năm, tuổi không dưới 40 và không quá 68 Thẩm phánkhông được kiêm nhiệm chức vụ trong Nghị viện hay Chính phủ, nhưng có thểtham gia giảng dạy ở các trường đại học và nghiên cứu khoa học

Tòa án tối cao liên bang

Tòa án tối cao chia thành 5 tòa án độc lập nhưng có Hội đồng chung để đảmbảo sự thống nhất Đó là tòa án thường, tòa lao động, tòa hành chính, tòa xã hội,

Trang 12

tòa tài chính.Hệ thống tòa án lao động được coi là kết quả của sự chuyên môn hóatrong hoạt động xét xử dân sự của tòa án thường và các hệ thống tòa án tài chính

và hệ thống tòa án bảo hiểm xã hội được coi là sản phẩm của quá trình chuyên mônhóa và từ hoạt động xét xử của hệ thống tòa án hành chính

Tòa án thường ( Tòa tư pháp): là tòa án xét xử các vụ án dân sự và

hình sự Hệ thống này gồm bốn cấp là Tòa án khu vực, tòa án liên khu vực, tòa áncấp cao của Bang và Tòa án liên bang về dân sự và hình sự

- Về dân sự, tòa án khu vực (Amtgericht) có thẩm quyền xét xử cáctranh chấp có giá ngạch đến 6.000 Euro, các vụ án hôn nhân gia đình (không phụthuộc vào giá ngạch) Việc giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đìnhtại tòa án khu vực thông thường do một thẩm phán thực hiện (không có hội thẩm,

kể cả các vụ hôn nhân và gia đình) Về hình sự, tòa án khu vực có thẩm quyền xét

xử các vụ án hình sự có mức hình phạt tối đa là 4 năm tù giam Về cơ bản, tòa hình

sự tại tòa án khu vực cũng xét xử thông qua 1 thẩm phán Một điểm đáng lưu ýtrong pháp luật về tố tụng dân sự của Đức là không phải mọi phán quyết sơ thẩmđều có thể yêu cầu xử phúc thẩm Chỉ có thể yêu cầu phúc thẩm, nếu nội dung yêucầu phúc thẩm có giá ngạch từ 6.000 Euro trở lên hoặc tòa án sơ thẩm cho phépphúc thẩm và ghi rõ trong bản án Ngoài ra, Thủ tục tố tụng dân sự Đức có quyđịnh về thủ tục đòi tiền nhanh (tòa án khu vực có thẩm quyền thực hiện thủ tục đòitiền nhanh) đối với các quyền yêu cầu đòi tiền rõ ràng

- Tòa án liên khu vực (Landgericht), có thẩm quyền xét xử dân sự đốivới các vụ tranh chấp có giá ngạch từ 6.000 Euro trở lên, xét xử phúc thẩm các bản

án sơ thẩm của tòa khu vực Các hội đồng xét xử dân sự sơ thẩm cũng như phúcthẩm tại tòa án khu vực bao gồm 3 thẩm phán chuyên nghiệp (đối với các hội đồngxét xử các tranh chấp về thương mại hội đồng xét xử gồm 1 thẩm phán chuyênnghiệp và 2 hội thẩm là thương gia) Cá biệt, có thể giao các vụ việc xét xử sơthẩm cũng như phúc thẩm tại tòa án liên khu vực cho 1 thẩm phán Tòa án hình sựthuộc tòa liên khu vực xét xử sở thẩm các vụ án hình sự từ 4 năm tù giam trở lên

và xét xử phúc thẩm phán quyết sơ thẩm của tòa án khu vực Việc giám đốc thẩm

Ngày đăng: 01/04/2016, 15:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w