ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm, loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori (H. pylori) là một bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng dân cư. H. pylori đã được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Trong viêm dạ dày mạn tính 77,4-77,9%, loét hành tá tràng >95% và loét dạ dày >75% tìm thấy căn nguyên là H. pylori [16], [20], [23]. Yếu tố độc lực vi khuẩn rất quan trọng, gen cagA (cytotoxin-associated gene) và gen vacA (vacuolating toxin gene) được coi là những gen có liên quan tới yếu tố độc lực chủ yếu gây bệnh và đặc trưng của vi khuẩn H. pylori [49]. Do tỷ lệ kháng thuốc tăng cao trên toàn thế giới đặt ra nhiều vấn đề liên quan, một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa tính kháng thuốc và các nhân tố di truyền của vi khuẩn. Kháng metronidazole ở nhóm cagA (-) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm cagA (+) (nghiên cứu trên người lớn Ireland) [199]. Kháng clarithromycin có biểu hiện gen vacA s2/m2 (-) và cagA (-) hơn những chủng nhạy cảm (Agudo, 2010) [27]. Phác đồ điều trị viêm, loét dạ dày tá tràng do H. pylori hiện nay còn nhiều khó khăn phức tạp, hiệu quả điều trị của các phác đồ 3 thuốc gồm sự kết hợp hai thuốc kháng sinh và một thuốc ức chế bơm proton có hiệu quả thấp trong những nghiên cứu gần đây (phác đồ 3 thuốc với clarithromyxin và metronidazole là 62,1% và 54,7%), phác đồ tuần tiến cũng có hiệu quả thấp 51,6% [13], [162]. Hiệu quả điều trị của các phác đồ phụ thuộc vào tình trạng kháng kháng sinh, tuy nhiên tỉ lệ kháng thuốc của H. pylori hiện nay rất cao được chỉ ra trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Hà, clarithromycin là 50,9%, metronidazole là 65,3% và amoxicillin 0,5% [10], [162]. Với tỉ lệ kháng thuốc cao và hiệu quả điều trị của các phác đồ đều thấp dưới mong muốn (