Bài tập lớn mạng máy tính của trường đại học công nghiệp Hà Nội, Bài tập lớn xây dựng hệ thống mạng phòng 201 và 203A8 Đại học công nghiệp hà nội HaUI, bài tập lớn mạng máy tính công nghệ thông tin, bài chuẩn làm được 8 điểm
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Công Nghệ Thông Tin BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN MẠNG MÁY TÍNH Đề tài : Xây dựng hệ thống mạng phòng: 201 và 203/A8 Nhóm thực hiện: Lớp: Nhóm 11 CNTT1 Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Văn Trung Thành viên trong nhóm: Nguyễn Chí Kha Khuất Nhật Anh MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Lời nói đầu 3 Phần A Khảo sát hệ thống mạng thực tế 4 Phần B Xây dựng hệ thống mạng cho p201, 203/A8 6 Cisco WS-C2960-48TT-L 48 ports .16 Phần C: Tài liệu tham khảo .37 Lời nói đầu Ngày nay, thời đại của nền kinh tế thị trường, thời đại của Công nghệ thông tin đang bùng nổ trên toàn Thế giới, các Công ty, các tổ chức mọc lên ngày càng nhiều, về trình độ cũng như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại Từ hệ thống quản lý , vận hành sản xuất, hạch toán kinh tế… Tất cả đều nhờ vào công cụ máy tính và hệ thống mạng máy tính, mới giúp con người làm việc được nhanh chóng đồng thời lưu trữ dữ liệu được lâu dài Nói một cách đúng hơn là việc sử dụng hệ thống mạng máy tính là không thể thiếu ở trong trường học hay là bất kỳ nhiều lĩnh vực khác Vậy thì làm thế nào để có thiết kế được mô hình mạng máy tính đảm bảo có tính khoa học, dễ vận hành cũng như thay sửa một khi sự cố xảy ra? Đó là một yêu cầu lớn đối với những người thiết kế mạng Sau khi được học và tích lũy được những kiến thức cần thiết của môn Mạng máy tính Nhóm chúng em sẽ tìm hiểu và phân tích thiết kế mô hình mạng cho p201 và 203 nhà A8 của trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Bài này sẽ gồm 3 phần đó là phần Khảo sát hệ thống mạng thực tế, Thiết kế lắp đặt mạng máy tính cho hệ thống và phần Quản lý tài khoản người dùng Phần A Khảo sát hệ thống mạng thực tế 1 Hệ thống mạng tại Net Nguyên Xá Khảo sát hệ thống mạng Internet: Phòng game Net Nguyên Xá , số nhà 68, ngách 168/32 đường Cầu Diễn, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội Mục đích sử dụng: Cung cấp các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu giải trí như: chơi game, nghe nhạc, xem phim, đọc báo 1.1 Sơ đồ: 1.2 Ưu, nhược điểm của hệ thống: -Ưu điểm: Vì phòng game sử dụng hệ thống mạng bootrom không cần ổ cứng nên: + Tiết kiệm chi phí vì không phải mua ổ cứng cho các máy trạm + Updates game nhanh và đồng loạt cho tất cả các máy trạm (vì chỉ cần updates cho máy chủ) + Không lo vấn đề virus hay lỗi win vì máy trạm không có ổ cứng + Có thể thêm game cho tất cả máy trạm từ máy tính tiền + Tiết kiệm điện năng, giảm độ nóng khi máy hoạt động nhiều giờ vì máy không có ổ cứng + Dễ dàng bảo trì và nâng cấp các ứng dụng cho các máy trạm - Nhược điểm: + Khi máy chủ (sever) bị lỗi và không hoạt động được thì toàn bộ máy trạm cũng sẽ không hoạt động được -Cách khắc phục nhược điểm: + Các máy trạm cần có cấu hình giống nhau để đạt hiệu quả cao và tránh sự cố khi triển khai mạng + Đầu tư một Sever tốt với các thiết bị mạng tối ưu để hạn chế tình trạng Sever bị lỗi ở mức thấp nhất Liên hệ ngay tới nhà cung cấp dịch vụ mạng để được giải quyết trong những trường hợp khẩn cấp Phần B Xây dựng hệ thống mạng cho p201, 203/A8 1.Thiết kế sơ đồ mạng cho các phòng máy 201,203 nhà A8 1.1 Yêu cầu của mạng thiết kế Xây dựng hệ thống mạng cho phòng máy 201 và 203 nhà A8 với mục đích cho sinh viên các khoa thực hành Mỗi phòng có 1 máy in Phòng máy 201 có 40 máy trạm, phòng máy 203 (1 máy chủ và 39 máy trạm), các máy đều có khả năng truy cập Internet yêu cầu: - Vẽ sơ đồ thiết kế chi tiết hệ thống mạng - Dự trù kinh phí lắp đặt, giá thiết bị 1.2 Khảo sát vị trí lắp đặt và các yêu cầu 1.2.1Cấu trúc địa lý Phòng máy 201 có kích thước: - Chiều dài: 11.7m - Chiều rộng: 6.8m Phòng máy 203 có kích thước: - Chiều dài: 13.5m - Chiều rộng: 8.5m 1.2.2 Các yêu cầu đối với phòng máy - Đảm bảo truy cập Internet phục vụ cho việc học tập - Đảm bảo độ thẩm mỹ, tạo ra hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của sinh viên - Một phòng có 40 máy khách và 1 phòng có 39 máy do 1 máy chủ quản lý - Kinh phí tiết kiệm tối đa nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu thiết kế - Tốc độ đường truyền: 5Mb/s - Yêu cầu mỗi máy tính là 1 ghế gấp - Các máy tính có đầy đủ các phần mềm tối thiểu cho việc học(Microsoft office, window media, Unikey, Turbo pascal, Turbo C, Turbo C++, SQL Server 2005, Adobe Photoshop, AutoCAD, Visual Studio 2008, Macromedia Dreamwearer…) và các chương trình bảo vệ máy tính(đóng băng ổ đĩa, phần mềm diệt virus…) 1.3 Thuận lợi và khó khăn trong khi tiến hành lắp đặt 1.3.1Thuận lợi - Phòng máy có hệ thống cửa sổ và các thiết bị đảm bảo ánh sáng… - Phòng có diện tích tương đối rộng - Một vài phần mềm muốn cài đặt đã có sẵn không phải mua bản quyền trừ các phần mềm như Microsoft office, chương trình quét virus Bkav pro… 1.3.2Khó khăn - Mua bản quyền phần mềm tốn nhiều chi phí trong quá trình đầu tư vào phòng máy - Tối ưu hóa trong quá trình chia sẻ hệ thống và tối ưu trong chi phí - Nhà A8 vẫn chưa có thang máy lên việc đi lại hơi khó khăn 1.4 Lựa chọn giải pháp thiết kế 1.4.1Thiết kế mạng ở mức luận lí - Vì có mô hình tương đối nhỏ và có lắp đặt internet nên giảng viên phải quản lý sinh viên trong việc sử dụng internet vì vậy ta lắp đặt hệ thống mạng LAN theo cấu trúc hình sao giữa các phòng và trong từng phòng cho hệ thống.Trong mỗi phòng có đặt một thiết bị trung tâm, từ đó dùng dây dẫn đến từng máy - Ta lựa chọn mô hình mạng là Server/Client(gồm 1 server, 39 Client) - Sơ đồ logic cho phòng máy: SERVER CLIEN T Hình 1: Sơ đồ logic cho phòng internet lắp ráp giữa các máy client và máy server 1.4.2 Thiết kế mạng ở mức vật lí Thiết bị trung tâm và máy chủ của mỗi phòng sẽ được đặt cùng với các máy thành phần khác để đảm bảo độ thẩm mĩ và tiết kiệm nguyên liệu, trong các phòng học được kết nối với máy chủ và thiết bị trung tâm bằng dây mạng Trong các phòng dây mạng sẽ được bố trí dưới mặt đất dể đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng và tính thẩm mĩ của không gian.Còn đường dây mạng nối các phòng với nhau sẽ được lắp đặt theo dọc trần nhà chạy từ thiết bị trung tâm đến máy chủ của từng phòng học + Lắp đặt hệ thống mạng trong một phòng theo cấu trúc hình sao 1 phòng máy gồm 1 máy chủ và 39 máy khách liên kết với 1 phòng có 40 máy khách + Thiết bị trung tâm được đặt cùng với các máy con nhưng ở đầu tiên của mỗi phòng học Các máy con được kết nối với thiết bị trung tâm và máy chủ bằng switch và hệ thống dây mạng chạy quanh phòng * Đối với phòng máy 201 ta bố trí 40 máy tính thành 2 dãy kép theo chiều dài của phòng Mỗi hàng dọc gồm 10 máy tính, 2 dãy cách nhau 1,2 m Khoảng cách giữa 2 máy đối diện là 1 m, 2 máy liền kề nhau là 7 cm * Tương tự đối với phòng 203 ta bố trí thành 3 dãy Dãy 1 gồm 12 máy, chia làm 2 hàng ngang đối diện nhau Dãy thứ 2 cách dãy thứ nhất là 2 m, gồm 14 máy , bố trí thành 2 hàng ngang Dãy thứ 3 cách dãy thứ 2 là 2 m, cách bố trí tương tự với dãy 2 nhưng hàng ngang cuối cùng có 6 máy Khoảng cách giữa 2 máy đối diện nhau là 1 m, khoảng cách giữa 2 máy liền kề là 1.05cm - Sơ đồ vật lý riêng cho mỗi phòng máy 1 Phòng máy 201 2.Phòng máy 203 Phòng máy 203 - Chỉ sử dụng để nối hai mạng có cùng giao thức truyền thông Hiện nay có hai loại Repeater đang được sử dụng là Repeater điện và Repeater điện quang - Repeater điện nối với đường dây điện ở cả hai phía của nó, nó nhận tín hiệu điện từ một phía và phát lại về phía kia Khi một mạng sử dụng Repeater điện để nối các phần của mạng lại thì có thể làm tăng khoảng cách của mạng, nhưng khoảng cách đó luôn bị hạn chế bởi một khoảng cách tối đa do độ trễ của tín hiệu Ví dụ với mạng sử dụng cáp đồng trục 50 thì khoảng cách tối đa là 2.8 km, khoảng cách đó không thể kéo thêm cho dù sử dụng thêm Repeater - Repeater điện quang liên kết với một đầu cáp quang và một đầu là cáp điện, nó chuyển một tín hiệu điện từ cáp điện ra tín hiệu quang để phát trên cáp quang và ngược lại Việc sử dụng Repeater điện quang cũng làm tăng thêm chiều dài của mạng * !* Việc sử dụng Repeater không thay đổi nội dung các tín hiện đi qua nên nó chỉ được dùng để nối hai mạng có cùng giao thức truyền thông (như hai mạng Ethernet hay hai mạng Token ring) và không thể nối hai mạng có giao thức truyền thông khác nhau 4 Hub (Bộ tập trung ) Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có thể còn nhiều hơn Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử dụng trong các mạng 10BASE- T hay 100BASE- T Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology), Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng Với một Hub, khi thông tin vào từ một cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác Tạo ra điểm kết nối tập trung để nối mạng hình sao * Các yếu tố kĩ thuật - Tín hiệu được phận phối đến tất cả các kết nối Mỗi cổng hỗ trợ một bộ kết nối dùng cặp dây xoắn 10BASET từ mỗi trạm của mạng Khi tín hiệu được truyền từ một trạm tới hub, nó được lặp lại trên khắp các cổng khác của Các hub thông minh có thể định dạng, kiểm tra, cho phép hoặc không cho phép bởi người điều hành mạng từ trung tâm quản lý hub * Nguyên tắc hoạt động Mỗi cổng hỗ trợ một bộ kết nối dùng cặp dây xoắn 10BASET từ mỗi trạm của mạng Khi tín hiệu được truyền từ một trạm tới Hub, nó được lặp lại trên khắp các cổng khác của Các Hub thông minh có thể định dạng, kiểm tra, cho phép hoặc không cho phép bởi người điều hành mạng từ trung tâm quản lý Hub * Phân loại Hub + Phân loại theo phần cứng: - Hub đơn (stand alone Hub) - Hub modun (Modular Hub) rất phổ biến cho các hệ thống mạng vì nó có thể dễ dàng mở rộng và luôn có chức nǎng quản lý, modular có từ 4 đến 14 khe cắm, có thể lắp thêm các modun Ethernet 10BASET - Hub phân tầng (Stackable Hub) là lý tưởng cho những cơ quan muốn đầu tư tối thiểu ban đầu nhưng lại có kế hoạch phát triển LAN sau này + Phân loại theo khả năng thực thi: - Thụ động( Passive Hub): Đảm bảo chức năng kết nối, không xử lý lại tín hiệu Không chứa các linh kiện khuếch đại tín hiệu Khoảng cách từ Hub tới máy tính không quá ½ khoảng cách tối đa cho phép với các máy tính trong mạng ( giữa các máy là 200m, máy và Hub là 100m) - Chủ động ( Active Hub): Có khả năng khuếch đại tín hiệu để chống suy hao Chứa thêm các linh kiện có khả năng xử lý các tín hiệu dữ liệu giữa các thiết bị mạng Quá trình xử lý tín hiệu gọi là tái sinh tín hiệu, giúp cho mạng khỏe hơn, ít nhạy cảm với các lỗi, giúp tăng khoảng cách giữa các máy tính - Thông minh( Intelligent Hub): Là Hub chủ động nhưng có thêm khả năng tạo ra các gói tin thông báo hoạt động của mình giúp cho việc quản trị mạng dễ dàng hơn - Hub chuyển mạch(switching Hub): Nó bao gồm các mạch cho phép chon nhanh giữa các tín hiệu trên các cổng Hub Thay vì chuyển tiếp 1 gói tin tới tất cả các cổng Hub thì nó chỉ chuyển tiếp các gói tin tới trạm đích, khả năng định hướng của thiết bị này là rất nhanh 5 Bridge( Cầu nối) Là thiết bị mạng thuộc lớp 2 của mô hình OSI (Data Link Layer) Bridge được sử dụng để ghép nối nhiều mạng để tạo thành một mạng lớn duy nhất Bridge được sử dụng phổ biến để làm cầu nối giữa hai mạng Ethernet * Phương thức hoạt động Khi nhận được các gói tin Bridge chọn lọc và chỉ chuyển những gói tin mà nó thấy cần thiết Điều này làm cho Bridge trở nên có ích khi nối một vài mạng với nhau và cho phép nó hoạt động một cách mềm dẻo Để thực hiện được điều này trong Bridge ở mỗi đầu kết nối có một bảng các địa chỉ các trạm được kết nối vào phía đó, khi hoạt động cầu nối xem xét mỗi gói tin nó nhận được bằng cách đọc địa chỉ của nơi gửi và nhận và dựa trên bảng địa chỉ phía nhận được gói tin nó quyết định gửi gói tin hay không và bổ xung bảng địa chỉ Khi đọc địa chỉ nơi gửi Bridge kiểm tra xem trong bảng địa chỉ của phần mạng nhận được gói tin có địa chỉ đó hay không, nếu không có thì Bridge tự động bổ xung bảng địa chỉ (cơ chế đó được gọi là tự học của cầu nối) Khi đọc địa chỉ nơi nhận Bridge kiểm tra xem trong bảng địa chỉ của phần mạng nhận được gói tin có địa chỉ đó hay không, nếu có thì Bridge sẽ cho rằng đó là gói tin nội bộ thuộc phần mạng mà gói tin đến nên không chuyển gói tin đó đi, nếu ngược lại thì Bridge mới chuyển sang phía bên kia Ở đây chúng ta thấy một trạm không cần thiết chuyển thông tin trên toàn mạng mà chỉ trên phần mạng có trạm nhận mà thôi * Phân loại - Bridge vận chuyển: không có khả năng thay đổi cấu trúc các gói tin mà nó nhận được mà chỉ quan tâm tới việc xem xét và chuyển vận gói tin đó đi - Bridge biên dịch: sử dụng để nối hai mạng cục bộ có giao thức khác nhau nó có khả năng chuyển một gói tin thuộc mạng này sang gói tin thuộc mạng kia trước khi chuyển qua * Ưu điểm Hoạt động trong suốt, các máy tính thuộc các mạng khác nhau vẫn có thể gửi các thông tin với nhau đơn giản mà không cần biết có sự “can thiệp” của Bridge Một Bridge có thể xử lý được nhiều lưu thông trên mạng như Novell, Banyan… cũng như là địa chỉ IP cùng một lúc * Nhược điểm Chỉ kết nối những mạng cùng loại và sử dụng Bridge cho những mạng hoạt động nhanh sẽ khó khăn nếu chúng không nằm gần nhau về mặt vật lý 7 Switch(chuyển mạch) Switch được mô tả như là một Bridge có nhiều cổng Trong khi một Bridge chỉ có 2 cổng để liên kết được 2 segment mạng với nhau, thì Switch lại có khả năng kết nối được nhiều segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng (Port) trên Switch *Nguyên tắc hoạt động Switch được mô tả cơ bản là hoạt động ở tầng liên kết dữ liệu, các loại cao cấp hơn hoạt động ở tầng mạng Switch giữa bảng địa chỉ MAC của mỗi cổng và thực hiện giao thức Spanning- Tree Switch cũng hoạt động ở tầng data link với các giao thức ở tầng trên Cũng giống như Bridge, Switch cũng “học” thông tin của mạng thông qua các gói tin (Packet) mà nó nhận được từ các máy trong mạng Switch sử dụng các thông tin này để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cung cấp thông tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ Ngày nay, trong các giao tiếp dữ liệu, Switch thường có 2 chức năng chính là chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích, và xây dựng các bảng Switch Switch hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như khả năng tạo mạng LAN ảo (VLAN) 8 Router (Định tuyến) Bộ định tuyến là thiết bị được sử dụng trên mạng để thực thi các hoạt động xử lý truyền tải thông tin trên mạng Router là thiết bị mạng lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer) * Vai trò Vai trò của bộ định tuyến trên mạng là đảm bảo các kết nối liên thông giữa các mạng với nhau, tính toán và trao đổi các thông tin liên mạng làm căn cứ cho các bộ định tuyến ra các quyết định truyền tải thông tin phù hợp với cấu hình thực tế của mạng * Chức năng - Định tuyến (Routing): Là chức năng đảm bảo gói tin được chuyển chính xác tới địa chỉ cần đến - Chuyển mạch các gói tin (Packet Switching): Là chức năng chuyển mạch số liệu, truyền tải các gói tin theo hướng đã định trên cơ sở các định tuyến được đặt ra * Phân loại bộ định tuyến - Router có phụ thuộc giao thức: Chỉ thực hiện việc tìm đường và truyền gói tin từ mạng này sang mạng khác chứ không chuyển đổi phương cách đóng gói của gói tin cho nên cả hai mạng phải dùng chung một giao thức truyền thông - Router không phụ thuộc vào giao thức: có thể liên kết các mạng dùng giao thức truyền thông khác nhau và có thể chuyển đổi gói tin của giao thức này sang gói tin của giao thức kia, Router cũng chấp nhận kích thước các gói tin khác nhau (Router có thể chia nhỏ một gói tin lớn thành nhiều gói tin nhỏ trước truyền trên mạng) * Cấu hình cơ bản của bộ định tuyến + CPU: điều khiển mọi hoạt động của bộ định tuyến trên cơ sở các hệ thống chương trình thực thi của hệ điều hành + ROM: chứa các chương trình tự động kiểm tra và có thể có thành phần cơ bản nhất sao cho bộ định tuyến có thể thực thi được một số hoạt động tối thiểu ngay cả khi không có hệ điều hành hay hệ điều hành bị hỏng + RAM: giữ các bảng định tuyến, các vùng đệm, tập tin cấu hình khi chạy, các thông số đảm bảo hoạt động của bộ định tuyến khác + Flash: là thiết bị nhớ có khả năng ghi và xoá được, không mất dữ liệu khi cắt nguồn Hệ điều hành của bộ định tuyến được chứa ở đây Tùy thuộc các bộ định tuyến khác nhau, hệ điều hành sẽ được chạy trực tiếp từFlash hay được giãn ra RAM trước khi chạy Tập tin cấu hình cũng có thể được lưu trữ trong Flash + Hệ điều hành: đảm đương hoạt động của bộ định tuyến Hệ điều hành của các bộ định tuyến khác nhau có các chức năng khác nhau và thường được thiết kế khác nhau.Mỗi bộ định tuyến có thể chạy rất nhiều hệ điều hành khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cụ thể, các chức năng cần thiết phải có của bộ định tuyến và các thành phần phần cứng có trong bộ định tuyến.Các thành phần phần cứng mới yêu cầu có sự nâng cấp về hệ điều hành.Các tính năng đặc biệt được cung cấp trong các bản nâng cấp riêng của hệ điều hành *Các giao tiếp sử dụng Bộ định tuyến có nhiều các giao tiếp trong đó chủ yếu bao gồm: - Giao tiếp WAN: Đảm bảo cho các kết nối diện rộng thông qua các phương thức truyền thông khác nhau như leased- line, Frame Relay, X 25, ISDN, ATM, xDSL Các giao tiếp WAN cho phép bộ định tuyến kết nối theo nhiều các giao diện và tốc độ khác nhau: V 35, X 21, G 703, E1, E3, cáp quang v v - Giao tiếp LAN: Đảm bảo cho các kết nối mạng cục bộ, kết nối đến các vùng cung cấp dịch vụ trên mạng Các giao tiếp LAN thông dụng: Ethernet, FastEthernet, GigaEthernet, cáp quang - Console/AUX: Là những cổng tuần tự được sử dụng chủ yếu cho việc khởi tạo cấu hình ban đầu của router Những cổng này không phải là những cổng mạng.Chúng thường được dùng để cho phép máy tính có thể kết nối đến thông qua cổng COM trên máy tính hoặc thông qua modem * Các phương thức hoạt động - Phương thức véc tơ khoảng cách: Mỗi Router luôn luôn truyền đi thông tin về bảng chỉ đường của mình trên mạng thông qua đó các Router khác sẽ cập nhật lên bảng chỉ đường của mình - Phương thức trạng thái tĩnh: Router chỉ truyền các thông báo khi có phát hiện có sự thay đổi trong mạng vàchỉ khi đó các Routerkhác ù cập nhật lại bảng chỉ đường, thông tin truyền đi khi đó thường là thông tin về đường truyền Từ các phương thức hoạt động của bộ định tuyến sẽ có các giao thức hoạt động tương ứng: + RIP (Routing Information Protocol) được phát triển bởi Xerox Network system và sử dụng SPX/IPX và TCP/IP RIP hoạt động theo phương thức véc tơ khoảng cách +NLSP (Netware Link Service Protocol) được phát triển bởi Novell dùng để thay thế RIP hoạt động theo phương thức véctơ khoảng cách, mỗi Router được biết cấu trúc của mạng và việc truyền các bảng chỉ đường giảm đi + OSPF (Open Shortest Path First) là một phần của TCP/IP với phương thức trạng thái tĩnh, trong đó có xét tới ưu tiên, giá đường truyền, mật độ truyền thông +IS- IS (Open System Interconnection Intermediate System to Intermediate System) là một phần của TCP/IP với phương thức trạng thái tĩnh, trong đó có xét tới ưu tiên, giá đường truyền, mật độ truyền thông * Ưu điểm: - Router có thể kết nối với các loại mạng khác lại với nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại đường dài có tốc độ chậm - Router có các phần mềm lọc ưu việt hơn là Bridge do các gói tin muốn đi qua Router cần phải gửi trực tiếp đến nó nên giảm được số lượng gói tin qua nó Router thường được sử dụng trong khi nối các mạng thông qua các đường dây thuê bao đắt tiền do nó không truyền dư lên đường truyền - Router có thể dùng trong một liên mạng có nhiều vùng, mỗi vùng có giao thức riêng biệt - Router có thể xác định được đường đi an toàn và tốt nhất trong mạng nên độ an toàn của thông tin được đảm bảo hơn - Trong một mạng phức hợp khi các gói tin luân chuyển các đường có thể gây nên tình trạng tắc nghẽn của mạng thì các Router có thể được cài đặt các phương thức nhằm tránh được tắc nghẽn * Nhược điểm: - Router chậm hơn Bridge vì chúng đòi hỏi nhiều tính toán hơn để tìm ra cách dẫn đường cho các gói tin, đặc biệt khi các mạng kết nối với nhau không cùng tốc độ Một mạng hoạt động nhanh có thể phát các gói tin nhanh hơn nhiều so với một mạng chậm và có thể gây ra sự nghẽn mạng Do đó, Router có thể yêu cầu máy tính gửi các gói tin đến chậm hơn - Các Router có đặc điểm chuyên biệt theo giao thức - tức là, cách một máy tính kết nối mạng giao tiếp với một Router IP thì sẽ khác biệt với cách nó giao tiếp với một Router Novell hay DECnet Hiện nay vấn đề này được giải quyết bởi một mạng biết đường dẫn của mọi loại mạng được biết đến.Tất cả các Router thương mại đều có thể xử lý nhiều loại giao thức Giá cả phụ thuộc vào các loại giao thức bộ định tuyến có thể xử lý 9 Gateway - Gateway cho phép nối ghép hai loại giao thức với nhau Ví dụ: mạng của bạn sử dụng giao thức IP và mạng của ai đó sử dụng giao thức IPX, Novell, DECnet, SNA… hoặc một giao thức nào đó thì Gateway sẽ chuyển đổi từ loại giao thức này sang loại khác Qua Gateway, các máy tính trong các mạng sử dụng các giao thức khác nhau có thể dễ dàng “nói chuyện” được với nhau Gateway không chỉ phân biệt các giao thức mà còn còn có thể phân biệt ứng dụng như cách bạn chuyển thư điện tử từ mạng này sang mạng khác, chuyển đổi một phiên làm việc từ xa… 10 Các loại cáp truyền Các định nghĩa ngoài: + Dung lượng: Là lượng dữ liệu đi qua đường truyền trong 1 đơn vị thời gian Đơn vị MegaBit/giây(Mbps) + Băng thông: là địa lượng dùng để đo sự sai biệt giữa tần số lớn nhất và tần số nhỏ nhất của môi trường truyền Thông thường băng thông là lượng dữ liệu thật sự đi qua đường truyền Đơn vị đo là Hz + Số nút mạng trên phân đọan càng nhiều sẽ làm suy giảm tín hiệu trên đường truyền càng nhiều qua mỗi nút mạng + Độ trễ tín hiệu: là thời gian từ lúc tín hiệu được gửi đi đến khi nhận được tín hiệu + Nhiễu điện từ: Các hệ thống cáp bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ , càng nhiều nhiễu càng ảnh hưởng đến chất lượng đường truyền Các yếu tố gây ra nhiễu là điện và do tần số sóng âm thanh * Cáp đôi dây xoắn(Twisted Pair Cable) - Là cáp gồm hai dây đồng xoắn để tránh gây nhiễu cho các đôi dây khác, các cáp này có thể kéo dài vài km mà không cần khuếch đại, dải tần trên các cáp này có thể đạt tới 300400 Hz, tốc độ truyền đạt có thế từ vài kbps đến Mbps Nó bao gồm hai loại: + Loại có bọc kim là loại có vỏ kim loại bọc xung quanh để tăng cường chống nhiễu STP(Shield Twisted Pair),loại này có thể có nhiều đôi dây Trên lý thuyết có thể đạt được tốc độ 500Mbps trên lạo cáp này, nhưng thực tế chỉ có thể đạt từ 100 – 155Mpbs + Loại không có bọc kim UTP(UnShield Twisted Pair), chất lượng thấp hơn STP, nhưng rất rẻ Loại này được chia ra làm 5 loại tùy theo tốc độ truyền Trong đó loại 3 dùng cho điện thoại, lạo 5 dùng cho các mạng cục bộ với tốc độ truyền 100Mbps với giá thành rẻ Loại 5 bao gồm 4 đôi dây trong cùng 1 vỏ bọc * Cáp đồng trục (Coaxial cable) băng tần cơ sở - Là loại cáp gồm 2 lõi lồng nhau, nó bao gồm 1 lõi ngoài là lưới kim loại, lõi trong là lõi đồng Có thể sử dụng trong phạm vi vài trăm mét đến vài km Có hai loại trở kháng 50 Ohm và 70 Ohm Dải thông truyền tải của loại cáp này phụ thuộc vào chiều dài của cáp, với chiều dài 1km cáp có thể đạt tốc độ truyền từ 1- 2Gbps Loại cáp đồng trục cơ sở thường dùng cho các mạng cục bộ Các cáp này đấu nối với nhau bằng đầu nối chuẩn BNC hình chữ T Ở Việt Nam loại này được gọi cáp gầy Loại cáp khác (gọi là cáp béo) thường có màu vàng, loại này không dùng chuẩn đầu nối hình chữ T mà nối qua các kẹp bấm vào đây( các kẹp này được bấm cách nhau 2,5m), từ các kẹp đó người ta gắn các tranceiver (bộ chuyển đổi sang cổng nối tiếp hoặc cổng fastethernet) rồi nối vào máy tính * Cáp quang Dùng để truyền các xung ánh sáng trong lòng 1 sợi thủy tinh phản xạ toàn phần Môi trường truyền dẫn bằng cáp quang rất lý tưởng: + Xung ánh sáng truyền đi hàng trăm km mà độ suy giảm rất thấp + Dải thông rất cao vì tần số ánh sáng dùng với cáp quang khoảng 1014- 1016 + An toàn và bí mật, miễn nhiễu với sóng điện từ …Nhưng giá thành cao và kĩ thuật phức tạp Có hai loại cáp quang: - Cáp đa mode(Multimode fiber): Là loại cáp dựa vào hiện tượng phản xạ toàn phần Các cáp này thường có đường kính 50um - Cáp đơn mode(Singlemode fiber): Khi đường kính dây dẫn bằng bước sóng thì cáp quang giống như 1 ống dẫn sóng, không có hiệ tượng phản xạ nhưng chỉ cho 1 tia đi Loại này có đường kính 8um phải dùng diode laser Cáp đơn mode cho phép truyền xa hàng trăm km mà không cần hệ thống khuếch đại 4 Tìm hiểu về giao thức ARP ARP là viết tắt của cụm từ Address Resolution Protocol , đây là cơ chế diễn giải địa chỉ giữa IP và MAC giúp các máy tính có thể liên lạc với nhau trong môi trường mạng Hoạt động của một ARP trong mạng LAN: Khi một thiết bị mạng muốn biết địa chỉ MAC của một thiết bị mạng nào đó một mạng LAN nó sẽ gửi một ARP request bao gồm địa chỉ MAC address của nó và địa chỉ IP của thiết bị mà nó cần biết MAC address trên toàn bộ một miền broadcast Mỗi một thiết bị nhận được request này sẽ so sánh địa chỉ IP trong request với địa chỉ tầng network của mình Nếu trùng địa chỉ thì thiết bị đó phải gửi ngược lại cho thiết bị gửi ARP request một gói tin (trong đó có chứa địa chỉ MAC của mình) Lúc này, A đã biết MAC id của máy tính cần gửi và như thế PC A mới bắt đầu truyền gói tin cho B Hoạt động của ARP trong môi trường liên mạng: Hoạt động của ARP trong một môi trường phức tạp hơn đó là hai (hay nhiều) hệ thống mạng gắn với nhau thông qua một Router ® Máy A thuộc mạng A muốn gửi gói tin đến máy B thuộc mạng B Do các broadcast không thể truyền qua Router nên khi đó máy A sẽ xem Router ® như một cầu nối hay một trung gian (Agent) để truyền dữ liệu Chúng ta cần hiểu rằng, trước đó máy A đã biết được địa chỉ IP của Router ® thông qua khai báo Gateway trong các thông tin địa chỉ máy, khi trong IP của máy cần gửi đi không thuộc miền broatcast sẽ phải gửi gói tin qua ® Tất cả các thông tin về các mạng sẽ được chứa trong một bảng gọi là bảng định tuyến (routing table), là thông tin về các Gateway để truy cập vào một hệ thống mạng nào đó và được lưu giữ trong mỗi máy Ví dụ trong trường hợp trên trong bảng sẽ chỉ ra rằng để đi tới LAN B phải qua port X của Router ® Như vậy khi truyền thông tin giữa các máy tính trong môi trường liên mạng, router đóng vai trò trung gian cung cấp thông tin Quá trình truyền dữ liệu theo từng bước sau : – Máy A gửi một ARP request (broadcast) để tìm địa chỉ MAC của port X – Router ® trả lời, cung cấp cho máy A địa chỉ MAC của port X – Máy A truyền gói tin đến port X của Router trong đó có địa chỉ IP của máy B – Router nhận được gói tin từ máy A, chuyển gói tin ra port Y của Router Dĩ nhiên trong gói tin có chứa địa chỉ IP của máy B Router sẽ gửi ARP request để tìm địa chỉ MAC của máy B – Máy B sẽ trả lời cho Router biết địa chỉ MAC của mình Sau khi nhận được địa chỉ MAC của máy B, Router ® gửi gói tin của A đến B Phần C: Tài liệu tham khảo Giá được xem vào ngày 06/12/2015 1 http://mediamart.vn/man-hinh-may-tinh-philips/man-hinh-led-philips-193v5lsb2185.htm 2 http://www.anphatpc.com.vn/vo-may-tinh-case-master-case-pro-5_id18272.html 3 http://thegioivanphongvn.com/vo-may-tinh -case/vo-thung-may-tinh-jetek-x302br9826.html 4 http://www.catthanh.com/switch-48-cong-tp-link-tl-sl2452-web-smart-4-cong-gigabit/ 5 http://www.trananh.vn/thiet-bi-van-phong/cap-mang-cat-5 0219590-utp-rj-45-cablegia-theo-m -hang-chinh-hang-amp-p5385c102 6 http://www.trananh.vn/thiet-bi-mang/modem-router-tp-link-td-w8970 300mbpswireless-n-adsl2 p185913c101 7 http://www.trananh.vn/thiet-bi-van-phong/may-in-laser-dcn-hp-laserjet-m127fn inscan-copy-fax-p131481c26 8 http://www.trananh.vn/may-tinh-linh-kien/chuot-quang-jupistar-m3302pid189205cid37 9 http://xuanhoa.net.vn/ghe-gap-xuan-hoa ... tích thiết kế mơ hình mạng cho p201 203 nhà A8 trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Bài gồm phần phần Khảo sát hệ thống mạng thực tế, Thiết kế lắp đặt mạng máy tính cho hệ thống phần Quản lý tài... mạng cho p201, 203/A8 1.Thiết kế sơ đồ mạng cho phòng máy 201, 203 nhà A8 1.1 Yêu cầu mạng thiết kế Xây dựng hệ thống mạng cho phòng máy 201 203 nhà A8 với mục đích cho sinh viên khoa thực hành Mỗi... sát hệ thống mạng thực tế Hệ thống mạng Net Nguyên Xá Khảo sát hệ thống mạng Internet: Phòng game Net Nguyên Xá , số nhà 68, ngách 168/32 đường Cầu Diễn, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội