Thật vậy, khi ta kéo hai lực kế thì lực kết thứ nhất tác dụng lên lực kế thứ hai và đồng thời lực kế thứ hai tác dụng lại lực kế thứ nhất, 2 lực này là hai lực trực đối, đây chính là nội
Trang 1Ngày soạn : 4/11/2012
Ngày dạy: 5/11/2012
Tiết PPCT: 22
ĐỊNH LUẬT III NEWTON
I MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh hiểu được rằng: tác dụng cơ học bao giờ cũng diễn ra theo hai chiều; các lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối
2.Kỹ năng
Biết vận dụng định luật II và III Niutơn để giải thích một số hiện tượng có liên quan
II CHUẨN BỊ
Nam châm ; Quả cân ; Lực kế
III TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1) Kiểm tra bài cũ :
Câu 1 : Phát biểu định luật II Newton ?
Câu 2 : Hệ lực cân bằng là gì ?
Câu 3 : Điều kiện cân bằng của một chất điểm ?
2) Giới thiệu bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CƠ BẢN
I NHẬN XÉT
GV : Trình bày về ví dụ 1 trong sách giáo khoa
An đẩy vào lưng Bình (hình 16.1), do lực đẩy của
An, Bình tiến về phía trước Thế nhưng vì sao An lại
chuyển động về phía sau?
HS: Lưng Bình đã tác dụng trở lại tay An một lực
Gv: Trình bày ví dụ 2SGK
GV : Trong thí nghiệm này, lực nào đã làm cho nam
châm dịch chuyển lại gần thanh sắt ?
Hs: lực hút cảu sắt tác dụng vòa nam châm
GV: từ 2vd trên ta rút ra được nhận xét gì?
HS: Nếu vật A tác dụng lên vật B thì đồng thời vật B
cũng tác dụng lên vật A
II ĐỊNH LUẬT III NEWTON
1) Quan sát thí nghiệm
GV chia lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm có hai lực kế
( có độ đo tối đa bằng nhau )
Cho Hs tiến hành thí nghiệm như SGK
GV : các em có nhận xét gì về độ lớn của lực kế
HS : Hai lực kế luôn luôn có độ lớn như nhau
GV : Giá của hai lực này như thế nào ?
HS : hai lực này luôn nằm trên một đường thẳng,
nghĩa là chúng có cùng giá
GV : Chiều của hai lực này như thế nào ?
HS : Chúng trái chiều với nhau
GV : ta gọi hai lực này là hai lực trực đối Thật vậy,
khi ta kéo hai lực kế thì lực kết thứ nhất tác dụng lên
lực kế thứ hai và đồng thời lực kế thứ hai tác dụng
lại lực kế thứ nhất, 2 lực này là hai lực trực đối, đây
chính là nội dung của định luật III Newton Phát
biểu định luật III Newton
I NHẬN XÉT
Nếu vật A tác dụng lên vật B thì đồng thời vật B cũng tác dụng lên vật A Đó là sự tác dụng tương hỗ giữa các vật
II ĐỊNH LUẬT III NEWTON
Khi vật A tác dụng lên vật Bmột lực thì đồng thời vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực.Hai lực nay là hai lực trực đối
FAB=−FBA
- Hai lực trực đối là hai lực thỏa mãn 3 điều kiện : cùng giá, ngược chiều , cùng độ lớn
Trang 2Trong 2 lực trực đối vừa nêu trên, một lực là lực tác
dụng, một lực là phản lực vậy lực và phản lực có
đặc điểm gì? => phần 3
III LỰC VÀ PHẢN LỰC
Giả sử các em đánh vào tường một lực ta thấy như
thế nào ?
HS : Tay bị đau ?
GV : Đánh càng mạnh ?
HS Tay càng bị đau nhiều hơn !
GV : Tại sao ?
HS : Vì khi đánh vào tường một lực, theo định luật
III Newton, tường sẽ tác dụng vào tay ta một lực
tương tự !
GV :Nếu ta đánh thì tay ta bị tường tác dụng , khi
thôi không đánh thì tường có tác dụng vào tay ta
không ?
HS : không !
GV : Lực và phản lực có thể xuất hiện đơn lẻ được
không?
HS: lực và phản lực xuất hiện và mất đi đồng thời.
GV : lực và phản lực có phải là hai lực cân bằng
không?
HS : …… !
Gv: VD dùng búa đóng đinh vào tường, nếu đinh tác
dụng lên búa một lực có độ lớn như búa tác dụng lên
đinh thì tai sao đinh lại không đứng yên lực và phản
lực có phải là hai lực cân bằng không?
HS : không, vì chúng đặt vào hai vật khác nhau !
GV : Hai Lực trên đây được gọi là hai lực trực đối
nhưng không cân bằng nhau
GV: theo em thế nào là hai lực cân bằng?
HS: hai lực cân bằng: hai lực cùng giá, ngược
chiều, cùng độ lớn, cùng đặt vào một vật.
GV : Dùng tay chà trên mặt bàn thì tay ta nóng lên,
vì khi đó ta tác dụng vào bàn một lực ma sát thì mặt
bàn sẽ tác dụng lại tay ta một lực ma sát tương tự !
Vậy lực và phản lực là hai lực cùng loại Nếu lực tác
dụng thuộc loại nào thì phản lực cũng thuộc loại đó
IV CÁCH XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG DỰA
VÀO TƯƠNG TÁC
GV : Để có giá trị của khối lượng người ta dùng
phép đo, có hai Phương pháp đo là Phương pháp
tương tác và Phương pháp cân :
Phương pháp tương tác :
GV : Chọn 1 vật có khối lượng chuẩn m0 cho tương
tác với vật có khối lượng m cần đo , sau tương tác m0
thu gia tốc a0 , còn vật có khối lượng m thu gia tốc a,
khi đó ta so sánh gia tốc hai vật bằng cách so sánh
quãng đường của chúng như bài học trước :
Khi đó
a
.a m m m
m a
0 0
=
⇒
=
Phương pháp cân :
GV : Trên thực tế , giả sử Thầy muốn đo khối lượng
của một người, Thầy cho người đó tương tác với một
vật có khối lượng khoãng 100 kg, sau tương tác cả
người lần vật chuyển động được quãng đường khác
II LỰC VÀ PHẢN LỰC
Trong hai lực FAB và FBA, ta gọi một lực là lực tác dụng, lực kia là phản lực
- Lực và phản lực xuất hiện và mất đi đồng thời
- Lực và phản lực là hai lực trực đối nhưng không cân bằng nhau
- Lực và phản lực là hai lực cùng loại
- Hai lực cân bằng nhau là hai lực thỏa mãn 4 điều kiện : cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn, tác dụng lên cùng một vật
IV CÁCH XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG DỰA VÀO TƯƠNG TÁC
Muốn đo khối lượng m của một vật, ta chọn một vật khác có khối lượng m0 đã biết để so sánh Cho hai vật đó tương tác với nhau Vật
có khối lượng m thu được gia tốc a, vật có khối lượng m0 thu được gia tốc a0 Theo định luật III Newton ta có :
Ma = m0a0 ⇒
a
a m
m= 0 0
Trang 3nhau, so sánh quãng đường tính được khối lượng
người m !
HS : … !
GV : thật ra ta không thể làm như vậy được vì khi đo
xong khối lượng của người thì người ta phải chở
người đó vào phòng cấp cứu rồi ! Như vậy ta còn đó
khối lượng bằng Phương pháp cân, có nghĩa là so
sánh khối lượng vật cần đo với khối lượng đã biết
trước là các quả cân
Khối lượng chuẩn quốc tế hiện nay m0 = 1 Kg
V BÀI TẬP VẬN DỤNG
GV Trình bày hướng dẫn HS giải bài tập như phần
trình bày bên !
Học sinh làm bài tập 1,2 và 3 trang 73 vào vở bài
tập
3) Cũng cố
1/Phát biểu định luật III Newton ?
2/ Thế nào là lực và phản lực
4) Dặn dò
- Trả lời câu hỏi : 1 , 2, 3, 4, 5
- Làm bài tập 1 và 2
V BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 01
Khi bóng đập vào tường, bóng tác dụng vào tường theo một lức F Theo định luật III, tường tác dụng trở lại bóng một phản lực F’
Vì tường gắn liền với đất nên có thể coi là khối lượng của nó rất lớn Theo định luật II, gia tốc của tường rất nhỏ, đến mức mà ta không thể quan sát được chuyển động của nó
Bài tập 2
Khi Dương và Thành cầm hai đầu dây mà kéo thì hai đầu dây chịu tác dụng của hai lực
cân bằng nhau F và F’ Còn nếu Dương và Thành cầm chung một đầu dây , đầu kia buộc vào thân cây thì hai người đã tác dụng vào đầu dây một lực gấp 2 F Nhờ dây này mà Dương và Thành đã tác dụng vào cây một lực gấp đôi 2F
Theo định luật III Newton cây cũng tác dụng trở lại dây một phản lực có độ lớn bằng 2F và thông qua dây để tác dụng trở lai Dương và Thànhmột lực bằng 2F Kết quả là hai đầu dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng lớn gấp đôi trường hợp ban đầu Chính
vì điều này mà dây bị đứt
Bài tập 03
Trái Đất tác dụng lên vật trọng lực P Vật
ép lên bàn áp lực P’ Do đó bàn tác dụng lên
vật một phản lực Nvuông góc với mặt bàn ( Gọi là phản lực tiếp tuyến )
Theo định luật III Newton : N = P’
Vật đứng yên là do Nvà Pcân bằng nhau N
= P Từ đó suy ra P = P’ Ở trạng thái cân bằng, vật ép lên mặt đất một lực có độ lớn bằng trọng lượng của vật
Pvà N : là hai lực trực đối cân bằng ( tác dụng lên cùng một vật )
P’và N: là hai lực trực đối không cân bằng nhau ( tác dụng lên hai vật khác nhau )