1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ Vai trò của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thanh hóa trong việc thực hiện bình đẳng giới hiện nay

113 2,8K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 574 KB

Nội dung

Xã hội loài người tồn tại và phát triển nhờ sự nỗ lực lao động, hợp tác, cống hiến của cả nam và nữ. Trải qua lịch sử đấu tranh lâu dài của con người với tự nhiên và xã hội, phụ nữ đã cùng với nam giới sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, làm cho thế giới ngày càng tiến bộ văn minh. Nhưng hàng ngàn năm nay, vị thế của phụ nữ thường bị đánh giá thấp hơn nam giới, thậm chí họ còn bị coi là nô lệ, bị phụ thuộc, kìm hãm sự phát triển do những tư tưởng, phong tục, tập quán lạc hậu, cổ hủ đã tồn tại lâu đời. Để xây dựng một xã hội tiến bộ, tốt đẹp công bằng, để thực hiện sự nghiệp giải phóng con người không thể không quan tâm đến vấn đề bình đẳng nam nữ (còn gọi là bình đẳng giới), tạo cơ hội, trao quyền lực cho phụ nữ để họ làm tròn chức năng người mẹ, người vợ, người công dân. Đây là vấn đề được các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia quan tâm. Do đó, bình đẳng giới trở thành vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu.

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYấN TRUYỀN

Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ TỉNH Thanh Hóa trong việc thực hiện bình đẳng giới hiện nay

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

Trang 2

Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ TỉNH Thanh Hóa trong việc thực hiện bình đẳng giới hiện nay

Ngành : Chủ nghĩa xó hội khoa học

Mó số : 60.22.03.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 4

Chương 2: HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THANH HÓA VÀ THỰC TRẠNG

VAI TRÒ CỦA HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI 352.1 Sơ lược về tỉnh Thanh Hóa và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

2.2 Thực trạng vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa

Chương 3: QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG

CAO VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH THANH HÓA

TRONG VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI 823.1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy

Thanh Hóa về phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ

3.2 Các giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò của Hội Liên hiệp

Phụ nữ Thanh Hóa trong việc thực hiện bình đẳng giới 85

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội loài người tồn tại và phát triển nhờ sự nỗ lực lao động, hợp tác, cốnghiến của cả nam và nữ Trải qua lịch sử đấu tranh lâu dài của con người với tựnhiên và xã hội, phụ nữ đã cùng với nam giới sản xuất ra của cải vật chất và tinhthần, làm cho thế giới ngày càng tiến bộ văn minh Nhưng hàng ngàn năm nay,

vị thế của phụ nữ thường bị đánh giá thấp hơn nam giới, thậm chí họ còn bị coi

là nô lệ, bị phụ thuộc, kìm hãm sự phát triển do những tư tưởng, phong tục, tậpquán lạc hậu, cổ hủ đã tồn tại lâu đời Để xây dựng một xã hội tiến bộ, tốt đẹpcông bằng, để thực hiện sự nghiệp giải phóng con người không thể không quantâm đến vấn đề bình đẳng nam - nữ (còn gọi là bình đẳng giới), tạo cơ hội, traoquyền lực cho phụ nữ để họ làm tròn chức năng người mẹ, người vợ, người côngdân Đây là vấn đề được các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia quan tâm Do đó,bình đẳng giới trở thành vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu

Ở nước ta vấn đề phụ nữ và bình đẳng nam nữ đã được đặt ra từ rất sớm.Năm 1923 khi bàn về vấn đề phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: vấn đềphụ nữ thực chất là đảm bảo và thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị,

xã hội cho phụ nữ Đảng ta trong suốt tiến trình cách mạng, luôn gắn giải phóngdân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ, giải phóng phụ nữ được coi

là một trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã ra đời và trở thành tổchức chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội tích cực động viên, tổ chứclãnh đạo phụ nữ cả nước tích cực tham gia phong trào cách mạng để giải phóngdân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng bản thân Nhờ đường lối đúng đắn ấyHội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc, vai trò củaphụ nữ trong xã hội và gia đình được phát huy Những đóng góp to lớn của phụ

nữ Việt Nam đã góp phần cùng với nam giới làm nên những thắng lợi của cuộccách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH

Trang 7

Ngày nay trong bối cảnh đổi mới đất nước, Hội LHPN Việt Nam đã vàđang có những hoạt động tích cực nhằm phát huy tối đa vai trò của phụ nữ, thựchiện bình đẳng nam nữ vì sự tiến bộ của phụ nữ và của toàn xã hội.

Trong những năm qua, cùng với phụ nữ cả nước Hội LHPN Thanh Hóa

đã có những hoạt động thiết thực, phát huy vai trò của Hội trong cuộc đấu tranhchống lại những phong tục tập quán lạc hậu, vận động phụ nữ vươn lên tronglao động sản xuất kinh doanh, trong công tác, học tập để phát huy vai trò củamình trong gia đình và ngoài xã hội để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ, thực hiệnBĐG Nhờ những nỗ lực của Hội LHPN Thanh Hóa nên sự nghiệp giải phóngphụ nữ, thực hiện BĐG đã đạt được những thành tựu to lớn, tuy nhiên BĐGvẫn còn tồn tại ở nhiều nơi, phẩm chất, tài năng của phụ nữ chưa được đánh giáđúng mức Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy vai trò của phụ nữ, nângcao vị thế trình độ mọi mặt cho phụ nữ, thực hiện BĐG để phụ nữ đóng gópnhiều hơn cho đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội Điều này đòi hỏi có sựtham gia tích cực của toàn xã hội, trong đó Hội LHPN Thanh Hóa có vị tríhàng đầu Vì vậy, nghiên cứu vai trò của Hội LHPN trong việc thực hiện BĐG

và thực trạng bình đẳng giới ở Thanh Hóa, từ đó tìm ra các giải pháp để pháthuy vai trò của Hội LHPN trong việc thực hiện BĐG là vấn đề cấp bách có ýnghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc

Là cán bộ công tác ở Hội LHPN huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa, tác

giả đã chọn vấn đề “Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện bình đẳng giới hiện nay” làm để tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

chuyên ngành CNXH Khoa học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đây là vấn đề thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoahọc xã hội và các nhà quản lý ở Việt Nam Đã có nhiều công trình của tập thể tácgiả cũng như các cá nhân được công bố như:

Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng: “Phụ nữ giới và phát triển”, Nxb

Phụ nữ, Hà Nội 1996 Công trình nghiên cứu này góp phần nêu một số luận

Trang 8

cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội đối với phụ nữ và gia đình,đồng thời phác họa bức tranh đa dạng về vị trí, vai trò của phụ nữ trong sựnghiệp đổi mới.

GS Lê Thi: “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đối mới ở Việt Nam”, Nxb

Phụ nữ, Hà Nội 1998 Đây là một trong những công trình nghiên cứu đã chỉ rõthực trạng đời sống lao động nữ trong giai đoạn đổi mới của đất nước, nhữngvấn đề cần quan tâm giải quyết để thực hiện BĐG

Trung tâm nghiên cứu gia đình và phụ nữ, Viện khoa học xã hội và nhân

văn: “Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (1998-2000) Đề tài chỉ ra sự

biến đổi các mối quan hệ cơ bản trong gia đình, phân tích, chỉ rõ quan hệ giớitrong gia đình và khẳng định vị thế của người phụ nữ trong gia đình, từ đó đềxuất những giải pháp để phát huy vai trò phụ nữ trong thời kỳ đổi mới

PGS, TS Phan Thanh Khôi, PGS, TS Đỗ Thị Thạch (đồng chủ biên):

“Những vấn đề giới: từ lịch sử đến hiện đại”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội,

2007 Công trình này đã trang bị những kiến thức cơ bản về giới như: vấn đềgiới trong kinh điển Mác xít; vấn đề giới trong đường lối, chính sách, pháp luậtcủa Đảng và Nhà nước Việt Nam; vấn đề giới trong thông tin đại chúng, vấn đềgiới trong sách giáo khoa giáo dục phổ thông

GS, TS Trịnh Quốc Tuấn, PGS, TS Đỗ Thị Thạch (đồng chủ biên): “Khoa học giới những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà

Nội, 2008 Công trình tập hợp những bài viết của các tác giả bàn về thực trạngvấn đề giới trong một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội Đề tài đã cung cấpnhững vấn đề lý luận thực tiễn về giới cho việc nghiên cứu về BĐG ở Việt Namhiện nay

Đã có một số luận án, luận văn đề cập đến vấn đề này như:

Luận án tiến sĩ của Chu Thị Thoa: “Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay” (2002), đã đề cập đến thực

trạng BĐG trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng, làm sáng tỏ một

Trang 9

số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu BĐG trong gia đình nôngthôn hiện nay.

Luận văn thạc sĩ của Trần Thanh Hiển: “Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” (2008), Luận văn tập

trung nghiên cứu việc thực hiện BĐG trong gia đình nông dân chủ yếu ở một sốtỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Vân: “Bình đẳng giới trong gia đình thanh niên nông thông ở tỉnh Bắc Giang hiện nay” (2012); và luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hoa “Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa” (2012) Các tác giả đã làm rõ lý luận về BĐG, chỉ ra thực trạng BĐG

trong gia đình, thanh niên nông thôn ở Bắc Giang và gia đình đồng bào dân tộcthiểu số ở Thanh Hóa, từ đó đề ra phương hướng và giải pháp để thực hiện BĐGtrong gia đình

Khóa luận tốt nghiệp đại học của Trần Thị Luyến: “Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Nam Định trong việc thực hiện bình đẳng giới Khóa luận đã làm rõ

vai trò của Hội LHPN Nam Định trong việc thực hiện BĐG

Đây là những tài liệu tham khảo quý để tác giả luận văn kế thừa Nhưngđến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về vai trò của Hội LHPN Thanh

Hóa trong việc thực hiện BĐG, vì vậy, tác giả luận văn chọn vấn đề “Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện bình đẳng giới hiện nay” nhằm góp một tiếng nói khẳng định vai trò của Hội LHPN trong cuộc

đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ, thực hiện BĐG

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích

Trên cơ sở lý luận về BĐG, vai trò của Hội LHPN trong thực hiện BĐG vàthực trạng vai trò của Hội LHPN trong việc thực hiện BĐG ở Thanh Hóa, luậnvăn đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của HộiLHPN trong thực hiện BĐG ở Thanh Hóa

Trang 10

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận văn xác định nhiệm vụ chủ yếu là:

- Làm rõ lý luận về BĐG và vai trò của Hội LHPN trong thực hiện BĐG;

- Phân tích thực trạng vai trò của Hội LHPN trong việc thực hiện BĐG vàthực trạng BĐG ở Thanh Hóa;

- Khái quát một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng caovai trò của Hội LHPN trong thực hiện BĐG, phát huy vai trò của phụ nữ trong

sự nghiệp đổi mới đất nước

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về BĐG và vai trò của HộiLHPN trong việc thực hiện BĐG và thực trạng BĐG ở Thanh Hóa

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu vai trò của Hội LHPN ở Thanh Hóa trong việc thựchiện BĐG chủ yếu giai đoạn từ 2006 đến giữa năm 2014

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh và ĐảngCộng sản Việt Nam về BĐG, quan điểm của LHQ về BĐG

- Cơ sở thực tiễn là thực trạng vai trò của Hội LHPN trong việc thực hiệnBĐG qua các báo cáo tổng kết của Hội LHPN Thanh Hóa và kết quả điều tra xãhội học về BĐG của tác giả

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng; chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp logic lịch sử, phươngpháp thu thập, phân tích tài liệu, phương pháp điều tra xã hội học

6 Đóng góp của luận văn

- Đánh giá thực trạng vai trò của Hội LHPN trong việc thực hiện bình đẳnggiới và kết quả bình đẳng giới đã đạt được ở Thanh Hóa

Trang 11

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của Hội LHPNtrong việc thực hiện BĐG ở Thanh Hóa giai đoạn sắp tới.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng cho các cấp lãnhđạo, quản lý ở Thanh Hóa tham khảo trong việc xây dựng các cơ chế, chính sáchđối với Hội LHPN các cấp ở Thanh Hóa, nhằm phát huy vai trò của Hội LHPNtrong việc thực hiện BĐG ở Thanh Hóa

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho trường Chính trị tỉnh,các Trung tâm chính trị huyện, thành phố, trong giảng dạy các chuyên đề giađình, dân vận ở Thanh Hóa

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn gồm 3 chương, 6 tiết

Trang 12

Chương 1 BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1.1 Khái niệm và nội dung bình đẳng giới

1.1.1 Khái niệm giới và bình đẳng giới

1.1.1.1 Khái niệm giới

Giới (Gen der) là một khái niệm, đồng thời cũng là một phương pháp tiếp

cận đối với các vấn đề kinh tế - xã hội trên cơ sở bình đẳng và phát triển

Giới thường đi liền với khái niệm cặp đối với nó là giới tính Giới chỉ có

thể được hiểu một cách đúng đắn khi đặt trong sự so sánh với một khái niệm

khác nhưng có liên quan chặt chẽ với nó là giới tính Phân biệt mối liên hệ và sự khác biệt giữa giới và giới tính là nắm được cốt lõi nội dung của khái niệm giới Theo các nhà khoa học nghiên cứu về giới thì Giới là một thuật ngữ xã hội

học bắt nguồn từ môn Nhân loại học một phạm trù triết học nhằm xác định mối

quan hệ giữa nam - nữ và xã hội Giới nghiên cứu về vai trò, trách nhiệm và

quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân chia lao động,

các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích Giới đề cập đến các quy tắc, tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không theo thực thể cá nhân, giới được xác định theo văn

hóa chứ không theo khía cạnh sinh vật học và có thể thay đổi theo thời gian, theo

xã hội và các vùng địa lý khác nhau Mỗi người khi mới sinh ra không có sẵn

đặc tính giới Những đặc tính giới mà con người có được là do gia đình, xã hội

và nền văn hóa của mỗi dân tộc quy định

Như vậy: giới là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới xét về mặt xã hội.

Còn giới tính chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt y sinh học, sự khácbiệt này gắn với quá trình tái sản xuất ra con người Cụ thể phụ nữ mang thai,sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ, còn nam giới là một trong những yếu tố tạo raquá trình thụ thai

Trang 13

Giới tính là tiền đề sinh học của sự khác biệt giữa nam và nữ, còn nội dungcủa sự khác biệt này lại do xã hội quy định Chính quy định của xã hội đã làmcho người ta tin rằng, nam giới luôn có ưu thế hơn hẳn phụ nữ Niềm tin nàythường mạnh hơn các chứng cứ khoa học Điều này giải thích vì sao quan hệ

giới lại biến đổi chậm chạp, cuộc đấu tranh cho BĐG vô cùng khó khăn Vì vậy,

việc nâng cao vị thế của phụ nữ là công việc của toàn xã hội, của gia đình và mỗi

cá nhân, là công việc khó khăn, gian khổ và lâu dài

Tóm lại, khái niệm giới ra đời nhằm lý giải sự khác biệt giữa nam và nữ về

mặt xã hội Sự khác biệt này chịu sự chi phối ban đầu của yếu tố y sinh học (giớitính) song về nội dung và mức độ lại do yếu tố xã hội quy định

Người ta thường lấy sự khác biệt về giới tính để chỉ sự khác biệt về giới.

Đằng sau điểm xuất phát đơn giản đó, là cả một thế giới phức tạp, từ nhận thứcđến tình cảm, hành vi, từ gia đình, nhà trường đến xã hội, đến phong tục, tậpquán thậm chí khoét sâu sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội Vì

vậy, chỉ có thể giảm bớt hoặc thu hẹp sự khác biệt về giới bằng nhận thức, hành

vi và các chính sách mới tích cực của xã hội đối với nam và nữ, đó là những giảipháp cơ bản để thúc đẩy BĐG

Khoa học về giới nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa 3 thành phần: nam

-nữ - xã hội trên mọi lĩnh vực của đời sống con người

Làm rõ vai trò của mỗi giới trong xã hội, đặc biệt quan tâm đến vai trò củaphụ nữ, quyền lợi của phụ nữ và sự tham gia của phụ nữ vào quá trình phát triển

xã hội, phát triển con người để xây dựng CNXH

Nói đến giới không phải chỉ nói đến giới nam - nữ nói chung mà còn nói đến quan hệ hai giới trong những hoạt động xã hội, lao động, học tập, trong sinh

hoạt tập thể, trong xã hội và gia đình Qua sự phân tích so sánh làm rõ hiện trạnggiới nam và giới nữ để từ đó có chiến lược, sách lược đúng đắn về vấn đề giới

nhằm khai thác, phát huy tiềm năng của mỗi giới cho sự phát triển của xã hội,

đặc biệt có chính sách phù hợp với giới nữ nhóm xã hội yếu thế hơn so với namgiới là điều kiện cơ bản tạo nên sự phát triển bền vững

Trang 14

so sánh vị thế của các nhóm xã hội, các giai cấp hoặc cá nhân người ta thường

dùng các từ như bình đẳng hoặc bất bình đẳng để mô tả Lịch sử nhân loại coi

cuộc cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất trong các cuộc cách

mạng tư sản với tư tưởng: tự do - bình đẳng - bác ái Bản hiến pháp đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa kỳ đã trở thành bản hiến pháp bất hủ với tuyên bố: mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.

Tuyên bố chung về Nhân quyền của Liên Hợp quốc cũng khẳng định: mọingười sinh ra đều có quyền bình đẳng

Trong bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng

hoà ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyền bình đẳng của dân

tộc, nhân dân Việt Nam với nhân dân và các dân tộc trên thế giới Người cònchỉ rõ: Mục đích của cuộc cách mạng XHCN ở Việt Nam là giành quyền bìnhđẳng cho dân tộc, bình đẳng, bình quyền cho phụ nữ Người viết: Chúng ta làmcách mạng là để tranh lấy bình quyền, bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như

nhau BĐG là bình đẳng giữa nam và nữ là một trong những nội dung của bình

đẳng xã hội

BĐG có thể được xem xét trên hai quan điểm:

Thứ nhất, BĐG khi chưa có nhận thức giới Bình đẳng là được đối xử như

nhau về địa vị và quyền lợi, các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, không phân biệtthành phần và địa vị xã hội, trong đó trước tiên và cơ bản nhất là bình đẳng trướcpháp luật

Theo đó, BĐG sẽ được hiểu là sự đối xử như nhau giữa nam và nữ trên mọi phương diện, không phân biệt, hạn chế, loại trừ quyền của bất cứ giới nam hoặc giới nữ.

Trang 15

Ở đây điều kiện cần thiết chỉ là cung cấp cho phụ nữ các cơ hội bình đẳng,sau đó người ta tin rằng phụ nữ sẽ được hưởng thụ theo các nguyên tắc và tiêu

chuẩn như nam giới và đem lại kết quả như nhau, nhưng thực tế, sự đối xử bình đẳng không phải lúc nào cũng đem lại sự bình đẳng thật sự giữa nam và nữ Sau

này, quan điểm trên được nhiều nhà nghiên cứu về giới cho rằng đây là loại

“bình đẳng giới mà không tôn trọng sự khác biệt về giới tính”

Việc đối xử như nhau không phân biệt nam nữ là điều hết sức cần thiết,song chưa đủ để phụ nữ được bình đẳng thực sự Ở nhiều quốc gia trên thế giớitrong đó có Việt Nam, xuất phát từ vấn đề quyền con người, Hiến pháp đã ghinhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ trên mọi phương diện của đời sống xãhội Đây là sự tiến bộ lớn song nếu chỉ dừng lại ở mức độ này phụ nữ vẫn chưađược BĐG thực sự Cũng là con người như nam giới nhưng phụ nữ lại có nhữngđặc tính về giới tính hết sức riêng biệt do đặc trưng sinh học và đặc trưng xã hộiquy định chi phối, cho nên nếu chỉ thực hiện sự đối xử như nhau (căn cứ vào cáichung) mà không chú ý đến cái riêng biệt để có cách đối xử đặc biệt thì sẽ không

có bình đẳng thực sự bởi lẽ trong quá trình phát triển giữa nam và nữ đã không

có cùng một điểm xuất phát, cho nên dù có cơ hội như nhau nhưng phụ nữ khónắm bắt được cơ hội ấy như nam giới Ví dụ khi cơ hội tìm việc làm có thu nhậpcao mở ra cho cả nam và nữ nhưng phụ nữ khó có thể đón nhận được cơ hội ấynhư nam giới (do sức khỏe, công việc gia đình, các quan niệm cứng nhắc trongphân công lao động) Ngay cả khi có điểm xuất phát như nhau do đã được tạođiều kiện thì quá trình phát triển tiếp theo của phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăncản trở hơn so với nam giới Chẳng hạn hai sinh viên nam và nữ cùng tốt nghiệpđại học với trình độ tương đương sau 10 năm thì trình độ và khả năng thăng tiếngiữa hai người rất khác nhau Trong thời gian này, nam giới có thể chuyên tâmvào học tập, nâng cao trình độ, còn phụ nữ lại phải chi phối thời gian sức lực choviệc sinh đẻ và nuôi con nhỏ và biết bao công việc gia đình khác Vì vậy đối xửnhư nhau không thể đem lại sự bình đẳng giữa hai giới nam và nữ vốn rất khácnhau về mặt tự nhiên và xã hội (do lịch sử để lại)

Trang 16

Theo quan điểm này thì mọi điều kiện cần thiết chỉ là cung cấp cho phụ nữcác cơ hội bình đẳng và người ta mong đợi ở phụ nữ sẽ tiếp cận các cơ hội này,thực hiện và hưởng lợi theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn như nam giới Điềunày đặt ra sức ép vô cùng lớn đối với phụ nữ trong khi đó lại thu hẹp sự tiếp cậncủa họ đối với các kỹ năng và các nguồn cần thiết để có thể tận dụng “các cơ hộibình đẳng” Bình đẳng về cơ hội, về sự lựa chọn và đối xử là cần thiết nhưngkhông phải là cơ hội quan trọng để hỗ trợ cho sự phát triển của phụ nữ.

Thứ hai, quan điểm bình đẳng khi có nhận thức giới Các nhà khoa học

nghiên cứu giới cho rằng, khi đã thừa nhận phụ nữ có những khác biệt cả về tựnhiên và xã hội so với nam giới, thì sự đối xử như nhau sẽ không đạt được bìnhđẳng Cho nên BĐG không chỉ là thực hiện sự đối xử như nhau giữa nam và nữtrên mọi lĩnh vực xã hội, theo phương châm phụ nữ có thể có quyền làm tất cảnhững gì nam giới có thể và có quyền làm

BĐG còn là quá trình khắc phục tình trạng bất bình đẳng giữa hai giới nhưng không triệt tiêu những khác biệt tự nhiên của họ, thông qua các đối xử đặc biệt với phụ nữ (trong Luật BĐG hiện nay đã có các quy định cụ thể về

những điều khoản “đặc biệt tạm thời” mà không coi đó là phân biệt giới để thựchiện BĐG)

Những đối xử đặc biệt tác động đến sự khác biệt tự nhiên giữa nam và nữ,

hạn chế những thiệt thòi của phụ nữ cần được duy trì thường xuyên như chươngtrình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản, các chínhsách đặc biệt cho lao động nữ các đối xử đặc biệt này sẽ tác động và làm thayđổi vị thế của người phụ nữ do lịch sử để lại, cách đối xử đặc biệt được duy trìchừng nào đạt được sự bình đẳng hoàn toàn Đối xử đặc biệt khác không chỉ căn

cứ vào sự khác biệt nam và nữ, quá trình tiến tới BĐG mà còn phải chú ý tới sựkhác biệt ngay trong giới nữ được thể hiện qua các nhóm phụ nữ khác nhau nhưgiữa phụ nữ thành thị và nông thôn, giữa nữ công nhân với nữ nông dân, nữ tríthức, giữa những phụ nữ giàu và phụ nữ nghèo

Trang 17

Như vậy, việc đối xử như nhau giữa các bộ phận xã hội không giống nhau sẽ không thể đạt được bình đẳng thực sự Để đạt tới bình đẳng chính là cần phải có các đối xử đặc biệt thậm chí là những điều kiện ưu tiên cho các nhóm xã hội yếu thế Trong một môi trường xã hội, mà cơ hội, điều kiện, trình độ và vị trí xã hội

của phụ nữ còn thấp hơn nam giới là phổ biến thì để có bình đẳng giới thực sự,

cách đối xử đặc biệt như trên đối với phụ nữ là điều kiện cần thiết cần phải có Như vậy BĐG là một trạng thái lý tưởng trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí xã hội như nhau, được tạo cơ hội và điều kiện thích hợp để phát huy khả năng của mình nhằm đóng góp cho sự phát triển của xã hội và được hưởng lợi từ các kết quả của quá trình phát triển đó.

Quan điểm bình đẳng khi có nhận thức giới đã đưa ra sự tiếp cận đúng đắn,

công nhận sự khác biệt và thực tế phụ nữ đang ở vị trí bất bình đẳng do sự phânbiệt đối xử trong quá khứ và hiện tại Mô hình này không chỉ quan tâm đến cơhội bình đẳng mà còn quan tâm đến kết quả của sự bình đẳng, sự đối xử bìnhđẳng, tiếp cận bình đẳng và lợi ích bình đẳng

Nói tóm lại, BĐG có ý nghĩa là nam giới và phụ nữ được trải nghiệmnhững điều kiện ngang nhau để phát huy hết tiềm năng của mình, có cơ hội đểtham gia, đóng góp và hưởng lợi như nhau từ các hoạt động phát triển của quốc

gia về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội BĐG còn là quá trình khắc phục tình trạng bất bình đẳng giữa hai giới nhưng không triệt tiêu những khác biệt tự nhiên giữa họ thông qua các đối xử đặc biệt với phụ nữ Để đạt tới BĐG trong

một môi trường mà cơ hội, điều kiện và vị trí xã hội của phụ nữ còn thấp hơnnam giới thì việc đối xử đặc biệt với phụ nữ, ưu tiên cho phụ nữ trên một số lĩnhvực chính là cơ sở để tạo lập sự bình đẳng thật sự cho họ

Trong những thập niên qua bình đẳng nam - nữ được coi như một nguyêntắc cơ bản được nhiều quốc gia công nhận và được đưa vào Hiến pháp, được cụthể hóa bằng pháp luật Tuy nhiên, trong thực tế cho đến nay trên thế giới chưa

có một nước nào phụ nữ được bình đẳng với đàn ông trên tất cả các lĩnh vực củađời sống Theo báo cáo phát triển con người của tổ chức phát triển của Liên Hợp

Trang 18

quốc (UNDP) đã đưa ra con số đáng kinh hoàng: lao động của phụ nữ thế giới bị

bỏ quên không được tính công, hàng năm là 11 ngàn tỷ đô la Mỹ Kết luận vềBĐG báo cáo đã viết: “Chưa có nơi nào trên trái đất phụ nữ được hoàn toàn bìnhđẳng với nam giới… cánh cửa mở ra sự bình đẳng mới chỉ hé ra và có nhiều nơiđang khép lại” (Báo cáo UNDP 1995)

Phụ nữ thường không có thu nhập cao bằng nam giới vì công việc làm của

họ ngoài xã hội phần nhiều là những công việc giản đơn, nặng nhọc, thu nhậpthấp còn việc nhà chăm sóc con cái lại không được tính công Đặc biệt, tại một

số nước theo đạo Hồi địa vị của phụ nữ vô cùng kém Phụ nữ ở Ả rập, Irankhông có quyền xin hộ chiếu, không có quyền xuất cảnh nếu không được sựđồng ý của chồng Ở Namibia, Bốt-xoan-na phụ nữ có chồng không được quản

lý tài sản, phải chịu sự giám hộ suốt đời của chồng Ở Áp-ga-nix-tan, pháp luậtquy định đàn ông có quyền lấy 4 vợ, trong khi đó nếu phụ nữ có quan hệ tìnhdục với người khác sẽ bị ném đá cho đến chết

Theo Giáo sư ưu tú Y-vôn-me Castellan - Đại học Pari Pháp thì “Ở cácnước theo đạo Hồi: người chồng tốt chỉ đơn giản là người quản lý tốt tài sản củaanh ta trong đó có vợ anh, theo phong tục là một trong ba thứ có ích cho namgiới, hai thứ khác là nhà cửa và đàn ngựa Có một bức vách vững chắc, ngăncách riêng biệt hai vũ trụ, nam giới và nữ giới Đối với phụ nữ đó là bóng tối, làcuộc đời nội trợ, nhà cửa, con cái là sự phụ thuộc suốt đời Còn đối với nam giới

là ánh sáng bên ngoài, có sáng kiến là sự chủ động, được giao tiếp điều đình…”,

“phụ nữ là đồ vật, đàn ông giàu có thể mua nhiều” [11, tr.31-32] Với nhữngbiểu hiện trên đây rõ ràng BĐG là vấn đề vô cùng cấp thiết, BĐG là vật cản cho

sự phát triển của xã hội, của loài người nhất là với phụ nữ

1.1.2 Nội dung của bình đẳng giới và vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ trong việc thực hiện bình đẳng giới

1.1.2.1 Nội dung bình đẳng giới

Thực hiện BĐG là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhân loại tiến bộ,trong đó Liên Hợp quốc có vai trò đặc biệt quan trọng Tổ chức Liên Hợp quốc

Trang 19

được thành lập từ năm 1945 Đây là cơ quan quốc tế có quyền lực cao nhất nhằmtạo sự cân bằng và thúc đẩy sự phát triển toàn cầu Vào những năm 60 của thế kỷtrước, khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Mỹ và chủ nghĩa A-pác-thai còn tồntại ở Nam Phi thì công ước phân biệt chủng tộc ra đời Tiếp đó là sự ra đời củacác Công ước của Liên Hợp quốc liên quan đến phụ nữ như:

Tuyên bố về quyền con người.

Công ước về trấn áp tội buôn bán người và bóc lột mại dâm (1949).

Công ước về quyền chính trị của phụ nữ (1952).

Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn (1957).

Tuyên bố về xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ ngày 7/11/1967.

Năm 1980, Liên Hợp quốc đã thông qua Công ước Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ra đời (gọi tắt là Công ước CEDAW) Công ước

CEDAW là kết tinh tư tưởng tiến bộ của loài người đối với phụ nữ Đây là Vănkiện quốc tế mang tính pháp lý đầu tiên nhằm ngăn chặn sự phân biệt đối xửvới phụ nữ và xây dựng một chương trình nghị sự để thúc đẩy quyền bình đẳngcủa phụ nữ

Công ước CEDAW đã đưa ra ba nguyên tắc lớn là:

Bình đẳng trong thực tế

Không phân biệt đối xử

Nghĩa vụ quốc gia

Công ước gồm 6 phần 30 điều Ngay trong phần mở đầu Công ước đã xácnhận rằng: Sự phân biệt đối xử với phụ nữ đang là vấn đề nghiêm trọng trên thếgiới và chính nó đã vi phạm các nguyên tắc về quyền bình đẳng và tôn trọngphẩm giá con người, là một trở ngại đối với phụ nữ tham gia vào đời sống chínhtrị, kinh tế, xã hội, văn hoá, cản trở sự tăng trưởng của xã hội, gia đình và gâykhó khăn cho sự phát triển đầy đủ, cái khả năng tiềm tàng của phụ nữ trong việcphục vụ đất nước và loài người

Công ước đã đưa ra các điều khoản cụ thể và toàn diện để Chính phủ cácnước làm cơ sở pháp lý cho việc xoá bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ

Trang 20

nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,việc làm, hôn nhân, gia đình, chăm sóc sức khoẻ, mức lương…

BĐG được đề cập một cách toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hộitrong CEDAW Đó là các lĩnh vực cơ bản như chính trị; kinh tế, việc làm; giáodục; chăm sóc sức khoẻ; hôn nhân và gia đình Công ước xuất phát từ vấn đềnhân quyền, quyền con người của nam cũng như nữ và xuất phát từ tính hiệu quảcủa phát triển Tuy nhiên do điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở mỗinước có những nét đặc thù, nhưng ở bất cứ nước nào BĐG được thể hiện trêncác lĩnh vực sau:

Một là, bình đẳng về chính trị Đó là quyền hợp pháp của phụ nữ được Hiến

pháp công nhận với tư cách là công dân, phụ nữ có những quyền cơ bản sau:Quyền bầu cử và ứng cử vào tất cả các cơ quan dân cử, quyền góp ý kiếnxây dựng hiến pháp, pháp luật, quyền được nêu ý kiến, nguyện vọng trong hộihọp, quyền nêu ý kiến về những vấn đề chính trị, xã hội trên các phương tiệnthông tin đại chúng

Quyền tham gia xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước tham gia công tác quản lý ở các cấp chính quyền

Quyền được tham gia các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng, các tổchức nghề nghiệp nhằm mang lại lợi ích cho bản thân, phù hợp với sự phát triểnđất nước

Quyền khiếu nại, tố cáo

Hai là, bình đẳng về kinh tế.

Quyền được làm việc và được hưởng cơ hội có việc làm như nhau

Quyền được tự do chọn nghề nghiệp, việc làm, quyền được đề bạt làm lãnhđạo, được học tập nâng cao trình độ về mọi mặt để được thăng tiến

Quyền được vay vốn ngân hàng, tham gia các dịch vụ tín dụng

Quyền đưa ra quyết định trong việc mua bán những tài sản có giá trị tronggia đình

Bình đẳng trong việc hưởng quyền thừa kế tài sản

Trang 21

Nam nữ được bình đẳng trong việc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh.Lao động nữ ở nông thôn và miền núi được hỗ trợ vay vốn khuyến nôngkhuyến lâm khuyến ngư, được đào tạo kỹ năng trồng trọt chăn nuôi theo quyđịnh của pháp luật.

Chủ lao động sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chínhtheo quy định của pháp luật

Ba là, bình đẳng trong lĩnh vực lao động.

Nam nữ được bình đẳng về tiêu chuẩn độ tuổi để đi làm, được đối xử bìnhđẳng tại nơi làm việc, được trả lương như nhau, được đối xử đánh giá như nhaukhi làm những việc có giá trị ngang nhau

Nam nữ được bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệmvào các vị trí lãnh đạo

Quyền được bảo vệ sức khỏe, được đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ chứcnăng sinh đẻ

Bốn là, bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ.

Quyền được học tập như nhau ở mọi cấp học từ mẫu giáo đến sau đại học,được học những ngành nghề phù hợp với khả năng, sở thích

Có cơ hội như nhau trong đào tạo được hưởng học bổng, miễn giảm họcphí và các trợ cấp học tập khác Được tạo cơ hội để nữ sinh không bỏ học, đượctheo học ở các lớp dành cho những phụ nữ phải nghỉ học sớm hoặc không cóđiều kiện đến lớp học

Người phụ nữ phải được học tập để có kiến thức nuôi và dạy con

Nam nữ bình đẳng trong hoạt động công nghệ, được tập huấn về giống kỹthuật, cách sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, kỹ thuật chăn nuôi

Năm là, bình đẳng trong việc chăm sóc sức khỏe.

Nam nữ bình đẳng trong việc tham gia các hoạt động giáo dục truyền thông

về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế, kể cả dịch

vụ kế hoạch hóa gia đình

Bảo đảm cho phụ nữ có những dịch vụ thích hợp liên quan đến thai nghén,sinh đẻ, chăm sóc sau khi đẻ, chăm sóc con cái khi ốm đau

Trang 22

Nam nữ cần bàn bạc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai, biện pháp

an toàn tình dục, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền quađường tình dục

Nội dung bình đẳng giới trong gia đình

Nam nữ có quyền và trách nhiệm như nhau trong vai trò làm cha mẹ, trongviệc chăm sóc nuôi dạy con cái, có quyền và trách nhiệm như nhau trong thựchiện kế hoạch hoá gia đình

Nam - nữ có quyền và trách nhiệm như nhau trong việc sở hữu, kiểm soát,quản lý, sử dụng, hưởng thụ và định đoạt những tài sản gia đình

Nam nữ có quyền và trách nhiệm như nhau trong thời gian hôn nhân cũngnhư ly hôn bị thủ tiêu

Ngoài những lĩnh vực trên bình đẳng giới còn được thể hiện trên các lĩnhvực sau: bình đẳng trong đối xử; bình đẳng về cơ hội; bình đẳng về hưởng thụ;bình đẳng về quyền kiểm soát và ra quyết định

Thực hiện những nội dung trên đây, mới đảm bảo cho phụ nữ được bìnhđẳng thực sự với nam giới, tạo cơ hội cho phụ nữ phát huy khả năng để góp phầnphát triển đất nước, xây dựng hạnh phúc gia đình

Khi đánh giá thực trạng BĐG cần phải xem xét vấn đề này trên hai phươngdiện: bình đẳng trên văn bản và bình đẳng trên thực tế Hai phương diện này đềuquan trọng nó hỗ trợ bổ sung cho nhau

Bình đẳng trên văn bản có nghĩa là nội dung nghiên cứu bình đẳng đã được

ghi lại thành văn mang tính pháp lý, được phổ biến rộng rãi đến các cơ quan, cácđịa phương, đến các tổ chức chính trị xã hội, được phổ biến trên các phương tiệnthông tin đại chúng, nhà nước yêu cầu công dân phải thực hiện

Bình đẳng trên thực tế chỉ kết quả cụ thể của việc thực hiện các nguyên tắc bình đẳng đã được nêu bằng văn bản mang lại lợi ích thiết thực về quyền lợi và

vị thế mà người phụ nữ đạt được trong mối quan hệ với nam giới.

Từ văn bản quy định đến kết quả đạt được trong thực tế không phải dễ dàng

có thể còn là khoảng cách dài Bình đẳng trong thực tế có kết quả thường khiêm

Trang 23

tốn hơn so với bình đẳng trong văn bản Đây là điều cần được đặc biệt quan tâmkhi bàn về BĐG Ở Việt Nam, Hiến pháp, Luật Hôn nhân gia đình, Luật BĐG,Luật Phòng chống bạo hành trong gia đình đã được phổ biến rộng rãi Vì vậy,địa vị của phụ nữ Việt Nam đã thay đổi lớn nhưng nhiều vùng miền, địa phươngphụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi bị đánh đập, buôn bán, xâm hại đến thể xác vàtinh thần, nhưng chưa được các cơ quan bảo vệ pháp luật bảo vệ đầy đủ Nhiều

kẻ vi phạm pháp luật với phụ nữ vẫn chưa bị trừng trị thích đáng

Khi bàn đến BĐG về nguyên tắc chỉ bàn tới vị thế giữa nam và nữ nhưngtrong thực tế BĐG phải tính đến sự bình đẳng giữa các nhóm phụ nữ Khoảngcách giữa các nhóm xã hội trong cùng một giới ngày càng tăng nhanh, sự phânhóa giữa các nhóm phụ nữ diễn ra nhanh hơn so với sự phân hóa giữa các nhómnam giới (ví dụ so sánh giữa nhóm nữ thanh niên ở thành phố được học hành, tựtin năng động… so với nhóm nữ thanh niên ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam

Bộ thì thấy sự khác biệt giữa họ là rất lớn) Nếu không thấy rõ sự khác biệt này,chỉ thực hiện một chính sách chung hiệu quả của chính sách bình đẳng sẽ khôngthiết thực với các nhóm phụ nữ khác nhau

1.1.2.2 Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc thực hiện bình đẳng giới

Theo từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988

thì: “Vai trò là tác dụng chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của một cái gì đó”.

Theo đó, vai trò của Hội LHPN là tổ chức có tác dụng, chức năng giáo dục

động viên phụ nữ trong mọi hoạt động vì sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ.

Hội LHPN Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội của phụ nữ, hội có nhiệm

vụ tổ chức giáo dục phụ nữ đi theo Đảng Cộng sản Việt Nam làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng phụ nữ và xây dựng xã hội mới XHCN.

Hội LHPN Việt Nam ra đời ngày 20/10/1930, từ đó đến nay Hội đã cónhững đóng góp to lớn trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng

Trang 24

CNXH, đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ, thực hiện BĐG, động viênkhuyến khích phụ nữ nỗ lực học tập, lao động, công tác để nâng cao vị thế củamình trong gia đình và xã hội góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Vai trò của Hội LHPN trong việc thực hiện BĐG được Luật BĐG quy địnhnhư sau:

Điều 29: Trách nhiệm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên.

1 Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước

về BĐG theo quy định của pháp luật

2 Bảo đảm BĐG trong tổ chức

3 Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật BĐG

4 Tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện BĐG

Điều 30: Trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

1 Thực hiện các quy định tại Điều 29 của Luật này

2 Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu BĐG

3 Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ

đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; phụ nữ đủ tiêu chuẩntham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị

4 Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ

nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật

5 Thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về BĐG

1.2 Những vấn đề lý luận về bình đẳng giới

1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng giới

Trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, vấn đề giải phóng phụ nữ và thực hiệnBĐG đã được nhiều nhà tư tưởng quan tâm nghiên cứu Bởi lẽ phụ nữ không chỉ

có vai trò làm vợ làm mẹ trong gia đình mà họ còn là người lao động người côngdân trong xã hội Họ không chỉ là người thực hiện chức năng tái sản xuất ra conngười mà còn là người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội,

là một lực lượng quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Tuynhiên, dưới chế độ tư hữu luôn tồn tại một nghịch lý là người phụ nữ dù có vai

Trang 25

trò to lớn nhưng trên thực tế lại có địa vị thấp hèn không chỉ trong gia đình và cả

ở ngoài xã hội Phụ nữ luôn chịu cảnh bất bình đẳng với nam giới, bị bóc lộtthậm tệ, bị tha hóa Các hình thức bất bình đẳng tuy có thay đổi qua từng thời kỳlịch sử nhưng bản chất của nó thì không hề thay đổi

Một trong những quan điểm phi lý đã từng ngự trị trong lịch sử xã hội loạingười là: kể từ khi có xã hội, đàn bà đã là nô lệ của đàn ông Để bảo vệ chế độthống trị, các nhà tư tưởng của giai cấp bóc lột đã biện hộ rằng do giá trị “khôngđầy đủ” của người phụ nữ nên sự lệ thuộc của họ vào người đàn ông là lẽ tấtnhiên Trái với quan điểm này, các nhà tư tưởng tiến bộ, đặc biệt là các nhà tưtưởng XHCN trước Mác đã kịch liệt phê phán sự phân chia xã hội thành cácđẳng cấp khác nhau, sự xô đẩy người phụ nữ tới tận cùng của áp bức Tô-mát-Mo-rơ nhà XHCN không tưởng nổi tiếng ở Anh thế kỷ XVI đã có cái nhìn nhânđạo và tiến bộ với phụ nữ, ông là người đầu tiên trong lịch sử thế giới cận đạichủ trương thực hiện nam nữ bình đẳng, tự do kết hôn Hôn nhân dựa trên tìnhyêu, nam - nữ đều được hưởng một nền giáo dục chung

Phuriê - đại biểu xuất sắc nhất của XHCN không tưởng ở Pháp đầu thế kỷXIX đã phê phán sự bình đẳng trong quan hệ nam nữ trong gia đình và ngoài xãhội, ông cho rằng “làm ô nhục phụ nữ là nét căn bản và tiêu biểu của thời đại dãman cũng như thời đại văn minh” và “tự nhiên đã ban phát cho 2 giới nhữngphần bằng nhau về năng lực làm khoa học và nghệ thuật” Song dưới chế độTBCN người phụ nữ luôn chịu thiệt thòi, địa vị thấp kém Vì vậy, Phuriê làngười đầu tiên khẳng định “trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo tự nhiên của

sự giải phóng nói chung”

Rôbớt Ôoen - nhà XHCN không tưởng nổi tiếng ở Anh đầu thế kỷ XIXcũng có cái nhìn rất nhân đạo đối với phụ nữ Để xây dựng xã hội tốt đẹp theoÔoen cần phát triển giáo dục, phát triển trí tuệ, cải tạo triệt để hoàn cảnh sốngcho mọi người Thực hiện giáo dục bình đẳng, hôn nhân tự do, phụ nữ được làmviệc phù hợp với sức khoẻ, có điều kiện chăm sóc con cái

Như vậy, các nhà XHCN không tưởng đều quan tâm đến phụ nữ, có cáinhìn nhân đạo với phụ nữ, các ông đều mong muốn đem lại quyền tự do, bình

Trang 26

đẳng cho phụ nữ trong học tập, lao động, trong hôn nhân gia đình, tạo cơ hội chophụ nữ làm tốt nhiệm vụ đối với gia đình và xã hội Do bị hạn chế về thế giớiquan và bị quy định bởi hoàn cảnh lịch sử, các nhà tư tưởng tiến bộ đương thời

dù có nỗ lực vượt bậc cũng không vượt qua được những hạn chế mà chính thờiđại họ chưa cho phép Vì vậy, các ông chưa tìm ra con đường để giải phóng phụ

nữ, thực hiện bình đẳng nam - nữ

Đến giữa thế kỷ XIX, sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất đã tạo

ra tiền đề kinh tế - xã hội cho cuộc đấu tranh giải phóng các giai cấp bị áp bứcbóc lột và giải phóng phụ nữ Trong hoàn cảnh ấy, kế thừa những tinh hoa trí tuệcủa nhân loại, cụ thể là tư tưởng nhân văn nhân đạo của các nhà XHCN khôngtưởng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thực hiện cuộc cách mạng thật sự về lý luậntrong vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng Các ông đã gắnvấn đề giải phóng phụ nữ với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sảnchống lại ách nô dịch của CNTB và các thế lực phản động

C.Mác và Ph.Ăngghen bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng của mìnhvới tư cách là những nhà dân chủ và nhân đạo cách mạng Hai ông giành tìnhyêu thương cho con người, lo lắng đến số phận của những con người bị áp bức,

bị nô dịch Hai ông đã dày công nghiên cứu quy luật phát triển của xã hội tưbản để từ đó phát hiện ra con đường giải phóng con người nói chung và giảiphóng giai cấp công nhân nói riêng Lý luận ấy không chỉ thấm đượm bản chấtnhân văn, nhân đạo sâu sắc mà còn vượt lên tầm cao mà trước đó tư tưởng củanhân loại chưa thể vươn tới Đó là quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử coi con người là con người thực tiễn, chủ thể duy nhất có khả năng nhậnthức và cải tạo thế giới

Trong quá trình nghiên cứu lịch sử xã hội loài người C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: trong xã hội có giai cấp đối kháng, phụ nữ là nạn nhântrực tiếp của sự áp bức giai cấp và của sự bất bình đẳng trong gia đình và xã hội

Ở thời tiền sử, do lực lượng sản xuất còn thấp kém và chính cuộc sốngcộng đồng nguyên thủy đã tạo nên hình thức gia đình quần hôn người phụ nữ

Trang 27

giữ vai trò cai quản kinh tế gia đình, con chỉ biết mẹ đó là hình thức gia đìnhmẫu hệ Trong hình thức gia đình này mọi thành viên trong gia đình đều bìnhđẳng thì quyền lực thuộc về người phụ nữ nên họ được tôn vinh, chế độ mẫuquyền đã tồn tại trong một thời gian dài.

Sản xuất ngày càng phát triển, của cải dư thừa đã dẫn đến sự ra đời của chế

độ tư hữu Cùng với nó là thất bại của chế độ mẫu quyền Ăngghen cho rằng:

“đây là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của phụ nữ” [35, tr.89] Từ

đây, quyền cai quản kinh tế thuộc về đàn ông, người đàn bà bị biến thành nô lệ,

thành công cụ sinh đẻ đơn thuần Ăngghen chỉ rõ: “Sự áp bức đầu tiên trùng hợp với sự nô dịch của đàn ông đối với đàn bà” [35, tr.106].

Theo Ăngghen, bất bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà trong gia đình đượcsinh ra từ nguyên nhân kinh tế, từ ý đồ nô dịch về kinh tế của người đàn ông đốivới người đàn bà, sự tập trung của cải lớn vào tay một người - vào tay người đànông, và từ ý muốn để lại các của cải cho con cái của họ Vì vậy, chế độ hôn nhân

cá thể quyết không phải đã xuất hiện trong lịch sử như sự hòa giải giữa đàn ông

và đàn bà “mà trái lại nó thể hiện ra là một sự nô dịch của giới này đối với giới kia, là việc tuyên bố sự xung đội giữa hai giới, sự xung đột mà người ta chưa từng thấy trong suốt thời kỳ tiền sử” [35, tr.106].

Sự ra đời của chế độ tư hữu đã dẫn đến sự thống trị của đàn ông trong giađình Nếu như trong gia đình gia trưởng, hoạt động của người phụ nữ chỉ bó hẹptrong gia đình, lao động của họ không mang tính xã hội, thì sự phát triển của lực

lượng sản xuất dưới CNTB, sự phát triển của đại công nghiệp “đã giật người đàn bà ra khỏi nhà” và xô đẩy họ vào thị trường lao động, vào các công xưởng.

Bởi lao động phụ nữ và trẻ em dưới CNTB là lao động rẻ mạt Trong khi đó cácnhà tư bản đã thu được món lợi nhuận kếch sù khi sử dụng nguồn lao động này,

bởi vì: “phụ nữ và trẻ em không chỉ chấp nhận tiền công thấp mà lại thích hợp hơn với công việc ấy hơn đàn ông” [36, tr.505].

Trong công xưởng TBCN thì người phụ nữ phải chịu bao nỗi đắng caynhục nhã Họ phải làm việc 12-16 giờ trong ngày, thậm chí có khi là 18

Trang 28

giờ/ngày Có những phụ nữ trong suốt thời gian mang thai vẫn phải lao động cựcnhọc cho đến khi sinh nở Do sợ bị sa thải, bị thất nghiệp nên họ phải trở lại làmviệc ngay sau khi sinh được một tuần, thậm chí 3, 4 ngày Họ không được nghỉngơi cho con bú, kể cả khi chăm con bị ốm đau.

Dưới CNTB, người phụ nữ luôn ở trong tình trạng không có lối thoát “nếu làm tròn bổn phận người mẹ, người vợ trong gia đình thì phải đứng ngoài nền sản xuất xã hội và không có thu nhập nào cả, ngược lại nếu tham gia vào công việc xã hội để kiếm sống một cách độc lập thì họ lại không có điều kiện làm tròn nhiệm vụ trong gia đình” [35, tr.117-118].

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải phóng phụ nữ, đưa lại cho họ quyềnbình đẳng với nam giới và phát huy vai trò của họ trong gia đình cũng như ngoài

xã hội?

C.Mác và Ph.Ăngghen đã coi vấn đề giải phóng phụ nữ, đưa lại cho họquyền bình đẳng với nam giới và phát huy vai trò của họ trong gia đình cũngnhư ngoài xã hội?

C.Mác và Ph.Ăngghen đã coi vấn đề giải phóng phụ nữ là một nhiệm vụ,nội dung của cách mạng XHCN Theo các ông thì mọi sự bất bình đẳng, áp bứcđối với người phụ nữ suy cho đến cùng là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuấtgây nên Do đó để giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam - nữ thì phải xóa

bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sảnxuất chủ yếu chính là thủ tiêu sự lệ thuộc kinh tế của người đàn bà đối với ngườiđàn ông, điều này sẽ tạo cơ sở để xây dựng gia đình bình đẳng giữa vợ và chồng

Sự bất bình đẳng nam - nữ trong gia đình dưới CNTB do chính nền sản xuất

tư bản và các quan hệ tài sản do xã hội ấy tạo ra Vì vậy, muốn xóa bỏ gia đình tưsản, giải phóng phụ nữ, đem lại quyền bình đẳng giữa nam và nữ thì phải xóa bỏnền sản xuất TBCN và các quan hệ tài sản do nền sản xuất ấy tạo ra Phải gạt bỏtất cả những lý do kinh tế ra khỏi quan hệ hôn nhân và phải xây dựng một kiểu giađình mới: gia đình bình đẳng giữa vợ và chồng, là gia đình mà hôn nhân dựa trêntình yêu chân chính, không bị lợi ích kinh tế, lợi ích của dòng họ chi phối

Trang 29

Mặt khác, để giải phóng phụ nữ và đem lại quyền bình đẳng cho họ, khôngthể cột chặt họ vào công việc gia đình mà phải đưa họ tham gia vào nền sản xuất

xã hội Ăngghen khẳng định rằng: “Chỉ có thể giải phóng được người phụ nữ khi người phụ nữ có thể tham gia sản xuất trên một quy mô xã hội rộng lớn và chỉ làm công việc trong nhà rất ít” [35, tr.248] Cũng theo Ăngghen, chỉ có nền đại công nghiệp phát triển mới làm được điều này: “Chỉ có với nền đại công nghiệp hiện đại, là nền công nghiệp không những thu nhận lao động của phụ nữ trên quy mô lớn mà còn trực tiếp đòi hỏi phải có lao động phụ nữ và ngày càng

có xu hướng biến lao động tư nhân của gia đình thành một ngành công nghiệp công thì mới có thể thực hiện được điều nói trên” [35, tr.248].

Như vậy, xã hội cần phải giúp phụ nữ giảm nhẹ gánh nặng công việc giađình, công việc gia đình phải trở thành một bộ phận của công việc xã hội Chỉkhi nào phụ nữ không còn phải lựa chọn hoặc tham gia sản xuất, hoặc làm việcnhà mà họ đồng thời làm tốt được cả hai việc đó thì người phụ nữ mới được giảiphóng và có được địa vị thực sự bình đẳng với nam giới

Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ ra rằng, chính người lao động là người tự cởitrói cho mình, tự giải phóng thoát khỏi thân phận nô lệ Nghĩa là người lao độngphải đứng lên “đập tan xiềng xích” của giai cấp tư sản, phải thủ tiêu chế độ

người bóc lột người, lúc đó con người mới có tự do, trong đó có phụ nữ “Việc giải phóng những người lao động phải là sự nghiệp của bản thân những người lao động” [37, tr.526] Và chỉ có cuộc cách mạng XHCN mới tạo ra điều kiện và

đặt ra yêu cầu giải phóng phụ nữ và lôi cuốn toàn bộ phụ nữ tham gia vào nềnsản xuất xã hội

Là học trò xuất sắc của Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã phát triển quanđiểm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam - nữ trong giai đoạn lịch sửmới: giai đoạn CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đếquốc và CNXH từ lý luận trở thành hiện thực Bằng lý luận và bằng chính thựctiễn của nước Nga, Lênin đã đấu tranh kiên quyết chống lại luận điệu xuyên tạcchủ nghĩa Mác về vấn đề tình yêu - hôn nhân và gia đình của giai cấp tư sản,đồng thời vạch trần bộ mặt của chế độ tư sản và hiến pháp tư sản Trên báo Sự

Trang 30

thật ngày 6/11/1919 Người viết: “Trên lời nói, chế độ dân chủ tư sản hứa hẹn bình đẳng và tự do Trong thực tế không một nước cộng hòa tư sản nào, dù là nước tiên tiến nhất, đã để cho một nửa loài người là nữ giới được hoàn toàn bình đẳng với nam giới trước pháp luật và giải phóng phụ nữ khỏi sự bảo trợ và

áp bức của nam giới” [32, tr.325].

Ở giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thì địa vị của người phụ nữ cũng không có

gì thay đổi, thậm chí còn tồi tệ hơn giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh Đối lậpvới cực trên kia là một số ít gia đình tư sản giàu có, lấy việc tăng lên của lợinhuận làm mục tiêu, là sự nghèo khổ bao trùm lên mọi tầng lớp xã hội Và trongnhững gia đình này thì người phụ nữ sống đau khổ nhất Vì muốn cả nhà được

ăn no mặc ấm, bằng số tiền hết sức ít ỏi, chị em hàng ngày phải tính toán chi ly,phải đầu tắt mặt tối với công việc, chỉ có sức lao động của mình là không hềtiếc… Nhiều chị em do cùng quẫn mà rơi vào đường cùng, nhục nhà nên họ phải

“bán thân nuôi miệng” Trước tình hình đó, theo Lênin, phụ nữ muốn giải phóngmình thì chỉ có một con đường duy nhất là phải đứng lên cầm vũ khí, phải thủtiêu sự áp bức, nô dịch của CNTB tiến hành xây dựng CNXH Sau khi Cáchmạng Tháng Mười Nga thành công, V.I.Lênin đã hiện thực hóa lý tưởng giảiphóng phụ nữ tại nước Nga bằng các chính sách cụ thể và thiết thực

Thứ nhất, thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ Đảng Bônsêvich và chính quyền Xô viết chủ trương:”phụ nữ được bình quyền với nam giới về mọi mặt”.

Để thực hiện sự bình đẳng của người phụ nữ, trong mọi lĩnh vực của đời sống xãhội, đòi hỏi Nhà nước phải thủ tiêu chế độ đẳng cấp, thực hiện bình đẳng cho

mọi công dân, không phân biệt trai gái Lênin cho rằng: “Trong các đạo luật của Chính quyền Xô viết, người ta không thấy có chút dấu vết gì về việc phụ nữ bị đối đãi bất bình đẳng” [32, tr.230].

Dưới chế độ xã hội cũ, hoạt động của người phụ nữ chỉ bó hẹp trong giađình Bởi vậy để phụ nữ được thực sự bình đẳng với nam giới, phạm làm chophụ nữ nhận thức được quyền lợi của mình, quyền bình đẳng của mình so vớinam giới và đặc biệt phải làm cho phụ nữ quan tâm đến công việc chính trị và

công việc chung “Phải làm sao cho chính trị trở thành công việc mà mỗi người

Trang 31

phụ nữ lao động đều có thể tham dự” [32, tr.232] Đây là một cuộc cách mạng

đem lại quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ mà lúc đó chỉ có Nhà nước Nga XôViết là duy nhất làm được, còn trong xã hội tư bản phụ nữ ở vào địa vị không cóquyền cho nên so với nam giới thì họ tham gia chính trị rất ít ỏi Sự quan tâmđến chính trị của phụ nữ, trước hết thể hiện ở sự quan tâm đến quyền bầu cử vàứng cử vào các cơ quan Nhà nước

Chính quyền Xô Viết không những thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ

ở ngoài xã hội mà ngay ở trong gia đình, đồng thời với việc hủy bỏ các quyền,

sự nô dịch của đàn ông đối với vợ và con gái, tất cả những pháp luật cũ kỹ củagiai cấp tư sản đặt phụ nữ ở vị trí bất bình đẳng với nam giới đều bị Chính quyền

Xô viết thủ tiêu Những đạo luật về tự do kết hôn, tự do ly hôn, về quyền lợi củacon ngoài giá thú và quyền đòi người cha phải chịu tiền nuôi nấng đứa con đã

từng bước được thực hiện Nước Nga Xô Viết tự hào vì “đã hoàn toàn phá bỏ luật lệ nhơ nhớp về tình trạng bất bình đẳng của phụ nữ, về việc cản trở ly dị, về những thủ tục xấu xa trong việc ly dị, về việc không thừa nhận con hoang, về việc truy cứu cho ra người cha của chúng…” [33, tr.27].

Thứ hai, tạo điều kiện để phụ nữ được giải phóng khỏi mọi công việc gia

đình, Lênin cho rằng:

Ngay trong điều kiện hoàn toàn bình đẳng, thì phụ nữ vẫn bị trói buộc

vì toàn bộ công việc gia đình đều trút lên vai phụ nữ Trong phần lớntrường hợp, công việc gia đình do người phụ nữ gánh vác là loại laođộng hết sức không sản xuất, là thứ lao động nguyên thủy nhất, nặngnhọc nhất, đó là thứ lao động hết sức vụn vặt mà lại không giúp íchchút nào cho sự tiến bộ của phụ nữ cả [32, tr.231]

Hễ phụ nữ còn bận việc gia đình thì địa vị của họ vẫn không khỏi bị hạn

chế Vì vậy, “Muốn triệt để giải phóng phụ nữ, muốn làm cho họ thật sự bình đẳng với nam giới thì phải có nền kinh tế chung của xã hội, phải để cho phụ nữ tham gia lao động sản xuất chung Như thế phụ nữ mới có đại vị bình đẳng với nam giới” [32, tr.231].

Trang 32

Sau Cách mạng Tháng Mười, mặc dù phải đương đầu với thù trong giặcngoài và bề bộn công việc để bảo vệ Chính quyền Xô Viết non trẻ, Nhà nước XôViết dưới sự lãnh đạo của Lênin vẫn đặc biệt quan tâm đến đời sống của phụ nữ.Lênin yêu cầu các cơ quan, các cơ sở sản xuất phải lập ra một số cơ quan kiểumẫu như nhà ăn, nhà giữ trẻ để giúp cho người phụ nữ thoát khỏi công việc giađình Nhà nước Xô viết còn đưa ra chính sách:

Tất cả phụ nữ có con nhỏ đều được giành thời gian cho con bú vàocác khoảng thời gian cách nhau không quá 3 giờ, nhận được một sốtiền phụ cấp và chỉ làm việc 6 giờ mỗi ngày, cấm dùng phụ nữ laođộng ban đêm, phụ nữ được nghỉ lao động 8 tuần trước khi sinh và 8tuần sau khi sinh mà vẫn được hưởng lương như thường lệ, khôngphải trả tiền chữa bệnh và tiền thuốc [42, tr.47]

Không những thế, Lênin còn đánh giá rất cao vai trò của phụ nữ trong sựnghiệp cách mạng XHCN Người chỉ ra rằng: kinh nghiệm của tất cả các phongtrào giải phóng chứng tỏ rằng thắng lợi của cách mạng là tùy thuộc vào mức độtham gia của người phụ nữ Do đó Nhà nước và Chính quyền Xô Viết phải làmhết sức mình để lôi cuốn phụ nữ tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản

lý xã hội nhằm từng bước giải phóng phụ nữ Song Lênin cũng chỉ ra rằng phụ

nữ chỉ được giải phóng, được phát triển khi họ nhận thức được vị trí, vai trò của

mình và có quyết tâm đấu tranh vì sự nghiệp cao cả ấy “Việc giải phóng phụ nữ lao động phải là sự nghiệp của bản thân phụ nữ” [32, tr.232] Để thực hiện sự

nghiệp giải phóng phụ nữ và giành quyền bình đẳng với nam giới, phụ nữ phảihọc tập nâng cao trình độ mọi mặt để nhanh chóng đuổi kịp nam giới Chỉ có họctập nâng cao trình độ, phụ nữ mới thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình

và ngoài xã hội, mới được giải phóng Do vậy cần phải “kéo người đàn bà ra khỏi vai trò hiện nay là một công cụ sản xuất đơn thuần”.

Là học trò xuất sắc của Mác và Ăngghen, V.I.Lênin đã bước đầu hiện thựchóa lý tưởng giải phóng phụ nữ ở nước Nga Và kể từ đó cho đến nay, nhân loại

đã tiến những bước dài trên con đường đấu tranh cho giải phóng phụ nữ và thựchiện bình đẳng giới

Trang 33

1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới

Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừanhững giá trị lý luận về giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng nam - nữ.Người vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận đó trong toàn bộ quá trình lãnhđạo cách mạng Việt Nam

Hồ Chí Minh cho rằng việc thực hiện nam - nữ bình đẳng là mục tiêu, độnglực của XHCN ở Việt Nam, bởi lẽ vai trò của phụ nữ với sự phát triển của xã hội

là mốc đánh dấu sự thành công của cách mạng XHCN Người viết: “Nói phụ nữ

là nói phân nửa xã hội Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng CNXH chỉ một nửa”

[41, tr.33] Đối với Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ gắn liền với giải phóng giaicấp, giải phóng con người và độc lập dân tộc, gắn liền với CNXH Người đã

khẳng định: “Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập dân tộc cũng chẳng có nghĩa lý gì” Người luôn dành sự quan tâm ưu

ái đặc biệt cho người phụ nữ “Chúng ta làm cách mạng để giành lấy tự do độc lập, dân chủ, bình đẳng, trai gái đều ngang quyền nhau” [41, tr.64].

Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của phụ nữ không chỉ trong đấu tranh cáchmạng mà cả trong thời kỳ xây dựng CNXH Lực lượng lao động nữ được coi là

nguồn lực to lớn để xây dựng CNXH: “Muốn xây dựng CNXH phải làm gì? Nhất định phải tăng gia sản xuất thật nhiều Muốn sản xuất nhiều thì phải có sức lao động, phải giải phóng sức lao động của phụ nữ” [41, tr.33].

Không chỉ dừng lại ở những luận điểm chung về nhiệm vụ của cách mạng,

Bác còn đặt ra những nhiệm vụ cụ thể với Đảng và Nhà nước: “… các cấp Đảng chính quyền địa phương cần phải tích cực giúp đỡ phụ nữ nhiều hơn nữa” Điều này còn được thể hiện thông qua những ý kiến nhắc nhở của Bác đối

với các cơ quan và tổ chức nhằm đảm bảo những điều kiện vụ thể để người phụ

nữ có thể tham gia và đóng góp một cách tốt nhất cho lao động xã hội “khi phụ

nữ có kinh thì hợp tác xã chớ phân công cho họ đi làm ở chỗ ruộng sâu, nước

Trang 34

rét Các hợp tác xã phải có những tổ giữ trẻ tốt để phụ nữ có con mọn có chỗ gửi các cháu để yên tâm lao động” [41, tr.64].

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề bình đẳng nam - nữ khôngchỉ là những nội dung lý luận quan trọng mà còn là những gợi ý cụ thể về cácbiện pháp nhằm xây dựng các mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ trong giađình và xã hội Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng, giải phóng phụ nữ, thựchiện bình đẳng giới là công việc cực kỳ khó khăn, bởi tư tưởng trọng nam khinh

nữ đã ăn sâu trong suy nghĩ, việc làm của mọi giai tầng trong xã hội Người viết:

Giải phóng phụ nữ là công việc vô cùng khó khăn, phức tạp, nhiềungười lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ hôm nay anh nấu cơm, rửa bát,quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng,bình quyền Lầm to! Đó là một cuộc cách mạng to và khó Vì trọngtrai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại Vì nó ăn sâutrong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội Vìkhông thể dùng vũ lực mà đấu tranh được [1, tr.13]

Theo Bác, đấu tranh giành bình quyền, bình đẳng cho phụ nữ trước hết làcuộc đấu tranh về nhận thức, đấu tranh chống lại các thói quen lâu đời Người

nhấn mạnh: “Giải phóng người đàn bà đàn bà đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông” [1, tr.13] Và cuộc đấu tranh

này diễn ra ở mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội Rõ ràng là nếu các biện pháptiến tới bình đẳng nam - nữ chỉ dừng lại hoặc chỉ tập trung ở việc giáo dục vàđộng viên giới nữ nói chung và từng nhóm phụ nữ nói riêng thì chưa đủ Mụctiêu không kém phần quan trọng trong cuộc đấu tranh này là thay đổi nhận thức,khắc phục định kiến giới và tư tưởng coi thường phụ nữ ở nam giới

Về phương pháp đấu tranh để giành bình quyền, bình đẳng, Bác chỉ rõ làkhông thể dùng vũ lực Và lĩnh vực khó khăn nhất của sự nghiệp này là phấn đấuđạt bình quyền bình đẳng trong gia đình Nói về Luật hôn nhân và gia đình năm

1959, Bác nhấn mạnh: “Đạo luật ấy làm cho gái trai thực sự bình quyền, gia đình thực sự hạnh phúc Nhưng… công bố đạo luật này chưa phải mọi việc đã xong,

mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt” [1, tr.13].

Trang 35

Theo Người, chỉ có đưa phụ nữ tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh

tế, xã hội mới bảo đảm quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ Muốn vậy, phải tôntrọng phụ nữ, phải quan tâm đến phụ nữ, phải tính đến đặc thù của lao động nữ,phải thực hiện phân công, sắp xếp lại lao động toàn xã hội, mở rộng các dịch vụ

xã hội, tổ chức đời sống mới để phụ nữ có thời gian học tập và tham gia cáccông tác xã hội Người chỉ rõ: Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động của phụ nữ.Phụ nữ là đội quân lao động rất đông, phải giữ gìn sức khỏe cho phụ nữ để chị

em tham gia sản xuất được tốt Trước lúc đi xa, người đã dặn lại trong Di chúc:

“Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp

đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo” [43, tr.127].

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: để có bình đẳng thực sự giữa nam

và nữ những điều kiện thuận lợi mà Đảng, Nhà nước và xã hội tạo ra cho phụ nữ

là hết sức quan trọng, song điều có ý nghĩa quyết định chính là ở sự phấn đấu, nỗ

lực, sự khẳng định của chính bản thân chị em Người chỉ rõ: “Lợi quyền của phụ

nữ cần được thực sự bảo đảm, bản thân phụ nữ thì phải đấu tranh tự cường, tự lập để giữ lấy lợi quyền của mình” [34, tr.38] Người còn căn dặn:

Mỗi một người và tất cả phụ nữ phải hăng hái nhận lấy trách nhiệmcủa người chủ đất nước, tức là phải ra sức tăng gia sản xuất và thựchành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, xây dựng CNXH Muốn làmtròn nhiệm vụ vẻ vang đó, phụ nữ ta phải xóa bỏ các tâm lý tự ti, ỷ lại,phải có ý chí tự cường, tự lập, phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị,văn hóa, kỹ thuật [43, tr.129]

Để thực sự bình đẳng với nam giới, đòi hỏi chính sự tự khẳng định nănglực, vai trò của chị em trong gia đình cũng như ngoài xã hội

Như vậy, tư tưởng giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới của Chủtịch Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận về giải phóng phụ

nữ của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam Tư tưởng đónằm trong dòng chảy giải phóng con người, giải phóng phụ nữ của nhân loại

Trang 36

Người đã đặt vấn đề giải phóng phụ nữ trong sự thống nhất với công cuộc giảiphóng dân tộc và xây dựng CNXH Đó là cuộc giải phóng chân chính, toàn vẹn

và triệt để, có ý nghĩa quyết định mở đường cho quá trình giành quyền bình đẳngthực sự cho phụ nữ Đó cũng là sự kế thừa và nâng lên những giá trị mới, nhữngtruyền thống tốt đẹp, những kết quả mà nhân dân ta đã đạt được trong tiến trìnhđấu tranh lâu dài vì sự phát triển của đất nước

Xuyên suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta đã quán triệt quan điểmcủa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và thựchiện bình đẳng giới

Ngày từ khi mới thành lập, Cương lĩnh của Đảng năm 1930 đã chỉ rõ:

“thực hiện nam nữ bình quyền” Án Nghị quyết trung ương toàn thể hội nghị

của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10/1930 về vận động phụ nữ đã khẳng

định: Phải làm cho quần chúng phụ nữ lao khổ tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng của công nông, đó là điều cốt yếu nhất Nếu phụ nữ đứng ngoài cuộc đấu tranh cách mạng của công nông thì sẽ không bao giờ đạt mục đích giải phóng phụ nữ được.

Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau Đảng ta đã tổ chức ra những đoàn thểphụ nữ mang các tên gọi khác nhau để tập hợp phụ nữ trong cuộc đấu tranh cách

mạng như: Hội Phụ nữ giải phóng (1931-1935), Hội Phụ nữ phản đế 1938), Hội Phụ nữ dân chủ (1939-1940) Đặc biệt ngày 20/10/1946, Bác Hồ đã

(1936-chỉ thị thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tập hợp thống nhất mọi phụ nữViệt Nam và tham gia Liên đoàn Phụ nữ quốc tế Năm 1992, Hội Liên hiệp Phụ

nữ Việt Nam đã được công nhận nằm trong hệ thống chính trị của nước Cộnghòa XHCN Việt Nam

Bước vào giai đoạn đổi mới vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới càng đượcĐảng và Nhà nước ta quan tâm, bởi lẽ thành công của công cuộc đổi mới phụthuộc vào sự nhận thức và tham gia trong suốt tiến trình đổi mới của phụ nữ, tạonên động lực cho quá trình phát triển Báo cáo chính trị tại Đại hội VI của Đảng

đã nêu rõ:

Trang 37

Để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, cầnlàm cho đường lối vận động phụ nữ của Đảng được thông suốt trong

cả hệ thống chuyên chính vô sản, được cụ thể hóa thành chính sách,pháp luật… Cần có biện pháp thiết thực tạo thêm việc làm, đào tạo vàbồi dưỡng cán bộ nữ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, thực hiệnLuật Hôn nhân và gia đình Tạo điều kiện cho phụ nữ kết hợp đượcnghĩa vụ công dân với chức năng làm mẹ, xây dựng gia đình hạnhphúc [12, tr.116]

Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định và nêu cụ thể hơn: “Đối với phụ

nữ thực hiện tốt pháp luật và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn, có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp các ngành” [16, tr.126].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng một lần nữanhấn mạnh:

Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiệnbình đẳng giới Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò ngườicông dân, người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người Bồidưỡng đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động

xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp Chăm sóc và bảo vệsức khỏe bà mẹ, trẻ em Bổ sung và hoàn thiện các chính sách về bảo

hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ.Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực,xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ [17, tr.120]

Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định thêm:Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất tinh thần của phụ nữ.Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các luật pháp, chính sách với laođộng nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình; tăng

tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các cấp ủy và bộ máy quản lý Nhà nước.Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực,buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ [18, tr.243]

Trang 38

Quan điểm về giải phóng phụ nữ ở Việt Nam với nguyên tắc bình đẳng

nam - nữ đã được ghi nhận ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa" (Điều 6); "Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện" (Điều 9).

Nguyên tắc này tiếp tục được mở rộng và phát triển qua Hiến pháp 1959, Hiếnpháp 1980, đặc biệt là Hiến pháp 1992 đã khẳng định quyền bình đẳng của phụ

nữ ở điều 63: "Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương như nhau…”.

Gần đây nhất, năm 2006, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đãthông qua Luật Bình đẳng giới Đây là một bước tiến rất dài của chúng ta trêncon đường đấu tranh cho quyền bình đẳng thực sự của người phụ nữ

Luật bình đẳng giới ở điều 29, điều 30 đã chỉ rõ trách nhiệm của Hội Liênhiệp phụ nữ Việt Nam trong việc thực hiện bình đẳng giới

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệttới sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới với cộng đồng quốc tế

Năm 1980 Việt Nam là nước thứ 6 ký Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW).

Năm 1995, tại Đại hội Phụ nữ lần thứ IV tại Bắc Kinh, Việt Nam đã khẳngđịnh cam kết trước cộng đồng quốc tế về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, thực

hiện mục tiêu: “Hành động vì bình đẳng, phát triển và hòa bình” Cương lĩnh hành động này đã được cụ thể hóa với mục tiêu tổng quát: “Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ năng lực và vai trò của phụ nữ, bình đẳng để phụ nữ thực hiện các chức năng của mình và được tham gia đầy đủ vào tất cả các lĩnh vực hoạt động đặc biệt là cắc lĩnh vực chính trị - kinh tế, văn hóa

và xã hội trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.

Tóm lại, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ ChíMinh, Đảng và Nhà nước ta luôn coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là nhiệm vụ

Trang 39

của cách mạng, là một nội dung của cách mạng XHCN Đi theo Đảng và Bác,phụ nữ Việt Nam đã làm nên những kỳ tích vô cùng vĩ đại, đặc biệt trong haicuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Sự nghiệp giải phóng phụ nữ vàthực hiện bình đẳng giới ở nước ta cũng đã thu được những thành quả đáng kể,nhất là từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới.

Tiểu kết chương 1

Phụ nữ là lực lượng xã hội to lớn đã cùng với nam giới lao động sản xuất,chống thiên tai địch họa để xây dựng nên xã hội ngày càng tiến bộ văn minh.Nhưng từ hàng ngàn năm nay phụ nữ luôn ở vị trí thấp kém bị áp bức bóc lột từtrong gia đình đến ngoài xã hội Cuộc đấu tranh thực hiện bình đẳng nam nữ đãxuất hiện từ sớm nhưng gặp muôn vàn khó khăn Chỉ từ khi chủ nghĩa Mác rađời các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã gắn cuộc đấu tranh giải phóng phụ

nữ với phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, cách mạng giảiphóng dân tộc Những thành tựu về giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳngnam - nữ ở các nước XHCN đã tác động lớn đến phong trào phụ nữ thế giới.Cùng với quan điểm bình đẳng giới của chủ nghĩa Mác-Lênin các nhà khoahọc nữ quyền đã có những cống hiến to lớn trong việc tổ chức phong trào phụ

nữ, chỉ ra nguyên nhân và tìm ra những giải pháp phù hợp để thực hiện bìnhđẳng giới, đó còn là cơ sở để Liên Hợp quốc công bố Công ước CEDAW

Từ những thành tựu đã đạt được về giải phóng phụ nữ ở các nước XHCN,phong trào đấu tranh của phụ nữ quốc tế đã làm thay đổi nhận thức về phụ nữ vàvai trò phụ nữ trong phát triển dẫn đến sự ra đời của Công ước CEDAW củaLHQ về chống sự phân biệt đối xử với phụ Công ước khẳng định quyền bìnhđẳng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực của đời sống Đây là cơ sở pháp lý để cácquốc gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, xây dựng luật pháp đểbảo vệ quyền lợi cho phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Trang 40

Chương 2 HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ THANH HÓA VÀ THỰC TRẠNG

VAI TRÒ CỦA HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI 2.1 Sơ lược về tỉnh Thanh Hóa và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là tỉnh nằm ở phía Bắc trung bộ; phía Bắc giáp với Ninh Bình,Hòa Bình, Sơn La, phía Tây giáp với tỉnh Hua Phàn nước Cộng hòa Dân chủNhân dân Lào, phía Tây Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Đông Nam giáp biểnĐông Thanh Hóa có diện tích 11.168 km2 có 27 huyện, 2 thị xã, 1 thành phố.Dân số hơn 3,4 triệu người, 11 huyện miền núi, có 7 dân tộc: Kinh, Nùng, Thái,Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú, có hệ thống giao thông thuận lợi, có tài nguyênphong phú cả bảy dân tộc sinh sống thuận hòa

Thanh Hóa là vùng địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hóa lâu đờiphong phú và đa dạng Nơi đây là địa bàn chiến lược quan trọng là căn cứ địavững chắc của nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Thanh Hóa còn lànơi có truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường, nơi phát tích của nhiều triềuđại phong kiến là nơi phất cờ khởi nghĩa của Bà Triệu, Lê Lợi Người Xứ Thanhxưa và nay đã viết nên nhiều trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam đặc biệt làtrong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ nhân dân ThanhHóa đã không quản hy sinh gian khổ góp phần làm nên chiến thắng Điện BiênPhủ chấn động địa cầu và đại thắng mùa xuân 1975 Ghi nhận công sức củanhân dân Thanh Hóa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,Đảng và Nhà nước ta đã phong tặng 191 đơn vị anh hùng, 81 anh hùng lựclượng vũ trang nhân dân, trong đó có 3 nữ anh hùng, 16 anh hùng lao động và

1465 bà mẹ Việt Nam anh hùng [6, tr.395]

Truyền thống anh hùng bất khuất từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, cùng vớitruyền thống cần cù trung hậu đảm đang phụ nữ Thanh Hóa đã có những đónggóp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Từkhi có Đảng có Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đường phụ nữ Thanh Hóa đã mộtlòng đi theo Đảng góp sức cùng nhân dân cả nước, làm nên những chiến công

Ngày đăng: 25/03/2016, 16:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Vân Anh (2003), "Bình đẳng giới - một số vấn đề lý luận", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3, tr.8-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình đẳng giới - một số vấn đề lý luận
Tác giả: Trần Thị Vân Anh
Năm: 2003
2. Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng (1996), Phụ nữ giới và phát triển, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ giới và phát triển
Tác giả: Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 1996
3. Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh Thanh Hoá (2000), 70 năm trưởng thành và phát triển (20/10/1930-20/10/2000), Hội LHPN Thanh Hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: 70 năm trưởng thành và phát triển (20/10/1930-20/10/2000)
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh Thanh Hoá
Năm: 2000
6. Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh Thanh Hóa (2009), Lịch sử Đảng Bộ tỉnh Thanh Hóa 1975-2005, Nxb Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng Bộ tỉnh Thanh Hóa 1975-2005
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh Thanh Hóa
Nhà XB: Nxb Thanh Hóa
Năm: 2009
10. Nguyễn Thị Bình (1995), "Bước tiến bộ của phụ nữ Việt Nam từ 1985- 1995", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, tháng 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước tiến bộ của phụ nữ Việt Nam từ 1985-1995
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1995
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1996
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
19. Trần Thị Minh Đức (1995), "Tâm lý trọng nam khinh nữ trong xã hội hiện nay", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, tháng 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý trọng nam khinh nữ trong xã hội hiện nay
Tác giả: Trần Thị Minh Đức
Năm: 1995
20. Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá (2009), Báo cáo kết quả công tác vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế giảm nghèo giai đoạn 2011-2013, Thanh Hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế giảm nghèo giai đoạn 2011-2013
Tác giả: Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá
Năm: 2009
21. Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá (2009), Tài liệu Gặp mặt biểu dương xã, chi hội phụ nữ tiêu biểu không có người sinh con thứ ba trở lên toàn tỉnh năm 2009, Thanh Hoá, tháng 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Gặp mặt biểu dương xã, chi hội phụ nữ tiêu biểu không có người sinh con thứ ba trở lên toàn tỉnh năm 2009
Tác giả: Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá
Năm: 2009
22. Hội LHPN - Ban Dân tộc - BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hoá (2009), Tài liệu Hội nghị biểu dương phụ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn tỉnh lần thứ 2, Thanh Hoá, tháng 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Hội nghị biểu dương phụ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn tỉnh lần thứ 2
Tác giả: Hội LHPN - Ban Dân tộc - BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hoá
Năm: 2009
23. Nguyễn Thị Hoa (2012), Bình đẳng giới trong gia đình thiểu số ở Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình đẳng giới trong gia đình thiểu số ở Thanh Hóa
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Năm: 2012
24. Trần Thị Quốc Khánh (2006), "Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động xã hội", Tạp chí Lao động xã hội, (282) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động xã hội
Tác giả: Trần Thị Quốc Khánh
Năm: 2006
25. Phan Thanh Khôi, Đỗ Thị Thạch (đồng chủ biên) (2007), Những vấn đề Giới: từ lịch sử đến hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề Giới: từ lịch sử đến hiện đại
Tác giả: Phan Thanh Khôi, Đỗ Thị Thạch (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2007
26. Đặng Thị Linh (1996), Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp, Luận án Phó tiến sĩ Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp
Tác giả: Đặng Thị Linh
Năm: 1996
27. Đặng Thị Linh (2010), Tập bài giảng Lý luận về giới và bình đẳng giới, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Lý luận về giới và bình đẳng giới
Tác giả: Đặng Thị Linh
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w