1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả quản l‎ý tài chính tại công ty dịch vụ viễn thông vinaphone

106 222 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 889 KB

Nội dung

Đây là nguồn luận văn được tác giả sư tầm tư nhiều nguồn thư viện đáng tin cậy. Luận văn chứa đầy đủ thông tin về lý thuyết cũng như số liệu đều chuẩn xác với tên đề tài nghiên cứu. Bố cục Luận văn được áp dụng theo chuẩn về hình thức lẫn nội dung.

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN ANH TUẤN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN L‎Ý TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE

L‎UẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾCHUYÊN NGÀNH QUẢN L‎Ý KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

NGUYỄN ANH TUẤN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN L‎Ý TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

L‎UẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Bạch Tuyết

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 3

L‎ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệcho một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõnguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Anh Tuấn

i

Trang 4

L‎ỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: "Nâng cao hiệu quả quản l‎ý tài chính

tại Công ty Dịch vụ viễn thông Vinaphone ", tôi đã nhận được sự hướng dẫn

giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể Tôi xin trân trọng gửi lời cảm

ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo Khoa Sau đại họctrường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên và cô giáo

PGS.TS Vũ Thị Bạch Tuyết người đã định hướng, chỉ bảo và dìu dắt tôi trong

quá trình học tập và nghiên cứu đề tài

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Công ty Dịch vụ viễn thôngVinaphone, các đồng chí cán bộ, lãnh đạo các phòng liên quan đã tạo điềukiện, cung cấp số liệu khách quan cũng như có những ý kiến góp quý báu, tạomọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đềtài tại đơn vị

Cuối cùng tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bè bạn đãgiúp đỡ rất nhiều về vật chất và tinh thần để bản thân tôi hoàn thành chươngtrình học tập cũng như đề tài nghiên cứu./

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Anh Tuấn

Trang 5

MỤC L‎ỤC

iii

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 BKS Ban kiểm soát

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

v

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trungquan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, kéo theo sự thay đổi tư duycủa các doanh nghiệp Từ tư tưởng làm việc ỷ lại, không quan tâm tới hiệuquả dẫn đến thất thoát vốn và thua lỗ kéo dài ở hầu hết các doanh nghiệp,đến nay để có thể tồn tại và đứng vững được trên thị trường các doanhnghiệp phải thực sự có năng lực, biết tự vận động, điều chỉnh kịp thời và cóchiến lược phát triển lâu dài và bền vững Đặc biệt là trong điều kiện cơ chếquản lý kinh tế mới khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thếgiới thì tất yếu các doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn, thử tháchmới và phải chấp nhận quy luật đào thải do nền kinh tế thị trường đưa lại.Trước thử thách đó đòi hỏi doanh nghiệp ngày càng phải nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh nói chung và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính nóiriêng Hiệu quả quản lý tài chính được xác định từ việc huy động, quản lý

và sử dụng nguồn tài chính Song song với nó, doanh nghiệp cần phải xâydựng phương hướng, chiến lược kinh doanh và mục tiêu tương lai sao chophù hợp với nguồn lực doanh nghiệp hiện có Để làm được điều này, cácnhà quản trị doanh nghiệp cần thường xuyên tiến hành phân tích hoạt độngtài chính thông qua các kết quả trên bảng cân đối kế toán tại doanh nghiệp.Qua đó thấy rõ thực trạng tài chính hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắnnguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả quản lý tàichính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu để phát triểnsản xuất kinh doanh theo hướng bền vững trong môi trường cạnh tranh mangtính quốc tế

Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone là một doanh nghiệp Nhà nước,trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Việt Nam Vấn đề quản lý tài chính tạicông ty có những thuận lợi nhất định, nhưng gần đây cũng phải đối mặt với

1

Trang 10

những thách thức không nhỏ của việc chuyển đổi sang cơ chế quản lý kinh tếmới, đặc biệt là những khó khăn về tài chính làm cho hiệu quả hoạt động tàichính chưa được như mong muốn, đòi hỏi phải tìm kiếm những biện pháp phùhợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty trong thời gian tới.

Vì vậy, học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả quản l‎ý

tài chính tại Công ty Dịch vụ viễn thông Vinaphone”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Vận dụng kiến thức lý luận để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Dịch vụ viễn thông Vinaphone trongthời gian tới, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý tài chính tại Công ty Dịch

vụ Viễn thông Vinaphone trong giai đoạn 2010 -2012

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính doanh nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp trong nền kinh

tế thị trường

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu thực trạng tài chính và công tác quản lý tài chính tại chính tại Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone Các số liệu sử dụng là báo cáo hoạt động tài chính của Công ty Dịch vụ viễn thông Vinaphone trong

3 năm (từ năm 2010 đến năm 2012)

Trang 11

4 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn

4.1 Ý nghĩa khoa học

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn, quán triệt quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý tài chính tại các doanh nghiệp; vận dụng vào trường hợp cụ thể của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính của công ty trong thời gian tới, góp phần phát triển doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh mang tính quốc tế cao

4.2 Những đóng góp mới của l‎uận văn

Đã có một số công trình nghiên cứu về nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, như các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Tuy nhiên, các nội dung

nghiên cứu về lĩnh vực Viễn thông trong giai đoạn kinh tế chưa có nhiều biến động như hiện nay, các doanh nghiệp chưa phải đối mặt với sự cạnh tranh mang tính quốc tế, thị trường tiền tệ còn đơn giản, các doanh nghiệp còn nhậnđược sự hỗ trợ của Nhà nước trên mọi góc độ… Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn của học viên về hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone lấy số liệu minh chứng về hoạt động tài chính trong 3 năm gần đây thì không hoàn toàn giống với các công trình nghiên cứu đã có

Vinaphone trong thời gian tới

3

Trang 12

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được xây dựng trên 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả quản lý tài chính của

doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài.

Chương 3: Thực trạng hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Dịch vụ

Viễn thông Vinaphone

Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại

Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ L‎Ý L‎UẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN L‎Ý TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ

THỊ TRƯỜNG

1.1 Quản lý tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

1.1.1 Lý l‎uận cơ bản về hoạt động tài chính doanh nghiệp

“DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổnđịnh, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đíchthực hiện các hoạt động kinh doanh” (Điều 4 - Luật DN 2005)

Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bảncủa hoạt động SXKD nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trongquá trình SXKD được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ Hoạt động TCDN tốt

sẽ thúc đẩy hoạt động SXKD phát triển, bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường,bất kỳ DN nào khi tiến hành hoạt động SXKD đều cần một lượng vốn tiền tệnhất định Từ số vốn tiền tệ ban đầu đó, DN mua sắm các yếu tố cần thiết choquá trình SXKD như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… Sau khi sản xuấtxong, DN bán hàng và thu được tiền bán hàng Số tiền bán hàng này được sửdụng để bù đắp các khoản chi phí vật chất đã tiêu hao, trả tiền công cho ngườilao động, các khoản chi phí khác, nộp thuế cho Nhà nước, phần còn lại làLNST, DN tiếp tục phân phối số lợi nhuận này

Quá trình hoạt động của DN cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sửdụng các quỹ tiền tệ của DN, phát sinh các luồng tiền đi vào và luồng tiền đi

ra khỏi DN tạo thành luồng vận động TC của DN Bên trong quá trình tạolập, sử dụng quỹ tiền tệ của DN là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trịhợp thành các quan hệ TC của DN: quan hệ TC giữa DN và Nhà nước, giữa

DN với người lao động trong DN, giữa DN với các chủ sở hữu DN, giữa DNvới các chủ thể kinh tế và tổ chức xã hội khác và quan hệ TC trong bản thânnội bộ DN

5

Trang 14

Như vậy, xét về hình thức, TCDN là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập,

phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của DN; xét về bản

chất, TCDN là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với

việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của DN trong quá trình hoạt động của DN

1.1.2 Nội dung quản l‎ý tài chính doanh nghiệp

Quản lý tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu sau:

- Lựa chọn và quyết định đầu tư

Triển vọng của DN trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào các quyếtđịnh ĐTDH với quy mô lớn Do vậy, đứng trước một quyết định đầu tư đòihỏi DN phải cân nhắc trên nhiều mặt, đặc biệt về khía cạnh TC, phải xem xétdòng tiền ra, dòng tiền vào của dự án để đánh giá cơ hội đầu tư về mặt TC

Đó là quá trình hoạch định, dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả TC củaviệc đầu tư

- Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của DN

Các nhà quản lý TCDN phải xác định nhu cầu vốn cần thiết cho cáchoạt động của DN trong kỳ, bao gồm cả vốn dài hạn và vốn ngắn hạn Tiếptheo phải tổ chức huy động vốn kịp thời, đủ, với hình thức và phương pháphuy động thích hợp với tình hình của DN

- Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của DN

Quá trình quản lý TCDN phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa sốvốn hiện có của DN vào hoạt động SXKD, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng,theo dõi chặt chẽ và xử lý tốt việc thanh toán các khoản phải trả và thu hồi cáckhoản phải thu, quản lý chi phí một cách tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời thiếtlập sự cân đối thu - chi bằng tiền, đảm bảo cho DN có khả năng thanh toáncác khoản nợ đến hạn

- Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của DN

Thực hiện phân phối hợp lý LNST cũng như trích lập và sử dụng tốtcác quỹ của DN sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển của DN Bên cạnh

Trang 15

đó, việc này còn giúp cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong DN,

từ đó đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho họ, góp phần nâng cao năngsuất và hiệu quả làm việc

- Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của DN

Thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, các BCTC, tình hìnhthực hiện các chỉ tiêu TC cho phép kiểm soát tình hình hoạt động của DN.Bên cạnh đó cần tiến hành phân tích tình hình TCDN để đánh giá hiệu quả sửdụng vốn, điểm mạnh, điểm yếu của DN, từ đó đưa ra các biện pháp quản lýtối ưu

- Thực hiện kế hoạch hóa tài chính

Các DN luôn cần lập kế hoạch tài chính để định hướng cho hoạt độngtài chính ở đơn vị mình Có kế hoạch tài chính tốt sẽ giúp cho doanh nghiệpđưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả

1.2 Hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

1.2.1 Khái niệm và vai trò của quản l‎ý tài chính doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp

Quản lý TCDN là việc nghiên cứu, đánh giá toàn bộ thực trạng TC của

DN, phát hiện các nguyên nhân tác động tới các đối tượng phân tích và đềxuất các giải pháp có hiệu quả giúp DN ngày càng nâng cao hiệu quả SXKD

1.2.1.2 Vai trò quản lý tài chính doanh nghiệp

Việc quản lý tài chính doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọngtrong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:

- Thông qua quá trình quản lý TCDN sẽ đảm bảo cho các hoạt động về huy động và sử dụng vốn của DN diễn ra bình thường và liên tục

Vốn là tiền đề đầu tiên cho hoạt động của DN Quá trình hoạt động của

DN thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinhdoanh thường xuyên cũng như hoạt động đầu tư của DN Việc thiếu vốn sẽkhiến cho các hoạt động của DN gặp khó khăn hoặc không triển khai được

Do vậy, muốn đảm bảo cho các hoạt động của DN được tiến hành bình

7

Trang 16

thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào các biện pháp tổ chức huy động và sửdụng vốn trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của các nhà quản lý tàichính tại doanh nghiệp.

- Quản lý tài chính tại DN tốt sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

Bởi lẽ: Việc đánh giá, lựa chọn đầu tư đứng trên góc độ TC có ảnhhưởng lớn tới việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn; Việc huy động vốn kịpthời giúp DN chớp được cơ hội kinh doanh; Việc lựa chọn phương thức huyđộng vốn thích hợp giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho DN; Việc sửdụng đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy TC giúp DN nâng cao đáng kể tỷ suấtlợi nhuận VCSH; Huy động vốn tối đa vào hoạt động kinh doanh giúp cho

Có thể nói, hoạt động TC của DN ảnh hưởng tới tất cả các hoạt độngkhác của DN, vì vậy nếu có biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện thựctiễn sẽ góp phần quan trọng tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

1.2.2 Khái niệm hiệu quả quản l‎ý tài chính doanh nghiệp

Một vấn đề khá nhức nhối trong công tác quản lý tài chính của doanhnghiệp là làm sao để quản lý vốn một cách hiệu quả và hợp lý nhất Vốn sảnxuất kinh doanh là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuỳ từng cách nhìn nhận khác nhau, quanđiểm về hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp cũng khác nhau Nhưng nóichung, việc quản lý tài chính có hiệu quả là phải nhằm đảm bảo vốn cho quátrình sản xuất kinh doanh đạt được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra là thấp

Trang 17

nhất Bởi lẽ, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làthu được lợi nhuận cao Quá trình quản lý tài chính của doanh nghiệp cũng làquá trình hình thành, quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại doanhdoanh nghiệp

Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc khai thác hợp lý các nguồnvốn, quản lý sao cho phát huy tác dụng cao nhất hiệu quả các đồng vốn đãđược huy động là vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Vì vậy, suy cho cùng, hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệpđược thể hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kì và mức sinh lờicủa một đồng vốn sản xuất kinh doanh

Xét trên góc độ sử dụng vốn, lợi nhuận thể hiện kết quả tổng thể củaquá trình phối hợp tổ chức đảm bảo vốn, quản lý và sử dụng vốn cố định, vốnlưu động của doanh nghiệp Để đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả quản lý tàichính tại doanh nghiệp cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn từ nhiều góc

độ khác nhau, sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá mức sinh lời củađồng vốn sản xuất kinh doanh

1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp

Hiệu quả quản lý quản lý tài chính là một phạm trù kinh tế ảnh hưởngrất lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việc tổ chức đảm bảo kịpthời, đầy đủ và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong điều kiện kinh tếhiện nay đang trở lên rất bức thiết đối với các doanh nghiệp Sự cần thiết nàyxuất phát từ những lý do sau:

* Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp:

Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đềuhướng tới mục đích là tối đa hoá lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượngtổng hợp liên quan đến tất cả các mặt trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng Đặc biệt trong nềnkinh tế thị trường hiện nay, lợi nhuận chính là điều kiện quyết định đến sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp

Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong điều kiện cạnh tranhđòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường, đầu tưđổi mới máy móc trang thiết bị, đa dạng hóa sản xuất, hạ giá thành… Do vậy

9

Trang 18

tính rủi ro của đồng vốn trong quá trình vận động là rất cao Từ đó, trong quátrình quản lý, doanh nghiệp phải tính toán sao cho việc sử dụng đồng vốn làhiệu quả và hợp lý nhất.

* Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh:

Trong nền kinh tế thị trường, sẽ không có bất cứ một hoạt động sảnxuất kinh doanh nào nếu không có vốn Vốn là tiền đề là xuất phát điểm củamọi hoạt động kinh doanh, là nền tảng vật chất để biến mọi ý tưởng kinhdoanh thành hiện thực Mặt khác, vốn là điều kiện để các doanh nghiệp có thểđầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, hạ giáthành từ đó tăng lợi nhuận Thực tế chứng minh không ít những doanh nghiệp

có khả năng về nhân lực, có cơ hội đầu tư nhưng thiếu khả năng về tài chínhđành bỏ lỡ cơ hội kinh doanh Với vai trò đó, việc quản lý quá trình sử dụng

và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đã trở thành yếu tố cấp thiết đối với mọidoanh nghiệp

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc nâng cao hiệu quả quản lý tàichính trong điều kiện hiện nay là vấn đề hết sức cấp bách đối với các doanhnghiệp Nó quyết định đến sự sống còn cũng như sự phát triển của doanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường

1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản l‎ý tài chính của doanh nghiệp

Hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rấtnhiều nhân tố, bao gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan Trong quá trìnhquản lý tài chính các doanh nghiệp cần tính đến tác động của các nhân tố này

để đưa ra biện pháp quản lý có hiệu quả nhất

1.2.4.1 Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp

- Cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô của nhà nước:

Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước cho phép các doanh nghiệp cóquyền tự do kinh doanh và quyền bình đẳng trước pháp luật Tuy nhiên Nhànước giữ vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế và tạo hành lang pháp lý để cácdoanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Nếu chính sách kinh tếnhà nước ổn định, linh hoạt, tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh

Trang 19

giúp cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thông suốt, có hiệuquả và ngược lại Do vậy để nâng cao hiệu quả quản lý vốn, các doanh nghiệpcần phải xem xét đến các chính sách kinh tế của nhà nước.

- Mức độ lạm phát của nền kinh tế:

Nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng nội tệ bị giảmsút, dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá Đặc biệt là đối với cácdoanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu, khi lạm phát xuất hiện sẽ làm

tỷ giá hối đoái biến động tăng, điều này dẫn đến chi phí đầu vào tính bằng nội

tệ sẽ tăng Từ đó làm tăng giá thành sản phẩm đầu ra, làm giảm lợi nhuận,giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Do đó để nâng cao hiệu quảquản lý tài chính, các doanh nghiệp cần phải tính đến tốc độ trượt giá củađồng tiền để có những biện pháp phù hợp với từng hoàn cảnh của nền kinh tế

- Điều kiện tự nhiên và rủi ro trong kinh doanh:

Những rủi ro bất thường có thể phát sinh trong quá trình sản xuất kinhdoanh mà doanh nghiệp không thể lường trước được như thiên tai, hoả hoạn,bão lụt hoặc những biến động bất thường của thị trường… có thể làm chohiệu quả quản lý tài chính không được như ý muốn của doanh nghiệp

- Khả năng cạnh tranh trên thị trường:

Doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường thì phải tăng khả năng cạnhtranh, phải có thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp phải tạođược cái tôi riêng biệt, đồng thời phải tăng khả năng duy trì và mở rộng thị

phần, nâng cao hiệu quả kinh doanh Nếu doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn

trên thị trường, sản phẩm tiêu thụ được nhiều thì doanh nghiệp sẽ có doanhthu và lợi nhuận lớn, từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao, nâng cao hiệuquả sử dụng tài chính tại doanh nghiệp

- Sự biến động thị trường đầu ra và đầu vào của doanh nghiệp:

Đây là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý tài chính tạidoanh nghiệp Trong điều kiện đầu ra không đổi, nếu giá cả của các yếu tốđầu vào biến động tăng sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận từ đó sẽ làm giảmhiệu quả quản lý vốn kinh doanh Mặt khác nếu đầu ra không thuận lợi, không

có thị trường tiêu thụ doanh thu thấp không đủ bù đắp chi phí thì hiệu quảquản lý tài chính của doanh nghiệp sẽ là một số âm Vì vậy doanh nghiệp cần

11

Trang 20

phải nghiên cứu kỹ thị trường từ đó có kế hoạch cụ thể về huy động và sửdụng vốn sao cho hợp lý nhất.

- Lãi suất thị trường:

Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến chi phí huy động bằng vốn vay củadoanh nghiệp Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi lãi suất thịtrường tăng lên, tiền lãi doanh nghiệp phải thanh toán sẽ tăng lên, lợi nhuậngiảm làm tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm xuống, hiệu quả quản lý tài chínhcũng giảm

- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật:

Ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật tạo điềukiện cho các doanh nghiệp ứng dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh Tuynhiên nếu doanh nghiệp nào không bắt kịp được tốc độ phát triển của khoahọc công nghệ thì các tài sản cố định của doanh nghiệp đó sẽ bị hao mòn rấtlớn, ảnh hưởng đến vốn của doanh nghiệp

- Đặc thù của ngành kinh doanh:

Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng cần được xem xét khi quản lý tàichính Đặc thù của ngành thường ảnh hưởng lớn đến cơ cấu đầu tư và cơ cấunguồn vốn cũng như vòng quay của vốn Do đó, việc so sánh các chỉ tiêuphản ánh hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bìnhngành là cần thiết nhằm phát hiện những ưu điểm và hạn chế trong việc quản

lý tài chính

Ngoài ra trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực như hiện naythì nền kinh tế trong nước nói chung của các doanh nghiệp nói riêng cũngchịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và của khu vực Nếu trong tìnhtrạng kinh tế thế giới suy thoái sẽ tác động xấu đến quá trình quản lý tài chínhtại doanh nghiệp

1.2.4.2 Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp

Ngoài những nhân tố khách quan nói ở trên, hiệu quả quản lý tài chínhcủa doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi nhân tố chủ quan sau đây:

- Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động:

Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu quả quản lýtài chính Trình độ quản lý tốt, bộ máy gọn nhẹ, đồng bộ, nhịp nhàng sẽ giúp

Trang 21

cho doanh nghiệp quản lý tài chính có hiệu quả Ngược lại, nếu trình độ quản

lý yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ không có khả năng bảo toàn được vốn Trình

độ người lao động có tác động rất lớn đến mức độ sử dụng hiệu quả tài sản,năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mức độ phế phẩm… từ đó tác độngrất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp

- Sự lựa chọn phương án đầu tư:

Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương án đầu tư phù hợp sẽ đem lại hiệuquả kinh tế cao Ngược lại, nếu doanh nghiệp lựa chọn và quyết định phương

án đầu tư không phù hợp, không phát huy được tác dụng của vốn đầu tư sẽlàm giảm hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của doanh nghiệp

- Sự hợp lý của cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp:

Nếu cơ cấu vốn chưa hợp lý như việc đầu tư vào các tài sản không sửdụng, chưa sử dụng quá lớn hoặc doanh nghiệp vay nợ quá nhiều, sử dụngkhông triệt để nguồn vốn bên trong, cơ cấu vốn chưa phù hợp với đặc điểmsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ rất kém

- Vấn đề xác định nhu cầu vốn kinh doanh:

Việc xác định nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh không chính xác sẽ dẫnđến thừa hoặc thiếu vốn làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và làm giảm hiệu quả quản lý tài chính

- Chu kỳ sản xuất kinh doanh:

Nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà ngắn, vòng quayvốn nhanh thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thu hồi vốn đáp ứng nhu cầu kinhdoanh tiếp theo Ngược lại, khi chu kỳ kinh doanh kéo dài thì vốn của doanhnghiệp sẽ bị ứ đọng, thời gian thu hồi vốn chậm

- Việc tính và trích khấu hao:

Công tác tổ chức tính và trích khấu hao không hiệu quả, đúng mục đích

và sát với thực tế sẽ dẫn tới tình trạng tài sản hư hỏng trước khi thu hồi đủvốn, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

- Chế độ lương và cơ chế khuyến khích người lao động:

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng đến thái độ và ý thức làm việccủa người lao động Một mức lương thưởng xứng đáng với mức độ cống hiếncùng với chế độ khuyến khích hợp lý gắn với hiệu quả công việc sẽ tạo ra

13

Trang 22

động lực cho việc nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp, từ đónâng cao hiệu quả quản lý vốn của doanh nghiệp.

Trên là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tàichính của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần xem xét từng yếu tố để từ đó đưa

ra những biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh của mình

Nói tóm lại, tài chính không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đờicủa doanh nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết địnhtrong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Hiệu quả quản lý tàichính là một phạm trù kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc tổ chức đảm bảo kịp thời, đầy đủ vànâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong điều kiện kinh tế hiện nay đang trởlên rất bức thiết đối với các doanh nghiệp Phân tích và tìm hiểu những nhân

tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp sẽ giúpcho doanh nghiệp tìm cho mình hướng phát triển đúng và đưa ra nhữngphương hướng của doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo

1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính tại một số doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay

1.3.1 Kinh nghiệm quản l‎ý tài chính tại một số doanh nghiệp nhà nước

1.3.1.1 Kinh nghiệm thành công

Trong những năm qua, mặc dù tác động của khủng hoảng tài chính vàcuộc suy thoái kinh tế, hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn;nhưng để tồn tại và vươn lên trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các doanhnghiệp đều cố gắng có những biện pháp quản lý tài chính nhằm phát huy hiệuquả của vốn đầu tư:

- Trong vấn đề tạo lập và huy động vốn kinh doanh, đã khai thác triệt

để mọi nguồn vốn trong doanh nghiệp và bổ sung vốn bằng các hình thức huyđộng vốn từ bên ngoài như: nguồn tín dụng ngân hàng, chiếm dụng từ kháchhàng và vốn nhàn rỗi của các bộ công nhân viên… đảm bảo cung ứng đúng và

đủ nhu cầu vốn cho sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp

- Thực hiện các biện pháp nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu

Trang 23

- Có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo cơ cấu tài sản, đảm bảo hợp lý

tỷ trọng các nguồn vốn

- Từng bước đổi mới các tài sản cố định, chú ý bảo dưỡng sửa chữa nênvẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp trong điều kiện khókhăn về vốn

- Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc trên 50% vốn nhà nướchoạt động trong một số lĩnh vực công ích hay cung cấp các dịch vụ, thực hiệnsản xuất kinh doanh các sản phẩm nằm trong danh mục có sự quản lý của nhànước đã rất thận trọng trong việc sử dụng vốn đầu tư, nên đã hạn chế đượcnhững tác động tiêu cực từ những biến động xấu của thị trường bất động sản,thị trường chứng khoán,… Đồng thời đã có những chuyển biến tích cực trongtầm nhìn về chiến lược đầu tư, do đó đã duy trì hoạt động của doanh nghiệp

và có xu hướng vươn lên trong bối cảnh cạnh tranh mang tính quốc tế

- Những năm gần đây, các công ty trực thuộc tập đoàn Bưu chính viễnthông Việt Nam (VNPT) đang được cơ cấu lại, đem đến những thách thứcmới trong vấn đề quản lý tài chính tại các công ty Tuy nhiên, hầu hết cáccông ty đã có những thành công ban đầu trong quản lý tài chính, góp phầntích cực đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, duy trì mức thu nhập ổn định chongười lao động

1.3.1.2 Kinh nghiệm chưa thành công

Tìm hiểu quá trình quản lý tài chính tại một số doanh nghiệp nhà nướcnằm trong nguy cơ bị giải thể (chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc Tập đoànCông nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin) cho thấy có những bất cập sau:

- Hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng nợ phải trả khá cao,chủ yếu là nợ ngắn hạn, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếuđược tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn Đây là nguyên tắc tài trợ vốn không antoàn và có tính ổn định rất thấp Điều này sẽ là rất khó khăn cho doanh nghiệpnếu trong thời gian tới tình hình sản xuất kinh doanh không được tốt thì doanhnghiệp sẽ không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và làm tăng nguy cơ rủi

ro tài chính của doanh nghiệp

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của các doanh nghiệp còn thấp Tỷtrọng đầu tư vào máy móc thiết bị năm sau tuy đã cao hơn những năm trước

15

Trang 24

nhưng tỷ trọng của nó trong tổng tài sản của doanh nghiệp không lớn Mặtkhác, tài sản cố định của một số doanh nghiệp đã được sử dụng khá lâu nêngiá trị còn lại thấp, một số tài sản đã quá lạc hậu Hệ số hao mòn tài sản cốđịnh là cao Một số tài sản cố định được đầu tư đổi mới nhưng chưa phát huyđược hết tác dụng Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định củamột số doanh nghiệp giảm Công tác quản lý tài sản cố định còn thiếu khoahọc chặt chẽ vì thế tài sản cố định còn bị sử dụng một cách thiếu ý thức vàlãng phí.

- Vốn lưu động: hiệu quả quản lý vốn lưu động của một số doanhnghiệp chưa cao, làm lãng phí một lượng vốn lưu động của doanh nghiệp Tỷtrọng nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao Đây là chính sách tài trợtạo cho doanh nghiệp chi phí sử dụng vốn thấp hơn nhưng lại chứa đựngnhiều rủi ro, dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán

- Tình hình quản lý vốn bằng tiền của một số doanh nghiệp đã thể hiệnchính sách quản lý của công ty trước nền kinh tế khó khăn như hiện nay, giảmtiền mặt tại quỹ hạn chế sự mất giá của đồng tiền, tiền gửi ngân hàng vẫnchiếm tỷ trọng lớn để tạo thuận lợi cho giao dịch ở ngân hàng Tuy nhiên, hệ

số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ sốkhả năng thanh toán tức thời của các doanh nghiệp còn thấp

- Hầu hết các khoản nợ phải thu của một số doanh nghiệp còn ở mứctương đối cao, đây là chính sách nhằm thu hút khách hàng, tuy nhiên điều này

đã làm cho vòng quay vốn lưu động tăng, dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốnlưu động

- Vốn tồn kho dự trữ cao, vòng quay hàng tồn kho chậm làm vòng quayvốn lưu động giảm, hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm

Qua việc phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tạimột số doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước, bên cạnh những kết quả đạtđược, vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong điềukiện kinh tế còn chưa có sự phục hồi, sự buông lỏng quản lý của nhà nước nóichung và sự buông lỏng quản lý tài chính nói riêng đã dẫn đến hiệu quả kinh

Trang 25

tế thấp và do đó một số doanh nghiệp bị phá sản, tác động xấu đến việc làm,thu nhập và đời sống của một bộ phận dân cư.

1.3.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty Dịch vụ viễn thông Vinaphone

Tìm hiểu công tác quản lý tài chính tại các DNNN thời gian qua, có thểrút ra một số bài học bổ ích như sau:

- Một là, vấn đề huy động vốn: cần đảm bảo đủ vốn cho sản xuất kinh

doanh Tuy nhiên, xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý và có biện pháp khaithác các nguồn vốn này là quan trọng nhằm giảm thiểu chi phí huy động vốn

Cố gắng hạn chế các nguồn vốn vay ngắn hạn với lãi xuất cao; khai thácnguồn vốn chủ sở hữu để gắn trách nhiệm với quyền lợi của các chủ đầu tư

- Hai là, quản lý quá trình sử dụng vốn đảm bảo phát huy tác dụng tối

đa của từng đồng vốn, hạn chế lãng phí Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động,hạn chế vốn vay phải trả với lãi xuất cao

- Ba là, tìm kiếm biện pháp thích hợp để nhanh chóng thu hồi vốn đang

bị chiếm dụng tại các khoản nợ ở đối tác; nhanh chóng hoàn thành công trìnhnhằm giảm thiểu vốn tồn đọng tại sản phẩm dở dang hoặc hàng tồn kho

- Bốn là, tính toán chi phí tài sản cố định hợp lý; tùy từng trường hợp

để quyết định mua sắm đổi mới thiết bị hay thực hiện phương thức thuê tàisản nhằm mang lại hiệu quả sử dụng cao, với phương châm: chi phí ít nhấtnhưng lại mang đến lợi ích cao nhất

- Năm là, tăng cường khâu kiểm soát chi tiêu tiền mặt, hạn chế tiền

mặt tồn đọng nhiều tại quĩ Trong điều kiện kinh tế còn chứa đựng nhiều bất

ổn, tiết kiệm chi tiêu vẫn cần thiết

Mỗi doanh nghiệp đều có tính đặc thù, do đó quản lý tài chính cũngvừa mang tính chung vừa có những nét riêng Vận dụng bài học kinh nghiệmphải phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp thì mới mang lại hiệu quảcao

1.4 Đường lối, chủ trương của Đảng về việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại doanh nghiệp

17

Trang 26

1.4.1 Về chủ trương của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳngđịnh việc xây dựng cơ chế mới về quản lý kinh tế, phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần Điều này tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển của doanh nghiệp ởmọi thành phần kinh tế Tuy nhiên, bước ngoặt thực sự trong lịch sử phát triểncủa doanh nghiệp Việt Nam phải chờ tới năm 1990, khi Luật Công ty và LuậtDoanh nghiệp tư nhân ra đời, đã tạo ra cơ hội cho đội ngũ những người kinhdoanh phát triển Quan điểm của của Đảng về phát triển doanh nghiệp vàdoanh nhân liên tục được nhắc tới thông qua các văn kiện từ Đại hội Đảng lầnthứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ XI

Trong mô hình kinh tế thị trường hiện đại, doanh nghiệp được coi lànền tảng, là sản phẩm tự nhiên của cơ chế thị trường Vì vậy, cùng với quanđiểm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam, tất yếu Đảng ta phải có quan điểm phát triển doanh nghiệp, cả về sốlượng và chất lượng, cả về không gian và lĩnh vực đầu tư Những chuyển biếnnày giúp giải quyết nhiều vấn đề được xem là rào cản cho sự phát triển củacác doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

Diện các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá mở rộng hơn vàthực hiện nguyên tắc thị trường trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhànước Nhà nước chỉ giữ cổ phần chi phối đối với các tổng công ty, công ty cổphần hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực thiết yếu và chỉ giữ 100%vốn nhà nước trong các doanh nghiệp hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng

và những doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích thiết yếu màchưa cổ phần hoá được

Đại hội XI là Đại hội có ý nghĩa trọng đại, định hướng cho toàn Đảng,toàn dân ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đểđến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiệnđại; đến giữa thế kỷ XXI trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Định hướng lớn về phát triển kinh tế là: “Phát triển

Trang 27

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sởhữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thứcphân phối Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phậnhợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, phát triểnlâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”.

1.4.2 Về chính sách của Nhà nước

Quán triệt quan điểm của Đảng, các chính sách đều hướng tới bìnhđẳng giữa các thành phần kinh tế, thực hiện cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhànước theo hướng phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường Chính phủ coivấn đề nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại các doanh nghiệp là vấn đềsống còn của doanh nghiệp Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn,các chính sách cũng hướng tới tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanhnghiệp; đặc biệt có sự hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hiện nay nỗi lo của các doanh nghiệp là phải trả lãi cao cho các khoản vaysản xuất kinh doanh Vì vậy, Nhà nước cũng đã có nhiều cố gắng từ các chínhsách tiền tệ phù hợp nhằm hạ lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại

Song song với việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệpnhà nước, xây dựng chiến lược phát triển bền vững các doanh nghiệp nhà nướccòn lại; trong đó chú trọng các biện pháp quản lý tài chính theo hướng kinh tếthị trường, tạo nên các tập đoàn doanh nghiệp lớn xứng đáng là trụ cột kinh tế,

đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi đến thời hạn thực hiệntoàn diện các cam kết mở cửa thị trường theo yêu cầu của hội nhập kinh tếquốc tế Thực hiện chiến lược phát triển này rất cần một đội ngũ cán bộ quản lýgiỏi, trong đó có cán bộ quản lý tài chính tại các doanh nghiệp nhà nước

1.5 Khung phân tích

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn của các doanh nghiệp nói chung

và Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone trong điều kiện kinh tế thị trường nói riêng

19

Trang 28

- Số liệu chính sử dụng để phân tích là số liệu báo cáo tại phòng tài chính kế toán của Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone 3 năm gần đây đã

có sự phê duyệt của Ban giám đốc

Kết luận chương 1

Chương 1 của luận văn đã hệ thống những kiến thức lý luận có liên quan đến hiệu quả quản lý tài chính tại doanh nghiệp, qua đó thấy được sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại doanh nghiệp; đồng thời tìm hiểu những nhân tố khách quan và chủ quan tác động tới hiệu quả quản lý tài chính tại doanh nghiệp Tổng hợp kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong quản lý tài chính tại một số doanh nghiệp nhà nước Việt Nam thời gian qua, rút ra bài học về quản lý tài chính tại Công ty Dịch vụ viễn thông Vinaphone trong thời gian tới nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý tài chính tại công ty trong thời gian tới

Trang 30

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Vướng mắc hiện nay về quản lý tài chính của các doanh nghiệp nhànước trong nền kinh tế thị trường?

- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý tài chính tại doanh nghiệp?

- Những thách thức và cơ hội đối với hoạt động của Công ty Dịch vụ Viễnthông Vinaphone?

- Có những biện pháp nào để phát huy những tích cực và khắc phục hạnchế trong việc quản lý tài chính tại Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone?

- Các điều kiện đồng bộ để cho việc thực hiện giải pháp được thuận lợi là gì?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau nhằm tiếpcận và nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bênngoài DN, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chínhtổng hợp, chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính của DN Cụ thể:

2.2.1 Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế nóichung và phân tích TC nói riêng Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý:

 Về điều kiện so sánh

- Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng (hai chỉ tiêu)

- Các đại lượng hoặc các chỉ tiêu phải đảm bảo tính chất có thể so sánhđược Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháptình toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường

 Xác định gốc so sánh

- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thìgốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở một thời điểmtrước, một kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước

Trang 31

- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc sosánh là trị số kế hoạch của chi tiêu phân tích.

- Khi xác định vị trí của DN thì gốc so sánh được xác định là giá trịtrung bình của ngành hoặc chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh

 Về kỹ thuật so sánh

- So sánh về số tuyệt đối: để thấy sự biến động của chỉ tiêu phân tích.

- So sánh bằng số tương đối: để thấy kỳ thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu

tăng hay giảm bao nhiêu

2.2.2 Phương pháp hệ số

Hệ số TC được tính bằng cách đem do trực tiếp (chia) một chỉ tiêu nàycho một chỉ tiêu khác để thấy được mức độ ảnh hưởng và vai trò của các yếu

tố, chỉ tiêu này đối với yếu tố, chỉ tiêu khác

2.2.3 Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số TC (Phương pháp phân tích DUPONT)

Mức sinh lời của VCSH là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp vàquyết định của nhà quản lý doanh nghiệp Để thấy được sự tác động của mốiquan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mứcsinh lời của DN, người ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tácđộng đó

Những mối quan hệ chủ yếu được xem xét là:

- Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất LNST trên VKD với hiệu suất sửdụng toàn bộ vốn và hệ số lãi ròng

- Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận VCSH

2.2.4 Phương pháp Ma trận SWOT

Trên cơ sở trao đổi với lãnh đạo công ty, học viên có những nhận định

về điểm mạnh - điểm yếu - Cơ hội - thách thức đối với Công ty Dịch vụ Viễnthông Vinaphone và hình thành bảng ma trận SWOT như sau:

23

Trang 32

Ma trận SWOT Cơ hội (O) Thách thức (T)

Điểm mạnh (S):

Phối hợp S/OTận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội

Phối hợp S/TTận dụng điểm mạnh để hạn chế thách thức (nguycơ)

Điểm yếu (W)

Phối hợp W/OGiảm điểm yếu để nắm bắt

cơ hội

Phối hợp W/TTối thiểu điểm yếu để ngăn chặn nguy cơLuận văn sử dụng tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên chủ yếu

là báo cáo tài chính, trong đó quan trọng nhất là Bảng cân đối kế toán và Báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Dịch vụ Viễn thông

Vinaphone trong 3 năm gần đây; tập trung phân tích sâu hơn ở năm 2012; so sánh với các năm trước

2.3 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả quản lý tài chính tại doanh nghiệp

Khi phân tích hiệu quả quản lý TCDN có thể sử dụng tài liệu từ nhiềunguồn khác nhau, chủ yếu là các báo cáo tài chính (BCTC), trong đó quan

trọng nhất là Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) và Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh (BCKQKD).

BCĐKT là một BCTC tổng hợp về tình hình TS và nguồn hình thành

TS của một DN tại một thời điểm nhất định BCĐKT bao gồm hai phần: TS

và NV

- Phần TS: Phản ánh giá trị của toàn bộ TS hiện có đến thời điểm lập

báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của DN

- Phần NV: Phản ánh nguồn hình thành các TS của DN tính đến thời

điểm lập báo cáo

BCKQKD là một bản BCTC tổng hợp phản ánh tình hình và kết quảhoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động trong năm của DN Nội dungBCKQKD có thể thay đổi theo từng kỳ, tùy theo yêu cầu quản lý, nhưng phảiphản ánh được các nội dung cơ bản: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bánhàng và chi phí quản lý DN, kết quả lãi lỗ, nghĩa vụ TC đối với Nhà nước

Trang 33

Ngoài ra còn sử dụng các thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ,Thuyết minh báo cáo tài chính và các tài liệu khác của DN cũng như củangành, nền kinh tế.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là nguồn cung cấp thông tin chính xác về nănglực tạo tiền, thể hiện tiềm lực hiệu quả kinh doanh của DN Báo cáo lưu chuyểntiền tệ có vai trò cung cấp thông tin rất quan trọng cho các đối tượng quan tâmtới tình hình tài chính của DN Nó là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việchoàn thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ kinh doanh

2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp

Đánh giá khái quát hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấpcái nhìn tổng quát nhất về tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh

có khả quan hay không Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp thấy rõthực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khảnăng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp Trên cơ sở đó,đưa ra các biện pháp hữu hiệu để khắc phục kịp thời giúp doanh nghiệpngày càng phát triển

Đánh giá khái quát hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp thôngthường cần xem xét một số biến động chủ yếu sau giữa cuối năm và đầunăm hoặc của năm nay so với năm trước:

- Sự tăng, giảm tổng tài sản

- Sự biến động của nợ phải trả

- Sự tăng trưởng của doanh thu thuần bán hàng, giá vốn của hàng bán, lợi nhuận bán hàng, lợi nhuận sau thuế

2.3.1.1 Đánh giá hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng giúp các đối tượng sửdụng thông tin phân tích, đánh giá tổng quát tình hình quản lý, sử dụng tàisản, tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn, tình hình tài chính của

25

Trang 34

DN….từ đó có thể dự đoán triển vọng phát triển của DN trong tương lai.

BCĐKT phản ánh giá trị TS và nguồn hình thành TS của DN tại mộtthời điểm nhất định, gồm 2 phần: TS và NV (Tổng TS = Tổng NV)

Khi tiến hành phân tích hiệu quả quản lý TCDN thông qua các chỉtiêu trên BCĐKT cần đi vào phân tích các vấn đề sau:

a Phân tích sự biến động của tài sản

Thông qua phân tích giúp phản ánh khái quát tình hình về tài sản DN

đã huy động vào phục vụ các hoạt động kinh doanh trong kỳ, mức độ trang

bị cơ sở vật chất và chính sách đầu tư của DN Phân tích sự biến động củatừng khoản mục tài sản hợp thành tổng tài sản của DN thông qua việc sosánh số cuối kỳ và đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối Từ đó giúpnhà quản trị doanh nghiệp đánh giá xem chính sách đầu tư vốn của DN cóphù hợp với đặc thù kinh doanh và có mang lại hiệu quả cho DN hay không

b Phân tích khái quát về nguồn vốn

Nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh nguồn gốc, xuất xứ hìnhthành tổng TS của DN hiện đang quản lý và sử dụng vào hoạt động kinhdoanh Thông qua phân tích khái quát về NV của DN để thấy được DN đãhuy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô NV huy động được đã tănghay giảm bao nhiêu? Mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính?.Phương pháp phân tích: So sánh tổng số và từng loại, từng chỉ tiêu NV giữacuối kỳ với đầu kỳ để xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối của tổng

số cũng như từng loại, từng chỉ tiêu NV

c Xem xét sự hợp lý của cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn và sự tác động của nó đến quá trình kinh doanh

Xác định tỷ trọng của từng loại TS trong tổng tài sản và tỷ trọng củatừng loại NV trong tổng nguồn vốn, sau đó so sánh giữa cuối kỳ với đầu

kỳ về tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số NV để thấy được sự biếnđộng của cơ cấu vốn, cơ cấu NV hợp lý hay chưa hợp lý

Trang 35

d Đánh giá mức độ đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính trong chính sách tài trợ của DN

Xét đến độ ổn định của quá trình sản xuất kinh doanh và độ an toàn

trong thanh toán, thì nguyên tắc cân bằng tài chính đòi hỏi: TSDH chỉ được tài trợ bởi một phần của NVDH và chỉ một phần TSNH được tài trợ bởi NVNH Điều này được thể hiện qua sơ đồ sau:

Cần phải tiến hành tính toán so sánh giữa NV và TS, từ đó để xác địnhnguồn vốn lưu động thường xuyên của DN Nguồn vốn lưu động thườngxuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để tài trợ một phần haytoàn bộ TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của DN vàđược xác định theo công thức:

Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạnĐây là một chỉ tiêu tài chính quan trọng của DN, qua chỉ tiêu nàycho biết DN có đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, có đủ khả năngthanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không Nguồn vốn lưu động thườngxuyên có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng 0:

- Nguồn vốn lưu động thường xuyên > 0, tức là TSNH > NNH DNđảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính Trong trường hợp này, TSNH

đã được tài trợ toàn bộ bởi nguồn vốn ngắn hạn và một phần bởi nguồn vốndài hạn của DN Từ đó tình hình tài chính của DN được đảm bảo an toàn,vững chắc, đồng thời DN đảm bảo được khả năng thanh toán NNH Tuynhiên, việc sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSNH kéo theo chi phí

Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn

Trang 36

sử dụng vốn cao Chính vì vậy, DN cần có các biện pháp để quản lý, sử dụngvốn một cách có hiệu quả.

- Nguồn vốn lưu động thường xuyên < 0, tức là TSNH < NNH DNkhông đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính Trong trường hợp này, DN đã

sử dụng một phần NVNH để đầu tư cho TSDH Mặc dù chi phí sử dụng vốnthấp nhưng điều này sẽ làm cho tình hình tài chính của công ty có thể gặp rủi

ro cao, dễ dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán nợ khi đến hạn, gây giánđoạn SXKD nếu không dự đoán đúng nhu cầu vốn sử dụng trong kỳ

- Nguồn vốn lưu động thường xuyên = 0, tức là TSNH = NNH DNđảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, tình hình tài chính an toàn,hoạt động SXKD ổn định và chi phí sử dụng vốn thấp Đây được xem làtrạng thái cân bằng lý tưởng Tuy nhiên, trên thực tế thì DN khó đạt đượctrạng thái cân bằng này

Như vậy, thông qua BCĐKT sẽ thấy được một cách khái quát về kếtcấu vốn và nguồn hình thành vốn DN Nhưng để thấy được thực tế trong từng

DN đó hoạt động đạt kết quả như thế nào thì ta phải đánh giá khái quát tìnhhình tài chính DN thông qua BCKQHĐKD

2.3.1.2 Đánh giá hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bản BCTC tổng hợpphản ánh tình hình và kết quả HĐKD theo từng loại hoạt động của DN Sốliệu trên báo cáo cung cấp những thông tin tổng hợp về phương thức kinhdoanh, về kinh nghiệm quản lý, về việc sử dụng các tiềm năng của DN vàchỉ ra hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

Khi phân tích BCKQHĐKD cần xem xét: sự biến động của từng chỉtiêu giữa năm nay so với năm trước thông qua việc so sánh cả về số tuyệt đối

và số tương đối đặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu: DTT, GVHB, LNTT, LNST;tính toán phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất giá vốn/DTT, tỷ

Trang 37

suất CPBH/DTT, tỷ suất CPQLDN/DTT để đánh giá trình độ quản lý chiphí, kết quả kinh doanh của DN trong kỳ.

2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài chính thông qua các hệ số tài chính

Các số liệu trên các BCTC mới chỉ phán ánh được phần nào tình hìnhtài chính của DN, để hiểu sâu hơn các nhà quản trị DN cần tính toán vàphân tích các hệ số tài chính Các hệ số tài chính là biểu hiện đặc trưngnhất về tình hình tài chính của DN trong một thời kỳ nhất định

2.3.2.1 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

a Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (HS khả năng thanh toán hiện thời).

Hệ số khả năng thanh toán Tài sản ngắn hạn

hiện thời Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết DN có bao nhiêu TS có thể chuyển đổi thành tiềnmặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Nó đo lường khả năngtrả nợ của DN

Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh.Ngành nghề nào mà tỷ lệ TS lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS thì hệ

số này lớn và ngược lại Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì được coi là an toàn,ngược lại thì DN dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán

Tuy nhiên, chưa chắc trong mọi trường hợp, hệ số này quá cao đã phảnánh năng lực TC của DN là tốt, có thể DN đó chưa tận dụng triệt để các nguồn

TC vào hoạt động kinh doanh Do vậy cần đặt hệ số trong tình hình cụ thể của

DN cũng như kết hợp với các hệ số khác để đánh giá chính xác về DN

Để đánh giá hệ số này cần so sánh với hệ số trung bình ngành và hệ

số các thời kỳ trước đó của doanh nghiệp

b Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Trong tài sản ngắn hạn, mỗi loại tài sản có tính thanh khoản khácnhau HTK là tài sản khó chuyển đổi thành tiền hơn trong tổng TSLĐ và dễ

=

=

29

Trang 38

bị lỗ nhất nếu được bán Do vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biếtkhả năng hoàn trả các khoản NNH không phụ thuộc vào việc bán tài sản dựtrữ (HTK) và được xác định theo công thức:

Hệ số khả năng Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn

Đây là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của DN

c Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng Tiền và các khoản tương đương tiền

thanh toán tức thời Nợ ngắn hạn

Đây là chỉ tiêu đánh giá một cách khắt khe hơn khả năng thanh toán của

DN Hệ số này cao cho thấy DN có lượng tiền mặt đủ để trang trải cho cáckhoản nợ đến hạn từ đó đảm bảo được uy tín đối với các đối tác Tuy nhiên, hệ

số này quá cao cho thấy DN đang dự trữ lượng tiền mặt quá nhiều sẽ gây ứ đọngvốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN

d Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

thanh toán lãi vay Chi phí lãi vay phải trả trong kỳ

Chi phí lãi vay là khoản chi phí cố định của DN, nguồn để trả lãi vay

là lợi nhuận trước lãi vay và thuế Hệ số này cho biết khả năng sẵn sàngthanh toán lãi vay của DN trong kỳ Việc không trả được các khoản nợ này

sẽ thể hiện khả năng DN có nguy cơ bị phá sản

2.3.2.2 Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

Nguồn vốn mà DN sử dụng trong quá trình kinh doanh bao gồm: vốnchủ sở hữu và vốn vay

a Hệ số cơ cấu nguồn vốn

- Hệ số nợ:

Tổng nợ phải trả Tổng nguồn vốn

=

=

Hệ số nợ =

=

Trang 39

- Hệ số vốn chủ sở hữu (hệ số tự tài trợ: (HE)

HE = 1 - HN

Hệ số nợ phản ánh trong một đồng VKD có mấy đồng hình thành từ nợvay bên ngoài, đồng thời xác định nghĩa vụ nợ của DN đối với chủ nợ vàngược lại hệ số VCSH lại cho thấy trong 1 đồng VKD có bao nhiêu đồngđược bảo đảm từ NVCSH

Hệ số nợ cao chứng tỏ DN sử dụng nhiều vốn vay trong NV kinhdoanh, tức là sử dụng đòn bẩy TC ở mức độ cao, nếu DN hoạt động hiệu quả,

nó sẽ giúp cho tỷ suất sinh lời của vốn chủ được khuếch đại tăng Nhưng việc

sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu NV cũng làm cho rủi ro TC của DN tăngcao, tính tự chủ về vốn bị hạn chế Tuy nhiên, để có đánh giá chính xác nhất

về mức độ hợp lý của chính sách tạo lập vốn của DN, cần xem xét đến cácyếu tố khác như: đặc điểm SXKD của từng DN, các giai đoạn phát triển khácnhau của DN

b Hệ số cơ cấu tài sản

Hệ số này phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của DN và đượcxác định theo công thức:

Tỷ suất đầu tư vào TSNH

Ngoài ra, hệ số này còn cho biết mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh

để gia tăng EBIT của DN

2.3.2.3 Hệ số hiệu suất hoạt động

Các chỉ tiêu này có tác dụng đánh giá tình hình sử dụng các nguồnlực của DN Bao gồm:

=

=31

Trang 40

a Vòng quay hàng tồn kho

hàng tồn kho HTK bình quân trong kỳ

Hệ số này cho biết trong kỳ HTK luân chuyển được mấy lần Đây làchỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DN Vòng quayHTK phụ thuộc vào: mức độ đầu tư HTK của DN; sự biến động giá cả trênthị trường; tình hình thực hiện kế hoạch tồn kho của DN

Nếu hệ số HTK cao so với các DN khác cùng ngành sẽ chỉ ra rằng: việc tổchức quản lý dự trữ của DN là tốt, công tác bán hàng đã đem lại hiệu quả cao,giảm được lượng vốn ứ đọng, rút ngắn được chu kỳ kinh doanh

Nếu hệ số này thấp có thể là do DN đã dự trữ nguyên vật liệu quámức gây ứ đọng vốn, sản phẩm tiêu thụ chậm Từ đó có thể đặt DN vàotình thế khó khăn về TC trong tương lai Để xem xét cụ thể cần đánh giáthêm về tình hình TC của DN

b Vòng quay các khoản phải thu và Kỳ thu tiền bình quân

Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền về docông ty thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanhtoán, khoản trả trước cho người bán…

Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét việcthanh toán các khoản phải thu Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơncủa họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng Hệ số này được xácđịnh theo công thức:

Vòng quay DTBH trong kỳ

các khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu

Kỳ thu tiền Số dư bình quân các khoản phải thu bình quân DTBH bình quân 1 ngày trong kỳ (trong đó: DTBH là DT có thuế = DTT *1,1)

Số vòng quay các khoản phải thu hoặc kỳ thu tiền bình quân cao hay

=

=

=

Ngày đăng: 24/03/2016, 21:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Thà (2010) Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phântích tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
7. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển (2010), Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp; Nhà Xuất bản tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tàichính Doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển
Nhà XB: Nhà Xuất bản tài chính
Năm: 2010
1. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005 hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn Ngân sách nhà nước Khác
2. Bộ Tài chính(2007)thông tư số 149/2007/TT-BTC ngày 14/02/2007 hướng dẫn quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý các dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT Khác
3. Bộ Tài chính (2008) Quyết định 56/2008/QĐ-BTC ngày 17/7/2008 về việc Ban hành Quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước Khác
4. Bộ Tài chính (2011) thông tư số 19/2011/TT-BTC Ngày 14/02/2011 hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN Khác
6. Các tạp chí, báo chuyên ngành về tài chính và thị trường tài chính Khác
8. Kinh tế học vĩ mô của các tác giả Robert J.Gordon - NXB Kỹ thuật Hà Nội 1994 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w