1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ

88 776 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 784,5 KB

Nội dung

Đây là nguồn luận văn được tác giả sư tầm tư nhiều nguồn thư viện đáng tin cậy. Luận văn chứa đầy đủ thông tin về lý thuyết cũng như số liệu đều chuẩn xác với tên đề tài nghiên cứu. Bố cục Luận văn được áp dụng theo chuẩn về hình thức lẫn nội dung.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới chung của đất nước và thựchiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước, quản lý ngânsách nhà của Việt Nam cũng đã có những thành tựu đáng kể, góp phần quantrọng để Việt Nam thực thi thành công quá trình đổi mới, đặc biệt là từ khiLuật ngân sách nhà nước được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ hai thông quangày 16/12/2002 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 với mục tiêu

và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý và điều hành ngân sách nhànước, phát triển kinh tế - xã hội; Đảm bảo các nhiệm vụ quốc phòng an ninh

và đối ngoại

Nằm ở phía tây miền đất Tổ Hùng Vương, Phú Thọ trở thành thị xãtỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh trong gần 6 thập kỷ, vàhiện nay đang là trung tâm văn hoá giáo dục của tỉnh, trung tâm kinh tế vùngphía Tây, Tây Bắc Ngày 31-12-2010 Bộ Trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyếtđịnh công nhận thị xã Phú Thọ là đô thị loại III Từ khi Luật Ngân sách Nhànước (NSNN) ra đời và có hiệu lực, cơ chế quản lý nguồn NSNN thị xã PhúThọ đã dần từng bước được hoàn thiện, tạo được những bước ngoặt trong lĩnhvực quản lý thu ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách các cấp Tuynhiên, việc quản lý nguồn thu NSNN trong thời gian còn thiếu tập trung;nhiều nguồn lực tài chính không được động viên vào NSNN; chính quyền cấp

xã và một số đơn vị có liên quan còn xem nhẹ công tác thu ngân sách và coi

đó là nhiệm vụ của riêng ngành Thuế; nguồn thu NSNN trên địa bàn vẫn cònnhiều bất cập Nguồn thu chủ yếu từ nguồn đấu giá quyền sử đất và các sắcthuế, phí lệ phí

Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài " Hoàn thiện công tác quản lý thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ” làm

đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình

Trang 2

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách thị xã Phú Thọ

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lýthu ngân sách tại thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã Phú Thọ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi thị xã Phú Thọ.

- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2012.

- Về Nội dung: Việc nghiên cứu toàn diện việc quản lý thu NSNN bao

gồm rất nhiều vấn đề và rất rộng, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉtập trung trình bày một số vấn đề về quản lý thu thuế và các khoản phí, lệ phí.Đây là các khoản thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu NSNN

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiếtthực, là tài liệu để nghiên cứu, tham khảo đối với công tác quản lý thu Ngânsách Nhà nước trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới

Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản vềcông tác quản lý thu ngân sách Nhà nước nói chung

Trang 3

Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích và chỉ rõ thực trạng công tácquản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọqua đó chỉ rõ được những ưu, nhược điểm, nguyên nhân của thực trạng và rút

ra bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước cho thị

xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Luận văn đã đề xuất các giải pháp cơ bản, chủ yếu và khả thi nhằmhoàn thiện công tác quản lý thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã PhúThọ, tỉnh Phú Thọ phù hợp với điều kiện cụ thể của thị xã Phú Thọ Ngoài ra,luận văn còn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực cho quá trình quản lýthu ngân sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

và đối với các địa phương có điều kiện tương tự

5 Kết cấu của luận văn

- Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,nội dung chính của luận văn gồm 4 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu Ngân sách Nhà nước.

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

- Chương 3: Thực trạng quản lý thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn

thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

- Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu

Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Trang 4

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

VÀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý thu ngân sách nhà nước

1.1.1 Ngân sách nhà nước

1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước

NSNN là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời,tồn tại và phát triểntrên cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước

Khái niệm chung về ngân sách như sau: Xét trên phương diện nội dung

bên trong có thể coi “Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định” (Dương

Đăng Chinh (2005))

Luật NSNN của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm

để đảm bảo các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” (Điều 1 luật NSNN số

01/2002 QH11 ngày 16/12/2002)

NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước Quỹ này thể hiện lượngtiền huy động từ thu nhập quốc dân để đáp ứng cho các khoản chi tiêu củaNhà nước, có hai mặt đó là: mặt tĩnh và mặt động Mặt tĩnh thể hiện cácnguồn tài chính được tập trung vào NSNN mà chúng ta có thể xác định đượcvào bất kỳ thời điểm nào Mặt động thể hiện các quan hệ phân phối dưới hìnhthức giá trị gắn liền với quỹ tiền tệ tập trung vào NSNN và từ NSNN phân bổcác nguồn tài chính cho các ngành, các lĩnh vực, các địa phương của nền kinh

tế quốc dân

Trang 5

NSNN là một phạm trù kinh tế tài chính, được coi là một hệ thốngquan hệ kinh tế tồn tại khách quan Hệ thống các quan hệ kinh tế này đượcđặc trưng bởi quan hệ tiền tệ phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tàichính và bằng các quan hệ kinh tế đó mà quỹ tiền tệ tập trung của nhà nướcđược tạo lập và sử dụng.Hệ thống các quan hệ kinh tế này bao gồm:

- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với khu vực doanh nghiệp

- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị hành chính sự nghiệp

- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư

- Quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trường tài chính

Như vậy đằng sau hình thức biểu hiện bên ngoài của NSNN là một loạiquỹ tiền tệ của Nhà nước với các khoản thu và các khoản chi của nó thìNSNN lại phản ảnh các quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối, thể hiệncác quan hệ phân phối và các quan hệ lợi ích kinh tế gắn với một chủ thể đặcbiệt, đó là Nhà nước nhằm tạo lập và sử dụng nguồn tài chính quốc gia để giảiquyết các nhiệm vụ về KT-XH

1.1.1.2 Đặc điểm của NSNN

Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lựckinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhànước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;

Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tàichính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước;

Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứađựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng;

Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác.Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trungcủa nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đómới được chi dùng cho những mục đích đã định;

Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyêntắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu

Trang 6

1.1.1.3 Vai trò của NSNN

Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt độngkinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Cần hiểu rằng,vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theotừng giai đoạn nhất định Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nướcđảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội

Một là: NSNN có vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu

cầu chi tiêu của NSNN, cung cấp nguồn tài chính để duy trì bộ máy quản lýNSNN, đồng thời NSNN thực hiện cân đối giữa các khoản thu và các khoảnchi (bằng tiền) của Nhà nước, đây là vai trò lịch sử của NSNN mà trong bất

cứ thời đại nào, cơ chế nào Nhà nước cũng phải thực hiện

Hai là: Xuất phát từ điều kiện cụ thể trong giai đoạn hiện nay, NSNN

là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội

Cơ chế thị trường cần thiết phải có sự điều chỉnh vĩ mô từ phía Nhànước, song Nhà nước cũng chỉ có thể thực hiện thành công khi có nguồn tàichính đảm bảo, tức là khi Nhà nước sử dụng triệt để và có hiệu quả công cụngân sách để tác động vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội - thị trường

Ba là: NSNN góp phần định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, kích thích phát triển sản xuất - kinhdoanh và chống độc quyền

NSNN đảm bảo cung cấp kinh phí để đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng,hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, tạo điều kiệnthuận lợi cho sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp thuộc thànhphần kinh tế khác, nhằm định hướng cơ cấu kinh tế mới, kích thích pháttriển sản xuất, kinh doanh và chống độc quyền, thông qua việc thực hiệnchính sách thu, NSNN củng cố vai trò định hướng đầu tư, kích thích pháttriển kinh doanh, hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh đối với từng lĩnh vực,ngành nghề trong nền kinh tế

Trang 7

Bốn là: Bằng công cụ thuế và chính sách chi tiêu, NSNN có khả năng

tác động đến quan hệ cung - cầu, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát

Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự mất cân đối quan hệ cung - cầu, tácđộng mạnh mẽ đến giá cả, để bình ổn giá cả, Nhà nước phải tác động đến quan

hệ cung - cầu thông qua việc sử dụng các quỹ dự trữ hoặc chính sách giảm thuếsuất cho một số mặt hàng thiết yếu mà Nhà nước cần khuyến khích sản xuất

Kiềm chế lạm phát là một nội dung quan trọng trong quá trình điềuchỉnh thị trường Về lĩnh vực NSNN, thu - chi được sử dụng đúng mục đích,

có hiệu quả thì sẽ có tác dụng rất lớn đến ổn định thị trường Trong trườnghợp ngược lại, sẽ gây ra bất ổn định và thúc đẩy lạm phát tăng lên, bên cạnh

đó việc lựa chọn giải pháp bù đắp, thâm hụt NSNN là nguyên nhân ảnhhưởng trực tiếp đến tình hình lạm phát Nếu dùng biện pháp phát hành thêmtiền thì trực tiếp làm cho tình hình lạm phát gia tăng, ngược lại biện pháp vaydân sẽ góp phần làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, tạo ra sự cân đốitiền - hàng và làm giảm tốc độ lạm phát

Năm là: NSNN có khả năng điều tiết thu nhập, điều chỉnh tiêu dùng

đảm bảo thu nhập chính đáng, và nhất là đảm bảo sự công bằng xã hội thôngqua các chính sách thu - chi NSNN

Nhà nước sử dụng ngân sách để thực hiện các chính sách xã hội, trợcấp xã hội, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề,phòng, chống các tệ nạn xã hội…

1.1.1.4 Chức năng của NSNN

Qua phân tích về bản chất của ngân sách nhà nước và tính tất yếukhách quan của ngân sách nhà nước có thể thấy ngân sách nhà nước xét vềchức năng bao gồm các khía cạnh chủ yếu sau: Ngân sách nhà nước là công

cụ thực hiện việc huy động và phân bổ nguồn lực tài chính trong xã hội, đằngsau hoạt động thu chi ngân sách bằng tiền là sự thể hiện quá trình phân bổ cácyếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh

Trang 8

Ngân sách nhà nước là bộ phận tài chính nhà nước nên nó có chức năngphân phối, chức năng giám đốc Trong nền kinh tế thị trường việc phân bổnguồn lực xã hội được thực hiện chủ yếu theo hai kênh: Kênh của các lựclượng thị trường và kênh của Nhà nước thông qua hoạt động thu chi tài chínhnhà nước nói chung và ngân sách nói riêng từ đó nó còn có chức năng điềuchỉnh quá trình kinh tế xã hội thông qua các công cụ của nó.

1.1.2 Quản lý ngân sách nhà nước

1.1.2.1 Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước

Quản lý nói chung là hoạt động tự giác có ý thức của chủ thể tác độngđến đối tượng nhằm tổ chức, điều hòa cá nhân, bộ phận ăn khớp theo mục tiêuchung của tổ chức trong những giai đoạn phương hướng nhất định

Quản lý ngân sách nhà nước là quản lý sự vận động của các nguồn tàichính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quĩ tiền tệ tập trung của nhà nướcnhằm thực hiện các chức năng của nhà nước

Quản lý quy trình NSNN là điều hành hoạt động của chu trình NS theoniên độ (tài khóa) gồm cả giai đoạn từ khâu lập dự toán NSNN, chấp hànhNSNN đến quyết toán NSNN

1.1.2.2 Vai trò, chức năng quản lý NSNN

Hình thành cơ chế, chính sách quản lý ngân sách

Cơ chế quản lý ngân sách bao gồm các hình thức, phương pháp hìnhthành, tập trung, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính thuộc quỹ NSNN,trên phương diện quản lý, cơ chế quản lý ngân sách được hiểu theo hai nghĩa:Theo nghĩa hẹp, đó là tổng thể các hình thức, phương pháp điều hành quỹngân sách trong hệ thống ngân sách gồm các bộ phận, như cấp ngân sách, chutrình ngân sách, các hình thức tổ chức bộ máy quản lý NSNN; Theo nghĩarộng, cơ chế quản lý NSNN là tổng thể các hình thức và phương pháp hìnhthành, tập trung, phân phối và sử dụng quỹ NSNN, theo cách hiểu này, cơ chếquản lý ngân sách bao gồm cả yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài của hệthống ngân sách

Trang 9

Trong quản lý NSNN việc nhận thức rõ vai trò của cơ chế quản lý ngânsách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nhìn nhận tính biến động củachính sách NSNN, từ đó không ngừng hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý ngânsách làm cho nó thích ứng, phù hợp với sự biến động của chính sách ngân sách.

Chính sách ngân sách là phương hướng cơ bản về huy động vốn và sửdụng ngân sách của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, phù hợp với đặcđiểm kinh tế - xã hội và những nhiệm vụ đặt ra cho Nhà nước ở thời kỳ đó.Xét về mặt cơ cấu, chính sách ngân sách bao gồm chính sách động viên, tậptrung các nguồn tài chính vào quỹ ngân sách tập trung của Nhà nước, chínhsách phân phối sử dụng quỹ ngân sách cho các mục tiêu kinh tế - xã hội vàthực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước, những định hướng

cơ bản về tổ chức, xây dựng và quản lý hệ thống NSNN

Chính sách ngân sách có vai trò vô cùng quan trọng, nó dẫn đườngtrong chính sách tài chính Quốc gia, ràng buộc, vạch ranh giới những bộ phậncủa từng nguồn tài chính được phép và có thể tập trung vào quỹ NSNN Đồngthời, chính sách ngân sách quy định rõ lĩnh vực, quy mô, mức độ chi dùngtrong phạm vi toàn xã hội

Chính sách ngân sách do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh nền kinh

tế trong từng thời kỳ, giai đoạn nhất định, nó tác động đến quá trình hoạt độngkinh tế - xã hội theo hướng tích cực, hoặc tiêu cực, chính sách đúng phù hợp

sẽ có tác động thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và ngược lại Đồng thời,

nó cũng chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội, của cơ chế quản lý vàcác bộ phận khác trong hệ thống tài chính Quốc gia

Trên cơ sở chính sách NSNN hình thành nên mức độ huy động đối vớitừng khoản mục vào ngân sách và các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN,đây là cơ sở để lập kế hoạch NSNN và là cơ sở kiểm soát việc thực hiệnthu - chi NSNN

Trang 10

Hoạch định kế hoạch thu - chi NSNN.

Trên cơ sở chế độ chính sách thu - chi đã được ban hành, các cấp chínhquyền hoạch định kế hoạch thu - chi sát, đúng và phù hợp với tình hình thực

tế của từng cấp ngân sách

Nội dung cơ bản của kế hoạch thu - chi NSNN được cụ thể hoá trong quátrình lập dự toán ngân sách ở các cấp ngân sách với việc xác định các khoản thu

- chi cụ thể, tổng số thu, tổng số chi, mức bội chi và các nguồn bù đắp Việc lập

kế hoạch trong dự toán NSNN phải dựa trên cơ sở, tình hình diễn biến về kinh tế

- xã hội ở mỗi cấp, ngành, địa phương Kế hoạch ngân sách vừa phải bảo đảmnguồn thu, đáp ứng nhu cầu chi cho bộ máy quản lý nhà nước, nhưng phải bảođảm nuôi dưỡng nguồn thu, kế hoạch chi tiêu phải sát, đúng và bảo đảm hiệuquả, tránh thất thoát lãng phí Kế hoạch thu - chi NSNN phải sát đúng và phùhợp với tình hình kinh tế, để tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả hoạt động quản

lý, hoạt động thu - chi NSNN ở các cấp, các ngành, địa phương

Tổ chức quá trình thu - chi NSNN.

Tổ chức quá trình thu - chi NSNN là một trong những nội dung quantrọng của quản lý NSNN Kết quả quản lý NSNN phụ thuộc rất lớn vào khâunày, tổ chức quá trình thu - chi NSNN bao gồm hai nội dung cơ bản: Xâydựng quy trình thu - chi NSNN một cách hợp lý và tổ chức bộ máy thu - chiNSNN ở tất cả các khâu, các cấp ngân sách

Quy trình thu - chi cần được xây dựng cụ thể cho từng loại thu và cáckhoản mục chi cụ thể Việc xác lập quy trình thu - chi ngân sách cụ thể, hợp

lý không những bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch thu - chi NSNN, mà còn cótác dụng công khai hoá các nguồn thu và khoản mục chi, tạo cơ sở cho việckiểm soát NSNN được tốt hơn

Bộ máy quản lý ngân sách nói chung và bộ máy quản lý NSNN nóiriêng là bộ phận quan trọng, quyết định trong việc thực hiện chính sách và cơchế quản lý NSNN Vì vậy, vấn đề bức thiết, trọng yếu hiện nay là tổ chức bộmáy quản lý NSNN phải đảm bảo hoạt động có hiệu lực và hiệu quả cao

Trang 11

Kiểm soát thu - chi NSNN.

Kiểm soát thu - chi NSNN nhằm mục đích bảo đảm cho việc thu - chingân sách được hiệu quả, đúng mục đích và an toàn

Xu hướng chung của NSNN là nguồn thu bị hạn chế và tăng chậmtrong khi nhu cầu chi lại tăng, dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách Một trongnhững nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất trong quá trình quản lý ngân sách

là đảm bảo cân đối giữa thu và chi Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường đó

là sự cân bằng động Thâm hụt ngân sách nếu không được xử lý giải quyếtđúng đắn sẽ có tác hại, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội Cácbiện pháp để giải quyết thâm hụt ngân sách đó là tăng thu, giảm chi, vay nợtrong dân và vay nợ nước ngoài, in thêm tiền Việc lựa chọn biện pháp nàyhay biện pháp khác phụ thuộc vào điều kiện thực tế tại từng thời điểm cụ thể

1.1.2.3 Nguyên tắc quản lý NSNN

* Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý ngânsách nhà nước Nội dung của nguyên tắc này là: Mọi khoản thu, chi phải đượcghi đầy đủ vào kế hoạch ngân sách nhà nước, mọi khoản chi phải được vào sổquyết toán rành mạch Chỉ có kế hoạch ngân sách đầy đủ, trọn vẹn mới phản ánhđúng mục đích chính sách và đảm bảo tính minh bạch của các tài khoản thu, chi

Nguyên tắc quản lý này nghiêm cấm các cấp, các tổ chức nhà nước lập

và sử dụng quỹ đen Điều này có ý nghĩa rằng mọi khoản thu chi của ngânsách nhà nước đều phải đưa vào kế hoạch ngân sách để Quốc hội phê chuẩn,nếu không việc phê chuẩn ngân sách của Quốc hội sẽ không có căn cứ đầy đủ,không có giá trị

* Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nước

Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nước bắt nguồn từyêu cầu tăng cường sức mạnh vật chất của Nhà nước Biểu hiện cụ thể sứcmạnh vật chất của Nhà nước là thông qua hoạt động thu - chi của ngân sách

Trang 12

nhà nước Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nước thể hiện:Mọi khoản thu - chi của ngân sách nhà nước phải tuân theo những quy định củaLuật ngân sách nhà nước và phải được dự toán hàng năm được cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt.

Tất cả các khâu của chu trình ngân sách nhà nước khi triển khai thựchiện phải đạt dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực, ở Trung ương

là Quốc hội, ở địa phương là Hội đồng nhân dân

Hoạt động ngân sách nhà nước đòi hỏi phải có sự thống nhất với hoạtđộng kinh tế, xã hội của quốc gia Hoạt động kinh tế, xã hội của quốc gia lànền tảng của hoạt động ngân sách nhà nước Hoạt dộng ngân sách nhà nướcphục vụ cho hoạt động kinh tế, xã hội, đồng thời là hoạt động mang tính chấtkiểm chứng đối với hoạt động kinh tế, xã hội

* Nguyên tắc cân đối ngân sách

Ngân sách nhà nước được lập và thu chi ngân sách phải được cân đối.Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủcác nguồn thu bù đắp Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân luôn cố gắng

để đảm bảo cân đối nguồn ngân sách nhà nước bằng cách đưa ra các quyếtđịnh liên quan đến các khoản chi để thảo luận và cắt giảm những khoản chichưa thực sự cần thiết, đồng thời nỗ lực khai thác mọi nguồn thu hợp lý mànền kinh tế có khả năng đáp ứng

* Nguyên tắc công khai hóa ngân sách nhà nước

Về mặt chính sách, thu chi ngân sách nhà nước là một chương trìnhhoạt động của Chính phủ được cụ thể hóa bằng số liệu Ngân sách nhà nướcphải được quản lý rành mạch, công khai để mọi người dân có thể biết nếu họquan tâm Nguyên tắc công khai của ngân sách nhà nước được thể hiện trongsuốt chu trình ngân sách nhà nước và phải được áp dụng cho tất cả các cơquan tham gia vào chu trình ngân sách nhà nước

Trang 13

* Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác

Nguyên tắc này là cơ sở, tạo tiền đề cho mỗi người dân có thể nhìnnhận được chương trình hoạt động của Chính quyền địa phương và chương trìnhnày phải được phản ánh ở việc thực hiện chính sách tài chính địa phương

Nguyên tắc này đòi hỏi: Ngân sách Nhà nước được xây dựng rành mạch,

có hệ thống; Các dự toán thu, chi phải được tính toán một cách chính xác và phảiđưa vào kế hoạch ngân sách; Không được che đậy và bào chữa đối với tất cả cáckhoản thu, chi ngân sách nhà nước; Không được phép lập quỹ đen

1.1.2.4 Nội dung quản lý NSNN

* Lập dự toán ngân sách

Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán ngân sách là nhằm tính toán đúngđắn ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn cácchỉ tiêu thu, chi của ngân sách trong kỳ kế hoạch Yêu cầu trong quá trình lậpngân sách phải đảm bảo:

- Kế hoạch ngân sách nhà nước phải bám sát kế hoạch phát triển kinh

tế, xã hội và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triểnkinh tế, xã hội: Kế hoạch ngân sách chỉ mang tính hiện thực khi nó bám sát kếhoạch phát triển kinh tế, xã hội Có tác động tích cực đến thực hiện kế hoạchphát triển kinh tế, xã hội, cũng chính là thực hiện kế hoạch ngân sách nhànước Trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý

vĩ mô, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu mang tính định hướng

- Kế hoạch ngân sách nhà nước phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúngđắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phương trong thời kỳ và yêucầu của Luật ngân sách nhà nước Hoạt động ngân sách nhà nước là nội dung

cơ bản của chính sách tài chính Do vậy, lập ngân sách nhà nước phải thể hiệnđược đầy đủ và đúng đắn các quan điểm chủ yếu của chính sách tài chính địaphương như: Trật tự và cơ cấu động viên các nguồn thu, thứ tự và cơ cấu bốtrí các nội dung chi tiêu Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước hoạt động luôn

Trang 14

phải tuân thủ các yêu cầu của Luật ngân sách nhà nước, nên ngay từ khâu lậpngân sách cũng phải thể hiện được đầy đủ các yêu cầu của Luật ngân sách nhànước như: Xác định phạm vi, mức độ của nội dung các khoản thu, chi phânđịnh thu, chi giữa các cấp ngân sách, cân đối ngân sách nhà nước.

Căn cứ lập ngân sách nhà nước:

+ Nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội đảm bảo quốc phòng,

an ninh của Đảng và Chính quyền địa phương trong năm kế hoạch và nhữngnăm tiếp theo

+ Lập ngân sách nhà nước phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế, xãhội của địa phương trong năm kế hoạch Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội là

cơ sở, căn cứ để đảm bảo các nguồn thu cho ngân sách nhà nước Đồng thời,cũng là nơi sử dụng các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước

+ Lập ngân sách nhà nước phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giátình hình thực hiện kế hoạch ngân sách nhà nước của các năm trước, đặc biệt

là của năm báo cáo

+ Lập ngân sách nhà nước phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêuchuẩn định mức cụ thể về thu, chi tài chính nhà nước Lập ngân sách nhànước là xây dựng các chỉ tiêu thu chi cho năm kế hoạch, các chỉ tiêu đó chỉ cóthể xây dựng sát, đúng Ngoài dựa vào các căn cứ nói trên phải đặc biệt tuânthủ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi tài chính nhà nước thông qua

hệ thống pháp luật (đặc biệt là hệ thống các luật thuế) và các văn bản pháp lýkhác của nhà nước

* Chấp hành ngân sách

- Chấp hành thu ngân sách: Theo Luật ngân sách nhà nước chấp hànhthu ngân sách có nội dung như sau:

+ Chỉ có cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quankhác được giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổchức thu ngân sách nhà nước

Trang 15

+ Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Phối hợp với các cơquan nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tracủa Ủy ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân về công tác thungân sách tại địa phương; Phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổchức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêmchỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật ngân sách và các quyđịnh khác của Pháp luật.

+ Cơ quan thu các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sáchphải đầy đủ, đúng hạn các khoản nộp vào ngân sách nhà nước

- Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách: Sau khi Uỷ ban nhân dân giao

dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toánchi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các nguyêntắc được quy định tại Điểm a khoản 1 điều 44 của Nghị định số 60/2003/NĐ-

CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính Phủ Dự toán chi thường xuyêngiao cho đơn vị sử dụng ngân sách được phân bổ theo từng loại của Mục lụcngân sách nhà nước, theo các nhóm mục (6): Chi thanh toán cá nhân; Chinghiệp vụ, chuyên môn; Chi mua sắm, sửa chữa; Các khoản chi khác

+ Nội dung cơ bản của chi thường xuyên ngân sách huyện (xét theolĩnh vực chi): Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y

tế, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, văn hóa xã hội; Chi cho các hoạtđộng sự nghiệp kinh tế của Nhà nước; Chi cho hoạt động hành chính nhànước; Chi cho hoạt động hành chính nhà nước; Chi cho Quốc phòng - Anninh và trật tự an toàn xã hội; Chi khác

Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của ngân sách huyện bao gồm:Nguyên tắc quản lý theo dự toán; Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; Nguyên tắcchi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước

Trang 16

+ Nội dung cơ bản của chi đầu tư phát triển: Trên nguyên tắc quản lýcấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản như cấp phát vốn trên cơ sởthực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, đảm bảo đầy đủ các tàiliệu thiết kế, dự toán; Việc cấp phát thanh toán vốn đầu tư và xây dựng cơ bảnphải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch; Cấp phát vốn đầu tư xây dựng

cơ bản chỉ được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch,trong phạm vi giá dự toán được duyệt; Việc cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơbản được thực hiện bằng hai phương pháp cấp phát không hoàn trả và có hoàntrả; Cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải thực hiện giám địnhbằng đồng tiền với việc sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả vốn đầu tư

1.1.2.5 Cân đối thu chi ngân sách

* Trong lập dự toán ngân sách nhà nước

- Phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, đảm bảo các mụctiêu phát triển kinh tế xã hội, quản lý nhà nước, đảm bảo quốc phòng an ninh

- Phải được xây dựng theo chế độ tiêu chuẩn, định mức và lập chi tiếttheo mục lục ngân sách

- Để chủ động cân đối ngân sách nhà nước, dự toán chi ngân sách địaphương được bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng chi nhằm đáp ứngcác nhu cầu chi phát sinh đột xuất trong năm ngân sách

Trường hợp có nhiều biến động lớn về ngân sách địa phương so vớitổng dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, Ủy ban nhân dân lập dựtoán điều chỉnh ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân theo quy trìnhđược quy định tại Luật ngân sách nhà nước năm 2012

* Trong chấp hành ngân sách nhà nước

Trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước, khi có sự thay đổi vềthu, chi chủ tịch ủy ban nhân dân huyện thực hiện như sau:

- Nếu tăng thu hoặc tiết kiệm chi so với dự toán được duyệt thì số tăngthu hoặc tiết kiệm chi được dùng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ hoặc để bổ

Trang 17

sung quỹ dự trữ tài chính, hoặc chi một số khoản cần thiết khác, nhưng khôngcho phép chi về quỹ tiền lương, trừ trường hợp đặc biệt được cấp có thẩmquyền cho phép.

- Nếu giảm thu so với dự toán thì phải sắp xếp lại để giảm một sốkhoản chi tương ứng; Nếu có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán nhưng khôngthể trì hoãn được mà nguồn dự phòng không đủ đáp ứng thì phải sắp xếp lạicác khoản chi; Khi thực hiện việc tăng, giảm thu chi, chủ tịch Ủy ban nhândân phải báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp vào kỳ họp gần nhất

- Trong công tác cân đối ngân sách nhà nước, phân cấp quản lý ngânsách nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định

1.1.3 Điều chỉnh dự toán ngân sách

Điều chỉnh ngân sách của chính quyền địa phương cấp dưới trongtrường hợp dự toán ngân sách của các cấp chính quyền địa phương chưa phùhợp với dự toán ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, chưa phù hợpvới dự toán ngân sách nhà nước, hoặc chưa phù hợp với dự toán ngân sáchcấp trên như sau:

Cơ quan tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân, yêu cầu Hội đồng nhândân cấp dưới điều chỉnh dự toán ngân sách sau khi nhận được báo cáo quyếtđịnh dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp dưới

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhândân tỉnh, sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách điều chỉnh

đã được Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định Ủy ban nhân dân xã,phường, thị trấn có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, phòngTài chính cấp huyện về dự toán ngân sách điều chỉnh đã được Hội đồng nhândân thông qua

Trong trường hợp có biến động lớn về ngân sách địa phương so với dựtoán đã phân phối cần phải điều chỉnh tổng thể, Ủy ban nhân dân huyện trìnhHội đồng nhân dân huyện quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa

Trang 18

phương; Trường hợp có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý

do khách quan cần điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số cơ quan trựcthuộc của ngân sách cấp dưới, nhưng không có biến động lớn đến tổng thểngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện trình hội đồng nhân dâncấp huyện quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương

1.1.4 Quyết toán ngân sách

Theo Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ,quyết toán ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước

+ Số quyết toán ngân sách nhà nước là số thu đã được thực nộp hoặchạch toán thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước

+ Số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số chi đã thực hiện thanhtoán hoặc hạch toán chi theo quy định tại điều 62 của Luật ngân sách nhànước và các khoản 2 điều 66 Nghị định này

- Ngân sách cấp dưới không được quyết toán các khoản kinh phí ủyquyền của Ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình.Cuối năm cơ quan Tài chính được ủy quyền lập báo cáo quyết toán kinh phí

ủy quyền theo quy định gửi cơ quan Tài chính ủy quyền và cơ quan quản lýngành, lĩnh vực cấp ủy quyền

- Kho bạc nhà nước các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toángửi cơ quan Tài chính cùng cấp để cơ quan Tài chính lập báo cáo quyết toán.Kho bạc nhà nước xác nhận số liệu thu, chi ngân sách trên báo cáo quyết toáncủa cấp ngân sách các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách

* Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Hết năm kế hoạch, chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư nămtheo biểu mẫu quy định trong chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư

Nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành: Nguồn vốn đầu tưthực hiện dự án đến ngày khóa sổ lập báo cáo quyết toán; Chi phí đầu tư đề

Trang 19

nghị quyết toán, chi tiết theo cơ cấu xây lắp, thiết bị, chi phí khác, chi tiếttheo từng hạng mục, khoản mục chi phí đầu tư; Xác định chi phí đầu tư thiệthại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư.

* Quyết toán các khoản chi thường xuyên

- Yêu cầu: Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời cácloại báo cáo đó đến các cơ quan có thẩm quyền; Số liệu trong báo cáo quyếttoán phải đảm bảo tính trung thực, chính xác; Báo cáo quyết toán năm của cácđơn vị dự toán các cấp và của ngân sách các cấp chính quyền trước khi trình

cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn và phải có sự xác nhận của Khobạc nhà nước đồng cấp; Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán khôngđược để xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn thu; Cơ quan kiểm toán nhànước thực hiện kế hoạch kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báocáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp, cơ quan đơn vị có liên quan theoquy định của pháp luật

- Hồ sơ: Đối với đơn vị xây dựng dự toán (hay còn gọi là đơn vị sửdụng ngân sách) cuối mỗi kỳ báo cáo các đơn vị dự toán phải lập các loại báocáo quyết toán như sau: Bảng cân đối tài khoản; Tổng hợp tình hình kinh phí

và quyết toán kinh phí đã sử dụng; Chi tiết kinh phí hoạt động đề nghị quyếttoán; Bảng đối chiếu hạn mức kinh phí - Phụ biểu F02-3H; Báo cáo tình hìnhtăng, giảm tài sản cố định - Mẫu B03-H; Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp

có thu - Mẫu B04-H; Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu B05-H

* Xét duyệt, phê chuẩn quyết toán ngân sách

- Trình tự lập, gửi, xét duyệt và thẩm định quyết toán năm của các đơn

vị dự toán được quy định như sau:

+ Đơn vị dự toán cấp xã lập báo cáo quyết toán theo chế độ quy định vàgửi đơn vị dự toán cấp trên

+ Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quảxét duyệt cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc Các đơn vị dự toán cấp trên là

Trang 20

đơn vị dự toán cấp I, phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn

vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc,gửi cơ quan tài chính cùng cấp

+ Cơ quan Tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán năm của các đơn

vị dự toán cấp huyện, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử

lý sai phạm trong quyết toán của đơn vị dự toán cấp huyện, ra thông báo thẩmđịnh quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp huyện Trường hợp đơn vị dự toán cấp

I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính duyệt quyết toán vàthông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp I

- Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách hàng nămcủa ngân sách cấp huyện được quy định như sau:

+ Mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của ngân sách nhà nước nói chung

và ngân sách huyện nói riêng thực hiện theo chế độ kế toán nhà nước và cácvăn bản hướng dẫn của Bộ Tài Chính

Ban Tài chính xã lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Ủy bannhân dân xã xem xét gửi phòng Tài chính cấp huyện; Đồng thời Ủy ban nhândân xã trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn Sau khi được Hội đồng nhândân xã phê chuẩn, Ủy ban nhân dân xã báo cáo bổ xung, quyết toán ngân sáchgửi phòng Tài chính cấp huyện

+ Phòng Tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngânsách xã; Lập quyết toán thu chi ngân sách huyện; Tổng hợp, lập báo cáoquyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã vàquyết toán thu, chi ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sáchcấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) trình Ủy ban nhân dânđồng cấp xem xét gửi sở Tài chính; đồng thời Ủy ban nhân dân cấp huyệntrình Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn Sau khi được Hội đồngnhân dân cấp huyện phê chuẩn, Ủy ban nhân dân báo cáo bổ sung, quyếttoán ngân sách gửi sở Tài chính

Trang 21

- Nội dung duyệt quyết toán năm đối với đơn vị dự toán: Xét duyệttừng khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị, các khoản thu phải đúng pháp luật,pháp lệnh thuế, pháp lệnh phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà nước.Các khoản chi phải đảm bảo các điều kiện quy định, thu, chi phải hạch toántheo đúng chế độ kế toán, đúng mục lục ngân sách nhà nước, đúng niên độngân sách; Chứng từ thu, chi phải hợp pháp Sổ sách và báo cáo quyết toánphải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của Kho bạc nhà nước.

1.1.5 Quản lý thu ngân sách nhà nước

1.1.5.1 Thu ngân sách nhà nước

a Khái niệm thu NSNN

Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu, Nhà nước thường sửdụng ba hình thức động viên đó là: quyên góp của dân, vay của dân và dùngquyền lực Nhà nước bắt buộc dân phải đóng góp Trong đó hình thức quyêngóp tiền và tài sản của dân và hình thức vay của dân là những hình thứckhông mang tính ổn định và lâu dài, thường được Nhà nước sử dụng có giớihạn trong một số trường hợp đặc biệt Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thườngxuyên, Nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình ban hành các luật thuế đểbắt buộc dân phải đóng góp một phần thu nhập của mình cho Ngân sách Nhànước Đây chính là hình thức cơ bản nhất để huy động tập trung nguồn tàichính cho Nhà nước Vậy ta có thể nói rằng:

Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Từ khái niệm nói trên về thu NSNN, chúng ta có thể rút ra những đặctrưng cơ bản sau đây:

- Nguồn tài chính được tập trung vào NSNN chính là một phần thunhập của các tầng lớp dân cư được chuyển giao cho nhà nước

Do vậy, thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình

Trang 22

phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong

xã hội Việc xác định các khoản thu phải trên cơ sở giải quyết hài hoà giữa lợiích Nhà nước với lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội

- Đối tượng phân chia là nguồn tài chính quốc gia là kết quả do laođộng sản xuất trong nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ (GDP).Như vậy, thu NSNN trước hết và chủ yếu gắn liền với các hoạt động kinh tếtrong xã hội Mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm làtiền đề và là yếu tố khách quan hình thành nên các khoản thu NSNN và quyếtđịnh mức độ động viên các khoản thu của NSNN

- Về mặt nội dung, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phốidưới hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lựctập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tậptrung của Nhà nước

b Phân loại thu NSNN

Việc phân loại các khoản thu NSNN có ý nghĩa thiết thực trong việcphân tích, đánh giá và quản lý các nguồn thu NSNN

Có 3 cách phân loại phổ biến là:

 Căn cứ vào phạm vi phát sinh, các khoản thu NSNN được chia làmhai nhóm là thu trong nước và thu ngoài nước Cụ thể:

Các khoản thu trong nước bao gồm:

- Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là lĩnh vực tạo ra đại bộphận tổng sản phẩm xã hội và cũng là nơi tạo ra số thu chủ yếu cho NSNN

- Thu từ hoạt động dịch vụ (là những hoạt động phục vụ cho sản xuấtkinh doanh và đời sống xã hội) bao gồm cả thu sự nghiệp và thu từ các dịch

vụ tài chính Số thu từ lĩnh vực này có xu hướng ngày càng tăng

- Thu từ các hoạt động khác như thu về bán và cho thuê tài sản quốcgia, nguồn tài nguyên, vay nợ trong nước dưới các hình thức.v.v

Trang 23

Các khoản thu ngoài nước bao gồm:

+ Thu từ các hoạt động xuất khẩu lao động và hợp tác chuyên gia vớinước ngoài;

+ Thu từ viện trợ của nước ngoài

+ Thu từ vay nợ nước ngoài, kể cả vay các tổ chức tài chính quốc tế

* Ý nghĩa của cách phân loại này: các phân loại này phản ánh cơ cấucủa nền kinh tế, thông qua đó có thể đánh giá tính hiệu quả, tính hợp lý củanền kinh tế

 Căn cứ vào tính chất phát sinh và nội dung kinh tế, các khoản thuđược chia làm hai loại:

+ Các khoản thu thường xuyên: là các khoản thu phát sinh tương đốiđều đặn, ổn định về mặt thời gian và số lượng gồm thuế, phí, lệ phí

+ Các khoản thu không thường xuyên: là những khoản thu không ổnđịnh về mặt thời gian phát sinh cũng như số lượng tiền thu được, bao gồm cáckhoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, thu từ hoạt động sự nghiệp, thutiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước, thu từ viện trợ nướcngoài, từ vay trong nước và ngoài nước và các khoản thu khác

* Ý nghĩa của cách phân loại này: Việc phân loại các khoản thu NSNNdựa trên sự kết hợp giữa hai tiêu chí: theo nội dung kinh tế và tính chất phátsinh của nguồn thu là cần thiết, bởi qua cách phân loại này để thấy rõ sự pháttriển của nền kinh tế, tính hiệu quả của nền kinh tế và mức độ ổn định vữngchắc của nguồn thu NS

 Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN: Có thể chia cáckhoản thu NSNN thành:

+ Thu trong cân đối NSNN: Bao gồm các khoản thu: Thuế, phí, lệ phí + Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, bao gồm: thu nhập từ vốngóp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, tiền thu hồi vốn của Nhà nước tạicác cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi)

Trang 24

+ Thu từ hoạt động sự nghiệp

+ Thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước

+ Các khoản thu khác theo luật định

Trong các khoản thu nói trên thì thuế là nguồn thu chủ yếu, chiếm một

tỷ trọng lớn trong tổng thu của NSNN

 Thu bù đắp thiếu hụt NSNN: Khi số thu NSNN không đáp ứng đượcnhu cầu chi tiêu và Nhà nước phải đi vay, bao gồm vay trong nước từ các tầnglớp dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội, vay từ nước ngoài.v.v

* Ý nghĩa của cách phân loại này: Cách phân loại này cho phép đánhgiá sự lành mạnh của NSNN và rất có ý nghĩa trong tổ chức điều hành NSNN

1.1.5.2 Quản lý thu ngân sách nhà nước

Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ màchủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương phápthích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triểnphù hợp với quy luật khách quan và đạt tới các mục đích đã định

Quản lý thu NSNN phải đảm bảo quản lý quy trình NSNN

Cơ quan tài chính tham gia quy trình hiện đại hóa thu NSNN là SởTài chính, Phòng Tài chính và cơ quan tài chính cấp xã Các cơ quan này

có trách nhiệm:

- Phối hợp với cơ quan thu, KBNN trong việc thu và quản lý các khoảnthu NSNN; đôn đốc các đối tượng thuộc phạm vi quản lý nộp đầy đủ, kịp thờicác khoản thu NSNN vào KBNN;

- Phối hợp với KBNN đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng mụclục NSNN và tỷ lệ phân chia cho ngân sách các cấp; rà soát, đối chiếu cáckhoản thu ngân sách do cơ quan tài chính trực tiếp quản lý;

- Thẩm định báo cáo quyết toán thu NSNN của ngân sách cấp dưới;tổng hợp và lập báo cáo quyết toán thu NSNN thuộc phạm vi quản lý theo chế

độ quy định;

Trang 25

Đây là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành hoạt động thu cáckhoản đóng góp vào ngân sách và kiểm tra, giám sát quá trình này

Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước

Quản lý thu NSNN đóng vai trò rất quan trọng, thể hiện:

Thứ nhất, quản lý thu NSNN là công cụ quản lý của Nhà nước để kiểm

soát, điều tiết các hoạt động SXKD của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thunhập của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm động viên sự đóng góp đảmbảo công bằng, hợp lý Các nhà nước trong lịch sử đều sử dụng công cụ thuế để

ổn định và phát triển nền kinh tế,chống lại các hành vi kinh doanh phạm pháp

Thứ hai, quản lý thu NSNN là công cụ động viên, huy động các nguồn

lực tài chính cần thiết nhằm tạo lập quỹ tiền tệ tập trung của NSNN Huyđộng các nguồn tài chính cần thiết vào nhà nước là nhiệm vụ chủ yếu của hệthống thu dưới bất kỳ chế độ nào, đó là đòi hỏi tất yếu của mọi nhà nước Nhànước muốn thực hiện các chức năng, nhiệm vụ lịch sử của mình tất yếu phải

có nguồn tài chính Nguồn tài chính mà Nhà nước có được đại bộ phận doquản lý tốt nguồn thu ngân sách mang lại

Thứ ba,quản lý thu NSNN là nhằm khai thác, phát hiện, tính toán chính

xác các nguồn tài chính của đất nước để có thể động viên được và cũng đồngthời không ngừng hoàn thiện các chính sách, các chế độ thu để có cơ chế tổchức quản lý hợp lý.Đây là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước trong quátrình tổ chức QLKT

Thứ tư, quản lý thu ngân sách góp phần tạo môi trường bình đẳng, công

bằng giữa các thành phần kinh tế,giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nướctrong quá trình SXKD Với hình thức thu và mức thu thích hợp kèm với cácchế độ miễn giảm công bằng, thu NSNN có tác động trực tiếp đến quá trìnhSXKD của cơ sở Với sự tác động quản lý thu ngân sách sẽ góp phần tạo nênmôi trường kinh tế thuận lợi đối với quá trình SXKD Đồng thời nó là công cụquan trọng góp phần thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đốivới toàn bộ hoạt động SXKD của xã hội

Trang 26

Thứ năm, quản lý thu ngân sách có vai trò tác động đến sản lượng và

sản lượng tiềm năng, cân bằng của nền kinh tế Việc tăng mức thuế quá mứcthường dẫn tới giảm sản lượng trong nền kinh tế, tức là thu hẹp quy mô củanền kinh tế Ngược lại, giảm mức thuế chung có xu thế làm tăng sản lượngcân bằng Trong nền KTTT, người ta sử dụng tính chất này để điều chỉnh quy

mô sản lượng của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp và hộ kinh doanh

 Nội dung cơ bản về quản lý thu ngân sách nhà nước

Việc nghiên cứu toàn diện việc quản lý thu NSNN bao gồm rất nhiềuvấn đề và rất rộng, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung trìnhbày một số vấn đề về quản lý thu thuế và các khoản phí, lệ phí Đây là cáckhoản thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu NSNN nhất là NSNN của cấpthị xã/huyện

* Nội dung quản lý thu thuế

Như chúng ta đã biết, thuế là nguồn thu chính chiếm tỷ trọng lớn và có

xu hướng ngày càng tăng trong tổng thu NSNN.Đồng thời thuế cũng là công

cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều chỉnh kinh tế vĩ mô, thúc đẩytăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội Do vậy quản lý thu thuếnói chung và quản lý thu thuế ở địa phương có ý nghĩa đặt biệt quan trọngtrong quản lý NSNN Quản lý thu thuế là hệ thống các biện pháp nghiệp vụ

do cơ quan có chức năng thu ngân sách thực hiện

Quản lý thu thuế phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ pháp luật Quy trình xây dựng các biện

pháp quản lý thuế phải xuất phát từ các luật thuế, nằm trong khuôn khổ luậtquy định.Nguyên tắc này cũng đòi hỏi các biện pháp quản lý thuế của Nhànước cũng phải phù hợp với quy định chung về thuế của các tổ chức kinh tếquốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là sau khi chúng ta gia nhập WTO

Thứ hai, nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ Quy trình tổ chức và

quản lý thuế được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước cho các cơ quan

Trang 27

thu và cho các đối tượng nộp thuế là các pháp nhân hay thể nhân Không chophép cơ quan thu được đặt ra bất cứ biệt lệ nào và cũng như có sự phân biệtđối xử giữa những người nộp thuế trong quá trình hành thu thuế

Thứ ba, nguyên tắc công bằng trong quản lý thuế Đây là nguyên tắc cơ

bản của thuế, nghĩa là mọi công dân phải có nghĩa vụ vật chất với Nhà nướcphù hợp với khả năng tài chính của mình Khi xây dựng biện pháp quản lýthuế phải quán triệt nguyên tắc này nhằm động viên sức lực của toàn xã hộicho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; qua đó gắn kết nghĩavụ,quyền lợi của các tổ chức và công dân với nghĩa vụ và quyền lợi của quốcgia Chỉ có như thế sự phát triển mới mang tính chất cộng đồng và bền vững

Thứ tư, nguyên tắc minh bạch Các khâu trong quy trình quản lý thuế

đối với các đối tượng nộp thuế phải được công khai hóa.Công tác tuyêntruyền, tư vấn,giải thích quy trình quản lý thuế đến việc tổ chức thực hiệntừng khâu trong quy trình này đều phải rõ ràng, dễ hiểu, công khai Hạn chếtrường hợp đối tượng nộp thuế thiếu thông tin về các quy định về thuế

Thứ năm, nguyên tắc thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý

thuế Quản lý thuế là những biện pháp mang tính nghiệp vụ và hành chínhpháp định Nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan hành thu phải xây dựng quy trìnhquản lý thuế theo luật định một cách hợp lý, phù hợp với tình hình, đặc điểm,điều kiện SXKD, thu nhập phát sinh của người nộp thuế.Việc thực hiệnnguyên tắc này phải tạo ra những thuận lợi và tiết kiệm tối đa chi phí về thờigian, vật chất và tiền cho cơ quan thu và cho người nộp thuế Có như vậy mớiphát huy được hiệu quả và hiệu lực của cơ chế hành thu thuế

Trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc nêu trên, nội dung công tác quản

lý thu thuế bao gồm các vấn đề sau:

Thứ nhất, xây dựng dự toán thu về thuế Đây là khâu cơ sở của quá

trình quản lý thu thuế, việc xây dựng dự toán thu này phải dựa trên cáccăn cứ sau:

Trang 28

+ Các văn bản pháp luật về thuế hiện hành Đây là cơ sở pháp lý của dựtoán thu về thuế.

+Kế hoạch phát triển KT-XH của cả nước hay từng địa phương, đơn vị.+ Thực trạng tài chính quốc gia, tình hình thực hiện dự toán thu ngânsách năm báo cáo và yêu cầu động viên vào ngân sách năm kế hoạch

+ Chủ trương, chính sách QLKT của nhà nước đã và sẽ ban hành

Thứ hai, tổ chức các biện pháp hành thu Nội dung này bao gồm:

+ Quản lý đối tượng nộp thuế thông qua việc đăng ký thuế và cấp mã

số thuế Các tổ chức và cá nhân kinh doanh phải liên hệ với cơ quan thuế địaphương để đăng lý thuế Các bộ phận của cơ quan thuế sau khi tiếp nhận,kiểm tra sẽ phát giấy chứng nhận đăng ký thuế cùng với mã số thuế chodoanh nghiệp

+ Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thu thuế Hiện nay đang cóhai loại quy trình đó là:

- Quy trình kê khai, nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế Theoquy trình này thì các đối tượng nộp thuế phải kê khai thuế và nộp tờ khai thuếcho cơ quan thuế Cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra, tính thuế và ra thôngbáo số thuế phải nộp gởi cho đối tượng nộp thuế Phương thức này có nhiềuhạn chế, gây nhiều khó khăn cho người nộp và cơ quan thuế

- Quy trình tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế Theo phương thức nàycác đối tượng nộp thuế phải tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp vào KBNN vàphải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác, trung thực của việc tự khai tựnộp của mình Cơ quan thuế sẽ chủ yếu tập trung vào công tác kiểm tra, thanhtra và đôn đốc cũng như tư vấn cho đối tượng nộp thuế Đây là phương thứctiên tiến được nhiều nước có nền KTTT trên thế giới áp dụng, tạo nhiều thuậnlợi cho người nộp thuế cũng như cơ quan thuế,tiết kiệm được chi phí

- Tổ chức thu nộp tiền thuế Hình thức chủ yếu hiện nay là nộp trực tiếpvào KBNN Theo đó đối tượng nộp thuế sẽ nộp trực tiếp vào KBNN dưới

Trang 29

dạng tiền mặt hoặc chuyển khoản Để làm tốt công tác này cần có sự phối hợpchặt chẽ giữa cơ quan thuế và KBNN để nắm bắt kịp thời tình tình hình nộpthuế từ đó có biện pháp đôn đốc thu nộp kịp thời

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra về thuế Đây là khâu tất yếu của quy trìnhquản lý thuế Mục tiêu chính của công tác này là đảm bảo thi hành pháp luậtthuế nghiêm minh từ cả phía đối tượng nộp thuế lẫn cơ quan thuế, giúp loạitrừ mọi biểu hiện gian lận thuế,trốn thuế và cả những nhũng nhiễu, tiêu cựccủa cán bộ thuế Ngoài ra khi đẩy mạnh việc thực hiện chế độ tự khai tự tínhthuế, tự nộp càng phải củng cố và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

* Nội dung quản lý thu phí, lệ phí

Thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN,tuy nhiênnếu chỉ thu thuế thì chính phủ không đủ nguồn tài trợ cho nhiều hoạt độngvốn rất đa dạng của mình và cũng không thể buộc người dân sử dụng hànghóa và dịch vụ công theo cách thức có hiệu quả Do đó phí, lệ phí đặt ra đốivới những tổ chức và cá nhân sử dụng hàng hóa hay dịch vụ công

Phí thuộc NSNN là khoản tiền mà các tổ chức và cá nhân phải trả chomột cơ quan nhà nước khi nhận được dịch vụ do cơ quan này cung cấp Tronghoạt động xã hội, nhiều tổ chức thuộc bộ máy công quyền cung cấp ra bênngoài nhiều dịch vụ Chúng cần thiết phải thu tiền của đối tượng thụ hưởng để

bù đắp chi phí hoạt động Phí chính là số tiền đó

Lệ phí là khoản tiền mà các tổ chức và cá nhân phải nộp cho cơ quannhà nước khi thụ hưởng dịch vụ liên quan đến quản lý hành chính do cơ quannày cung cấp

Phí, lệ phí không phải là giá cả của dịch vụ công mà chỉ là động viênmột phần thu nhập của người thụ hưởng nhằm thực hiện công bằng trong tiêuthụ dịch vụ công

Mọi khoản phí, lệ phí đều phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquy định Theo quy định hiện hành tại Pháp lệnh phí, lệ phí và Nghị định

Trang 30

57/2002/NĐ-CP của Chính phủ thì Chính phủ quy định chi tiết danh mục phí,

lệ phí đồng thời với việc quy định nguyên tắc xác định mức thu phí và lệ phí.Đối với một số khoản thu phí, lệ phí quan trọng, chính phủ trực tiếp quy địnhmức thu, chế độ thu,nộp và chế độ quản lý Đối với những khoản còn lại,Chính phủ giao hoặc phân quyền quy định mức thu, chế độ thu,nộp và chế độquản lý cho cấp Bộ và tương đương Căn cứ vào quy định chi tiết của Chínhphủ, Bộ Tài chính quy định mức thu cụ thể đối với từng loại phí, lệ phí,hướng dẫn mức thu cho các cơ quan được phân cấp quy định mức thu HĐNDTỉnh quyết định thu phí, lệ phí được phân cấp Nghiêm cấm mọi tổ chức, cánhân tự đặt ra các loại phí, sửa đổi mức thu phí đã được cơ quan có thẩmquyền quy định, thu phí trái với quy định của pháp luật

Đơn vị thu phí, lệ phí là cơ quan thuế và các cơ quan được pháp luậtquy định Các cơ quan này phải niêm yết công khai tại địa điểm thu về têngọi, mức thu, phương thức thu và cơ quan quy định thu Khi thu phải cấpchứng từ thu theo quy định của Bộ Tài chính

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là một trong các nguồn tài chính trong nền kinh tếthị trường Do vậy quá trình quản lý ngân sách nhà nước chịu ảnh hưởng bởicác yếu tố sau:

- Cơ chế quản lý tài chính:

Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối tượng thu của các cấp chínhquyền; Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nướctrong quá trình quản lý thu ngân sách Thể chế tài chính quy định, chế địnhnhững nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu Do vậy, nói đến nhân tố ảnhhưởng đến quản lý thu ngân sách trước hết phải nói đến thể chế tài chính Vì

nó chính là những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phốimọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thungân sách Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn

Trang 31

đến hiệu quả quản lý thu ngân sách trên một lãnh thổ địa bàn nhất định, dovậy đòi hỏi phải ban hành những thể chế tài chính đúng đắn phù hợp mới tạođiều kiện cho công tác nói trên đạt được hiệu quả.

- Phân cấp quản lý ngân sách trong một hệ thống NSNN:

Xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nướccác cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngânsách, gắn NSNN vào các hoạt động kinh tế - xã hội từng địa phương một cách

cụ thể nhằm nâng cao tính năng động tự chủ

Nguồn thu NSNN là từ thuế, từ hoạt động kinh tế của nhà nước, cáckhoản thu huy động được nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách và một số khoảnthu khác Do thu ngân sách mang tính chất bắt buộc cưỡng chế, trên cơ sởquyền lực của mình nhà nước định ra các chính sách thu cho NSNN Mứcthu cao hay thấp cho từng thời kỳ phụ thuộc vào thực trạng hoạt động kinh

tế từng ngành, lĩnh vực Việc hoạch định chính sách thu là công việc khókhăn, đòi hỏi phải có tư duy khoa học kinh nghiệm thực tiễn và tầm chiếnlược kinh tế Bên cạnh đó chi NSNN phải căn cứ vào nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, để xác định dự toán chi phùhợp Dự toán phụ thuộc vào từng ngành, từng mục tiêu cụ thể

Vì vậy việc phân cấp quản lý NSNN phải được xác định phạm vi tráchnhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý mộtcách rõ ràng

- Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thị xã:

Lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lýthu NSNN và hiểu rõ nguồn gốc của quản lý ngân sách thị và phải được quản

lý đầy đủ, toàn vẹn ở tất cả các khâu: Lập dự toán ngân sách, chấp hành quyếttoán ngân sách và kiểm tra thanh tra ngân sách

Trang 32

- Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp thị:

Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu ngân sách người tathường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơcấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu ngân sách và các mối quan hệ giữacấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năngnày Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc” Sự thiếtlập ấy được biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạngiữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu ngânsách Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu ngânsách theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phậnkhác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý

đó Nếu việc quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấpthành phố không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu tráchnhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu,chi ngânsách Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệuquả quản lý thu ngân sách Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rấtquan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu ngân sách

- Nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập: Việc quản lý

thu,chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh

tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn.Khi trình độ kinh tế phát triển

và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiệnthuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nócòn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêungân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập,mức sống của người dân Do đó, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới,người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong quá trình quản lýhoạch định của chính sách thu chi NSNN

Trang 33

Thực tế cho thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bìnhquân trên địa bàn còn thấp cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưađược đúng mức còn có tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quảquản lý chi NSNN Khi chúng ta thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sáchtrong đó có nhiều nhân tố tác động nhưng trình độ mức sống của người dânngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước có thể rất dễdàng Trường hợp nếu trình độ và mức sống còn thấp thì việc thu thuế cũng rấtkhó khăn.

1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý thu NSNN

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước ở một số địa phương

1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý NSNN ở thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

Thị xã Nghĩa Lộ hiện là thị xã trực thuộc tỉnh miền núi Yên Bái, có 7đơn vị hành chính trực thuộc gồm 4 phường và 3 xã, cơ cấu kinh tế được xácđịnh là: dịch vụ du lịch - công nghiệp - nông lâm nghiệp

Trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, đặc biệt công tác quản

lý thu thuế, phí và lệ phí được thực hiện như sau: trên cơ sở đề án ủy nhiệmthu được UBND tỉnh phê duyệt, Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế côngthương nghiệp ngoài quốc doanh đối với các doanh nghiệp và các hộ kinhdoanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất,thucấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ; cấp xã, phường tổ chức thu thuế nhàđất, môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế công thương nghiệp đối với hộ kinhdoanh nhỏ, người trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu và xã, phường được trích

tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục thuế

Việc phân cấp nguồn thu cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa cáccấp ngân sách được thực hiện ổn định trong 4 năm đã từng bước nâng các đượctính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngânsách, tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Phòng tài chính kế hoạchthị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức lập dự toán chấp hành quyết toán thu ngân sách, công

Trang 34

tác dân vận thực hiện các khoản thu phí, lệ phí rõ ràng., minh bạch Các cán bộthuộc phòng tài chính kế hoạch thị xã luôn được tập huấn thường xuyên, thựchiện chế độ đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyện môn trong lĩnh vực lập dựtoán và phân bổ dự toán ngân sách Hiện nay phòng tài chính- kế hoạch thị xã

đã có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực mình phụ trách, cán bộ cấp trênthường xuyên có những chỉ đạo rõ ràng tới các phòng ban thực hiện việc kiểmtra chỉ đạo từng mảng hoạt động Để việc thu nhập có hiệu quả cao thì công táctiếp xúc với nhân dân đóng vai trò quan trọng các khoản thu ngân sách thị xãhưởng theo tỷ lệ phần trăm điều tiết

1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý thu NSNN tại huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ

Trong 3 năm trở lại đây, huyện Hạ hòa đã luôn hoàn thành và hoànthành vượt mức dự toán thu được giao, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảonguồn lực tài chính để huyện hoàn thành nhiệm vụ kinh tế chính trị Tỉnh giaohàng năm, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết về phát triển KT-XH của huyện

do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra Để đảm bảo nguồn thu của ngânsách Nhà nước, các chế độ thu quốc doanh, các pháp lệnh về thuế côngthương nghiệp, thuế nông nghiệp được bổ sung sửa đổi, hệ thống thu ngânsách được cải cách, các bộ luật thuế áp dụng thống nhất cho các thành phầnkinh tế được xây dựng và hoàn thiện từng bước

Thứ nhất, công tác quản lý thu thuế

Xác định thuế là nguồn thu chính của ngân sách thành phố nên nhữngnăm qua huyện ủy, HĐND và UBND huyện Hạ Hòa đã tập trung chỉ đạoquyết liệt đối với công tác thu ngân sách nói chung mà nhất là công tác thuthuế, do vây công tác quản lý thu thuế đã đạt những kết quả to lớn Tổ chức

bộ máy quản lý thu thuế của huyện không ngừng được củng cố và tăngcường, chất lượng đội ngũ cán bộ thuế đã có bước thay đổi rõ nét về trình độnăng lực, phẩm chất đạo đức, góp phần quyết định đến việc hoàn thành vàhoàn thành vượt mức dự toán ngân sách hàng năm được tỉnh giao Công tác

Trang 35

quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hướng tích cực, công khai, dân chủ,minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự giác chấp hànhnghĩa vụ thuế ngày càng được nâng lên.

Bên cạnh đó việc tìm ra các giải pháp để quản lý các khoản thu có hiệuquả, đảm bảo công bằng, khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp

mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa thành phố cũng là vấn đề rất được quan tâm đề ra Ngoài ra để khắc phụctình trạng thất thu thuế chi cục thuế đã tổ chức quản lý thu theo định mức chủyếu của từng loại hình SXKD, cách làm này đã mang lại hiệu quả cao

Chi cục thuế huyện Hạ Hòa đã tổ chức tập huấn những kiến thức cơbản về thuế, quy trình quản lý hộ kinh doanh cá thể, biện pháp khai thácnguồn thu mới, đôn đốc thu nợ … cho lực lượng làm công tác ủy nhiệm thu ở

xã, phường và các Ban quản lý, nhờ đó công tác ủy nhiệm thu đã mang lạinhiều kết quả

Thứ hai, công tác quản lý thu phí, lệ phí

Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong thu ngân sách của huyện nhưngthu phí, lệ phí đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương Nội dung thuphí,lệ phí căn cứ vào danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ, cũng như một số loại phí,lệphí được phân cấp cho HĐND tỉnh ban hành Các đơn vị được giao thu phí, lệphí chủ yếu là các Ban quản lý chợ, Ban quản lý bến tàu du lịch,các trườngthuộc phòng Giáo dục,phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên môi trường,phòng Tư pháp, Công ty Môi trường đô thị, UBND các xã, phường Nhìnchung các đơn vị đã tổ chức thực hiện công tác thu phí, lệ phí tương đối tốt,hoàn thành dự toán thu được giao và quyết toán kịp thời với cơ quan Thuế.Chi cục thuế thành phố cũng đã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ

và quyết toán thu nộp phí, lệ phí của các đơn vị Qua thanh tra, kiểm toán định

kỳ chưa phát hiện cơ quan, đơn vị nào tự ý đặt ra các khoản phí, lệ phí ngoàiquy định

Trang 36

1.3.2 Một số bài học kinh nghiệm về quản lý thu NSNN đối với thị xã Phú Thọ

Để quản lí thu ngân sách có hiệu quả sau đây là một số kinh nghiệmđược rút ra cho công tác thu NSNN đối với thị xã Phú Thọ:

* Đối với lập dự toán

Các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đảm bảo Chính sách chế độphân cấp thu Các chế độ tiêu chuẩn định mức thu ngân sách do thủ tướng chínhphủ, bộ tài chính và hội đồng nhân dân (HĐND) quy định, kiểm tra về dự toánngân sách và tình hình thực hiện dự toán

Về trình tự lập dự toán: Cơ quan tài chính phối hợp với cơ quan thuế,chi cục thuế các ban ngành tổ chức căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ được giao

và chế độ định mức tiêu chuẩn thu và lập dự toán thu khi cân đối ngân sáchcần trình lên Ủy ban nhân dân (UBND) báo cáo cho người đứng đầu banngành xem xét Phòng tài chính kế hoạch thị làm việc với UBND về dự toánngân sách khi có yêu cầu Khi có quyết định giao nhiệm vụ thu phải hoànchỉnh phương án phân bổ dự toán trình lên cơ quan có thẩm quyền quyết địnhsau đó tiến hành công bố công khai tài chính về ngân sách nhà nước Điềuchỉnh dự toán ngân sách hàng năm trong trường hợp có yêu cầu của UBNDcấp trên đảm bảo với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu

* Đối với chấp hành dự toán ngân sách

Để chấp hành tốt ngân sách các địa phương căn cứ vào dự toán ngânsách và phương án phân bổ dự toán đã được UBND, HĐND thông qua Chicục thuế được phối hợp với ban tài chính thực hiện thu đúng, thu đủ khi thutiền của các tổ chức, cá nhân và cần phải có biên lai thu tiền Đối với cáckhoản thu bổ sung thì phòng tài chính kế hoạch thị dựa vào dự toán số thu bổsung đã giao cho xã, phường để cân đối ngân sách thông báo số bổ sung chocác đơn vị giao dự toán

Trang 37

* Tổ chức thực hiện định mức thu hợp lí và công tác kiểm tra giám sát hoạt động đảm bảo tính minh bạch rõ ràng trong quản lí thu ngân sách

Các tổ chức đơn vị cá nhân đã thực hiện thu đúng dự toán được giaođúng định mức, đúng mục đích các khoản tiền đã thu nộp vào kho bạc nhànước thông qua cơ quan thuế và phòng tài chính kế hoạch thị xã, chấp hànhnghiêm túc pháp luật về kế toán thống kê và quyết toán thu ngân sách Chicục thuế tiến hành kiểm tra số thu của các tổ chức có nộp đầy đủ kịp thờiđúng quy định hay không các khoản nộp sai chế độ để có chế độ biện pháp xử

lý kịp thời

Trang 38

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung vào trả lời cho các câu hỏi sau:

1 -Thực trạng công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ hiện nay như thế nào?

2 - Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu Ngân sách Nhà nướctrên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ là gì?

3 - Những giải pháp nào được đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản

lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu

Thị xã Phú Thọ có vị trí thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá, khoahọc kỹ thuật giữa vùng trung du miền núi với đồng bằng, giữa nông thôn vớithành thị trong phạm vi tỉnh Phú Thọ và cả nước Tốc độ tăng trưởng kinh tếcủa thị khá cao; các lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đã đạt được những thànhtựu đáng khích lệ Tình hình thu ngân sách của thị trong những năm quakhông ổn định Vì vậy công tác quản lý thu ngân sách thị xã Phú Thọ đóngvai trò hết sức quan trọng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển hàihoà về kinh tế, xã hội, bảo đảm mục tiêu ổn định, công bằng và bền vững.Trên cơ sở đó tạo điều kiện tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượngcuộc sống của dân cư

Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tổng thể một cách toàndiện về công tác quản lý thu ngân sách thị xã Phú Thọ Để đạt được mục tiêunghiên cứu theo yêu cầu thì cần phải phân tích đánh giá, đi sâu nghiên cứu để

từ đó thu thập thông tin, số liệu phù hợp cho quá trình phân tích

Trang 39

2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan thống kê trungương và địa phương (như Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ,Chi cục Thống kê thị xã Phú Thọ), các tổ chức nghiên cứu, các cơ quanchuyên môn: Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch - UBND thị xã PhúThọ, tỉnh Phú Thọ và các cơ quan có liên quan khác

Tài liệu thu thập được gồm:

- Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trênđịa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

- Các tài liệu thống kê về liên quan đến tình hình thu NSNN, tìnhhình quản lý thu NSNN thuộc thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong giaiđoạn 2010-2012

- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, quản lý NSNN

- Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên địa bàn

- Các tài liệu liên quan khác

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quảnghiên cứu có liên quan đến đề tài Dựa vào những thông tin thu thập được, tácgiả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý thu NSNN thuộc thị xãPhú Thọ, tỉnh Phú Thọ, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung vàcập nhật thông tin giúp công tác nghiên cứu thực trạng đạt hiệu quả hơn

2.2.3 Phương pháp tổng hợp số liệu

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máytính Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán cácchỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành cácbảng biểu, đồ thị

2.2.3.1 Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó đểphân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác

Trang 40

nhau Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê Quaphân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có

sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giốngnhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứphân tổ Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi

tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể

2.2.3.2 Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có

hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của cáchiện tượng nghiên cứu Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu nàynhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng Các số liệu đãthu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đốichiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chấthiện tượng nghiên cứu Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này baogồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứukhoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiệntượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thuthập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra Quátrình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướngbiến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa cáchiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũngnhư tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo củahiện tượng trong thời gian ngắn Trong đề tài này, các phương pháp phân tíchthống kê được sử dụng như phương pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lýthu NSNN qua thời gian, so sánh với các địa phương trong nước khác

Ngày đăng: 24/03/2016, 18:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài Chính (2003), Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện quyển I, Nxb Tài Chính, Hà Nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện quyển I
Tác giả: Bộ Tài Chính
Nhà XB: Nxb Tài Chính
Năm: 2003
3. Bộ Tài chính (2004) Báo cáo đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về tài chính
6. PGS.TS. Dương Đăng Chinh (2005), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết tài chính
Tác giả: PGS.TS. Dương Đăng Chinh
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2005
11. TS. Sử Đình Thành (2005), Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam, NXb Tài chính, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam
Tác giả: TS. Sử Đình Thành
Năm: 2005
12. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình về quản lý ngân sách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình về quản lý ngân sách
Tác giả: Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
13. Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình Tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính công
Tác giả: Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2005
14. Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội. năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ", Nxb Thống kê, Hà Nội
Tác giả: Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2004
2. Bộ tài chính (2007), Thông tư số 01/ 2007/TT-BTC ngày 20/01/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp Khác
4. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT - BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP Khác
5. Bộ tài chính (2003), Thông tư Số 80/2003/TT-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2003 Hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Khác
7. Chính Phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước Khác
8. Chính phủ (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/06/2003 của Chính phủ - Ban hành quy chế xem xét quyết định dự toán và phân bổ Ngân sách địa phương phê chuẩn quyết toán Ngân sách địa phương Khác
9. Phòng tài chính thị xã Phú Thọ, Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các năm 2010, 2011, 2012 Khác
10. Phòng Thống Kê thị xã Phú Thọ, Niên giám thống kê thị xã Phú Thọ năm 2010, 2011, 2012 Khác
15. Ủy ban nhân dân thị xã Phú Thọ (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w