Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước c
Trang 11 Chùa Tây Phương
1.1 Vài nét về chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương có tên chữ là Sùng Phúc Tự Chùa tọa lạc trên đỉnh đồi Tây Phương, hình cong như lưỡi câu (xưa gọi là núi Câu Lậu) cao chừng 50m, thuộc núi Ngưu Lĩnh (núi Con Trâu), xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội Chùa cách trung tâm
Hà Nội 40 km về hướng Tây Bắc, cách thị xã Sơn Tây 18 km về hướng Đông Nam Chùa Tây Phương là nơi bảo lưu và gìn giữ rất nhiều pho tượng phật có giá trị Nó thể hiện tinh hoa tuyệt vời của nghệ thuật tạc tượng Việt Nam và là minh chứng của một nền văn hoá có từ lâu đời Đến với Chùa Tây Phương là đến với thế giới cực lạc, cõi niết bàn, chốn tu luyện của thần tiên
Chùa Tây Phương được xây dựng khoảng thể kỷ 8 và là chùa cổ thứ hai sau chùa Dâu ở Bắc Ninh nước ta Đường lên chùa phải trải qua 237 bậc lát đá ong
1.2 Đặc điểm kiến trúc
Chùa được xây dựng theo kiến trúc chữ Tam gồm 3 tòa nhà song song Đi từ ngoài vào trong lần lượt là chùa Hạ sau đó đến chùa Trung và cuối cùng là chùa Thượng Xung quanh 3 mặt tường xây gạch để trần có chạm trổ các ô cửa sổ trang trí hình tròn “bán âm bán dương” hay “sắc sắc không không” theo triết lý nhà Phật Chùa Hạ và chùa Thượng gồm 5 gian và 4 hàng cột Chùa Thượng gồm 3 gian và 4 hàng cột Các chùa cách nhau 1.6m tạo thành sân Thiên tỉnh đủ để ánh sáng thiên nhiên lọt vào tạo nên cảm giác kỳ ảo, trang nghiêm
Trang 2
Giữa sân là một hồ nước nhỏ, vào mùa khô hồ luôn giữ được độ ẩm nhất định, chống nứt
nẻ của các kết cấu và tượng gỗ bên trong công trình Mái chùa theo lối chồng diêm (bốn mái trên, 4 mái dưới chồng lên nhau, hai lớp cách nhau một khoảng ngắn có tên là “cổ mái” hay “cổ diêm” Các đầu đao cong vút tạo vẻ nhẹ nhàng thoáng đạt cho công trình Trên bờ nóc mái trang trí những hình rồng sinh động và những con vật trong thần thoại được xếp chồng lên nhau thể hiện bằng những đường cong tạo vẻ đẹp thanh thoát cho công trình Hệ thống kết cấu của chùa theo lối “chồng rường giá chiêng” nhưng thay cho
“kẻ” thì lại dùng “bẩy”, bẩy không nằm nghiêng mà nằm ngang để đỡ phần mái đua ra Đối với mái tầng trên cột quân còn đứng trên xà nách của mái tầng dưới… đây là kiểu dáng kiến trúc độc đáo thế kỷ XVII
Trang 3Bộ mái của chùa được coi là đoá hoa đao đình bởi sự xử lý và thủ pháp nghệ thuật, tỷ lệ chuẩn mực Trung tâm của chùa có 3 lớp chùa đã xây gần như sát vách, lợp chồng diềm
có tất cả 24 đoá đao cỡ lớn Mái cong và cao, hai hoa nối với nhau thành chiều cao gấp
Trang 4đôi 2.20m+2,20m nên tạo được ánh sáng tốt cho công trình Mái lợp ngói mũi hài, tạo thành 2 lớp chồng diêm Vì thế dễ dàng nhận thấy tính liên hoàn của công trình
Xung quanh diềm mái của ba toà nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng giàu sức khái quát và khả năng truyền cảm Cột chùa kê trên những tảng đá chạm hình cánh sen Toàn bộ ngôi chùa toát ra một tính hoành tráng
và phóng khoáng phù hợp với triết lý "sắc sắc không không" của nhà Phật
Vật liệu gỗ và gạch đã được tận dụng để sử dụng trong công trình tạo tính hiệu quả đặc biệt Ngoài ra các hàng gạch được xây trần và ô cửa tròn (tượng trưng cho sắc sắc không không), được trổ bên đốc tường lại là có tác hiệu lực đáng kể Lớp gạch này đã cách nhiệt cho toàn bộ công trình, còn ô cửa trổ nhỏ có thể cung cấp chút ánh sáng nhỏ bên trong nội thất kết hợp với ánh sáng được rọi từ trên mái xuống Công trình vì thế mà đủ ánh sáng soi rọi bên trong và tăng thêm tính thiêng liêng cho hệ thống tượng Đây cũng là một thủ pháp xử lý ánh sáng được cha ông vận dụng ở chùa Tây Phương
Có thể nói chùa Tây Phương là nét điển hình độc đáo về kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam
1.3 Hệ thống tượng thờ
Trong chùa có khoảng 82 pho tượng cùng với các phù điêu có mặt tại mọi nơi Các tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng Phần lớn các tượng này đều được coi là có niên đại cuối thế kỷ 18 Một số tượng khác được tạc vào giữa thế kỷ 19 Hệ thống tượng ở chùa Tây Phương gồm:
Bộ tượng Tam Thế Phật với ba pho tượng Phật: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (còn gọi là Tam thân: Pháp thân, Ứng thân và Hóa thân) ngồi ở tư thế tọa thiền, y phục gập nếp đơn giản phủ kín cơ thể, được coi là có niên đại đầu thế kỷ 17:
Trang 5
Bộ tượng Di-đà Tam Tôn: gồm tượng đức Phật A-di-đà, đứng hai bên là Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát:
Tượng Tuyết Sơn miêu tả đức Phật Thích ca trong thời kỳ tu khổ hạnh: mỗi ngày ăn một hạt kê, một hạt vừng, tự hành xác để vươn lên thế giới tinh thần sáng láng Tượng màu đen thẫm khoác áo cà sa mỏng, tay chân gầy khẳng khiu, xương nổi lên trước ngực Toàn
bộ cơ thể chìm trong suy tưởng, mắt trũng sâu, hướng về nội tâm:
Trang 6
Hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A Nan và Ca Diếp đứng hầu
Tượng đức Phật Di lặc tượng trưng cho vị Phật của thế giới cực lạc tương lai Người mập mạp, ngồi hơi ngả về phía sau, toàn thân toát ra sự thỏa mãn, sung sướng:
Tượng Văn thù Bồ Tát: đứng chắp tay, chân đi đất, các ngón chân bấm móng xuống mặt bệ
Tượng Phổ Hiền Bồ Tát: chắp tay trước ngực, khuôn mặt sáng rộng nổi lên trên tấm thân phủ đầy y phục:
Trang 7
Tượng Bát bộ Kim Cương, thể hiện trình độ rất cao về nghệ thuật lắp ghép gỗ và cách bố cục, chuyển động của một thân thể mang giáp trụ trong các thế võ:
Mười sáu pho tượng Tổ với phong cách hiện thực: Đó là Ưu-ba-cầu-đa, Đê-đa-ca,
Di-trà-ca, Bà-tu-mật, Phật-đà Nan-đề, Phục-đa-mật-đa, Hiếp Tôn giả, Thương Na Hòa Tu, Mã Minh, Ca-tỳ-ma-la,Long Thụ Tôn giả, La-hầu-la-đa, Tăng-già Nan-đề, Già-gia-xá-đa, Cưu-ma-la-đa, Chà-dạ-đa Theo một danh sách tên các nhân vật được tạc tượng trong
Trang 8một tài liệu còn lưu truyền ở chùa thì đây là tượng các vị tổ Ấn Độ trong quan niệm của Thiền tông Trung Quốc (xem thêm Nhị thập bát tổ)
Chùa có 18 vị La Hán trong đó 16 vị đặt ở chùa Thượng và 2 vị đặt ở chùa Trung Mười sáu vị tổ người đứng kẻ ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói, pho thì hững
hờ với ngoại vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai
Tượng La Hầu La đúng là chân dung một cụ già Việt Nam, thân hình gầy gò, mặt dài, nhỏ, gò má cao, môi mỏng vừa phải Chưa thấy pho tượng nào diễn tả y phục một cách hiện thực mà lại đẹp đến như thế Dáng điệu một tay cầm gậy, một tay để trên gối rất thoải mái, đôi bàn tay trông thấy rõ từng đốt xương bên trong Những người thợ mộc của làng nghề mộc truyền thống Chàng Sơn đã là tác giả của những kiệt tác tuyệt vời ấy của nền mỹ thuật Việt Nam Chùa Tây Phương đã là một công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc tiêu biểu cho mỹ thuật Việt Nam thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18)
Sơ đồ tượng
CHÙA THƯỢNG
18
17
15
23 24 25
21 22
21 21
21
21
21
21 21
31
32
33
34 35
3
9
4
0
21 11
6
11
8
20
18
19 16
3 36
38
17
Trang 9CHÙA TRUNG
CHÙA HẠ
Chú thích
1- Tượng Phật bà nhiều mặt nhiều
tay
2- Thiện đồng và Ngọc Nữ
3- Tượng Bát Bộ Kim Cương
4- Thích ca sơ sinh
5- Phạm Thiên
6- Đế Thích
7- Tượng Di-lặc bồ tát
8- Văn Thù bồ tát
9- Phổ Hiền bồ tát
10-Tượng Tuyết Sơn
11-Ma-ha-ca-diếp
12-A-nan-đà
13-Phật A-di-đà
14-Tượng Quan Thế Âm bồ tát
15-Tượng Đại Thế Chí Bồ tát
16-Quan âm tọa sơn
17-Thổ Địa
18-Phật bà Quan âm Nam hải
19-Tượng Thái tử Kỳ Đà
20-Long thần
21-Thập điện diêm vương 22-Phật Thích ca khi trưởng thành 23-Phật tương lai
24-Phật Hiện tại 25-Phật Qúa khứ 26-Tổ Gia-xá-đa 27-Tổ La-hầu-la-đa 28-Tổ Ca-tỳ-ma-la 29-Tổ Long-thụ-tôn-giả 30-Tổ Tăng-già-nan-đề 31-Tổ Mã-minh-đại-sỹ 32-Tổ Xa-dạ-đa
33-Tổ Cưu-ma-la-đa 34-Tổ Bà-tu-mật 35-Tổ Thương-na-hòa-tu 36-Tổ Di-a-gia-ca
37-Tổ ưu-ba-cúc-đa 38-Tổ A-nan-vương 39-Tổ Hiếp-tôn-giả 40-Tổ Phục-đà-mật-đa
41-TổPhật-đà-nan-1
3 3 3
3 3 3
Trang 10Đằng sau 3 gian chính là Nhà hậu mẫu
Chú thích:
1 – 2 – 3: Ban thờ Tam Tòa
thánh mẫu
4 – Quỳnh Hoa
5 – Quế Hoa
6 – Ban đức Thánh Trần
7 – Dã Tượng
8 – Yết Kiêu
9 – Bác Hồ
10 – 11 – 12 - Ban thờ tổ tăng
13 – 14 - Ban thờ cụ Hậu
15 – 16 - Ban thờ tổ ni
12 10
Trang 1116 vị La Hán
11
Trang 122 Hoàng Thành Thăng Long
2.1 Lịch sử
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý Tháng 7 mùa thu năm
1010, nhà vua công bố thiên đô chiếu (chiếu dời đô) để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La Ngay sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã cho gấp rút xây dựng Kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là
La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu Kinh thành là nơi ở và sinh sống của dân
cư Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành, là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ Nhà Trần sau khi lên ngôi đã tiếp quản Kinh thành Thăng Long rồi tiếp tục tu bổ, xây dựng các công trình mới Sang đến đời nhà Lê
sơ, Hoàng thành cũng như Kinh thành được xây đắp, mở rộng thêm ra Trong thời gian từ năm 1516 đến năm 1788 thời nhà Mạc và Lê trung hưng, Kinh thành Thăng Long bị tàn phá nhiều lần Đầu năm 1789, vua Quang Trung dời đô về Phú Xuân, Thăng Long chỉ còn là Bắc thành Thời Nguyễn, những gì còn sót lại của Hoàng thành Thăng Long lần lượt bị các đời vua chuyển vào Phú Xuân phục vụ cho việc xây dựng kinh thành mới Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc thành Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ
và cho xây dựng Thành Hà Nội theo kiểu Vauban của Pháp với quy mô nhỏ hơn nhiều Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn, vua Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội Khi chiếm xong toàn Đông Dương, người Pháp chọn Hà Nội là thủ đô của liên bang Đông Dương thuộc Pháp và Thành Hà Nội bị phá đi để lấy đất làm công sở, trại lính cho người Pháp Từ năm 1954, khi bộ đội ta tiếp quản giải phóng thủ đô thì khu vực Thành Hà Nội trở thành trụ sở của Bộ quốc phòng Như vậy giá trị đầu tiên của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội thể hiện ở chỗ nó gần như là một
"bộ lịch sử sống" chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long- Hà Nội, kể từ thành Đại La thời tiền Thăng Long đến thời đại ngày nay
12
Trang 132.2 Gía trị văn hóa
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội là di tích có bề dày lịch sử, trải dài hơn
10 thế kỷ, kể từ thành Đại La tiền Thăng Long và nhất là từ thời vua Lý Thái Tổ (thế kỷ thứ X) đến thời đại Hồ Chí Minh Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội có diện tích 18.395 m2, bao gồm Khu di tích Thành cổ Hà Nội và di tích khảo cổ học
18 Hoàng Diệu (phường Điện Biên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình) Với trục trung tâm Hoàng thành Thăng Long và các di tích còn lại trên mặt đất và tiềm năng trong lòng đất thì khu di tích có khả năng minh chứng làm sáng tỏ sự hưng thịnh, sự trỗi dậy của nền văn hoá Thăng Long, phản ánh sức sống của văn hoá dân tộc, nền văn minh Đại Việt và văn hiến Thăng Long đã được khơi nguồn và phát triển từ đây Đây là một khu di tích rất quan trọng để làm sáng tỏ các giá trị văn hoá của Thăng Long- Hà Nội, của dân tộc Việt Nam nói chung
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long có giá trị đặc biệt quan trọng, thể hiện ở 3 điểm cốt lõi sau:
Thứ nhất, tại đây có các di tích trên mặt đất rất quí giá như: nền điện Kính thiên, Đoan Môn, Bắc Môn, cột cờ Hà Nội, rồi Tổng hành dinh của Quân đội nhân dân Việt Nam của thời đại Hồ Chí Minh Hệ thống các di tích và hiện vật đã khai quật tại di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu càng cho chúng ta thấy trong lòng đất ở khu vực này chứa đựng một dòng chảy văn hoá chảy suốt cả lịch sử Thăng Long- Hà Nội, bao gồm cả thời
kỳ tiền Thăng Long ngược lên thành Đại La thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ VIII, thứ
IX, đặc biệt từ khi Vua Lý Thái Tổ định đô Thăng Long cho đến ngày nay Như vậy giá trị đầu tiên của Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội thể hiện ở chỗ nó gần như là một "bộ lịch sử sống" chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử Thăng Long- Hà Nội
Thứ hai, đây là kinh thành- nơi qui tụ các di sản văn hoá của cả nước, tinh hoa của nền văn hoá của cả nước Hơn thế nữa, nơi đây không phải chỉ kết tinh nền văn hoá của dân tộc, toả sáng ra trong nước, mà còn là nơi hấp thu các giá trị văn hoá của khu vực và thế giới Đây vừa là nơi kết tinh, toả chiếu nền văn hoá lâu đời của nước Đại Việt trước đây, Việt Nam hiện nay, vừa là nơi biến các yếu tố văn hoá ngoại sinh thành nội sinh, làm phong phú và đa dạng thêm cho nền văn hoá dân tộc
Giá trị thứ ba thể hiện ở chỗ nơi đây là trung tâm quyền lực, trung tâm chính trị của đất nước Đây là nơi các vương triều trước đây, cũng như Đảng và Nhà nước trong
13
Trang 14thời hiện đại đã đưa ra các quyết sách trong xây dựng đất nước, cũng như trong bảo vệ đất nước, tạo nên các thời kỳ huy hoàng của lịch sử, vượt lên bao khó khăn, thử thách
2.3 Gía trị kiến trúc
Đây là sự giao thoa giữa các dấu tích và dấu vết lịch sử văn hóa từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 18 Khu Thành Cổ Hà Nội có diện tích 116.000m2 Trên trục phía Nam Bắc là Cột cờ Hà Nội, điểm thứ hai là cổng Đoan Môn, cánh cổng duy nhất đi vào Cấm Thành Thăng Long được xây dựng từ thế kỉ 15 Điểm tiếp đến là nền Điện Kính Thiên được xây dựng năm
1428 của thời nhà Lê thế kỉ 15 Phía sau Điện Kính Thiên là Hồng Lâu hay còn gọi là Lầu Công Chúa từ thế kỉ 15 Phía sau Hậu Lâu đến 51 Phan Đình Phùng chính là Cửa Bắc hiện đang thờ 2 vị tổng chỉ huy trực tiếp giám sát và bảo về thành Hà Nội trong thời gian chống thực dân Pháp là tổng chỉ huy Nguyễn Tri Phương và tổng chỉ huy Hoàng Diệu
Cột cờ Hà Nội ( Kỳ Đài)
Cột cờ Hà Nội là di tích được xây dựng năm 1812 dưới triều Gia Long Cột cờ cao 60 m, gồm có chân đế, thân cột và vọng canh Chân đế hình vuông chiếm một diện tích là 2007 m² và gồm 3 cấp thóp dần lên Mỗi cấp đều có tường hoa với hoa văn bao quanh Từ mặt đất lên tới chân cấp thứ 2 phải leo 18 bậc tại mặt phía Đông và mặt phía Tây Muốn từ cấp 2 lên cấp 3 cũng phải leo 18 bậc ở hai cửa hướng Đông và Tây Còn cấp thứ 3 có 4 cửa Đông, Tây, Nam, Bắc (với các tên "Nghênh húc" (Đón ánh nắng ban mai), "Hồi quang" (ánh nắng phản chiếu), "Hướng Minh" (hướng về ánh sáng)…) và từ cạnh dưới lên tới cạnh trên phải qua tới 14 bậc cầu thang
Đoan Môn
Là cánh cổng chính quan trọng nhất đi vào Cấm Thành Thăng Long với chiều cao 4m, rộng 2,7m được xây dựng vào thế kỉ 15 Theo quy hoạch tổng thể thế kỉ 15, Kinh Thành Thăng Long có 3 vòng thành: Vòng lớn nhất mang tên Đại La Thành bao quanh phía ngoài chính là nơi dân sinh sống và làm việc và là phạm vi của phố Đê La Thành hiện nay Vòng thứ hai là Hoàng Thành là nơi hoàng thân cốt thích, văn võ bá quan sống
và làm việc Phạm vi của Hoàng Thành hiện nay là 4 ngôi đền hay còn gọi là tứ trấn Thăng Long đó là đền Quán Thánh, đền Voi Phục, đền Bạch Mã và đền Kim Liên Vòng
ba là Cấm Thành, là nơi vua ở và làm việc Chính là phạm vi 116.000m2 của Thành Cổ
Hà Nội kéo dài ra phố Hùng Vương, Lý Nam Đế và Cửa Bắc
14