1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đề cương vi sinh y thái nguyên

22 715 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

 Nhân: nhân của tế bào vi khuẩn là một phân tử AND xoắn kép, khép kín thành vòng tròn, được xếp gấp, bó xoắn thành vùng nhân không có màng ngăn cách với bào tương và là nhiễm sắc thể độ

Trang 2

Câu 1.1: Trình bày các đặc điểm và vai trò các thành phần cấu trúc cơ bản của vi khuẩn

 Nhân: nhân của tế bào vi khuẩn là một phân tử AND xoắn kép, khép kín thành vòng tròn, được xếp gấp, bó xoắn thành vùng nhân không có màng ngăn cách với bào tương và là nhiễm sắc thể độc nhất của tế báo vi khuẩn Phân tử AND của nhân có khả năng tự sao chép theo sơ đồ Watson-Crick trong quá trình nhân lên của tế bào vi khuẩn Nhân vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm kiềm như bào tương (vì cùng chứa acid nucleic)

do đó dùng thuốc nhuộm thông thường khó phân biệt được nhân với bào tương Để nhuộm phân biệt càn phải dùng phương pháp đặc biệt

Chức năng của nhân:

- Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ thông qua sự nhân đôi và phân phối AND cho các

tế bào con

- Điều hòa mọi hoạt động sống của tế bào vi khuẩn thông qua các quá trình phiên mã, dịch mã tổng hợp các protein Các protein này tham gia cấu trúc các thành phần của tế bào và cấu tạo các enzyme tham gia vào các quá trình sinh hóa cần thiết cho tế bào vi khuẩn tồn tại và phát triển

 Bào tương: bào tương của vi khuẩn ở trạng thái gel, chứa nước, các chất hòa tan (protit, glucid, lipid, muối khoáng, một số nguyên tố hiếm, ARN thông tin, ARN vận chuyển, một số enzyme, sắc tố…), ribosome, plasmid và nhiều loại hạt vùi (không bào chứa lipid, glycogen và một số không bào có chứa các chất có tính đặc trưng cao với một số vi khuẩn)

Ribosome: mỗi vi khuẩn có khoảng 15.000 hạt ribosome, kích thước từ 17-21 nm Ribosome chiếm tới 40% trọng lượng khô của vi khuẩn và chiếm tới 90% tổng số ARN Về thành phần hóa học, ribosome chứa 60% ARN và 40% là protein Trong bào tương, ribosome xếp thành đám gọi là polyribosome Các ribosome tham gia vào quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn và là đích tác động của một số loại thuốc kháng sinh

Chức năng của bào tương:

- Dự trữ các thành phần cần thiết cho sự sống của tế bào vi khuẩn

- Là môi trường thích hợp cho các enzyme và các bào quan hoạt động

 Màng bào tương: bào tương vi khuẩn được bọc phía ngoài bởi màng bào tương Màng bào tương dày 10-20

nm, có những chỗ lõm vào như những nếp gấp gọi là mesosome (mạc thể) Vi khuẩn Gram dương có nhiều mesosome hơn vi khuẩn Gram âm

Chức năng của màng bào tương:

- Là một màng thẩm thấu chọn lọc và vận chuyển các chất hòa tan

- Là nơi tập chung các enzyme chuyển hóa và hô hấp của vi khuẩn, có chức năng như ti lạp thể ở các loài sinh vật bậc cao

- Là nơi tổng hợp các enzyme ngoại bào và các thành phần của thành tế bào vi khuẩn

- Tham gia vào quá trình phân bào nhờ mạc thể

 Thành tế bào: bên ngoài màng bào tương là thành tế bào vi khuẩn Thành có ở mọi tế bào vi khuẩn trừ mycoplasma Thành dầy 15-30 nm ở vi khuẩn Gram dương và 8-12 nm ở vi khuẩn Gram âm Bộ khung của thành là peptideoglycan (còn gọi là glycopeptide hay murein) được tạo nên từ những chuỗi polisacarid (glycan) nối với nhau qua cầu peptide

Thành của vi khuẩn Gram dương gồm nhiều lớp peptideoglycan, ngoài ra còn có acid techoic

Trang 3

Thành của vi khuẩn Gram âm chỉ có một lớp peptideoglycan, ngoài ra có chứa nhiều lipopolysaccarid (LPS)

và lipoprotein Những chất này tạo nên nội độc tố của vi khuẩn

Thành tế bào của vi khuẩn Gram dương và Gram âm có sự khác nhau về độ dày và thành phần hóa học nên dẫn đến sự khác nhau về tính chất bắt màu thuốc nhuộm theo phương pháp nhuộm Gram

Chức năng của thành tế bào:

- Duy trì hình dạng và bảo vệ tế bào vi khuẩn

- Tham gia vào sự phân chia của tế bào vi khuẩn

- Chứa nội độc tố và quyết định độc lực và khả năng gây bệnh của các vi khuẩn gây bệnh bằng nội độc tố

- Mang các kháng nguyên quan trọng của vi khuẩn

- Mang các vị trí tiếp nhận đặc hiệu cho phage

Câu 1.2: Trình bày hậu quả do sự nhân lên của virus trong tế bào chủ

Tế bào bị hủy hoại: do các hoạt động bình thường của tế bào bị ức chế, các chất cần thiết cho tế bào không được tổng hợp mà chỉ tổng hợp ra các virus mới làm cho tế bào bị suy kiệt Sau khi virus nhân lên và giải phóng khỏi tế bào chủ, tế bào bị hủy hoại

Nhiễm trùng virus tiềm tàng: bộ gen của virus tích hợp vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ, tồn tại và nhân lên cùng NST tế bào Gặp điều kiện thuận lợi, bộ gen của virus được hoạt hóa, virus nhân lên và phá hủy

tế bào

Tạo ra các hạt vùi hoặc các tiểu thể đặc trưng ở trong nhân hoặc trong bào tương của tế bào bị nhiễm virus

Ví dụ tiểu thể Negri chỉ thấy trong bào tương tế bào thần kinh bị nhiễm virus dại Hạt vùi được hình thành trong bào tương của các tế bào bị nhiễm virus đậu mùa và trong nhân của các tế bào bị nhiễm virus thủy đậu

Tế bào bị tổn thương nhiễm sắc thể: virus có thể làm cho NST của tế bào chủ bị đứt đoạn, bị phân mảnh hoặc đảo lộn trật tự sắp xếp Ngoài ra có thể xuất hiện các NST bất thường và thay đổi số lượng NST

Có sự liên quan chặt chẽ giữa thai phụ bị nhiễm virus trong ba tháng đầu của thời kì thai nghén với việc đẻ

ra quái thai hoặc dị tật bẩm sinh

Tế bào tăng sinh vô hạn (tăng sinh khối u): khả năng kích thích tế bào tăng sinh có liên quan chặt chẽ tới

cơ chế sinh khối u và ung thư của virus, có thể do một số loại virus làm thay đổi kháng nguyên bề mặt của

tế bào, làm mất khả năng ức chế do tiếp xúc khi tế bào sinh sản người ta đã gây được ung thư thực nghiệm

do virus ở động vật Gần đây người ta cũng đã phát hiện ra các gen gây ung thư ở một số loại virus như các oncogen (gen gây ung thư) của virus adeno, polyoma và retrovirus

Khả năng kích thích tế bào sinh Interferon (IFN): virus đóng vai trò là chất cảm ứng (interferonogen) kích thích tế bào sinh Interferon Interferon lại đóng vai trò là chất kích thích tế bào sản sinh ra protein (enzyme) kháng virus

Câu 1.3: Trình bày định nghĩa độc lực của vi sinh vật và phân biệt giữa nội độc tố và ngoại độc

tố

 Độc lực: là sức gây bệnh riêng của từng chủng vi sinh vật trong một loài vi sinh vật có khả năng gây bệnh Bao gồm những yếu tố giúp cho vi sinh vật đó gây bệnh

Trang 4

Các chủng trong cùng một loài cũng có độc lực khác nhau do đó khả năng gây bệnh khác nhau Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó là sự khác nhau về thành phần hóa học của các chủng

Có hai loại độc tố là ngoại độc tố và nội độc tố:

- Ngoại độc tố: một số loài vsv có ngoại độc tố như liên cầu, bạch hầu, uốn ván…Mỗi một loài vi khuẩn tiết

ra ngoại độc tố ở một điều kiện nhất định Ngoại độc tố của vi khuẩn gây nên những triệu chứng lâm sàng rất đặc biệt và có tác động chọn lọc đến một số cơ quan Đa số ngoại độc tố bị các men đường tiêu hóa phá hủy (trừ độc tố vi khuẩn độc thịt và độc tố ruột của tụ cầu)

- Nội độc tố: có tác dụng gây rối loạn chung như giảm bạch cầu, rối loạn huyết áp, mê mệt Những rối loạn chung do thành phần lipid của nội độc tố gây nên Thành phần protein của nội độc tố có tính kháng nguyên nhưng yếu, thành phần polisaccaride đảm bảo tính đặc hiệu Trong điều trị một số nhiễm khuẩn do một số

vi khuẩn Gram âm bằng kháng sinh liều cao cần lưu ý đến tình trạng nối độc tố có thể bị giải phống ồ ạt gây nguy hiểm

 Phân biệt:

- Do vi khuẩn tiết ra và dễ khuêch tán ra

môi trường xung quanh - Gắn liền với thành tế bào vi khuẩn

- Độc tính rất mạnh, gây rói loạn điển

hình, đặc biệt - Độ tính yếu hơn, gây các rối loạn chung

- Bản chất là protein

- Bản chất là phức hợp glucid-lipid-protid (lipopolysaccharide)

- Chịu nhiệt kém, bị phá hủy ở nhiệt độ 60

0C trong 30 phút - Chịu nhiệt cao (100 0C trong 30-6o phút)

- Tính kháng nguyên mạnh - Tính kháng nguyên yếu

- Dễ bị trung hòa bởi kháng thể Có kháng

độc tố điều trị

- Ít bị trung hòa bởi kháng thể Không có kháng độc tố điều trị

- Có thể chế thành giải độc tố (anatoxin) - Không thể chế được giải độc tố

- Chủ yếu thấy ở vài loại vi khuẩn Gram

dương - Thấy ở nhiều loại vi khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn Gram âm

Câu 1.4: Trình bày định nghĩa nhiễm trùng và đặc điểm của các hình thái nhiễm trùng Vi sinh

vật muốn gây bệnh cần có những điều kiện gì?

 Định nghĩa: là hiện tượng vi sinh vật xâm nhập vào mô (tế bào) của cơ thể vật chủ trong những hoàn cảnh nhất định

Nhiễm trùng có thể dẫn đến bệnh nhưng cũng có thể không gây bệnh

Nhiễm trùng có thể gặp ở người, động vật, thực vật và cả vi khuẩn

Trang 5

- Bệnh nhiễm trùng cấp tính: triệu chứng rõ rệt và thường tồn tại trong một thời gian ngắn, sau đó bệnh nhân

tự khỏi hoặc tử vong, một số trường hợp có thể chuyển thành mạn tính

- Nhiễm trùng mạn tính: triệu trứng không dữ dội nhưng kéo dài Loại nhiễm trùng này do các vi sinh vật kí sinh bên trong tế bào gây nên

Nhiễm trùng thể ẩn: người bị nhiễm trùng không có dấu hiệu lâm sàng, nhưng có thể có những thay đổi về công thức máu, tìm thấy kháng thể dịch thể…

Nhiễm trùng tiềm tàng: vi sinh vật gây bệnh tồn tại ở một cơ quan nào đó, đến một lúc nào đo có thể gây ra các nhiễm trùng rõ rệt

Nhiễm trùng chậm: do một sô vius, thời gian ủ bệnh thường rất dài, điển hình là HIV

 Vi sinh vật muốn gây bệnh cần phải có độc lực đủ mạnh, số lượng đủ nhiều và xâm nhập vào cơ thể theo đúng đường

Câu 1.5: Cơ chế tác động của kháng sinh với vi khuẩn

Các thuốc kháng sinh tác động lên vi khuẩn theo một trong 5 cơ chế:

1 Ức chế tổng hợp thành tế bào:

Peptideoglycan là bộ khung quan trọng của thành tế bào vi khuẩn, nó quyết định hình dạng và đảm bảo sự toàn vẹn của tế bào vi khuẩn Trong quá trình tổng hợp peptideoglycan, enzyme transpeptidease và cacboxypeptidease (còn được gọi là các phân tử protein gắn Penicillin, PBPs) sẽ xúc tác sự hình thành các liên kết peptide chéo giữa các sợi polymer glycopeptidee

Các kháng sinh β-lactam tác động lên emzyme transpeptidease ngăn cản sự hình thành peptideoglycan, khiến thành tế bào vi khuẩn không tổng hợp được Các kháng sinh β-lactam còn hoạt hóa enzyme tự ly giải thành tế bào Sự tác động của hai cơ chế này sẽ làm cho tế bào vi khuẩn bị tan vỡ (li giải) trong điều kiện áp lực thẩm thấu bên trong tế bào cao hơn so với môi trường ngoại bào

2 Gây rối loạn chức năng màng bào tương:

Màng bào tương tế bào vi khuẩn là một màng thẩm thấu chọn lọc, có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất giữa trong và ngoài tế bào vi khuẩn

Các kháng sinh Polymyxin gắn với các phân tử phospholipid trong cấu trúc bào tương vi khuẩn, làm tăng tính thấm chọn lọc của màng Sự vận chuyển của các chất qua màng không được kiểm soát, những chất cần thiết cho tế bào vi khuẩn thoát ra ngoài khiến cho tế bào vi khuẩn bị chết

3 Ức chế tổng hợp protein:

Ribosom vi khuẩn (70S) gồm 2 tiểu phần 30S và 50S Các kháng sinh ức chế tổng hợp protein sẽ tác động lên các vị trí khác nhau tại 2 tiểu phần của ribosome vi khuẩn

 Kháng sinh gắn với tiểu phần 30S của ribosome:

Tiểu phần 30S của ribosome vi khuẩn chứa vị trí gắn của ARN thông tin và vị trí cho sự nhận biết đặc hiệu phức hợp aminoacyl-ARNt (ARN vận tải gắn với acid amin) Những kháng sinh tác động lên tiểu phần 30S của ribosome và ngăn cản quá trình tổng hợp protein sẽ ngăn chặn sự bám gắn hoặc của ARNt hoặc của phức hợp aminoacyl-ARNt với vị trí đặc hiệu trên ribosome hoặc ngăn cản sự dịch chuyển của ribosome dọc theo sợi ARNm hoặc gây dịch sai mã di truyền tạo các protein không có chức năng

Trang 6

 Kháng sinh gắn với tiểu phần 50S của ribosome:

- Kháng sinh Chloramphenicol: tác động lên tiểu phần 50S của ribosome vi khuẩn, ức chế enzyme peptidyl transferase, ngăn sự kéo dài chuỗi acid amin của vi khuẩn

- Kháng sinh Macrolide: các kháng sinh nhóm này gắn lên tiểu phần 50S của ribosome vi khuẩn, ngăn cản

sự kéo dài chuỗi peptide nhờ ức chế enzyme peptidyl transferase hoặc ngăn cản sự dịch chuyển của ribosome trên sợi ARNm hoặc phối hợp 2 cơ chế tác động này

4 Ức chế tổng hợp acid nucleic:

 Ức chế tổng hợp AND: kháng sinh nhóm Quinolon ngăn cản quá trình tổng hợp AND của vi khuẩn bằng cách ức chế enzyme AND gyase khiến cho 2 sợi AND không được tháo xoắn, quá trình sao chép của vi khuẩn không diễn ra

 Ức chế tổng hợp ARN: kháng sinh Rifampicin ức chế uqas trình tổng hợp ARN của vi khuẩn bằng cách tác động lên tiểu phần β của enzyme ARN-polymerase phụ thuộc AND, ngăn cản quá trình sao mã của vi khuẩn

5 Cạnh tranh đối kháng:

Đây là cơ chế tác động của Sulfonamide (Sulfamide)

Acid folic có vai trò quan trọng cho sự phát triển của vi khuẩn Nhưng vi khuẩn lại không có khả năng lấy

và sử dụng acid folic sẵn có trong môi trường ngoại bào, vi khuẩn phải tự tổng hợp acid folic Để tổng hợp acid folic, vi khuẩn phải sử dụng aicd para-aminobenzoic (PABA) có trong môi trường Sulfonamide có cấu trúc hóa học gần giống PABA nên đã cạnh tranh thay thế vị trí của PABA, hậu quả là tạo ra một chất tương tự như acid folic nhưng không có hoạt tính và ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn

Câu 1.6: Mô tả cơ chế kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn

Vi khuẩn có thể đề kháng thuốc kháng sinh bằng một trong nhiều cơ chế khác nhau

1 Giảm sự tích lũy thuốc bên trong tế bào vi khuẩn: vi khuẩn có thể làm giảm nồgng độ thuốc kháng sinh bên trong tế bào bằng một trong những cơ chế sau:

Nhờ hệ thống bơm chủ động (các phân tử protein xuyên màng) của vi khuẩn, nồng độ thuốc kháng sinh bên

trong tế bào vi khuẩn sẽ giảm dần do thuốc kháng sinh được vận chuyển tích cực ra khỏi tế bào vi khuẩn Ví

dụ sự đề kháng với Tetracycline, Macrolide, Quinolone

Làm giảm tính thấm của màng tế bào (ví dụ một cơ chế đề kháng với kháng sinh β-lactam do vi khuẩn thay

đổi kênh porin trên màng tế bào, làm giảm tính thấm của màng với những kháng sinh này)

Làm mất hệ thống vận chuyển qua màng do đó kháng sinh không lọt được vào trong tế bào vi khuẩn (ví dụ

sự đề kháng kháng sinh nhóm Aminoglycoside)

2 Vi khuẩn tạo ra các enzyme làm biến đổi hoặc phá hủy cấu trúc hóa học của phân tử kháng sinh

Một số vi khuẩn có khả năng đề kháng với một số kháng sinh β-lactam nhờ tạo ra enzyme β-lactamase, enmzyme này sẽ phá hủy phân tử thuốc kháng sinh bằng cách thủy phân vòng β-lactam của thuốc

Một số vi khuản kháng Chloramphenicol nhờ tiết ra enzyme Chloramphenicol acetyltransfease, ennzyme này gây hiện tượng acetyl hóa phân tử Chloramphenicol, khiến cho thuốc kháng sinh này không còn khả năng bám vào tiểu phần 50S của vi khuẩn

Trang 7

Một số vi khuẩn tạo ra enzyme (ví dụ N-acetyltransfease, O-phosphotransfease) làm biến đổi các phân tử kháng sinh Aminoglucoside, khiến cho các kháng sinh này không thể gắn vào vị trí đặc hiệu trên ribosom của

vi khuẩn, quá trình sinh tổng hợp protein bị ức chế

3 Làm thay đổi đích tác động nên kháng sinh không gắn được vào đích

Sự đề kháng Rifampicin do hiện tượng đột biến sảy ra ở tiểu phần β của enzyme ARN polymerase vi khuẩn

Vi khuẩn phế cầu kháng penicillin G và tụ cầu kháng Methicillin nhờ đột biến các phân tử protein gắn penicillin (PBPs)

Hiện tượng đề kháng Quinolone do sự đột biến gen mã hóa cho enzyme ADN gyase trên nhiễm sắc thể của

para-5 Vi khuẩn tăng tổng hợp enzyme chuyển hóa để bù vào lượng enzyme đã bị kháng sinh tác động

Ví dụ một số vi khuẩn đề kháng với Trimethoprim nhờ tăng tổng hợp enzyme dihydrofolate reductase

Câu 1.7: Trình bày định nghĩa miễn dịch, chức năng của kháng thể và phân biệt các hình thức

miễn dịch thu được

 Định nghĩa: miễn dịch là trạng thái cơ thể không bị mắc bệnh khi có vi sinh vật gây bệnh xâm nhập hoặc sản phẩm gây bệnh của chúng (ví dụ độc tố của vi khuẩn) xâm nhập

Ở người, miễn dịch chia thành 2 loại:

+ Miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch không đặc hiệu

+ Miễn dịch thu được hay miễn dịch đặc hiệu

Hai hình thức miễn dịch này liên quan chặt chẽ với nhau

 Chức năng của kháng thể: kháng thể là những globulin miễn dịch do cơ thể sinh ra khi có kháng nguyên xâm nhập kích thích

- Kết hợp với kháng nguyên trên bề mặt của vi sinh vật làm cho làm cho vi sinh vật bị bất hoạt, mất khả năng

gây bệnh

- Làm tan vi sinh vật khi có sự tham gia của bổ thể

- Trung hòa độc tố của vi sinh vật

- Làm tăng khả năng thực bào vi sinh vật của các tế bào thực bào (hiện tượng opsin hóa)

- IgM, IgD là thụ thể trên bề mặt lympho B dành cho kháng nguyên

Ngoài chức năng bảo vệ, trong một số trường hợp, khi kết hợp với kháng nguyên, kháng thể còn có thể gây nên biểu hiện bệnh lý (hiện tượng phản vệ và quá mẫn, viêm khớp sau huyết thanh điều trị…)

Trang 8

 Phân biệt các hình thức miễn dịch thu được:

 Miễn dịch thu được tự nhiên:

Miễn dịch có được do cơ thể tự tạo ra khi

vi sinh vật xâm nhập (phát thành bệnh hoặc

xâm nhập ít ngày)

Có ngay khi mới đẻ

Thời gian miễn dịch thùy thuộc vào kháng

nguyên (vi sinh vật), có thể bền vững hoặc

Miễn dịch có được do cơ thể dùng vacxin Miễn dịch thu được do cơ thể nhận được

kháng thể từ ngoài đưa vào (tiêm huyết thanh miễn dịch)

Thời gian miễn dịch tùy thuộc vào vaxin

nhưng thường không bền khi mắc bệnh tự

nhiên

Không bền, hết sau một vài tuần

Bao gồm hoạt động miễn dịch dịch thể và

miến dịch tế bào

Chỉ có hoạt động miễn dịch dịch thể Phòng bệnh đặc hiệu là chính Điều trị đặc hiệu và phòng bệnh khẩn cấp

Câu 1.8: Trình bày nguyên lý sử dụng vacxin và phân loại vacxin theo bản chất

 Nguyên lý sử dụng vacxin: sử dụng vaxin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh

 Phân loại vacxin theo bản chất:

1 Vacxin chết (vacxin bất hoạt): là những chế phẩm kháng nguyên đã làm mất khả năng gây nhiễm nhưng còn bảo tồn tính gây miễn dịch Các kháng nguyên này chủ yếu kích thích gây đáp ứng miễn dịch dịch thể Các kháng thể được hình thành có thể trực tiếp giết vi sinh vật, hoặc ngăn cản vi sinh vật bám vào tế bào cơ

Trang 9

thể vật chủ, hoặc làm tăng khả năng thực bào, hoặc phối hợp các cơ chế trên Vacxin chết được phân thành

2 loại:

Vacxin chết toàn thể: loại vacxin này chứa tất cả các thành phần của tác nhân gây nhiễm trùng, đã được giết chết bằng nhiệt, fomol hoặc β propiolacton Ví dụ vacxin phòng bệnh ho gà, thương hàn, TABA, tả, dại, cúm, bại liệt

Vacxin chỉ chứa kháng nguyên tinh chế: loại vacxin này chỉ bao gồm thành phần kháng nguyên quan trọng về phương diện sinh miễn dịch của vi khuẩn hoặc virus, đã được tinh khiết và làm bất hoạt Ví dụ như vaxin chứa giải độc tố vi khuẩn có bản chất protein (vacxin uốn ván, vacxin bạch hầu), vacxin chứa thành phần polysaccharide của vi khuẩn (vacxin não mô cầu, vacxin phế cầu), vacxin chứa thành phần kháng nguyên virus (vacxin virus viêm gan B được điều chế từ HBsAg có trong huyết tương những người nhiễm kháng nguyên này)

Vacxin chết có ưu điểm không có nguy cơ gây nhiễm trùng nhưng có nhược điểm: giá thành thường cao, nguy cơ mẫn cảm, một lịch chủng ngừa nhiều lần và lặp lại

2 Vacxin sống giảm độc lực:

Loại vacxin này sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc giống vi sinh vật gây bệnh (về cấu trúc kháng nguyên và khả năng kích thích cơ thể gây đáp ứng miễn dịch), đã được làm giảm độc lực không còn khả năng gây bệnh Vacxin sống giảm độc lực tạo ra trong cơ thể một quá trình giống như quá trình nhiễm trùng

tự nhiên, kích thích cơ thể đáp ứng cả miễn dịch toàn thể và miễn dịch tại chỗ, cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào

Vacxin đậu mùa (vacxin đầu tiên trong lịch sử) là một virus động vật (đậu bò) có khả năng đem lại sự bảo

vệ chéo chống lại virus đậu màu mà nó rất gần gũi Phần lớn những vacxin sống hiện có là những vacxin virus như vacxin sốt vàng, vacxin bại liệt Sabin, vacxin sởi, vacxin Rubella, vacxin quai bị, vacxin thủy đậu Một số vacxin vi khuẩn sống thường được sử dụng là BCG phòng lao

Những vacxin này có ưu điểm là gây được miễn dịch ở mức độ cao và tồn tại một thời gian dài, thường chỉ tiêm chủng một lần và có thể dùng bằng đường uống, giá thành rẻ

Tuy nhiên cần lưu ý đặc biệt với loại vacxin này là tính an toàn của vacxin, phải đảm bảo không còn khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh rất nhẹ và chủng vi khuẩn hay virus vacxin phải có tính di truyền ổn định không đột biến trở lại độc lực ban đầu

Các vacxin sống giảm độc lực cho phép sử dụng ở người gồm có vacxin bại liệt (Sabin), vacxin sởi, vacxin quai bị, vacxin Rubella, vacxin thủy đậu, vacxin sốt vàng,…

3 Vacxin tái tổ hợp:

Một vacxin tái tổ hợp bao gồm các thành phần của virus được sản xuất bằng kĩ thuật tái tổ hợp AND Ví

dụ như vacxin viêm gan B tái tổ hợp AND được điều chế bằng công nghệ sinh học phân tử và công nghệ di truyền

Một loại vacxin tái tổ hợp khác gồm có chủng virus vacxinđã bị đột biến nghĩa là dùng kĩ thuật tái tổ hợp AND để gắn thêm vào vật liệu di truyền của virus vacxin một gen mã hóa cho thành phần miễn dichjcuar một virus gây bệnh nào đó Khi virus vacxin này phát triển trong cơ thể vật chủ, sản phẩm gen “ngoại lai” cũng được tạo thành và miễn dịch chống lại cả 2 loại virus trên đã được tạo ra Các vacxin tái tổ hợp loại này như vacxin chống virus viêm gan B và virus gây suy giảm miễn dịch đang được kiểm định và đánh giá về hiệu lực và sự an toàn

Trang 10

Câu 1.9: Trình bày nguyên tắc sử dụng vacxin

1 Phạm vi và tỷ lệ tiêm chủng:

Tùy theo tình hình dịch tễ, khác nhau giữa các nước, các khu vực

Tỉ lệ được tiêm chủng phải lớn hơn 80% đối tượng cảm nhiễm mới có khả năng phòng dịch, nếu dưới 50% dịch vẫn có thể sảy ra

2 Đối tượng tiêm chủng:

Đối tượng cần được tiêm chủng: những người có nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh đó mà chưa có miễn dịch Đặc biệt là trẻ em

Diện chống chỉ định: tùy thuộc từng loại vacxin, nói chung là những đối tượng sau:

- Những người đang bị sốt

- Những người đang trong tình trạng dị ứng

- Vacxin sống không được tiêm cho những người bị thiếu hụt miễn dịch, những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc mắc bệnh ác tính

- Vacxin sống không được tiêm chủng cho phụ nữ đang mang thai

3 Thời gian tiêm chủng:

Tùy từng loại vacxin và điều kiện cụ thể, tiêm chủng đón trước mùa dịch

Đối với vacxin loại nhiều mũi, khoảng cách giữa các mũi khoảng 1 tháng

Thời gian tiêm chủng nhắc lại tùy thuộc vào thời gian có hiệu lực của miễn dịch do vacxin đó tạo nên

4 Liều lượng, đường đưa vacxin vào cơ thể

Liều: tùy thuộc vào loại vacxin và đường tiêm

Đường đưa vacxin:

- Chủng: là phương pháp cổ nhất, hiện nay vẫn còn dùng với một số vacxin

- Tiêm: trong da, dưới da, bắp và không bao giờ tiêm tĩnh mạch

- Uống: một số vacxin phòng bệnh đường tiêu hóa

- Ngoài ra còn có thể dưa vào bằng khí dung, dưới lưỡi, trực tràng…

Cần theo dõi cẩn thận sau khi tiêm chủng

6 Bảo quản vacxin:

Cần được bảo quản tốt, đặc biệt là vacxin sống Điều kiện bảo quản là phải khô, tối và lạnh (tùy từng loại vacxin)

Trang 11

Câu 1.10: Trình bày nguyên tắc sử dụng huyết thanh miễn dịch

Đối tượng: thường chỉ dùng để điều trị cho những bệnh nhân đang nhiễm vi sinh vật hay nhiễm độc cấp tính, cần có ngay kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh Một số ít trường hợp, huyết thanh được sử dụng với mục đích dự phòng

Liều lượng: phụ thuộc vào tuổi, cân nặng, mức độ trầm trọng của bệnh Nguyên tắc chung là không nên dùng huyết thanh nhiều lần và khi dùng thì tổng liều phải tiêm hết trong một thời gian ngắn

Đường vào: thường là tiêm bắp, chỉ tiêm tĩnh mạch khi huyết thanh đã được tinh chế đạt tiêu chuẩn cao

Đề phòng phản ứng: ngay cả những huyết thanh đã được tinh chế vẫn có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm do cơ thể sản xuất kháng thể chống lại immunoglobulin ngoại lai, trong các huyết thanh chưa được tinh chế còn có nhiều thành phần kháng nguyên nữa phản ứng có thể xuất hiện sau 10-14 ngày nếu tiêm huyết thanh lần đầu hoặc xuất hiện nhanh nếu tiêm huyết thanh lần 2 Sự biểu hiện của phản ứng như mẩn ngứa, nổi ban, xanh tái, khó thở, tim đập nhanh; các biểu hiện viêm cơ tim, van tim, viêm thận, viêm khớp; nguy kịch nhất là sốt phản vệ có thể gây tử vong do trụy mạch

- Theo dõi bệnh nhân trong quá trình tiêm đề phòng phản ứng sảy ra, chuẩn bị đầy đủ điều kiện xử trí sốc phản vệ

Câu 1.11: Trình bày định nghĩa nhiễm trùng bệnh viện, nêu các biện pháp dự phòng và kiểm soát

nhiễm trùng bệnh viện

 Định nghĩa: Nhiễm trùng bệnh viện là những nhiễm trùng mắc phải trong thời gian người bệnh điều trị tại bệnh viện và nhiễm trùng này không hiện diện cũng như không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện Nhiễm trùng bệnh viện thường xuất hiện sau 48h kể từ khi người bệnh nhập viện

 Các biện pháp dự phòng và kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện:

Nguyên tắc:

- Nâng cao thể trạng và miễn dịch của bệnh nhân

- Loại trừ nguồn vi sinh vật thường gây nhiễm trùng bệnh viện

- Kiểm soát đường lây truyền của mầm bệnh

Các biện pháp dự phòng:

- Rửa tay: là biện pháp quan trọng nhất, ngăn ngừa lây lan vi sinh vật giữa các bệnh nhân qua tay các nhân viên y tế

Ngày đăng: 21/03/2016, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w