Chứng minh giải thích: “Khi đo mẫu phổ hồng ngoại không thể dùng máy 2 chùm tia chỉ dùng máy 1 chùm tia” là sai.Trong nhiệt độ bình thường ( nhiệt độ phòng) mẫu đo ở các trạng thái khí, lỏng hoặc rắn hay trong điều kiện nghiên cứu thì cần ghi phổ ở trạng thái nào. Dựa vào đó thì người ta sẽ chọn phương pháp chuẩn bị mẫu thích hợp.Do phương pháp ghi phổ thì phần máy hầu như không thay đổi trong suốt quá trình đo , ta phải dùng cuvét hoặc mẫu đo phù hợp. Ở mỗi mẫu đo ở các trạng thái khác nhau thì ta có các phương pháp đo riêng
Trang 11
Trang 2GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :
TỐNG THỊ THANH HƯƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1.NGUYỄN THỊ LAM 2.NGUYỄN THỊ TRINH 3.NGUYỄN HẢI YẾN
2
Trang 3Đề tài 6:
I
3
Trang 4I CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO MẪU PHỔ HỒNG NGOẠI
Trong nhiệt độ bình thường ( nhiệt độ phòng) mẫu đo ở các trạng thái khí, lỏng hoặc rắn hay trong điều kiện nghiên cứu thì cần ghi phổ ở trạng thái nào Dựa vào đó thì người ta sẽ chọn phương pháp chuẩn bị mẫu thích hợp.
Do phương pháp ghi phổ thì phần máy hầu như không thay đổi trong suốt quá trình
đo , ta phải dùng cuvét hoặc mẫu đo phù hợp
Ở mỗi mẫu đo ở các trạng thái khác nhau thì ta có các phương pháp đo riêng
4
Trang 6Cách tiến hành
Trước hết người ta hút sạch khí trong cuvét.
Sau đó bơm chất khí vào với áp suất nào đó (theo yêu cầu người ta có thể làm loãng chất khí bằng một chất khí trung hoà).
Phương pháp nghiên cứu
Tìm các vết khí trong hỗn hợp và để nghiên cứu các đám hấp thụ có hệ số tắt bé.
Hoặc nghiên cứu quang phổ của hơi các chất có áp suất nhỏ.
Cấu trúc cuvét sao cho chùm tia đi qua cuvét (tất nhiên truyền qua khí) nhiều lần.
Nếu lượng chất khí nghiên cứu ít, thì cần cuvét khí cực nhỏ
6
Trang 7Chất lỏng tinh khiết tuỳ vào mục đích ghi phổ mà người ta có thể dùng các loại cuvét thích hợp.
7
Trang 8Cách tiến hành
Cuvét có thể tháo rời:
Người ta nhỏ vài giọt chất lỏng giữa 2 cửa sổ và ép lại ,ta được màng mao quản
mỏng (còn gọi là màng mỏng hay phim).
Muốn nghiên cứu phổ của các lớp dung dịch dày hơn, người ta đặt giữa 2 cửa sổ
màng ngăn cách bằng giấy kim loại (nhôm) có độ dày từ 0,01-0,1mm(hoặc lớn hơn) , màng ngăn cách có lỗ hổng ở giữa để chứa chất lỏng.
Bằng cách thay màng ngăn cách có độ dày khác nhau mà người ta nhận được các
cuvét có độ dày mẫu phân tích khác nhau
8
Trang 9Cuvét cố định
Đặt màng ngăn cách và màng đóng kín của cửa sổ có các lỗ hở ở phía trên
Phía trên có một tấm giữ phẳng và được làm sạch , nó có thể được tráng lên một lớp axit axetic Sau đó nhúng vào một chén thuỷ ngân rồi lấy ra Khi lắp ghép cuvét đặt một màng chì không bị almalgan hoá ở bên dưới của sổ
Chất lỏng được rút vào cuvét qua lỗ hở trong phần ngăn cách bằng kim loại, ta dùng một ống tiêm để bơm chất lỏng
Sau khi ghi phổ , chất lỏng được lấy ra và cuvét
được rửa nhiều lần bằng các dung môi thích hợp
9
Trang 10 Video: nguyên lý làm việc
của máy đo quang phổ với
mẫu ở dạng lỏng.
10
Trang 112 Dung dịch
Cách tiến hành:
Hòa tan chất nghiên cứu vào dung môi thành dung dịch (DD) có nồng độ 1-5%
Cho DD và dung môi nguyên chất vào cuvet có bề dày 0,1-1mm
Phương pháp nghiên cứu:
Bằng việc so sánh 2 chùm tia đi qua DD và dung môi có thể loại bỏ vân hấp thu của dung môi
Dung môi không được phép hấp thu quá 65% bức xạ chiếu vào vì cường độ bức xạ còn lại
sẽ quá yếu
11
Trang 12Ảnh hưởng của dung môi trong phổ hồng ngoại:
Dung môi phải thỏa mãn yêu cầu sau:
- Không tác dụng lên cửa sổ làm cuvet
- Không phản ứng với chất nghiên cứu
- Cần trong suốt trong vùng sóng nhất định
- Phổ của dung môi không trùng lẫn với phổ của chất nghiên cứu
- Có độ tinh khiết cao không lẫn với tạp chất
Những dung môi thường được sử dụng gồm: CCl4 , CS2, CHCl3 , …
Ngoài ảnh hưởng của bản chất dung môi, cũng cần lưu ý đến bề dày của cuvet
12
Trang 13Ví dụ: Đo mẫu trộn với KBr
Nếu là chất lỏng tinh khiết thì dùng hai tấm KBr có độ dầy khoảng 0.1 mm Nhỏ một giọt chất lỏng vào giữa hai tấm KBr tạo thành lớp màng mỏng chất lỏng ép giữa hai tấm đó
Chuẩn bị tấm KBr:
Lấy khoảng 300-500 mg KBr tinh khiết cho vào cối nghiền mịn
Sau đó cho bột đã nghiền vào khuôn ép, san đều và đưa vào máy ép thuỷ lực
Nối khuôn mẫu với hệ thống hút chân không (chân không khoảng 1,3.10^-4 kPa) để trong 2 phút
Tăng áp suất máy ép lên khoảng 15 tấn và để yên trong khoảng 1 phút Sau đó nhả chân không
từ từ đến áp suất thường
Lấy tấm KBr ra khỏi khuôn mẫu cẩn thận và đưa vào giá đỡ (chú ý tránh đụng tay vào bề mặt tấm ép KBr)
13
Trang 14Chuẩn bị dung dịch mẫu:
Hòa tan chất nghiên cứu vào dung môi thích hợp với nồng độ 1-5 % Sau đó cho vào giữa hai tấm KBr thứ nhất
Cho dung môi vào giữa hai tấm KBr thứ hai giống hệt hai tấm thứ nhất về độ dày và vật liệu chế tạo
Nhờ so sánh hai chùm tia đi qua dung dịch và dung môi người ta có thể loại vạch hấp thụ của dung môi
Nồng độ chất ghi phổ IR của mẫu lỏng trong khoảng từ 10^-2 đến 1mol /l
14
Trang 15Cách tiến hành:
Nhỏ một giọt dung môi vào hai tấm KBr đã chuẩn bị sẵn, ép lại thành màng mỏng dung môi (thao tác thật nhanh để tránh hút ẩm)
Đưa tấm KBr đã có dung môi vào giá đỡ của máy
Đo phổ hồng ngoại của dung môi
Chờ đến khi máy quét hết các bước sóng khi đó kết thúc phép đo
Lấy hai tấm KBr ra khỏi giá đỡ
Nhỏ một giọt mẫu pha sẵn trong dung môi đã chuẩn bị trước vào haitấm KBr mới
Đo phổ hồng ngoại của mẫu với cùng một điều kiện như với dung môi Kết thúc phép đo
Đối với các chất chuẩn cũng lặp lại trình tự phép đo như trên
15
Trang 16Các mẫu dạng rắn ở nhiệt độ bình thường , có thể được chuẩn bị theo nhiều phương pháp khác nhau
Hoà tan mẫu nghiên cứu , hoặc làm nóng chảy (phương pháp này ít dùng ) đặc biệt thường dùng phương pháp mẫu ép hay viên ép kaliumbromid
Một phương pháp thích hợp khác là nghiền nhỏ vài miligam mẫu (vật rắn ) và trộn với vài giọt parafin y học (nuol)
16
Trang 17Viên ép kaliumbromid:
Mẫu phân tích được nghiền thật mịn với KBr với tỷ lệ khoảng 2-5 mg mẫu trong
300-500 mg KBr
Sau đó ép trên máy ép thành những viên tròn dẹt với chiều dày khoảng 0,1 mm
Viên dẹt thu được hầu như trong suốt và các chất phân tích được phân tán đồng đều
trong KBr
Cần chú ý là KBr có tính hút ẩm rất mạnh nên trong phổ thường xuất hiện vạch phổ hấp thụ của nuớc ở 3450 cm-1
17
Trang 18 Video: Đo mẫu quang
phổ ở trạng thái rắn
18
Trang 1919
Trang 201 Phương trình định luật Lambert – Beer: biểu hiện mối quan hệ giữa sự hấp thụ ánh
sáng và nồng độ chất:
log ( I0 / I1 )= Ɛ.C.d = Dλ
Trong đó : I0 là cường độ bức xạ trước khi đi qua mẫu
I1 là cường độ bức xạ sau khi đi qua mẫu
Ɛ là hệ số hấp thụ
C là nồng độ mẫu cần phân tích
d là chiều dày cuvet
20
Trang 21 Theo phương trình trên, ở một bước sóng xác định, sự hấp thụ ánh sáng tỷ lệ với nồng độ C và chiều dày cuvet d và bản chất của chất mẫu.
Như vậy, khi phân tích một chất, đo ở một bước sóng xác định với một cuvet có chiều dày d đã biết thì mật độ quang Dλ chỉ còn tỷ lệ với nồng độ C của mẫu chất
21
Trang 22Vì phương trình trên chỉ chính xác với dung dịch có nồng độ loãng nên phương pháp phân tích định lượng bằng phổ hồng ngoại chỉ áp dụng đo trong dung dịch, còn theo phương pháp ép mẫu rắn (ép KBr) thì chỉ phân tích bán định lượng.
2 Sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
22
Trang 23 Luận điểm : “khi đo phổ hồng ngoại không thể dùng máy 2
chùm tia mà chỉ dùng máy 1 chùm tia”
Bởi vì: tùy từng vào mẫu cần đo phổ hồng ngoại mà ta sẽ xác
định được là dùng máy 1 chùm tia hay máy 2 chùm tia.
lượng chất khí, trong khi máy quang phổ 2 chùm tia được sử
dụng với chất lỏng hay rắn
23
Trang 24 Phổ kế hồng ngoại một chùm tia dùng kính lọc là loại đơn giản dùng cho phân tích định lượng khí Trong máy có hệ thống quang học và một bơm để hút mẫu khí
Trang 25 Video: Nguyên lý hoạt
động của máy một chùm
tia.
25
Trang 26 Phổ kế hồng ngoại hai chùm tia tán sắc: Là loại phổ biến trước đây ,máy ghi phổ quét cả vùng từ 4000-200 cm-1 có nối với bộ tự ghi hay máy vi tính
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy mô tả như hình sau:
26
Trang 27 Nguồn phát (1) phát ra chùm tia hồng ngoại , chùm tia này được chia làm 2 phần , một phần đi qua mẫu (2) , một phần đi qua dung môi (2’)
Bộ phận đơn sắc sẽ tách từng tần số để đưa qua bộ phận phân tích detectơ (4)
Detectơ sẽ so sánh cường độ 2 chùm tia để cho ra những tín hiệu có cường độ tỷ lệ với phần bức xạ bị hấp thụ bởi mẫu
Máy tự ghi (6) sẽ nhận tín hiệu của detectơ dưới dạng những đường cong phụ thuộc vào % bực xạ truyền qua vào số sóng cm-1
27
Trang 28 Máy quang phổ 1 chùm tia phải đo 2 lần , 1 lần với mẫu chuẩn (chỉ chứa dung môi), 1 lần với mẫu cần đo ( chứa dung dịch cần phân tích) →I0 trong 2 lần đo phải không đổi →Kết quả phân tích không chính xác
28
Trang 29 Máy quang phổ 2 chùm tia thì ánh sáng tới được tách làm 2 chùm: 1 đi qua mẫu chuẩn và
1 đi qua mẫu cần đo Sau đó cùng đi vào máy thu để so sánh cường độ → chỉ phải đo 1 lần Kết quả phân tích chính xác và tính được ngay độ hấp thụ A
29
Trang 30Nội dung qua bài nắm được :
1. Các phương pháp đo mẫu phổ hồng ngoại và cách đo của từng phương pháp:
. Ở trạng thái khí
. Ở trạng thái lỏng
. Ở trạng thái rắn
2. Luận điểm của các phương pháp :dựa vào định luật Lambert-beer
3. Hiểu được nguyên tắc hoạt động của máy 1 chùm tia, máy 2 chùm tia và khi nào sử
dụng chúng
30