Tỉnh Ninh Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn, đặc biệt là có vùng núi đá vôi với các hang động xuyên thuỷ và hệ sinh thái độc đáo, đan xen với những tài nguyên du l
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 6
Tên đề tài:
“ Tìm hiểu hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh Ninh Bình”
Giáo viên giảng dạy: Ths Đặng Thị Hoa
Nhóm sinh viên thực hiện:
1 Nguyễn Thị Phước Hiền …….53 KTLN
2 Nguyễn Minh Cương ……… 53 KTLN
3 Phan Quốc Nhật ……… 53 KTLN
4 Đoàn Trung Kiên……….53 KTLN
5 Hà Nhất Hùng ……….53 KTLN
6 Hoàng Thanh Hùng …………53 KTLN
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam, trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước diến ra ngày càng sâu rộng đem lại nhiều thành tựu cho nền kinh tế Nền kinh tế đất nước phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao từng ngày, theo đó các nhu cầu về nhu cầu du lịch, giải trí, dịch vụ nghỉ ngơi ngày càng được tăng cao Do đó kinh doanh du lịch là một ngành có nhiều triển vọng
Kinh doanh du lịch là một ngành “ công nghiệp không có ống khói”, nó mang lại nguồn thu lớn cho GDP, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam ra với thế giới
Tỉnh Ninh Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn, đặc biệt là có vùng núi đá vôi với các hang động xuyên thuỷ và hệ sinh thái độc đáo, đan xen với những tài nguyên du lịch nhân văn, những di tích lịch
sử, văn hoá, tiêu biểu như Cố đô Hoa Lư được hình thành và lưu giữ hàng nghìn năm Trong những năm qua, du lịch tỉnh Ninh Bình đã có bước phát triển khá nhanh, dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, làm thay đổi hình ảnh tỉnh Ninh Bình trong mắt bạn bè trong nước và quốc tế
Tiểu luận đề cập tới tình hình kinh doanh du lịch của tỉnh Ninh Bình, phân tích tiềm năng, khái quát thực trạng của ngành du lịch của tỉnh từ đó nêu lên những bất cập và đề xuất một số giải pháp khắc phục Do sự hạn chế
về mặt kiến thức và thời gian nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong được sự đóng góp chỉ bảo của cô giáo
Trang 3PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ TIỀM NĂNG DU LỊCH TẠI TỈNH NINH BÌNH
1.1 Tiềm năng du lịch tại tỉnh Ninh Bình
1.1.1 Khái quát tiềm năng du lịch tỉnh Ninh Bình
1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên và 1 số địa danh du lịch nổi tiếng
Ninh Bình là cửa ngõ miền Bắc, là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế
đồng bằng Bắc bộ, có vị trí chiến lược quan trọng và tiềm năng phong phú
để phát triển du lịch như: điều kiện tự nhiên, giao thông, điều kiện lịch sử -văn hóa – tâm linh Ninh Bình là một trong 16 khu du lịch trọng điểm của toàn quốc Với khí hậu nhiệt đới, gió mùa, với nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,20C, có chế độ mưa được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa diễn
ra vào mùa hạ tập trung đến trên 85% lượng mưa trong năm, mùa khô lượng mưa thấp chiếm khoảng 15% với lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.800
mm Khí hậu và chế độ thủy văn tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế
xã hội, đặc biệt là cho phát triển du lịch
Cùng với Hạ Long là 2 đỉnh cạnh đáy của tam giác châu thổ sông Hồng, địa hình được các biến đổi địa chất theo thời gian và phù sa bồi đắp tạo cho Ninh Bình được ví như một "Hạ Long trên cạn" với vô số các hang động, đầm hồ, núi ngập nước có giá trị phát triển du lịch Ninh Bình hội tụ đầy đủ các yếu tố của một Việt Nam thu nhỏ: có rừng, núi, sông, biển với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu du lịch quốc gia Tỉnh Ninh Bình là một trong số rất hiếm các tỉnh trên cả nước hội tụ nhiều lợi thế trong phát triển du lịch với nguồn tài nguyên du lịch rất đặc sắc và đa dạng, nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng trong nước và quốc
tế như:
Khu Tam Cốc - Bích
Động-Tràng An - Cố đô Hoa Lư:
Đây là quần thể hang động và
các di tích lịch sử - văn hóa rất
phong phú, độc đáo Cụ thể là
khu du lịch sinh thái, Tràng An;
Khu cố đô Hoa Lư; Khu hang
động Tam Cốc - Bích Động;
tuyến Linh Cốc - Hải Nham và
Thạch Bích - Thung Nắng
Trang 4Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long: Đây là
khu du lịch
sinh thái có cảnh quan rất đặc thù không chỉ của Việt Nam mà còn
là của khu vực ASEAN Diện tích khu vực này khá rộng (3.710 ha) với nhiều loài sinh vật (547 loài thực vật và 39 loài động vật)
có những loài quý hiếm, đặc hữu của vùng đất ngập nước Ngoài
ra ở cũng có nhiều núi đá, hang động và đền, chùa
Vườn Quốc gia Cúc Phương:
Có diện tích thuộc Ninh Bình là 11.000 ha,
là khu rừng nguyên sinh nhiệt đới hiếm có ở Việt Nam với đặc điểm hệ sinh thái, sinh cảnh, cấu trúc rừng và tính đa dạng loài, gồm cả loài quý hiếm và loài đặc hữu (1.944 động thực vật) Việc phát hiện, khai thác nguồn nước khoáng tại khu vực này càng mở
ra tiềm năng lớn hơn trong phát triển du lịch
Khu Kênh Gà (Gia Viễn) và động Vân Trình (Nho Quan):
Nước suối Kênh Gà (nhiệt độ 53% và khoáng chất tốt) đã nổi tiếng ở miền Bắc nhờ khả năng chữa trị được một số loại bệnh, giúp phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng Động Vân Trình là
Trang 5một địa danh đẹp để cùng với hệ thống các hang động khác tạo nên sự độc đáo thu hút khách du lịch
Thung Nắng :một địa danh du
lịch thuộc thôn Đam Khê, xã
Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình Đây là một quần thể
di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh đẹp - hoang sơ, hội tụ
nhiều yếu tố tài nguyên du lịch
như: du lịch tâm linh, du lịch
sinh thái và du lịch leo núi
Mỗi ngày khu du lịch Thung
Nắng đón hàng trăm khách Hệ
động vật sinh thái ở đây vẫn
giữ được nét hoang sơ như thủa
ban đầu hình thành nên vùng đất này - đó chính là điều đặc biệt hấp dẫn khách du lịch
Đan viện Châu Sơn: Trên con
đường lớn vào rừng quốc gia
Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình,
xuôi theo dòng sông Nho Quan
không chỉ có khu bảo tồn thiên
nhiên đầm Vân Long thu hút
đông du khách nước ngoài với
“tour’ du lịch xe trâu, mà còn
có một công trình kiến trúc độc
đáo được dựng nên hoàn toàn
bằng bàn tay của những người
tu hành - đó là Tòa Thánh
đường Đan viện Châu Sơn
Chùa Bái Đính Khu văn hóa
tâm linh núi chùa Bái Đính là
một quần thể chùa nằm trên
núi Bái Đính ở xã Gia
Sinh, Gia Viễn,Ninh Bình Nơi
đây không chỉ đơn thuần là một
khu chùa thờ Phật tổ, thờThần
núi và Chúa Thượng Ngàn mà
còn gắn với lễ tế cờ khi
Trang 6vua Quang Trung ra Thăng Long đại phá quân Thanh.Chùa Bái Đính cổ
được phát hiện bởi đức thánh Nguyễn Minh Không, ông là người đã biến các hang động thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông
Đền Vua Lê Đại Hành : Cách
đền vua Đinh Tiên Hoàng về
phía Bắc 300m là đền thờ vua Lê
Đại Hành, cũng xây dựng trên
nền cung điện xưa của kinh
đô Hoa Lư Đền ở làng Trường
Yên Hạ nên gọi là đền Hạ Đền
lấy núi Đèn làm án Kiến trúc của
đền cũng xây dựng theo kiểu
"nội công ngoại quốc", có thêm
Từ Vũ, không có ngưỡng cửa đá
và những tảng đá cổ bồng tôn
cao
Đền Vua Đinh Tiên Hoàng:
Đền quay hướng Tây toạ lạc trên
một khu đất rộng, thuộc thôn
Vân Bòng, xã Gia Phương,
huyện Gia Viễn Đền có 3 toà,
kiến trúc theo kiểu "tiền nhất,
hậu đinh liền nhau" Tiền Đường
5 gian, kiến trúc theo kiểu đình
làng
Khu quần thể nhà thờ Phát
Diệm: Tính độc đáo thể hiện
trong kiến trúc
và xây dựng ở sự pha trộn hợp lý
giữa kiến trúc Gotic và kiến trúc
Á đông với chất liệu chủ yếu
bằng đá xanh, tạo nên vẻ đẹp độc
đáo hấp dẫn du khách trong
nước, quốc tế đến tham quan
………….
Trang 71.1.1.2 Kinh tế - xã hội
- An ninh chính trị ổn định
- Quy mô dân số trên 90 vạn người, nguồn lao động khá dồi dào ( chiếm
51,2% dân số cả tỉnh) Trong thời gian gần đây, nguồn lao động đang ngày một gia tăng, chất lượng lao động đang từng bước được cải thiện đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch
Ngành du lịch Ninh Bình đang ngày một hoàn thiện, tỉnh đã và đang tập trung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch
để khai thác hiệu quả thế mạnh, tiềm năng của tỉnh
Biểu 1: Kết cấu trình độ nguồn nhân lực trong các đơn vị kinh doanh du lịch tỉnh Ninh Bình:
ĐVT: Người
100 157 107 395
138 220 120 320
145 335 140 296
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
năm
Kết cấu nguồn nhân lực trong các đơn vị kinh
doanh du lịch tỉnh Ninh Bình
Qua lớp đào tạo ngắn hạn
Trình độ sơ cấp Trình độ ĐH, CĐ Trình độ ĐH, CĐ
Trang 8-Cơ sở hạ tầng vật chất đang được đầu tư xây dựng phục vụ cho ngành du lịch như: Dự án nâng cấp đường tỉnh 477B kết nối với Tam Chúc, Ba Sao
và Đại lộ Thăng Long thành Quốc lộ với mức đầu tư là 1.308.660 triệu đồng, Dự án nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 10 với mức đầu tư là 1.680.828 triệu đồng Dự án đang được triển khai và khởi công – hoàn thành từ năm 2011 – 2015 Trong thời gian tới, tỉnh triển khai đầu tư xây dựng sân bay du lịch với dự kiến thời gian khởi công – hoàn thành từ 2015 – 2020 với mức đầu tư là 2.000.000 triệu đồng
1.1.2 Phân tích tiềm năng du lịch tỉnh Ninh Bình theo mô hình SWOT
Ninh Bình có nhiều tiềm năng về tự nhiên, giao thông, thắng cảnh,…là một trong 16 khu du lịch trọng điểm của toàn quốc Mỗi khu du lịch đều có những điểm mạnh, lợi thế và những cơ hội riêng Tuy nhiên bên cạnh đó luôn còn tồn tại những hạn chế và những thách thức mà ngành du lịch của tỉnh phải vượt qua
Mô hình SWOT phân tích tiềm năng du lịch tỉnh Ninh Bình
Điểm mạnh:
- Tình hình chính trị ổn định
- Vị trí địa lí thuận lợi, là tỉnh nằm
trong vùng kinh tế Đồng bằng
Bắc bộ có vị trí chiến lược quan
trọng, tiềm năng phong phú để
phát triển du lịch
- Sản phẩm du lịch đa dạng ( du
lịch sinh thái, văn hóa phi vật thể,
)
- Người dân địa phương than thiện,
chất phác, nguồn lao động dồi
dào
Điểm yếu
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém: hạ tầng phục vu cho du khách lưu trú còn thiếu
- Hoạt động quảng cáo, xúc tiến du lịch thiếu tính chuyên nghiệp, đầu
tư chưa cao
- Chưa khai thác đúng mức sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ du lịch
- Năng lực cạnh tranh kém, quản lí thông tin môi trường chưa cao
- Nhân lực lành nghề còn thiếu
Cơ hội:
- Nền kinh tế quốc gia hội nhập
toàn cầu
- Nhu cầu du lịch sinh thái ngày
càng cao
- Tình hình an ninh xã hội ở các
nước có du lịch phát triển mạnh
có nhiều biến động phức tạp Ví
dụ như Tình hình chính trị ở Thái
Thách thức
- Khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu
- Lượng khách đã đến Việt Nam
và quay lại không nhiều
- Ô nhiễm môi trường ngày càng cao, các loại dịch bệnh diễn biến bất thường
- Thiếu sự quan tâm đúng mức của
Trang 9Lan, khủng bố ở Ấn độ,
Indonesia,…
- Việt Nam được các tổ chức du
lịch có uy tín đánh gía là một
trong những điểm đến lí tưởng
các cơ quan có liên quan đến ngành ( luật du lịch còn nhiều bất cập)
Với những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức thể hiện trên mô hình phân tích SWOT hình, ngành du lịch tỉnh Ninh Bình phải có những biện pháp để giải quyết các vấn đề và khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh thể hiện ở mô hình dưới đây:
Điểm mạnh – Cơ hội:
- Ninh Bình cần nâng cao chất
lượng dịch vụ để phục vụ du lịch
nhằm thu hút khách quốc tế
- Định hướng khai thác các điểm
du lịch hấp dẫn của tỉnh và đa
dạng hóa sản phẩm du lịch
- Phát triển du lịch có định hướng
chiến lược
Điểm yếu – cơ hội
- Phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh hoạt động marketing, phát triển hoạt động du lịch theo tour
- Cần tạo dựng thương hiệu riêng, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh
- Đầu tư vào các sản phẩm du lịch trọng tâm
- Xây dựng chiến lược quản lí thông tin môi trường
- Xây dựng hình ảnh Ninh Bình tốt hơn nữa trong mắt du khách
Điểm mạnh – Thách thức
- Tăng cường quảng cáo, khuyến
mại du lịch
- Xây dựng chiến lược quản quản lí
chất lượng sản phẩm du lịch đạt
tiêu chuẩn quốc tế
- Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ
giữa phát triển du lịch với văn
hóa truyền thống
- Xây dựng chiến lược kích thích
chi tiêu cho du lịch
Điểm yếu – Thách thức
- Đẩy mạnh cải thiện môi trường du lịch
- Khôi phục làng nghề, lễ hội truyền thống để tạo sự hấp dẫn cho sản phẩm du lịch
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
về quản lí, kĩ năng nghề, giám sát
để ngành du lịch có thể đáp ứng chất lượng phục vụ du lịch theo nhu cầu của du khách
- Liên kết với các hang du lịch nổi tiếng, kết hợp du lịch sinh thái hỗn hợp
- Cải thiện công tác đảm bảo an toàn cho du khách
Trang 10PHẦN 2 TÌNH HÌNH KINH DOANH DU LỊCH TẠI TỈNH NINH BÌNH 2.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
2.1.1 Quan điểm
- Xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp Phát triển du lịch là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của mỗi người dân
- Phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát triển
- Coi trọng tính hiệu quả, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực lưu trú, vui chơi giải trí, làng nghề, mua sắm, ẩm thực…nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách để tăng thu nhập từ du lịch
- Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về du lịch; gắn phát triển du lịch với giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo
2.2.2 Mục tiêu
- Huy động các nguồn lực, tập trung khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, xây dựng Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm
du lịch trọng điểm của cả nước
- Phấn đấu đến năm 2015 đón 3.000.000 lượt khách du lịch trở lên, trong đó
có 1.000.000 lượt khách quốc tế; thu hút 900.000-1.000.000 trở lên khách lưu trú tại Ninh Bình, trong đó có 350.000-400.000 khách quốc tế Từ năm
2015 trở đi, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 10%/năm
- Phát triển các làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê để phát triển loại hình du lịch ở nhà dân (Homestay)
- Hoàn chỉnh đầu tư xây dựng và phương thức quản lý các khu du lịch lớn
Từ nay đến năm 2015 tập trung hoàn chỉnh khu Tràng An, chùa Bái Đính,
Cố đô Hoa Lư và sông Sào Khê, Kênh Gà-Vân Trình, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, sân golf, khu du lịch hồ Đồng Thái, Tam Cốc-Bích Động, Thung Nắng, Hang Bụt…
- Đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động: đến năm 2015, lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 8.000-10.000 người (năm 2009 là 1.000), lao động gián tiếp là 20.000 người (năm 2009 là 5.350)
- Thu nhập từ du lịch đến năm 2015 đạt 1.500 tỷ đồng, các năm tiếp theo tăng trưởng bình quân 15%/năm Thu nhập từ du lịch năm 2020 trở đi chiếm trên 10% GDP toàn tỉnh
Trang 112.2 Tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh Ninh Bình
2.2.1 Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009 - 2011
Theo số liệu thống kê các năm gần đây lượng khách du lịch đến với Ninh
Bình ngày một gia tăng, kết quả kinh doanh luôn tăng trưởng Từ những định hướng đúng đắn, các chỉ tiêu phát triển kinh tế du lịch đã dần từng bước đạt kết quả
1 Bảng thống kê lượng khách du lịch đến Ninh Bình từ năm 2009 – 2011
Đơn vị tính: lượt
Năm Tổng khách du lịch Du khách quốc tế
1.1 Biểu đồ thể hiện số lượng khách du lịch đến Ninh Bình từ năm 2009 – 2011
2,390,000
3,375,261 3,600,000
602,000 700,006
868,000
0
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
2,500,000
3,000,000
3,500,000
4,000,000
tổng KDL
DK quốc tế
2 Bảng thống kê tình hình doanh thu ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
Đơn vị tính: tỷ đồng