đây là hệ thống câu hỏi đc giáo viên đặt ra cho học sinh trong bài này, nó đc thực hiên đầy đủ và chi tiết. đây là hệ thống câu hỏi đc giáo viên đặt ra cho học sinh trong bài này, nó đc thực hiên đầy đủ và chi tiết.đây là hệ thống câu hỏi đc giáo viên đặt ra cho học sinh trong bài này, nó đc thực hiên đầy đủ và chi tiết
Trang 1SỰ HÓA HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ
1 Sự hoá hơi
GV: sự hóa hơi là gì?
HS: lỏng sang hơi
GV:Sự hóa hơi xãy ra dưới những hình thức nào?
HS: Bay hơi và sôi
a) Sư bay hơi của chất lỏng
GV: mọi CL đều có thể bay hơi
VD nhỏ một ít nước trên bàn, một lúc sau ta thấy nước bay hơi mất,toàn bộ nước đã bay hơi cùng lúc hay bay hơi từ từ?
GV: quá trình nước bay hơi xãy ra ntn?
HS: các ptu ở bề mặt chất lỏng tham gia chuyển động nhiệt, trong đó cao nhưng pt chuyển động ra ngoài khối lỏng,một số trong đó có động năng đủ lớn thắng đc lực tương tác giữa các phân tử CL với nhau thì chúng có thể thoát ra ngoài khối lỏng
GV: sự bay hơi xãy ra ở đâu trong khối lỏng?
HS: sư bay hơi chỉ xãy ra ở măt thoáng khối lỏng
GV: theo em tốc độ bay hơi của khối lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HS: tốc độ bay hơi phụ thuộc vào: nhiệt độ, gió thổitrên mặt thoáng,diện tích mặt thoáng
b) nhiệt hóa hơi
Gv: giả sử ta có một khối lượng 1kg nước ,để chuyển 1kg nước thành hơi thì cần phải cc cho hệ một nhiệt lượng, nhiệt lượng này là nhiệt hóa hơi riêng Vậy nhiệt hóa hơi riêng là gì?
HS: Nhiệt HH riêng là nhiệt lượng cần truyền cho 1đv khối lượng CL để nó chuyển thành hơi ở một nhiệt độ xác định
Gv: nhiệt hóa hơi riêng kí hiệu là L
Vậy nếu cần chuyển thàh hơi một khối lượng m CL thì cần nhiệt lượng bao nhiêu?
HS: nhiệt lượng mà một khối lượng m CL nhận để hóa hơi: Q=Lm
Nhiệt hóa hơi riêng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
VD:………
L phụ thuộc vào bản chất của CL và nhiệt độ mà ở đó khối lỏng bay hơi
GV: nhiệt hóa hơi phần lớn dùng vaò những việc nào?
HS: Nhiệt hóa hơi phần lớn được dùng vào việc phá vỡ liên kết giữa các pt chất lỏng để chuyển thành hơi
và phần còn lại chuyển sang công thắng lực áp suất ngoài do tăng thể tích khi chuyển thể
2 sự ngưng tụ
Sự ngưng tu là gì?
Khí(hơi) sang lỏng
a Thí nghiệm về sự ngưng tụ
Cho một khối lượng m khí CO2 ở một nhiệt độ xác định được đựng trong một xilanh kín, cho biết làm thế nào để hóa lỏng khí CO2 ?
HS : Nén đẳng nhiệt khí ( giữ khí ở nhiệt độ không đổi), khi thể tích giảm thì p tăng lên theo gần đúng ĐL Booilo Khi thể tích hơi giảm đến giá trị Vh thì áp suất là ph còn nhiệt độ vân là t Nếu ta tiếp tục nén thì V hơi giảm nhưng áp suất hơi không tăng, và hơi bắt đầu hóa lỏng.Khi đấy hơi đươc gọi là hơi bão hòa và áp suất của nó gọi là p hơi bão hòa, kí hiệu pbh chính là áp suất ph nói trên
GV : quá trình hơi ngưng tụ vừa đẳng nhiệt vừa đẳng áp, làm Btap em có thể sử dụng pt Claperon
GV : trong quá trình ngưng tụ để chuyển thể hơi nhận hay tỏa nhiệt ?
HS : hơi tỏa nhiệt hóa hơi
GV : sau khi hóa lỏng hoàn toàn nếu tiếp tục nén thì p chất lỏng tăng nhanh, còn nhiệt độ vẫn là t
GV : khi quá trình ngưng tu xãy ra trong xilanh luôn tồn tại hai trạng thái lỏng hoi cạnh nhau, Hoi CO2 lúc
đó gọi là hơi bão hòa, hơi bão hòa là gi ?
HS : hơi bão hòa là hơi ở TT cân bằng động với chất lỏng của nó
GV : hơi BH tồn tại trong không gian kín
GV : trạng thái cân bằng động là gì ?
HS : khi bay hơi có nhưng phân tử thoát ra khỏi khối lỏng tạo thành hơi của chất ấy nằm kề bên trên mặt thoáng khối lỏng Những ptu hơi cũng chuyển động hỗn loạn và có một số phân tử có thể bay trở vào khối lỏng.Vậy qua mặt thoáng khối lỏng luôn có hai qt ngược nhau : quá trình phân tử bay ra( hóa hơi) và qt ptu
bay vào(ngưng tụ) Khi số ptu bay ra bằng số phân tử bay vào thì ta có sự cân bằng động.
b Áp suất hơi bão hòa và hơi khô
Trang 2GV : đkiện để có hơi bão hòa là hơi nằm cân bằng động bên trên khối lỏng và hơi bi giam trong không gian kín
GV : ta đã biết về khái niêm hơi bão hòa, vậy áp suất hơi bão hòa là gì ?
HS :Áp suất hơi bão hòa của môt chất là áp suất của hơi ấy khi nằm cb động bên trên khối lỏng
Gv : hơi ở áp suất thấp hơn hơi bão hòa có cùng nhiệt độ là hơi khô
GV :theo em áp suất hơi bão hòa có phụ thuộc vào thể tích hơi hay ko ?
HS : ko, vì theo TN trên, ở nhiệt độ không đổi nếu ta tăng hay giảm thể tích hơi bão hòa nằm CB động trên mặt khối lỏng thì sẽ xãy ra sự hóa hơi hay ngưng tụ giữa hơi và khối lỏng làm p hơi luôn bằng p hơi bão hòa
Gv : thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau về nén hơi ngưng tụ người ta thu đc những định luật quan trọng : Quan sát bảng 1( cột 1,2) tr 273cho biết áp suất hơi nước bão hòa có phụ thuộc vào nhiệt độ ? phụ thuộc ntn ?
HS : với cùng một chất lỏng pbh phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ tăng thì pbh tăng
GV : quan sát bảng 2 tr 274, áp suất hơi bão hòa của một số chất ở nhiệt độ 200 C, em rút ra dc kl gì ?
HS : ở cùng một nhiệt độ pbh của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.
c Nhiệt độ tới hạn
VD : thử hóa lỏng khí CO2 bằng cách nén, ta thấy chỉ khi nén khí CO2 ở nhiệt độ dưới nhiệt độ 31,1 0C thì mới hóa lỏng được, còn nén trên nhiệt độ đó thì không thể hóa lỏng dù nén mạnh bao nhiêu đi nữa, người ta gọi nhiệt độ 31,10C là nhiệt độ tới hạn tk của khí CO2 Vậy nhiệt độ tới hạn là gì ?
HS : ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tới hạn của mỗi chất thì chất đó chỉ tồn tại ở thế khí và không thể hóa lỏng khí đó bằng cách nén.
GV :tai sao khog thể hóa lỏng khí H2 , N2 , O2 bằng cách nén ?
HS : vì nhiệt độ phog luôn cao hơn nhiệt độ tới hạn của chúng
3 Sự sôi
Sự hóa hơi của CL còn xảy ra dưới dạng đặc biệt là sự sôi
Đun nước trong bình thủy tinh,theo dõi quá trình nước nóng lên ta thấy đun đến một lúc nào đó thì lúc đầu
ở đáy bình xuất hiện các bọt Các bọt này có thể tách khỏi đáy bình đi lên mặt nước , vỡ ra và tỏa hơi nước
ra ngoài không khí, lúc đó ta bảo nước sôi
GV : Sự sôi khác sự bay hơi ở điểm nào ?
HS : sự bay hơi chỉ xãy ra ở mặt thoáng, còn sự sôi là quá trình hóa hơi không chỉ xãy ra ở mặt thoáng
mà còn trong lòng khối lỏng
Gv : nghiên cứu sự sôi của các chất lỏng người ta tìm đươc các đluât sau đây : Dưới áp suất ngoài xác định CL sôi ở nhiệt độ mà ở đó áp suất hơi bão hòa của chất bằng áp suất ngoài tác dụng lên mặt
thoáng CL
VD1 : Nước sôi ở nhiệt độ 1000C vì nhiệt độ đó áp suất hơi bão hòa nc bằng áp suất khí quyển 1atm
VD2 : nươc đun trong nồi áp suất , nếu áp suất trong nồi tăng lên 4atm thì nhiệt độ sôi của nước cũng tăng lên 1430C
VD3 : những người leo núi cho biết không thể luộc trứng trên núi cao, mặc dù nước vẫn sôi sùng sục trong nồi
Núi cao ,p thấp,nhiệt độ sôi thấp dưới 1000C, nên trứng không thể chín đc
VD4 : đun sôi ít nước trong bình thủy tinh kín, sôi ngừng đun, lúc sau đổ một ít nước lạnh lên thành
bình,thấy nước sôi thêm lần nữa mà ko cần đun ???
Đổ nước lạnh lên thành bình khiến p trong bình giảm, nhiệt độ sôi giảm,nên nước lại sôi
GV : theo em trong quá trình sôi nhiệt độ của nước như thể nào ?
HS : trong quá trình sôi nhiệt độ của khối lỏng không đổi
GV : trong quá trình sôi CL thu nhiệt hay tỏa nhiệt ?
HS : trong quá trình sôi CL thu nhiệt hóa hơi, khi đó nhiệt lượng cc cho khối lỏng chuyển hết thành nhiệt hóa hơi nên không làm tăng nhiệt độ của khối lỏng
4 Độ ẩm không khí
a) Độ ẩm tuyệt đối
Độ ẩm tuyệt đối của không khí (a) là đại lượng có giá trị bằng khối lượng hơi nước tính tra gam chứa trong 1m3 không khí
Độ ẩm tuyệt đối (a) =Khối lượng hơi nước m(g)/1m 3 không khí
b) độ ẩm cực đại
Độ ẩm cực đại của không khí ở một nhiệt độ nào đó là đại lượng xác định bằng khối lượng hơi nước tính ra gam của hơi nước bão hòa chứa trong 1m3 không khí ở nhiệt độ ấy
Trang 3Độ ẩm tuyệt đôi(A) ở t 0 C= khối lượng hơi nước bão hòa ở t 0 C/1m 3 không khí
Gv : xem bảng 1 cho biết độ ẩm cưc đại của hơi nước ở 250C ??
VD : ở nhiệt độ 250C áp suất hơi bão hòa là 23,8mmHg, khi đó 1m3 hơi nước có khối lượng là 23g (Bảng 1) Vậy ở nhiệt độ 250C độ ẩm cực đại của không khí là 23g/m3
c) Độ ẩm tỉ đối
Khong khí càng ẩm nếu hơi nước chứa trong đó càng gần trạng thái bão hòa
Đô ẩm tỉ đối(f) =a/A (tính ra%)
a,A lấy cùng một nhiệt độ
d) điểm sương
Nếu không khí ẩm bị lạnh đi, thì đến một nhiệt độ nào đó hơi nước trong không khí trở thành bão hòa.Nếu lạnh xuống dưới nhiệt độ ấy thì hơi nước động lại thành sương
Nhiệt độ mà ở đó không khí trong hơi nước trở thành bão hòa goi là điểm sương
Sáng sớm thường có sương?, nhưng vào những ngày trời nóng nực hôm sau lại nhiều sương hơn?Vào những đêm trời đầy mây thì hôm sau có sương ko?
Ban đêm do ko có mặt trời ,nên nhiệt độ xuống thấp, và khi đó hơi nước sẽ đọng lại thành sương( hơi bị ngưng tụ do gặp lạnh hoặc do nén đẳng nhiệt) Ngày nắng nóng, hơi nước từ sông hồ bay lên nhiều, độ ẩm tuyệt đối tăng lên, đêm nhiệt độ xuống thâp, và độ ẩm cao, nhiều hơi nước động lại thành sương Đêm nhiều mây, các đám mây ngăn cản bức xạ nhiệt của mặt đất nên nhiệt độ của mặt đất giảm đi không đáng kể, nên quá trình ngưng tụ khó thực hiện hơn, ít sương hơn
Mùa thu mây thấp hơn mùa hè?
Mùa thu, nhiêt độ thấp,hơi nước ngưng tụ gần mặt đất hơn so với mùa hè
đ)Vai trò của độ ẩm