1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Làm mới thương hiệu mì colusa – miliket

14 968 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 94,5 KB

Nội dung

Tuy là người dẫn đầu thị trường về sản phẩm mì ăn liền nhưng Colusa – Miliket hiện lại đang âm thầm tồn tại. Công ty sử dụng cách thức trực tiếp đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng và các cách truyền thông qua hội chợ là phần nhiều. Hệ thống phân phối của sản phẩm Colusa – Miliket còn yếu và cần phải trải rộng trên khắp các thị trường, để truyền tải cảm hứng ‘truyền thống’ trong ẩm thực Việt cũng như tăng các điểm tiếp xúc với thương hiệu.

Trang 1

Làm mới thương hiệu mì Colusa – Miliket

Lời mở đầu

Trong khoảng 10 năm trở lại đây Nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển đạt được những thành tựu quan trọng đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước Các doanh nghiệp đã thành công trong việc mở rộng và đưa các sản phẩm như gạo, cà phê, thủy sản …phát triển mạnh vào Châu Âu.Họ đã thấy được tầm quan trọng của thương hiệu như một công cụ cạnh tranh để phát triển tuy nhiên tại một cuộc điều tra gần đây trên thị trường Việt Nam có hơn 90% các doanh nghiệp chưa có các bộ phận chuyên trách về xây dựng và quảng bá thương hiệu, số vốn họ đầu tư chưa đến 5% Nguyên nhân không phải là các doanh nghiệp thiếu tiền để đầu tư mà là

do họ chưa có quyết tâm và nhận thức để phát triển thương hiệu Một ví dụ điển hình đó là mì gói Miliket được ưa chuộng nay đã bị lỗi thời và kém phát triển Miliket là thương hiệu mì ăn liền quen thuộc với nhiều người Việt Nam từ thời bao cấp Hiện nay mì Miliket càng ngày càng bị lép vế trên thị trường Nhóm xin được

đi sâu phân tích về sản phẩm, điểm mạnh điểm yếu về chính sách và đề xuất các giải pháp giúp Miliket dần lấy lại vị thế trên thị trường đồng thời khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc tập trung phát triển xây dựng thương hiệu trong một công ty kinh doanh

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM COLUSA – MILIKET VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY 1.1 Giới thiệu về công ty.

Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa – Miliket tiền thân là Xí nghiệp Lương Thực Thực Phẩm Colusa và Xí Nghiệp Lương Thực Thực Phẩm Miliket được Tổng Công Ty lương thực Miền Nam quyết định hợp nhất năm 2004

và được Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn quyết định cổ phần hóa năm 2006

Được thành lập từ trước năm 1975, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhãn hiệu mì ăn liền Colusa – Miliket tiếp tục được người tiêu dùng ưa thích, với

Trang 2

gói mì giấy kraft và hình ảnh hai con tôm Từ sự ưa thích đó mì ăn liền đã được người tiêu dùng thường gọi là Mì Tôm… Do đó, nói đến mì tôm là nhớ đến mì có hình ảnh hai con tôm của hãng mì Colusa – Miliket

Hiện nay, Colusa – Miliket đã cung ứng cho thị trường người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực mì ăn liền, bao gồm nhiều mẫu mã, hương

vị khác nhau mang đặc trưng của người Á Đông như: Gà, Tôm Cua, Heo, Bò, Vịt, Thập cẩm, Chay nấm, Tôm chua cay…

Bên cạnh sản phẩm mì ăn liền truyền thống, sản phẩm Colusa – Miliket ngày càng trở nên phong phú hơn với các mặt hàng thực phẩm chế biến khác như: Miến , Bún, Phở, Hủ tiếu, cháo ăn liền… và các mặt hàng gia vị như: Nước tương, tương ớt, bột canh, nước chấm thực vật,… Đặc biệt các loại sản phẩm này được sản xuất với nhiều hương vị khác nhau, đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu về khẩu vị thị hiếu, tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng hiện tại và tiềm năng trong tương lai

Xác định chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu, từ năm 2001 công ty đã xây dựng hoàn thiện tiêu chuẩn và thực hiện làm việc theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 do tổ chức BVQI (Tên gọi hiện nay la BVC) của Anh Quốc chứng nhận

Ngoài ra, sản phẩm Colusa – Miliket cũng đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Úc, Mỹ, Đức, Nga, Ba Lan, Cộng hòa Czech, Lào, Campuchia, Samoa, vv

Thương hiệu sản phẩm Colusa – Miliket đã được tặng thưởng nhiều huy chương vàng tại các kỳ hội chợ, triển lãm, liên tục nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao Hai năm liền 2006 – 2007, thương hiệu Colusa – Miliket nằm trong danh sách 100 Thương Hiệu Mạnh – 100 Thương hiệu dẫn đầu, đạt danh hiệu thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do nhà cung cấp thông tin chính thức AC Nieisen Việt Nam và Phòng Thương Mại & Công Nghiệp Việt Nam chứng nhận

1.2 Thương hiệu trong bối cảnh hiện tại.

Trang 3

Theo thống kê của hiệp hội Mì ăn liền thế giới, hiện tại Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất nhưng sản lượng chủ yếu tập trung vào các công ty lớn như Vina Acecook, Asia Foods và Masan Theo thống kê của Euromonitor International dựa trên doanh số bán lẻ năm 2010, Acecook Việt Nam dẫn đầu ngành mì ăn liền với 44,8% thị phần, Asia Foods đứng thứ 2 với 14,4%, tiếp theo

là Vifon (12,2%), Masan Consumer (9,2%), cuối cùng là Colusa Miliket (5,1%)

(Đồ thị đã được ẩn)

Qua đồ thị ta thấy công ty vẫn duy trì ổn định việc kinh doanh từ 2008-2011 nhưng lại chững lại ở năm 2012 Trong năm 2102 tổng các sản lượng mì gói mà công ty này đưa ra thị trường là 17.484 tấn, với tổng doanh thu 540 tỷ đồng chiếm gần 5% thị trường

Về mặt truyền thông, có thể thấy hàng loạt các chiến dịch quảng cáo của Vin Acecook, Asia Foods và Masan nhưng hiếm khi thấy hình ảnh của Miliket xuất hiện

Colusa-Milliket luôn giữ mức giá thấp hơn so với sản phẩm của các doanh nghiệp khác Hiện một gói mì bao giấy Kraff của công ty có giá khoảng 2.900 đồng/ gói 80gr Nhờ việc tiết kiệm chi phí sản xuất và quảng cáo nên giá bán của Miliket gần như thấp nhất trên thị trường Để giữ thị phần, Miliket cũng chấp nhận một tỷ suất lợi nhuận rất thấp Năm 2012, lợi nhuận công ty chỉ đạt 31,2 tỷ đồng trên tổng doanh thu 540 tỷ đồng

1.3 Nguyên nhân thương hiệu mỳ Miliket tụt hạng.

Miliket có khả năng nhận diện thương hiệu rất tốt khi có nhiều người Việt Nam

đã làm quen với nhãn hiệu từ thời bao cấp Miliket thường là lựa chọn số 1 của nhiều người Người ta thích ăn Miliket không chỉ vì hương vị ngon mà bởi vì nó gắn với những kỷ niệm về những năm tháng khó khăn thời bao cấp đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam Vì vậy, những người yêu thích sản phẩm mì này nhất thường là những người có độ tuổi trung niên hay cao tuổi

Hiện nay, nhiều ý kiến của các nhà phân tích cho rằng Công ty Colusa – Miliket với thương hiệu mì ăn liền Miliket đang ngày càng bị lép vế trên thị trường mì ăn

Trang 4

liền cạnh tranh khốc liệt do mẫu mã sản phẩm bị lỗi mốt, ít dòng sản phẩm và không quảng cáo rầm rộ

Từng là thương hiệu được xem là “độc quyền” trên thị trường vào những năm thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước, nhưng từ khi thị trường này có nhiều thương hiệu trong và ngoài nước tham gia, không ít người tiêu dùng, vốn gắn bó với hình ảnh, hương vị của gói mì có hai con tôm của Colusa ngờ rằng: Colusa – Miliket đã

bị triệt tiêu? Điều nghi ngờ của khách hàng không phải vô lý Trong khi trên thị trường mì tôm đã hình thành cuộc chiến khủng khiếp bằng những câu chữ tiếp thị hình ảnh với công chúng, Colusa – Miliket lại bình thản trong cuộc chiến đó Hiếm khi thấy hình ảnh của nhà sản xuất này xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng Một phần nguyên do nữa đó là số điểm bán lẻ tới tay người tiêu dùng của công ty quá ít so với các hãng khác Rất khó để tìm kiếm mì Miliket ở các điểm bán nhỏ, siêu thị là nơi có khả năng nhất thì luôn xếp ở vị trí khó nhận biết, và ít về

số lượng bày hàng Do vậy mà những người có nhu cầu mua nhiều khi không thể mua được

CHƯƠNG 2: LÀM MỚI THƯƠNG HIỆU

2.1 Ý tưởng làm mới thương hiệu.

Đây là một thương hiệu lâu đời có từ thời bao cấp, mọi người quen thuộc nó khi nhắc tới ‘mì ăn lền’ và quen gọi nó là bốn con tôm… thực ra thì trước khi làm gì chúng ta cũng phải nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng để có thể nghĩ hướng tái định vị, hoặc chăng là thay đổi kế hoạch tăng điểm tiếp xúc với khách hàng để nhắc họ về thương hiệu

Dù chất lượng bữa ăn của người dân Việt ngày càng được cải thiện tốt hơn, đảm bảo dinh dưỡng nhưng mì tôm vẫn còn là mặt hàng tồn tại trên thị trường không chỉ vì tính tiện dụng của nó, mà còn có cả giá trị tinh thần – món ăn ký ức Colusa – Miliket đã khai thác thế mạnh “ký ức” để cạnh tranh với các đối thủ trên thương trường

Với chiến lược giá thấp, thị trường mục tiêu của Miliket khá khiêm tốn Biết không thể cạnh tranh được với các ông lớn tại thị trường thành phố, thậm chí tại cả những vùng nông thôn gần thành phố, Miliket chấp nhận thu mình tại các tỉnh

Trang 5

vùng sâu, vùng xa Bên cạnh đó, mở rộng thị trường nông thôn và mở rộng ra phía Bắc cũng là hướng đi được Miliket lựa chọn

Tuy nhiên, có một thị trường mà Miliket “quên” không nhắc tới trong báo cáo tổng kết năm 2012 đó là… các quán nhậu, quán lẩu Hiện nay, hầu hết các quán nhậu, quán lẩu tại những thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM đều sử dụng mỳ Miliket

Mỳ Miliket phổ biến tại quán nhậu, quán lẩu tới mức khách hàng mặc định sản phẩm này sẽ được dùng trong bữa ăn của mình Mỳ Miliket phổ biến tại đây vì mức giá rẻ và phù hợp với lẩu Nhiều người còn gọi vui Miliket là “mỳ quán nhậu” Phân khúc này dù không rộng lớn nhưng chắc chắn cũng góp phần không nhỏ tăng lượng tiêu thụ cho Miliket

2.2 Chiến lược marketing-mix.

2.2.1 Sản phẩm.

* Chất lượng

Hiện tại vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề nóng sốt tại Việt Nam Sau một số sự kiện lớn như “nước tương ung thư” hay nước mắm có urê… người tiêu dùng trở nên dè dặt và cẩn trọng hơn khi ra quyết định mua các sản phẩm là thực phẩm Điều đó tạo ra một áp lực buộc các công ty phải đầu tư cải tiến công nghệ và thực hiện các quy trình chất lượng để đáp ứng với như cầu ngày càng cao của thị trường

Chất lượng sản phẩm của công ty có thể xây dựng trên các chiến lược sau:

Xây dựng các hệ thống chất lượng:

ISO 9001-2000: hiện tại công ty đã được cấp giấy chứng nhận của tổ chức BVQI về tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 Với tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 sẽ giúp công ty khẳng định được hình ảnh của mình đối với người tiêu dùng, đồng thời tạo một động lực phát triển không ngừng của công ty

Xây dựng hệ thống ISO 14000: là một doanh nghiệp sản xuất, nếu doanh nghiệp

đó làm ảnh hưởng đến môi trường thì chắc chắn hình ảnh doanh nghiệp sẽ không được đẹp trong mắt người tiêu dùng Do đó, công ty nên thực hiện hệ thống chất

Trang 6

lượng này một phần là vi sức khỏe của nguồn nhân lực, một phần vì hình ảnh công

ty trong mối quan hệ cộng đồng

Đổi mới quy trình công nghệ:

Một số vấn đề về chất lượng sản phẩm, điển hình về chất 3-MCPD trong nước tương là do công nghệ lạc hậu Do đó, để đảm bảo chất lượng, sản phẩm của công

ty đạt được các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, trong tương lai, công ty phải

có kế hoạch đổi mới quy trình sản xuất và công nghệ cho phù hợp Đồng thời, việc đổi mới quy trình sản xuất và công nghệ cho phù hợp Đồng thời, việc đổi mới quy trình công nghệ tiên tiến sẽ giúp công ty giảm bớt các chi phí sản xuất lãng phí

Ví dụ: sử dụng lò gia nhiệt bằng hơi sấy

Hiện tại công ty đã có lò gia nhiệt bằng hơi Sau khi đưa vào hoạt động thì thấy hoạt động hiệu quả hơn, công ty tiết kiệm được 20 lít dầu DO/giờ so với quy trình cũ

Tuy nhiên, việc lựa chọn công nghệ nào cho phù hợp với công ty là một vấn đề cần nghiên cứu kỹ lưỡng Bởi vì công nghệ đó phải phù hợp với năng lực sản xuất,

cơ sở vật chất, các định hướng chiến lược của công ty Công ty có thể tham khảo các công nghệ chế biến thực phẩm từ Hàn Quốc và Nhật Bản về thực phẩm chế biến ăn liền Bởi vì Hàn Quốc là nước có công nghệ thực phẩm hàng đầu của thế giới còn Nhật Bản là cha đẻ của mì ăn liền

Theo các chuyên gia tại Viện dinh dưỡng của Học viện Khoa học Nga, không nên dùng mì ăn liền thay cho các bữa ăn chính hàng ngày vì mì ăn liền thường chỉ cung cấp nhiều calo chứ không cung cấp đủ vitamin hay protein cơ thế cần

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy thực phẩm ăn liền là thực phẩm thiếu dinh dưỡng,

do đó định hướng chiến lược cho công ty Colusa-Miliket nghiên cứu sản xuất các thực phẩm ăn liền đảm bảo chất dinh dưỡng cho người tiêu dùng

* Hương vị

Sản phẩm ăn liền là một sản phẩm có sự yêu cầu rất cao về sự đa dạng của hương vị Trong bối cảnh của việc toàn cầu hóa hiện nay, và sự giao lưu văn hóa

Trang 7

ẩm thực của các nước trên thế giới, người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng nhiều loại thực phẩm có hương vị khác nhau

Do đó công ty định hướng sẽ đa dạng hóa sản phẩm dựa trên việc đa dạng hóa hương vị sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Ngoài các sản phẩm hiện

có của công ty như mì, cháo, phở, mì chay, bún, hủ tiếu ăn liền với các hương vị hiện có, công ty có thể phát triển thêm nhiều sản phẩm mang hương vị của các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, hoặc phát triển các sản phẩm mang hương

vị châu Âu như mì Ý ăn liền,…

* Bao bì của sản phẩm

Theo đánh giá của chúng tôi, các bao bì sản phẩm thứ cấp của công ty Colusa-Miliket được thiết kế không đẹp mắt vì đơn vị thiết kế và cung cấp bao bì cho công

ty Colusa-Miliket là công ty Cổ phần Nông Sản và Bao Bì Long An, một đơn vị ít được biết đến trong ngành bao bì hiện nay

Điều quan trọng đối với công ty hiện nay là tìm một đơn vị thiết kế và cung cấp bao bì có chất lượng tốt Bản thân bao bì đã là một công cụ marketing hiệu quả Thậm chí, nhiều nhà marketing đã coi bao bì như P thứ 5 trong 4P nư sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến Ngoài ra, công ty nên mở rộng chủng loại bao bì sản phẩm để tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng

2.2.2 Giá.

Dù hiện nay giá không còn là yếu tố hàng đầu trong các quyết định chính sách marketing và xây dựng thương hiệu, tuy nhiên trên thực tế giá cả có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt với ngành thực phẩm chế biến Nếu giá cả không hợp lý người tiêu dùng có thể từ bỏ sản phẩm của công ty để đến với sản phẩm của một công ty khác

Trong các phương pháo định giá hiện nay, công ty Colusa-Miliket có thể định giá theo phương pháo định giá theo đối thủ: bằng việc thu thập thông tin về giá cả các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, bộ phận kinh doanh sẽ quyết định giá bán sao cho có lợi nhất cho mình

Trang 8

Ngoài ra có một phương pháp định giá rất hay mà công ty có thể tham khảo: đó

là định giá cho nhà phân phối Công ty sẽ chiết khấu cho các nhà phân phối 5% trên tổng giá trị lô hàng và không đưa ra hạn mức sản phẩm Việc này có thể giúp công ty tiếp cận dễ dàng hơn với các đại lý bán lẻ trong phạm vi toàn quốc Sau đó, công ty sẽ xây dựng hệ thống phân phối cho công ty dự trên danh sách các đại lý bán lẻ này

2.2.3 Phân phối.

Muốn tiếp thị thành công, quảng cáo phải đi đôi với xây dựng hệ thống phân phối Vì nếu quảng cáo rầm rộ mà không có hàng để bán thì chỉ là hành động “ném tiền qua cửa sổ” Cách đây vài năm Tân Hiệp Phát đã vấp phải sai lầm này Trước khi tung bia tươi Laser, công tu này đã phát đi 4 mẫu quảng cáo với thông điệp

“thử mới tin” Nhưng oái oăm thay, khi người tiêu dùng muốn thử thì lại không biết thử ở đâu vì tất cả các cửa hàng lúc đó đều phân phối độc quyền cho bia Tiger

Để chữa cháy, Tân Hiệp Phát cung cấp công khai danh sách 652 điểm bán hàng có bán bia Laser Kết quả là vẽ đường cho…Tiger chạy, họ lập tức tung ra kế hoạch khuyến mãi lớn, nhắm trực tiếp và danh sách điểm bán hàng của Tân Hiệp Phát Một ví dụ khác lf trường hợp của mì ăn liền Miliket Trước đây, Miliket có sản phẩm hình con tôm bán rất chạy Sau đó, mì gấu đỏ tung ra sản phẩm mới với giá thấp hơn 10% Chỉ sau một thời gian ngắn, Miliket bị mất 80% thị phần do chưa có

hệ thống phân phối (nếu có thì có thê đưa ra chương trình khuyến mại để giữ thị phần)

Trong chiến lược phát triển của công ty, công ty muốn giữ vững thị trường hiện tại và mở rộng thị trường Đông Âu thì việc quan trọng là phải thiết lập kênh phân phối hợp lý

Do đó công ty nên tập trung vào các kênh phân phối sau:

– Hệ thống siêu thị: thực tế doanh số bán tại các siêu thị của công ty chưa được cao nhưng việc trưng bày sản phẩm tịa đây lại có ý nghĩa rất lớn đối với việc giới thiệu thương hiệu đến người tiêu dùng Ngoài ra, với xu thế tiêu dùng hiện nay, siêu thị đang dần dần trở thành thánh địa mà nhiều bà nội trợ tìm đến Do đó công

ty nên duy trì chính sách bán sản phẩm tại các siêu thị hiện có và từng bước thâm nhập vào toàn bộ hệ thống siêu thị trên toàn quốc

Trang 9

– Các đại lý bán hàng ở các tỉnh: ở các khu vực thị trường chiến lược, công ty nên tự xây dựng hoặc cộng tác với một đối tác hội đủ các tiêu chuẩn lựa chọn nhà phân phối trên để thành lập các đại lý lớn để phân phối sản phẩm của công ty Với chiến lược mở rộng thị trường thì dĩ nhiên việc xây dựngcác đại lý lớn tại thị trường miền Bắc, miền Trung và thì trường Đông Âu là một điều nên làm

– Thành lập đội bán hàng lưu động kiêm quản lý kênh phân phối: ngoài nhiệm

vụ san bằng những lỗ hổng trên thị trường chính sách hậu mãi thích hợp kích cầu cho công ty

2.2.4 Chiêu thị khuyến mãi.

* Khuyến mãi đối với kênh phân phối:

– Định một tỷ lệ hoa hồng hấp dẫn cho các nhà phân phối

– Tổ chức các cuộc thi bán hàng, có thưởng tương xứng đối với các đơn vị thực hiện bán hàng vượt doanh số

– Tặng quà lễ, tết cho các đại lý, nhà phân phối quan trọng

– Khuyến khích sự đồng nhất trong việc trưng bày sản phẩm tại các siêu thị cũng như các cửa hàng về cách thức bày trí sản phẩm lẫn cung cách phục vụ, trang phục của nhân viên bán hàng để tạo nét riêng cho thương hiệu của công ty

* Khuyến mãi đối với khách hàng:

– Cho họ dùng thử hoặc tặng các sản phẩm mới tại các điểm giới thiệu sản phẩm

– Thực hiện việc tặng thưởng cho những khách hàng thường xuyên mua với số lượng lớn

* Chính sách hậu mãi:

– Thiết lập đường dây gọi điện thoại miễn phí cho khách hàng có các vấn đề cần góp ý, khiếu nại với công ty

Trang 10

– Thiết lập các kênh giao tiếp với khách hàng bằng con đường thương mại điện tử

2.3 Chiến lược truyền thông, quảng bá.

2.3.1 Truyền thông, quảng bá

* Thông điệp truyền thông

Sản phẩm của công ty thuộc vào nhóm hàng thực phẩm, có tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng nên người tiêu dùng rất quan tâm và đòi hỏi cao

về chất lượng Do đó thông điệp mà công ty cần truyền tải đến người tiêu dùng: sản phẩm của công ty là một sản phẩm chất lượng, chất lượng ở đây không chỉ là ngon mà còn đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Sản phẩm của công ty phù hợp với túi tiền của mọi gia đình

* Kênh truyền thông

Truyền thông bằng báo chí: mỗi năm công ty có chính sách đăng báo quảng cóa trên các tạp chí, sách báo Tuy nhiên chi phí đăng tải quảng cóa còn thấp chỉ 40.000.000 VNĐ cho kinh phí quảng cáo năm 2006 Bên cạnh đó việc đăng tải không xác định mục tiêu sẽ làm giảm hiệu quả truyền thông của công ty Để nâng cao hiệu quả truyền thông qua báo chí chúng tôi xin đề xuất các phương án sau: Đăng tải định kỳ hàng tháng trên các tạp chí sau:

– Sài Gòn Tiếp Thị

– Tuổi Trẻ

– Ẩm Thực

Truyền thông bằng kênh truyền hình: năm 2006, công ty chi 150.000.000 VNĐ cho việc quảng cáo trên các kênh truyền hình Do nguồn tài chính của công ty không được mạnh bằng các công ty khác nên chiến lược quảng cáo của công ty bằng kênh truyền thông truyền hình sẽ được thực hiện như sau:

Ngày đăng: 18/03/2016, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w