Hướng dẫn quy trình, thủ tục kết nạp đảng và chuyển sinh hoạt đảng Hướng dẫn quy trình, thủ tục kết nạp đảng và chuyển sinh hoạt đảng Hướng dẫn quy trình, thủ tục kết nạp đảng và chuyển sinh hoạt đảng Hướng dẫn quy trình, thủ tục kết nạp đảng và chuyển sinh hoạt đảng Hướng dẫn quy trình, thủ tục kết nạp đảng và chuyển sinh hoạt đảng Hướng dẫn quy trình, thủ tục kết nạp đảng và chuyển sinh hoạt đảng
Trang 1ĐOÀN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BCH ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
*********
HƯỚNG DẪNQuy trình, thủ tục kết nạp Đảng và chuyển sinh hoạt Đảng
Để giúp các tổ chức cơ sở đảng làm tốt nghiệp vụ công tác Đảng, BCH ĐoànThanh niên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội tập hợp các văn bảnquy định, hướng dẫn của Trung ương, Thành ủy Hà Nội và Đảng ủy Đại học Quốc gia
Hà Nội, Đảng ủy Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN về công tác Đảng, ban hành
“Hướng dẫn quy trình, thủ tục kết nạp Đảng và chuyển sinh hoạt Đảng”.
Phần I: Kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức
I Kết nạp đảng viên
1 Tiêu chuẩn chung (Điểm 2, Điều 1, Điều lệ Đảng)
- Là công dân Việt Nam, tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ
18 tuổi trở lên (tính theo tháng); thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị,Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sởđảng;
- Có nhận thức và động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn;
- Lập trường, quan điểm vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng; chấphành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; chấphành tốt nội quy, quy chế của đơn vị;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, được tập thể tín nhiệm;
- Gương mẫu trong học tập, rèn luyện, công tác;
- Tích cực tham gia các hoạt động của đoàn thể;
- Lý lịch rõ ràng, không vi phạm các điều kiện do Trung ương quy định, đã đượcthẩm tra xác minh;
Trang 2- Về trình độ học vấn: Người vào Đảng nói chung phải có bằng tốt nghiệp trunghọc cơ sở hoặc tương đương trở lên;
- Phải có giấy chứng nhận học lớp “Bồi dưỡng nhận thức về Đảng” và tự nguyệnviết đơn xin vào Đảng
2 Kết nạp Đảng trong sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh
1) Tiêu chuẩn:
Ngoài các tiêu chuẩn chung nêu trên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứusinh được kết nạp Đảng cần đảm bảo thêm các tiêu chuẩn sau:
- Đối với sinh viên: Có quá trình phấn đấu từ những năm thứ nhất, thứ hai liên tục
và đến năm thứ ba mới xem xét, kết nạp; có điểm trung bình chung các học kỳ từ loạigiỏi trở lên; trường hợp đạt từ loại khá thì phải là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và cán bộ Hộisinh viên có nhiều thành tích trong hoạt động lớp, đoàn thể;
- Đối với học viên cao học và nghiên cứu sinh (là sinh viên học chuyển tiếp): Tínhliên tục thời gian phấn đấu ít nhất từ 2 - 3 năm học trước đó; có điểm thi các môn từ 7,0điểm trở lên;
- Đối với học viên cao học và nghiên cứu sinh (hệ tập trung, chuyên tu): Chỉ xemxét kết nạp những sinh viên, học viên cao học đã học ở trường ít nhất từ 1 năm trở lên
2) Chỉ tiêu kết nạp Đảng hàng năm trong sinh viên (Quyết định số 254-QĐ/TCĐU ngày
30/10/2006 của Đảng ủy Đại học Ngoại ngữ- Quốc gia Hà Nội):
3 Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng trong trường hợp đặc biệt
(Điểm 1, Hướng dẫn số 03-HD/BTCTW)
Những người trên 60 tuổi (tính theo năm) vào Đảng phải có đủ sức khỏe và thực sự
có uy tín, đang công tác ở cơ sở nơi chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc có
Trang 3yêu cầu đặc biệt phải được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằngvăn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
4 Kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể
1) Về việc kết nạp lại người vào Đảng: (Điểm 5, Quy định số 23-QĐ/TW ngày
31/10/2006 của Bộ Chính trị):
- Có đủ tiêu chuẩn và điều kiện của người vào Đảng theo quy định
- Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp lại người vào Đảng:
+ Người bị khai trừ, xóa tên, cho ra khỏi Đảng đã có thời gian ít nhất 36 tháng, kể
từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành quyết định
+ Người bị án hình sự ít nghiêm trọng (bị phạt 3 năm tù trở xuống) đã có thờigian ít nhất 60 tháng, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định xóa án tích
+ Tự làm đơn xin kết nạp lại; phải được Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đồng ýbằng văn bản, Thường vụ Đảng ủy Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) xem xét,quyết định
- Chỉ kết nạp lại một lần
- Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị 12 tháng
- Tuổi đảng của đảng viên được kết nạp lại tính từ ngày đảng viên đó được côngnhận là đảng viên chính thức lần đầu, trừ thời gian không tham gia sinh hoạt đảng vàthời gian dự bị của lần kết nạp lại (trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư xem xét, quyếtđịnh)
* Đối tượng không xem xét kết nạp lại: Không xem xét, kết nạp lại những
người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Vi phạm lịch sử chính trị và chính trị hiện naytheo quy định của Bộ Chính trị; tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra khỏi Đảng (trừtrường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng;
bị phạt tù vì tội tham nhũng; bị án hình sự từ mức nghiêm trọng trở lên
2) Kết nạp vào Đảng đối với người có đạo: (Quy định số 123-QĐ/TW ngày 28/9/2004của Bộ Chính trị khóa IX và Hướng dẫn số 40-HD/BTCTW ngày 08/4/2005 của Ban Tổchức Trung ương):
a) Chỉ xem xét, kết nạp quần chúng ưu tú là người có đạo (Tín đồ ưu tú) vào Đảngkhi có đủ các điều kiện sau:
Trang 4- Là tín đồ trong các tôn giáo được Nhà nước công nhận (phụ lục 1) Những người
là tín đồ hoặc tự nhận là tín đồ trong các tôn giáo chưa được Nhà nước công nhận thìkhông thuộc diện xem xét, kết nạp vào Đảng
- Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để kết nạp vào Đảng theo quy định, trong đó cần xemxét kỹ các nội dung sau:
+ Qua thực tiễn hoạt động chứng tỏ người xin vào Đảng thực sự ưu tú, có khả năngthuyết phục và vận động quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước, được cán bộ, đảng viên, quần chúng có đạo và không có đạo ở nơicông tác, nơi cư trú tín nhiệm; có khả năng hoàn thành nhiệm
vụ đảng viên theo quy định tại Điều 2, Điều lệ Đảng
+ Đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận người xin vào Đảng không vi phạm lịch
sử chính trị và chính trị hiện hành theo Quy định số 57-QĐ/TW ngày
03/5/2007 của Bộ Chính trị “Một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”
b) Nguyên tắc, thủ tục:
- Đối với tín đồ: Thực hiện theo các nguyên tắc, thủ tục xét kết nạp và công nhậnđảng viên chính thức theo Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31/10/2006 của Bộ Chính trị vàHướng dẫn số 03-HD/BTCTW ngày 29/12/2006 của Ban Tổ chức Trung ương
- Đối với nhà tu hành; chức sắc, chức việc; lãnh đạo các hội đoàn tôn giáo:
+ Các tổ chức cơ sở đảng (TCCS) trực thuộc ĐHQGHN: Làm thủ tục xét, đề nghịkết nạp hoặc chuyển đảng chính thức cho người vào Đảng thuộc đối tượng này nhưngkhông trực tiếp ra quyết định
+ Đối với Đảng ủy ĐHQGHN: Ban Thường vụ làm văn bản xin ý kiến BanThường vụ Thành ủy Hà Nội kèm theo hồ sơ kết nạp đảng viên Sau khi nhận được vănbản trả lời đồng ý của Thành ủy Hà Nội, Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN ra quyết địnhkết nạp
3) Kết nạp Đảng đối với người có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài (Quy định số127- QĐ/TW ngày 03/11/2004 của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 41-HD/BTCTW ngày13/4/2005 của Ban Tổ chức Trung ương):
a) Chỉ xem xét, kết nạp vào Đảng những người là công dân Việt Nam đã kết hônvới người nước ngoài vào Đảng khi:
- Có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình VN
Trang 5- Người nước ngoài đó phải có lý lịch bản thân rõ ràng; không hoạt động phạm tộinghiêm trọng đã được cơ quan pháp luật của Nhà nước Việt Nam và Nhà nước củangười nước ngoài xác nhận; không có thái độ hoặc hoạt động chống ĐẢNG CỘNG SẢNVIỆT NAM, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Người vào Đảng có đủ tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp theo quy định chung, trong
đó cần xem xét các nội dung:
+ Qua thực tiễn hoạt động chứng tỏ người xin vào Đảng thực sự ưu tú; được cán
bộ, đảng viên và quần chúng nơi công tác, nơi cư trú tín nhiệm; có khả năng hoàn thànhnhiệm vụ đảng viên theo quy định tại Điều 2, Điều lệ Đảng
+ Đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận người xin vào Đảng không vi phạm lịch
sử chính trị và chính trị hiện hành theo Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03/5/2007 của BộChính trị “Một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”
b) Nguyên tắc, thủ tục:
- Thực hiện đúng các nguyên tắc, thủ tục xét kết nạp và công nhận đảng viên chínhthức theo quy định Điều lệ Đảng, Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31/10/2006 của BộChính trị và Hướng dẫn số 03-HD/BTCTW ngày 29/12/2006 của Ban Tổ chức Trungương
- Phải do Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN xem xét, quyết định kết nạp người đã
có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài vào Đảng Đảng ủy cơ sở được ủy quyềnquyết định kết nạp và khai trừ đảng viên không được thực hiện quyền này Trường hợpcòn vướng mắc (như còn ý kiến khác nhau về lịch sử chính trị của người nước ngoài màngười xin vào đảng đã kết hôn; về tiêu chuẩn, điều kiện…của người xin vào Đảng) thìxin ý kiến của Thường trực Thành ủy Hà Nội trước khi ra quyết định kết nạp đảng viên.Thủ tục tiến hành như sau:
+ Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN làm văn bản xin ý kiến Thường trực Thành
ủy Hà Nội, kèm theo hồ sơ kết nạp đảng viên;
+ Khi được Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội ra văn bản trả lời đồng ý, Ban Thường
vụ Đảng ủy ĐHQGHN ra quyết định kết nạp
- Các cấp ủy đảng ở ngoài nước chỉ ra quyết định kết nạp quần chúng là công dânViệt Nam đi công tác, học tập, lao động xuất khẩu… ở nước ngoài có quan hệ hôn nhânvới người nước ngoài vào Đảng sau khi có ý kiến bằng văn bản của Ban Cán sự Đảngngoài nước
Trang 64) Kết nạp đảng viên là người Hoa (Thông tri số 06-TT/TW ngày 02/11/2004 của Ban
Bí thư và Hướng dẫn số 42-HD/BTCTW ngày 13/4/2005 của Ban Tổ chức Trung ương):a) Điều kiện cụ thể:
- Đã được xác định là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam), gia đình sinhsống từ 3 đời trở lên ở Việt Nam, gắn bó với các dân tộc Việt Nam
- Đối với công dân Việt Nam xin vào Đảng là con đẻ của đảng viên người Hoa thìđược xem xét kết nạp Đảng khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp theo quy định chung.Trong đó cần xem xét kỹ các nội dung:
+ Qua thực tiễn chứng tỏ người xin vào Đảng đã ra sức phấn đấu cho mục tiêu giữvững độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ văn minh của Tổ quốc Việt Nam và góp phần củng cố tình hữu nghị giữa haiĐảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt - Trung Chấp hành tốt các chủ trương,chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực sự là người ưu tú, được cán bộ,đảng viên, người Hoa và quần chúng ở nơi công tác, nơi cư trú tín nhiệm Có khả nănghoàn thành nhiệm vụ đảng viên
+ Đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận người xin vào Đảng không vi phạm lịch
sử chính trị và chính trị hiện hành theo Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03/5/2007 của BộChính trị “Một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”
b) Nguyên tắc, thủ tục:
- Thực hiện đúng các nguyên tắc, thủ tục xét kết nạp và công nhận đảng viên chínhthức theo Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31/10/2006 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số03-HD/BTCTW ngày 29/12/2006 của Ban Tổ chức Trung ương
- Phải do Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN xem xét, quyết định kết nạp nhữngngười Hoa vào Đảng Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp và khai trừ đảngviên không được thực hiện quyền này Trường hợp còn vướng mắc (như còn ý kiến khácnhau về lịch sử chính trị, tiêu chuẩn, điều kiện… của người xin vào Đảng) thì xin ý kiếncủa Thường trực Thành ủy Hà Nội trước khi ra quyết định kết nạp đảng viên Thủ tụctiến hành như sau:
+ Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN làm văn bản xin ý kiến Thường trực Thành
ủy Hà Nội, kèm theo hồ sơ kết nạp đảng viên;
+ Khi được Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội ra văn bản trả lời đồng ý, Ban Thường
vụ Đảng ủy ĐHQGHN ra quyết định kết nạp
Trang 75) Thẩm quyền xét kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể:
- Người đang học tập tập trung ở trường từ 12 tháng trở lên: Do tổ chức Đảng nhàtrường xem xét kết nạp Tổ chức đảng ở địa phương nơi người vào Đảng cư trú nhận xét
về phẩm chất, đạo đức, lối sống, quan hệ xã hội, việc chấp hành đường lối, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước gửi về cấp ủy nhà trường để có cơ sở xem xét
- Người đã tốt nghiệp ra trường về địa phương chờ việc làm thì tổ chức đảng địaphương xem xét kết nạp
- Người đang làm hợp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp:
+ Nếu làm hợp đồng dưới 12 tháng (có thời hạn) thì tổ chức đảng nơi cư trú xemxét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ
quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc
+ Nếu làm hợp đồng từ 12 tháng trở lên (không thời hạn) thì tổ chức đảng của cơquan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét, kết nạp
6) Việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ:
Đảng ủy ĐHQGHN giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảngviên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ người vào Đảng Khi có đủ điều kiện, tiêu chuẩnvào Đảng thì chi bộ nơi có đảng viên giúp đỡ người xin vào Đảng đang sinh hoạt làm thủtục đề nghị kết nạp theo quy định
7) Việc xem xét, kết nạp đảng viên đối với người vào Đảng khi thay đổi đơn vị công táchoặc nơi cư trú:
- Người đang trong thời kỳ được tổ chức đảng xem xét kết nạp mà chuyển sang đơn
vị công tác hoặc nơi cư trú mới, thì cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm giấy chứng nhậnngười đó là cảm tình Đảng, đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp; cấp ủy cơ
sở nơi đến giao cho chi bộ tiếp tục phân công đảng viên chính thức (không lệ thuộc vàothời gian đảng viên chính thức cùng công tác với người vào Đảng) theo dõi, giúp đỡ
- Người vào Đảng đã được chi bộ, đảng ủy cơ sở xét, ra nghị quyết đề nghị cấp cóthẩm quyền xét, kết nạp đảng viên nhưng chưa gửi hồ sơ kết nạp lên cấp ủy có thẩmquyền, thì cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đảngviên đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của TCCS đảng nơi chuyển đến Cấp ủy cấp trên trựctiếp của cơ sở nơi chuyển đến chỉ đạo cấp ủy đảng trực thuộc phân công đảng viên chínhthức theo dõi, giúp đỡ và xem xét để kết nạp
Trang 8- Người vào Đảng đã được cấp ủy cơ sở gửi nghị quyết và hồ sơ kết nạp đảng viênlên cấp có thẩm quyền, nhưng chưa có quyết định kết nạp hoặc đã có quyết định kết nạpnhưng ngày ra quyết định kết nạp sau 30 ngày kể từ ngày ghi trong quyết định của cấp
có thẩm quyền cho người vào Đảng chuyển đơn vị công tác, học tập hoặc chuyển đếnnơi cư trú mới, thì cấp ủy có thẩm quyền làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kếtnạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của TCCS đảng nơi chuyển đến để xem xét, quyết địnhkết nạp
Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp người vào Đảng trong thờihạn 30 ngày kể từ ngày người vào Đảng có quyết định được chuyển đến đơn vị công tác,học tập hoặc nơi cư trú mới, thì gửi công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đếncấp ủy cấp trên trực tiếp của TCCS đảng nơi người vào Đảng chuyển đến để chỉ đạo chi
bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên Không tổ chức lễ kết nạp ở nơi đã chuyển đi
- Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới thuộcphạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền (trong một đảng bộ huyện và tương đương)thì cấp ủy có thẩm quyền xem xét và thông báo đến cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi, đồngthời chuyển quyết định kết nạp đến cấp ủy cơ sở nơi người vào Đảng đến để tổ chức lễkết nạp
* Với các trường hợp nêu trên, cấp ủy cơ sở nơi chuyển đến cần kiểm tra kỹ hồ sơ,thủ tục kết nạp trước khi tổ chức lễ kết nạp; nếu chưa bảo đảm nguyên tắc, thủ tục hoặcchưa đủ tiêu chuẩn đảng viên thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền nơi ra quyết định kết nạpxem xét lại Thời gian xem xét lại không để quá 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản
đề nghị của cấp ủy nơi người vào Đảng chuyển đến
5 Người xin vào Đảng có một trong những vấn đề sau đây thì không được kết nạp
(Quy định số 57- QĐ/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị "Một số vấn đề về bảo vệchính trị nội bộ Đảng")
1) Về bản thân người xin vào Đảng:
- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, cộng tác viên hoặc làm việccho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch
- Đã tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch, cótội ác với cách mạng, với nhân dân
Trang 9- Đã hoạt động trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động; giữ chức vụ ủyviên ban chấp hành, ủy viên ban thư ký hoặc tương đương trong các tổ chức chính trị -
xã hội do địch lập ra từ cấp xã hoặc tương đương trở lên
- Tham gia cách mạng nhưng đã đầu hàng, phản bội; bị địch bắt, đã khai báo, chỉđiểm gây thiệt hại cho cách mạng
- Không báo cáo trung thực với tổ chức đảng lý lịch, đặc điểm chính trị của bảnthân, vợ hoặc chồng, con
- Đang có dấu hiệu làm tình báo, gián điệp cho nước ngoài; tham gia các đảngphái, tổ chức chính trị phản động; cung cấp, tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước cho nướcngoài, cho cá nhân và tổ chức chính trị phản động
- Lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo hoạt động gây nguy hạiđến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
- Nhận tài trợ của cá nhân, tổ chức đang có hoạt động chống ĐẢNG CỘNG SẢNVIỆT NAM, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nướcngoài có hành vi chống ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Nhà nước Cộng hòa Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam, làm phương hại đến lợi ích đất nước, an ninh quốc gia
- Có tiền, kim loại quý, đá quý, các giấy tờ có giá trị như tiền đang gửi ngân hàngnước ngoài trái với quy định của Nhà nước
- Có biểu hiện cơ hội chính trị; bè phái gây mất đoàn kết nghiêm trọng
- Đồng tình, bao che, tiếp tay cho hoạt động của các phần tử chống ĐẢNGCỘNG SẢN VIỆT NAM, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Không tán thành quan điểm, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng; tánthành đa nguyên, đa đảng; phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng
- Nói, viết, lưu trữ trái phép hoặc tán phát các tài liệu có nội dung trái Cương lĩnhchính trị, Điều lệ Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước
- Viết, phát tán hồi ký, tự thuật, trả lời phỏng vấn các cơ quan ngôn luận có nộidung thuộc bí mật nội bộ Đảng, bí mật Nhà nước, xuyên tạc, phủ định truyền thống củaĐảng và dân tộc; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống người kháclàm ảnh hưởng xấu đến nội bộ Đảng
Trang 10- Tổ chức hoặc chủ động tham gia các cuộc họp, hội thảo, mít tinh, biểu tình tráiphép hoặc có nội dung chống ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Nhà nước Cộng hòa Xãhội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Có tiền án, tiền sự, bị xử lý về hành vi xâm phạm an ninh quốc gia; phạm tộihình sự đặc biệt nghiêm trọng
- Chuyên làm nghề mê tín, dị đoan
2) Về quan hệ gia đình của người xin vào Đảng (cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng;
vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng):
- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, cộng tác viên hoặc làm việccho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch
- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội
ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thư kýhoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động;
đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên
Trường hợp đặc biệt, người xin vào Đảng có quan hệ gia đình như nói trên nhưng
từ khi tham gia công tác đến nay có thành tích xuất sắc, thực sự giác ngộ lý tưởng củaĐảng, tỏ rõ thái độ kiên quyết phản đối sai phạm, tội ác của người thân, được cấp ủy cóthẩm quyền thẩm tra, kết luận, nếu có đủ tiêu chuẩn thì vẫn kết nạp vào Đảng, nhưngphải được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý
- Đang làm tình báo, gián điệp hoặc làm việc cho các “trung tâm” phá hoại tưtưởng của các thế lực thù địch dưới mọi hình thức
- Có hành vi chống ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Nhà nước Cộng hòa Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam
- Đang bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, phạt tù về tộixâm phạm an ninh quốc gia; đang bị phạt tù về tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng
- Là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chốngĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoặckhông rõ lai lịch chính trị
- Đang làm việc cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài có hành vi chống ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 116 Thủ tục và quy trình xét kết nạp đảng (cả kết nạp lại)
1) Hồ sơ xét kết nạp gồm:
- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng (mẫu 6);
- Đơn xin vào Đảng (mẫu 7);
- Lý lịch của người xin vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo (mẫu 8, mẫu
10, mẫu 11);
- Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công (mẫu 12);
- Biên bản họp nhận xét của chi đoàn (mẫu 13), Ban chấp hành (BCH) Đoàn cơ
sở (mẫu 14), Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh (Đoàn TNCSHCM), (mẫu 15a);
- Biên bản họp nhận xét của công đoàn cơ sở, BCH công đoàn (mẫu 15b);
- Bảng điểm của quá trình học tập từ khi vào trường đến thời điểm xét kết nạp (tính bình quân) đối với người vào Đảng là học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh;
- Tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi công tác (mẫu 17) và chi ủynơi cư trú đối với người vào Đảng (mẫu 16);
- Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ (mẫu 18, mẫu 19);
- Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của đảng ủy cơ sở (mẫu 20)
2) Quy trình xét kết nạp
a) Trước khi đi thẩm tra lý lịch:
- Chi bộ họp xét, lập danh sách đối tượng xét kết nạp, đề nghị Đảng ủy cấp trêncho đi thẩm tra lý lịch;
- Chi ủy hướng dẫn đối tượng xét kết nạp khai lý lịch theo quy định của Trungương (mẫu 8);
- Cấp ủy cơ sở xét danh sách và cho phép tiến hành thẩm tra lý lịch
b) Sau khi thẩm tra lý lịch:
- Chi ủy thuộc đảng ủy cơ sở họp để xét lý lịch của người xin vào Đảng, ghi nhậnxét của chi ủy vào lý lịch đã thẩm tra rồi gửi đảng ủy cấp trên nhận xét, xác nhận Riêngchi ủy cơ sở thì nhận xét và ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người xin vào Đảng
- Người xin vào Đảng tự nguyện viết đơn (mẫu 7)
Trang 12- Chi ủy nơi công tác tổng hợp ý kiến nhận xét của các tổ chức đoàn thể nơi côngtác (mẫu 17), chi ủy nơi cư trú (mẫu 16) của người xin vào Đảng.
- Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) họp xét kết nạp quần chúng vào Đảng ra "Nghị quyết
đề nghị kết nạp đảng viên" (mẫu 18, mẫu 19)
- Đảng ủy cơ sở xét và ra "Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên"(mẫu 20) hoặc
"Quyết định kết nạp đảng viên" (mẫu 23) (nếu được ủy quyền)
- Cấp ủy có thẩm quyền xét và ra "Quyết định kết nạp đảng viên"(mẫu 21, 22).3) Hướng dẫn các bước thực hiện
a) Bồi dưỡng nhận thức về Đảng:
Người vào Đảng phải được học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứngnhận do Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN hoặc Trung tâm bồi dưỡng
chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp (mẫu 6)
b) Đơn xin vào Đảng:
Người vào Đảng tự viết đơn (mẫu 7), trình bày rõ những nhận thức của mình vềmục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ vào Đảng; thừa nhận và tự nguyện: thực hiệnCương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên trên 2 mặt tờ giấykhổ A4
c) Lý lịch của người vào Đảng:
- Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực các nội dung trong lýlịch theo Hướng dẫn này (mẫu 8); không tẩy xóa, sửa chữa, nhờ người khác viết hộ vàphải chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có điều gì không hiểu hoặc không nhớ rõthì phải báo cáo với chi bộ
- Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứngnhận, ký tên đóng dấu
d) Thẩm tra lý lịch người vào Đảng:
Trang 13+ Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trịhiện nay, về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.
+ Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiệnnay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
- Phương pháp thẩm tra:
+ Nếu biết rõ những người thân của người vào Đảng đang là đảng viên, trong lýlịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra xácminh Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra xác minh nội dung đó; khi các cấp ủy cơ sở (ởquê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đếnban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ
+ Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những ngườithân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ ở đảng (xã, phường,thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp
ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch; không cần cóbản thẩm tra riêng
+ Trường hợp người thân của người vào Đảng đang ở nước ngoài, thì cấp ủy nơingười vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện ViệtNam ở nước ngoài (qua Ban Cán sự đảng ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp cónghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra
+ Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quanđại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàitại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh của Nhànước có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liênquan đến chính trị của những người nêu trên
+ Đối với ông bà nội, ngoại, anh chị em ruột, con, nếu có vấn đề nghi vấn vềchính trị ở trường hợp nào thì xác minh riêng trường hợp đó
- Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên:
+ Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng:
Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi
ủy chưa nhận xét và cấp ủy cở sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch)
Trang 14 Cử đảng viên đi thẩm tra hoặc gửi phiếu thẩm tra (mẫu 10) đến cấp ủy cơ sở hoặc
cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra
Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận (mẫu 11), ký tên, đóng dấuvào lý lịch của người vào Đảng
+ Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:
Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc cóliên quan xác nhận vào lý lịch hoặc phiếu thẩm tra, báo cáo cấp ủy cơ sở
Cấp ủy cơ sở thẩm định, ghi nội dung xác nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch hoặcphiếu thẩm tra gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi phiếu thẩm tra theo đường côngvăn thì không để chậm quá 30 ngày (ở trong nước), 90 ngày (ở ngoài nước) kể từ khinhận được phiếu yêu cầu thẩm tra lý lịch
Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơiđược yêu cầu xác nhận lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịchhoặc phiếu thẩm tra
+ Trách nhiệm của đảng viên được cử đi thẩm tra lý lịch: Phải có trách nhiệm cao,công tâm, am hiểu nghiệp vụ và có hiểu biết về người vào Đảng; kết thúc đợt thẩm traphải làm văn bản báo cáo trung thực với cấp ủy những nội dung được giao thẩm tra vàchịu trách nhiệm trước Đảng về những nội dung đó
- Kinh phí cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng: Đảng viên ở các cơquan hưởng ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp đi thẩm tra lý lịch người vào Đảngthì được thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở cácđơn vị khác thì được vận dụng theo chỉ đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp của TCCS đảng.đ) Đảng viên chính thức giới thiệu người vào Đảng:
- Đảng viên “cùng công tác với người vào Đảng” là đảng viên chính thức, cùnghoạt động (công tác, lao động, học tập ) ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vàoĐảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở
Nếu đảng viên giúp đỡ người vào Đảng chuyển công tác, nghỉ hưu, thay đổi nơi
cư trú đến đảng bộ cơ sở khác, bị kỷ luật thì chi bộ phân công đảng viên chính thứckhác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng hoạt độngvới người vào Đảng ít nhất 12 tháng)
- Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng khi làm hồ sơ kếtnạp phải viết “Giấy giới thiệu người vào Đảng” (mẫu 12), nêu rõ những điểm chính về lý
Trang 15lịch, phẩm chất chính trị, nhận thức về Đảng, đạo đức lối sống, năng lực công tác, quan
hệ quần chúng của người vào Đảng; chịu trách nhiệm trước Đảng về những nội dung đó e) BCH Đoàn TNCSHCM ở cơ sở giới thiệu đoàn viên vào Đảng:
Chi đoàn họp nhận xét, ghi biên bản (mẫu 13); BCH Đoàn thanh niên cơ sở hoặcchi đoàn cơ sở xem xét biên bản đó, ra “Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng”(mẫu 14, mẫu 15a) Nghị quyết cần nêu rõ những ưu điểm, khuyết điểm của đoàn viên vềphẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng; số thànhviên tán thành, số thành viên không tán thành giới thiệu đoàn viên vào Đảng; chịu tráchnhiệm về những nội dung đó Nghị quyết này được gửi kèm theo nghị quyết đề nghị củachi đoàn nơi đoàn viên đang sinh hoạt
Những tổ chức cơ sở đoàn lớn, hoạt động trên địa bàn rộng, nếu được cấp ủy cơ sởđồng ý và ban chấp hành đoàn cơ sở ủy quyền, thì ban thường vụ được ra "Nghị quyếtgiới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng"
f) Ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng
- ở những nơi có tổ chức Đoàn TNCSHCM, người vào đảng trong độ tuổi thanhniên, được BCH Đoàn cơ sở ra “Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng” (mẫu15a) và một đảng viên chính thức giới thiệu
- ở những nơi không có tổ chức Đoàn TNCSHCM, người vào Đảng còn trong độtuổi thanh niên được công đoàn cơ sở họp nhận xét và BCH công đoàn cơ sở xem xét, ra
“Nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng” (mẫu 15c) và một đảng viênchính thức giới thiệu Thủ tục giới thiệu người vào Đảng của BCH công đoàn như thủtục giới thiệu người vào Đảng của BCH Đoàn TNCSHCM
- ở những nơi có tổ chức Đoàn TNCSHCM, người vào Đảng không còn trong độtuổi thanh niên thì do 2 đảng viên chính thức giới thiệu (mẫu 12) nhưng vẫn có ý kiếnnhận xét của công đoàn cơ sở, BCH công đoàn cơ sở (mẫu 15b)
g) Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú đối với ngườivào Đảng:
- Nơi làm việc: Chi ủy tổ chức lấy ý kiến của đại diện các tổ chức chính trị - xã hộitrong phạm vi lãnh đạo của chi bộ mà người vào đảng là thành viên
- Nơi cư trú: Chi ủy nơi có người vào Đảng đang làm việc lấy ý kiến trực tiếp hoặcgửi phiếu lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú củangười vào Đảng (mẫu 16)
Trang 16- Tổng hợp ý kiến: Chi ủy nơi có người vào Đảng tổng hợp ý kiến nhận xét củađoàn thể nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú đối với người vào Đảng, kèm theo hai văn bảnnêu trên để báo cáo chi bộ (mẫu 17).
h) Nghị quyết của chi bộ xét kết nạp người vào Đảng:
Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) họp để xét kết nạp người vào Đảng phải xem xét: Đơnxin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức;Nghị quyết giới thiệu đoàn viên của BCH Đoàn TNCSHCM cơ sở hoặc Nghị quyết giớithiệu đoàn viên công đoàn của BCH Công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của
tổ chức đoàn thể nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú Nếu được hai phần ba số đảng viênchính thức trở lên tán thành kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra “Nghị quyết đề nghịkết nạp đảng viên” gửi cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định (mẫu 18, mẫu 19) Nghịquyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch, ý thức giác ngộ chính trị, ưu điểm và khuyếtđiểm về phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực công tác, quan hệ quần chúng củangười vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành, lý do không tánthành và gửi cùng toàn bộ hồ sơ lên Đảng ủy cấp trên sau khi đã thông báo công khaitrong 1 tuần
i) Nghị quyết của cấp ủy cơ sở xét kết nạp người vào Đảng:
- Trước khi đưa ra đảng ủy cơ sở xem xét, ban thường vụ hoặc thường trực (nơichưa có ban thường vụ) cấp ủy cơ sở phải tiến hành kiểm tra lại hồ sơ lý lịch của ngườivào Đảng và các văn bản của chi bộ xem đã đủ và đúng chưa
- Đối với cấp ủy cơ sở (chi ủy, đảng ủy cơ sở) không được Đảng ủy Đại học Quốcgia Hà Nội ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên: Tập thể cấp ủy thảo luận, biểu quyết;nếu được hai phần ba số cấp ủy viên trở lên tán thành thì ra "Nghị quyết đề nghị kết nạpđảng viên" (mẫu 20), báo cáo Thường vụ Đảng ủy Đại học Quốc gia Hà Nội xét, ra
“Quyết định kết nạp đảng viên”
- Đối với đảng ủy cơ sở được Đảng ủy ĐHQGHN ủy quyền quyết định kết nạpđảng viên: Tập thể cấp ủy thảo luận, biểu quyết; nếu được hai phần ba số cấp ủy viên trởlên tán thành thì ra “Quyết định kết nạp đảng viên” (mẫu 23) mà không cần ra “Nghịquyết đề nghị kết nạp đảng viên”
j) Thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên:
- Sau khi nhận được “Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên” của cấp ủy cơ sở,Đảng ủy ĐHNN- ĐHQGHN tiến hành thẩm định, xem xét, quyết định (mẫu 23)
Trang 17- Trường hợp người vào Đảng có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị hoặc chínhtrị hiện nay, không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy (Quy định số 57- QĐ/TWngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”) thìbáo cáo Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội xem xét Nếu được sự đồng ý bằng văn bảncủa Thành ủy Hà Nội thì cấp ủy có thẩm quyền mới ra quyết định kết nạp.
Hà Nội, ngày tháng năm
- Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từngngười một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ)
- Chương trình buổi lễ kết nạp (Chủ trì: Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy)
+ Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca);
+ Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu;
+ Người vào Đảng đọc đơn xin vào Đảng;
+ Đảng viên được phân công giúp đỡ đọc bản giới thiệu người vào Đảng;
+ Đại diện BCH Đoàn TNCSHCM cơ sở hoặc BCH Công đoàn cơ sở đọc bản giớithiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng (nếu có);
+ Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy
có thẩm quyền (những người dự lễ kết nạp đứng nghiêm);
+ Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ (những người dự lễ kết nạp đứng nghiêm);
Trang 18+ Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đảngviên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị;+ Đại diện đảng ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có);
+ Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca)
l) Thời hạn làm thủ tục xét kết nạp và sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạpngười vào Đảng:
- Thời gian xét làm thủ tục kết nạp người vào Đảng: Khi chi bộ có “Nghị quyết đềnghị kết nạp đảng viên”, cấp ủy có thẩm quyền phải xem xét quyết định và thông báo kếtquả cho chi bộ, không được để chậm quá 60 ngày; nếu quá thời hạn trên mà không có lý
do chính đáng thì cấp ủy để chậm phải kiểm điểm trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên
- Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộchưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau:
+ Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ
+ Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của BCH Đoàn TNCSHCM cơ sởhoặc của BCH công đoàn cơ sở
+ Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng (chủ yếu về lịch sử chínhtrị của cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng và bản thân người vàoĐảng) nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước; nếu không thì cũng ghi là
“không có gì thay đổi” vào Phiếu bổ sung lý lịch, có chứng nhận của cấp ủy
+ ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể nơi công tác và chi ủy nơi cư trú đối vớingười xin vào Đảng
- Giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng: có giá trị trong 60 tháng (5 năm) kể
từ ngày ghi trên giấy chứng nhận
4) Hoàn thiện hồ sơ sau khi kết nạp đảng viên
Sau khi tổ chức lễ kết nạp đảng viên, chi ủy hướng dẫn đảng viên mới hoàn
thiện hồ sơ đảng viên như: khai lý lịch đảng viên (Mẫu 24), phiếu đảng viên (03 phiếu),chi ủy viết mục lục hồ sơ đảng viên, ký và ghi rõ họ tên cấp ủy và gửi cấp ủy cấp trênxác nhận, ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu (cả dấu giáp lai vào lý lịch và ảnh) và giao chocấp ủy có thẩm quyền quản lý hồ sơ đảng viên để lưu giữ
II Xét công nhận đảng viên chính thức
1 Thời điểm xét công nhận đảng viên chính thức
Trang 191) Chi bộ phải kịp thời xét công nhận chính thức cho đảng viên khi hết 12 tháng dự bị.
- Nếu không đủ tiêu chuẩn và điều kiện chuyển đảng chính thức thì chi bộ họp xemxét, làm thủ tục đề nghị lên cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sáchđảng viên dự bị;
- Thời hạn từ khi chi bộ có văn bản đề nghị đến khi cấp ủy đảng có thẩm quyềnquyết định công nhận chính thức không được quá 30 ngày
2) Đảng viên dự bị đủ điều kiện được công nhận là đảng viên chính thức, dù chi bộ họpchậm, cấp ủy có thẩm quyền chuẩn y chậm, vẫn được công nhận đảng viên chính thứcđúng thời điểm hết 12 tháng dự bị
3) Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới đã qua ba lần biểu quyết nhưng không đủ hai phần
ba số đảng viên chính thức hoặc cấp ủy viên tán thành công nhận đảng viên dự bị là đảngviên chính thức hoặc đề nghị xóa tên trong danh sách đảng viên, thì báo cáo cấp ủy cấptrên trực tiếp và cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định
2 Hồ sơ xét công nhận đảng viên chính thức
- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới do Đảng ủy ĐHQGHN hoặcTrung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp;
- Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị (mẫu 26) viết tay trên 2 mặt tờ giấy khổA4;
- Bản nhận xét đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ(nếu hết độ tuổi sinh hoạt Đoàn phải có 02 bản nhận xét của hai đảng viên được phâncông giúp đỡ - mẫu 27);
- Biên bản họp nhận xét của Chi đoàn, BCH Đoàn cơ sở, Công đoàn cơ sở, BCHcông đoàn (mẫu tương tự như khi xét kết nạp, chỉ thay đổi nội dung); Nghị quyết đề nghịcông nhận đảng viên chính thức của Đoàn thanh niên (mẫu 28);
- Bảng điểm học tập trong một năm là đảng viên dự bị (tính bình quân) đối vớiđảng viên dự bị là học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh
- Chi ủy nơi có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi công tác
và chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị (mẫu 29, 30);
- Nghị quyết “Đề nghị công nhận đảng viên chính thức” của chi bộ (mẫu 31, 32);
- Nghị quyết “Đề nghị công nhận đảng viên chính thức” của đảng ủy cơ sở khôngđược ủy quyền kết nạp đảng viên và chuyển đảng chính thức (mẫu 33)
Trang 203 Thủ tục và quy trình xét công nhận đảng viên chính thức
- Sau khi được kết nạp vào Đảng, đảng viên mới phải chủ động tham gia học lớpbồi dưỡng đảng viên mới do Đảng ủy ĐHQGHN hoặc Trung tâm bồi dưỡng chính trịcấp quận, huyện hoặc tương đương tổ chức Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ làm lễ kếtnạp, đảng viên dự bị chủ động viết bản tự kiểm điểm đề nghị chi bộ xét, công nhận đảngviên chính thức Nội dung kiểm điểm phải nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiệnnhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại (mẫu 26)
- Đảng viên được phân công giúp đỡ viết bản “Nhận xét đảng viên dự bị” (mẫu 27)
để báo cáo chi bộ; nội dung nhận xét cần nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về lập trường tưtưởng, nhận thức về Đảng, đạo đức lối sống và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giaocủa đảng viên dự bị
- Lấy ý kiến của đoàn thể nơi công tác (Đoàn thanh niên, Công đoàn) và chi ủynơi cư trú đối với đảng viên dự bị được tiến hành như thủ tục khi xét kết nạp đảng viên(mẫu 28, mẫu 29)
- Chi ủy nơi có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể nơi côngtác và chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị (mẫu 30) để báo cáo chi bộ, kèm theo ýkiến của từng đoàn thể và của chi ủy nơi cư trú
- Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) họp xét, thông qua toàn bộ hồ sơ thủ tục, ra "Nghịquyết đề nghị công nhận đảng viên chính thức" (mẫu 31, mẫu 32) gửi cấp ủy có thẩmquyền
- Đảng ủy cơ sở xét duyệt và ra “Nghị quyết đề nghị công nhận đảng viên chínhthức” gửi cấp ủy có thẩm quyền (mẫu 33) Nếu đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết địnhkết nạp đảng viên và chuyển đảng chính thức thì do đảng ủy cơ sở đó ra “Quyết địnhchuyển đảng chính thức” (mẫu 34) mà không cần ra “Nghị quyết đề nghị công nhậnđảng viên chính thức”
- Đảng ủy có thẩm quyền xem xét, ra “Quyết định công nhận đảng viên chính thức”(mẫu 35)
- Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức,chi ủy công bố quyết định trong hội nghị chi bộ gần nhất
* Phiếu báo đảng viên được công nhận chính thức (mẫu 36): Sau khi chi bộ
công bố quyết định công nhận đảng viên chính thức, cấp ủy cơ sở viết nội dung và ký
Trang 21phiếu báo này; bổ sung vào lý lịch đảng viên và danh sách đảng viên của đảng bộ,chuyển phiếu báo lên cấp trên trực tiếp theo định kỳ (hàng tháng).
4 Việc phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ đảng viên dự bị chuyển công tác đến đơn vị mới hoặc đến nơi cư trú mới
1) Đảng viên dự bị chuyển sinh hoạt đảng (chính thức hoặc tạm thời) đến đơn vị côngtác hoặc nơi cư trú mới, thì chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên chuyển đi nhận xét vàobản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị, để đảng viên báo cáo cấp ủy, chi bộ nơi chuyểnđến theo dõi, giúp đỡ
2) Chi bộ nơi đảng viên dự bị chuyển đến tiếp tục phân công đảng viên chính thức theodõi, giúp đỡ
5 Thủ tục, cách tính ngày vào Đảng và tuổi đảng cho đảng viên
- Ngày vào Đảng của đảng viên: Được tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp
(ghi ở góc trái phía dưới của “Quyết định kết nạp đảng viên”)
- Tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày ghi trong “Quyết định công nhận đảngviên chính thức” (trừ thời gian không tham gia sinh hoạt sinh hoạt đảng, đó là: Thời gian
bị khai trừ, thời gian bị xóa tên, thời gian mất liên lạc với tổ chức đảng và thời gian giánđoạn do chuyển sinh hoạt đảng)
- Tuổi đảng của đảng viên được kết nạp lại thực hiện theo quy định tại điểm 5 (5.5),Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31/10/2006 của Bộ Chính trị, cụ thể: Đảng viên làm bản
kê khai về tuổi đảng của mình, báo cáo chi bộ; chi bộ thẩm tra, báo cáo đảng ủy cơ sởthẩm định; đảng ủy cơ sở báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xem xét, ra quyết định tính lạituổi đảng cho đảng viên Quyết định được gửi cho đảng viên và lưu hồ sơ
- Việc tính lại tuổi đảng đối với đảng viên bị khai trừ có thời hạn theo quy
định của Điều lệ Đảng khóa II, thời gian mất liên lạc với tổ chức đảng và thời gian giánđoạn do chuyển sinh hoạt đảng cũng được thực hiện tương tự như trên
6 Đảng viên xin miễn sinh hoạt đảng
1) Đảng viên tuổi cao, sức yếu, tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảngbằng cách tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ để chi bộ xem xét, quyết định.Chi ủy hoặc bí thư chi bộ báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp biết
2) Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có quyền hạn và trách nhiệm sau:
Trang 22- Được dự đại hội đảng viên, được chi ủy hoặc bí thư chi bộ thông báo về nghịquyết, chỉ thị mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình hoạt động của chi bộ,đảng bộ như đối với đảng viên đang sinh hoạt đảng.
- Được xét tặng Huy hiệu Đảng khi có đủ tiêu chuẩn
- Được miễn đánh giá chất lượng đảng viên trong thời gian được miễn công tác vàsinh hoạt đảng
- Bản thân phải gương mẫu và vận động gia đình chấp hành chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của địa phương, nếu vi phạm tưcách đảng viên phải xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ Đảng
7 Đảng viên xin ra khỏi Đảng
Đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn ykết nạp xem xét, quyết định (mẫu 49)
1) Đối tượng và thủ tục:
- Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách.Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho rakhỏi Đảng
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáochi bộ
- Chi bộ, đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét quyết địnhcho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên
2) Đảng viên đã được cấp ủy có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhucầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp ủy có thẩm quyền xét, cấp “Giấy xác nhậntuổi đảng” cho những người đó
III Quy định về quyền và nghĩa vụ của đảng viên trong một số trường hợp cụ thể
1 Đảng viên phải “hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”
- Nhiệm vụ được giao bao gồm nhiệm vụ do Điều lệ Đảng qua định, nhiệm vụ docác tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị và các đoàn thể chính trị - xã hội phâncông
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là hoàn thành có chất lượng, hiệu quả và bảođảm thời gian theo quy định
Trang 23- Phân công công tác cho đảng viên là việc giao cho đảng viên những nhiệm vụthuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ như: xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; pháttriển đảng viên; xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh; xây dựng đời sống văn hóa
ở khu dân cư; bảo đảm an ninh, trật tự; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xãhội… Chi bộ có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra đảng viên thực hiện, đưa vào nộidung đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm; đảng viên được phân công có tráchnhiệm báo cáo với chi bộ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu Cấp ủy cấp trên thườngxuyên kiểm tra việc thực hiện và chỉ đạo rút kinh nghiệm
- Việc đánh giá kết quả “hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” căn cứ vào kiểm điểmcông tác theo định kỳ (hàng năm) của đảng viên ở chi bộ; nhận xét của cấp ủy, chínhquyền hoặc cơ quan, đơn vị, ban chấp hành đoàn thể chính trị - xã hội (nơi đảng viên làthành viên tham gia các tổ chức đó) thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ
2 Đảng viên có một trong những việc sau đây phải báo cáo và thực hiện theo ý kiến của cấp ủy trực tiếp quản lý, đồng thời báo cáo cấp ủy nơi sinh hoạt đảng
- Dự định kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;chuẩn bị làm thủ tục xin xuất cảnh định cư ở nước ngoài
- Được nước ngoài dự định tặng huân chương, huy chương, giải thưởng, học hàm,học vị hoặc các danh hiệu khác ngoài hiệp định hợp tác giữa hai nhà nước
- Được tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mờiđích danh đi nước ngoài; mời làm thành viên cho tổ chức của họ ngoài hiệp định hợp tácgiữa hai nhà nước; mời hoặc thuê làm việc dưới mọi hình thức
- Được tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cho,tặng tiền, hàng, hiện vật có giá trị từ 10 triệu đồng Việt Nam trở lên
- Cho người nước ngoài thuê nhà, đất
- Có nhu cầu ra nước ngoài về việc riêng
- Có vợ hoặc chồng, con được nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoàimời đích danh đi tham quan, du lịch, hội thảo, nghiên cứu, học tập, chữa bệnh và đi học
Trang 243 Đảng viên có đạo
Ngoài thực thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của đảng viên theo quy địnhchung, đảng viên có đạo có quyền và nghĩa vụ sau:
1) Nhiệm vụ của Đảng viên:
- Tuyên truyền vận động đồng bào có đạo và chức sắc tôn giáo hiểu và thực hiệnđúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công táctôn giáo; nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc
- Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo; phát hiện và đấutranh chống lại những hành vi lợi dụng tôn giáo hoạt động trái pháp luật, đi ngược đườnglối, chính sách của Đảng, có hại đến lợi ích của nhân dân và đoàn kết tôn giáo, đoàn kếttoàn dân tộc
2) Quyền hạn và trách nhiệm của Đảng viên:
- Được tham gia các hình thức sinh hoạt tôn giáo được pháp luật cho phép; khitham gia sinh hoạt tôn giáo không được làm lộ bí mật của Đảng và Nhà nước, khôngđược hoạt động mê tín dị đoan Không được tham gia các tổ chức và các hoạt động lợidụng quyền tự do tôn giáo làm trái đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, có hại đến lợi ích của nhân dân và đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc
- Có thể tham gia làm chức sắc, chức việc, hội đoàn tôn giáo nếu được tín đồ tínnhiệm, được cấp ủy cơ sở đề nghị và được Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đồng ýbằng văn bản
4 Đảng viên có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài, đảng viên có con quan hệ
hôn nhân với người nước ngoài
1) Đảng viên có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài:
Đảng viên được kết hôn với người nước ngoài phải có đủ 4 điều kiện sau:
- Người nước ngoài mà đảng viên dự định kết hôn, phải là người có đủ điều kiệnkết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
- Người nước ngoài mà đảng viên dự định kết hôn phải có lý lịch bản thân rõràng; không có hoạt động phạm tội nghiêm trọng đã được cơ quan pháp luật của Nhànước Việt Nam và Nhà nước của người nước ngoài xác nhận; là người nước ngoài được
cơ quan có thẩm quyền của Đảng hoặc Nhà nước ta kết luận không có thái độ hoặc hoạtđộng chống Đảng và Nhà nước ta
Trang 25- Đảng viên dự định kết hôn với người nước ngoài thì đảng viên đó không đượclàm việc ở những cơ quan, đơn vị, bộ phận trọng yếu, cơ mật.
- Đảng viên phải báo cáo chi bộ các nội dung có liên quan bằng văn bản và chỉđược đăng ký kết hôn với người nước ngoài sau khi đã được cấp ủy có thẩm quyền xét,đồng ý bằng văn bản Thủ tục như sau:
a) Đối với đảng viên đang công tác, sinh hoạt ở trong nước:
+ Đảng viên báo cáo chi bộ những văn bản sau: Đơn xin được kết hôn với ngườinước ngoài; lý lịch bản thân của người nước ngoài mà mình dự định kết hôn
+ Chi bộ xem xét, làm văn bản báo cáo cấp ủy cơ sở (kèm theo toàn bộ các vănbản của đảng viên báo cáo)
+ Cấp ủy cơ sở xem xét, làm văn bản báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủyĐHQGHN (kèm theo toàn bộ hồ sơ của chi bộ đã báo cáo)
+ Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN chỉ đạo các ban tham mưu tổ chức thẩmtra, xác minh, làm rõ lai lịch cá nhân người nước ngoài mà đảng viên dự định kết hôn;xét, ra văn bản (đồng ý hoặc không đồng ý) trả lời để cấp ủy cấp dưới và đảng viên thựchiện
b) Đối với đảng viên đang công tác, sinh hoạt ở nước ngoài:
+ Đảng viên báo cáo chi bộ những văn bản sau: Đơn xin được kết hôn với ngườinước ngoài; lý lịch bản thân của người nước ngoài mà mình dự định kết hôn
+ Chi bộ xem xét, làm văn bản báo cáo cấp ủy cơ sở (kèm theo toàn bộ các vănbản của đảng viên báo cáo)
c) Thời gian thực hiện:
+ Thời gian cấp ủy có thẩm quyền ra văn bản trả lời cấp ủy cấp dưới và đảngviên, chậm nhất sau 3 tháng (ở nước ngoài là 4 tháng), kể từ ngày nhận được hồ sơ của cấp ủy cơ sở gửi lên
+ Trường hợp xét chưa kịp thời hạn trên, cấp ủy có thẩm quyền có thể cho phépđảng viên dự định kết hôn với người nước ngoài làm bản “Cam kết là bảo đảm đúng cácđiều kiện kết hôn” Trên cơ sở cam kết đó, đồng ý cho đảng viên được kết hôn với ngườinước ngoài Nếu sau này thẩm tra những điều kiện trên không đúng theo quy định, thìyêu cầu đảng viên tự nguyện làm đơn xin ra khỏi Đảng và tổ chức đảng làm thủ tục xóatên trong danh sách đảng viên, nếu nghiêm trọng thì khai trừ ra khỏi Đảng
Trang 262) Đảng viên có con quan hệ hôn nhân với người nước ngoài: Đảng viên có conquan hệ hôn nhân với người nước ngoài phải có trách nhiệm:
- Báo cáo trung thực, kịp thời với chi bộ bằng văn bản các nội dung sau:
+ Bản tóm tắt sơ yếu lý lịch bản thân của người nước ngoài mà con đã hoặc dựđịnh kết hôn; trong đó, tối thiểu phải có nội dung: họ và tên, ngày tháng năm sinh, mangquốc tịch nước nào, nghề nghiệp chính đang làm, tên cơ quan đơn vị đang làm việc vàđịa chỉ nơi trụ sở cơ quan làm việc, đã có vợ hoặc chồng chưa, họ và tên bố mẹ đẻ (cácnội dung này phải được ghi bằng tiếng Việt)
+ Bản tóm tắt sơ yếu lý lịch của con
+ Bản trình bày về người con đã hoặc dự định có quan hệ hôn nhân với ngườinước ngoài (chú ý: Nêu rõ việc quan hệ hôn nhân của con đã đúng hoặc chưa đúng sovới nội dung Quy định số 127-QĐ/TW của Ban Bí thư và Luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 2000)
- Phải thường xuyên giải thích, giáo dục và yêu cầu con đã hoặc dự định có quan
hệ hôn nhân với người nước ngoài về các nội dung:
+ Thực hiện đúng Luật Hôn nhân và Gia đình của Quốc hội ngày 09/6/2000 vàNghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Thủ tướng chính phủ
+ Giữ gìn những truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp và bản sắc văn hóa củadân tộc Việt Nam trong hôn nhân như: hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng,
vợ chồng bình đẳng…
Trang 27Phần II: Chuyển sinh hoạt Đảng
I Trách nhiệm của đảng viên và cấp ủy trong việc chuyển sinh hoạt đảng
1 Trách nhiệm của đảng viên
- Đảng viên phải trình quyết định của cấp có thẩm quyền cho nghỉ hưu, chuyểncông tác, thay đổi nơi cư trú và bản tự kiểm điểm về ưu, khuyết điểm thực hiện nhiệm vụđảng viên trong một năm trước thời điểm chuyển sinh hoạt đảng, báo cáo chi ủy, chi bộlàm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức (hoặc tạm thời) đến đảng bộ mới
- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày giới thiệu chuyển đi, đảng viên phải xuất trìnhgiấy giới thiệu sinh hoạt đảng với đảng ủy cơ sở, chi ủy nơi chuyển đến để được sinhhoạt đảng Nếu quá thời hạn trên, đảng viên hoặc tổ chức đảng vi phạm phải báo cáo lý
do cụ thể để cấp ủy có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của Điều lệ Đảng
- Đảng viên phải bảo quản cẩn thận hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng, nếu để mất giấygiới thiệu sinh hoạt đảng và hồ sơ thì phải báo cáo ngay với cấp ủy nơi đã làm thủ tụctrước đó (tường trình rõ lý do bị mất và bản xác nhận của công an xã, phường hoặchuyện, quận nơi bị mất hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng) để cấp ủy xem xét và giới thiệuvới cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi xét, lập lại hồ sơ đảng viên và làm lại thủ tục chuyển sinhhoạt đảng
2 Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở
- Chi ủy trực tiếp làm thủ tục giới thiệu, ghi nhận xét vào bản kiểm điểm của đảngviên và giao cho bí thư, phó bí thư của cấp ủy ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng
- Đảng ủy cơ sở trực tiếp làm thủ tục giới thiệu; nhận xét, đóng dấu chứng nhậnvào bản kiểm điểm đảng viên, ghi mục lục hồ sơ đảng viên tại thời điểm chuyển sinhhoạt đảng, hướng dẫn đảng viên ghi bổ sung lý lịch, quá trình công tác vào lý lịch đảngviên; xét cấp lại và chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên bị mất hồ sơ; quản lý sổ giớithiệu sinh hoạt đảng và giao cho bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ của cấp ủy ký giấygiới thiệu chuyển sinh hoạt đảng, niêm phong hồ sơ và giao cho đảng viên chuyển lêncấp ủy cấp trên trực tiếp
3 Trách nhiệm của Đảng ủy ĐHQGHN
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Trung ương về giới thiệusinh hoạt đảng ở các cấp ủy trực thuộc; xử lý các trường hợp đảng viên chậm nộp hồ sơhoặc không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng; đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, ủy viênThường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng và đóng dấu
Trang 28của cấp ủy, niêm phong hồ sơ và giao cho đảng viên chuyển đến cấp ủy cấp trên trực tiếpnơi chuyển đến.
- Chỉ đạo Ban Tổ chức Đảng ủy thực hiện thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng, viếtphiếu báo chuyển sinh hoạt đảng và sử dụng, quản lý sổ giới thiệu sinh hoạt đảng
4 Khi làm thủ tục cho đảng viên chuyển sinh hoạt đảng chính thức hoặc tạm thời từ tổ
chức đảng ở trong nước ra tổ chức đảng của ta ở nước ngoài và ngược lại thì chuyển quaBan cán sự đảng ngoài nước
II Thủ tục chuyển sinh hoạt đảng
1 Chuyển sinh hoạt đảng chính thức (cắt đảng số)
1) Chuyển sinh hoạt đảng chính thức ở trong nước:
a) Đảng viên được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển công tác sang một đơn vịmới, được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, phục viên hoặc thay đổi nơi cư trú lâu dài; đảng viên
đi công tác biệt phái hoặc đến làm hợp đồng không thời hạn từ 12 tháng trở lên ở các cơquan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và hội quần chúng, thì giải quyết việc chuyển sinhhoạt đảng như sau:
- ở những nơi có tổ chức đảng: Được chuyển sinh hoạt đảng chính thức đến TCCSđảng nơi đảng viên đến làm việc hoặc nơi cư trú lâu dài
- ở những nơi chưa có tổ chức đảng: Nếu cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sựnghiệp ở quá xa nơi đảng viên thường trú, thì được chuyển sinh hoạt đảng chính thứcđến đảng bộ nơi đảng viên tạm trú Trường hợp đảng viên đến làm việc ở gần nơi thườngtrú, thì đảng viên vẫn sinh hoạt ở đảng bộ cũ
- Đảng viên là học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường ở trong nước mà chưa cónơi nhận làm việc thì đảng ủy nhà trường giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng chính thứccho đảng viên về đảng bộ nơi cư trú
b) Cách viết giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức (mẫu 37)
- Chi ủy (kể cả chi ủy cơ sở) nơi có đảng viên chuyển sinh hoạt đảng chính thức đi,sau khi kiểm tra kỹ (quyết định của cấp có thẩm quyền cho đảng viên chuyển công tác,thay đổi chỗ ở và bản tự kiểm điểm của đảng viên) viết ô số 1 giấy giới thiệu sinh hoạtđảng chính thức “Loại 10 ô” giới thiệu đảng viên đến cấp ủy cấp trên trực tiếp như: đảng
ủy bộ phận hoặc đảng ủy cơ sở, hoặc ban thường vụ huyện ủy và tương đương (nếu chi
bộ cơ sở trực thuộc đảng bộ huyện và tương đương)
Trang 29- Đảng bộ bộ phận (nếu có) kiểm tra, viết ô số 2 giới thiệu đảng viên đến đảng ủy
cơ sở
- Đảng ủy cơ sở kiểm tra, viết nhận xét vào bản kiểm điểm của đảng viên, viết ô số
3 giới thiệu đảng viên đến cấp ủy cấp trên trực tiếp như ban thường vụ huyện ủy vàtương đương, niêm phong hồ sơ đảng viên giao cho đảng viên mang theo
- Đảng ủy ĐHQGHN kiểm tra kỹ, viết ô số 4 giới thiệu đảng viên đến cấp ủy cấptrên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên sẽ chuyển đến, kiểm tra đầy đủ cáctài liệu trong hồ sơ đảng viên, phiếu đảng viên và các tài liệu liên quan khác; niêm phong
hồ sơ đảng viên giao cho đảng viên mang theo
- Đảng ủy ĐHQGHN nơi đảng viên chuyển đến, kiểm tra kỹ, viết ô số 7 để tiếpnhận và giới thiệu đảng viên về cấp ủy cấp dưới trực tiếp như: đảng ủy cơ sở, hoặc chi
ủy cơ sở nơi đảng viên sẽ về, kiểm tra, thu nhận quản lý hoặc chuyển hồ sơ đảng viênnhư trên
- Đảng ủy cơ sở nơi đảng viên chuyển đến, kiểm tra, thu nhận hồ sơ đảng viên đểquản lý (nếu được giao quản lý), viết ô số 8 để tiếp nhận và giới thiệu đảng viên về đảng
bộ bộ phận (nếu có), hoặc chi ủy chi bộ nơi đảng viên về sinh hoạt
- Đảng ủy bộ phận nơi đảng viên chuyển đến, viết ô số 9 để tiếp nhận và giới thiệuđảng viên về chi ủy chi bộ nơi đảng viên về sinh hoạt
- Chi ủy (kể cả chi ủy cơ sở) viết ô số 10 tiếp nhận đảng viên về sinh hoạt vàchuyển giấy giới thiệu sinh hoạt đảng của đảng viên về đảng ủy cơ sở để quản lý theoquy định
c) Hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng chính thức gồm:
- Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức (loại 10 ô)
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về thay đổi nơi làm việc hoặc nơi cư trú
- Phiếu đảng viên (khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng ra khỏi đảng bộ cấp
trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng)
- Thẻ đảng viên hoặc hồ sơ kết nạp của đảng viên dự bị
- Hồ sơ đảng viên (có bổ sung lý lịch, quá trình công tác; mục lục hồ sơ đảng viênđến thời điểm chuyển đi)
- Bản tự kiểm điểm của đảng viên, có nhận xét của cấp ủy cơ sở nơi giới thiệu đảngviên chuyển sinh hoạt đảng đi
Trang 302) Chuyển sinh hoạt đảng chính thức ra nước ngoài:
a) Đối tượng: Chuyển sinh hoạt đảng chính thức (cắt đảng số ở đảng bộ) đối vớinhững đảng viên được cử đi công tác, học tập, lao động, được cơ quan có thẩm quyềncủa Đảng và Nhà nước cho đi thăm người thân ở ngoài nước từ 12 tháng trở lên
- Nếu ở nước ngoài đã có TCCS đảng: Đảng ủy ĐHQGHN tiến hành chuyển sinhhoạt đảng chính thức như thủ tục ở trong nước, giới thiệu đảng viên đến Ban Cán sựđảng ngoài nước để thực hiện tiếp thủ tục
- Nếu ở nước ngoài chưa có TCCS đảng: Giải quyết việc chuyển sinh hoạt đảngnhư sau:
+ Đảng viên đi đơn lẻ thì Ban Cán sự đảng ngoài nước trực tiếp hướng dẫn làmthủ tục sinh hoạt đảng Khi đảng viên ở ngoài nước về phải có bản tự kiểm điểm trongthời gian ở nước ngoài về tư cách đảng viên và thực hiện nhiệm vụ được giao, có xácnhận của tổ chức đảng hoặc cơ quan đại diện của ta ở nước sở tại; các trường hợp khácthực hiện theo hướng dẫn của Ban Cán sự đảng ngoài nước
+ Đảng viên ra ngoài nước theo đoàn có từ 3 đảng viên chính thức trở lên thì BanCán sự đảng ngoài nước ra quyết định thành lập chi bộ đảng, chỉ định chi ủy lâm thời,giao nhiệm vụ cho chi bộ trong thời gian ở nước ngoài Khi đảng viên trở về, chi ủy nhậnxét vào bản kiểm điểm của đảng viên để Ban Cán sự đảng ngoài nước xem xét, giới thiệusinh hoạt đảng cho đảng viên về sinh hoạt đảng ở trong nước
2 Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời (không cắt đảng số)
1) Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời ở trong nước:
a) Đối tượng: Đối với đảng viên đi công tác, học tập, làm việc (kể cả công tác biệtphái), làm hợp đồng, thay đổi nơi trú ở trong nước; đảng viên là cán bộ công nhân viên ởcác doanh nghiệp, là xã viên các hợp tác xã vì không có việc làm phải về nơi cư trú nghỉ
Trang 31chờ việc làm trong thời gian 3 tháng đến dưới 12 tháng; đảng viên được cử đi học ởcác trường trong nước từ 3 tháng đến 24 tháng, sau đó lại trở về đơn vị cũ.
b) Cách viết giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng tạm thời (mẫu 38)
- Chi ủy (kể cả chi ủy cơ sở) nơi có đảng viên chuyển sinh hoạt đảng tạm thời đi,sau khi kiểm tra kỹ (quyết định của cấp có thẩm quyền cho đảng viên chuyển đi côngtác, học tập và bản tự kiểm điểm của đảng viên) viết ô số 1 giấy giới thiệu sinh hoạtđảng tạm thời “Loại 8 ô” để giới thiệu đảng viên đến đảng ủy cơ sở; nếu là chi ủy cơ sởthì giới thiệu đảng viên đến đảng ủy cơ sở, hoặc chi ủy cơ sở nơi đảng viên sẽ đến sinhhoạt đảng tạm thời
- Đảng ủy cơ sở nơi có đảng viên chuyển đi, kiểm tra, viết ô số 2 để giới thiệu đảngviên đến đảng ủy cơ sở hoặc chi ủy cơ sở nơi đảng viên sẽ đến sinh hoạt đảng tạm thời
- Đảng ủy cơ sở nơi đảng viên chuyển đến sinh hoạt đảng tạm thời kiểm tra, viết ô
số 3 tiếp nhận và giới thiệu đảng viên về chi ủy chi bộ trực thuộc; chi ủy hoặc chi ủy cơ
sở viết ô số 4 để tiếp nhận đảng viên về sinh hoạt đảng tạm thời
- Khi đảng viên hoàn thành nhiệm vụ trở về, chi ủy, hoặc chi ủy cơ sở nơi đảngviên sinh hoạt đảng tạm thời kiểm tra, ghi nhận xét vào bản tự kiểm điểm của đảng viên,viết ô số 5 giới thiệu đảng viên đến đảng ủy cơ sở; nếu là chi ủy cơ sở thì giới thiệu đảngviên đến đảng ủy cơ sở, hoặc chi ủy cơ sở nơi đảng viên sẽ trở về
- Đảng ủy cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời kiểm tra, viết ô số 6 giớithiệu đảng viên đến đảng ủy cơ sở hoặc chi ủy cơ sở nơi đảng viên sẽ về
- Đảng ủy cơ sở nơi đảng viên về, kiểm tra, viết ô số 7 tiếp nhận và giới thiệu đảngviên về chi ủy chi bộ trực thuộc; chi ủy hoặc chi ủy cơ sở tiếp nhận đảng viên vào ô số 8cho đảng viên sinh hoạt chi bộ, đồng thời chuyển giấy sinh hoạt đảng của đảng viên lênđảng ủy cơ sở quản lý theo quy định
c) Hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng tạm thời gồm:
- Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời (loại 8 ô)
- Quyết định của cấp có thẩm quyền cho đảng viên chuyển đi công tác, hoặc họctập…
- Thẻ đảng viên hoặc quyết định kết nạp của đảng viên dự bị
- Bản tự kiểm điểm của đảng viên có nhận xét của cấp ủy cơ sở nơi đảng viênchuyển đi và nơi sinh hoạt đảng tạm thời khi chuyển về
Trang 322) Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời ra ngoài nước:
a) Đối tượng:
- Đảng viên đi công tác, học tập, lao động, chữa bệnh, đi thăm người thân ở nướcngoài (được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép) từ 3 tháng đến dưới 12tháng, sau đó lại trở về nước
- Đảng viên đi làm việc theo thời vụ, lưu động thường xuyên theo công trình hợptác ở nước ngoài, không cắt biên chế ở cơ quan thì tổ chức đảng nơi cử đảng viên đithành lập chi bộ, tổ đảng sinh hoạt theo hệ thống tổ chức đảng của cơ quan, xí nghiệp vàthông báo cho Ban Cán sự đảng ngoài nước để cùng phối hợp quản lý
Đảng viên ở nước ngoài đã nhập quốc tịch nước ngoài thì làm đơn xin ra khỏiĐảng, nếu không tự nguyện làm đơn thì tổ chức đảng báo cáo và Ban Cán sự đảng ngoàinước và làm thủ tục xóa tên đảng viên đó trong danh sách đảng viên theo quy định củaĐiều lệ Đảng
b) Thủ tục tiến hành:
- Đảng viên ra nước ngoài từ trên 3 tháng đến dưới 1 năm được chuyển sinh hoạtđảng tạm thời từ đảng ủy cơ sở hoặc chi ủy cơ sở nơi đi trực tiếp đến đảng bộ, chi bộĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ở nước ngoài (thông qua Đại sứ quán hoặc Cơ quan đạidiện của ta ở nước đó), không phải chuyển qua Đảng ủy ĐHQGHN và Ban Cán sự đảngngoài nước như trước đây
+ “Phiếu công tác nước ngoài” (mẫu 39) được dùng thay giấy giới thiệu để
chuyển sinh hoạt đảng tạm thời cho đảng viên ra nước ngoài
+ Đảng ủy cơ sở tiếp nhận và giữ lại giấy giới thiệu sinh hoạt tạm thời của chi bộ;
viết “Phiếu công tác nước ngoài” giao cho đảng viên.
+ Khi ra nước ngoài, trong vòng một tháng, đảng viên phải liên hệ trực tiếp hoặcthông qua đường bưu chính - viễn thông (nếu ở quá xa Đại sứ quán, Cơ quan đại diện)
để nộp “Phiếu công tác nước ngoài” cho tổ chức đảng ta ở nước sở tại và sẽ được
hướng dẫn sinh hoạt trong thời gian ở ngoài nước
+ Đảng ủy cơ sở, chi ủy cơ sở sau khi giới thiệu đảng viên đi ra nước ngoài cầnbáo cáo sớm danh sách đảng viên với Ban Cán sự đảng ngoài nước (mẫu 41) để Banthông báo cho tổ chức đảng ngoài nước biết, tiếp nhận và hướng dẫn đảng viên sinhhoạt
Trang 33+ Khi về nước, đảng viên làm bản kiểm điểm (mẫu 40) có nhận xét của tổ chứcđảng ta ở nước sở tại (thay giấy giới thiệu ngoài nước về) Bản kiểm điểm phải nộp chochi ủy, đảng ủy cơ sở nơi giới thiệu đi để đảng ủy cơ sở giới thiệu trở lại chi bộ sinhhoạt Bản kiểm điểm lưu trong hồ sơ đảng viên
c) Cách viết và cách hiểu nội dung “Phiếu công tác nước ngoài”:
Vì yêu cầu bảo mật ở nước ngoài nên một số nội dung trong “Phiếu công tác nước ngoài” được hiểu như sau:
- Ký hợp đồng thử việc ngày, tháng, năm: được hiểu là ngày, tháng, năm kết nạp
Đảng
- Vào biên chế chính thức ngày, tháng, năm: được hiểu là ngày, tháng, năm công
nhận đảng viên chính thức
- Tiền lương đã nhận hết tháng, năm: được hiểu là thời gian đã nộp đảng phí.
- Người xác nhận: là người ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng, nhưng không ghi
chức vụ, không đóng dấu, chỉ ký và ghi họ tên
d) Thủ tục xét gia hạn thêm thời gian sinh hoạt đảng tạm thời:
Đảng viên đến ở với người thân (vợ, chồng, bố, mẹ, con, cháu ) cần ở thêm mộtthời gian; đi công tác biệt phái, đi làm hợp đồng (do yêu cầu công tác đảng viên phải ởlại một thời gian dưới 1 năm); đảng viên đi học ở trong nước (do yêu cầu học tập phải ởlại một thời gian dưới 2 năm); đảng viên nghỉ chờ việc làm (do chưa có việc làm phảinghỉ chờ thêm); đảng viên đang công tác, học tập, lao động, tham quan, chữa bệnh ởngoài nước (do yêu cầu công tác và việc riêng được cơ quan chủ quản ở trong nước, sứquán, hoặc lãnh sự quán, trưởng đoàn đại diện của Nhà nước ta ở nước sở tại đồng ý cho
ở lại thêm một thời gian dưới 1 năm) thì phải làm văn bản báo cáo với cấp ủy cơ sở nơisinh hoạt đảng tạm thời ở trong nước, hoặc Ban Cán sự đảng ngoài nước (đối với đảngviên sinh hoạt đảng tạm thời ở nước ngoài) xem xét, viết thời gian gia hạn thêm vào giấygiới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời của đảng viên, đảng viên có trách nhiệm báo cáo vớicấp ủy cơ sở nơi sinh hoạt đảng chính thức để theo dõi
3 Chuyển sinh hoạt đảng nội bộ
- Khi đảng viên chuyển sinh hoạt đảng từ chi bộ này sang chi bộ khác trong cùngmột đảng bộ cơ sở, chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt kiểm tra, viết ô số 1 giấy giớithiệu sinh hoạt đảng nội bộ (loại 5 ô, mẫu 42) giới thiệu lên đảng ủy cơ sở
Trang 34- Đảng ủy cơ sở kiểm tra, viết ô số 3 chuyển cho chi ủy chi bộ nơi đảng viênchuyển đến sinh hoạt.
- Chi ủy chi bộ nơi đảng viên đến sinh hoạt kiểm tra, viết ô số 5 tiếp nhận đảngviên về sinh hoạt, sau đó chuyển giấy sinh hoạt này lên đảng ủy cơ sở lưu giữ trong hồ
- Nếu lý do đảng viên đi ra ngoài địa phương nơi cư trú (vì việc làm hoặc vì việcriêng) là chính đáng và thời gian dưới 12 tháng, thì chi bộ xét, đề nghị đảng ủy cơ sở chođảng viên được tạm miễn sinh hoạt đảng và công tác trong thời gian đó Đảng viên phảiđăng ký tạm trú với chính quyền địa phương nơi đến và giữ gìn tư cách đảng viên, đóngđảng phí theo quy định; hết thời gian phải có nhận xét của cơ quan, chính quyền địaphương (xã, phường, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp ) ở các nơi đến để chi bộ bố trí trở lạisinh hoạt chi bộ Nếu nơi đến không thực hiện được việc đăng ký tạm trú, hết thời giantrên phải làm bản tự kiểm điểm về việc giữ gìn tư cách đảng viên, báo cáo chi bộ xemxét, quyết định cho sinh hoạt đảng trở lại
- Trường hợp đảng viên cần tiếp tục đi thêm đợt mới, thì phải có đơn báo cáo chi bộ xem xét, quyết định
2 Việc chuyển sinh hoạt đảng đối với đảng viên là cán bộ nghỉ chờ làm thủ tục nghỉ hưu theo chế độ quy định của Đảng và Nhà nước
Trong thời gian đảng viên nghỉ chờ làm thủ tục nghỉ hưu thì được chuyển sinhhoạt đảng tạm thời về đảng bộ nơi cư trú; nếu đảng viên có yêu cầu, chi bộ xét cho miễnsinh hoạt đảng Sau 1 tháng kể từ khi cấp có thẩm quyền làm xong thủ tục nghỉ hưu (cấp
sổ hưu trí), tổ chức đảng chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên về đảng bộ nơi
cư trú
Trang 353 Việc chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên do yêu cầu công tác phải chuyển tiếp hoặc do tổ chức đảng nơi đảng viên chuyển đi giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng sai quy định
- Cấp ủy cấp trên trực tiếp của TCCS đảng nơi đảng viên nộp hồ sơ chuyển sinhhoạt đảng đến không ghi vào giấy giới thiệu sinh hoạt đảng của đảng viên, làm công vănriêng kèm theo hồ sơ đảng viên để giới thiệu đảng viên đến cấp ủy cấp trên trực tiếp củaTCCS đảng sẽ chuyển đến
- Cấp ủy cấp trên trực tiếp của TCCS đảng nơi đảng viên chuyển đến căn cứ côngvăn và hồ sơ đảng viên xem xét, làm thủ tục tiếp nhận sinh hoạt đảng cho đảng viên
4 Chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên ở tổ chức đảng bị giải tán hoặc giải thể
- Đảng viên ở chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở bị giải tán thì cấp ủy cơ sở làm thủtục giới thiệu đảng viên đến nơi sinh hoạt mới
- Đảng viên ở đảng bộ, chi bộ cơ sở bị giải tán thì Đảng ủy ĐHQGHN căn cứ hồ
sơ đảng viên giới thiệu đảng viên đến đảng bộ mới theo trình tự, thủ tục quy định
- Tổ chức đảng giải thể thì thực hiện việc chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viênsau khi có quyết định giải thể
5 Việc giới thiệu và quản lý đảng viên đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú
- Việc giới thiệu đảng viên đang công tác về nơi cư trú (mẫu 43) thực hiện theoquy định tại điểm 1, Điều 3 Quy định số 76-QĐ/TW ngày 15/06/2000 của Bộ
Chính trị khóa VIII; quy định cụ thể thêm một số điểm như sau:
+ Cấp ủy cơ sở nơi đảng viên đang công tác giới thiệu đảng viên về giữ mối liên
hệ với cấp ủy cơ sở nơi đảng viên cư trú (không phân biệt nơi cư trú của đảng viên ởtrong hay ngoài phạm vi của đảng bộ tỉnh, thành phố)
+ Cấp ủy cơ sở nơi cư trú của đảng viên tiếp nhận đảng viên, vào sổ theo dõi vàthông báo cho chi ủy chi bộ nơi cư trú của đảng viên theo dõi, quản lý, giúp đỡ đảngviên hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại Điều 2 Quy định số 76-QĐ/TW của BộChính trị
- Tổ chức theo dõi, quản lý đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệvới chi ủy, đảng ủy nơi cư trú như sau: