1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư: (lợi nhuận; tỷ suất lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức, địa tô)

7 1,9K 23
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 23,72 KB

Nội dung

Là chênh lệch giữa giá trị hàng hóa Giá trị hàng hóa là lao động XH của con người SX hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó và chi phí sản xuất TBCN là chi phí nhà TB bỏ ra để mua TLSX và t

Trang 1

2 Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư: (lợi nhuận; tỷ suất lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức, địa tô)

2.1 Khái niệm giá trị thặng dư

- Khái niệm m: là bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra bị nhà TB chiếm đoạt Quá trình sản xuất m chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà TB trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới

2.2 Các hình thức:

2.2.1 Lợi nhuận:

- Lợi nhuận (ký hiệu là P): là hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư do lao động

sống tạo ra được quan niệm là do toàn bộ tư bản ứng trước sinh ra Là chênh lệch giữa giá trị hàng hóa (Giá trị hàng hóa là lao động XH của con người SX hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó) và chi phí sản xuất TBCN (là chi phí nhà TB bỏ ra để mua TLSX và thuê nhân công)(với giả định là giá cả bằng giá trị, công thức k = c + v)

Nếu nhìn bề ngoài thì m và P giống nhau nhưng đi vào bản chất của vấn đề bên trong thì m được tạo ra trong quá trình sản xuất còn P là hình thức biểu hiện ra bên ngoài thông qua trao đổi Trên thực tế, m có thể lớn hơn bằng hoặc nhỏ hơn P nhưng khi tổng giá cả bằng tổng giá trị thì tổng P bằng tổng m

+ So sánh m và P:

* Về lượng: nếu cung bằng cầu thì giá cả hàng hóa bằng giá trị của nó thì số lượng lợi nhuận thu được bằng số lượng giá trị thặng dư Nếu cung nhỏ hơn hoặc lớn hơn cầu, giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn lượng giá trị của nó, thì từng TB cá biệt

có thể thu được lợi nhuận lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượng giá trị thặng dư Nhưng trong toàn

xã hội, tổng số giá cả ngang bằng với tổng số giá trị của hàng hóa, thì tổng số lợi nhuận ngang bằng với tổng số giá trị thặng dư

* Về chất: giá trị thặng dư phản ánh nguồn gốc từ v (TB khả biến: là bộ phận

TB dùng để mua sức lao động, nó ko được tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng thêm về số lượng); P thì được xem như do K đẻ ra (K: chi phí sản xuất TBCN) Về thực chất lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, lợi nhuận che giấu bản chất bóc lột của CNTB Vậy chúng ta khẳng định nguồn gốc của lợi nhuận chính là giá trị thặng dư do lao động sống của công nhân làm thuê tạo ra, còn lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư Nên C.Mác viết “Giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra ấy của giá trị hàng hóa so với chi phí sản xuất của

nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hóa” (C.Mác và Ph.Awngghen: Toàn tập, t.25, ph.I, tr.74)

- Tỉ suất lợi nhuận (P’):

Trang 2

Khi m chuyển hóa thành P thì m’ (tỉ suất giá trị thặng dư, m’=(m/v) x 100%) chuyển hóa thành P’(tỉ suất lợi nhuận), được biểu hiện bằng công thức:

P = (m/(c+v)) x 100% → P’ = (P/k) x 100%

Vậy, tỉ suất lợi nhuận là tỉ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư trên chi phí sản xuất TBCN

Nếu m’ là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời của tiền công thì P’ là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc đầu tư TB

+ So sánh m’ và P’: khác nhau về lượng và chất:

Là tỉ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư trên chi phí sản xuất TBCN, được biểu hiện bằng công thức:

P’ = (m/c+v) x 100%

Về lượng: P’ bao giờ cũng nhỏ hơn m’

Ví dụ chứng minh: giả sử m’ là 100%, v là 2.000, m là 2.000 và c+v là 10.000 thì P’ được tính như sau:

P’ = (2.000/10.000) x 100% = 20%

Vậy, m’ = 100% > P’ = 20%

Về chất: m’ biểu hiện mức độ bóc lột của chủ TB đối với lao động, còn P’ chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư TB

Nếu m’ là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động sống thì P’ là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn đầu tư hằng năm của một đơn vị sản xuất kinh doanh Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận ko chỉ là động lực của nền sản xuất hàng hóa TBCN mà còn là động lực của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường nói chung Lợi nhuận kích thích các chủ thể sản xuất kinh doanh hàng hóa cạnh tranh, ra sức đổi mới kĩ thuật và công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng tiết kiệm lao động, vật tư, máy móc nhằm tăng năng suất lao động để sản xuất ra nhiều hàng hóa có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ, có lợi cho họ và người tiêu dùng

Tuy nhiên, quá trình theo đuổi lợi nhuận mù quáng cũng làm cho kinh tế hàng hóa có thể phát triển ko lành mạnh, gây nên sự mất cân đối nhiều mặt trong nền kinh tế Những hiện tượng như đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế, sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng cấm, thất nghiệp, vi phạm đạo đức, lối sống, phá hoại tài nguyên thiên nhiên, làm ô nhiễm môi trường là những hiện tượng phổ biến mà người ta thường gọi là những khuyết tật của nền kinh tế thị trường

- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận:

C.Mác đã chỉ ra 5 nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận gồm:

1 Tỉ suất giá trị thặng dư (m’):

Từ công thức: P’ = (m/(c+v)) x 100%, trong đó m’= (m/v) x 100% → m = m’ x v

→ P’ = (m’ x v)/(c+v) (1) (chia tất cả cho v) → p’ = m’/((c+v) + 1) (2)

Trang 3

Từ công thức (1) trên suy ra, P’ tỉ lệ thuận với m’ vì tỉ suất lợi nhuận là hình thức chuyển hóa của tỉ suất giá trị thặng dư nên giữa chúng có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau

Ví dụ chứng minh: Nếu m’ = 100% với một tư bản gồm 8.000c + 2.000v thì ta thu được 2.000m thì p’= 20% (m = m’ x v = 100% x 2.000 → m = 2.000 (*)

Suy ra P’ = trong công thức (1) nếu v/(c+v) là một đại lượng ko đổi thì:

P’ = (100 x 2.000)/(8.000 + 2.000) = 20%

Tương tự, nếu m’ = 200% (cũng tư bản đó) thì ta sẽ thu được 4.000m và 40% P’

Do vậy, những biện pháp nâng cao tỉ suất giá trị thặng dư cũng là những biện pháp nâng cao tỉ suất lợi nhuận

2 Tốc độ chu chuyển tư bản (n): Là quá trình tuần hoàn tư bản xét về mặt định kỳ đổi

mới và lặp đi lặp lại ko ngừng

Nếu tốc độ chu chuyển của TB tăng nhanh thì càng rút ngắn thời gian chu chuyển (gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông) Từ đó, càng đẩy nhanh quá trình chu chuyển, tạo tiền đề thu được nhiều m hơn, do đó P hằng năm cũng tăng lên

Ví dụ chứng minh: Với một TB ứng trước là 10.000 ( c = 8.000, v = 2.000) đơn vị tiền

tệ, n = 1, m’ = 100% thì thu được m = 2.000, ta có: 8.000c + 2.000v + (2.000m x 1) và P’

= 20% (công thức như ví dụ ở (*))

Nếu n = 2 thì ta có: 8.000c + 2.000v + (2.000m x 2) và P’ = 40%

Do vậy, tỉ suất lợi nhuận tỉ lệ thuận với số vòng chu chuyển TB và tỉ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của TB Để nâng cao P’, các nhà TB phải tìm mọi cách rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thông hàng hóa của mình

Phần mở rộng (nếu hỏi): Làm thế nào rút ngắn n

Như ta biết n = CH/Ch (thời gian trong năm (tính bằng tháng)/thời gian một vòng chu chuyển)

Vì CH là một đại lượng ko đổi nên phải tìm cách giảm Ch tức là giảm thời gian sản xuất hoặc thời gian lưu thông hoặc giảm cả hai yếu tố

Ch = Tsx + Tlt = (tlđ + tgđlđ + tdt) + (tmua + tbán + tvc) (thời gian lao động + thời gian gián đoạn lao động + thời gian dự trữ) + (thời gian mua + thời gian bán + thời gian vận chuyển)

Cần nhiều biện pháp: tăng trình độ phát triển khoa học công nghệ, trình độ người lao động, trình độ tổ chức quản lý, marketting…

- Nâng cao NSLĐ => rút ngắn thời gian lao động

- Hoàn thiện các vật SX => Rút ngắn thời gian gián đoạn SX

- Giảm lượng dự trữ SX => Rút ngắn thời gian dự trữ SX

- Hoàn thiện kết cấu hạ tầng => Rút ngắn thời gian lưu trữ

- Khấu hao nhanh TB cố định => rút ngắn thời gian chu chuyển chung và chu chuyển thực tế của TB

Trang 4

- Phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng cường độ lao động, tổ chức SX theo ca-kíp, tiết kiệm chi phí bảo quản và cải thiện điều kiện lao động của người lao động

Tư bản bất biến (c):

Trong công thức P = m/(c + v), nếu m và v là những đại lượng ko đổi thì P’ sẽ tỉ lệ nghịch với c, vì thế, để nâng cao P’ cần tiết kiệm c như việc sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải…; thay nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền, giảm những chi tiêu để bảo hiểm lao động, bảo vệ môi trường, giảm tiêu hao vật tư năng lượng và tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải trong tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng

cá nhân của xã hội để sản xuất hàng hóa

Các nhân tố ảnh hưởng đến P’ nói trên được các nhà TB khai thác triệt để Song., vì điều kiện cụ thể của mỗi ngành sản xuất khác nhau nên cùng một lượng TB như nhau đầu

tư vào các ngành sản xuất khác nhau, lại thu được P’ khác nhau Từ đó dẫn đến sự cạnh tranh hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân

- Lợi nhuận thương nghiệp: TB thương nghiệp là loại TB ra đời sớm nhất trong lịch

sử vì tiền đề cho sự ra đời của nó là lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ phát triển tới một mức nhất định

+ Nguồn gốc: Dưới chế độ TBCN, TB thương nghiệp là một bộ phận của TB công

nghiệp tách rời ra Trong thuở ban đẩu manh nha của TBCN, khi quy mô các xí nghiệp còn nhỏ bé, các ông chủ tư bản vừa là người sản xuất, vừa là người môi giới cho chính sản phẩm của mình, nên hàng hóa bấy giờ ko phải qua khâu lưu thông, tức hàng hóa được bán xong chỉ sau một hành vi H – T Sau này, do sự phát triển của sản xuất hàng hóa và phân công xã hội đã dẫn đến sự tách ra của một loại nhà TB chuyên đảm nhiệm việc mua và bán hàng hóa, tức TB thương nghiệp Từ đây thương nhân thay mặt người mua ứng TB tiền tệ ra để mua hàng hóa của nhà TB công nghiệp, sau hành vi H – T nhà TB công nghiệp coi như đã bán xong nhưng thực chất hàng hóa chưa đến tay người tiêu dùng, thương nhân mua hàng hóa là để bán lại, vì vậy phải có hành vi H – T thứ hai, nghĩa là người tiêu dùng trả tiền cho thương nhân để mua hàng hóa, như vậy hàng hóa mới ra khỏi lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng Chính vì phải qua hai hành vi H – T mà TB thương nhân phải vận động theo công thức T – H – T’ Tương tự, càng có nhiều thương nhân thì quá trình H – T càng lặp lại nhiều lần, nhưng nếu thương nhân mua chịu và chỉ sau khi bán xong hàng mới trả tiền cho người sản xuất thì thương nhân chỉ đóng vai trò là người môi giới hàng hóa và hưởng hoa hồng

Như vậy, TB thương nghiệp chỉ là một bộ phận của TB hàng hóa (ko phải là toàn bộ TB hàng hóa), có nhiệm vụ chuyển hóa hàng hóa thành tiền Vậy, nó vừa phụ thuộc vào TB công nghiệp, vừa có tính độc lập tương đối Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ: TB thương nghiệp chỉ là một bộ phận của TB hàng hóa, với nghĩa đó, sản xuất quyết định lưu thông Tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ: hàng hóa cuối cùng trở thành tiền – đây là chức năng riêng biệt tách khỏi TB công nghiệp, chức năng này thuộc về TB thương nhân, nó ko

Trang 5

mang hình thái TB sản xuất Tính độc lập này càng tăng lên khi có sự phát triển của hệ thống tín dụng ngân hàng, thương nhân có thể mua hàng hóa để “gối đầu”, tạo ra nhu cầu giả tạo, nếu càng có nhiều thương nhân ở khâu trung gian thì nhu cầu giả tạo đó càng tăng

và nếu để thị trường đó tự điều tiết thì đây là một trong những nhân tố làm gay gắt thêm khủng hoảng thừa

+ Khái niệm: Lợi nhuận của TB thương nghiệp là một bộ phận giá trị thặng dư do công

nhân trong lĩnh vực công nghiệp tạo ra mà nhà TB công nghiệp nhường lại cho nhà TB thương nghiệp vì đã thay nhà TB công nghiệp phụ trách khâu lưu thông hàng hóa

TB công nghiệp nhường cho TB thương nghiệp vì các nguyên nhân: (vai trò của TB thương nghiệp):

+ TB thương nghiệp chỉ hoạt động trong lưu thông, là 1 giai đoạn của quá trình tái sản xuất

+ TB thương nghiệp góp phần mở rộng quy mô tái sản xuất

+ TB thương nghiệp góp phần mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển

+ TB thương nghiệp đảm nhận khâu lưu thông, từ đó TB công nghiệp có thể rảnh tay trong lưu thông mà tập trung đẩy mạnh sản xuất

+ TB thương nghiệp ko trực tiếp tạo ra m nhưng góp phần tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận, góp phần tích lũy cho TBCN

Ngoài TB mua hàng hóa, TB thương nghiệp còn phải ứng chi phí cho lưu thông, có 2 laoij chi phí lưu thông gồm:

+ Chi phí lưu thông thuần túy: là chi phí liên quan đến việc mua và bán hàng hóa, tức là những chi phí để thực hiện giá trị hàng hóa (nhưng ko tính vào giá trị của hàng hóa như trả lương cho nhân viên bán hàng, sổ sách, kế toán…)

+ Chi phí lưu thông bổ sung: là chi phí mang tính sản xuất, liên quan đến việc bảo tồn

và di chuyển của hàng hóa (được tính vào giá trị của hàng hóa như chi phí bảo quản, đóng gói )

+ Ý nghĩa: Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng

hóa, hình thành theo quy luật tỉ suất lợi nhuận bình quân Vì TB thương nghiệp tham gia phân chia m nên hình thành 2 loại giá cả sản xuất: giá cả sản xuất công nghiệp và giá cả sản xuất thực tế (giá cả sản xuất sau cùng), do đó che giấu thêm một bước quan hệ bóc lột của CNTB

- Lợi tức:

+ Nguồn gốc: TB tiền tệ tạm thời để rỗi trong quá trình chu chuyển của TB như tiền dự

trữ để mua nguyên, nhiên liệu… mà chưa mua hoặc quỹ tiền lương của công nhân nhưng chưa trả… Toàn bộ số vốn đó có thể cho vay để sinh lợi, đáp ứng nhu cầu vốn của các nhà

TB Tiền là TB ngay từ khi nó được cho vay nhằm mục đích thu lợi nhuận Nhưng khi chuyển từ người cho vay sang người đi vay thì tiền chưa đẻ ra lợi nhuận được Khi người

Trang 6

đi vay sử dụng số tiền đó vào mục đích nào đó (ví dụ sản xuất kinh doanh) thì tiền đó mới thu được lợi nhuận Cùng một số tiền trên đã tồn tại với tính cách là TB hai lần đối với 2 người nhưng ko phải vì thế mà lợi nhuận có thể tăng gấp đôi, bởi lẽ nó chỉ thực sự hoạt động một lần trong tay người đi vay Lợi tức chỉ là một phần của lợi nhuận trung bình mà nhà TB hoạt động (TB đi vay) thu được phải trả cho nhà TB cho vay Điều này là hợp lý

vì nhà TB đi vay đã sử dụng TB của người khác, nhờ giá trị sử dụng của TB cho vay này

mà thu được lợi nhuận nên TB cho vay phải trả tiền cho việc sử dụng giá trị sử dụng đó (khái quát về TB cho vay: TB cho vay ra đời từ khi có sản xuất hàng hóa và tiền tệ, đó

là TB cho vay nặng lãi TB cho vay trong CNTB là 1 bộ phận của TB tiền tệ trong tuần hoàn của TB công nghiệp tách ra và vận động độc lập Đó là TB tiền tệ mà người chủ sở hữu của nó cho người khác sử dụng trong 1 thời gian nhất định để được nhận 1 số tiền lời nào đó gọi là lợi tức TB cho vay là TB mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng, công thức T – T’ Là một loại hàng hóa đặc biệt vì người bán ko mất quyền sở hữu, người mua

sử dụng thì giá trị sử dụng và giá trị của nó ko mất đi mà còn tăng lên, giá cả của nó ko do giá trị mà do giá trị sử dụng, do khả năng tạo ra lợi nhuận của nó quyết định, là loại TB được sùng bái nhất.)

+ Khái niệm, ý nghĩa: Là một bộ phận của giá trị thặng dư mà nhà TB đi vay phải trả

cho nhà TB sở hữu số TB cho vay khi sử dụng số TB của anh ta, coi như giá cả của TB cho vay Tức là một phần lợi nhuận trung bình mà các nhà TB công, thương nghiệp thu được khi sử dụng TB cho vay vào hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận, trả cho nhà TB cho vay

Phần lợi nhuận trung bình còn lại trong tay các nhà TB công, thương nghiệp trực tiếp kinh doanh gọi là lợi nhuận của chủ xí nghiệp Sự phân chia lợi nhuận bình quân thành 2

bộ phận như vậy về hình thức là sự phân chia về lượng giữa 2 người cùng có quyền đối với cùng 1 TB và cùng nhau phân chia một khoản lợi nhuận Lợi nhuận của chủ xí nghiệp dường như do công lao hoạt động của nhà TB và biểu hiện ra là tiền công của lao động quản lý Biểu hiện bề ngoài này là chỗ dựa cho những quan điểm sai lầm bênh vực sự bóc lột của CNTB

* Tỉ suất lợi tức (Z’): là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được (Z) và số TB tiền tệ cho vay (k) trong một thời gian nhất định, thường là một năm:

Z’ = (Z/k) x 100%

Tỉ suất lợi tức có xu hướng giảm xuống do phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Tỉ suất lợi nhuận bình quân: do lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận trung bình nên Z’ cũng phụ thuộc vào P’ P’ có xu hướng giảm xuống nên Z’ cũng có xu hướng giảm

+ Quan hệ cung cầu về TB cho vay: cung về TB cho vay tăng nhanh hơn cầu về TB cho vay Vì sự phát triển của CNTB làm tăng nạn “nhân khẩu thừa tương đối” và tình trạng

“TB thừa tương đối” nghĩa là có những TB ko tìm được nơi đầu tư có lợi Do đó, các tập đoàn và tầng lớp thực lợi trong GCTS tăng lên nhanh chóng

Trang 7

+ Hệ thống tín dụng trong CNTB ngày càng phát triển Hầu như mọi món tiền tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư đều được huy động để biến thành TB cho vay

- Địa tô TBCN (R):

+ Khái niệm: Địa tô là phần lợi nhuận siêu ngạch nằm ngoài lợi nhuận bình quân,

nguồn gốc do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà TB phải nộp cho địa chủ về tiền thuê đất

+ Căn cứ hình thành địa tô chênh lệch:

* Nhóm 1: khẳng định các nhà TB kinh doanh trong công nghiệp có thu lợi nhuận siêu ngạch dễ biến thành lợi nhuận bình quân (vì dễ di chuyển vốn) Các nhà TB trong nông nghiệp có thu được lợi nhuận siêu ngạch khó biến thành lợi nhuận bình quân (vì diện tích đất đai thuê theo hợp đồng)

* Nhóm 2: Trong công nghiệp, giá cả hàng hóa tính bằng điều kiện sản xuất trung bình (tức bằng thời gian lao động xã hội cần thiết) Trong nông nghiệp, có 3 loại đất: tốt, trung bình và xấu, giá cả nông sản tính bằng giá cả nông sản kinh doanh trên đất xấu nhất (vì đất đai có hạn, nếu chỉ kinh doanh trên đất tốt và trung bình sẽ ko đủ cung cấp nông sản cho

xã hội)

Từ đó, suy ra TB kinh doanh trên đất tốt, trung bình so với đất xấu thu được lợi nhuận siêu ngạch có tính ổn định tương đối hình thành lên địa tô chênh lệch

Địa tô chênh lệch được chia làm 2 loại:

+ Địa tô chênh lệch 1: là địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi gồm độ màu mỡ của đất đai và vị trí gần, xa của đất đai, hai yếu tố này có thể phát sinh tác dụng ngược chiều nhau: đất tốt nhưng ở xa hoặc ngược lại Trong thực tế, có nhiều cách kết hợp hai yếu tố này, độ màu mỡ và vị trí thuận lợi của đất ko phải là cố định

mà phụ thuộc vào sự tiến bộ của sản xuất, khoa học công nghệ, giao thông vận tải… những yếu tố này tạo nên sự tác động đa dạng đối với địa tô chênh lệch 1

+ Địa tô chênh lệch 2: gắn liền với việc thâm canh trong nông nghiệp, thâm canh là việc đầu tư liên tiếp trên cùng 1 diện tích đất canh tác, kết quả của lần đầu tư sau cao hơn lần đầu tư ban đầu Trong địa tô chênh lệch 2 này, C.Mác phát hiện ra tính quy luật đó là người cho thuê muốn ngắn hạn mâu thuẫn với người đi thuê muốn dài hạn

Ngày đăng: 13/03/2016, 15:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w