Mặc dù Bộ tài chính đã ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán, các thông tư vàcác chế độ kế toán áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp song trong thực tiễn tổchức công tác kế toán tại các
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không saochép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình Cácthông tin được sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng Tácgiả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giảNguyễn Thanh Hương
Trang 2Đặcbiệt,tôi xingửilờicảmơnsâusắctớithầygiáo GST.TS Đỗ Minh Thành
- Người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn và giúp đỡ tôi tận tình trongsuốt thời gian nghiên cứu đề tài
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh (chị), bạn bè đã tạo điều kiện vàkhích lệ tôi hoàn thành luận văn này
Trang 3
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: 2
3 Mục đích nghiên cứu: 5
3.1 Về lý luận: 5
3.2 Về thực tiễn: 5
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu: 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu: 5
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài: 5
5.1 Phương pháp luận 5
5.2 Phương pháp cụ thể 5
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 8
CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 9
1.1 Một số khái niệm cơ bản 9
1.2 Vai trò và những nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 10
1.2.1 Vai trò của tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Trang 41.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán 14
1.3.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và tổ chức hạch toán ban đầu 20
1.3.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 24
1.3.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán 27
1.3.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 29
1.3.6 Tổ chức kiểm tra kế toán và ứng dụng máy tính vào công tác kế toán 30
1.3.7 Tổ chức phân tích những thông tin phục vụ công tác quản lý 31
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TỔNG
2.1 Tổng quan về Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC 34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC 34
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC 37
2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Tổng Công ty truyền thông đa phương
2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 55
2.2.6 Tổ chức kiểm tra kế toán và ứng dụng máy tính vào công tác kế toán 61
2.2.7 Tổ chức phân tích những thông tin phục vụ công tác quản lý 63
2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Tổng Công ty công ty truyền thông đa phương tiện VTC 64
2.3.1 Những thành công 65
2.3.2 Những tồn tại 67
CHƯƠNG III HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TỔNG
3.1 Định hướng phát triển và yêu cầu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC 71
Trang 53.1.1 Chiến lược phát triển của Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện 71
3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC. 71
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC 72
3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán 72
3.2.2 Hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 76
3.2.3 Hoàn thiện tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản 78
3.2.4 Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán 79
3.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin 80
3.2.7 Hoàn thiện tổ chức phân tích thông tin phục vụ công tác quản lý 81
3.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp 82
3.3.1 Về phía Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan chức năng 82
3.3.2 Về phía Tổng Công ty VTC 84
3.4 Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 85
3.4.1 Hạn chế trong vấn đề nghiên cứu 85
3.4.2 Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 85
Trang 6Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty VTC40
Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty VTC 43
Sơ đồ 2.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 55
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, việc hội nhập và thamgia các tổ chức kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu khách quan lôi kéongày càng nhiều nước tham gia Và Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung này
Sự tham gia chính thức của Việt Nam vào WTO từ năm 2007 đến nay đã mang lạinhững cơ hội và những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam Không chỉ chịusức ép cạnh tranh với các công ty trong nước mà gay gắt và quyết liệt hơn là từ cáctập đoàn đa quốc gia, những công ty hùng mạnh cả về vốn, thương hiệu và trình độquản lý Do vậy để cạnh tranh được, các doanh nghiệp phải tìm được cho mình mộthướng đi hợp lý để tồn tại và phát triển Một trong số các giải pháp cần làm là tiếtkiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý… mà thông tin để làm cơ sởkhông thể khác hơn ngoài thông tin kế toán Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốnphát triển bền vững đòi hỏi phải có bộ máy kế toán tốt và hiệu quả
Kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tài chính của cácdoanh nghiệp trong nền kinh tế đặc biệt là trong điều kiện kinh tế hội nhập, yêu cầuquản lý, kiểm soát thông tin kinh tế, tài chính ngày càng chặt chẽ
Mặt khác, kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụquản lý kinh tế - tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểmtra, giám sát các hoạt động kinh tế xã hội Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tàichính, kế toán theo dõi và kiểm soát sự vận động của các quỹ tài chính, hoạt độngthu - chi, các khoản nợ, tài sản,… thông qua đó nhằm tổ chức và cung cấp hệ thốngthông tin hữu ích cho các quyết định điều hành, quản lý hoạt động kinh tế - xã hộicủa doanh nghiệp
Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung thuộc về tổ chức quản
lý trong doanh nghiệp Tổ chức công tác kế toán là một cách thích ứng với điều kiện
về quy mô, về đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, cũng như gắn với những yêucầu quản lý cụ thể tại doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng
Trang 9cao hiệu quả quản lý tại doanh nghiệp Với chức năng cung cấp thông tin và kiểmtra các hoạt động kế toán tài chính trong doanh nghiệp, công tác kế toán có ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công tác quản lý Mặt khác, tổ chứccông tác kế toán còn ảnh hưởng đến việc đáp ứng các nhu cầu quản lý khác nhaucủa các đối tượng có quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của doanhnghiệp Vì vậy, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán tại các doanh nghiệp hiện nay
là vô cùng cần thiết, đáp ứng nhu cầu quản lý, nhu cầu sử dụng thông tin của cácđối tượng có liên quan
Mặc dù Bộ tài chính đã ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán, các thông tư vàcác chế độ kế toán áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp song trong thực tiễn tổchức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nói chung và tại Tổng công ty truyềnthông đa phương tiện VTC nói riêng còn nhiều bất cập dẫn đến khó khăn cho côngtác quản lý của bản thân doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý của Nhà nướcnói riêng và người sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp nói chung Để thực hiệnđược nhiệm vụ của mình trước những yêu cầu khắt khe của nền kinh tế thị trường,
tổ chức công tác kế toán tại Tổng Công ty cần phải được tổ chức lại một cách khoahọc, hợp lý
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức công tác kế toán tại doanhnghiệp và trong thời gian tìm hiểu thực trạng kế toán tại Tổng công ty truyền thông
đa phương tiện VTC, tác giả luận văn đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức công tác kế toán tại Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC”.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:
Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có một số đề tài khoa học, luận văn thạc
sỹ, luận án tiến sỹ, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu về tổ chứccông tác kế toán
Công trình “ Tổ chức công tác kế toán tại các công ty chứng khoán trên địa bàn Hà Nội” – năm 2011 của tác giả Trần Hồng Thắng (Đại học thương mại) Qua
nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán ở các công ty chứng khoán trên địabàn Hà Nội, tác giả làm rõ các ưu, nhược điểm của tổ chức công tác kế toán từ đó
Trang 10nêu ra phương hướng và mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chứccông tác kế toán tại các công ty chứng khoán trên địa bàn Hà Nội ở góc độ của kếtoán tài chính và kế toán quản trị Bên cạnh đó, cũng làm rõ các giải pháp, các dựbáo triển vọng về tổ chức công tác kế toán tại các công ty chứng khoán trên điạ bàn
Hà Nội, đồng thời chỉ ra những hạn chế của nghiên cứu và những vấn đề cần tiếptục nghiên cứu trong tương lai nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của tổ chức côngtác kế toán trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Công trình "Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc trên địa bàn thành phố Hà Nội" - năm 2012 của tác giả Trần Thị Hưởng
(Luận văn Thạc sỹ Kinh tế - Đại học Thương Mại) Tác giả đã đưa ra những lý luận
cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp Đồng thời, tác giả đãnêu lên thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán toán trongdoanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc trên địa bàn thành phố Hà Nội Tuy nhiên,việc thu thập và đưa ra các thông tin phản ánh còn chưa phong phú đa dạng Do vậy
mà chưa đưa ra hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chi tiết và cụ thể hơn trong tổchức công tác kế toán tại các doanh nghiệp này Mặc dù đã đưa ra được một số ví
dụ điển hình trong phần thực trạng xong chưa được đầy đủ tất cả các dạng về cácnội dung kinh tế phát sinh Hơn nữa, phạm vi nghiên cứu của luận văn tác giả chỉmới tập trung 03 trong 40 doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội Tuy sốdoanh nghiệp này chiếm số lượng nhỏ song nếu đưa ra được thì đề tài sẽ phong phúhơn và làm nổi bật hơn mô hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh đa dạng của khốidoanh nghiệp Hàn Quốc trên địa bàn thành phố Hà Nội
Công trình “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Lê Thị Thanh Hương năm 2012 –
Đại học thương mại Luận án đã có những khái quát về lý luận, thực tiễn và hoànthiện tổ chức kế toán trên góc độ Kế toán tài chính, Kế toán quản trị đối với loạihình đơn vị sự nghiệp có thu công lập nói chung và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y
tế nói riêng trên các nội dung: Tổ chức bộ máy kế toán trong các bệnh viện có thểthực hiện theo hình thức kết hợp hay tách biệt giữa hoạt động sự nghiệp và hoạt
Trang 11động sản xuất kinh doanh; xác định hệ thống kế toán, cơ sở kế toán theo từng loạihình bệnh viện; hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản (đặc biệt xây dựng
hệ thống tài khoản chi tiết đối với hoạt động thụ hưởng trên nguyên tắc xây dựngmục lục ngân sách nhà nước), hệ thống sổ kế toán, báo cáo kế toán; thực hiện phânloại chi phí, phân tích chi phí hỗn hợp, xác định giá các dịch vụ trọn gói trên cơ sởphân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận; phân bổ các chi phí liênquan hai loại hình hoạt động thụ hưởng và dịch vụ
Công trình “Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế Việt Nam theo
mô hình công ty mẹ - công ty con” của nghiên cứu sinh Nguyễn Tuấn Anh - Học
viện Tài chính, tác giả kiến nghị với Nhà nước cũng như các tập đoàn kinh tế ViệtNam những điều kiện để thực hiện các giải pháp cho việc tổ chức công tác kế toántại các Tập đoàn kinh tế Việt Nam
Ngoài ra còn rất nhiều bài nghiên cứu của các tác giả khác như: “ Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT” của tác giả Nguyễn Đăng Huy đăng trên Tạp chí Kế toán số 2 trang 24-27 năm 2010; “Tổ chức công tác kế toán với tổ chức bộ máy kế toán trong các tập đoàn kinh tế Việt Nam” của tác giả TS.
Thái Bá Công đăng trên Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán 2013 số 6 trang 66;
“Mô hình Công ty mẹ - Công ty con” theo KH&HTQT tổng hợp ngày 19/09/2013 trên trang web: http://www.vinanren.vn; “Công tác kế toán theo mô hình Công ty
mẹ - Công ty con ở Việt Nam và thế giới ”của Nguyễn Thu Hương trên trang web:
http://web.kiemtoannn.gov.vn ;…
Những công trình trên đã nêu lên tương đối sát thực tế những tồn tại hiện nay
về tổ chức công tác kế toán nhưng trên phạm vi rộng Trên cơ sở đó tác giả tiếp tụcnghiên cứu theo hướng chuyên sâu, cụ thể và không trùng lắp với những kết quả,công trình đã công bố trước đó Tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu về mô hình tổ chứccông tác kế toán nói chung và từng phẩn hành kế toán nói riêng, mô hình tổ chứccông tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị Do thời gian
và năng lực có hạn nên tác giả xin phép chỉ đi sâu nghiên cứu mô hình tổ chức côngtác kế toán tài chính Nếu có điều hiện tiếp tục nghiên cứu, tác giả sẽ mở rộng phạm
vi nghiên cứu kế toán tài chính kết hợp với kế toán quản trị
Trang 12Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tạiTổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp và thực trạng tổchức công tác kế toán tại Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tổ chức công tác kế
toán tài chính tại Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC; thông tin, số liệu
minh họa được trích dẫn trong 3 năm gần đây
Về nội dung nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế
toán tài chính tại Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài:
5.1 Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài luận văn, tác giả sử dụng cơ sởphương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Các vấn đề nghiên cứu trong mốiliên hệ phổ biến và trong sự vận động
5.2 Phương pháp cụ thể
- Phương pháp thu thập tài liệu
Phương pháp thu thập tài liệu được thực hiện qua nhiều kênh thông tin khácnhau như: các giáo trình chuyên ngành, thông tư, nghị định, chế độ kế toán, Luật kế
Trang 13toán, tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết liên quan đến đề tàinghiên cứu, tra cứu thông tin Tổng công ty qua mạng internet và các tài liệu liênquan đến doanh nghiệp Việc sử dụng phương pháp này giúp tác giả có mẫu điềutra và các kết luận rút ra từ phân tích dữ liệu đảm bảo độ khách quan cần thiết.
Phương pháp quan sát trực tiếp:
Nguồn tài liệu được thu thập từ hệ thống kế toán của Tổng Công ty và nhữngquy định, văn bản, báo cáo công bố trên website chính thức của Tổng Công ty, đảmbảo tính trung thực, hợp lý phục vụ cho quá trình nghiên cứu (Các số liệu được thuthập trong 3 năm gần đây, đảm bảo tính phù hợp của số liệu)
Tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết liên quan đến đề tàinghiên cứu, đọc sách, báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Tìm hiểu Các chuẩn mực kế toán; thông tư hướng dẫn những quy định vànhững văn bản pháp luật có liên quan
Phương pháp này giúp tác giả hình dung cụ thể về công việc, cách thức quản
lý bộ máy kế toán của Tổng Công ty và cung cấp những thông tin trực tiếp, trungthực, nhanh chóng và có khả năng tìm hiểu được khía cạnh của vấn đề tổ chức côngtác kế toán tại doanh nghiệp
Phương pháp này được thực hiện trực tiếp tại Tổng công ty VTC với mụcđích khảo sát trực tiếp về công tác kế toán của Tổng công ty và so sánh với các kếtquả điều tra thu được Thông qua đó giúp cho việc đánh giá được toàn diện về tổchức công tác kế toán của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC
Phương pháp khảo sát:
Tác giả tiến hành điều tra để lấy số liệu thông qua việc gửi phiếu khảo sát,điều tra đến các bộ phận quản lý, các phòng ban, kế toán tại Tổng công ty và đơn vịthành viên
Mục đích của các phiếu khảo sát là khảo sát thực trạng công tác kế toán tạiTổng công ty VTC qua nhận xét của chính những người liên quan trong doanhnghiệp đó
Trang 14Nội dung các phiếu khảo sát là đặt ra câu hỏi trắc nghiệm để người được khảosát trả lời theo tình hình thực tế của doanh nghiệp mình Nội dung các câu hỏi theosát các vấn đề nghiên cứu của đề tài, đặc biệt là các câu hỏi liên quan đến quá trìnhthực hiện công tác kế toán tại doanh nghiệp.
Việc tiến hành điều tra được thực hiện theo các trình tự sau:
Bước 1 : Thiết kế phiếu câu hỏi và khảo sát định tính
Bước 2: Phát phiếu câu hỏi cho các đối tượng điều tra (trực tiếp và gửi email)
Bước 3: Sau khi kết thúc quá trình điều tra tác giả đã phân tích dữ liệu thu được từkết quả khảo sát, tổng hợp và phân loại dữ liệu, xử lý số liệu, sau đó phân tích đánhgiá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Tổng Công ty
Sử dụng phương pháp này sẽ đo được các mức độ nhận thức của người đượckhảo sát Đây là một trong những điểm nổi bật của phương pháp này vì nó có độ tincậy rất cao và có thể bao quát được phạm vi nghiên cứu là một trong những nộidung cần thiết để đánh giá được vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Để thu thập các thông tin, để hệ thống lý luận chung về kế toán, tác giả đãthực hiện nghiên cứu tài liệu qua nhiều kênh thông tin khác nhau như tham khảo cáccông trình nghiên cứu khoa học, đọc các bài viết có liên quan đặc biệt là các bài viếtđăng trên tạp chí kế toán, tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, tạp chí kiểm toán, tạpchí kế toán và kiểm toán tác giả cũng xem lại các chính sách thuế hiện hành, Luật
kế toán, giáo trình kế toán của nhiều tác giả
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu tác giả thấy đây là phương pháp rất hữuhiệu, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin rất phát triển như hiện nay và đượccoi là kênh thu thập thông tin nhanh, đa dạng Tuy nhiên cũng cần lựa chọn nhưngthông tin có ích và đáng tin cậy để đưa vào luận văn
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
Phương pháp phân tích dữ liệu là phép biện chứng duy vật lịch sử Từ cácthông tin thu được, thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu xử lý có nguyên tắcnhư phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích và
Trang 15phương pháp kỹ thuật cụ thể như phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu,phương pháp phân tích nội dung, cà cá kỹ thuật của thống kê dựa vào phần mềm xử
lý văn bản MicrosoftOffice (Word và Excel) để nguyên cứu thực trạng tổ chức côngtác kế toán tại Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC Từ đó, nghiên cứugiải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Tổng Công ty VTC cho phùhợp với quy định và các điều kiện thực tế tại doanh nghiệp Các phương pháp nàytương đối hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu
Quá trình phân tích này được tiến hành trong quá trinh viết chương 3 vàchương 4 của Luận văn, sau khi đã thu thập được thông tin đầu vào phù hơp
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Thông qua nghiên cứu, đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn
Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận
cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Về mặt thực tiễn: Căn cứ vào đặc điểm hoạt động kế toán trong các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh và những tồn tại trong công tác kế toán tại Tổng Công
ty VTC, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những bất cập trong tổ chứccông tác kế toán tại Tổng Công ty VTC, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của tổ chứccông tác kế toán, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời đầy đủ phục vụ công tácquản lý
Trang 16CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1 Một số khái niệm cơ bản
Kế toán có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau theo quan điểm củatừng tác giả Khi nghiên cứu trên góc độ hoạt động, kế toán là quá trình thu thập, xử
lý và cung cấp thông tin về tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh Khi nghiêncứu trên góc độ sử dụng, kế toán là công cụ quản lý có hiệu quả, là cơ sở để đánhgiá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo quan điểm của kế toán quốc tế, kế toán được định nghĩa "là hệ thốngthông tin và kiểm tra dùng để đo lường, phản ánh, xử lý và truyền đạt những thôngtin về tài chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiền tạo ra của một đơn vị kinh tế."Theo quan điểm nêu trong Luật kế toán Việt Nam, định nghĩa kế toán đượctrình bày ở điều 4 như sau: "Kế toán là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấpthông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động…"Theo Libby (2003), "Kế toán là một hệ thống thông tin cho phép thu thập vàtruyền đạt thông tin mà chủ yếu là những thông tin mang bản chất tài chính thườngđược số hoá dưới hình thức giá trị về các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp vàcác tổ chức Những thông tin này được cung cấp nhằm giúp những người quan tâmtrong quá trình ra các quyết định kinh tế mà chủ yếu các quyết định này liên quanđến việc phân bổ nguồn lực."
Những định nghĩa đã nêu đều nói lên: Kế toán thực hiện ba công việc cơbản là đo lường, xử lý (ghi nhận) và truyền đạt (cung cấp) thông tin định lượng vềhiện trạng tài chính, kết quả kinh doanh và luồng tiền tạo ra trong một đơn vị Theo quan điểm của tác giả:
Kế toán: là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản
và sự vận động của tài sản, các hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp
Trang 17nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định về kinh tế và đánhgiá hiệu quả của các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp
Khái niệm tổ chức công tác kế toán cũng có nhiều quan điểm khác nhau:Theo Luật kế toán Việt Nam (Bộ Tài chính – 2003), "Tổ chức công tác kế toán
là sự kết hợp giữa các quá trình phân chia các phần hành kế toán với tổ chức hoạtđộng của các thành viên kế toán của doanh nghiệp, đáp ứng một cách tốt nhất yêucầu quản lý."
Theo giáo trình Tổ chức công tác kế toán của tác giả Đoàn Xuân Tiên (Nhàxuất bản Thống kê, năm 2009), "Tổ chức công tác kế toán được hiểu là những mốiliên hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất của công tác kế toán: chứng từ kế toán,đối ứng tài khoản, tính giá tổng hợp - cân đối kế toán."
Tại trang web: www.tapchiketoan.info, "Tổ chức công tác kế toán là một hệthống các yếu tố cấu thành, gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức các phương pháp
và kỹ thuật hạch toán kế toán, tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế tài chính và
kế toán cùng với mối liên hệ và sự tác động giữa các yếu tố đó nhằm phát huy tối đachức năng của hệ thống."
Điểm chung của những định nghĩa đã nêu là đều nói lên những yếu tố cấuthành nên tổ chức công tác kế toán, chỉ khác nhau ở mức độ chi tiết hay tổng quát
Từ đó, tác giả đưa ra quan điểm của mình:
Tổ chức công tác kế toán: là một hệ thống các phương pháp cách thức phối
hợp sử dụng phương tiện và kỹ thuật cũng như nguồn lực của bộ máy kế toán, thểhiện các chức năng và nhiệm vụ của kế toán, đó là: Phản ánh, đo lường, giám sát vàthông tin bằng số liệu một cách trung thực, chính xác, kịp thời Là tổ chức việc thunhận hệ thống hoá và cung cấp các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh ởđơn vị kế toán nhằm phục vụ cho công tác quản lý
1.2 Vai trò và những nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
1.2.1.Vai trò của tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Trang 18Kế toán là một công cụ quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống quản lýkinh tế nhằm quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế tài chính
ở mỗi đơn vị cũng như trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân Để thực hiệnđược vai trò đó thì đòi hỏi công tác kế toán phải được tổ chức một cách khoa học,hợp lý, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng doanh nghiệp Thêm vào đó,ngày càng có nhiều đối tượng quan tâm đến thông tin kế toán của doanh nghiệpngoài các nhà quản lý như: Các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chủ quản,chủ đầu tư, các cổ đông, ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng do vậy việc tổ chứccông tác kế toán một cách khoa học, hợp lý càng trở nên cần thiết
Tổ chức công tác kế toán tốt sẽ đảm bảo cung cấp thông tin về hoạt động kinh
tế tài chính của đơn vị một cách có hệ thống, kịp thời, chính xác cho các nhà quản
lý, các chủ đầu tư, cổ đông, khách hàng giúp họ đưa ra các quyết định kinh doanh
có hiệu quả nhất
Bố trí con người để thực hiện các khối lượng công tác kế toán là một nội dungcủa tổ chức công tác kế toán Vì vậy, tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý còngiúp cho đơn vị có được bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, góp phầntinh giản bộ máy quản lý của đơn vị, nâng cao hiệu suất lao động kế toán và hiệulực của bộ máy quản lý
Tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm của đơn vị trên cơ sở nhữngquy định, chế độ chung của Nhà nước về quản lý tài chính sẽ tạo ra sự thống nhấttrong quản lý, cung cấp thông tin tin cậy cho công tác quản lý vĩ mô, giúp cho Nhànước trong việc hoạch định chính sách, soạn thảo luật lệ thích hợp
Ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán và tính tất yếu phải tổ chức công tác kếtoán một cách khoa học, hợp lý Thông tin kế toán có độ tin cậy cao, mô tả đượcthực trạng hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp, là một bộ phận cấu thànhrất quan trọng trong hệ thống thông tin kinh tế của doanh nghiệp, có ý nghĩa to lớn
cả tầm vi mô và vĩ mô
1.2.2 Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Trang 19Để thực hiện tốt những vai trò đã nêu, việc tổ chức công tác kế toán trong mộtdoanh nghiệp cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, nguyên tắc thống nhất
Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp là một loại hình tổ chức đặc thù Hệthống tổ chức công tác kế toán không phải là sự lắp ghép tuỳ tiện hoặc gộp lại mộtcách đơn giản các phần (đối tượng, phương pháp, mô hình, bộ máy kế toán ) mà là
sự kết hợp hữu cơ giữa chúng Vì vậy, tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệpphải đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống kế toán giữa đối tượng và phươngpháp, hình thức và bộ máy kế toán trong đơn vị kế toán
Tổ chức công tác kế toán còn phải đảm bảo tính thống nhất giữa kế toán vàquản lý Doanh nghiệp là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận có mối quan hệ chặtchẽ với nhau Ngoài bộ phận kế toán, còn có các bộ phận quản lý khác như thống
kê, kế hoạch, vật tư, kỹ thuật Do đó, tổ chức công tác kế toán phải luôn chú ý mốiquan hệ giữa kế toán và các bộ phận khác để đảm bảo sự thống nhất trong việc tínhtoán và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế; hoặc mối liên hệ trong việc cung cấp, thu thập
và sử dụng các thông tin cũng như trong việc đối chiếu, kiểm tra số liệu kế toán vớicác bộ phận khác để đảm bảo sự ăn khớp, thống nhất với nhau Đồng thời, tổ chứccông tác kế toán còn phải đảm bảo thống nhất với toàn hệ thống, thống nhất môhình tổ chức hạch toán với mô hình tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý Nhờ vậy
hệ thống mới không ngừng vận động và phát triển
Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ, luật kế toán hiện hành
Chức năng của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp là cung cấp thôngtin kịp thời, đáng tin cậy cho người sử dụng Nhằm tạo ra một khung pháp lý chung,một sự hướng dẫn thống nhất, tiêu chuẩn cho công tác kế toán, Nhà nước đã banhành Luật kế toán, các chuẩn mực, chế độ kế toán và đòi hỏi các doanh nghiệp phảituân thủ Thực hiện nguyên tắc này, khi triển khai tổ chức công tác kế toán, cácdoanh nghiệp phải nắm chắc và tuân thủ các chuẩn mực, chế độ kế toán của nhànước, có như vậy mới đảm bảo thực hiện tốt chức năng của hạch toán
Trang 20Thứ ba, nguyên tắc phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp là một tổ chức độc lập với những đặc điểm và điều kiệnriêng về mô hình tổ chức, về phương thức kinh doanh, mô hình quản lý Khi tổchức công tác kế toán, ngoài việc đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực, chế
độ chung, còn phải chú ý đến đặc điểm, điều kiện riêng của doanh nghiệp, không ápdụng một cách rập khuôn, máy móc mà phải triển khai tổ chức công tác kế toán phùhợp với từng điều kiện cụ thể, ví dụ: tuỳ thuộc vào quy mô, loại hình kinh doanh,trình độ của cán bộ kế toán để lựa chọn hình thức kế toán, mô hình kế toán thíchhợp Thực hiện nguyên tắc này sẽ đảm bảo sự hài hoà giữa tính thống nhất và tínhđặc thù trong tổ chức hạch toán kế toán, đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống kế toán
và phát huy đầy đủ vai trò của kế toán trong hệ thống quản lý doanh nghiệp
Thứ tư, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp là việc vận dụng hệ thống phương pháp,các nguyên tắc kế toán, các căn cứ nhất định vào trong từng đơn vị cụ thể nhằm thựchiện chức năng thông tin và kiểm tra của kế toán Vì vậy, tổ chức công tác kế toán phảiđảm bảo tính hiệu quả, nghĩa là phải tổ chức công tác kế toán một cách khoa học, hợp
lý nhằm thực hiện chức năng của nó được tốt nhất với chi phí thấp nhất Theo nguyêntắc này, khi tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp phải luôn xem xét mối quan hệgiữa chi phí bỏ ra với kết quả về thông tin kế toán phục vụ cho quản lý
Trên đây là những nguyên tắc cơ bản mang tính chất bao quát toàn bộ quátrình tổ chức công tác kế toán Trong quá trình triển khai tổ chức công tác kế toán,các doanh nghiệp phải tuân thủ và thực hiện một cách đầy đủ các nguyên tắc nàynhằm tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý và hiệu quả nhất Tuy nhiên, tuỳthuộc vào từng điều kiện cụ thể, các doanh nghiệp còn phải tuân theo những nguyêntắc cũng như dựa vào những căn cứ cụ thể trong từng nội dung tổ chức để đảm bảotính khoa học của tất cả các nội dung trong tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp
1.3 Nội dung của tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Tổ chức công tác kế toán có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản
lý nói chung và trong công tác quản lý tài chính nói riêng của các doanh nghiệp Do
Trang 21đó, việc nghiên cứu nội dung tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp là vấn đềcần thiết trong giai đoạn hiện nay Tổ chức công tác kế toán phù hợp với tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn bảo đảm cungcấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, có chất lượng phù hợp với các yêu cầu quản lýkhác nhau Nội dung của tổ chức công tác kế toán bao gồm:
bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán cần phải căn cứ vào qui mô, vào đặc điểm tổ chức sảnxuất và quản lý cũng như vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Nội dung của tổchức bộ máy kế toán bao gồm:
Tổ chức bổ nhiệm Kế toán trưởng, hoạch định vai trò và quyền hạn của Kế toán trưởng.
Kế toán trưởng là chức danh nghề nghiệp được Nhà nước qui định Kế toántrưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành toàn bộ công tác hạch toán trong doanhnghiệp Xuất phát từ vai trò kế toán trong công tác quản lý nên Kế toán trưởng có vịtrí quan trọng trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp Kế toán trưởng không chỉ làngười tham mưu mà còn là người kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp,trước hết là các hoạt động tài chính Thực hiện tốt vai trò kế toán trưởng chính làlàm cho bộ máy kế toán phát huy được hiệu quả hoạt động, thực hiện các chức năngvốn có của kế toán
Với vai trò và quyền hạn của mình, Kế toán trưởng sẽ thực hiện phân công công việc và trách nhiệm cho các kế toán viên;
Trang 22Nội dung hạch toán tại một doanh nghiệp bao gồm nhiều phần hành cụ thểphải được phân công cho nhiều người thực hiện. Mỗi người thực hiện một số phầnhành nhất định dưới sự điều khiển chung của kế toán trưởng Các phần hành kế toán
có mối liên hệ với nhau nên việc phân công cần đảm bảo tính khoa học và có sự tácđộng qua lại để cùng thực hiện tốt các nhiệm vụ kế toán của doanh nghiệp
Bộ máy kế toán trong doanh nghiệp thường tổ chức thành các phần hành sau:
- Phần hành kế toán lao động - tiền lương
- Phần hành kế toán vật tư - tài sản cố định
- Phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Phần hành kế toán thanh toán
- Phần hành kế toán tổng hợp (các phần hành kế toán còn lại và lập báo cáo
kế toán)
Xây dựng kế hoạch công tác cho phòng kế toán.
Xây dựng kế hoạch công tác là biện pháp quan trọng đảm bảo cho việc thựchiện các phần hành kế toán được trôi chảy, qua đó sẽ kiểm tra được tiến độ thựchiện và điều chỉnh, phối hợp công việc một cách nhanh chóng để tăng cườngđược năng suất và hiệu quả hoạt độngcủa bộ máy kế toán
Căn cứ đặc điểm tổ chức, quy mô và địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh,tình hình phân cấp quản lý tài chính, khối lượng, tính chất và mức độ phức tạp củacác nghiệp vụ kinh tế tài chính; yêu cầu, trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ củacán bộ quản lý và cán bộ kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức tổ chức côngtác kế toán cho phù hợp
Hiện nay có 3 hình thức tổ chức bộ máy kế toán: hình thức tổ chức bộ máy kếtoán tập trung; hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán; hình thức tổ chức bộmáy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán
a, Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung:
Theo hình thức này, toàn doanh nghiệp (công ty, tổng công ty ) chỉ tổ chứcmột phòng kế toán trung tâm (văn phòng công ty, tổng công ty ) còn các đơn vịphụ thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng
Trang 23Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp,chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn thông tin kế toán phục vụ choquản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp Phòng kế toán trung tâm lưu trữ, bảoquản toàn bộ hồ sơ, tài liệu kế toán của doanh nghiệp.
Tại các đơn vị phụ thuộc, phòng kế toán trung tâm bố trí nhân viên kế toánlàm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu
để định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm Phòng kế toán trung tâmthực hiện kết hợp kế toán tài chính với kế toán quản trị đáp ứng yêu cầu quản trịkinh doanh của doanh nghiệp
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở doanh nghiệp áp dụng
hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung
Mô hình này có ưu điểm là đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, tập trung cao đốivới công tác kế toán, tập trung thông tin phục vụ quản lý toàn doanh nghiệp, thuậntiện cho việc lập báo cáo kế toán và kiểm tra kế toán, đồng thời cũng thuận lợi choviệc tổ chức bộ máy kế toán, phân công và chuyên môn hoá nhân viên kế toán và ápdụng phương tiện, kỹ thuật, công nghệ vào công việc kế toán Mô hình này thườngtồn tại trong những doanh nghiệp có tổ chức các doanh nghiệp thành viên trực thuộchoàn toàn, không có sự phân tán quyền lực quản lý hoạt động kinh doanh cũng nhưhoạt động tài chính; thích hợp với những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tập
Trang 24trung về không gian và mặt bằng kinh doanh, có kỹ thuật xử lý thông tin hiện đạinhanh chóng Đối với các doanh nghiệp có địa bàn hoạt động rộng, phân tán, trình
độ trang thiết bị, kỹ thuật xử lý, cung cấp thông tin không cao thì không nên ápdụng mô hình này vì việc lập báo cáo tài chính sẽ khó khăn và việc kiểm tra, kiểmsoát của kế toán trưởng và người lãnh đạo doanh nghiệp sẽ bị hạn chế
b, Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán này thích hợp với các doanh nghiệp có quy
mô lớn, địa bàn hoạt động phân tán, các đơn vị thành viên hoạt động độc lập
Theo hình thức này, thì bộ máy kế toán sẽ được tiến hành ở hai nơi:
- Phòng kế toán tại Tổng công ty: Tiến hành tổ chức ghi chép, phản ánh cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh diễn ra trong Tổng công ty, đồng thời thu nhận các báocáo tài chính do các đơn vị thành viên gửi lên Cuối kỳ tổng hợp thành báo cáochung toàn Tổng công ty
- Phòng kế toán tại các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, có nhiệm vụ thuthập, xử lý các chứng từ ban đầu, xử lý, hạch toán chi tiết, tổng hợp các hoạt động ởtại đơn vị mình theo sự phân cấp quản lý tài chính rồi định kỳ lập báo cáo kế toáncủa đơn vị, gửi lên phòng kế toán của Tổng công ty
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán thường thích hợp với các doanhnghiệp có quy mô kinh doanh lớn, cơ cấu kinh doanh phức tạp (nhiều loại hình kinhdoanh, nhiều ngành nghề kinh doanh, nhiều đơn vị trực thuộc ) và địa bàn kinhdoanh rộng, phân tán Khi đó các doanh nghiệp thường phải phân cấp kinh doanh,phân cấp quản lý và do đó phải phân cấp tổ chức kế toán (phân tán khối lượng côngtác và nhân sự kế toán) Khi được áp dụng trong những điều kiện như vậy, mô hìnhnày thường bộc lộ nhiều ưu điểm: tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo hoạt độngsản xuất kinh doanh về công tác kế toán ở các đơn vị thành viên hạch toán độc lậpđược nhanh nhạy, kịp thời; đồng thời phát huy được chức năng, vai trò của kế toán
ở các đơn vị, bộ phận trực thuộc Tuy vậy, mô hình này có nhược điểm là việc tổnghợp số liệu, cung cấp thông tin, lập báo cáo chung toàn doanh nghiệp thường bịchậm trễ, sự chỉ đạo, kiểm soát của kế toán trưởng cấp trên và lãnh đạo doanh
Trang 25nghiệp đối với toàn bộ doanh nghiệp có thể bị hạn chế và trường hợp thiếu nhữngđiều kiện tiền đề mà doanh nghiệp vẫn áp dụng mô hình này sẽ dẫn đến làm yếu đi
bộ máy quản lý doanh nghiệp, làm trì trệ thêm cho quá trình hạch toán, thông tin vàkiểm tra
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ mô hình thức tổ chức bộ máy kế toán ở các doanh
nghiệp áp dụng hình thức kế toán phân tán:
c, Hình thức tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp vừa tập trung vừa phân tán.
Hình thức này thích hợp với loại hình Tổng công ty có quy mô lớn, cơ cấuquản lý bao gồm các đơn vị thành viên hạch toán độc lập và các đơn vị thành viênhạch toán phụ thuộc Theo mô hình này thì Tổng công ty sẽ tổ chức bộ phận kế toánnhư sau:
- Phòng kế toán Tổng công ty sẽ tiến hành hạch toán tình hình tài chính kế
Kế toán tại các đơn vị thành viên
Kế toán trưởng
Kế toán
bộ phận
Tổng công ty
Bộ phận kế toán hoạt động kinh
tế tài chính ở đơn vị cấp trên toán tổng hợpBộ phận kế Bộ phận kế toán kiểm toán
Kế toán trưởng tại các đơn vị thành viên
Trang 26toán liên quan đến hoạt động chung của Tổng công ty, đồng thời tiến hành thu nhậncác chứng từ kế toán (hoặc sổ sách) đã thu nhận được từ bộ phận kế toán viên củacác đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc (có tổ chức bộ phận kế toán riêng nhưngkhông có Kế toán trưởng mà chỉ có Trưởng phòng kế toán và các nhân viên kếtoán), và thu nhận các báo cáo tài chính kế toán do phòng kế toán của đơn vị thànhviên hạch toán độc lập (có tổ chức bộ phận kế toán riêng) Cuối kỳ phòng kế toáncủa Tổng công ty sẽ tổng hợp và lập báo cáo tài chính tổng hợp.
- Tại đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc có tổ chức bộ phận kế toán; cácnhân viên kế toán chỉ tiến hành ghi nhận các chứng từ ban đầu, tập hợp toàn bộ cácchứng từ kế toán liên quan đến đơn vị mình, hạch toán kế toán và tính giá thành;định kỳ hoặc cuối tháng sẽ tiến hành gửi sổ về phòng kế toán của Tổng công ty đểlàm báo cáo tổng hợp
- Tại đơn vị thành viên hạch toán độc lập có tổ chức bộ phận kế toán riêng Tạiđây cũng có bộ phận kế toán hoàn chỉnh giống như phòng kế toán của Tổng công
ty, tiến hành thu nhận, xử lý các chứng từ liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh tếtài chính của đơn vị mình, cuối kỳ tổng hợp, lập báo cáo kế toán gửi lên phòng kếtoán của Tổng công ty
Hình thức này cũng hạn chế được nhất định của hình thức kế toán tập trung, vàcủa hình thức kế toán phân tán, tạo điều kiện tăng cường công tác kế toán ở các đơn
vị thành viên hạch toán độc lập, cũng như toàn Tổng công ty, phù hợp với việc phâncông kế toán và phân cấp quản lý kinh tế - tài chính
Trang 27Sơ đồ 1.3: Bộ máy kế toán đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức kế
toán vừa tập trung vừa phân tán:
Mỗi hình thức kế toán đều có ưu điểm, nhược điểm riêng, vì vậy, cần phải lựachọn hình thức tổ chức công tác kế toán phù hợp với tình hình và thực trạng tổ chứchoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp để xây dựng mô hình kế toán thíchhợp Có như vậy mới phát huy được đầy đủ khả năng, trình độ của nhân viên kếtoán và sử dụng họ hợp lý nhằm bảo đảm hiệu quả và chất lượng của công tác kếtoán tại các doanh nghiệp
1.3.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và tổ chức hạch toán ban đầu
Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành đều phải đượclập chứng từ làm cơ sở pháp lý cho mọi số liệu trên tài khoản, sổ kế toán và báo cáo
kế toán Theo điều 4, khoản 7 Luật kế toán: “ Chứng từ kế toán là những giấy tờ vàvật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm
kế toán
Nhân viên kế toán tại cácđơn vị thành viên phụthuộc không tổ chức
Trang 28căn cứ để ghi sổ kế toán” Vì vậy, chứng từ kế toán phải được lập kịp thời, chínhxác, đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và theo đúng quy định về nội dung và phương pháplập Như vậy, nếu tiến hành tổ chức tốt chứng từ kế toán sẽ nâng cao tính pháp lýtrong việc kiểm tra kế toán ngay từ đầu của công tác kế toán Do đó, việc tổ chứcchứng từ phải căn cứ vào các quy định hiện hành để áp dụng thống nhất nhằm tăngcường tính pháp lý của chứng từ, mặt khác phải căn cứ quy mô hoạt động, trình độ,cách thức tổ chức quản lý của bản thân đơn vị để xác định số lượng và chủng loạichứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ phù hợp
Việc tổ chức hạch toán ban đầu cần tuân thủ các bước sau:
a Lập, tiếp nhận chứng từ kế toán:
Khi có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động củadoanh nghiệp đều phải tổ chức lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ được lậpmột lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính Chứng từ kế toán phải được lập rõràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu Trong trườnghợp công tác kế toán chưa có quy định mẫu thì doanh nghiệp được tự lập công tác
kế toán nhưng phải có đầy đủ các nội dung quy định tại Luật kế toán Nội dungnghiệp vụ kinh tế tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không đượctẩy xoá, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, khôngngắt quãng, chỗ trống phải được gạch chéo; chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa đềukhông có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toánthì phải huỷ bỏ bằng gạch chéo vào chứng từ viết sai Chứng từ kế toán do phảiđược lập đủ biên số liên quy định Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toáncho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau Chứng
từ kế toán do doanh nghiệp lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài doanhnghiệp thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của doanh nghiệp
b Kiểm tra và xử lý chứng từ:
Chứng từ kế toán trước khi ghi sổ phải được kiểm tra chặt chẽ nhằm đảm bảotính trung thực, tính hợp pháp và hợp lý của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinhphản ánh trong chứng từ, chỉnh lý những sai sót (nếu có) trong công tác nhằm đảm
Trang 29bảo ghi nhận đầy đủ các yếu tố cần thiết của chứng từ và tiến hành các công việccần thiết để ghi sổ kế toán Kiểm tra chứng từ kế toán có ý nghĩa quyết định đối vớichất lượng của công tác kế toán vì vậy cần phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm trachứng từ kế toán trước khi tiến hành ghi sổ kế toán.
Kế toán kiểm tra các số liệu, nội dung, chữ ký của những người có liên quantrên chứng từ kế toán, ký chứng từ hoặc trình giám đốc duyệt: Chứng từ kế toánphải có đủ chữ ký Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực.Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn Chữ
ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất Chữ ký trên chứng từ kếtoán phải do người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền ký Nghiêm cấm kýchứng từ kế toán khi chưa ghi đầy đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm củangười ký Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và
kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền ký chứng từ điện tử phải có chữ ký điện
tử theo quy định của Pháp luật
Mẫu chứng từ kế toán bao gồm mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và mẫu chứng
từ kế toán hướng dẫn Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc gồm những mẫu chứng từ kếtoán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định nội dung, kết cấu của mẫu màdoanh nghiệp phải thực hiện đúng về biểu mẫu, nội dung, phương pháp ghi các chỉtiêu và áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp hoặc từng doanh nghiệp cụ thể.Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn gồm những mẫu chứng từ kế toán do cơ quan Nhànước có thẩm quyền quy định nhưng doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung thêm chỉtiêu hoặc thay đổi thiết kế biểu mẫu cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lýcủa đơn vị nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung quy định của chứng từ kế toán.Căn cứ doanh mục chứng từ kế toán quy định trong chế độ chứng từ kế toán
áp dụng, doanh nghiệp lựa chọn chứng từ phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị.Những bổ sung, sửa đổi các mẫu công tác doanh nghiệp phải tôn trọng các nội dungkinh tế cần phải phản ánh trên chứng từ, chữ ký người chịu trách nhiệm phê duyệt
và những người chịu trách nhiệm vật chất liên quan đến nội dung nghiệp vụ kinh tếphát sinh
Trang 30Nội dung kiểm tra chứng từ kế toán bao gồm:
- Kiểm tra tính trung thực và chính xác của nghiệp vụ kinh tế phát sinh phảnánh trong chứng từ kế toán nhằm đảm bảo tính trung thực và chính xác của thôngtin kế toán
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế - tài chính phản ánh trongchứng từ nhằm đảm bảo không vi phạm các chế độ chính sách về quản lý kinh tế -tài chính
- Kiểm tra tính hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phản ánh chứng từnhằm đảm bảo phù hợp với các chỉ tiêu kế hoạch, chỉ tiêu dự án hoặc các định mứckinh tế kỹ thuật hiện hành, phù hợp với giá cả thị trường, với điều kiện hợp đồng đã
c Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế - tài chính từ khi phát sinh đến
khi ghi sổ kế toán và bảo quản, lưu trữ có liên quan đến nhiều người ở các bộ phậnchức năng trong doanh nghiệp và liên quan đến nhiều bộ phận kế toán khác nhautrong phòng kế toán, vì vậy kế toán trưởng cần phải xây dựng các quy trình luânchuyển chứng từ cho từng loại nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh để đảm bảocho các bộ phận quản lý, các bộ phận kế toán có liên quan có thể thực hiện việckiểm tra nội dung nghiệp vụ kinh tế - tài chính phản ánh trong chứng từ và thựchiện việc ghi chép hạch toán được kịp thời, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thờiphục vụ lãnh đạo và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp
Trang 31Để đảm bảo việc luân chuyển chứng từ kế toán nhanh và phù hợp, cần xác định
rõ chức trách, nhiệm vụ của các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp nhằm giảmbớt những thủ tục, những chứng từ kế toán không cần thiết và tiết kiệm thời gian
d Lưu trữ, bảo quản chứng từ:
Chứng từ minh chứng cho các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sựhoàn thành, chứng minh cho số liệu ghi sổ kế toán và thông tin kinh tế, bởi vậy saukhi sử dụng, chứng từ kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản và lưu trữ theoquy định của chế độ lưu trữ chứng từ và tài liệu kế toán mà nhà nước đã ban hành,tránh gây hư hỏng, mất mát, đảm bảo khi cần thiết có thể sử dụng lại phục vụ côngtác kiểm tra, thanh tra Chứng từ kế toán khi hết thời hạn lưu trữ được đem huỷ.Trong điều kiện thực tế hiện nay, khi máy vi tính được áp dụng rộng rãi trongcông tác kế toán thì việc lập chứng từ kế toán trên máy vi tính là vấn đề cần nghiêncứu để vận dụng có hiệu quả , giảm bớt công việc cho kế toán, tránh sự trùng lặp giữalập chứng từ và ghi sổ kế toán Thông thường để thực hiện điều đó cần phải nghiêncứu xây dựng các mẫu chứng từ có sẵn trong máy cho từng loại nghiệp vụ theo cácchỉ tiêu bắt buộc cho công tác quản lý và cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán Căn cứ vàotính chất từng loại nghiệp vụ kinh tế mà mã hoá cho từng phân hệ chương trình Đồngthời với quá trình này việc bảo vệ chống sửa chữa và lưu trữ chứng từ trên máy tínhcũng được đặt ra để đảm bảo tính pháp lý của loại chứng từ này
Tổ chức chứng từ là khâu đầu tiên của tổ chức công tác kế toán, thực hiện tốtkhâu này sẽ tạo thuận lợi cho việc xử lý số liệu trên sổ kế toán và đảm bảo tính hợppháp, hợp lệ của số liệu kế toán; đồng thời nâng cao tính pháp lý trong việc kiểm tra
kế toán ngay từ giai đoạn đầu của công tác kế toán, như kiểm tra, giám sát tài sản vàcác hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra và xử lý kịp thời những saisót, gian lận cũng như những tranh chấp trong quan hệ kinh tế có thể xảy ra
1.3.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về hệ thống tài khoản kế toán, kể cả mã
số, tên gọi, nội dung, kết cấu và phương pháp kế toán của từng tài khoản kế toán.Dựa vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành, doanh nghiệpcăn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của doanh nghiệp cũng như
Trang 32đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu càu quản lý để nghiên cứu, lựa chọn các tàikhoản kế toán phù hợp, cần thiết để hình thành một hệ thống tài khoản kế toán chođơn vị mình.
Tài khoản là cách thức phân loại, hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinhriêng biệt theo từng đối tượng ghi của kế toán (tài sản, nguồn vốn và các quá trìnhkinh doanh) nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của các loại chủ thể quản lý khácnhau Tài khoản là hình thức biểu hiện của phương pháp đối ứng tài khoản Phươngpháp này có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý kinh tế, tài chính cũng như trongcông tác kế toán, cụ thể:
- Hệ thống hoá được thông tin về tài sản, nguồn vốn và các hoạt động kinh tếtài chính ở các đơn vị phục vụ cho lãnh đạo và quản lý kinh tế, tài chính của nhànước, của ngành và của đơn vị
- Hệ thống hoá thông tin cụ thể, chi tiết về tình hình tài sản, nguồn vốn và sựvận động của chúng ở từng đơn vị phục vụ cho yêu cầu quản trị kinh doanh, yêu cầuphân cấp quản lý kinh tế trong đơn vị, cũng như yêu cầu quản lý tài sản ở đơn vị
- Hệ thống hoá được số liệu theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính để lập được cácbáo cáo kế toán định kỳ
Tài khoản kế toán được sử dụng để theo dõi, phản ánh tình hình và sự biếnđộng của từng loại tài sản, nguồn vốn trong doanh nghiệp Bởi vậy, để cung cấp đầy
đủ thông tin cho quản lý, các doanh nghiệp phải dùng rất nhiều tài khoản khác nhaumới có thể đảm bảo phản ánh được toàn bộ các chỉ tiêu cần thiết
Để có được hệ thống tài khoản hợp lý, khoa học, phù hợp với đặc điểm, điềukiện của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp, trongquá trình xây dựng và tổ chức vận dụng, phải tuân theo những nguyên tắc nhất định
Có thể nêu ra một số nguyên tắc cơ bản sau:
Nắm vững các đặc trưng của tài khoản: Chính những đặc trưng này đã làm
cho các tài khoản có những khác biệt nhất định Nắm vững đặc trưng của tài khoảnmới có thể lựa chọn được những tài khoản thích hợp Về cơ bản, tài khoản kế toán
có những đặc trưng chủ yếu: Nội dung phản ánh của tài khoản; công dụng và kết
Trang 33cấu của tài khoản; mức độ phản ánh của tài khoản; quan hệ của tài khoản với cácbáo cáo tài chính; đặc trưng về phạm vi hạch toán.
Hệ thống tài khoản của từng doanh nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở hệthống tài khoản thống nhất của Nhà nước: Kế toán là một bộ phận cấu thành quantrọng của hệ thống các công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò quan trọngkhông chỉ với hoạt động tài chính doanh nghiệp mà còn vô cùng quan trọng và cầnthiết với hoạt động tài chính Nhà nước Nhà nước ta đã xây dựng một hệ thống tàikhoản thống nhất, chung cho các doanh nghiệp Do vậy, trên cơ sở quy mô, đặcđiểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu thông tin kế toán, yêu cầu quản lý doanh nghiệp,mỗi doanh nghiệp phải tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản riêng dựa trên hệ thốngtài khoản kế toán thống nhất của Nhà nước đã ban hành
Xây dựng hệ thống tài khoản phải đảm bảo phản ánh được tính liên hoàn của các quá trình kinh doanh: Để bảo đảm phản ánh được tính liên hoàn của các
quá trình kinh doanh chủ yếu cũng như từng hoạt động cụ thể trong mỗi quátrình kinh doanh thì các nghiệp vụ ghi chép trên tài khoản được thực hiện theotrình tự sau:
Mở tài khoản: Được thực hiện vào đầu niên độ kế toán Toàn bộ tài sản vànguồn vốn kinh doanh từ Bảng cân đối kế toán đầu kỳ được chuyển vào các tàikhoản cần thiết có liên quan
Ghi chép trên tài khoản: Căn cứ vào các chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệtiến hành ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản có liên quan.Việc ghi chép vào tài khoản phải theo đúng phương pháp kế toán và quy tắc nhấtđịnh để phản ánh chính xác tình hình và sự biến động của tài sản, nguồn vốn trongdoanh nghiệp
Kết thúc tài khoản: Được thực hiện vào cuối kỳ kế toán, kế toán viên tiến hànhcộng số phát sinh bên Nợ, bên Có và tính số dư cuối kỳ các tài khoản
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán một cách khoa học, hợp lý sẽ làđịnh hướng có tính chất quyết định đến hệ thống thông tin trong doanh nghiệp Do
Trang 34vậy, việc vận dụng hệ thống tài khoản có ý nghĩa to lớn, đòi hỏi người tổ chức kếtoán cần phải quan tâm đúng mức trước khi triển khai các công việc tiếp theo.
1.3.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Theo điều 25, Luật kế toán: “Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữtoàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán”.Như vậy, tổ chức hệ thống sổ kế toán là việc kết hợp các loại sổ sách với nộidung và kết cấu khác nhau trong cùng một quá trình hạch toán theo một trình tựnhất định nhằm rút ra các chỉ tiêu cần thiết cho quá trình quản lý kinh tế Tổ chức
hệ thống sổ kế toán là nội dung quan trọng của công tác kế toán Mỗi doanhnghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm Tùy thuộc hìnhthức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà có mẫu sổ phù hợp Sổ kế toán bao gồm sổ
kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết Để lựa chọn hệ thống sổ kế toán khoa học,hợp lý thì các doanh nghiệp nhất thiết phải tuân thủ đúng chế độ kế toán hiệnhành Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán khoa học hợp lý sẽ góp phần nâng caonăng suất lao động của cán bộ kế toán, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy
đủ cho lãnh đạo doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hiện nay đều mở sổ kế toán, ghi chép, bảo quản lưu trữ sổ
kế toán theo quy định của Luật kế toán, quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày20/3/2006 của Bộ tài chính Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hìnhthức kế toán sau:
- Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái
- Hình thức kế toán Nhật ký chung
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
- Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
Hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng phần mềm kế toán trong việc xử lý
và hệ thống thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vì vậy việc lựa chọn hìnhthức kế toán nào trong các hình thức kế toán cho phù hợp với quy mô kinh doanh,khối lượng công việc kế toán là rất cần thiết nhằm phát huy tối đa lợi thế của doanh
Trang 35nghiệp Tổ chức tốt hệ thống sổ kế toán sẽ đảm bảo thực hiện tốt công tác kiểm tra,kiểm soát từng loại nghiệp vụ cũng như quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằmthực hiện chức năng kế toán Trong môi trường kế toán ứng dụng công nghệ thôngtin, sổ kế toán tồn tại dưới dạng tập tin hoặc cơ sở dữ liệu gắn với những phần mềmtính toán và xử lý cơ sở dữ liệu Do đó, quá trình tổ chức sổ sách kế toán được thựchiện trong quá trình thiết kế và cài đặt các thiết lập cho phần mềm kế toán.
Xây dựng hình thức sổ kế toán cho doanh nghiệp chính là việc xác định: sốlượng sổ cần dùng; loại sổ sử dụng; nguyên tắc kết cấu các chỉ tiêu dòng, cột sổ;mối quan hệ giữa các sổ kế toán, giữa sổ kế toán với chứng từ, giữa sổ kế toán vớibáo cáo kế toán; trình tự hạch toán trên sổ kế toán tại doanh nghiệp
Sử dụng sổ kế toán phải theo đúng quy định về mở sổ, ghi sổ, sửa chữa sai sóttrên sổ, chuyển sổ và khoá sổ Việc ghi sổ kế toán được thực hiện theo trình tự sau:
Mở sổ kế toán: Sổ kế toán quy định mở vào thời điểm đầu niên độ, kế toán
đơn vị phải mở đủ số lượng sổ, loại sổ cần mở theo nội dung, kết cấu của hình thức
sổ đã lựa chọn
Ghi sổ kế toán: Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải tiến hành trên cơ sở các
chứng từ hợp pháp, hợp lệ Sổ kế toán phải được ghi kịp thời, đầy đủ, chính xác, rõràng Số liệu ghi trên sổ phải dùng mực tốt, không phai, được ghi liên tục, có hệthống, không ghi xem kẽ, không ghi chồng đè lên nhau, không bỏ cách dòng, khôngtẩy xoá Khi phát hiện sai sót trong sổ kế toán cần phải sửa chữa theo đúng phươngpháp sửa chữa sổ quy định nhưng không được làm mất đi những số liệu đã ghi sai
Chữa sổ kế toán: Các trường hợp sai sót trong sổ kế toán (nếu có) phải được
sửa chữa theo một trong ba phương pháp chữa sổ: phương pháp cải chính, phươngpháp ghi bổ sung và phương pháp ghi số âm
Khoá sổ kế toán: cuối kỳ hạch toán (tháng, quý, năm) hoặc trong các trường
hợp kiểm kê tài sản, sáp nhập, chia tách, giải thể phải tiến hành khoá sổ kế toán.Khoá sổ kế toán là công việc ghi chuyển số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan,cộng số phát sinh, tính và ghi số dư cuối kỳ của các tài khoản kế toán trên sổ kếtoán, phục vụ cho việc lập các báo cáo kế toán
Trang 36Các doanh nghiệp có thể ghi sổ kế toán bằng tay hoặc bằng máy vi tính.Trường hợp đơn vị kế toán ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì phần mềm kế toánlựa chọn phải đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định, đảm bảo khảnăng đối chiếu, tổng hợp số liệu kế toán và lập báo cáo tài chính Sau khi khoá sổ kếtoán trên máy vi tính phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng
kỳ kế toán năm
1.3.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Việc lập Báo cáo tài chính là khâu công việc cuối cùng của một quá trình côngtác kế toán Số liệu trong báo cáo tài chính chứa đựng những thông tin tổng hợpnhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tàichính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp
Việc lập Báo cáo tài chính có tác dụng và ý nghĩa rất lớn trong việc quản lýdoanh nghiệp Tổ chức lập báo cáo đầy đủ, kịp thời, đúng yêu cầu quản lý sẽ giúpviệc phân tích, đánh giá tình hình của doanh nghiệp đúng đắn, góp phần nâng caochất lượng thông tin, và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải lập và nộp các Báo cáo tài chính theo đúngmẫu biểu quy định, thời hạn lập, nộp và gửi báo cáo
Hệ thống báo cáo tài chính gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính.Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinhdoanh và các luổng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanhnghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của người sử dụng trong việc đưa racác quyết định về kinh tế Báo cáo tài chính cung cấp thông tin của một doanhnghiệp về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; doanh thu, thu nhập khác; chi phíkinh doanh và chi phí khác; lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; thuế và cáckhoản nộp Nhà nước; tài sản có liên quan đến đơn vị kế toán; các luồng tiền Ngoài
ra doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin nhằm giải trình thêm về các chỉtiêu đã phản ánh trên báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp
Trang 37dụng để ghi nhận các nghệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, lập và trình bày báo cáotài chính trong "Bàng thuyết minh báo cáo tài chính".
Tuy nhiên tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà hệ thống báo cáo tài chính
sẽ khác nhau Đối với Tổng Công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con thìngoài báo cáo của Tổng Công ty phải lập báo cáo hợp nhất (theo VAS 25) Đối vớiTổng Công ty có các đơn vị hạch toán độc lập, không theo mô hình công ty mẹ -con thì ngoài báo cáo tài chính riêng còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp
Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều phải lập báo cáo tài chính theo quy địnhcủa chế độ kế toán ban hàng theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 vàcác chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính ban hành
Báo cáo kế toán quản trị là những báo cáo phục vụ cho nhu cầu quản lý nội bộdoanh nghiệp Tuỳ theo yêu cầu, khả năng quản lý mà các báo cáo này khác nhau về
số lượng, kết cấu Tuy nhiên, báo cáo kế toán quản trị phải đáp ứng được nhữngthông tin cho nhà quản lý theo các mặt, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh Báo cáoquản trị gồm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo cách ứng xử chi phí, Bảngphân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo dòng tiền, bảng theo dõitình hình công nợ theo thời gian
1.3.6 Tổ chức kiểm tra kế toán và ứng dụng máy tính vào công tác kế toán
Tổ chức công tác kiểm tra kế toán là nội dung quan trọng và vô cùng cần thiếttrong các doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện đúngquy định, có hiệu quả và cung cấp được thông tin phản ánh đúng thực trạng củadoanh nghiệp Kiểm tra công tác kế toán được tiến hành thường xuyên trong quátrình công tác kế toán Công tác kiểm tra cần thực hiện như sau:
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
- Kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của kế toán về các mặt chính xác,kịp thời, đầy đủ, trung thực, rõ ràng Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, thể lệ
kế toán và kết quả của bộ máy kế toán
- Thông qua việc kiểm tra kế toán mà kiểm tra việc chấp hành các chính sách,chế độ kế toán, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ
Trang 38- Kiểm tra việc tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán, đánh giá hiệu quả công tác
kế toán
Qua kết quả kiểm tra mà nhà quản lý có thể đề ra các biện pháp khắc phụcnhững khiếm khuyết trong công tác kế toán, trong công tác quản lý của đơn vị.Việc kiểm tra tiến hành định kỳ, do Kế toán trưởng hoặc do bộ phận kiểm soátnội bộ thực hiện Với việc kiểm tra bất thường của các cơ quan có thẩm quyền thìkhông quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong năm
Phương pháp kiểm tra chủ yếu là phương pháp đối chiếu số liệu giữa chứng
từ, số kế toán, báo cáo kế toán với nhau; số liệu giữa Tổng Công ty với các đơn vịthành viên và đơn vị liên quan khác, số liệu thông tin thực tế về hoạt động sản xuấtkinh doanh với chính sách, chế độ quy định
Bên cạnh đó, việc kiểm toán nội bộ đang là vấn đề rất cần thiết trong công táckiểm tra kế toán Thông qua kiểm toán nội bộ sẽ giúp cho các nhà quản trị có đượccăn cứ để xem xét, đánh giá các hoạt động nội bộ, tính đúng đắn của các quyết địnhcũng như tình hình chấp hành và thực hiện các quyết định đã được ban hành với các
bộ phận, cá nhân thừa hành
Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin trongcông tác kế toán Việc ứng dụng này có rất nhiều ưu điểm:
- Giảm nhẹ khối lượng công việc và nâng cao năng suất lao động của kế toán
- Giúp việc thu nhận, tính toán, xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, kịpthời, chính xác
- Tiết kiệm chi phí hạch toán, đảm bảo công tác kế toán hiệu quả hơn, hiệusuất kế toán được nâng cao
- Nâng cao trình độ trang thiết bị khoa học kỹ thuật trong tổ chức công tác kế toán.Khi phần mềm kế toán trở nên thông dụng thì công tác đào tạo kế toán cũngthay đổi theo, việc đào tạo cách thức thiết lập một hệ thống thông tin kế toán sẽđược nhấn mạnh hơn, đòi hỏi kiến thức tin học cao hơn, tổ chức công tác kế toán sẽhợp lý, khoa học hơn
Trang 391.3.7 Tổ chức phân tích những thông tin phục vụ công tác quản lý
Phân tích hoạt động kinh tế là công việc rất quan trọng đối với công tác quản
lý doanh nghiệp Thông qua phân tích, doanh nghiệp sẽ nhận thấy những ưu vànhược điểm của mình trong tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, thấyđược nguyên nhân cũng như những thành công hoặc thất bại khi thực hiện mục tiêu
đề ra, đồng thời kết quả phân tích còn cho thấy những khả năng tiềm tàng cần đượckhai thác, sử dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nội dung tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp bao gồm:
- Xác định bộ phận phân tích: Vì kết quả phân tích ảnh hưởng đền quyết định
của nhà quản trị nên muốn cho kết quả phân tích có độ tin cậy cao, người tham giaphân tích dữ liệu nhất thiết phải có trình độ chuyên môn đúng mức và một khả năngphân tích tốt Do đó, doanh nghiệp cần xác định bộ phận phân tích gồm những ai và
ai sẽ là người điều hành bộ phận đó
- Thời điểm phân tích: Mỗi dữ liệu khác nhau sẽ cho kết quả phân tích khác
nhau nên doanh nghiệp cần phải xác định thời điểm nào sẽ có đầy đủ dữ liệu nhấtnhằm đảm bảo thu được kết quả phân tích tốt nhất Xác định được thời điểm phântích cũng nhằm mục đích báo cho các đơn vị liên quan gửi dữ liệu kịp thời cho bộphận phân tích
- Bộ phận nhận kết quả phân tích: Để quá trình truyền tin được chính xác và
kịp thời, doanh nghiệp phải xác định những bộ phận nào sẽ nhận kết quả phân tích.Điều này sẽ giúp kết quả phân tích được gửi tới các bộ phận đúng lúc, phục vụ choviệc ra quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp
Trang 40-Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và tổ chức hạch toán ban đầu
-Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
-Tổ chức hệ thống sổ kế toán
-Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
-Tổ chức kiểm tra và ứng dụng máy tính vào công tác kế toán
-Tổ chức phân tích những thông tin phục vụ công tác quản lý
Những nội dung quan trọng này sẽ là tiền đề để nghiên cứu thực trạng tổ chứccông tác kế toán trong Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC