1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến kem công suất 500 m3 ngày

50 761 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,35 MB
File đính kèm Trang tải xuống.rar (2 MB)

Nội dung

- Lưu lượng và thành phần ô nhiễm của nước thải tại nhà máy thay đổi tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng, như loại kem, loại sữa, chất béo hay hương vị khác nhau của từng loại kem, c

Trang 1

1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 3

1.1 Tổng quan về ngành chế biến kem 3

1.1.1 Giới thiệu ngành sản xuất kem 3

1.1.2 Nguyên liệu trong sản xuất kem 3

1.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất kem 4

1.2 Các nguồn phát sinh nước thải trong quy trình sản xuất 6

1.3 Khả năng gây ô nhiễm của nguồn thải 7

1.3.1 Tác động của chất ô nhiễm 7

1.3.2 Kết luận: 8

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ 9

2.1 Tổng quan các phương pháp xử lý 9

2.1.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học 9

2.1.2. Xử lý bằng phương pháp hóa lý 9

2.1.3 Xử lý bằng phương pháp hóa sinh: 9

2.2 Các công trình xử lý nước thải 13

2.2.1 Phương pháp luận và cơ sở lựa chọn công trình xử lý : 13

2.2.2 Công nghệ xử lý nước thải sản xuất của công ty cổ phần kem Kinh Đô 14 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY S ẢN XUẤT KEM 17

3.1 Cơ sở lựa chọn công trình xử lý 17

3.1.1 Thành phần nước thải: 17

3.1.2 Yêu cầu xử lý 17

3.2 Đề xuất phương án xử lý 18

3.3. Lựa chọn và thuyết minh công nghệ: 20

3.3.1 Cơ sở lựa chọn giữa các phương án: 20

3.3.2 Thuyết minh công nghệ cho phương án đã lựa chọn 21

3.4 Kết luận 22

CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ 23

4.1 Các thông số thiết kế cho bể Aerotank 23

Trang 2

4.2 Tính toán kích thước và các thông số cho bể Aerotank 24

4.2.1 Xác định BOD5 hòa tan sau bể Aerotank 24

4.2.2 Tính kích thước bể 25

4.2.3 Kiểm tra tải trọng thể tích, thời gian lưu nước và tỉ số F/M 26

4.2.4 Tính lượng bùn tuần hoàn và bùn dư thải ra mỗi ngày 27

4.2.5 Tính lượng khí cần cung cấp cho bể Aerotank 28

4.2.6 Tính ống dẫn nước thải và ống dẫn bùn tuần hoàn: 32

4.2.7 Tính bơm bùn tuần hoàn vào bể Aerotank: ……….……… 33

4.2.8 Tính bơm nước thải vào bể Aerotank: ……….……….……… 34

4.3 Tính toán bể lắng ly tâm đợt 2 36

4.3.1 Các thông số thiết kế cho bể lắng đợt 2 36

4.3.2 Tính toán kích thước bể lắng 2 36

4.4 Tính toán chi phí cho bể Aerotank và bể lắng 2 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

DANH MỤC PHỤ LỤC, BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ 50

Trang 3

3

1.1 Tổng quan về ngành chế biến kem

1.1.1 Giới thiệu ngành sản xuất kem

Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm kem như kem que, kem ly, kem ốc quế…

đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng và được ưa chuộng với nhiều khách

hàng ở nhiều lứa tuổi

Theo người tiêu dùng, hiện nay chỉ có 3 thương hiệu kem được đánh giá chất lượng

cao là: kem Thủy Tạ, kem Wall's (nay đã bán cho Kinh Đô) và kem Vinamilk (1).

1.1.2 Nguyên liệu trong sản xuất kem

Trong sản xuất kem, việc lựa chọn các nguyên liệu phụ thuộc vào sản phẩm kem,

giá thành nguyên liệu và nguồn cung ứng

Nguyên liệu chủ yếu dùng trong sản xuất kem là:

Đường: Đường được dùng để hiệu chỉnh chất khô và vị ngọt của sản phẩm

Một số loại đường thường được sử dụng như: đường latose, đường saccaroze,

đường glucose, fructo…

Chỉ tiêu hóa lý quan trọng của đường là độ ẩm, hàm lượng saccaroze, độ tro, độ màu…

 S ữa và các sản phẩm từ sữa: Trong sản xuất kem, các loại sữa có thể được sử

dụng như sữa tươi, sữa đặc, sữa bột nguyên cream…chất béo từ sữa như cream,

bơ, chất béo khan…

 D ầu thực vật: Người ta có thể dùng dầu đậu nành, dầu dừa, dầu hướng dương

hoặc dầu cải để làm nguyên liệu sản xuất một số loại kem

Chỉ tiêu hóa lý quan trọng của dầu thực vật: chỉ số acid, chỉ số peroxyc…Hàm lượng dầu thực vật có thể chiếm từ 6 – 10% khối lượng kem

thành phẩm Dầu thực vật cũng được bảo quản trong những điều kiện phù hợp

 Các ch ất ổn định: Các chất ổn định trong sản xuất kem là những hợp chất ưa

nước, thường có chứa protein hoặc carbonhydrate Mục đích là để quá trình

lạnh đông nguyên liệu sản xuất kem, các tinh thể đá xuất hiện sẽ có kích thước

nhỏ, nên kem được đồng nhất

 Các ch ất nhũ hóa: Chất nhũ hóa thường là những hợp chất có tính ưa nước và

ưa béo

Trong sữa có chưa một số chất nhũ hóa như lecithine, protein, phosphate… nhưng với

hàm lượng thấp Lòng đỏ trứng gà cũng là một chất nhũ hóa thông dụng trong ngành

sản xuất kem, nhưng có giá thành cao

( 1 ) Theo nguồn nghiên cứu thị trường của Công ty Thủy Tạ

Trang 4

 Các ch ất tạo hương: Người ta sẽ dùng các chất có hương khác nhau như các

loại hoa quả tự nhiên, hạt khô (đậu phộng, hạt điều, nho khô, hạt socola…),

mức quả, nước quả…vanilla, dâu, sầu riêng, socola…

 Ch ất màu: Mục đích của chất màu là làm tăng màu sắc và vẻ hấp dẫn cho

kem

Có 2 loại chất màu chính: chất màu tự nhiên và chất màu tổng hợp

 Các ch ất khác: Để bảo quản chất lượng kem, người ta bổ sung thêm một số

loại acid hữu cơ như acid citric, acid tatric… để tạo độ chua cần thiết cho kem

và ức chế sự phát triển của một số loại vi sinh có trong kem thành phẩm

1.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất kem

a Quy trình chung để sản xuất kem:

Các khâu chính trong một quy trình sản xuất kem được trình bày như sau:

Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất kem

Thuy ết minh quy trình sản xuất:

Nguyên liệu kem được chở về nhà máy, nhập kho, sau đó được bơm vào 3 bể khuấy

trộn, sau đó thêm đường, sữa các loại, tùy theo mẻ kem đang sản xuất, và hương socola

Nguyên liệu vào

Trang 5

5

Sau đó đến khâu thanh trùng, tai đây, tăng nhiệt độ đến mức phù hợp để ức chế vi khuẩn,

dùng thiết bị khuấy trộn để nguyên liệu và các chất phụ trợ được hòa quyện đều vào nhau

Tiếp theo đến khâu làm lạnh, ta chỉ hạ nhiệt độ đến mức phù hợp, có thêm nước và

Amonia để xúc tác

Sau khi làm lạnh, bơm tiếp đến 6 bể trộn, lại bổ sung hương vị một lần nữa (như quế,

cacao, café, socola ) Khâu tiếp theo là làm đông Sau khi qua 3 bể làm đông, khâu cuối

là đổ khuôn kem, tạo các loại phù hợp như mong muốn, như kem cây, ốc quế, hộp…Đồng

thời cũng cho hạt trái cây, hay hạt khô, nước và quả trái cây…và chất tạo màu, mùi vào

Đến đây, sản phẩm kem đã hoàn tất, được đóng gói thành phầm, chuyển vào kho bảo quản,

hoặc đem đi phân phối tại các đại lý bán lẻ

b Quy trình công nghệ sản xuất kem của một số công ty trong thành phố Hồ Chí

Minh

i Nhà máy s ản xuất kem Thủy Tạ:

Công nghệ của nhà máy sản xuất kem

công nghiệp Thủy Tạ dựa trên công nghệ

hiện đại của Italy Đây là một dây chuyền

sản xuất hiện đại khép kín - tự động hoàn

toàn từ khâu đầu tới khâu cuối, là sự kết

hợp giữa công nghệ hiện đại của nhà cung

cấp thiết bị hàng đầu Châu Âu, với các

hương vị mang đậm tính truyền thống và

hoa quả nhiệt đới phong phú của Việt Nam

Công nghệ này có thể sản xuất được các

sản phẩm: Kem cây, kem cốc các loại, kem

ốc quế và các loại kem hộp 500ml, 1 lít, 5

Trang 6

ii Nhà máy s ản xuất kem Kinh Đô (KiDo)

Năm 1996, công ty Unilever Việt Nam

tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất kem

tại Tp Hồ Chí Minh với nhãn hiệu Kem

Wall’s, với tổng diện tích 23.728 m2, tổng

vốn đầu tư là 20 triệu USD, công suất hoạt

động ban đầu là 9 triệu lít/năm Đây là nhà

máy hiện đại nhất ở khu vực Đông Nam Á,

được thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu

Ngày 1-7-2003, tập đoàn Unilever đã

chuyển nhượng toàn bộ nhà xưởng của nhà

máy Kem Wall’s cho Công ty cổ phần Kinh

Đô Từ đó Công ty cổ phần KIDO ra đời

Với nhà máy này, KIDO’S có thể đa

dạng hóa sản phẩm với nhiều chủng loại:

kem hộp, kem bánh và kem que Đồng thời

thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

phù hợp với khẩu vị người Việt như: kem

xoài, kem mãng cầu… bên cạnh những khẩu

vị quen thuộc của quốc tế như: kem

chocolate, kem dâu, kem vani…Hiện nay sản

phẩm của công ty KIDO có hơn 40 loại của 2

nhãn chính là kem Merino và KIDO’S

Celano Gần đây nhất là vào tháng 7/2006,

KIDO’S tung ra thị trường sản phẩm mới

Sữa chua WellYo Kidz dành cho trẻ em

(hương vị dâu và tự nhiên)

1.2 Các nguồn phát sinh nước thải trong quy trình sản xuất

Mọi quá trình chế biến sản xuất đều phát sinh các loại chất thải như nước thải,

chất thải rắn và khí thải…có tính chất đặc trưng của loại hình sản xuất đó Chất thải

này được sinh ra từ:

- dây chuyền sản xuất

- hoạt động sinh hoạt của công nhân

- và các máy móc bổ trợ…

Hai nguồn phát sinh phía cuối không nằm trong quy trình sản xuất, và được

kiểm soát, thu gom để xử lý riêng Dựa vào mức độ ô nhiễm và lưu lượng phát thải

Nguyên liệu

chính Chu ẩn bị

Trang 7

7

ta thấy, nước thải từ quy trình sản xuất phát sinh một lượng lớn và thường xuyên

nhất Vì thế, người ta chủ yếu quan tâm đến tính chất nước thải từ quy trình sản xuất

để thiết kế hệ thống xử lý phù hợp

Dựa vào quy trình sản xuất, nước thải sản xuất phát sinh từ các công đoạn như:

- Nhập và chuẩn bị nguyên liệu, trái cây, hạt khô… gọt vỏ, bỏ hạt, thải bỏ

nguyên liệu hư hỏng…làm phát sinh rác thải rắn Ngoài ra, khâu đóng gói thành

phẩm, dán bao bì… cũng phát sinh một lượng chất thải lớn như thải bỏ bao bì hỏng,

dán nhãn bị hư, đóng hộp bị lỗi cũng thải bỏ…

- Tẩy rửa các thiết bị khuấy trộn, các bể chứa, máy móc thêm hóa chất… làm

phát sinh nước thải Đồng thời nước thải này còn dính lại nhiều cặn bã kem, làm

nguồn nước bị ô nhiễm rất nhiều thành phần hữu cơ, vô cơ

- Vệ sinh nhà xưởng, thiết bị sau mỗi ca, hoặc sau mỗi ngày làm việc

- Lưu lượng và thành phần ô nhiễm của nước thải tại nhà máy thay đổi tùy thuộc

vào nguồn nguyên liệu sử dụng, như loại kem, loại sữa, chất béo hay hương vị khác

nhau của từng loại kem, chất tẩy rửa, phụ gia…và tùy vào mùa vụ của nguyên liệu,

như trái cây theo mùa, hàng nhập từ nước ngoài theo đợt…Vì thế, khi khảo sát thành

phần tính chất nước thải, cần theo dõi trong một thời gian dài, lấy mẫu nước thải phải

có tính đại diện cao để thiết kế hệ thống xử lý phù hợp

1.3 Khả năng gây ô nhiễm của nguồn thải

1.3.1 Tác động của chất ô nhiễm

 Ch ất hữu cơ: hàm lượng hữu cơ cao trong nước sẽ dẫn đến việc suy giảm ôxi hòa

tan trong nước, ảnh hưởng đến hoạt động sống và phát triển của tôm cá, thủy sinh

Hơn thế nữa, sự thiếu hụt oxi hòa tan sẽ làm giảm khả năng tự làm sạch cũa nguồn

nước

 Ch ất rắn lơ lửng (SS): hàm lượng chất vô cơ cao, SS cao sẽ gây cản trở sự xuyên

thấu của ánh sáng mặt trời, làm giảm sự quang hợp của tảo, rong rêu, làm cản trở sự

phát triển của chúng Ngoài ra, SS cao còn gây nên độ đục cao, mất vẻ cảm quan của

dòng nước

 Ch ất dinh dưỡng: Nitơ, phốtpho là chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình

phát triển của vi sinh trong các công trình xử lý sinh học và của sinh vật dưới nước

nói chung Nhưng khi nước thải được thải ra sông suối, vơi hàm lượng N, P quá cao,

chúng sẽ kích thích sự phát triển quá mức của tảo, rong rêu… gây nên hiện tượng phú

dưỡng, làm ô nhiễm thủy vực

 D ầu mỡ: Việc dùng dầu mỡ thực vật trong quy trình sản xuất cũng sinh ra các

ván dầu, dầu mỡ thừa, chất béo, tạo lớp ván nổi trên mặt nước, ngăn cản oxi khuếch

Trang 8

tán vào nước, phát sinh các mùi khó chịu do phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện

thiếu khí…

1.3.2 Kết luận:

Nguồn gốc của sự biến đổi môi trường trên thế giới đều do các hoạt động kinh

tế, xã hội, do sự phát triển công nghiệp và hoạt động khai thác không bền vững của

con người Các hoạt động này một mặt đem lại các lợi ích kinh tế, góp phần cải thiện

chất lượng cuộc sống, nhưng mặt khác lại gây khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm và hủy

hoại môi trường sống

Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch khi tiếp nhận một nguồn thải,

nhờ khả năng tự pha loãng, xáo trộn nguồn nước và hoạt động của các vi sinh vật làm

giảm nồng độ chất ô nhiễm đến một mức độ nhất định Nhưng khi lưu lượng nguồn

thải quá nhiều, nồng độ quá cao, nguồn nước sẽ mất đi hoặc suy giảm khả năng tự

làm sạch đó Từ đó gây nên các phản ứng phân hủy, sinh ra các mùi và tạo chất phân

hủy thứ cấp, ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh cũng như sức khỏe của con người

Vì thế, việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy để xử lý

nguồn thải trước khi thải vào thủy vực là rất cần thiết

Trang 9

9

2.1 Tổng quan các phương pháp xử lý ( 2 )

Theo phân tích thành phần nguồn thải như trên, nước thải sản xuất kem chủ yếu

chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố như ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, rác, cát bụi, dầu

mỡ…

Vì thế các phương pháp được đề xuất để nghiên cứu khả năng xử lý phù hợp với

nguồn thải này là:

- Xử lý bằng phương pháp cơ học

- Xử lý bằng phương pháp hóa lý

- Xử lý bằng phương pháp sinh học

2.1.1 Xử lý bằng phương pháp cơ học

Xử lý cơ học được đặt ở đầu hệ thống xử lý, nhằm loại bỏ các chất rắn, vô cơ

và hữu cơ, dầu mỡ, nhựa, tạp chất nổi, rác…

Tùy theo đặc điểm các loại cặn trong rác thải, các công trình xử lý cơ học

thường được sử dụng là:

- Song chắn rác (thô, mịn, tinh…)

- Bể lắng cát, các loại bể lắng: lắng đứng, lắng ngang, lắng ly tâm…

- Bể điều hòa lưu lượng, bể trung hòa (acid hoặc kiềm)

- Bể tách dầu mỡ

Việc lựa chọn phương pháp xử lý phụ thuộc vào kích thước rác, hạt lơ lửng,

tính chất hóa lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và độ sạch cần thiết phải

đạt được theo yêu cầu của nơi tiếp nhận

2.1.2 X ử lý bằng phương pháp hóa lý

Bản chất của quá trình xử lí nước thải bằng phương pháp hoá lí là áp dụng các

quá trình vật lý và hoá học để loại bớt các chất ô nhiễm (các hạt lơ lửng phân tán (rắn

và lỏng), khí tan, chất vô cơ và hữu cơ hòa tan trong nước thải) ra khỏi nước thải

Các công trình thích hợp được đề xuất như: bể tuyển nổi, keo tụ, tạo bông…

2.1.3 Xử lý bằng phương pháp hóa sinh:

(2) Nguồn tham khảo: Giáo trình Xử Lý Chất Thải Công Nghiệp - PGS TS Nguyễn Văn Phước

Trang 10

Bản chất của phương pháp này là ứng dụng vi sinh vật (VSV) có trong nước

thải, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng Chúng sử dụng chất hữu cơ làm thức ăn, chuyển

hóa chất hữu cơ, chất độc hại thành chất vô cơ, khí đơn giản và nước Vì thế, phương

pháp này được ứng dụng và đạt hiêu quả cao khi xử lý nước thải có chứa nhiều chất

hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ như H2S, NH3, Sunfua, Nitrit…

Một số chất hữu cơ có khả năng bị oxi hóa dễ dàng, còn một số chất khác hoàn

toàn không bị oxi hóa hoặc oxi hóa rất chậm Dựa vào đó người ta có thể chia ra làm

2 loại: chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và chất hữu cơ khó phân hủy sinh học

Để xác định khả năng xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, ta thiết lập tỉ

lệ BOD và COD Nếu BODtp /COD > 0,5 thì nước thải có khả năng được xử lý bằng

phương pháp sinh học Tuy nhiên, nước thải này không được chứa các chất độc hại

và các tạp chất muối kim loại nặng Đối với các chất vô cơ, người ta vẫn phải thiết

lập ngưỡng giá trị tối đa để không gây độc cho vi sinh

Có 2 phương pháp chính để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là hiếu

khí và yếm khí

- Hi ếu khí: sử dụng nhóm vi sinh hiếu khí, VSV được gieo cấy trong bùn hoạt

tính hoặc màng sinh học

- Y ếm khí: là phương pháp xử lý không cần oxi Chúng còn được áp dụng chủ

yếu để phân hủy cặn

Các quá trình sinh học còn có thể diễn ra trong điều kiện tự nhiên hay các công

thường không đáp ứng đủ, nên các công trình tự nhiên này ít được áp dụng

b X ử lý nước thải trong công trình nhân tạo

o Hiếu khí:

 Bể Aerotank: nước thải được sục khí và hòa trộn với bùn hoạt tính Có rất

nhiều dạng bể Aerotank như: 1 bậc không tái sinh và có tái sinh bùn, 2 bậc

không tái sinh và có tái sinh bùn…

 Thiết bị lọc sinh học (nhỏ giọt, cao tải, hoặc lọc với vật liệu lọc ngập trong

nước): nước thải được lọc qua lớp vật liệu bao phủ bởi màng vi sinh vật

Trang 11

11

VSV sẽ oxi hóa các chất hữu cơ, sử dụng chúng làm nguồn năng lượng cho

sự phát triển

o Kỵ khí (yếm khí): được ứng dụng để lên men cặn tạo thành trong xử

lý hóa sinh nước thải sản xuất, cũng như để xử lý bậc 1 nước thải rất đậm đặc (BOD = 4– 5 g/l), chứa các chất hữu cơ có thể bị phân hủy bởi các vi sinh yếm khí

 Bể UASB

 Bể lọc sinh học kỵ khí: thường là bước xử lý trước xử lý hiếu khí

Trong các công trình xử lý, kiểu công trình xử lý được chọn phụ thuộc vị trí nhà máy,

điều kiện khí hậu, nguồn cấp nước, lưu lượng thành phần và nồng độ ô nhiễm của

nước thải

 AEROTANK

Sau khi được lắng bớt 1 phần cặn lơ lửng ở các khâu xử lý trước, nước thải được

bơm vào bể Aerotank để xử lý, tại đây có tiến hành thổi khí nhằm tăng lượng oxi hòa tan,

giúp quá trình hiếu khí diễn ra mạnh và hoàn toàn hơn Sau đó, nước thải có chứa bùn

được đưa về bể lắng đợt 2 nhằm tách riêng bùn và nước Phần lớn bùn hoạt tính tuần hoàn

được quay trở lại bể Aerotank và lượng bùn dư đưa về bể xử lý bùn

Trang 12

Hình 2.1 Các sơ đồ hệ thống xử lý nước thải Aerotank

a) Aerotank 1 bậc, không tái sinh bùn b) Aerotank 1 bậc, có tái sinh bùn c) Aerotank 2 bậc, không tái sinh bùn d) Aerotank 2 bậc, có tái sinh bùn 1-Bể Aerotank 5- Bể Aerotank bậc 2 2-Bể lắng 3- Trạm bơm bùn 4-Bể tái sinh bậc 1 6-Bể tái sinh bậc 2

Trên hình 2.1 trình bày các sơ đồ công nghệ chủ yếu xử lý nước thải trong bể

Aerotank

 Sơ đồ bậc 1 không tái sinh bùn được ứng dụng khi nước thải có BOD <= 150mg/l

 Sơ đồ bậc 1 có tái sinh bùn dùng khi BOD > 150mg/l

 Sơ đồ bậc 2 ứng dụng cho nước thải đậm đặc, có nồng độ BOD cao

 L ọc sinh học nhỏ giọt

Thiết bị lọc sinh học là thiết bị là thiết bị được bố trí đệm và cơ cấu phân phối nước

cũng như không khí Trong thiết bị lọc sinh học, nước thải được lọc qua lớp vật liệu bao

phủ bởi màng vi sinh vật Vi sinh trong màng sinh học sẽ oxi hóa các chất hữu cơ, sử

dụng chúng làm nguồn dinh dưỡng và năng lượng Như vậy chất dinh dưỡng được tách

ra khỏi nước, còn khối lượng màng sinh học tăng lên

Vật liệu đệm có độ xốp cao, khối lượng riêng nhỏ và bề mặt riêng phần lớn, như sỏi,

đá, ống nhựa, sợi nhựa, sơ dừa…

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý trong thiết bị lọc sinh học là:

- Bản chất các chất hữu cơ ô nhiễm

- Vận tốc oxi hóa, cường độ thông khí

- Tiết diện màng sinh học

- Thành phần vi sinh

- Diện tích và chiều cao thiết bị

- Đặc tính vật liệu đệm (kích thước, độ xốp, bề mặt phân riêng…)

- Tính chất vật lý của nước thải, nhiệt độ của quá trình, tải trọng thủy lực…

- Cường độ tuần hoàn, sự phân phối nước thải…

Trang 13

13

Những vật liệu được sử dụng làm giá thể thường là các vật liệu trơ như cát sỏi, gốm,

xỉ quặng hoặc chất dẻo…

 UASB

Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí ngày càng được ưa chuộng vì

những ưu điểm nổi bật của chúng so với các phương pháp thông thường khác như:

- Ít tiêu hao năng lượng trong quá trình hoạt động

- Giá thành vận hành thấp hơn, tự sản sinh năng lượng có thể thu hồi sử dụng dưới

dạng biogas

- Sản sinh ít bùn thừa, làm giảm khó khăn trong việc xử lý bùn thải

- Như cầu sử dụng chất dinh dưỡng của các vi sinh vật cũng ít hơn, là ưu điểm nổi

bật đối với xử lý các loại nước thải thiếu hụt chất dinh dưỡng

- Vận hành ở tải trong hữu cơ cao, do đó làm giảm kích thước công trình

UASB là bể kỵ khí lớp bùn chảy ngược dòng (Upflow Anaerobic Sludge Blanket

reactor) Nước thải chuyển động từ dưới lên đi qua lớp bùn vi sinh kỵ khí lơ lửng

Nguyên tắc: gồm 2 quá trình là phân hủy và lắng kết hợp

Trong điều kiện kỵ khí, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ bị phân hủy thành các hợp

chất có khối lượng phân tử nhỏ hơn, hình thành các khí như CH4 , CO2 , tạo nên sự xáo

trộn bên trong bể Các hạt bùn đã được tách khí sẽ rơi xuống lại tầng bùn lơ lửng

Nồng độ bùn trong bể có thể lên đến 10-40g/l Sự hình thành bùn hạt làm tăng khả

năng xử lý nước thải Quá trình hình thành bùn hạt phụ thuộc nhiều vào bản chất nước

thải, pH, dinh dưỡng, nhiệt độ, điều kiện vận hành…

2.2 Các công trình xử lý nước thải

2.2.1 Phương pháp luận và cơ sở lựa chọn công trình xử lý :

Hoạt động sản xuất trong công nghiệp không thể tránh khỏi việc phát sinh chất

thải, nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm, muốn thải bỏ vào thủy vực thì nước thải phải

được xử lý Do vậy, nước thải từ các quy trình sản xuất phải được thu gom đến công

trình xử lý tập trung của nhà máy

Việc lựa chọn quy trình công nghệ xử lí thích hợp phải dựa vào thành phần,

tính chất của nước thải, bản chất của các chất nhiễm bẩn, các điều kiện địa lí, khả

năng của nhà máy, yêu cầu của nguồn tiếp nhận…

Theo đó, người ta chia quá trình xử lí thành các công đoạn chính như sau (3) :

(3)Ngu ồn tham khảo: Tài liệu Xử Lý nước thải của PGS TS Nguyễn Phước Dân

Trang 14

Bảng 2.1 Các quá trình xử lý nước thải

Thành ph ần Quá trình xử lý

Cặn lơ lửng Song chắn rác, lắng cát, lắng, tuyển nổi, kết tủa hóa học, lọc

Chất hữu cơ dễ phân hủy

sinh học Sinh trưởng lơ lửng hiếu khí, kỵ khí Sinh trưởng bám dính hiếu khí, kỵ khí

Vi sinh gây bệnh Khử trùng bằng các hợp chất oxi hóa mạnh như: chlorine,

chlorine dioxide, Ozone, bức xạ UV

Keo và cặn lơ lửng Phân tách màng, xử lý hóa học (keo tụ tạo bông)

Mùi Hấp thụ hóa học, hấp thụ than hoạt tính

Hình 2.3 Mô tả sơ bộ nguyên lý hệ thống xử lý cơ bản

2.2.2 Công nghệ xử lý nước thải sản xuất của công ty cổ phần kem Kinh Đô(4).

a Thành ph ần nước thải và lưu lượng thải

Lắng

2 trùng Khử

V ớt dầu

Nén bùn

Phân hủy bùn

kỵ khí

Tách nước

Sân phơi bùn Dòng ra

Trang 15

15

Nước thải được thu gom chủ yếu từ các công đoạn sản xuất kem, vệ sinh thiết

bị, nhà xưởng trước và sau mỗi ca làm việc

Nước thải chứa các nguyên liệu rò rỉ, thất thoát và dính lại do quá trình tẩy rửa

Lưu lượng thay đổi theo mùa sản xuất Trong nước thải luôn có thành phần dầu mỡ

Đặc trưng nước thải được trình bày trong Bảng 2.1

Bảng 2.2 Tính chất thành phần nước thải đầu vào của công ty KiDo

 Nước thải bị ô nhiễm hữu cơ và vô cơ nhiều

 Tỉ số BOD/COD > 0,5 và thành phần nước thải không chứa thành phần độc

hại, kim loại nặng…thích hợp dùng phương pháp xử lý sinh học

 Chất rắn lơ lửng tương đối cao, chứa nhiều dầu mỡ, nên cần xử lý cơ học

 Lưu lượng và tải lượng không ổn định, cần điều lưu để ổn định trước khi qua

các công trình xử lý phía sau, tránh sốc tải, ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh

học, hóa lý…

b Yêu cầu mức độ xử lý:

Nước thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn xả thải loại B, theo TCVN 5945-2005

Bảng 2.3 TCVN 5945-2005 Chỉ tiêu nước thải loại B

c Công nghệ xử lý nước thải:

Dựa theo thành phần nước thải và yêu cầu xử lý, cũng như cân đối tính kinh tế, khả

thi của công nghệ, công ty cổ phần Kinh Đô đã áp dụng quy trình xử lý nước thải như

sau:

Trang 16

Thuy ết minh sơ đồ công nghệ xử lý của công ty KiDo

 Nước thải được thu gom chung vào hố ga

của nhà máy, qua sàn chắn rác để loại bỏ

rác, cặn bã…rồi được tập trung ở hố thu

gom chính Tiếp đó bơm nước thải vào bể

tuyển nổi để gạn dầu, chất béo, loại bỏ một

phần lớn chất rắn lơ lửng

 Sau đó bơm vào bể điều hòa, có 2 máy

khuấy trộn làm nhiệm vụ điều hòa các

thành phần như lưu lượng, tải lượng và

nồng độ chất ô nhiễm, tiếp đó nước thải

theo đường ống chìm dẫn vào bể trung hòa

Tại đây sẽ thực hiện nhiệm vụ thêm vào các

chất dinh dưỡng, điều chỉnh pH bằng kiềm

hoặc acid tùy thuộc vào số liệu đo đạc

 Sau khi xử lý các thành phần thô, vô cơ,

nước thải được qua hệ thống xử lý sinh học

gồm bể thiếu khí, bể Aerotank có khuấy

trộn và bể lắng, có tuần hoàn bùn từ bể lắng

về bể thiếu khí để bổ sung bùn hoạt tính

cần thiết

 Cuối cùng thêm chất khử trùng là Chlorine

trước khi thải ra mương dẫn

Với thành phần nước thải như trên,

thì các công trình được lựa chọn để xử lý là

phù hợp Hiệu quả xử lý cao, nước đầu ra

đạt tiêu chuẩn yêu cầu

Tuy nhiên, trong xử lý sinh học,

nồng độ BOD khá cao, vì thế cần tuần hoàn

bùn hoạt tính về bể Aerotank

Đối với khâu xử lý cuối, khử trùng nước thải bằng chlorine là không cần thiết,

xây bể khử trùng là tốn kém đối với yêu cầu nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn thải loại B

như yêu cầu ở trên

Bùn tuần hòan

Mương thoát nước

Nước thải

Bổ sung N/P, chỉnh pH Song chắn rác

Hình 2.4: Sơ đồ công nghệ xử lý nước

thải của công ty KiDo

Trang 17

17

NHÀ MÁY SẢN XUẤT KEM

3.1 Cơ sở lựa chọn công trình xử lý

3.1.1 Thành phần nước thải:

Lưu lượng nước thải trung bình của nhà máy QTB

ngày = 500 m3 / ngày đêm

Dựa vào quy trình sản xuất, cũng như nguyên liệu sử dụng của một nhà máy sản xuất

kem nói chung, ta có bảng Tính chất, thành phần nước thải đầu vào như sau

B ảng 3.1 Tính chất, thành phần nước thải đầu vào

Nhận xét thành phần tính chất nước thải của nhà máy:

- Thành phần cặn lơ lửng SS đầu vào 480mg/l cộng với lượng dầu mỡ 170mg/l,

chứng tỏ nguồn thải này ô nhiễm vô cơ cũng khá cao, cần thiết có các công trỉnh

xử lý cơ học như song chắn rác, bể vớt dầu và bể lắng 1, bể tuyển nổi khí hòa tan

- Thành phần BOD, COD tương đối cao, và tỉ số BOD/COD = 1350/1900 = 0.71 >

0.5 chứng tỏ nguồn thải bị nhiễm hữu cơ nhiều, đòi hỏi phải xử lý bằng các công

trình sinh học thích hợp Công trình thích hợp là xử lý kỵ khí nhẹ kết hợp hiếu

khí, hoặc chỉ dùng 1 công trình hiếu khí hoạt động cao tải

- Chất dinh dưỡng Nitơ, Phốtpho không vượt tiêu chuẩn nhiều, đủ để cung cấp cho

các công trình sinh học mà không cần bổ sung vào

3.1.2 Yêu cầu xử lý

Vì những phân tích trên, nước thải của nhà máy phải được thu gom và xử lý đạt

tiêu chuẩn thải loại B theo TCVN_5945:2005(5) trước khi thải vào thủy vực quy định

Trong tiêu chuẩn quy định 3 mức thải A, B, C ứng với từng mục đích xả thải vào thủy

Trang 18

 Nước thải đạt tiêu chuẩn thải loại A: có thể đổ vào thủy vực dùng làm nguồn

nước cho mục đích sinh hoạt

 Nước thải đạt tiêu chuẩn thải loại B: có thể đổ vào thủy vực nhận thải khác, trừ

các thủy vực quy định nhận nước thải loại A

 Nước thải đạt tiêu chuẩn thải loại C: chỉ được phép thải vào các nơi quy định

như hồ chứa nước thải xây riêng, hoặc ống dẫn đến khu xử lý nước thải tập

trung…

Dưới đây là các giá trị giới hạn mà công nghệ xử lý phải đạt được, trước khi xả vảo

thủy vực cho phép

Bảng 3.2 TCVN_ 5945-2005 Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải Loại B

Việc lựa chọn phương pháp xử lý và công nghệ xử lý nước thải của nhà máy phụ

thuộc vào các yếu tố sau:

Công suất của trạm xử lý: Q ngày = 500 m3/ ngày

Đặc tính của nước thải: cần xác định cụ thể thành phần các chất ô nhiễm

có trong nước thải, dạng tồn tại của chúng (lơ lửng, dạng keo, dạng hoà tan…),

khả năng phân huỷ sinh học và độ độc của các thành phần vô cơ và hữu cơ

Mức độ yêu cầu khi xử lý: tức là chất lượng nước đầu ra phải thoả mãn một

yêu cầu cụ thể nào đó, cụ thể ở nhà máy này là phải đạt được loại B

Chi phí x ử lý: Trước khi tiến hành chọn lựa quá trình xử lý phù hợp, ta

cũng cần phải phân tích chi tiết chi phí xử lý của từng phương án đưa ra, phải phù

hợp với điều kiện kinh tế của nhà máy

Điều kiện mặt bằng và đặc điểm địa chất thuỷ văn khu vực xây dựng trạm

xử lý nước thải, diện tích đất sẵn có Trong điều kiện nhà máy, diện tích đất dành

cho công trình xử lý là không hạn chế

Yêu cầu về năng lượng và hóa chất của nhà máy

Trang 19

Song ch ắn rác NGUỒN THẢI

Trang 20

bùn dư

3.3 Lựa chọn và thuyết minh công nghệ:

3.3.1 Cơ sở lựa chọn giữa các phương án:

♦ Công trình xử lý cơ học được chọn trong phương án 1 là bể vớt dầu để loại dầu

mỡ, bể lắng cát và bể lắng 1 để loại lượng chất rắn lơ lửng có trong nước thải Sau

khi qua 3 bể này thì lượng SS và dầu mỡ giảm đáng kể, nhưng BOD và COD

không giảm nhiều và diện tích xây dựng là khá lớn Phương án 2 đề xuất sử dụng

Song chắn rác NGUỒN THẢI

Nén bùn

Sân phơi bùn

Trang 21

21

bể tuyển nổi khí hòa tan Bể này kết hợp xử lý cả dầu mỡ, chất rắn lơ lửng và một

phần đáng kể BOD, COD Vì thế giảm diện tích xây dựng và chi phí vận hành

♦ Hàm lượng COD và BOD là tương đối cao, và tỉ số BOD/COD > 0,7 Phương án 1

sử dụng bể kỵ khí UASB kết hợp bể hiếu khí Aerotank để xử lý Nước thải sau khi

qua bể lắng 1 được đưa vào bể UASB, tại đây, với thời gian lưu nước 5-12h, vi

khuẩn kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ, hiệu quả xử lý COD đạt 60-95% Sau

đó nước thải qua bể bùn hoạt tính rồi qua bể lắng 2, một phần bùn được tuần hoàn

về bể Aerotank, phần dư còn lại được đưa qua bể nén bùn để xử lý

Tuy nhiên phương án này yêu cầu chi phí đầu tư và vận hành cao, điều khiển và

vận hành phức tạp, cán bộ vận hành có chuyên môn cao, vì vậy ít được áp dụng

Phương án 2 đề xuất chỉ dùng bể Aerotank hiếu khí hoạt động cao tải để xử lý

thành phần hữu cơ còn lại sau khi đã được loại bỏ một phần đáng kể ở bể tuyển

nổi Ưu điểm của phương án này là ít tốn diện tích hơn, đơn giản dễ vận hành, chi

phí xử lý thấp… Hiệu suất khử BOD cao, trên 90%

♦ Công trình xử lý bùn ở phương án 1 gồm nén bùn, tách nước rồi chuyển đến sân

phơi bùn Tuy nhiên lượng bùn dư không nhiều, vì thế ta chỉ cần nén bùn để loại

bỏ nước trong bùn, rồi chuyển đến sân phơi bùn để tận dụng nhiệt mặt trời làm khô

bùn, sau đó tận dụng bánh bùn làm phân bón

Từ những phân tích trên, ta nhận thấy phương án 2 khả thi hơn phương án

1 cả về mặt thi công, vận hành, tính kinh tế, kĩ thuật…Vì thế công nghệ xử lý

được chọn là phương án 2

3.3.2 Thuyết minh công nghệ cho phương án đã lựa chọn

 Nước thải từ các quy trình sản xuất, vệ sinh nhà xưởng…được thu gom chung về

hố ga, sau đó theo đường ống dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà

máy Trước hệ thống xử lý, phải đặt song chắn rác thô để loại bỏ cặn thô như

nhánh cây, vỏ nguyên vật liệu, nhựa, giấy, lá cây…nhằm bảo vệ bơm và đường

ống, cánh khuấy, đồng thời cũng xử lý được một phần lớn cặn lơ lửng SS Các tạp

chất này được vít tải kéo lên và chuyển vào thùng rác

 Nước thải qua song chắn rác, được dẫn về hố thu gom chung, rồi qua bể tuyển nổi

có thổi khí để loại bỏ phần dầu mỡ, ván nổi tạo điều kiện cho quá trình xử lý sinh

học phía sau Bọt và ván nổi được thu gom đưa đến khâu xử lý riêng Hiệu quả xử

lý sau khi qua song chắn rác và các công trình cơ học là: dầu mỡ giảm 80-90%,

COD giảm 40%, BOD giảm 30%, SS giảm 80%

Sau đó nước thải được dẫn sang bể điều hòa Vì lưu lượng và nồng độ nước thải

của nhà máy thay đổi theo quy trình sản xuất, theo mùa, theo ngày, ca làm việc và

những lúc khẩn cấp…nên trong công trình xử lý cần có bể điều hòa để ổn định lưu

lượng và nồng độ chất thải

Trang 22

 Đồng thời, tại bể điều hòa, ta cũng có thể tận dụng để điều chỉnh pH của nước thải

đến ngưỡng thích hợp (nếu cần thiết) Theo số liệu nước thải đầu vào như trên,

không cần thiết phải xây dựng một bể trung hòa, vì lưu lượng nước thài (500m3

/ngày) là không lớn lắm và pH của nước thải đầu vào 5,5 – 9, không chênh lệch

nhiều so với yêu cầu cần xử lý (5,5-9)

 Tại đây có máy thổi khí để cung cấp O2 vào nước cho các vi sinh vật trong bùn tồn

tại và tăng sinh khối, chuẩn bị cho quá trình xử lý sinh học tiếp theo

 Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào bể Aerotank bùn hoạt tính có tuần hoàn và

tái sinh bùn Hiệu quả xử lý BOD đạt 80-95%, COD giảm 70 - 90%

 Sau đó, nước thải chảy tràn qua bể lắng 2 để lắng, tách cặn, bùn Bể lắng lúc này

thường là bể lắng ly tâm để lắng bùn sinh học từ quá trình xử lý sinh học trước đó

 Cuối cùng nước thải được đưa ra mương dẫn, thải ra lưu vực tiếp nhận cho phép

 Ở đây không cần khử trùng nước thải sau xử lý, mà có thể thải trực tiếp ra nguồn

tiếp nhận, vì đặc trưng nước thải không bị nhiễm vi sinh và yêu cầu đầu ra của

nước xử lý là đạt loại B theo tiêu chuẩn Vì thế, không cần thiết kế bể khử trùng

Chlorine

 Bùn từ bể lắng 2 được tuần hoàn về bể Aerotank để bổ sung sinh khối cho bùn

trong bể Lượng bùn dư được thu hồi về hệ thống xử lý bùn để xử lý Công nghệ

xử lý bùn gồm các công trình:

- Bể nén bùn nhằm tăng hiệu quả tách nước, giảm thể tích bùn, hàm lượng rắn <

15% có thể bơm được… Các phương pháp nén bùn như: trọng lực, tuyển nổi, ly

tâm Nhưng thực tế, để giảm chi phía xây dựng cũng như vận hành, người ta

thường dùng phương pháp nén bùn trọng lực

- Sân phơi bùn: bùn sau khi nén tách bớt nước, được chuyển về sân phơi bùn

nhằm tận dụng nhiệt mặt trời làm bay hơi nước trong bùn, giảm thể tích, dẽ vận

chuyển, quản lý

- Nước tách bùn được tuần hoàn về bể điều hòa

Lượng bùn phơi khô được tận dụng làm phân bón, đem đi chôn lấp hoặc chuyển

đến cơ sở khác

3.4 Kết luận

Sau khi qua hệ thống xử lý nước thải như trên, chất lượng nước thải đã đạt tiêu

chuẩn như yêu cầu, có thể thải vào các lưu vực nhận nước thải theo quy định

Trang 23

23

Trong phạm vi đồ án môn học, ta chọn tính toán thiết kế công trình đơn vị tiêu

biểu và quan trọng nhất là bể bùn hoạt tính hiếu khí Aerotank và bể lắng ly tâm đợt 2

4.1 Các thông số thiết kế cho bể Aerotank

Lưu lượng trung bình ngày Qngày = 500 m3/ngày

Lưu lượng trung bình giờ Qh = 500/24 = 20,83 m3 / giờ

Lưu lượng trung bình giây Qs = 5,8 l/s

Sau khi qua các công trình cơ học phía trước, hàm lượng các chất được giảm đi

một phần và giá trị các thông số trước khi vào bể Aerotank như sau:

- BOD giảm 30%, nên lượng BOD vào Aerotank là:

BOD5 = S0 = 1350x(1-0,3) = 945mg/l

- COD giảm 40%, COD = C0 = 1900x(1-0,4) = 1140mg/l

- Lượng cặn lơ lửng giảm 80% sau công trình cơ học:

SS0 = 480x(1-0,8) = 96mg/l

- Dầu mỡ sau bể tuyển nổi giảm 85% còn lại 170x(1-0,85) = 25mg/l

- Tỉ số BOD5/COD = 945/1140 = 0,83

- Nhiệt độ nước thải 250C

Khi tính toán thiết kế công trình sinh học áp dụng quá trình bùn hoạt tính ta phải xem

xét các yếu tố sau:

o Kiểu bể bùn hoạt tính: chảy nút, xáo trộn hoàn toàn, chảy tầng…

o Tải trọng tiêu chuẩn

o Lượng bùn sinh ra

o Nhu cầu oxi cung cấp và phương thức cung cấp

o Nhu cầu chất dinh dưỡng

o Tính chất nước thải sau xử lý

Với hàm lượng BOD5 cần xử lý là khá cao (945mg/l), vì thế kiểu bể Aerotank được

chọn là xáo trộn hoàn toàn, khuếch tán khí, tuần hoàn và tái sinh bùn

- Chiều cao lớp nước trong bể phải từ 4,5 đến 7,5m để việc khuếch tán khí

đạt hiệu quả cao

- Chiều cao bảo vệ (từ mặt nước đến đỉnh bể) từ 0,3 đến 0,6m

- Thời gian lưu bùn trong bể, chọn 𝜃c = 12 ngày

Trang 24

 Giả sử ứng với các thông số đầu vào như trên, ta có các thông số động học như

sau:(6)

- Hàm lượng cặn ở đầu ra sau bể lắng 2 là 25mg/l, trong đó chứa 65% cặn dễ

phân hủy sinh học

- Lượng bùn hoạt tính trong nước thải đầu vào là X0 = 0 mg/l

- Hàm lượng bùn tuần hoàn Xu = 8500mgSS/l

- Hàm lượng bùn hoạt tính có trong bể Aerotank MLVSS =X= 3000mgVSS/l

- Tỷ số giữa lượng chất rắn lơ lững bay hơi ( MLVSS) với lượng chất rắn lơ

lững trong nước thải( MLSS) là ��������� = 0,7 = VS

- Tỉ số chuyển đổi giữa BOD5 và BODt ổng cộng là BOD5/BODt ổng = 0.7

- Hệ số sản lượng bùn Y = 0,5mgVSS/mgBOD5, nên hệ số sản lượng quan sát

tính được là: Yobs = ����.���

 Với Kd : hệ số phân hủy nội bào, Kd = 0,05 ngày-1

𝜃c : thời gian lưu bùn trong bể, chọn 𝜃c = 12 ngày

Vậy hệ số sản lượng quan sát là Yobs = �,�

- Ta có tỉ số BOD5 : N: P = 945:50:10 thỏa điều kiện dinh dưỡng cho bể bùn

hoạt tính là 100:5:1 Vì thế ta có thể kết luận nước thải chế biến kem đã có đủ

lượng Nitơ và Phốtpho cần thiết, không cần thiết phải bổ sung Giả sử các chất

dinh dưỡng vi lượng cũng đủ cho quá trình sinh trưởng của tế bào

- Hàm lượng BOD5 sau bể lắng 2 yêu cầu đạt 50mg/l

4.2 Tính toán kích thước và các thông số cho bể Aerotank

4.2.1 Xác định BOD 5 hòa tan sau b ể Aerotank

BOD5 hòa tan tổng cộng sau lắng 2 theo phương trình cân bằng vật chất sau:

Tổng BOD5 sau lắng 2 = BOD5 vào lắng 2 + BOD5 chứa trong lượng cặn lơ lửng

B = Bvào lắng 2 + B ss

(6)

Trang 25

25

• Lượng BOD5 sau khi ra khỏi bể lắng 2 là lượng BOD mong muốn xử lý đạt, vì thế

B5 = 50m/l Nhưng để đảm bảo tính an toàn, nên thiết kế với Công suất 100-130%,

vì vậy thiết kế sao cho BOD đầu ra là B5 = 40mg/l

• Ta có nước thải sau khi ra khỏi bể lắng 2 chứa 25mg/l cặn sinh học, trong đó có

65% cặn dễ phân hủy sinh học Vậy hàm lượng cặn sinh học dễ phân hủy sinh học:

0,65x25mg/l = 16,25mg/l Lượng oxi cần cung cấp để oxi hóa hết lượng cặn dễ phân hủy sinh học (BODt ổng cộng

chứa trong SS) có thể được tính toán theo phương trình sau: (với CTPT tế bào là

C5H7NO2)

C5H7NO2 + 5O2 = 5CO2 + NH3 + 2H2O (113) 5 (32)

1mg/l 1,42mg/l

 1mg tế bào cần 1,42mg oxi

Vậy Bss5 = 16,25(mg/l) x 1,42(mgO2 tiêu thụ/mg tế bào bị oxi hóa) = 23mg/l

Vậy BOD5 sau khi ra khỏi bể Aerotank và vào bể lắng 2 là:

B5vào lắng 2 = 40mg/l – 23mg/l = 17mg/l = S1

• Hiệu quả xử lý BOD hòa tan của bể Aerotank là: E5 = ��������� 100% = 98%

• Hiệu quả xử lý BOD tổng cộng: E = ��������� 100% = 95,7%

Chọn chiều cao hữu ích của bể là H = 4,5m, chiều cao bảo vệ hbv = 0,3m, khí

khuếch tán từ dưới lên, khoảng cách từ đáy đến đầu khuếch tán khí là h = 0,5m

Vậy chiều cao tổng cộng của bể là

Ngày đăng: 06/03/2016, 12:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. LÂM MINH TRIẾT, NGUYỄN THANH HÙNG, NGUYỄN PHƯỚC DÂN - X Ử LÝ NƯỚ C TH ẢI ĐÔ THỊ &amp; CÔNG NGHIỆ P. Tính toán thi ế t k ế công trình. NXB ĐHQG TPHCM, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: XỬLÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ & CÔNG NGHIỆP. Tính toán thiết kế công trình
Nhà XB: NXB ĐHQG TPHCM
[2]. NGUYỄN VĂN PHƯỚC, NGUYỄN THỊ THANH PHƯỢNG – Giáo trình k ỹ thu ậ t x ử lý ch ấ t th ải công nghiệ p . NXB Xây Dựng, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kỹthuật xử lý chất thải công nghiệp
Nhà XB: NXB Xây Dựng
[3]. TS TRỊNH XUÂN LAI - Tính toán thi ế t k ế các công trình xử lý nướ c th ả i. NXB Xây Dựng, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải
Nhà XB: NXB Xây Dựng
[4]. NGUYỄN PHƯỚC DÂN - Giáo trình K ỹ thu ậ t x ử lý nướ c th ả i Khác
[5]. BÙI XUÂN THÀNH - Giáo trình K ỹ thu ậ t x ử lý nướ c th ả i Khác
[6]. Báo cáo của công ty Cổ phần Kinh Đô về công nghệ sản xuất kem và quy trình xử lý nước thả i Khác
[7]. Tham khảo thông số kích thước ống nhựa của công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w