tái bảo hiểm
1 PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong mọi hoạt động kinh doanh, con người luôn gặp phải những rủi ro không thể lường trước được, những rủi ro này thường gây hậu quả bất lợi về mặt tài chính. Sự chuyển đổi sang nền kính tế thị trường ở nước ta đã đưa nền kinh tế đang hòa nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu được bảo vệ của con người ngày càng lớn. Và để đối phó được với những rủi ro này, từ trước đến nay con người đã sử dụng các biện pháp như tích lũy, đi vay, hình thành các quỹ tương hỗ…. Tuy nhiên các biện pháp này không thể khắc phục những hậu quả thiệt hại. Để khắc phục, ngày nay các cá nhân doanh nghiệp các tập đoàn kinh tế thường chuyển giao rủi ro bằng cách mua bảo hiểm, điều này có nghĩa họ đã chuyển giao rủi ro của họ nhà bao hiểm, thay vào đó họ phải trả cho nhà bảo hiểm một khoản tiền nhất định mà họ có thể gặp phải. Nhưng biện pháp hữu hiệu hơn cả là bảo hiểm- chuyển việc xử lý rủi ro cho các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên ngay chính cả các công ty bảo hiểm cũng có thể gặp rủi ro, cũng đòi hỏi nhu cầu được bảo vệ do đó các công ty cũng đi tìm một biện pháp để bảo hộ cho mình đó là hình thức tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm như là một công đoạn trong chu trình hoạt động kinh doanh để phân tán rủi ro đảm bảo kinh doanh và sự sống còn cho mỗi tổ chức bảo hiểm và cả thị trường bảo hiểm nói chung. Tái bảo hiểm tạo tâm lý an toàn cho các công ty bảo hiểm, cân bằng các dịch vụ bảo hiểm, bảo vệ các dịch vụ đó khỏi ảnh hưởng của các sự cố lớn có tính thảm họa, đảm bảo tài chính cho các công ty bảo hiểm. Với rất nhiều công ty. Bảo hiểm là một trong các lựa chọn quan trọng giúp duy trì sự ổn định trong tài chính, giúp công ty đối diện với những rủi ro có thể gặp phải, thì tương tự như vậy. Tái Bảo hiểm cũng là một trong các chính sách nhằm đảm bảo sự an toàn cho các doanh nghiệp Bảo hiểm. Vì vậy mà tái bảo 2 hiểm là hoạt động mang ý nghĩa nhân văn nhân đạo sâu sắc, thị trường tái bảo hiểm đã được phát triển ở nhiều quốc gia tuy nhiên thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm ở Việt Nam vẫn còn non trẻ. Do vậy đối với các công ty tái bảo hiểm thì đây là một mảnh đất màu mở cần được khai thác sao cho có hiệu quả và sinh lợi nhiều nhất. Đối với nhà nước thì đây là một hoạt động cần có sự quan tâm thích đáng quản lí hỗ trợ để các công ty bảo hiểm trong nước có thể cạnh tranh với các công ty bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Đối với sinh viên thuộc khối kinh tế thì đây là một lĩnh vực bổ ích đáng được nghiên cứu. 3 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TÁI BẢO HIỂM Như chúng ta đều biết, ngành bảo hiểm không phải là một khái niệm trùng lặp mà nó mang tính chất giai cấp sâu sắc, vì một mặt bản chất và nhiệm vụ của nó được xác định qua những trật tư xã hội khác nhau và quy luật kinh tế cơ bản của xã hội đó, đồng thời mặt khác hoạt động của nó có tác dụng trở lại đối với sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của xã hội đó. Vì vậy, sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm nói riêng đều gắn chặt với sự phát triển của xã hội và của nền sản xuất hàng hóa. 1.1. Giai đoạn đầu phát triển của tái bảo hiểm Vào giai đoạn cuối cùng của thời đại trung cổ, khi ngành bảo hiểm bắt đầu phát triển và mở rộng ở châu Âu thì nhu cầu tái bảo hiểm đã xuất hiện và ngày càng tăng nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế TBCN. Trước tiên, nghiệp vụ tái bảo hiểm được tiến hành cho loại hình bảo hiểm vận chuyển hàng hải, sau này dần dần được mở rộng sang bảo hiểm cháy, BHNT. Nước Ý là nước đầu tiên chứng kiến sự ra đời của dịch vụ tái bảo hiểm. Bản giao ước cổ nhất được biết đến với tính chất pháp lý như một hợp đồng tái bảo hiểm đã được ký kết tại thành phố Genés vào năm 1370 giữa một bên là hai thương nhân hoạt động với tư cách là nhà tái bảo hiểm với một bên là đại diện cho một nhà bảo hiểm. Hợp đồng tái bảo hiểm này được ký kết nhằm đảm bảo dịch vụ bảo hiểm cho các hàng hóa gửi đi bằng đường biển từ Genés đến Bruges. Sau này với sự phát triển rộng rãi về những mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các thành phố của nước Ý và giữa các nước Bắc Âu, đặc biệt là nước Anh dịch vụ tái bảo hiểm đã phát triển lên một bước. Nhưng sau đó đã xuất hiện nhiều vụ lạm dụng có tính cách con buôn gây ra nhiều phản ứng chống lại bản chất tái bảo hiểm. Trong những vụ này các nhà bảo hiểm đã lợi 4 dụng hình thức tái bảo hiểm để phân tán rủi ro nhưng theo tỷ lệ phí thấp hơn nhiều so với phí bảo hiểm gốc để kiếm lời. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời đạo luật cấm các hoạt động tái bảo hiểm hàng hải ở nước Anh trong một thời gian dài từ 1746 đến 1864. Đạo luật này đã vô hình chung tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Lloyd’s phát huy ảnh hưởng của mình bằng cách đồng bảo hiểm và sau 1864 đã nghiễm nhiên trở thành thị trường tái bảo hiểm quan trọng nhất thế giới. Trong thời gian này các hình thức tái bảo hiểm khác cũng đã xuất hiện, ví dụ như tái bảo hiểm cháy … Lúc đầu nghiệp vụ tái bảo hiểm được các công ty bảo hiểm tiến hành, điều đó có ý nghĩa là họ vừa tiến hành bảo hiểm gốc vừa đồng thời tiến hành cả tái bảo hiểm. Hình thức tái bảo hiểm duy nhất được sử dụng đó là hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn cho từng rủi ro riêng lẻ. 1.2. Giai đoạn từ giữa thế kỷ thứ 19 đến giữa thế kỷ 20 Giữa thế kỷ thứ 19 nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa đã có những bước tiến nhảy vọt do áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Quan hệ thương mại giữa các nước được mở rộng và phát triển mạnh. Do đó hình thức hợp đồng tái bảo hiểm trao đổi qua lại giữa các nhà bảo hiểm như trên không còn đáp ứng được nhu cầu. Điều kiện này dẫn đến sự tất yếu khách quan cho việc thành lập các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Năm 1846 tại Kohn (Đức) công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tiên đã ra đời lấy tên là công ty Tái bảo hiểm Kohn. Tiếp theo đó là một số công ty tái bảo hiểm có tên tuổi trên thị trường thế giới hiện nay cũng đã được thành lập như công ty tái bảo hiểm Thụy Sĩ (Swiss Re) năm 1863, công ty tái bảo hiểm London (London Guarantee Reinsurance co.Ltd) năm 1869, công ty tái bảo hiểm Munich năm 1880. Việc thành lập các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp là một sự kiện có tính chất quan trọng trong việc phát triển của ngành bảo hiểm. Qua đó các công ty bảo hiểm gốc đã có sẵn trong tay nguồn đảm bảo đắc lực cho hoạt 5 động kinh doanh của họ và nhờ đó các công ty bảo hiểm gốc không còn phải e ngại hoặc lo sợ khi phải cung cấp thông tin và số liệu cho việc chào các hợp đồng tái bảo hiểm. Từ đó khả năng cạnh tranh của các công ty bảo hiểm gốc được tăng lên. Như vậy sự chuyên môn hóa dịch vụ tái bảo hiểm đã có thể đáp ứng được những yêu cầu của công ty bảo hiểm gốc một cách thỏa đáng. Khả năng phục vụ của các công ty tái bảo hiểm cũng được cải tiến thêm bằng việc mở rộng tái bảo hiểm ra các loại hình bảo hiểm khác và lan rộng ra các thị trường bảo hiểm nước ngoài thúc đẩy ngành bảo hiểm ngày càng phát triển. Trong thời kỳ này kỹ thuật của tái bảo hiểm cũng được cải tiến. Nhiều hình thức và phương pháp tái bảo hiểm đã được xây dựng. Trong giai đoạn này, hai cuộc chiến tranh thế giới cùng với các cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát tiền tệ đã làm tổn hại lớn đến sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và ngành tái bảo hiểm nói riêng. Bị tổn hại nhiều nhất phải kể đến các công ty tái bảo hiểm Đức. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới này, các giới tư bản độc quyền đã lấy vốn và quỹ tiền tệ bảo hiểm (trong đó có dự trữ phí của bảo hiểm nhân thọ) của các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm để chi phí cho chiến tranh. Trong khi đó các công ty tái bảo hiểm của những nước không bị chiến tranh đe dọa đã vươn lên, nắm lấy thị trường tái bảo hiểm quốc tế, ví dụ như công ty tái bảo hiểm Thụy Sĩ đã phát triển lên thành một công ty tái bảo hiểm đồ sộ. Ngoài ra, trong thời gian này có rất nhiều công ty tái bảo hiểm đã ra đời nhất là ở Mỹ, Thụy Sĩ. 1.3. Giai đoạn sau chiến tranh thế giới lần thứ hai Thế chiến II đã kết thúc năm 1945 với sự thắng lợi của Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít đến tận gốc rễ. Nó đã mở ra một giai đoạn mới của lịch sử loài người cũng như nền kinh tế và ngành bảo hiểm. Hệ thống XHCN ra đời, phong trào giải phóng dân tộc của nhiều nước thuộc địa đã giành được thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế mới, cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước đầu sỏ ngày càng 6 gay gắt, tất cả các sự kiện trên đều ảnh hưởng đến sự phát triển của tái bảo hiểm. Giai đoạn này được đặc trưng qua các biến động lớn sau : - Sự phục hồi nhanh chóng của các công ty tái bảo hiểm của CHLB Đức: Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, các công ty tái bảo hiểm Đức đã bị cắt đứt quan hệ với quốc tế và năm 1947 lại bị cấm không cho hoạt động ở nước ngoài. Nhưng ngay sau khi lệnh cấm này được bãi bỏ năm 1950 thì các công ty tái bảo hiểm ở CHLB Đức đã nhanh chóng khôi phục lại địa vị truyền thống của mình và thiết lập các quan hệ quốc tế rộng rãi. Nhiều công ty tái bảo hiểm mới được thành lập. Hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm được phát triển với tốc độ nhanh. Đến những năm 70 tổng doanh thu phí của thị trường CHLB Đức đã chiếm vị trí thứ ba trên thế giới, sau Nhật và Mỹ. - Sự thành lập các công ty bảo hiểm nhà nước ở các nước XHCN : sự kiện này ảnh hưởng lớn đến chiều hướng phát triển của tái bảo hiểm quốc tế. Các nước XHCN đã tiến hành biện pháp độc quyền về tái bảo hiểm và hạn chế quan hệ với thị trường tái bảo hiểm tư bản chủ nghĩa. Đồng thời ở các nước XHCN không tiến hành tái bảo hiểm cho các loại hình bảo hiểm đối nội. - Trong những nước chậm phát triển hoặc mới giành được độc lập những tổ chức độc quyền tái bảo hiểm, cục bộ hay toàn phần đã được thành lập nhằm bảo vệ lợi ích riêng của họ (Achentina, Braxin, Chile, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập). Sự kiện này có tác dộng làm thu hẹp khả năng hoạt động của các công ty tái bảo hiểm quốc tế ở những nước đó. - Nhiều công ty tái bảo hiểm mới được thành lập và càng ngày có nhiều công ty bảo hiểm tiến hành đồng thời dịch vụ tái bảo hiểm. Do đó cuộc cạnh tranh giữa họ ngày càng gay gắt và dưới nhiều hình thức khác nhau. - Trong thời gian này, hình thức tái bảo hiểm không theo tỷ lệ là hình thức tối ưu nhất đáp ứng được nhu cầu đảm bảo của các công ty bảo hiểm gốc và ngày càng được phổ biến rộng rãi. Điều này làm cho các nhà tái bảo hiểm, có khó khăn hơn trong việc tính phí phù hợp với phần rủi ro mà họ 7 phải gánh chịu. Thêm vào đó là khả năng xảy ra tổn thất ngày càng tăng. Vì vậy, đặc điểm của giai đoạn này là chiều hướng ngày càng giảm của kết quả kinh doanh nghiệp vụ tái bảo hiểm thuần túy, nhưng đồng thời chiều hướng ngày càng tăng của kết quả kinh doanh đầu tư quỹ tiền tệ bảo hiểm thông qua lãi suất cao. 8 CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÁI BẢO HIỂM 2.1.Khái niệm của tái bảo hiểm: 2.1.1.Tái bảo hiểm tạm thời là gì ? Tái bảo hiểm tạm thời là phương thức tái bảo hiểm lâu đời nhất, và do đó, sẽ được trình bày trước ở đây. Theo phương thức này, công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ. Công ty tái bảo hiểm , về phần mình, không có nghĩa vụ bắt buộc phải nhận tái bảo hiểm cho dịch vụ hay đơn bảo hiểm đó. Công ty bảo hiểm gốc cũng có toàn quyền quyết định tiến hành tái bảo hiểm cho dịch vụ nào, với tỷ lệ bao nhiêu, và cho công ty tái bảo hiểm nào tùy sự lựa chọn của họ. Mặt khác, công ty tái bảo hiểm cũng có quyền từ chối nhận tái bảo hiểm cho dịch vụ hay chỉ nhận với một tỷ lệ mà họ cho là thích hợp. Để tiến hành tái bảo hiểm tạm thời, công ty bảo hiểm gốc phải cung cấp cho công ty tái bảo hiểm tất cả những thông tin có liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm. Trong thực tế, nhà tái bảo hiểm cũng tiến hành đánh giá mức độ rủi ro của dịch vụ, và do đó có thể quyết định nhận hay không nhận tái bảo hiểm mà không cần đầy đủ các chi tiết. Các thông tin này có thể được cung cấp thông qua trao đổi hoặc bằng cách điền vào đơn đề nghị tái bảo hiểm. *Áp dụng phương pháp tái bảo hiểm tạm thời : Mặc dù tái bảo hiểm tạm thời là phương pháp đã xuất hiện cùng với sự ra đời của tái bảo hiểm và có những nhược điểm như trên, song ngày nay nó vẫn được sử dụng trong một số trường hợp như sau: -Có những trường hợp mà nhà bảo hiểm gốc không hiểu biết đầy đủ về một loại rủi ro nào đó và phải yêu cầu công ty tái bảo hiểm giúp đỡ. Khi ấy nhà tái bảo hiểm sẽ là người xác định mức phí, các điều khoản và điều kiện bảo hiểm cũng như những hạn chế cần thiết cho dịch vụ của nhà bảo hiểm gốc. 9 -Những thỏa thuận tái bảo hiểm tự động hiện có của công ty bảo hiểm gốc có thể không áp dụng cho một số rủi ro hay một phần của những rủi ro nào đó, nếu nhà bảo hiểm gốc vẫn quyết định nhận bảo hiểm cho rủi ro đó thì phải tiến hành thu xếp tái bảo hiểm tạm thời. -Rủi ro nhận bảo hiểm có thể có giá trị lớn vượt quá phạm vi của những thỏa thuận tái bảo hiểm tự động. Do đó phải thu xếp tái bảo hiểm tạm thời cho phần giá trị vượt quá này. -Công ty bảo hiểm gốc cũng có thể muốn tránh không đưa ra những dịch vụ có nguy có tổn thất cao vào những thỏa thuận tái bảo hiểm hiện có của mình. Do đó, họ phải tiến hành thu xếp tái bảo hiểm tạm thời trước để giảm bớt khả năng tổn thất trước khi đưa vào hợp đồng tái bảo hiểm tự động. 2.1.2.Tái bảo hiểm “Tái bảo hiểm là sự bảo hiểm cho nhữn rủi ro mà người bảo hiểm phải gánh chịu”. Nói cách khác tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho người bảo hiểm đó một phần chi phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm. Thực tế tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc nên nó luôn gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc. Người ta thường nói "tái bảo hiểm chính là bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm" bởi những tổn thất mà các công ty bảo hiểm phải gánh chịu đã được dàn trải ra. 2.1.3.Sự cần thiết của tái bảo hiểm Một công ty bảo hiểm cũng như công ty trách nhiệm hữu hạn hay một công ty cổ phần hay một doanh nghiệp khác được thành lập với một số vốn nhất định nên phải chịu trách nhiệm với phần vốn của mình đối với mọi hoạt động của mình trên thương trường và tất nhiên một công ty bảo hiểm thì khả năng nhận bảo hiểm bị giới hạn trong số vốn này. Chính vì vậy, trong quá 10 trình kinh doanh bảo hiểm các công ty bảo hiểm luôn bị đe dọa bởi sự phá sản bởi: -Có những đối tượng tham gia bảo hiểm với số tiền tham gia bảo hiểm quá lớn vượt quá khả năng tài chính của công ty bảo hiểm, do đó nếu chấp nhận rủi ro và khi tổn thất xảy ra chắc chắn công ty sẽ bị phá sản. -Khi những rủi ro được bảo hiểm xảy ra liên tục trong một thời gian ngắn lúc đó công ty bảo hiểm không đủ khả năng đẻ đánh giá kiểm soát rủi ro công tác chi trả, bồi thường cũng không chặc chẽ và khi đó khả năng phải tuyên bố phá sản là rất lớn. -Đối với công ty bảo hiểm mới thành lập mạng lưới chưa rộng và thiếu kinh nghiệm, các khâu chưa hoàn chỉnh cũng dễ bị phá sản. -Có những trường hợp phương pháp tính phí chưa thật chuẩn xác vì có những rủi ro nới xuất hiện, ngành bảo hiểm chưa có thống ê đầy đủ hoặc không đủ khả năng quản lý rủi ro nên chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu. Đứng trước thực trạng bị phá sản và để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả mà vẫn có thể nhận được những hợp đồng bảo hiểm có giá trị bảo hiểm lớn, các công ty bảo hiểm phải liên kết với nhau để phân tán bớt những rủi ro mà mình có thể gặp phải trong hợp đồng bảo hiểm mà mình đã nhận, một trong những cách dễ phân tán rủi ro đó là tái bảo hiểm. Vì vậy một nghiệp vụ mới xuất hiện trong các công ty bảo hiểm là các công ty tái bải hiểm chuyên nghiệp đã ra đời để đáp ứng nhu cầu cho những công ty bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm. *Ưu điểm: Tạo tâm lý an toàn cho các công ty bảo hiểm, cân bằng các dịch vụ bảo hiểm, bảo vệ các dịch vụ đó khỏi ảnh hưởng của các sự cố lớn có tính thảm họa, đảm bảo tài chính cho các công ty bảo hiểm. *Nhược điểm: Ở mặt khác, tái bảo hiểm có liên quan tới việc chuyển nhượng một phần, thậm chí là phần lớn chi phí bảo hiểm cho công ty tái bảo . hiệu quả của quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng xã hội. Dựa theo các rủi ro được bảo hiểm, các ngành kinh tế khác nhau và các quá trình tiến hành. bảo hiểm tạm thời là phương thức tái bảo hiểm lâu đời nhất, và do đó, sẽ được trình bày trước ở đây. Theo phương thức này, công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng