CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP TÁI BẢO HIỂM

Một phần của tài liệu thuyết trình kinh doanh bảo hiểm (Trang 30 - 39)

4.1.Tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm (tái bảo hiểm tỷ lệ)

4.1.1.Khái niệm:

Tái bảo hiểm tỷ lệ là một thỏa thuận, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cedes một tỷ lệ cố định thỏa thuận của các rủi ro đối với các công ty bảo hiểm. Tái bảo hiểm này được đưa ra cùng một tỷ lệ phí bảo hiểm và lần lượt đồng ý trả cùng một tỷ lệ mỗi yêu cầu bồi thường theo chính sách ban đầu.

Tái bảo hiểm tỷ lệ là phương thức tái bảo hiểm mà theo đó quyền lợi của công ty nhận và công ty nhượng đều phân chia theo tỷ lệ và dựa trên cơ sở số tiền bảo hiểm.

Đây là hình thức tái bảo hiểm chủ yếu, là giao dịch như Share hạn ngạch và các điều ước quốc tế thặng dư.

4.1.2.Tính chất:

Trách nhiệm của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm được tính theo tỷ lệ tương ứng của mỗi bên tham gia.

Phí bảo hiểm được chia sẻ giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm theo tỷ lệ tham của mỗi bên về số tiền bảo hiểm.

4.1.3.Các dạng tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm: chia thành 2 dạng

a.Tái bảo hiểm phân ngạch (số thành)

Tái bảo hiểm số thành là phương thức tái bảo hiểm theo đó trách nhiệm của công ty nhượng và công ty nhận tái đối với mỗi đơn vị rủi ro được bảo hiểm được phân bố theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền đảm bảo.

Đặc điểm của phương thức tái bảo hiểm này là tất cả các hợp đồng tái bảo hiểm gốc khi được nhượng tái bảo hiểm, trách nhiệm và quyền lợi của công ty nhận, nhượng đều được phân chia theo một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ này được thỏa thuận ngay từ khi kí kết hợp đồng tái bảo hiểm.

*Ưu điểm của phương thức tái bảo hiểm số thành:

-Phương thức này đơn giản, dễ tính toán, chi phí hành chính và cách quản lý đơn giản, ít tốn kém.

-Đối với nhà tái bảo hiểm, dạng tái bảo hiểm này có tính cân đối và dễ chấp nhận hơn so với dạng tái bảo hiểm mức dôi, có khả năng phân tán rủi ro tốt hơn so với các loại tái bảo hiểm khác. Nhà tái bảo hiểm có điều kiện tham gia vào mọi đơn vị rủi ro mà công ty nhượng nhận bảo hiểm; đồng thời công ty nhượng có thể yên tâm nhận mọi rủi ro mà có giá trị nằm trong phạm vi hạn mức khống chế tối đa đã quy ước vì mọi rủi ro này đều được chia sẻ cho nhà tái bảo hiểm cùng hưởng và cùng chịu chung vận may rủi của công ty nhượng.

-Thủ tục phí tái bảo hiểm cao, ngoài ra điều kiện về phí tái bảo hiểm cũng có tỷ lệ cao, nhờ vậy công ty nhượng có điều kiện sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư vào việc khác.

*Nhược điểm của phương thức tái bảo hiểm số thành:

-Công ty nhượng phải tái đi tất cả các hợp đồng bảo hiểm gốc dù số tiền bảo hiểm là lớn hay nhỏ nên không khai thác hết khả năng của công ty.

-Công ty nhượng tái không khống chế được tỷ lệ bồi thường đối với mức giữ lại, không có khả năng làm giảm hệ số biến thiên của phần tổn thất thuộc mức giữ lại làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

*Từ ưu, nhược điểm trên phương thức tái bảo hiểm số thành thường được ứng dụng trong các trường hợp sau:

- Khi công ty nhượng mới bắt đầu triển khai bảo hiểm một nghiệp vụ mới mà họ còn chưa có kinh nghiệm và thiếu tư liệu để thống kê, phân tích khả năng tiến triển của loại nghiệp vụ đó. Bằng dạng tái bảo hiểm này, công ty nhượng có điều kiện để đảm bảo ổn định của mình, nhất là trong những

năm đầu tiên vì lúc này “quy luật số nhiều” chưa có tác động nhiều trong nghiệp vụ. Hơn nữa, vì nhà tái bảo hiểm tham gia ở đây hầu như được coi là công ty bảo hiểm gốc, họ chịu chia sẻ cùng vận may rủi nhiều nhất với công ty nhượng, do đó họ có điều kiện gần gũi và giúp đỡ công ty nhượng nhiều hơn về mặt kỹ thuật, chuyên môn, cố vấn cho công ty nhượng tích cực hơn. Có thể nói rằng, đối với các công ty bảo hiểm “non trẻ” thì việc áp dụng dạng tái bảo hiểm số thành là rất thích hợp.

- Khi công ty nhượng có ý định thu xếp tái bảo hiểm dưới hình thức trao đổi dịch vụ lẫn nhau của công ty bảo hiểm này với công ty bảo hiểm khác.

- Đối với những loại nghiệp vụ bảo hiểm mà công ty nhượng có khó khăn trong việc phân định thế nào là một rủi ro đơn (trong bảo hiểm về nông nghiệp)

- Để nhằm mục đích giảm nhẹ khả năng nguy hiểm của công ty nhượng đối với các hợp đồng bảo hiểm về rủi ro thiên tai.

- Đối với các loại nghiệp vụ mà phạm vi tác động và quy mô của tổn thất không chắc chắn, mặc dù các hợp đồng bảo hiểm này có thể có giới hạn trách nhiệm (các dịch vụ bảo hiểm về trách nhiệm).

-Thường được ứng dụng trong các “nhóm liên doanh”, các công ty bảo hiểm hoặc dưới hình thức chuyển nhượng tái bảo hiểm.

b. Tái bảo hiểm mức thặng dư (mức dôi)

Tái bảo hiểm mức dôi là phương thức tái bảo hiểm theo đó công ty nhượng giữ lại cho mình một số tiền bảo hiểm nhất định phù hợp với khả năng, phần còn lại được tái đi cho công ty nhận.

*Đặc điểm của phương thức tái bảo hiểm mức dôi:

-Căn cứ vào khả năng nhận bảo hiểm, công ty nhận tái có thể chấp nhận một mức nhất định.

-Căn cứ vào khả năng tài chính của mình, công ty nhượng tái sẽ quyết định mức giữ lại chung cho tất cả các hợp đồng.

-Việc phân chia trách nhiệm và quyền lợi giữa công ty nhận và công ty nhượng tái dựa trên tỷ lệ phần trăm trách nhiệm mà mỗi bên gánh chịu so với tổng giá trị của hợp đồng gốc.

-Tỷ lệ giữ lại và tỷ lệ tái trong mọi hợp đồng gốc không giống nhau.

*Ưu điểm của phương thức tái bảo hiểm mức dôi:

-Đơn giản, dễ hiễu, vì vậy kết hợp với các phương pháp khác rất dễ dàng.

-Phát huy khả năng tài chính của công ty nhượng và giúp công ty nhượng có điều kiện kinh doanh ổn định hơn vì đối với những đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm bằng mức giữ lại trở xuống công ty nhượng sẽ giữ lại toàn bộ.

-Phương pháp này rất phù hợp với những nghiệp vụ bảo hiểm mà có số tiền bảo hiểm biến thiên mạnh do nó quy định hạn mức trách nhiệm của công ty nhượng nên công ty nhượng không sợ bảo hiểm những hợp đồng bảo hiểm có số tiền lớn vượt quá khả năng của mình như trong phương pháp tái bảo hiểm số thành.

*Nhược điểm của phương thức tái bảo hiểm mức dôi:

-Chi phí hành chính tốn kém.

-Sử dụng nhiều nhân lực (nhất là đối với các nước không có điều kiện áp dụng máy tính điện tử).

-Có ảnh hưởng lớn đến kinh doanh trong trường hợp tổn thất rơi vào nhiều rủi ro dưới mức giữ lại của công ty nhượng tái.

-Tái bảo hiểm mức dôi thường được ứng dụng nhiều nhất đối với các nghiệp vụ bảo hiểm cháy, tai nạn thân thể và nhân thọ, ngoài ra cũng được áp dụng ở các nghiệp vụ khác như bảo hiểm vận chuyển, trộm cắp, tín dụng…

c.Tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi:

Đây không phải là dạng thứ ba của hình thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ mà là sự kết hợp giữa hai dạng tái bảo hiểm tỷ lệ là số thành và mức dôi với nhau.

Với những công ty bảo hiểm mới thành lập, việc kết hợp hai dạng tái bảo hiểm tỷ lệ này là rất phù hợp và thường được áp dụng.

Sở dĩ như vậy vì các công ty bảo hiểm mới bắt đầu hoạt động kinh doanh, khối lượng dịch vụ mà họ nhận bảo hiểm chưa đủ ổn định để có thể tránh khỏi trường hợp không may có rủi ro lớn xảy ra, đồng thời để đảm bảo cho công ty nhượng có thể hoạt động đứng vững trên thị trường và phục vụ được những nhu cầu khác nhau của khách hàng mua bảo hiểm, công ty nhượng cần thiết phải có tái bảo hiểm theo hình thức mức dôi. Bên cạnh đó, vì mới thành lập nên công ty nhượng thường chưa thể có đủ số tiền dự trữ đảm bảo để đương đầu với những biến thiên về tổn thất theo các chu kỳ kinh doanh khác nhau, do vậy cần phải bảo vệ phần giữ lại gộp của mình bằng một hợp đồng tái bảo hiểm số thành.

Thông thường khi áp dụng hai dạng tái bảo hiểm kết hợp này, công ty nhượng đem tái bảo hiểm cho cùng một số nhà tái bảo hiểm, tức là cả hai khoản nhượng này đều cùng được đưa tái bảo hiểm vào một thỏa ước chung và được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Thường thì trong dạng tái bảo hiểm kết hợp này, dạng tái bảo hiểm số thành là hợp đồng cơ sở và dạng tái bảo hiểm mức dôi làm hợp đồng bổ sung tự động.

Việc sử dụng tái bảo hiểm kết hợp này có ưu và nhược điểm sau:

*Ưu điểm:

- Công ty nhượng đảm bảo khả năng gia tăng về nhận trách nhiệm bảo hiểm một cách tự động mà không ảnh hưởng đến mức giữ lại của bản thân công ty( tức là không phải tăng mức giữ lại)

- Hợp đồng cơ sở (số thành) ổn định hơn và phân tán tái bảo hiểm dễ dàng hơn.

*Nhược điểm:

- Thủ tục và chi phí điều hành phức tạp hơn sử dụng hợp đồng số thành thuần túy.

- Phần đem tái bảo hiểm vào hợp đồng mức dôi cần phải có bảng thông báo tái bảo hiểm.

- Thủ tục phí tái bảo hiểm thu được của phần đưa vào hợp đồng mức dôi thấp hơn so với thủ tục phí tái bảo hiểm đưa vào hợp đồng số thành (vì tỷ trọng giữa phí và trách nhiệm thấp).

d. Thủ tục phí bảo hiểm (hoa hồng nhượng tái):

Thủ tục phí tái bảo hiểm là một khoản tiền mà nhà tái bảo hiểm trả cho công ty nhượng khi nhà tái bảo hiểm tham gia nhận hợp đồng tái bảo hiểm của công ty nhượng. Số tiền này được biểu thị bằng một tỷ lệ phần trăm của số phí đem tái bảo hiểm. Thủ tục phí bảo hiểm hoàn toàn khác với môi giới phí, là số tiền mà nhà tái bảo hiểm trả riêng cho người môi giới khi dịch vụ bảo hiểm được đem tái bảo hiểm gián tiếp qua môi giới.

*Đặc điểm:

- Thông thường trong các dạng tái bảo hiểm, thủ tục phí tái bảo hiểm chỉ áp dụng đối với dạng tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm (tái bảo hiểm tỷ lệ). Do vậy, ở đây chủ yếu đề cập đến thủ tục phí tái bảo hiểm đối với dạng tái bảo hiểm theo tỷ lệ.

- Điều cơ bản nhất là nhà tái bảo hiểm cần thiết phải trả cho công ty nhượng một khoản thủ tục phí đủ để chi phí cho việc điều hành dịch vụ của công ty nhượng. Tuy nhiên, thông thường thủ tục phí tái bảo hiểm được điều chỉnh trên cơ sở tính toán về tỷ lệ bồi thường dự ước của dịch vụ bảo hiểm, và/hoặc số phí thu nhập bảo hiểm. Do vậy, số thủ tục phí tái bảo hiểm thực tế mà công ty nhượng được hưởng có thể cao hoặc thấp hơn chi phí thực tế mà họ bỏ ra.

- Kết quả thực tế về tổn thất có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tài chính của công ty nhượng. Nếu kết quả thực tế xấu hơn dự kiến kế hoạch thì công ty nhượng vẫn có thể có “lãi” do thủ tục phí tái bảo hiểm trong khi kết quả của nhà tái bảo hiểm bị thua lỗ. Ngược lại, nếu kết quả thực tế quá tốt so với kế hoạch thì nhà tái bảo hiểm lại được hưởng số lãi quá lớn.

Có hai loại thủ tục phí: thủ tục phí cố định và thủ tục phí theo thang lũy tiến.

-Thủ tục phí cố định: trong trường hợp này công ty nhượng và công ty nhận tái bảo hiểm thỏa thuận với nhau một tỷ lệ thủ tục phí tái bảo hiểm cố định so với phí nhận tái cam kết cho mọi hợp đồng.

-Thủ tục phí theo thang lũy tiến là cách tính phí tái bảo hiểm không chỉ nhằm chia sẻ phí khai thác, giám định bồi thường mà còn khuyến khích các công ty tái bảo hiểm gốc nâng cao chất lượng khai thác. Công ty nhận tái cam kết trả phí tái bảo hiểm theo thang lũy tiến phụ thuộc vào tỷ lệ bồi thường theo hướng: tỷ lệ bồi thường càng cao phí tái bảo hiểm càng thấp và ngược lại.

4.2.Tái bảo hiểm theo mức bồi thường bảo hiểm (tái bảo hiểm không tỷ lệ)

Tái bảo hiểm không tỷ lệ là phương thức tái bảo hiểm mà trong đó công ty nhượng tái sẽ giữ lại cho mình một số tiền bảo hiểm nhất định tùy thuộc vào khả năng tài chính của họ. Phần tổn thất vượt quá mức giữ lại này được chuyển sang cho các công ty nhận tái.

*Đặc điểm:

-Trách nhiệm của công ty nhượng và công ty nhận không chia sẻ theo tỷ lệ, bất kể phí, số tiền bảo hiểm hay số tiền bồi thường.

-Tiêu chuẩn cơ bản để phân định trách nhiệm giữa các bên là số tiền bồi thường cho các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm gốc.

-Công ty nhượng tái bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất dưới hoặc bằng hạn mức bồi thường tự giữ lại (mức tự bồi thường).

-Công ty nhận tái chỉ bồi thường cho phần tổn thất vượt quá mức bồi thường của công ty nhượng và tối đa bằng mức giới hạn đã thỏa thuận theo hợp đồng tái bảo hiểm (còn gọi là mức trách nhiệm của công ty tái).

*Ưu điểm của phương thức tái bảo hiểm không tỷ lệ:

-Công ty nhượng có thể xem xét căn cứ vào khả năng tài chính của mình để ấn định một mức bồi thường nhất định, ít bị phụ thuộc vào quy mô và hậu quả của tổn thất xảy ra.

-Do nhà tái không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất nhỏ hơn điểm tự bồi thường của công ty nhượng, do vậy công ty nhượng có thể thu được phí bảo hiểm nhiều hơn.

-Chi phí hành chính ít tốn kém hơn (do công ty nhượng không phải phân loại từng đơn vị rủi ro bảo hiểm, tính toán mức giữ lại, phí tái bảo hiểm, mức tái bảo hiểm,..)

*Nhược điểm của phương thức tái bảo hiểm không tỷ lệ:

-Việc tính phí bảo hiểm sẽ rất phức tạp và khó chính xác, đòi hỏi kỹ năng và kỹ thuật tính toán cao đặc biệt là đối với các hợp đồng tái bảo hiểm không tỷ lệ vượt mức bình thường đảm bảo cho thảm họa.

-Mức tự bồi thường nếu được tính quá cao có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty nhượng, nếu tính quá thấp thì chi phí hành chính của công ty tái sẽ tăng.

-Tái bảo hiểm không tỷ lệ không có tác dụng nhiều trong việc hổ trợ cho công ty nhượng trong việc dàn trải chi trả tài chính trong hoạt động kinh doanh do phải đóng phí nhượng tái trước.

4.2.1.Tái bảo hiểm thặng dư tổn thất (tái bảo hiểm vượt mức bồi thường)

Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường là phương thức tái bảo hiểm không tỷ lệ trong đó công ty nhượng tái giới hạn trách nhiệm của mình ở một số tiền bồi thường nhất định nếu tổn thất xảy ra có giá trị lớn hơn mức bồi thường đó, phần vượt quá sẽ được chuyển sang công ty nhận tái. Đồng thời khả năng tài chính của công ty nhận tái không phải là vô hạn, do vậy họ cũng giới hạn mức trách nhiệm của mình, phần vượt quá mức trách nhiệm này sẽ chuyển đến công ty nhận tái khác hoặc chuyển trả lại cho công ty nhượng.

Thu xếp tái bảo hiểm: công ty nhượng sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm gốc với người được bảo hiểm sẽ tiềm kiếm công ty nhận tái bảo hiểm cho phần vượt mức giữ lại của họ. Có thể có nhiều nhà nhận tái khác nhau tham gia trong một hợp đồng. Trách nhiệm của các nhà nhận tái sẽ được sắp

Một phần của tài liệu thuyết trình kinh doanh bảo hiểm (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w