WTO là tổ chức lớn của thế giới về thương mại thu hút nhiều nước gia nhập Nước ta đã đi qua ngưỡng cửa của Tổ chức Thương mại thế giới WTO và vào trong một ngôi nhà ở chung với 149 thành
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2DANH SÁCH NHÓM
1 LÊ THÀNH KHỞI
2 LÊ THỊ SANH
3 PHẠM THỊ THÙY TRINH
4 PHAN TRUNG TUẤN
5 NGUYỄN THỊ THANH THỦY
6 NGUYỄN THỊ TIỂU MI
7 NGUYỄN VĂN ĐỨC
8 NGUYỄN THÁI TOÀN
9 NGUYỄN LÊ TƯỜNG VY
Trang 3MỤC LỤC
I TỔNG QUAN CHUNG VỀ WTO……… 2
1 Sự hình thành và phát triển ……… 2
2 Mục tiêu……… 5
3 Chức năng WTO……… 6
4 Cơ cấu tổ chức WTO……… 6
5 Cơ chế vận hành WTO……… 9
6 Những nguyên tắc luật lệ quy định cơ bản……… 10
7 Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam……… 11
II QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM……… 12
1 Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới……… 12
2 Cơ hội và thách thức……… 14
a) Cơ hội……… 14
b) Thách thức……… 15
c) Giải pháp cho các thách thức……… 17
III THỰC TRẠNG VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP WTO……… 17
1 Các mốc đánh dấu chặng đường gia nhập WTO của Việt Nam…… 17
2 Tình hình Việt Nam trước khi gia nhập WTO……… 18
3 Tình hình Việt Nam sau khi gia nhập WTO……… 22
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hóa các quốc gia không ngừng hội nhập WTO
là một đặc trưng cho quá trình đó WTO là tổ chức lớn của thế giới về thương mại thu hút nhiều nước gia nhập
Nước ta đã đi qua ngưỡng cửa của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
và vào trong một ngôi nhà ở chung với 149 thành viên khác – bắt đầu thời kì mới với những cơ hội và thách thức
Việc gia nhập WTO giúp nhiều nước biết đến Việt Nam vốn là một đất nước nhỏ và qua đó thu hút vốn đầu tư của nước ngoài Đây chính là bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới Vị thế của Việt Nam sẽ dần được nâng cao, thế giới sẽ nhìn thấy sự năng động của nền kinh tế Việt Nam Gia nhập WTO là đòn bẩy cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến nhanh đến nền công nghiệp hiện đại, cùng các cường quốc bước đến nền văn minh mới – văn minh công nghệ
Để hiểu rõ hơn về WTO như: cơ cấu tổ chức; chức năng; những thách thức & cơ hội khi nước ta tham gia; … thì nhóm em xin tìm hiểu qua bài tiểu luận này
Trang 5I TỔNG QUAN VỀ WTO
1 Sự hình thành & phát triển
WTO (viết tắt: World Trade Organization) – tổ chức Thương mại thế giới là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới Trọng tâm của WTO chính là những hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết
Trụ sở Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) tại Geneve
Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Việc làm tại La Habana tháng
3 năm 1948 Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kì đã không phê chuẩn hiến chương này Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kì lo ngại rằng Tổ chức Thương mại Quốc
tế có thể được sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kì (Lisa Wilkins, 1997)
ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) GATT đóng vai trò là khung pháp lí chủ yếu của
hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó Các nước
Trang 6ước thương mại mới Vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu
tổ chức hoạt động cụ thể WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995
GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan
TÊN BẮT ĐẦU KÉO DÀI SỐ QUỐC GIAGenevra 04/1946 7 tháng 23
Do đó các bên đã kết thúc hiệp định thành lập tổ chức thương mại Thế Giới nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT
WTO là tổ chức duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới
Từ đó WTO đã kế thừa và phát triển GATT đến nay
Trang 7Sự khác nhau giữa WTO và GATT
KHÁC NHAU
- Có thành viên => là một tổ chức quốc tế
- Có cơ sở pháp lý vững chắc
- Giám sát các hiệp định thương mại giữa các thành viên
- Điều chỉnh cả thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ
- Chỉ có những bên ký kết => là một hiệp ước
- Mang tính chất lâm thời
- Nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết
- Chỉ điều chỉnh thương mại hàng hóa
Trang 82 Mục tiêu
Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục
vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường
Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển đặc biệt là các nước kém phát triển được hưởng những lợi ích thực chất từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế
Trang 9Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên, đảm bảo các quyền và tiêu chuẩn lao động đối thiểu
3 Chức năng của WTO
Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ
Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO
Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại
đa phương
Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và tuân thủ các quy định của WTO
Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong việc hoạch định những chính sách và dụ báo về xu hướng phát triển tương lai của nèn kinh tế toàn cầu
Trang 104 Cơ cấu tổ chức WTO
Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù
CẤP CAO NHẤT: HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu) Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO …
CẤP THỨ HAI: ĐẠI HỘI ĐỒNG
Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO
- Đại hội đồng: là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva,
được nhóm họp thường xuyên Đại hội đồng bao gồm đại diện (thường
là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO
- Hội đồng Giải quyết Tranh chấp: được nhóm họp để xem xét và phê
chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương)
- Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện
việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế
rà soát chính sách thương mại Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần Đối với
Trang 11những thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn.
CẤP THỨ 3: CÁC HỘI ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại hội đồng Có
ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại Một hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng Cũng tương tự như Đại hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác Đáng chú ý
là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO
- Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt
động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa
- Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động
thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ
- Hội đồng Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ
CẤP THỨ 4: CÁC ỦY BAN VÀ CƠ QUAN
Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt
- Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác,
và 1 ủy ban đặc thù
- Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và
Trang 12- Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và
Cơ quan Phúc thẩm
Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau
5 Cơ chế vận hành WTO
- Tổ chức thương mại thế giới (WTO) họp 2 năm một lần dưới hình thức Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên Ngoài các cuộc họp của Hội nghị bộ trưởng, còn có các cuộc họp của Ðại hội đồng
Trong các cuộc họp của WTO, việc ra quyết định được tiến hành trên cơ
sở đồng thuận Ðây là một thông lệ của GATT 1947 (tổ chức tiền thân của WTO) trước kia và được WTO tiếp tục sử dụng
Cơ chế đồng thuận khác với cơ chế biểu quyết: Ở cơ chế biểu quyết (có
thể biểu quyết bằng bỏ phiếu, bằng giơ tay, bằng ấn nút điện tử ) quyết định được thông qua kể cả khi không có được 100% số phiếu tán thành,
mà tuỳ theo quy định của mỗi tổ chức, mỗi cuộc họp, khi đạt được một
tỷ lệ phiếu thuận (tán thành) nhất định thì quyết định đã được thông qua.Ðồng thuận là cơ chế ra quyết định mà tại thời điểm thông qua quyết định đó không có thành viên nào (có mặt tại phiên họp) chính thức phản đối quyết định được dự kiến Ví dụ, tại thời điểm 12-2005, WTO có 148 thành viên, nếu Hội nghị bộ trưởng họp và ra một quyết định nào đó, quyết định được thông qua nếu tất cả 148 nước thành viên đều không phản đối về quyết định đó thì gọi là đồng thuận
Ðồng thuận cũng khác với nhất trí: Nhất trí là biểu quyết với 100% tán
thành, tức là đạt được 100% số phiếu thuận
Nếu không thể đạt được một quyết định trên cơ sở đồng thuận thì vấn đề cần giải quyết sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu Tại các cuộc họp của Hội nghị bộ trưởng và Ðại hội đồng, mỗi thành viên của WTO
có một phiếu Cộng đồng châu Âu thực hiện quyền bỏ phiếu thì họ sẽ có
số phiếu tương đương với số lượng thành viên của cộng đồng là thành viên của WTO
Trang 13Các quyết định của Hội nghị bộ trưởng và Ðại hội đồng được thông qua trên cơ sở đa số phiếu.
Để tiếp tục thực hiện mục tiêu chung của GATT trước đây, WTO đã xác định ba mục tiêu cụ thể:
- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới
- Giải quyết các bất đồng, tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương
- Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên
6 Những nguyên tắc luật lệ quy định cơ bản
7 Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam
Trang 14Nhận rõ sự cần thiết tham gia tổ chức WTO, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định lại " Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và bảo đảm thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương tiến tới gia nhập WTO "
Tháng 1/1995, VN nộp đơn xin gia nhập WTO
Tháng 8/1996, cung cấp cho WTO Bị vong lục về chế độ ngoại thương của VN
Tháng 7/1998, phiên họp đa phương đầu tiên với Ban công tác về minh bạch hoá các chính sách kinh tế thương mại
Tháng 12/1998, họp đa phương phiên 2
Tháng 7/1999, họp đa phương phiên 3
Tháng 11/2000, họp đa phương phiên 4
Tháng 4/2002, họp đa phương phiên 5
Tháng 5/2003, họp đa phương phiên 6 đàm phán về mở cửa thị trường.Tháng 12/2003, Phiên đàm phán đa phương thứ 7
Tháng 6/2004, phiên đàm phán đa phương thứ 8
II QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM
1 Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới
Đảng Cộng sản Việt Nam với bản chất cách mạng và tư duy chính trị nhạy bén đã khởi xướng và tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc trên các lĩnh vực, cả về đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới
Trang 15cơ cấu kinh tế, đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại và cải cách nền hành chính quốc gia Gắn kết các nội dung đổi mới và để bảo đảm cho quá trình đổi mới là quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế quản lý, từng bước hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường Chính điều này không chỉ đảm bảo phát huy được nội lực của đất nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân mà còn tạo ra tiền đề bên trong - nhân tố quyết định cho tiến trình hội nhập với bên ngoài Việt Nam đã phát triển mạnh quan hệ toàn diện và mở cửa buôn bán biên giới với Trung Quốc; gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN), tham gia Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN; Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); là sáng lập viên Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) Cùng với các nước ASEAN ký Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN Hàn Quốc, ASEAN - Ấn
Độ, ASEAN - Úc và New Zealand Ký hiệp định thương mại song phương với Hoa kỳ (BTA) Đây là những bước đi quan trọng, là sự "cọ xát" từng bước trong tiến trình hội nhập Thực tiễn những năm qua chỉ rõ: khi mở cửa thị trường, lúc đầu chúng ta có gặp khó khăn Mở cửa buôn bán biên giới với Trung Quốc, hàng hoá nước bạn tràn vào đẩy doanh nghiệp nước ta vào thế bị động, một số ngành sản xuất "lao đao", một số doanh nghiệp phải giải thể Tuy nhiên với thời gian, các doanh nghiệp nước ta đã vươn lên, trụ vững và đã có bước phát triển mới Nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhờ đó mà tăng được sức cạnh tranh, phát triển được sản xuất, mở rộng được thị trường Thực hiện các cam kết theo hiệp định mậu dịch tự do ASEAN, chúng ta đã loại bỏ hàng rào phi quan thuế, giảm thuế nhập khẩu Đến năm 2006, có 10.283 dòng thuế chiếm 99,43% biểu thuế nhập khẩu ASEAN có thuế suất chỉ ở mức
0 - 5%, nhưng các ngành sản xuất của ta vẫn phát triển với tốc độ cao Trong nhiều năm qua, sản xuất công nghiệp tăng trung bình 15 - 16%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình trên 20%/năm là nhân tố