Được sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam, trong nhiều năm qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn chi nhánh tỉnh Phú Thọ luôn đóng vai trò quan
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơ cấu kinh tế của nước ta thì nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và làmột ngành luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu bằng sự đầu tư
về mọi mặt, đưa nền nông nghiệp nước nhà phát triển cả về số lượng cũng nhưchất lượng Vì thế, việc xây dựng và phát triển nông nghiệp và nông thôn là mộttrong những mục tiêu nhằm nâng cao và ổn định đời sống của người nông đân ,góp phần làm thay đôi bộ mặt nông thôn Việt Nam Chính vì vậy ngày 5 tháng 8năm 2008 Ban chấp hành Trung ương khóa X đã ra Nghị quyết số 26 - NQ/TW
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đây là vấn đề “Tam Nông” được Đảng vàChính Phủ dành nhiều sự quan tâm, bởi nông nghiệp, nông dân, nông thôn làmột trong những nhiệm vụ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước
Là kênh tín dụng lớn nhất trong các hệ thống các ngân hàng trên toànquốc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ý thức rõvai trò và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nôngdân, nông thôn Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Ngân hàng đã xây dựngchương trình đầu tư vốn phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn chiếm70%/ Tổng dư nợ vào năm 2020
Được sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam, trong nhiều năm qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn chi nhánh tỉnh Phú Thọ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cấp vốn tíndụng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giúp các hộ nôngnghiệp nông thôn trên địa bàn được tiếp cận vốn và dịch vụ của ngân hàng,chính điều này đã góp phần đưa kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi cơ cấukinh tế, tạo ra nhiều việc làm, thêm nhiều ngành nghề mới, tăng thu nhập, nângcao mức sống cho người dân
Sau một thời gian thực tập tại ngân hàng, em nhận thấy đây là mộtchương trình mang lại nhiều nhiều lợi ích xã hội, góp phần phát triển kinh tế địaphương Với mong muốn hiểu rõ hoạt động đầu tư của ngân hàng vào nôngnghiệp, và được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các cán bộ nhân viên phòng tín
dụng, em đã quyết định nghiên cứu : “Thực trạng tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn và nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ”.
Trang 22 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan về NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ
- Thực trạng tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn và nợ xấu tạiNHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng phát triểnnông nghiệp nông thôn và hạn chế nợ xấu tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánhtỉnh Phú Thọ
3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn và nợxấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánhtỉnh Phú Thọ
4 Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi về không gian: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ
4.2 Phạm vi về thời gian: Năm 2008 - 2010
4.3 Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu về việc thực hiện chương trình tín
dụng phát triển nông nghiệp nông thôn và nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ và đưa ra một số giảipháp nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu tại chi nhánh
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Phương pháp so sánh và phân tích
- Phương pháp thống kê
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ
Chương 2: Thực trạng tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn và nợ
xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánhtỉnh Phú Thọ
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phát triển nông
nghiệp nông thôn và hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ
Trang 3Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ
1.1 Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ:
Thực hiện cơ chế đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1988 vềchuyển hệ thống ngân hàng Việt Nam từ ngân hàng 1 cấp sang hệ thống ngânhàng 2 cấp, ngày 01/10/1988, ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Vĩnh Phú đượcthành lập, với địa bàn hoạt động và mạng lưới ban đầu là tiếp nhận toàn bộ 10chi nhánh ngân hàng nhà nước các huyện bàn giao sang, địa bàn thành phố, thị
xã được giao cho ngân hàng Đầu tư và ngân hàng Công thương Tình hình hoạtđộng ban đầu vô cùng khó khăn do vốn tự có thấp, hệ thống cơ sở vật chất vôcùng thiếu thốn, dư nợ thì hầu hết là nợ xấu (đến 95%), các doanh nghiệp làkhách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã cótình hình hoạt động kinh doanh yếu kém đang đứng trước nguy cơ phá sản
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo đúng hướng của lãnh đạo ngân hàng, sự nỗ lực
cố gắng và đoàn kết của tập thể cán bộ, nhân viên toàn hệ thống ngân hàng Pháttriển Nông nghiệp Vĩnh Phú, ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Vĩnh Phú đãđứng vững và dần phát triển, hoạt động kinh doanh được vực dậy và bắt đầu từnăm 1992 đã có lãi Năm 1997, Vĩnh Phú tách thành 2 tỉnh Phú Thọ và VĩnhPhúc Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Vĩnh Phú giải thể, thành lập ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Phú Thọ
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh Phú Thọ
1.1.2.1 Chức năng của ngân hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh PhúThọ luôn khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực đầu tư vốn, đặc biệt
là phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện và bảo trợ ngân hàng phục vụngười nghèo - Đây chính là một niềm tự hào to lớn của NHNo&PTNT Việt Namnói chung, và của chi nhánh nói riêng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xóa đỏigiảm nghèo trên địa bàn tỉnh nhà
Trang 4Cùng với mục tiêu chung của hệ thống NHNo&PTNT VN, Ngân hàng vớivai trò ổn định thị trường tiền tệ, đã thực hiện chức năng thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, mở rộng đầu tư, tăng giá trị của cải vật chất cho xã hội Đồng thời đápứng kịp thời nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, phục vụ đắclực, hiêu quả trong việc hỗ trợ vốn tới những đối tượng khó khăn, giới thiệu vàđưa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới cả những vùng xa xôi, hẻo lánh, đónggóp to lớn trong công cuộc hiện đại hóa đất nước Cùng với các ngân hàngthương mại khác, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Tỉnh Phú Thọ tham gia thịtrường tài chính với các chức năng cơ bản là: trung gian tài chính, trung gianthanh toán, chức năng tạo tiền…
Chức năng trung gian tài chính
Với chức năng này, ngân hàng là cầu nối giữa người có vốn dư thừa vàngười có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế Thực hiện chức năng này ngân hàngtiến hành các nghiệp vụ sau:
- Nghiệp vụ huy động vốn: Huy động các khoản tiền nhà rỗi của các chủthể kinh tế trong xã hội, các DN, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan nhà nước,NHTW, NHTM và các tổ chức tín dụng khác…để hình thành nguốn vốn chovay
- Nghiệp vụ tín dụng: Ngân hàng dùng nguồn vốn huy động được để chovay với các chủ thể kinh tế thiếu vốn – có nhu cầu bổ sung vốn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác
Đây là những hoạt động mang tính chất kinh doanh của Ngân hàng, chênhlệch giữa lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay để bù đắp chi phí hoạt độngtín dụng và phần lợi nhuận của ngân hàng
Chức năng trung gian thanh toán
Trên cơ sở hoạt động đi vay để cho vay, việc nhận tiền gửi và theo dõi cáckhoản chi trên tài khoản tiền gửi của ngân hàng là tiền đề để ngân hàng thựchiện chức năng này Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tiến hành cácnghiệp vụ sau:
- Mở tài khoản tiền gửi mà tài khoản tiền gửi giao dịch là điển hình
- Nhận tiền gửi: tiếp nhận vốn tiền gửi vào tài khoản
- Thanh toán theo yêu cầu: thực hiện thông qua các công cụ như séc, ủynhiệm chi, ủy nhiệm thu, L/C, thanh toán thẻ( thẻ tín dụng, thẻ ATM )
Chức năng tạo tiền cho nền kinh tế
Trang 5Đây là một trong những chức năng quan trọng và cơ bản của Ngân hàng.Chức năng này được thực hiện khi ngân hàng tiến hành nghiệp vụ cho vay, từmột khoản tiền gửi ban đầu, thông qua cho vay bằng chuyển khoản trong hệthống ngân hàng, số tiền gửi đã tăng gấp bội so với lượng tiền gửi ban đầu, đây
là chức năng gắn liền với hoạt động tín dụng và thanh toán
1.1.2.2 Nhiệm vụ của ngân hàng
Năm 2011 và những năm tiếp theo, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnNông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Thọ xác định nhiệm vụ chung là tiếp tục giữvững, phát huy vai trò của ngân hàng thương mại, cung cấp các sản phẩm dịch
vụ tiện ích, chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu đông đảo của khách hàng Đồngthời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, mở rộng thị phần, tăng cường thực hiện cácchính sách khách hàng, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiệnđại, nâng cao thương hiệu của mình trên địa bàn tỉnh cũng như trong hệ thốngNHNo&PTNT VN
Ngoài ra, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Tỉnh Phú Thọ cũng có
nhiệm vụ cùng phối hợp với NHNN thực hiện chính sách tiền tệ, nghiệp vụ thịtrường mở… nhằm điều tiết vĩ mô nền kinh tế
1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ
1.2.1 Mạng lưới hoạt động
Trải qua nhiều gian khó, với xuất phát điểm thấp, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã khôngngừng phấn đấu vươn lên, và ngày càng trưởng thành, lớn mạnh Điển hình làtrong năm 2009, đánh dấu sự phát triển và đột phá trong hiện đại công nghệngân hàng của cả hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc ứngdụng và triển khai các dịch vụ tiện ích tới khách hàng trong phạm vi tỉnh PhúThọ
Hiện nay, so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động, Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ có mạng lưới hoạt độngrộng khắp với 15 chi nhánh loại 3, các chi nhánh tại các huyện, thị xã đặt tạitrung tâm huyện và thị xã là: Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn, Cẩm Khê,Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thủy, Phù Ninh, Đoan Hùng, Thị xã Phú Thọ,Lâm Thao và 3 chi nhánh loại 3 trên địa bàn thành phố Việt Trì là: Thanh Miếu,Vân Cơ, Gia Cẩm và 35 phòng giao dịch, địa bàn huy động vốn, tổ công tác lưuđộng và các điểm trực thu lãi theo định kỳ hoạt động rộng khắp trên địa bàn toàn
Trang 6tỉnh Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọđặt tại thành phố Việt Trì, là trung tâm kinh tế văn hóa, chính trị của tỉnh, tại đócòn có các ngân hàng như: ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư, ngânhàng Cổ phần phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long, ngân hàng kỹ thương,ngân hàng Phát triển, các tổ chức tín dụng khác như quỹ tín dụng nhân dân vàcác doanh nghiệp được phép huy động vốn khác Việt Trì mặc dù không phải làthị trường thực sự lớn về diện tích, dân số và thu nhập của dân cư, nhưng lại cónhiều ngân hàng hoạt động, do đó sự cạnh tranh diễn ra ngày càng sôi động vàgăy gắt Tuy nhiên đây cũng là điều kiện để Chi nhánh khẳng định thương hiệu
và nâng cao vị thế, cũng như hoàn thiện hơn trong các công tác hoạt động củangân hàng, đáp ứng ngày càng phong phú, đa dạng cũng như đem lại sự hài lòngnhất cho khách hàng khi đến với ngân hàng
1.2.2 Cơ cấu tổ chức:
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn Việt Nam chi nhánhtỉnh Phú Thọ được tổ chức theo mô hình ngân hàng cấp 1 hạng II (ngân hàngcấp 1 tức là ngân hàng của tỉnh; hạng I,II,III là phân theo xếp loại tài chính,mức lương, quyền lợi…theo thứ tự giảm dần) thuộc hệ thống Ngân hàng NôngNghiệp và Phát Triển nông thôn Việt Nam, được phép thành lập các chi nhánhloại 3
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ngoài ban lãnh đạo, còn có 8 phòng ban vớicác chức năng và nhiệm vụ khác nhau:
Trang 7Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ
• Phòng tín dụng: Tiến hành nghiên cứu xây dựng chiến lược
khách hàng bằng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưuđãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng hướng đầu tư tín dụng Đồngthời phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật và danh mục khách hàng,thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đềhướng khắc phục cũng như lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quảcao Đây cũng là nơi tiến nhận và thực hiện các chương trình dự án của Chínhphủ và Nhà nước đối với chính sách mở rộng tín dụng cho ngành nông nghiệpcủa tỉnh
• Phòng điện toán: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông
tin giao dịch cũng như các thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh Xử
lý các nghiệp vụ liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, và các hoạtđộng khác Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, quản lý bảodưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học
• Phòng dịch vụ và Marketing: Nghiên cứu và xây dựng các
chiến lược khách hàng, cũng như tìm hiểu và nâng cao chất lượng dịch vụ cungứng đê đáp ứng phù hợp với nhu cầu của thị trường Thực hiện công tác thông
PHÒNG DỊCHVỤ &
MAKETING
PHÒNG ĐIỆN TOÁN PHÒNG TÍN DỤNG
Trang 8tin, tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánhNHNo&PTNT VN chi nhánh tỉnh Phú Thọ.
• Phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ: Tiến hành kiểm tra công
tác điều hành của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam và các đơn vị trực thuộc,cũng như việc giám sát các quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo đúng quy địnhcủa pháp luật, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch
vụ ngân hàng
• Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán
đối với các ngân hàng trong khu vực cũng như các ngân hàng trên thế giới màNHNo&PTNT VN có quan hệ Đồng thời tiến hành thực hiện các nhiệm vụ báocáo chuyên đề, các nhiệm vụ khác do Giám Đốc chi nhánh giao
• Phòng kế toán ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê
và thanh toán theo đúng quy định, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyếttoán thu, chi quỹ tiền lương đối với các chi nhành NHNo&PTNT VN trên địabàn Đồng thời tổng hợp và lưu trữ hồ sơ tài liều và các báo cáo, cũng như thựchiện các khoản nộp ngân sách Nhà Nước theo luật định
• Phòng kế hoạch: Là nơi nghiên cứu và đề xuất các chiến lược
khách hàng, huy động vốn tại địa phương cũng như xây dựng kế hoạch kinhdoanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của ngân hàng, tiếnhành theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyêt toán, cân đối nguồnvốn, sử dụng và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh NHNN&PTNTtrên địa bàn
• Phòng hành chính nhân sự: Với nhiệm vụ xây dựng chương
trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyênđôn đốc việc thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt Đồng thời triển khaicác chương trình giao ban nội bộ ngân hàng và các chi nhánh NHNN&PTNT
VN khác trực thuộc trên địa bàn, cũng là đầu mối trong việc chăm lo đời sốngvật chất, văn hóa – tinh thần của các cán bộ, công nhân viên
1.2.3 Nhân sự của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Phú Thọ:
Trang 9Bảng 1.1 Tình hình nhân sự của chi nhánh
sô cán bộ công nhân viên chức trong ngân hàng tăng lên và hiện nay là 618người, trong đó: Cán bộ nữ là 386 người (chiếm 62,45%) trong tổng số cán bộ;cán bộ có trình độ Thạc sỹ: 03 (chiếm 0,49%), cán bộ có trình độ Đại học vàCao đẳng 417 người (67,5 %), cán bộ có trình độ trung cấp 158 người (25% ),cán bộ có trình độ Sơ cấp và chưa qua đào tạo 40 người (6,47%) Qua cơ cấunhân lực như trên ta thấy nguồn nhân lực này vừa góp phần giải quyết công ănviệc làm cho xã hội, vừa bổ sung cho ngân hàng một đội ngũ cán bộ trẻ, tài năng
và đầy nhiệt huyết
1.3 Tình hình kết quả kinh doanh đạt được tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua
Nếu như các doanh nghiệp sản xuất tìm cách tối thiểu hóa chi phí và tăngdoanh thu để tăng lợi nhuận thì ở ngân hàng thương mại kết quả kinh doanh củahai nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng lại đóng vai trò quan trọng và quyếtđịnh tới lợi nhuận của ngân hàng, bởi huy động vốn tạo ra nguồn vốn để cácngân hàng duy trì các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng - hoạt động tạo
ra lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng, chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãisuất cho vay sẽ là nguồn lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận củangân hàng Vì vậy, khi đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng ta cần chú ýtới 2 hoạt động này
Trang 10Như ta đã biết, năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với ngành ngân hàngkhi mà khủng hoảng tài chính Mỹ ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế Việt Nam,lạm phát biến động thất thường và tăng cao, làm cho nền kinh tế vĩ mô gặpnhiều khủng hoảng Để bình ổn nền kinh tế thị trường, NHNN đã thực hiệnchính sách thắt chặt tiền tệ, thay đổi lãi suất một cách chóng mặt, với sự đánhdấu tần suất điều chỉnh chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử, đó là 8 lầnđiều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; 5 lần điềuchỉnh dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc; 3 lần nới biên độ tỷgiá, 2 lần tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, áp dụng lãi suất trần trongcho vay, cuộc chạy đua về lãi suất huy động vốn có lúc đạt tới mức 18%/năm.Cuối năm 2008, chính sách tiền tệ được nới lỏng một cách thận trọng, dấu hiệuphục hồi nền kinh tế đã xuất hiện vào năm 2009, tháng 2/2009, Chính phủ bắtđầu triển khai gói kích cầu, trong đó chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách tiền tệ
ổn định với mức vốn huy động, cho vay hợp lý, tạo điều kiện cho khách hàngtiếp cận nguồn vốn rẻ từ ngân hàng Những tháng đầu năm 2010 hoạt động ngânhàng tưởng chừng như dần ổn định, nỗ lực duy trì lãi suất 11% của hiệp hộingân hàng đã không thành khi cuối năm dấu hiệu lạm phát gia tăng, các ngânhàng lại tăng lãi suất huy động Hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khókhăn, nhưng NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Tỉnh Phú Thọ đã vượt quanhững khó khăn ấy và đạt được những kết quả đáng mừng về huy động vốn vàtín dụng, cụ thể:
Trang 11Bảng 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi
Tốc độ tăng (%)
Số lượng
Tốc độ tăng (%)
Số lượng
Tốc độ tăng (%)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008, 2009, 2010)
Qua bảng trên ta thấy, nhìn chung hoạt động huy động vốn và hoạt độngtín dụng năm 2009, 2010 đều tăng so với năm 2008, nhưng tốc độ tăng của huyđộng vốn không đáp ứng kịp tốc độ tăng của tín dụng, cụ thể là:
- Về huy động vốn: Tốc độ tăng năm 2009 so với năm 2008 là 21,85%,
tốc độ tăng năm 2010 tăng so với năm 2009 là 12,44%, như vậy tốc độ tăngtrưởng năm 2010 thấp hơn năm 2009 Có điều này là do: sau chính sách tiền thắtchặt đầu năm 2008 và nới lỏng dần vào cuối năm đến năm 2009 hoạt động ngânhàng đi vào ổn định cùng với sự ổn định của lãi suất cơ bản, lạm phát giảm,niềm tin của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng tăng, cùng với các chươngtrình bốc thăm trúng thưởng, các hình thức thu hút hiệu quả khiến huy động vốntăng nhanh, đặc biệt cuối năm 2009, sự chạy đua lãi suất của các ngân hàngcũng góp phần đẩy lãi suất huy động của ngân hàng tăng, có lúc đạt 10,5% Năm
2010, Ngân hàng No&PTNT tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải phápnhư: Mở 5 đợt huy động tiết kiệm dự thưởng, giải thưởng bằng vàng "3 chữA"do NHNo&PTNT Việt Nam triển khai và 2 đợt do chi nhánh tỉnh triển khai.Điều hành lãi suất linh hoạt, không bị tác động tâm lý bởi cuộc "chạy đua" lãisuất, tuy lãi suất thấp hơn một số ngân hàng thương mại khác, nhưng với uy tínthương hiệu được khẳng định nên tốc độ tăng tiền gửi dân cư vẫn cao, góp phầnnâng cao nguồn vốn, năng lực tài chính
Trang 12- Về hoạt động tín dụng: Tốc độ tăng năm 2009 so với năm 2008 là 23,66
%, tốc độ tăng năm 2010 tăng so với năm 2009 là 18,55%, như vậy tốc độ tăngtrưởng năm 2010 thấp hơn năm 2009, nhưng đây lại là tín hiệu tốt đối với nềnkinh tế, khi mà quy định tốc độ tăng trưởng của NHNN đối cới các tổ chức tíndụng dưới 30% (năm 2009) và dưới 20%( vào năm 2010), cùng với chính sách
hỗ trợ lãi suất thực hiện chính sách kích cầu của nhà nước, tốc độ tăng trưởng tíndụng của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Tỉnh Phú Thọ được đánh giá là tốt
so với tình hình kinh tế lúc bấy giờ
- Về hoạt động kinh doanh ngoại hối: Tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoại
hối năm 2009 giảm so với năm 2008 là 34,12 %, tốc độ tăng trưởng năm 2010tăng 368,75% Nguyên nhân là do: Năm 2009 là năm thứ hai liên tiếp thị trườngngoại hối bộc lộ những khó khăn rõ nét và những vấn đề nội tại chưa thể giảiquyết Căng thẳng trên thị trường ngoại hối xảy ra khi nhiều doanh nghiệp gămgiữ ngoại tệ, không chịu bán lại cho ngân hàng dẫn đến mất cân đối cung - cầu.Tình trạng này kéo dài cho đến cuối năm, làm cho việc mua ngoại tệ gặp khókhăn, đã có lúc ngân hàng phải niêm yết giá mua ngoại tệ ngang với giá bán Tớinăm 2010, có thể coi là năm thị trường ngoại hối hoạt động sôi nổi, với quyếtđịnh hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại hối, kinh doanh ngoại tệ có nhiều thuận lợidẫn tới sự tăng trưởng cao so với năm 2010
Như vậy, hoạt động ngân hàng trong những năm qua đã từng bước hoànthiện và đạt được những thành quả đáng mừng, ngân hàng đã tạo được uy tíncho riêng mình, lấy được lòng tin từ phía khách hàng Đó là nền tảng vững chắccho sự phát triển xa hơn nữa của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nóichung và của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ nói riêng
Chương 2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
Trang 13VÀ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội địa phương và hoạt động Ngân hàng trong thực hiện chương trình tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển
NN - NT
2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội địa phương:
Tình hình kinh tế xã hội địa phương trong 3 năm 2008, 2009, 2010 gặpnhiều khó khăn, nhưng vẫn phát triển ổn định Năm 2008, cơ cấu kinh tế đượcchuyển dịch, Nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 26%, công nghiệp – xây dựng38,7%; dịch vụ 35,3% Chỉ số giá được kiềm chế, một số vấn đề xã hội đượctừng bước giải quyết Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành tập trung chỉđạo hỗ trợ nông dân để khuyến khích phát triển sản xuất, tháo gỡ khó khăn chodoanh nghiệp về chính sách thuế, làm tốt công tác xúc tiến thương mại… Tiếptục quan tâm và làm tốt công tác an sinh xã hội, giải quyết khó khăn, từng bướcnâng cao đời sống dân cư Sang năm 2009, kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đã vượtqua giai đoạn khó khăn nhất, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suythoái kinh tế toàn cầu Gói kích cầu đầu tư của Chính Phủ đã phát huy tác dụng,nhiều dự án quan trọng được tập trung đầu tư để sản xuất và giải quyết mục tiêu
an sinh xã hội Sản xuất nông nghiệp được mùa, sản xuất công nghiệp từng bước
ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tăng hợp lý Đời sống dân cư từng bước được cảithiện An ninh chính trị được giữ vững Bước vào năm 2010, suy thoái kinh tếcủa năm 2009 vẫn còn ảnh hưởng vào những tháng đầu năm Cuối năm nền kinh
tế lạm phát, các chỉ số giá tăng mạnh, áp lực thiếu vốn của các doanh nghiệp dồnvào các Ngân hàng Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt,không chỉ đối với địa bàn thành phố thị xã mà đối với cả địa bàn các huyện trongtỉnh Ủy ban Nhân dân tỉnh đã có chính sách tạo điều kiện cho nền kinh tế pháttriển, có tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọngnhóm ngành công nghiệp dịch vụ, sản xuất công nghiệp ổn định Tổng sản phẩm(GDP) theo giá cố định đạt 7500 tỷ đồng, tăng 12,6% so năm trước, vượt 1,97%
kế hoạch Trong đó khu vực Nông lâm nghiệp tăng 7,6%; Công nghiệp và xâydựng tăng 14%, các ngành khác đạt mức tăng trưởng cao
2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn về tình hình kinh tế xã hội có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai, thực hiện chương trình
Trang 14 Thuận lợi:
Giai đoạn 2008 - 2010 nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước nói chung
và kinh tế tỉnh Phú Thọ nói riêng có nhiều diễn biến khó lường Đầu năm 2008
có dấu hiệu suy thoái, nhất là từ qúi 4 năm 2008 và năm 2009 thì suy giảm kinh
tế toàn cầu cũng như trong nước đã tác động không nhỏ đến kinh tế tỉnh PhúThọ Chính phủ đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp nhằm khôi phục lại nền kinhtế; gói kích cầu đầu tư sản xuất của Chính phủ đã phát huy tác dụng, nhiều dự ánquan trọng được tập trung đầu tư để sản xuất nhằm giải quyết mục tiêu an sinh
xã hội trong lúc khó khăn Sản xuất nông nghiệp ổn định, công nghiệp giữ vững
ổn định và từng bước phát triẻn, chỉ số giá tiêu dùng tăng hợp lý; đời sống nhândân từng bước được cải thiện Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộitiếp tục giữ vững
Hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn
do ảnh hưởng suy thoái kinh tế nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước;Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thúc đẩy kinh tế pháttriển, hoạt động ngân hàng đã dần đi vào ổn định
Chính sách Pháp luật nhà nước đã được chỉnh sửa, bổ sung, thay đổi phùhợp tạo hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư và các thành phần kinh tế pháttriển
Qui chế hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Namđược bổ sung, chỉnh sửa phù hợp với xu thế phát triển trong thời kỳ hội nhậpkinh tế Quốc tế và nhất là lĩnh vực phát triển kinh tế Nông nghiệp-Nông thôntheo Nghị quyết Đại hội X của Đảng
Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp dân doanh, các thành phần kinh tế phát triển; các chương trìnhphát triển kinh tế của tỉnh được triển khai đồng bộ, có tính khả thi đã tác độngtích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo môi trường thuận lợi cho quátrình đầu tư vốn của các TCTD NHNo luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Cấp
uỷ, Chính quyền địa phương về việc cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn
và nông dân; nhất là việc cho vay các dự án trọng điểm của tỉnh
Khó khăn:
Tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động
và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong nước cũng như địa bàn tỉnh Phú Thọ.Tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ giađình…gặp nhiều khó khăn Sản xuất nông nghiệp nông thôn gặp nhiều khó khăn
Trang 15do tác động khắc nghiệt của thời tiết rét đậm rét hại kéo dài, hạn hán, lũ lụt, dịchbệnh xảy ra trên diện rộng; đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, chất lượngcây trồng, vật nuôi làm giảm thu nhập của người lao động Giá cả những mặthàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất tăng cao, nhất là nguyên liệu đầu vào phục
vụ cho ngành sản xuất nông - lâm nghiệp
Hoạt động Ngân hàng với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn thấp hơn tốc độtăng trưởng dư nợ, chênh lệch đầu vào đầu ra thấp, hoạt động tín dụng còn tiềm
ẩn nhiều rủi ro
2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động ngân hàng trong quá trình thực hiện các chương trình trọng điểm của tỉnh
- Phú Thọ vẫn là tỉnh khó khăn so với bình quân chung cả nước, thu nhậpthấp chưa có nhiều tích luỹ, nên nguồn vốn huy động tại địa phương đạt thấp sovới nhu cầu vay vốn trên địa bàn Tuy nhiên, NHNo là một trong số những ngânhàng có mạng lưới rộng khắp các địa bàn trong tỉnh, đã nhiều năm gắn bó với thịtrường nông nghiệp nông thôn; nên nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay pháttriển kinh tế nông nghiệp nông thôn chiểm tỷ lệ 2/3 số dư bình quân hàng nămcủa hệ thống
- Được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa
phương, sự phối hợp chặt chẽ với các Hội, Đoàn thể trong hoạt động ngân hàng;
NHNo đã sớm xác định:
+ Thị trường chính là nông nghiệp nông thôn; khách hàng chủ yếu là hộsản xuất, kinh doanh tư nhân, cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa Để mở rộng vànâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường nôngthôn, khách hàng là nông dân thì phải củng cố mở rộng thị phần, phát triển đượcthị trường, phân đoạn thị trường để có cái nhìn từng lĩnh vực kinh tế rõ hơn, có
sự phân biệt mức độ phát triển, quy mô, thuận lợi, khó khăn; từ đó có nhữngbiện pháp cụ thể như: phân công cán bộ, xác định mức đầu tư theo định mứckinh tế kỹ thuật, sử dụng các hình thức tín dụng, khả năng tài chính, tập quántừng địa phương.v.v…xác định mức vốn đầu tư theo từng ngành nghề, vùngmiền và chi tiết đến từng hộ, doanh nghiệp, từng cơ sở, cân đối với thị trườngđầu vào, đầu ra
+ Tập trung cho vay các chương trình kinh tế trọng điểm để nhanh chóngtạo ra vùng sản xuất hàng hóa có khối lượng lớn như: sản xuất chè, cây lấy gỗ,chăn nuôi lợn xuất khẩu, bò thịt, cây ăn quả đặc sản và phát triển làng nghề
Trang 16+ Tích cực mở rộng tuyên truyền, quảng cáo, thông tin đến mọi ngườidân, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước, thể lệ chế độ, các sản phẩm ngân hàng; thực hiện xã hội hóahoạt động tín dụng Ngân hàng.
2.2 Thực trạng tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn và nợ xấu của Ngân hàng
Dư nợ cho vay nền kinh tế 3.495 4.322 5.125
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 3 năm 2008-2010)
Biểu đồ 2.1 Diễn biến dư nợ qua 3 năm 2008 - 2010
Từ bảng 2.1 ta thấy: tình hình dư nợ của ngân hàng có xu hướng tăng lêntrong 3 năm Cụ thể:
Năm 2008, tổng dư nợ cho vay đạt 3.495 tỷ đồng, đến năm 2009, vẫn tiếptục thực hiện đề án nâng cao chất lượng tín dụng mang lại hiệu quả cao, kết quả
là tổng dư nợ cho vay đạt 4.322 tỷ đồng, tăng 827 tỷ đồng so với đầu năm, bằng24% Có được kết quả này là do chi nhánh đã thực hiện tốt công tác tín dụng, chỉ
Trang 17đạo và rà soát điều chỉnh lãi suất cho vay, phù hợp với lãi suất huy động vốn,đảm bảo lãi suất cho vay thực dương
Bước sang năm 2010, chi nhánh đã bám sát định hướng mục tiêu và kếhoạch kinh doanh để đầu tư hiệu quả và có chất lượng, nâng cao mức tổng dư nợcho vay nền kinh tế lên 5.125 tỷ đồng, tăng 803 tỷ đồng so với đầu năm, bằng18,5%
Qua những phân tích trên, ta thấy chi nhánh chủ yếu tập trung vào cho vaynền kinh tế, nó luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay của chinhánh Về cơ bản, qua những năm qua, chi nhánh đã thực hiện tốt cơ chế chovay, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo lợi ích cho khách hàng và Ngânhàng Diễn biến dư nợ được thấy rõ hơn qua biểu đồ 1 trên
Để thấy được cơ cấu dư nợ của chi nhánh, chúng ta sẽ cùng nhau đi phântích sâu hơn về dư nợ theo thời hạn và dư nợ theo loại tiền tệ
2.2.1.1 Dư nợ theo thời hạn
Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Trang 18Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Trung hạn 1.555 44,5 1.845 42,7 2.195 42,8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 3 năm 2008-2010)
Bảng 2.2 cho thấy chi nhánh thực hiện cho vay ngắn hạn là chủ yếu và có
xu hướng tăng dần qua các năm Năm 2008, dư nợ ngắn hạn là 1.703 tỷ đồng,chiếm tỷ trọng 48,7% tổng dư nợ, dư nợ trung hạn là 1.555 tỷ đồng, chiếm tỷtrọng 44,5% tổng dư nợ, còn lại là dư nợ dài hạn đạt 237 tỷ đồng, chỉ chiếm6,8% tổng dư nợ Sang năm 2009, những con số này đã tăng lên, dư nợ ngắn hạn
đã đạt 2.205 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51% tổng dư nợ, dư nợ trung và dài hạn đãgiảm xuống, chỉ còn chiếm 49% trong tổng dư nợ Bước vào năm 2010, dư nợngắn hạn tăng lên, đạt 2.624 tỷ đồng, vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ là51,2%, còn lại là tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn
Nguyên nhân là do chi nhánh đã thực hiện các chính sách phòng ngừa rủi
ro trong cho vay Nguồn vốn trung và dài hạn luôn mang lại nhiều rủi ro chongân hàng hơn nguồn vốn ngắn hạn Vì vậy, ngân hàng đặt ra chủ trương chovay tập trung vào ngắn hạn, nguồn vốn cho vay trung và dài hạn đạt dưới 52%trong tổng dư nợ cho vay Có được những dấu hiệu đáng mừng trên là nhờ chinhánh đã nỗ lực không ngừng trong việc hoàn thiện các chủ trương, chính sáchcho vay, trong việc quản lý và thực hiện tốt các đề án nâng cao chất lượng tíndụng
2.2.1.2 Dư nợ theo loại tiền tệ
Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ
Đơn vị: tỷ đồng
Trang 19Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Ngoại tệ (quy
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 3 năm 2008-2010)
Việc sử dụng loại tiền tệ cho vay sao cho hợp lý cũng là điều cần thiết đốivới hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời kỳ nền kinh tế thế giới đang
có nhiều khủng hoảng, lạm phát tăng cao, giá cả có nhiều biến động, sự daođộng thất thường của giá vàng và USD Vì vậy, dư nợ nội tệ luôn chiếm tỷ trọngcao trong tổng dư nợ Từ bảng 2.3 cho thấy: Năm 2008, dư nợ nội tệ là 3.226 tỷđồng, chiếm đến 92% tổng dư nợ, dư nợ ngoại tệ (quy đổi ra VND) đạt 8% trongtổng dư nợ, tức 269 tỷ đồng Năm 2009, dư nợ nội tệ tăng theo xu hướng tăngcủa tổng dư nợ, đạt 4.050 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 93,6% tổng dư nợ, dư nợ ngoại
tệ (quy đổi ra VND) chỉ đạt 272 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,3% tổng dư nợ Đếnnăm 2010, dư nợ nội tệ cũng tăng cao, đạt 4.845 tỷ đồng, chiếm đến 95% tổng
dư nợ, trong khi đó, dư nợ nội tệ cũng tăng lên đạt 280 tỷ đồng nhưng chỉ chiếm5% tổng dư nợ
Ta nhận thấy doanh số dư nợ nội tệ cũng tăng lên cùng xu hướng vớidoanh số dư nợ và luôn chiếm tỷ trọng lớn, tăng dần theo các năm, tuy nhiên dư
nợ ngoại tệ (quy đổi ra VND) cũng tăng nhưng lại chiếm tỷ trọng giảm dần trongtổng dư nợ Điều này là do ngân hàng đã thực hiện tốt nhiệm vụ đầu mối, đảmbảo cung ứng kịp thời nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ cho nền kinh tế, tổ chức kiểmđếm chính xác, đảm bảo an toàn kho quỹ với 8 loại ngoại tệ đang giao dịch tạiđơn vị, chấn chỉnh các chi nhánh thực hiện nghiêm túc thực hiện tỷ giá và trạngthái ngoại hối do Giám đốc NHNo tỉnh quy định Tuy nhiên, với tình hình nềnkinh tế khủng hoảng hiện nay, hạn chế sử dụng nguồn dư nợ ngoại tệ sẽ giúpngân hàng tránh được rủi ro hối đoái, tránh được các sai sót trong kinh doanh,đảm bảo mang lại lợi ích cho ngân hàng và cho cả khách hàng
2.2.2 Tình hình dư nợ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn
Với chủ trương bám sát chương trình tín dụng phục vụ phát triển nôngnghiệp nông thôn, thực hiện tốt cơ chế cho vay, cải tiến các thủ tục vay vốn,trong những năm qua, cho vay nông nghiệp nông thôn luôn được chú trọng và dư
Trang 20nợ của năm sau luôn cao hơn năm trước Cụ thể:
Bảng 2.4 Tình hình dư nợ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn
Tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển
NN-NT/Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (%) 67,2 67,3 73,3
(Nguồn: Báo cáo tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển NN - NT)
Biểu đồ 2.2 Diễn biến dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn
Nhìn bảng 2.4 trên ta thấy dư nợ cho vay phát triển NN - NT của ngânhàng tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay nềnkinh tế Năm 2008 dư nợ cho vay phát triển NN - NT chỉ đạt 2.348 tỷ đồng, đạtmức tỷ trọng 67,2%, thì đến năm 2009 đã đạt dư nợ 2.910 tỷ đồng, chiếm tỷtrọng 67,3%, tăng 562 tỷ đồng so với năm 2008, bằng 24% Vào năm 2010, con
số này lên tới 3.756 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73,3%, tăng 846 tỷ đồng so với năm
2009, bằng 29% Để đạt được điều này là do sự cố gắng nổi bật của ngân hàng
đó là ngân hàng đã mạnh dạn nới lỏng một số biện pháp tín dụng cho phù hợpvới thực tế, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển NN - NT, vừa tăng trưởngtín dụng, mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro
Các định mức trong cho vay quy định chỉ cho vay tối đa 70% giá trị tàisản thế chấp cầm cố Song với khách hàng truyền thống, đáng tin cậy thì các hộsản xuất có thể cho vay tới 80% giá trị tài sản thế chấp hoặc 90% giá trị của sổ
Trang 21tiết kiệm đem cầm cố Bên cạnh đó, việc thẩm định, đánh giá tài sản thế chấp,việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đều do một cán bộ tín dụng trựctiếp cho vay thực hiện để thủ tục được nhanh gọn hơn, tránh rườm rà đến kháchhàng Đây là những biện pháp giúp cho nguồn vốn cho vay phát triển NN - NTngày càng tăng và có doanh số cao theo từng năm Sự tăng trưởng này còn đượcthể hiện rõ trên biểu đồ 3 như trên.
Đây là những cố gắng lớn của chi nhánh bởi vì đầu tư vốn vào phát triển
NN - NT đòi hỏi phải có vốn tự có, có tài sản thế chấp, nhưng đối với hộ sảnxuất tài sản thế chấp còn gặp nhiều khó khăn về mặt giấy tờ pháp lý thì cán bộtín dụng làm công tác cho vay phải sàng lọc, xem xét nghiên cứu giấy tờ thếchấp đảm bảo Mặc dù lực lượng cán bộ của chi nhánh hiện nay còn mỏng, songcán bộ thường xuyên quan hệ chặt chẽ với địa phương, các vùng lân cận để tìmhiểu về khách hàng, xem tư cách làm ăn có đúng đắn không rồi mới cho vay Đểthấy được thực trạng cho vay phát triển NN - NT ở NHNo&PTNT chi nhánhtỉnh Phú Thọ qua 3 năm 2008 - 2010 ta xem xét cơ cấu cho vay phát triển NN -
NT như sau:
2.2.2.1 Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn theo thời hạn
Bảng 2.5 Cơ cấu cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn theo thời
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Ngắn hạn 1.029 43,8 1.297 44,6 1.916 51Trung dài hạn 1.319 56,2 1.613 55,4 1.840 49
(Nguồn: báo cáo tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển NN - NT)
Đây là một kết quả đáng mừng đối với toàn chi nhánh, bởi tỷ lệ dư nợ chovay được nâng lên rõ rệt qua từng năm Trong quá trình đầu tư, chi nhánh đã đặcbiệt quan tâm chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo loại cho vay, chủ yếu là cho vayngắn hạn, cho vay trung và dài hạn có tỷ trọng giảm dần trong tổng dư nợ chovay phát triển NN - NT, vì vậy đã mang lại kết quả sau:
Năm 2008, dư nợ ngắn hạn là 1.029 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43,8% tổng
dư nợ cho vay phát triển NN - NT, dư nợ trung và dài hạn đạt 2.348 tỷ đồng,
Trang 22chiếm đến 56,2% tổng dư nợ Năm 2009, dư nợ ngắn hạn đã tăng lên, đạt 1.297
tỷ đồng, chiếm 44,6% tổng dư nợ cho vay phát triển NN - NT, dư nợ trung vàdài hạn đạt 1.623 tỷ đồng, có tỷ trọng giảm so với năm 2008 và bằng 55,4% tổng
dư nợ cho vay phát triển NN - NT Tình hình này vẫn tiếp tục cho đến năm 2010,
dư nợ ngắn hạn đạt 1.916 tỷ đồng, chiếm đến 51% tổng dư nợ cho vay phát triển
NN - NT, trong khi đó dư nợ trung và dài hạn giảm xuống còn chiếm 49% tổng
dư nợ cho vay phát triển NN - NT, đạt 1.840 tỷ đồng
Kết quả đạt được như trên là do chi nhánh đã thực hiện tốt việc rà soát vàđiều chỉnh cơ cấu đầu tư, cho vay phát triển NN - NT; tập trung vốn chủ yếu vàongắn hạn để phục vụ lĩnh vực sản xuất ở khu vực nông nghiệp nông thôn; nguồnvốn trung và dài hạn là cần thiết để đáp ứng tốt hướng đổi mới quản lý nôngnghiệp, nông thôn, thực hiện tốt các chính sách đến hộ sản xuất và khuyến khích
hộ sản xuất tự chủ trong trang bị máy móc, công cụ nhỏ trong khâu sản xuất… vìvậy vẫn phải tập trung tăng nguồn vốn trung và dài hạn Tuy nhiên, do tính chấtrủi ro của nguồn vốn trung dài hạn, đặc biệt khi tình hình thiên tai, dịch bệnhđang lan tràn trong suốt thời gian qua khiến cho nguồn vốn này đang phải giảm
tỷ trọng xuống mức cho phép, nhằm đảm bảo thu hồi được nợ, giảm thiểu nợxấu, nợ khó đòi
2.2.2.2 Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn theo thành phần kinh tế
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)