1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động môi trường Khu đô thị tái định cư Cửu Long

115 1,7K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 4,98 MB

Nội dung

Phương pháp áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường Các phương pháp chủ yếu được áp dụng khi thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án như sau: - Phương p

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH SÁCH BẢNG iv

DANH SÁCH HÌNH v

v

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1

1 Xuất xứ của dự án 1

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 1

2.1 Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật 1

2.1.1 Các văn bản pháp luật 1

2.2 Tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam hiện hành 2

2.3 Tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá ĐTM 3

3 Phương pháp áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 3

4 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 3

4.1 Tổ chức thực hiện 3

4.2 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM 4

CHƯƠNG 1 6

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 6

1.1 Tên dự án 6

1.2 Chủ dự án 6

1.3 Vị trí địa lý của dự án 6

1.4 Nội dung chủ yếu của dự án 8

1.4.1 Nội dung quy hoạch 8

1.4.2 Các hạng mục công trình chính 9

1.4.2.1 Khu hỗn hợp thương mại, dịch vụ, căn hộ và chung cư 9

1.4.2.2 Các công trình giáo dục: 10

1.4.2.3 Các công trình hành chính: 10

1.4.2.4 Nhà ở liên kế tái định cư: 11

1.4.2.5 Khu kỹ thuật: 11

1.4.2.6 Công viên cây xanh: 11

1.4.2.7 Hệ thống kênh đào và hồ: 11

1.4.2.8 Đất ở tự cải tạo: 11

1.4.3 Các hạng mục công trình phụ trợ 12

1.4.3.1 Quy hoạch giao thông: 12

1.4.3.2 Chuẩn bị kỹ thuật đất: 13

1.4.3.3 Quy hoạch cấp điện: 14

1.4.3.4 Quy hoạch cấp nước: 15

1.4.3.5 Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường: 16

1.4.4 Quy mô về nguồn vốn đầu tư 18

1.4.5 Tiến độ thực hiện dự án 19

1.4.6 Sơ đồ tổ chức và quản lý thực hiện dự án 19

CHƯƠNG 2 20

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 20

2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường 20

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 20

2.1.2 Điều kiện về khí tượng - thủy văn 20

2.1.2.1 Điều kiện về khí tượng 20

2.1.2.2 Đặc điểm thủy văn 23

2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 24

2.1.3.1 Hiện trạng môi trường nước mặt 24

Trang 2

2.1.3.2 Hiện trạng môi trường nước ngầm 27

2.1.3.3 Hiện trạng môi trường không khí 28

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29

CHƯƠNG 3 32

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 32

3.1 Đánh giá tác động 32

3.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 32

3.1.1.1 Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng 32

3.1.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm không khí 32

3.1.1.3 Nguồn phát sinh nước thải 35

3.1.1.4 Nguồn phát sinh chất thải rắn 36

3.1.1.5 Tác động đến điều kiện kinh tế xã hội 37

3.1.2 Giai đoạn hoạt động 38

3.1.2.1 Nguồn phát sinh khí thải và tiếng ồn 38

3.1.2.2 Nguồn phát sinh nước thải 41

3.1.2.3 Nguồn phát sinh chất thải rắn 42

3.1.3 Dự báo rủi ro về sự cố môi trường 44

3.1.3.1 Giai đoạn thi công xây dựng 44

3.1.3.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 45

3.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 45

3.2.1 Môi trường tự nhiên 45

3.2.1.1 Môi trường nước 45

3.2.1.2 Môi trường đất 45

3.2.1.3 Môi trường không khí 46

3.2.1.4 Tài nguyên sinh học 46

3.2.2 Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội 46

3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 47

3.3.1 Tác động do quá trình giải phóng mặt bằng 47

3.3.2 Tác động do ô nhiễm không khí 47

3.3.2.1 Trong giai đoạn thi công các hạng mục công trình 47

3.3.2.2 Tác động trong giai đoạn hoạt động của khu quy hoạch 49

3.3.3 Tác động do ô nhiễm nước thải 50

3.3.4 Tác động do chất thải rắn 51

3.3.5 Tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội 51

3.3.5.1 Các tác động tích cực 51

3.3.5.2 Các tác động tiêu cực 52

3.3.6 Các tác động khác 52

CHƯƠNG 4 53

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA 53

VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 53

4.1 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DỰ ÁN 53

4.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 54

4.2.1 Bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường 54

4.2.2 Kiểm soát ô nhiễm không khí 54

4.2.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm tại công trường 54

4.2.2.2 Giảm thiểu ô nhiễm bên ngoài khu vực thực hiện dự án 55

4.2.2.3 Khống chế ồn rung trong quá trình xây dựng 55

4.2.3 Kiểm soát ô nhiễm nước thải 55

4.2.4 Kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn 57

Trang 3

4.2.4.2 Rác thải sinh hoạt 57

4.2.5 Biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động và vệ sinh môi trường 57

4.3 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG 58

4.3.1 Kiểm soát ô nhiễm không khí 58

4.3.2 Giảm thiểu nước mưa chảy tràn 59

4.3.3 Kiểm soát ô nhiễm nước thải 59

4.3.3.1 Xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu chung cư 59

4.3.3.2 Khu dịch vụ, thương mại 60

4.3.3.3 Hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu quy hoạch 61

4.4.3 Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn 67

Công 4.4.3 Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn 67

4.5 PHÒNG NGỪA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 69

4.5.1 Phòng ngừa và ứng phó sự cố trong giai đoạn thi công xây dựng 69

4.5.2 Phòng ngừa và ứng phó sự cố trong giai đoạn hoạt động 70

4.5.3 Các biện pháp an toàn giao thông, quản lý an ninh trật tự xã hội 70

CHƯƠNG 5 72

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 72

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 73

5.1.1 Chương trình quản lý chung 73

5.1.2 Dự trù kinh phí 73

5.1.2.1 Công trình xử lý nước thải 73

5.1.2.2 Công trình Quản lý và xử lý chất thải rắn 76

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 76

5.2.1 Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản 77

5.2.2 Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án 77

5.2.3 Kinh phí giám sát môi trường 78

5.2.3.1 Giai đoạn thi công 78

5.2.3.2 Giai đoạn hoạt động 79

CHƯƠNG 6 82

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 82

6.1 Ý kiến của UBND phường Long Hòa 82

6.2 Ý kiến của UBMTTQ phường Long Hòa 82

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 84

Trang 4

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1 Các công trình của dự án 8

Bảng 1.2 Bảng kê giao thông 12

Bảng 1.3 Phụ tải điện 14

Bảng 2 1: Nhiệt độ trung bình các tháng trên địa bàn TP Cần Thơ 21

Bảng 2.2: Giá trị ẩm độ tương đối trong không khí trên địa bàn TP Cần Thơ 22

Bảng 2.3: Sự thay đổi lượng mưa (mm) từ 2006 – 2008 22

Bảng 2.4: Số giờ nắng (giờ) các tháng ở Cần Thơ từ năm 2003 - 2008 23

Bảng 2.5: Chất lượng nước sông trên địa bàn thành phố Cần Thơ 25

Bảng 2.6: Chất lượng nước mặt tại kênh, rạch nội thị trên địa bàn 25

quận Bình Thủy .25

Bảng 2.7: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại rạch Bà Bộ 27

Bảng 2.8: Chất lượng nước ngầm trên địa bàn quận Bình Thủy 28

Bảng 2.9 Diễn biến chất lượng không khí ở quận Bình Thủy 28

Bảng 2.10: Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực bên ngoài dự án 29

Bảng 2.11: Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực bên trong dự án 29

Bảng 3.1 Các tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án 32

Bảng 3.2 Ước tính tải lượng ô nhiễm bụi trong giai đoạn thi công 32

Bảng 3.3 Mức ồn phát sinh từ các thiết bị thi công công trình 33

Bảng 3.4 Tải lượng các tác nhân ô nhiễm đối với xe chạy bằng dầu 34

Bảng 3.5 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân 35

Bảng 3.6 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 35

Bảng 3.7 Mức ồn của các loại xe cơ giới 39

Bảng 3.8 Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông của Tổ chức Y tế Thế giới 40

Bảng 3.9: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 40

Bảng 3.10 Tải lượng và nồng độ của chất bẩn trong nước thải sinh hoạt 41

Bảng 3.11 Thành phần rác thải của thành phố Cần Thơ 43

Bảng 4.1 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau xử lý tự hoại 60

Bảng 4.2 Bảng hiệu suất xử lý 64

Bảng 4.3 Tổng kết các sự cố và biện pháp khắc phục trong quá trình vận hành hệ thống 66

Bảng 5.1 Dự trù kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải 2.310m3/ngày.đêm 73

Bảng 5.2 Khái toán kinh phí mạng lưới thoát nước mưa: 75

Bảng 5.4 Dự trù kinh phí giám sát môi trường không khí 79

Bảng 5.5 Dự trù kinh phí giám sát chất lượng nước mặt 79

Bảng 5.6 Dự trù kinh phí giám sát chất lượng nước thải 80

Bảng 5.7 Dự trù kinh phí giám sát môi trường không khí tại khu quy hoạch 80

Bảng 5.8 Dự trù kinh phí giám sát bùn thải 81

Bảng 5.9 Bảng tổng hợp kinh phí 81

Trang 5

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1 Vị trí dự án trên bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ 7

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức và quản lý thực hiện dự án 19

56

Hình 4.1 Nhà vệ sinh lưu động 56

Hình 4.2 Mô hình bể tự hoại ở các hộ gia đình 60

Hình 4.3 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải 62

Trang 6

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

a) Tính cấp thiết và mục tiêu của dự án

Dự án Khu đô thị - Tái định cư Cửu Long là một khu đô thị hiện đại có đầy đủ các cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật nhằm mục tiêu phục vụ cho việc tái định cư tập trung, tạo điều kiện phát triển đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội khu vực, đồng thời chống ngập lụt trong mùa mưa lũ, cần thiết phải đầu tư tôn nền, xây dựng đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, giao đất có thu tiền đầu tư xây dựng cho người dân trong khu quy hoạch, tái định cư những hộ dân trong vùng Tiến tới xây dựng một khu đô thị mới sạch đẹp, văn minh, góp phần tạo điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất nông nghiệp và vườn tạp sang đất thổ cư nhằm tăng giá trị đất tạo nguồn đất ở để đảm bảo tái định cư cho các dự án của thành phố Đây là dự án mới theo quy hoạch của thành phố và quyết định 11/2010/ QĐ-UBND, ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Cần Thơ (nội dung quyết định đính kèm ở phần phụ lục)

b) Cơ quan thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư: Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Cần Thơ

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường

2.1 Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật

2.1.1 Các văn bản pháp luật

Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng “Khu đô thị - Tái định cư Cửu Long” được thực hiện dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật như sau:

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ

về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự

án đầu tư, xây dựng công trình;

Trang 8

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/05/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi hành thực hiện nghị 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước

và xả thải vào nguồn nước

- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại;

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý;

2.2 Tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam hiện hành

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam hiện hành, bao gồm:

- QCVN 05:2009 - Chất lượng không khí - Quy chuẩn chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 06 :2009 - Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- TCVN 5949:1998 – Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức

ồn tối đa cho phép;

- QCVN 07:2009 – Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về Ngưỡng chất thải nguy hại;

- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

Trang 9

- QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống;

- QCVN 02: 2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;

- Áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738-2001 về Hệ thống báo cháy-Yêu cầu kỹ thuật

2.3 Tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá ĐTM

a) Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo

- Cục Thống kê Cần Thơ, Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, năm 2008;

- Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ, Báo cáo hiện trạng môi trường, năm 2008

b) Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập

- Thuyết minh tổng hợp quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu đô thị tái định cư Cửu Long

3 Phương pháp áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường

Các phương pháp chủ yếu được áp dụng khi thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án như sau:

- Phương pháp điều tra, thu thập: Phương pháp này được sử dụng để thu thập

thông tin về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội và các thông tin khác

có liên quan trong khu vực thực hiện dự án;

- Phương pháp khảo sát, thu và phân tích mẫu: Nhằm xác định hiện trạng chất

lượng môi trường không khí, nước, tiếng ồn tại khu vực dự án;

- Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá mức độ tác động môi trường trên cơ

sở so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam tương ứng;

- Phương pháp đánh giá nhanh: Dùng để dự đoán về thải lượng và thành phần

ô nhiễm đối với các nguồn phát sinh ô nhiễm

4 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

4.1 Tổ chức thực hiện

Công ty Cổ phần Him Lam Cần Thơ thực hiện hợp đồng thuê đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng, thương mại và dịch vụ Đại Nam tổ chức việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị - Tái định cư Cửu Long tại phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ với nội dung thực hiện theo đúng yêu cầu của Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, các bước thực hiện như sau:

Trang 10

- Thu thập, chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến khu vực xây dựng dự án, hồ

sơ kỹ thuật của dự án, nghiên cứu dự án đầu tư;

- Tiến hành khảo sát thực tế vị trí dự án sẽ xây dựng nhằm đưa ra những nhận định ban đầu về tác động môi trường có thể xảy ra khi tiến hành xây dựng và khi đưa vào hoạt động;

- Tổ chức nghiên cứu, quan trắc, lấy mẫu hiện trường các yếu tố môi trường nền tự nhiên, thực hiện các phân tích trong phòng thí nghiệm;

- Phân tích, xử lý, đánh giá các số liệu, bổ sung số liệu đầy đủ theo yêu cầu chuyên môn;

- Tổng hợp số liệu và viết bản báo cáo đánh giá tác động môi trường hoàn chỉnh, trình cho hội đồng thẩm định phê duyệt nhằm đưa dự án sớm đi vào hoạt động

Đơn vị tư vấn: Công ty CP tư vấn thiết kế xây dựng thương mại & dịch vụ

Đại Nam

- Tên người đứng đầu: Lê Đức Thuận Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: 287 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

- ĐT: (0710)897939 - ĐT/Fax: 0710-3899939

- Email: ctycpdainam@gmail.com

4.2 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM

XD TM&DV Đại Nam

TM&DV Đại Nam

KS Môi trường & QLTNTN

03 Nguyễn Thị Ngọc Lan Công ty CP TV TK XD

TM&DV Đại Nam

KS Kỹ thuật môi trường

TM&DV Đại Nam

KS Kỹ thuật môi trường

Trang 12

CHƯƠNG 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 Tên dự án

KHU ĐÔ THỊ - TÁI ĐỊNH CƯ CỬU LONG

1.2 Chủ dự án

Chủ dự án: CÔNG TY CỔ PHẦN HIM LAM CẦN THƠ

Địa chỉ: 96 Hùng Vương, P.Thới Bình, Q.Ninh Kiều, TPCT

Điện thoại : (0710)3 769347 Fax: (0710)3 769367

Đại diện theo pháp luật: TRẦN QUỐC DƯ

Chức vụ: Tổng Giám đốc

1.3 Vị trí địa lý của dự án

Khu Đô thị - Tái định cư Cửu Long thuộc phường Long Hòa quận Bình Thủy nằm trong quy hoạch chi tiết 1/2000 Đô thị Tây Bắc (Trung tâm III An Hòa

- An Thới), quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, có vị trí tiếp giáp:

- Đông Bắc giáp: trục đường dự mở và khu dân cư hai bên đường Mậu Thân nối dài

- Tây Nam giáp: Quốc lộ 91B

- Đông Nam giáp: rạch Bà Bộ

- Tây Bắc giáp: trục đường dự mở, phần còn lại của khu dân cư phường Long Hòa

Tọa độ dự án: X: 1116659, Y: 0547298

Theo hệ tọa độ VN 2000, phương tiện đo: máy GPS 76CSX

Trang 13

Hình 1.1 Vị trí dự án trên bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ

Khu vực dự án

Trang 14

1.4 Nội dung chủ yếu của dự án

1.4.1 Nội dung quy hoạch

Trên cơ sở phương án đã được phê duyệt đề xuất điều chỉnh phương án quy hoạch với 2 khu chức năng ở riêng biệt, gồm:

+ Khu chung cư thấp tầng và cao tầng được bố trí dọc theo Quốc lộ 91B, công ty

sẽ đầu tư xây dựng và kinh doanh;

+ Phần diện tích còn lại bố trí toàn bộ dạng nhà ở liên kế tái định cư với kích thước lô nền ngang là 4,5m, dài 20m, loại hình nhà ở này công ty sẽ giao lại cho thành phố để tạo quỹ nhà ở tái định cư;

- Đề xuất mở rộng tuyến giao thông chính vào khu quy hoạch có lộ giới là 27m thành 38m, cụ thể (Lề đường 6mx2; Lòng đường 9mx2; Dải phân cách ở giữa 9m);

- Các tuyến giao thông nội bộ đề xuất giữ nguyên theo quy hoạch được duyệt là 15,5m, cụ thể: Lề đường 4m x2 bên, Lòng đường 7,5m

- Bố trí cụm công trình kỹ thuật gồm khu xử lý nước, rác, điện…tại cuối trục giao thông chính

- Khu vực đất dọc theo rạch Bà Bộ và tuyến đường bê tông hiện hữu được định hướng giữ lại tự cải tạo, nhằm tránh giải tỏa khu vực đã có dân cư đông và ổn định, tuy nhiên việc xây dựng sẽ theo quy định cụ thể

- Tuyến giao thông hiện hữu phục vụ cho khu dân cư tự cải tạo đề xuất quản lý

lộ giới là 12m, cụ thể (Lòng đường 6m; Lề đường 3mx2)

- Đề xuất giữ nguyên hiện trạng tuyến cao thế hiện hữu và quy hoạch sẽ đưa tuyến trung thế chạy dọc theo dải phân cách đường giao thông theo quy hoạch

Ngoài ra đồ án bố trí các công trình công cộng đảm bảo nhu cầu phục vụ cho người dân trong khu quy hoạch gồm Trường Tiểu học, Trường Mẫu giáo, cụm hành chính phường, Trạm y tế và Công viên cây xanh mặt nước… phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành

Diện tích đất cây xanh 6,82% trong tổng diện tích phân bố Tuy nhiên trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình cụ thể, diện tích xây dựng các công trình chỉ chiếm khoảng 60% diện tích, phần còn lại là đường giao thông và cây xanh Dựa trên đặc điểm đó, tính tổng lại diện tích cây xanh vẫm đảm bảo 15% để ổn định yếu tố vi khí hậu

Trang 15

Khu hỗn hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ 12 tầng 20.830 3,83

mỹ quan đô thị, môi trường sống hiện đại, góp phần nâng cao mức sống cho người dân trong khu quy hoạch, cụ thể như sau:

1.4.2.1 Khu hỗn hợp thương mại, dịch vụ, căn hộ và chung cư

Khu hỗn hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ 12 tầng được bố trí dọc theo tuyến đường 91B, khu đất có vị trí đẹp về cảnh quan, có hướng nhìn chính từ Quốc lộ 91B lộ giới 80m, khu Trung tâm thương mại, dịch vụ đa chức năng 6,5 tầng và các khu chung cư 6,5 tầng được bố trí thành từng cụm công trình với khu lõi là các công viên cây xanh thể dục thể thao,…Các công trình này được tổ chức đảm bảo một số tiêu chí về sử dụng đất sau:

Công trình được xây dựng đảm bảo các yêu cầu về chỉ giới, mật độ xây dựng, mặt khác phải đảm bảo có các sân chung đủ rộng làm nơi vui chơi cho trẻ em, lối

đi dạo Ngoài ra còn có các bồn hoa trang trí xung quanh công trình hoặc xung quanh ranh giới khu đất xây dựng chung cư

Các bãi xe ngoài trời và bên trong công trình được tổ chức tại các vị trí thuận lợi tiếp cận vào nhóm nhà, đồng thời không tạo ra giao cắt với sân trong, sân chơi chung của nhóm nhà

Trang 16

Đảm bảo các khoảng lưu thông nội bộ xung quanh công trình đủ cho vấn đề vệ sinh và an toàn trong nhóm nhà ở khi có sự cố, thông thường xe cơ giới không được sử dụng các lối lưu thông nội bộ này nhằm đảm bảo an toàn cho người đi bộ bên trong và trẻ em.

Không sử dụng tường rào cao để ngăn chia ranh đất xây dựng khu nhà ở chung

cư, dùng các bồn hoa hoặc xây tường lửng thấp hơn 1,2m trồng dây leo để ngăn cách không gian và trang trí

Ngoài ra, các công trình khi xây dựng phải đảm bảo một số quy định về xây dựng, cụ thể như sau:

- Mật độ xây dựng tối đa: tùy theo diện tích từng lô đất được tính toán theo Bảng 2.7b - Quy chuẩn quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng 01: 2008/BXD

- Chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ: ≥ 6m

1.4.2.2 Các công trình giáo dục:

Quy hoạch các công trình giáo dục gồm Trường mẫu giáo, Trường Tiểu học (cấp 1) và Trường Trung học cơ sở (cấp 2), với bán kính phục vụ đảm bảo, đáp ứng nhu cầu đi lại học tập cho con em ở khu vực này Trường phải có sân chơi chung, phòng học phải trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và sinh hoạt của trẻ và của học sinh Trồng các loại cây xanh bóng mát, các loại cây không độc hại, không làm ảnh hưởng đến môi trường Hình dáng kiến trúc phải phù hợp với cảnh quan khu ở, khi xây dựng phải đảm bảo các các chỉ tiêu xây dựng, cụ thể như sau:

- Mật độ xây dựng tối đa: 40%

- Mật độ cây xanh tối thiểu: 30%

- Tầng cao xây dựng tối đa:

+ Trường cấp 1 và cấp 2: 03 tầng

+ Trường mẫu giáo: 02 tầng

- Chỉ giới xây dựng lùi vào so với chỉ giới đường đỏ: đảm bảo theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD

1.4.2.3 Các công trình hành chính:

Quy hoạch các công trình hành chính cấp phường gồm: Hội đồng nhân dân và

Uỷ ban nhân dân phường, Công an, Phường đội, Trạm y tế…dự kiến cho việc chia tách phường, tùy theo yêu cầu cụ thể cho việc chia tách có thể thay đổi vị trí xây dựng công trình, cũng như bố trí thêm theo yêu cầu nhưng phải được sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước và khi xây dựng phải đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành

Trang 17

1.4.2.4 Nhà ở liên kế tái định cư:

Được bố trí dọc theo các trục đường trong khu ở Đây là loại nhà được bố trí chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tái định cư, kích thước lô đất phổ biến chiều rộng 4,5m, chiều dài 20m Khi xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Mật độ xây dựng tối đa: 85%

- Tầng cao xây dựng tối đa: 04 tầng

- Chỉ giới xây dựng:

+ Lùi vào so với chỉ giới đường đỏ: 2,5m

+ Lùi vào so với ranh đất sau nhà: 1,5m

1.4.2.5 Khu kỹ thuật:

Bố trí tại cuối tuyến đường trục trung tâm khu quy hoạch, xây dựng các công trình như trạm xử lý nước thải khoảng 5.000m2, trạm trung chuyển rác, chất thải rắn 500m2

1.4.2.6 Công viên cây xanh:

Phải được thiết kế trang trí với những đường dạo lát gạch, trồng các loại cây kiểng, bồn hoa( mười giờ, mồng gà… ), các loại cây chắn gió( bằng lăng, liễu, dầu…khoảng cách 20m/cây dọc các tuyến đường, công viên ), bờ kè ốp các loại gạch trang trí nhằm bảo vệ bờ chống xói lở và tạo cảnh quan cho khu vực công viên Công viên đồng thời là nơi tập trung để người dân giao lưu tập thể dục, vui chơi, thư giãn.v.v

1.4.2.7 Hệ thống kênh đào và hồ:

Hệ thống kênh đào mới với bề rộng mặt kênh trung bình là 19m, nhằm luân chuyển nước vào hồ cảnh quan trong khu dân cư do Công ty Xuân Lan đầu tư, bờ phải được làm kè hoặc ốp gạch trang trí với những hình hoa văn thảm cỏ, trên bờ

là công viên vui chơi giải trí Cặp theo rạch Bà Bộ được nạo vét mở rộng và xây dựng tuyến kè bảo vệ bờ, xây dựng hành lang giao thông dọc theo tuyến kè là 5m nhằm hạn chế việc xây dựng làm ảnh hưởng đến tuyến kè và cảnh quan cho khu vực cặp theo rạch Bà Bộ

Trang 18

1.4.3 Các hạng mục công trình phụ trợ

1.4.3.1 Quy hoạch giao thông:

Giao thông đường bộ chính trong khu quy hoạch là tuyến đường số 4 có lộ giới 38m, đường số 10 và đường số 13 có lộ giới 33m

*Giao thông đối ngoại:

- Đường Quốc lộ 91B có lộ giới 80,0m, phần ranh giới lấy đến hết dải phân cách của đường song hành

- Đường số 01 (giáp với khu dân cư do Công ty TNHH xây dựng Xuân Lan đầu tư) có lộ giới 33,0m, phần ranh đầu tư đến tim đường

*Giao thông đối nội: Các tuyến đường giao thông nội bộ được quy hoạch có

lộ giới từ 15,5m đến 27m

*Giao thông hiện hữu: là tuyến phục vụ cho khu dân cư tự cải tạo có lộ giới 12m

*Cầu: Xây dựng cầu bằng qua kênh đào trong khu quy hoạch, không có độ dốc

do các tuyến kênh nhỏ chỉ phục vụ tưới tiêu và khu vực cảnh quan hồ nước cho các khu công viên Việc thiết kế xây dựng phải đảm bảo về cảnh quan, lan can tay vịn phải tạo hình dáng đẹp

Bảng 1.2 Bảng kê giao thông

Stt Tên đường

Lộ giới (m)

Chiều dài m)

Điểm đầu

Điểm cuối

Lề trái (m)

Lòng đường (m)

Lề phải (m)

Trang 19

*Các yêu cầu kỹ thuật an toàn giao thông:

Vát góc công trình tại vị trí giao lộ được căn cứ theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam hiện hành

*Khái toán kinh phí xây dựng giao thông - cầu:

Tổng diện tích đất giao thông: 197.314 m2, trong đó:

- Bản đồ địa hình hiện trạng khu vực thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1/500

- Các tài liệu, số liệu hiện trạng, điều kiện tự nhiên tại khu vực thiết kế

- Quy chuẩn xây dựng và Tiêu chuẩn quy phạm hiện hành

b Phương án thiết kế:

- Cao độ san lấp tối thiểu: +2.4m (hệ Cao độ Quốc gia Hòn Dấu)

- Cao độ mép đường bình quân: +2.5m

- Cao độ mép lề tối thiểu: +2.7m

- Độ dốc địa hình đối với mặt phủ tự nhiên: i (0,1%)

c Khái toán kinh phí Chuẩn bị kỹ thuật đất:

- Khối lượng đất đắp toàn khu: 987.689 m3

+ Nguồn cát san nền được lấy từ cát Sông Hậu, sử dụng Xà lan tự hành 300 –

400 m3 để chuyên chở

*Kinh phí san nền: 987.689 m3 x 25.000đ/m3 = 24.692.225.000 đồng.

Trang 20

* Kinh phí bồi hoàn đất: bao gồm kinh phí bồi hoàn đất ở, đất kinh doanh phi

nông nghiệp, đất nông nghiệp (Nội dung chi tiết theo quyết định số UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của UBND thành phố Cần Thơ được trình bày

12/2010/QĐ-ở phần phụ lục)

1.4.3.3 Quy hoạch cấp điện:

a Cơ sở thiết kế:

Phần qui hoạch hệ thống cấp điện dựa trên các tài liệu sau:

- Các bản đồ qui hoạch Khu đô thị Tây Bắc thành phố Cần Thơ tỷ lệ 1/2.000

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam số 01, ban hành năm 2008

- Chỉ tiêu cấp điện trong đô thị

- Qui định về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

7 Tổng công suất điện theo yêu cầu có tính

Trang 21

*Tuyến hạ thế:

Từ bảng điện hạ thế trong trạm phân phối hợp bộ, tuyến hạ thế nhánh chính đi ngầm bằng cáp XLPE vỏ bọc ngoài bằng PC (các đặc điểm kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn IEC) cáp luồn trong ống nhựa PVC chịu lực và cấp đến các tủ phân phối thứ cấp trong khu vực Trong quá trình thiết kế và thi công phải tuân thủ theo các qui chuẩn ngành và khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các đường ống kỹ thuật

- Chiều dài tuyến hạ thế nhánh chính xây mới: 18,24 km

*Tuyến chiếu sáng:

Tuyến chiếu sáng được bố trí dọc theo trục giao thông các tuyến chính được xây mới bằng đèn cao áp 250W sử dụng trụ bát giác STK hình côn Hệ thống chiếu sáng được thiết kế tự động đóng cắt ở 2 chế độ (có thể điều chỉnh theo thời gian hoặc theo mùa )

- Chiều dài tuyến chiếu sáng 1 nhánh xây mới: 9,1km

*Trạm biến áp:

Xây mới 08 trạm phân phối loại hợp bộ, tổng dung lượng 08 trạm: 5.520KVA (công suất theo yêu cầu là 5.175KVA)

*Tổng kinh phí đầu tư xây dựng: 16.604.000.000 đồng.

1.4.3.4 Quy hoạch cấp nước:

a Xác định tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước:

- Dân số dự kiến: 9.028 dân (dân số khu tái định cư khoảng: 4.528 người, chung cư và TMDV – căn hộ khoảng: 4.500 người)

- Diện tích khu đất: 543.300 m2

- Chỉ tiêu đất dân dụng: từ 35m2/người.`

- Chỉ tiêu đất dân dụng theo đồ án: 46m2/người, chỉ tiêu này dựa theo QCXD 01:

2008 quy định diện tích đất ở tối thiểu là 8m2/người, tối đa là 50m2/người (Nguồn: theo thuyết minh quy hoạch 1/500 của dự án được UBND thành phố phê duyệt )

- Dân số dự kiến tối đa: 10.000 người (số liệu đã dự trù trường hợp tối đa cho gần 10% dân số phát sinh thêm) Trong đó số dân dự kiến tối đa trong khu nhà liền

kề khoảng hơn 5.000 người, Số lượng người tối đa trong khu nhà còn lại (chung cư

và TMDV – căn hộ khoảng) là 5.000 người

- Tiêu chuẩn dùng nước của người dân q0 = 150 lít/người/ng.đêm

- Lưu lượng nước rửa đường, vỉa hè, tưới cây xanh qcx = 10%xqsh

- Lưu lượng nước dịch vụ công cộng qcc = 10%xqsh (nước phục vụ sinh hoạt)

- Lưu lượng nước rò rỉ, dự phòng: qrr = 20%x (qsh+qcx+qcc)

- Lưu lượng nước chửa cháy: tính cho 2 đám cháy

Qccháy = (15 lít/s x đám cháy x 3h) x 2 = 324 (m3/ngđ)

Trang 22

b Xác định lưu lượng cần thiết, tính toán thủy lực hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước:

Lượng nước cho số người trong khu quy hoạch khoảng 10.000 người, yêu cầu nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân trong khu dân cư, cũng như nhu cầu dùng nước của các khu đa chức năng Nhu cầu phục vụ: ăn uống, tắm rửa, giặt và cấp cho các khu vệ sinh; các thiết bị vệ sinh như vòi tắm bông sen, lavabô nóng, lạnh

- Lưu lượng nước sinh hoạt Qsh = q.N.Kng/1000 = 2.100 (m3/ngđ)

(Kng =1.4): Hệ số dùng nước điều hòa ngày

- Lưu lượng nước rửa đường, vỉa hè, tưới cây xanh: qcx = 210 (m3/ngđ)

- Lưu lượng nước dịch vụ công cộng qcc = 210 (m3/ngđ)

- Lưu lượng nước rò rỉ, dự phòng qrr = 504 (m3/ngđ)

- Lưu lượng nước chữa cháy: qccháy = 324 (m3/ngđ)

Tổng lưu lượng nước Q max khi có hỏa hoạn = 3.348(m 3 /ngđ)

c Giải pháp cấp nước:

- Nguồn nước phục vụ khu quy hoạch được lấy từ nhà máy nước Cần Thơ 1 đường 30 tháng 4 thông qua tuyến ống ở giao lộ đường giữa quốc lộ 91B với đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, lắp đặt tuyến ống cấp nước bằng gang D300 dọc theo tuyến quốc lộ 91B Nước cung cấp đảm bảo tiêu chuẩn sinh hoạt, đủ lưu lượng, yêu cầu đúng qui định hiện hành

- Nguồn cấp nước là nước mặt cung cấp từ nhà máy cấp nước, nên việc sử dụng nước không ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm trong khu vực dự án

- Tiêu chuẩn thiết kế: TCXD 33:2006

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành

* Kinh phí mạng lưới cấp nước: 7.254.985.000

1.4.3.5 Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

Hệ thống thoát nước được thiết kế theo hình thức thoát nước riêng hoàn toàn

Trang 23

- Hệ thống thoát nước mưa.

- Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt

a Quy hoạch thoát nước mưa:

Các chỉ tiêu kỹ thuật tính toán thoát nước mưa:

- Cường độ mưa q = 450,4 lít/s-ha

- Hệ số dòng chảy của các mặt phủ tự nhiên: ∆tb = 0,9 Phụ thuộc vào các loại mặt phủ (tính trung bình)

- Vận tốc tối thiểu chảy không lắng đọng trong ống: Vmin ≥ 0,5m/s

- Vận tốc dòng chảy không phá hoại ống Vmax ≤ 7m/s (đối với ống Bê tông cốt thép)

- Độ dốc đặt ống I = Imin = 1/D ( D đường kính ống mm)

- Tiêu chuẩn thiết kế: TCXD 51:1984

- Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành

Lựa chọn và thiết kế mạng lưới thoát nước mưa:

Nước mưa là loại nước thải quy ước sạch, nước mưa được hố ga thu vào mạng lưới tuyến ống, xả thẳng ra rạch Bà Bộ và kênh cảnh quan Dùng phương pháp phân chia lưu vực để tính toán cho từng đoạn ống, từng tuyến ống và cho cả

hệ thống

- Hình thức đường ống: Nước được vận chuyển trong hệ thống ống kín, loại ống được sử dụng: ống bê tông cốt thép đúc sẵn

- Hình thức thoát nước: là thoát trong hệ thống cống kín, bố trí dọc dưới vỉa

hè đường giao thông chính

- Hình thức hố ga, cửa xả nước: trên từng tuyến ống có đặt những hố ga có nắp đan đậy và lưới chắn rác, lọc cát , nhằm thu hết nước bề mặt và nước trong lưu vực tính toán, đảm bảo thoát nước mưa trong thời gian ngắn, không gây hiện tượng ngập úng cục bộ

Xác định lưu lượng cần thiết :

Lưu lượng tính toán nước mưa Q(l/s) xác định theo phương pháp cường độ giới hạn và tính theo công thức sau:

Q = qΨF (l/s) = 450,4 x 0,9 x 54,321 (l/s) = 22.020 (l/s) Trong đó:

q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)

Ψ: Hệ số dòng chảy

F: Diện tích thu nước tính toán (ha)

* Tổng chi phí hệ thống thoát nước mưa: 14.541.740.000 đồng

b Thoát nước sinh hoạt:

Trang 24

/- Các chỉ tiêu kỹ thuật tính toán:

- Độ dốc đặt ống I = Imin = 1/D (D đường kính ống mm)

- Lưu lượng tính toán nước sinh hoạt Q (l/s)

Q = qt * 80% = 2.814 * 80% = 2.251(m³/ngđ)

Qt = Qsh + qcc + qrr = 2.100+210+504 = 2.814 (m³/ngđ)

- Khu xử lý nước thải trong khu quy hoạch có công suất Q = 2.310 m3/ngđ

- Lựa chọn và thiết kế mạng lưới thoát nước sinh hoạt:

Chọn hình thức thoát nước riêng nước thải sau khi sử dụng sinh hoạt được

xử lý vi sinh bằng bể tự hoại trước khi dẫn ra cống chung qua trạm bơm đưa về khu xử lý nước thải trong khu quy hoạch có công suất Q = 2.310 m3/ngàyđêm

- Dựng phương pháp phân chia lưu vực để tính toán cho từng đoạn ống, từng tuyến ống và cho cả hệ thống;

- Hình thức thoát nước tự chảy, nước bẩn xử lý vi sinh bằng bể tự hoại trước khi dẫn ra cống chung đường phố, nước bẩn thoát ra hệ thống thoát nước chính và dẫn về khu xử lý nước thải có công suất Q = 2.310 m3/ngàyđêm

- Hình thức đường ống: Nước được vận chuyển trong hệ thống ống kín, loại ống được sử dụng: ống bê tông cốt thép đúc sẵn

- Hình thức thoát nước là thoát trong hệ thống cống kín, bố trí dọc dưới vỉa

hè đường giao thông chính, ngoài ra bố trí dọc giữa những hẻm kỷ thuật

- Hình thức hố ga, cửa thu nước: Trên từng tuyến ống có đặt những hố thăm dùng để bảo trì, sửa chữa khi gặp sự cố

* Tổng chi phí dự trù: 20.925.500.000 đồng

c Vệ sinh môi trường:

Trong khu vực quy hoạch bố trí 01 trạm trung chuyển rác, chất thải rắn có diện tích 500m2, và khu xử lý nước thải dự kiến có diện tích 5.000m2

Toàn bộ chất thải rắn được thu gom về khu vực trung chuyển để đưa về khu xử

lý rác thải của thành phố

1.4.4 Quy mô về nguồn vốn đầu tư

1/- Kinh phí giao thông : 45.616.800.000 đồng

2/- Kinh phí san nền : 24.692.225.000 đồng

3/- Kinh cấp điện : 16.604.000.000 đồng

4/- Kinh phí cấp nước : 7.254.985.000 đồng

5/- Thoát nước mưa : 14.541.740.000 đồng

6/- Thoát nước sinh hoạt : 20.925.500.000 đồng

7/- Xây dựng HTXL nước thải: 12.367.500.000 đồng

Tổng cộng : 142.002.750.000 đồng

(Khái toán này chưa tính phần chi phí giải tỏa đền bù và xây dựng công trình, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, )

Trang 25

1.4.5 Tiến độ thực hiện dự án

Hội đồng bồi thường hỗ trợ Tái định cư của dự án và Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ dự kiến sẽ hoàn thành công tác kiểm kê, kiểm định, áp giá bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân trong vòng 06 tháng kể từ ngày có đầy đủ các loại tài liệu có liên quan theo quy định như sau:

Hồ sơ kỹ thuật từng thửa đất của các tổ chức, hộ gia đình có đất bị ảnh hưởng bởi dự án

Biên bản xác định ranh giới đối với từng thửa đất của các tổ chức, hộ gia đình có đất bị ảnh hưởng bởi dự án với đầy đủ chữ ký, của các thành phần có liên quan.Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại khu vực dự án

Quyết định thu hồi đất tổng thể tại khu vực dự án

Quyết định thu hồi đất cho các tổ chức, hộ gia đình có đất tại khu vực dự án được UBND quận Bình Thủy ban hành

Nền tái định cư phục vụ cho các hộ dân tại khu vực dự án

Thời gian bắt đầu thực hiện bồi hoàn dự định vào cuối Quí 3/2010 hoàn thành Quí 1/2011

Thời gian tiến hành san lấp và xây dựng: Quí 1/2011- Quí 4/2012

Thời gian dự định hoàn thành các khối lượng công trình và đi vào hoạt động chính thức, Quí 1/2013

1.4.6 Sơ đồ tổ chức và quản lý thực hiện dự án

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức và quản lý thực hiện dự án

Kế toán

Trang 26

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông, rạch chằng chịt Cần Thơ nằm ở tọa độ địa lý kéo dài từ 9034'43" đến 10019'25" vĩ độ Bắc và từ 105019'51" đến 105054'36" kinh độ Ðông, tỉnh nằm giữa đồng bằng sông Cửu Long về phía Tây sông Hậu, cách thủ đô Hà Nội 1.877km (đường bộ)

Cần Thơ giáp 5 tỉnh:

- Phía Bắc giáp An Giang;

- Phía Nam giáp Hậu Giang;

- Phía Tây giáp Kiên Giang;

- Phía Đông giáp 2 tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp

Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1389,599km2 Thành phố Cần Thơ không có rừng tự nhiên và biển Đất vẫn còn được sử dụng chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp

Địa hình khu vực quận Bình Thủy nói riêng và thành phố Cần Thơ không thay đổi qua các năm Cần Thơ có địa hình bằng phẳng hơi nghiêng theo các chiều: cao

từ Đông Bắc thấp dần xuống Tây Nam và cao từ bờ sông Hậu thấp dần vào nội đồng, rất đặc trưng cho dạng địa hình địa phương Đây là vùng đất có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cao độ mặt đất phổ biến từ 0,8 m-1,0 m so với

mực nước biển tại mốc quốc gia Hòn Dấu.(Nguồn Báo cáo giám sát môi trường Cần Thơ năm 2009, mục địa hình thành phố Cần Thơ)

2.1.2 Điều kiện về khí tượng - thủy văn

2.1.2.1 Điều kiện về khí tượng

Thành phố Cần Thơ nằm trong khu vực mang tính chất nhiệt đới gió mùa tương đối ôn hòa, có đặc điểm chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long Khí hậu trong năm được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa

- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, có đặc điểm:

+ Gió chủ đạo là gió mùa Đông Bắc

+ Lượng mưa không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 8% lượng mưa cả năm

+ Lượng bốc hơi lớn

+ Độ ẩm không khí nhỏ

- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, có đặc điểm như sau:

Trang 27

+ Gió chủ đạo là hướng gió Tây Nam

+ Lượng mưa chiếm khoảng 95% lượng mưa cả năm

a Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình hằng năm trên địa bàn thành phố Cần Thơ dao động từ 25,6 – 28,40C Nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 01 Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng và mát nhất khoảng 30C Sự thay đổi nhiệt độ các tháng trong những năm gần đây được thể hiện như sau:

Bảng 2 1: Nhiệt độ trung bình các tháng trên địa bàn TP Cần Thơ

_ Hướng gió Đông - Bắc: từ tháng 11 đến tháng 02 năm sau

_ Hướng gió Đông - Nam: từ tháng 2 đến tháng 6

_ Hướng gió Tây - Tây Nam: từ tháng 6 đến tháng 10 (đây là thời kỳ mưa bão, tốc độ gió đạt ở mức cao)

c Độ ẩm

Độ ẩm phân hóa theo mùa tương đối rõ rệt, độ ẩm trung bình thấp nhất vào tháng 2, 3 và tháng 4 (76 – 79%), độ ẩm trung bình lớn nhất khoảng 89% và giá trị

Trang 28

độ ẩm trung bình các tháng trong năm là 86-87% Độ ẩm cao là một trong những điều kiện bất lợi cho việc phòng chống rỉ sét các thiết bị

Bảng 2.2: Giá trị ẩm độ tương đối trong không khí trên địa bàn TP Cần Thơ

Bảng 2.3: Sự thay đổi lượng mưa (mm) từ 2006 – 2008

(Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2009) Ghi chú: (- ) không mưa

Trang 29

e Độ bốc hơi

Lượng nước bốc hơi cả năm 2008 là 2.880mm Tháng 4 có lượng bốc hơi cao nhất 351mm Tháng 12 có độ bốc hơi thấp nhất 23mm Như vậy lượng nước do mưa đem lại cho thành phố thấp hơn lượng bốc hơi khoảng 1.159mm Nếu không nhờ có mùa lũ bổ sung lượng nước bị bốc hơi thặng dư thì tình hình môi trường sẽ

có nhiều biến động phức tạp

f Bức xạ mặt trời

Số giờ nắng đạt cao nhất là giai đoạn gần cuối mùa khô Số giờ nắng trung bình các tháng không thay đổi nhiều qua các năm Số giờ nắng trung bình cao nhất vào tháng 2 và 3, khoảng 280 giờ, thấp nhất vào tháng 9, khoảng 145 giờ

Bảng 2.4: Số giờ nắng (giờ) các tháng ở Cần Thơ từ năm 2003 - 2008

(Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2009)

2.1.2.2 Đặc điểm thủy văn

Thành phố Cần Thơ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.500 km Mật độ sông rạch khá lớn: 1,8 km/km2, vùng ven sông Hậu thuộc quận Bình Thủy, Ninh Kiều, Ô Môn, Cái Răng và huyện Thốt Nốt lên tới trên 2 km/km2

- Hệ thống sông rạch chính tại Cần Thơ gồm có:

Trang 30

- Sông Hậu: một nhánh của sông Mêkông, là nguồn cung cấp nước chính cho Cần Thơ và khu vực vừa là ranh giới tự nhiên với 2 tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long Sông Hậu cũng là thuỷ lộ quốc tế cho các tàu đi về Campuchia, Thái Lan … Đoạn sông Hậu chảy qua Cần Thơ có độ dài hơn 60 km.

- Hệ thống các kênh rạch nội ô: Bao gồm các rạch như: Rạch Cái Răng, rạch Bình Thủy, rạch Trà Nóc, rạch Ô Môn … là những kênh rạch lớn dẫn nước từ sông Hậu vào các vùng nội đồng và nối liền với kênh rạch của các tỉnh lân cận thành phố Cần Thơ

Tại sông Hậu đỉnh triều cao nhất có mực nước 206 cm, chân triều thấp nhất –

133 cm Đỉnh triều trung bình dao động từ 104 – 161 cm Chân triều dao động trung bình từ 57 – 62 cm (so với cao độ Hòn Dấu)

Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thủy văn của thành phố Cần Thơ chịu ảnh hưởng chủ đạo của chế độ thủy văn sông Hậu vừa chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông, vừa chịu ảnh hưởng chế độ mưa và bị ảnh hưởng nhẹ chế độ nhật triểu biển Tây – Vịnh Thái Lan

Mùa lũ ở Cần Thơ bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 12 hằng năm Nguyên nhân chủ yếu là do mưa lớn ở thượng nguồn Lũ đạt mức cao nhất vào tháng 9 và tháng 10, thời gian này thường trùng với thời kỳ mưa lớn tại địa phương Ba yếu tố: lưu lượng sông Hậu tăng cao (khoảng 40.000 m3/s), mưa lớn tại chỗ và triều cường xảy ra đồng thời thì mực nước dâng lên gây ngập một vùng rộng lớn, thời gian ngập kéo dài

Lũ ở thành phố Cần Thơ với cường suất trung bình 5 cm/ngày Do có hệ thống kênh rạch chằng chịt nên thời gian chuyển lũ tương đối chậm Thời gian xuất hiện đỉnh lũ ở thành phố Cần Thơ chậm hơn thời gian xuất hiện đỉnh lũ ở Châu Đốc khoảng 10 – 15 ngày

Mùa khô ở Cần Thơ bắt đầu từ tháng 01 và kết thúc vào tháng 06 Giai đoạn đầu dòng chảy có cường độ cao vì nó mang tính chất chuyển tiếp từ mùa lũ sang mùa cạn Từ tháng 12 đến tháng 01 lưu lượng vẫn lớn hơn 8% tổng lưu lượng cả năm Tháng 4 lưu lượng nhỏ nhất khoảng 1/20 lưu lượng mùa lũ

2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

2.1.3.1 Hiện trạng môi trường nước mặt

Quận Bình Thủy là một trong những quận trung tâm của thành phố Cần Thơ Nơi chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình đô thị hóa tăng nhanh, sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ làm cho nguồn nước mặt trên địa bàn quận bị ô nhiễm các thành phần hữu cơ và vi sinh ở mức khá cao và có khuynh hướng ngày càng gia tăng

Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội, sức ép về ô nhiễm môi trường nói chung, vấn đề ô nhiễm các nguồn nước sông ngòi, kênh rạch quận Bình Thủy ngày càng gia tăng Nước sông bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, tác động đến sản xuất nông nghiệp và cảnh quan đô thị

Trang 31

Theo kết quả giám sát môi trường nước sông trên địa bàn thành phố Cần Thơ do

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ thực hiện trong những năm gần đây, so sánh với quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT) cho thấy có sự ô nhiễm về thành phần hữu cơ (DO, BOD5, COD), chất rắn lơ lững, thành phần dinh dưỡng chỉ đạt ở mức B (nguồn nước phục

vụ cho mục đích tưới tiêu hoặc giao thông thủy), đặc biệt giá trị coliform vượt QCVN 08:2008/BTNMT (mức A1) gấp nhiều lần

Bảng 2.5: Chất lượng nước sông trên địa bàn thành phố Cần Thơ

là giá trị coliform vượt quy chuẩn Việt Nam quy định gấp nhiều lần

Bảng 2.6: Chất lượng nước mặt tại kênh, rạch nội thị trên địa bàn

Trang 32

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường TP Cần Thơ, 2009)

Trang 33

Theo kết quả phân tích mẫu nước mặt tại rạch Bà Bộ (nguồn tiếp nhận nước thải của dự án khi dự án đi vào hoạt động) do Trung tâm kiểm định & tư vấn xây dựng LAS – XD124 trường Đại Học Cần Thơ thu mẫu và phân tích ngày 10/03/2009, so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT cho thấy hầu hết các thông số kiểm nghiệm chất lượng nước mặt như DO, BOD5, COD, Coliform tại thời điểm kiểm tra không đạt QCVN 08:2008/BTNMT, mức A1 Nguyên nhân chính gây tình trạng ô nhiễm là

do rạch Bà Bộ là nguồn tiếp nhận chính lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư xung quanh chưa qua hệ thống xử lý, hầu hết lượng nước thải sinh hoạt này đều chứa nồng độ ô nhiễm tương đối cao Tuy nhiên, rạch Bà Bộ có chiều rộng hơn 8m, chiều dài hơn 1.500m, lưu lượng nước lớn nên sức chịu tải của rạch Bà Bộ là khá lớn

Bảng 2.7: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại rạch Bà Bộ

Kết quả phân tích

QCVN 08:2008/BTNMT

(Nguồn: Trung tâm kiểm định & tư vấn xây dựng LAS – XD 124, ĐHCT))

Ghi chú : KQĐ: không quy định

2.1.3.2 Hiện trạng môi trường nước ngầm

Nước ngầm tại Cần Thơ được xác định có nguồn gốc chôn vùi Việc khai thác quá mức, không kiểm soát nguồn nước trong quá trình khai thác, sử dụng sẽ làm cho mực nước ngầm bị sụt giảm và ngày càng có nguy cơ ô nhiễm từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân

Theo kết quả giám sát chất lượng nước mặt trên địa bàn quận Bình Thủy do Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ thực hiện trong những năm gần đây, so với QCVN 09:2008/BTNMT cho thấy các thông số kiểm nghiệm đều đạt quy chuẩn quy định, ngoại trừ giá trị coliforms vượt quy chuẩn quy định và có khuynh hướng gia tăng trong những năm gần đây

Trang 34

Bảng 2.8: Chất lượng nước ngầm trên địa bàn quận Bình Thủy

2.1.3.3 Hiện trạng môi trường không khí

Theo kết quả giám sát môi trường không khí trên địa bàn quận Bình Thủy do

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ thực hiện trong những năm gần đây, so sánh với QCVN 05:2009 và TCVN 5949:1998 cho thấy chất lượng không khí trong khu vực còn khá tốt, các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn quy định

Bảng 2.9 Diễn biến chất lượng không khí ở quận Bình Thủy

Các chỉ tiêu ô

nhiễm

Đơn vị đo

so sánh với QCVN 05:2009 và TCVN 5949:1998 cho thấy các thông số kiểm nghiệm tại thời điểm thu mẫu đạt tiêu chuẩn Việt Nam quy định

Trang 35

Bảng 2.10: Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực bên ngoài dự án

(Nguồn: Trung tâm kiểm định và tư vấn xây dựng LAS – XD 124, ĐHCT))

Bảng 2.11: Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực bên trong dự án

(Nguồn: Trung tâm kiểm định và tư vấn xây dựng LAS – XD 124, ĐHCT))

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội quận Bình Thủy những tháng đầu năm 2009 được tóm tắt như sau:

2.2.1 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp do quận quản lý tháng 05/2009 ước được 222,44 tỷ đồng, lũy kế 5 tháng đầu năm đạt 987,82 tỷ đồng, đạt 35,28% kế hoạch, giảm 148,60 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2008 Giá trị sản lượng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp do hiện nay các doanh nghiệp chế biến thủy sản gặp khó khăn trong khâu nguyên liệu

2.2.2 Thương mại - dịch vụ

Hiện nay các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn quận có 3.406

cơ sở (ăn uống 593 cơ sở, dịch vụ 328 cơ sở, thương mại 1.702 cơ sở, nhà trọ 783

cơ sở)

Đăng ký kinh doanh: trong tháng cấp mới 35 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với số vốn đầu tư 2,23 tỷ đồng, cấp đổi 05 giấy chứng nhận ĐKKD với số vốn đầu tư là 426 triệu đồng

Trang 36

2.2.3 Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất lúa - rau màu: lúa xuân hè xuống giống với diện tích 749,3 ha; lúa hè thu xuống giống được 440 ha; rau màu trong tháng xuống giống với diện tích 114 ha.Chăn nuôi thú y, bảo vệ thực vật: trong tháng không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm Rầy nâu và các đối tượng bệnh hại khác có xuất hiện trên đồng ruộng nhưng với mật độ thấp không đáng kể

Khuyến nông: tổ chức 4 lớp tập huấn kỹ thuật canh tác lúa hè thu tại phường Thới An Đông, Long Hòa, có 49 nông dân tham dự và tổ các nhiều đợt tập huấn khác

Nuôi trồng thủy sản: trong tháng nhân dân đã nuôi thả được 5,03 ha ao cá, tính

từ đầu năm đến nay nông dân đã nuôi thả được 68,8 ha ao cá

Về công tác thủy lợi: đã thi công xong và đưa vào sử dụng 3 công trình nạo vét kênh thủy lợi tại phường Thới An Đông với tổng chiều dài 3.301 m, kinh phí 721 triệu đồng

Thu ngân sách: ước tháng 5 năm 2009 thu thuế, phí, lệ phí được 9.564 triệu đồng, lũy kế từ 01/01/2009 đến ngày 30/05/2009 thu thuế, phí, thu phí được 39.371 triệu đồng đạt 38,6% KH năm

Chi ngân sách: ước tháng 5 chi ngân sách được 9.828 triệu đồng

2.2.4 Xây dựng cơ bản và quản lý đô thị

Thường xuyên kiểm tra, giám sát các công trình đang thi công để đẩy nhanh tiến

độ gắn liền với đảm bảo chất lượng Ước khối lượng thực hiện xây dựng cơ bản 5 tháng đầu năm 2009 được 17.751 triệu đồng, đạt 36,8% so với kế hoạch Giải ngân vốn XDCB đạt 8,920 tỷ đồng đạt 13,39 kế hoạch

Công tác quản lý đô thị được quan tâm thực hiện thường xuyên Tiếp nhận và giải quyết khá kịp thời các hồ sơ xin cấp phép của các tổ chức, cá nhân công dân theo thời gian quy định

Giáo dục đào tạo: tổ chức thi học sinh giỏi lớp 05 có 15 đơn vị tham gia, kết quả đạt 73/134 học sinh Dự thi đồ dùng dạy học bậc tiểu học cấp thành phố; thi giải toán qua mạng bậc tiểu học và trung học cơ sở cấp thành phố

Văn hóa – thông tin – TDTT: tổ chức giải bóng đá mở rộng chào mừng ngày 30/04 và 01/05 có 4 đội tham gia; phối hợp với Công Ty Cổ Phần Tây Nam Bộ thực hiện chương trình văn nghệ “sắc màu tháng tư” phục vụ nhân dịp lễ 30/04 và 01/05, tổ chức lễ Kỳ Yên Thượng Đình tại Đình Bình Thủy,……

Công tác y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe nhân dân: ra quân chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết ở các phường Bình Thủy, Long Hòa, An Thới, Trà Nóc, tính đến nay đã xảy ra 43 ca sốt xuất huyết (không có tử vong)

Lao động – thương binh và xã hội

Trang 37

+ Chính sách xã hội: hiện nay quản lý khoảng 1.481 đối tượng chính sách và 40 người nhiễm chất độc hóa học, bộ phận chính sách thường xuyên thực hiện tốt các vấn đề chính sách khi có yêu cầu.

+ Xuất khẩu lao động: duy trì hợp lệ với các cộng tác viên 8 phường thuộc quận về công tác giải quyết việc làm – xuất khẩu lao động định kỳ hàng tháng theo quy định.+ Chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn: đã cấp 258 thẻ khám

và chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc 8 phường của quận Tiếp nhận và cấp phát 45 phần quà từ liên đoàn lao động các khu chế xuất Cần Thơ cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Bình Thủy, với tổng số tiền 20.000.000 đồng

+ Công tác bảo trợ xã hội: hoàn chỉnh công tác cấp bảo trợ xã hội, người từ 85 tuổi trở lên quý II/2009 cho 765 đối tượng với tổng số tiền 286.740.000 đồng

Trang 38

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1 Đánh giá tác động

3.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

3.1.1.1 Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng

Bảng 3.1 Các tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án

Đền bù giải tỏa

Chi phí bồi thường đất đai nếu không thỏa đáng sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa Chủ đầu tư và các gia đình có đất trong khu vực dự án

Chuẩn bị mặt bằng Biến đổi đời sống sinh hoạt của các hộ gia đình đang sinh sống trong khu vực dự án

Di dời tái định cư Chuyển đổi ngành nghề cho các người lao động trong khu vực dự án.Nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án chủ yếu là do:

- Công tác giải tỏa, đền bù và di dời dân cư trong khu vực thực hiện dự án;

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất;

- Tác động do san lấp mặt bằng, xây dựng các hạng mục công trình…

3.1.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm không khí

a Bụi

Ô nhiễm do bụi đất, đá (chủ yếu từ quá trình đào móng công trình, hoạt động đào mương rảnh để đặt cống thoát nước mưa, đường ống cấp nước )

Bảng 3.2 Ước tính tải lượng ô nhiễm bụi trong giai đoạn thi công

1

Bụi sinh ra do quá trình đào đất,

san ủi mặt bằng bị gió cuốn lên

(bụi cát)

2

Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật

liệu xây dựng (xi măng, cát, đá ),

máy móc, thiết bị

0,0155 – 15,5 0,1 – 1

3 Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường 0,0155 – 15,5 0,1 – 1

(Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của WHO, 1995)

Trang 39

b Nguồn phát sinh ồn và chấn động

Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào, đắp đất và phương tiện giao thông thì hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bêtông, xe lu, xe ủi, máy nổ cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn Dự báo mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công được trình bày trong bảng 3.3

Bảng 3.3 Mức ồn phát sinh từ các thiết bị thi công công trình

(Nguồn: Đánh giá nhanh của WHO, 1995)

Từ bảng tham khảo trên ta có thể dự báo mức ồn tại khu vực thi công xây dựng

dự án có thể lên đến 80 – 95 dBA Khi các thiết bị hoạt động đồng loạt thì mức độ

ồn lớn nhất có thể tăng lên đến 100 – 120(dBA) do quá trình cộng hưởng âm lượng Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào giai đoạn hoạt động liên lục hay gián đoạn của các phương tiện thi công, tính hiện đại của máy móc/thiết bị, Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát Vì khu vực thi công dự

án nằm cách xa khu dân cư nên đối tượng chịu tác động của tiếng ồn chủ yếu là công nhân trực tiếp tham gia thi công công trình

c Nguồn phát sinh khí thải

Khí thải phát sinh từ các phương tiện, máy móc làm việc tại công trường (máy

ủi, máy đóng cột, máy hàn ) và từ phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu xây dựng Tùy theo công suất sử dụng và tùy vào tiến độ công trình mà tải lượng khí thải do hoạt động của các loại phương tiện giao thông

Thành phần khí thải phát sinh từ các hoạt động này chủ yếu là COx, NOx, SOx, hydrocacbon, Hướng phát tán gây ô nhiễm không khí sẽ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí tượng trong khu vực (chủ yếu là hướng gió và vận tốc gió) Tuy

Trang 40

nhiên, hướng gió và vận tốc gió thay đổi thường xuyên theo mùa, do đó các vùng chịu ảnh hưởng của phát tán ô nhiễm khói thải cũng sẽ thay đổi theo hướng gió.Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tải lượng của các chất gây ô nhiễm không khí được ước tính như sau:

Đối với những loại xe tải có tải trọng từ 3,5 tấn đến 16 tấn khi sử dụng 01 tấn dầu DO sẽ thải vào môi trường một lượng các khí thải như sau:

Bảng 3.4 Tải lượng các tác nhân ô nhiễm đối với xe chạy bằng dầu

(Nguồn: Đánh giá nhanh của WHO, 1995)

Ô nhiễm khói thải từ các phương tiện vận chuyển là khá lớn nhưng do đây là nguồn thải dạng phát tán, không tập trung nên ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường Tuy nhiên, BQL công trình cần phải có phương án quản lý hợp lý

Ngoài ra, khói thải phát sinh từ các máy móc, thiết bị làm việc tại công trình gây nên ảnh hưởng cục bộ trong khuôn viên dự án, gây tác động trực tiếp đến công nhân làm việc tại công trình Vì vậy, BQL công trình cần phải quan tâm và có hướng giảm thiểu tác động

d Nguồn phát sinh nhiệt

Các quá trình thi công có gia nhiệt (quá trình đốt nóng chảy bitum để trãi nhựa đường, phương tiện và máy móc thi công khi trời nóng bức) Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên công nhân trực tiếp làm việc tại công trường

e Nguồn phát sinh dầu thải

Nguồn phát sinh dầu thải chủ yếu phát sinh từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, các trang thiết bị máy móc phục vụ khu vực dự án

Tuy nhiên nguồn phát sinh này không lớn và không thường xuyên, chủ dự án cũng đề ra phương án thu gom dầu nhớt thải, giẻ lau dầu mở, thường xuyên kiểm tra và bảo trì trang thiết máy móc, trữ dầu nhớt thải và giẻ lau trong các thùng có nắp đậy kín và phối hợp với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý Lập sổ đăng ký chủ nguồn CTNH theo thông tư 12/2006/TT-BTNMT

Ngày đăng: 04/03/2016, 22:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w