1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án rèn tập làm văn lớp 4

73 927 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 771,31 KB

Nội dung

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập

Trang 1

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 20…

Rèn Tập làm văn tuần 1Thế Nào Là Văn Kể Chuyện ?

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về thế nào là văn kể chuyện

2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành văn kể chuyện

3 Thái độ: Yêu thích môn học

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm bài tập 3; học sinh khá làm bài tập 3 và tự chọn 1 trong

2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm

2 Học sinh: Đồ dung học tập

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1 Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện

2 Các hoạt động rèn luyện:

a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ

yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm

b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1 Dựa vào câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể đã

nghe kể (tiết Kể chuyện) và nhận xét (tiết Tập làm

văn), hãy thực hiện các yêu cầu sau :

a) Ghi lại những nhân vật chính trong câu chuyện :

b) Sắp xếp lại các sự việc dưới đây cho đúng trình

tự diễn biến của câu chuyện bằng cách ghi vào ô

trống từ 1 đến 5

 Sáng sớm, trước lúc ra đi, bà cụ ăn xin báo cho

mẹ con bà nông dân biết trước tin sẽ có trận lụt

lớn, cho họ gói tro và hai mảnh trấu

 Ra khỏi đám hội, bà cụ ăn xin được hai mẹ con

Bài 3 Dựa theo gợi ý, hãy viết vào vở câuchuyện đã kể trên lớp theo đề bài cho trước:

“Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữvừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc Em đãgiúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường.Hãy kể lại câu chuyện đó.”

* Gợi ý :a) Cần tập trung suy nghĩ về các sự việcdiễn ra với hai nhân vật chính: người phụ

nữ (vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc) và

em (có thể xưng hô là em hay tôi trong câuchuyện trực tiếp tham gia); cố gắng bộc lộ

Trang 2

bà nông dân thương tình đưa về nhà, cho ăn và ngủ

nhờ

 Vào ngày hội cúng Phật, có một bà cụ thân hình

xấu xí đến xin ăn nhưng bị mọi người xua đuổi và

chẳng cho thứ gì

 Đêm hôm đó, bà cụ ăn xin hiện nguyên hình

một con giao long to lớn khiến mẹ con bà nông dân

kinh hãi

 Trận lụt xảy ra, nhà cửa và mọi người bị nhấn

chìm trong biển nước, chỉ có mẹ con bà nông dân

sống sót, chèo thuyền đi cứu vớt người bị nạn

c) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn

thiện ý nghĩa của câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể

Câu chuyện giải thích sự hình thành

và ca ngợi những con người có tấm lòng ; khẳng định người có lòng sẽ được đền đáp xứng đáng Bài 2 Dựa vào các đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện, hãy chọn đúng 3 bài tập đọc trong số các bài đã học ở các lớp 3, 4 dưới đây là bài văn kể chuyện (khoanh tròn chữ cái trước bài em chọn): a Sự tích chú Cuội cung trăng (TV 3, tập hai) b Quà của đồng nội (Tiếng Việt 3, tập hai) c Người đi săn và con vượn (TV 3, tập hai) d Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (TV 4, tập một) e Con cò (Tiếng Việt 3, tập hai) rõ thái độ giúp đỡ chân thành của em đối với người phụ nữ nhằm làm nổi bật ý nghĩa: giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn là một việc làm tốt, đáng khen ngợi b) Câu chuyện có thể diễn ra theo gợi ý về trình tự các sự việc như sau : - Sự việc 1 Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc: + Em đi học về vào lúc nào ? + Em đi một mình hay đi cùng bạn bè ? + Đi đến đâu thì em gặp người phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc? + Dáng vẻ của cô ấy lúc đó thế nào (tay nào bế con, tay nào mang đồ, bước đi thể hiện sự vất vả ra sao,…)? - Sự việc 2 Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường: + Nhìn thấy cô ấy trong hoàn cảnh như vậy, em đã đến bên cô và nói thế nào để xách đồ giúp cô đi một quãng đường? + Thái độ của cô ấy lúc đó ra sao? + Phút chia tay của em với cô diễn ra thế nào? c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài 3 Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện - Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài - Học sinh phát biểu RÚT KINH NGHIỆM

Trang 3

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 2Nhân Vật Trong Văn Kể Chuyện (tiết 1)

3 Thái độ: Yêu thích môn học

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm bài tập 1; học sinh khá làm bài 1 và tự chọn 1 trong 2bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm

2 Học sinh: Đồ dung học tập

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1 Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện

2 Các hoạt động rèn luyện:

a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ

yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm

b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1 Dựa vào gợi ý, hãy viết đoạn văn (khoảng 5

câu) theo yêu cầu của bài tập 2 (Tiếng Việt 4, tập

một, trang 14) :

* Gợi ý :

a) Tình huống cho trước ở bài tập 2 là gì ? (Một

bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một

em bé Em bé khóc.)

b) Câu chuyện có thể diễn ra theo 2 hướng như thế

nào ? (Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người

khác và bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến

Bài 3.a) Dựa vào hành động của hai nhânvật Sẻ và Chích trong câu chuyện Bài họcquý, hãy ghi vào trong ngoặc lời nhận xétphù hợp với tính cách của mỗi nhân vật

- Sẻ (được bà gửi cho một hộp hạt kê) :không muốn chia cho Chích cùng ăn ; nằmtrong tổ ăn hạt kê một mình ; ăn hết quẳng chiếc hộp đi; ngượng nghịu nhậnquà (Tính cách : … )

- Chích : tìm được những hạt kê ngon lành

Trang 4

người khác.)

c) Nếu hình dung sự việc xảy ra theo hướng thứ

nhất (Bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác), em

sẽ kể tiếp câu chuyện thế nào (Bạn nhỏ vội làm gì,

thái độ thế nào, cử chỉ và lời nói ra sao, ) ? Ví dụ :

Bạn nhỏ vội chạy lại, nhẹ nhàng nâng em bé dậy,

lấy tay phủi vết bẩn trên quần áo của em và xin lỗi

em bé,…)

d) Nếu hình dung sự việc xảy ra theo hướng thứ

hai (Bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác),

em sẽ kể tiếp câu chuyện ra sao (Bạn nhỏ vội làm

gì, thái độ thế nào, cử chỉ và lời nói ra sao, ) ? (Ví

dụ: Bạn nhỏ chẳng buồn để ý, vẫn tiếp tục chạy

nhảy, nô đùa, mặc cho em bé khóc,…)

Bài 2 Ghi tên các nhân vật em biết trong mỗi

truyện sau vào ô trống thích hợp trong bảng :

Truyện Nhân vật là

người

Nhân vật là vật(con vật, đồ vật,cây cối,…)a) Sự tích hồ

Bài 3.b) Chọn các từ ngữ chỉ hành độngthích hợp nêu ở bài tập a, rồi điền vào chỗtrống ở đoạn văn sau để hoàn thiện câuchuyện Bài học quý :

Một hôm, Sẻ được bà gửi cho một hộp hạt

kê Sẻ Thế là hằng ngày,

Sẻ Khi ., Sẻbèn Gió đưa những hạt

kê còn sót trong hộp bay xa Chích đi kiếmmồi, Chíchbèn những hạt kê còn sót lạivào một chiếc lá, rồi .của mình Chích

Sẻ của Chích và tựnhủ: “Chích đã cho mình một bài học quý

về tình bạn”

c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện

- Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

- Học sinh phát biểu

RÚT KINH NGHIỆM

Trang 5

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 3 Nhân Vật Trong Văn Kể Chuyện (tiết 2) I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về tả ngoại hình của nhân vật và kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong văn kể chuyện 2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về tả ngoại hình của nhân vật và kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong văn kể chuyện 3 Thái độ: Yêu thích môn học * Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm bài tập 3; học sinh khá làm bài 3 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm 2 Học sinh: Đồ dung học tập III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1 Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện 2 Các hoạt động rèn luyện: a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài - Giáo viên chia nhóm theo trình độ - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): - Hát - Lắng nghe - Học sinh quan sát và chọn đề bài - Học sinh lập nhóm - Nhận phiếu và làm việc Bài 1a Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn ở cột A thành lời dẫn gián tiếp và ghi vào cột B : A (Đoạn văn có lời dẫn trực tiếp) B (Đoạn văn có lời dẫn gián tiếp) Thầy giáo hỏi Lu-i Pa-xtơ : - Cháu tên là gì ? Lu-i lễ phép trả lời : - Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ !

Bài 1.b Chuyển đoạn văn có lời dẫn gián tiếp ở cột A

thành đoạn văn có lời dẫn trực tiếp ở cột B bằng cách

Bài 3 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 –

7 câu) kể lại một đoạn của câu chuyện Nàng tiên Ốc, có kết hợp tả ngoại hình

bà lão hoặc nàng tiên Ốc

* Gợi ý : a) Đoạn văn có kết hợp tả ngoại hình bà lão (VD : Dựa vào hai dòng đầu bài thơ

“Xưa có bà già nghèo / Chuyên mò cua bắt ốc” để tưởng tượng thêm : Thân hình của bà ra sao ? Khăn áo của bà già nghèo có điểm gì nổi bật ? Sớm tinh mơ

ra đồng mò cua bắt ốc, bà thường mang những vật gì bên mình ? Dáng đi của bà

Trang 6

ghi các câu nói thích hợp của các nhân vật vào chỗ

trống :

A

(Đoạn văn

có lời dẫn gián tiếp)

B (Đoạn văn

có lời dẫn trực tiếp) Vua nhìn thấy

những miếng trầu

têm rất khéo bèn

hỏi bà hàng nước

xem trầu đó ai têm

Bà lão bảo chính

tay bà têm Vua

gặng hỏi mãi, bà

lão đành nói thật là

con gái bà têm

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước :

Bà lão thưa : –

Nhà vua không tin, gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật : –

Bài 2 Căn cứ vào những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu của chú bé liên lạc (chữ in nghiêng) trong đoạn văn ở cột A, hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống ở cột B để hoàn chỉnh nhận xét của em về tính cách, thân phận của chú bé A B Tôi nhìn em Một em bé gầy, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống đến tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối để lộ đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người ta có ngay cảm giác là một em bé vừa thông minh vừa gan dạ → Chú bé là con của một gia đình:

→ Là chú bé:

thế nào ? )

b) Đoạn văn có kết hợp tả ngoại hình nàng tiên Ốc (VD : Dựa vào các câu thơ “Một con ốc xinh xinh / Vỏ nó biêng biếc xanh” để tưởng tượng ra hình ảnh một cô gái xinh đẹp – nàng tiên : Thân hình thế nào ? Dáng đi ra sao ? Gương mặt, đôi mắt, gò má, nước da, có gì đáng chú ý ? Đôi bàn tay trông thế nào ? )

(Đoạn văn):

c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện

- Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

- Học sinh phát biểu

RÚT KINH NGHIỆM

Trang 7

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 4Viết Thư - Cốt Truyện

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về văn viết thư và cốt truyện

2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về văn viết thư và cốt truyện

3 Thái độ: Yêu thích môn học

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm bài tập 2; học sinh khá làm bài 2 và tự chọn 1 trong 2bài còn lại; học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm

2 Học sinh: Đồ dung học tập

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1 Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện

2 Các hoạt động rèn luyện:

a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ

yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm

b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1 Dựa vào 6 sự việc chính trong truyện cổ tích

Cây khế (Tiếng Việt 4, tập một, trang 43), hãy thực

hiện các yêu cầu sau :

a) Sắp xếp 6 sự việc thành cốt truyện và ghi tiếp kí

hiệu b hoặc c, d, e, g vào bảng dưới đây :

- Viết thư để làm gì ? (Hỏi thăm và kể chobạn nghe tình hình của lớp, của trường emhiện nay – Chú ý : Nếu viết thư cho bạncùng trường nhưng khác lớp, em chỉ nêutình hình của lớp em, không cần nêu tìnhhình của trường.)

- Dùng từ xưng hô với bạn như thế nào ?

Trang 8

* Gợi ý :

- Trong số 6 sự việc chính (a, b, c, d, e, g), em thấy

sự việc nào là sự việc mở đầu ? Sự việc nào là sự

việc kết thúc ?

Các sự việc còn lại diễn ra theo trình tự trước

-sau như thế nào ?

b) Dựa vào thứ tự các sự việc chính (cốt truyện) đã

sắp xếp ở bảng trên, em hãy kể lại truyện Cây khế

Bài 2 Dựa vào gợi ý ở dưới, hãy sửa chữa, bổ sung

để hoàn chỉnh bức thư em đã viết theo đề bài:

“Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi

và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em

hiện nay” (Em có thể chép lại bức thư vào vở sau

khi đã bổ sung, hoàn chỉnh.)

* Gợi ý :

- Viết thư cho ai ? (Em tự xác định tên một người

bạn ở trường khác – nếu không có bạn ở trường

khác, em có thể chọn một người bạn cùng trường

nhưng khác lớp để viết thư.)

(Gọi là bạn, cậu, hoặc dùng ngay tên bạn –

VD : Dạo này Lan có hay đọc báo Nhi đồng không ? ; tự xưng là mình, tớ hoặc dùng ngay tên mình Ví dụ: Hương rất nhớ

Lan, )

- Thăm hỏi bạn những gì ? (Tình hình sức khoẻ, việc học hành, vui chơi của bạn, tình hình gia đình bạn, )

- Kể cho bạn những gì về tình hình lớp, trường ? (Tình hình – kết quả học tập, sinh hoạt, vui chơi ; phong trào thi đua của lớp, trường đang diễn ra ; sự giảng dạy tận tình của cô giáo – thầy giáo, )

- Nên chúc bạn, hứa với bạn điều gì ? (Chúc về sức khoẻ, về kết quả học tập,

hẹn ngày gặp mặt, hẹn thư sau, )

Bài 3 Em hãy kể một câu chuyện về lòng hiếu thảo hay tính trung thực * Gợi ý: Từ đề bài, em hãy tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài 3 Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện - Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài - Học sinh phát biểu RÚT KINH NGHIỆM

Trang 9

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 5 Rèn Văn Kê Chuyện I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về văn kể chuyện 2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về văn kể chuyện 3 Thái độ: Yêu thích môn học * Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm bài tập 1; học sinh khá, giỏi thực hiện hết các yêu cầu II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm 2 Học sinh: Đồ dung học tập III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1 Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện 2 Các hoạt động rèn luyện: a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài - Giáo viên chia nhóm theo trình độ - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): - Hát - Lắng nghe - Học sinh quan sát và chọn đề bài - Học sinh lập nhóm - Nhận phiếu và làm việc Bài 1 Dựa vào gợi ý, hướng dẫn ở cột A, hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt (ghi ở cột B) một câu chuyện có ba nhân vật : bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên A B a) M u ở đầ Bà mẹ ốm nặng như thế nào ? (Có thể giới thiệu qua về hoàn cảnh gia đình, VD : nhà nghèo, chỉ có hai mẹ con sống với nhau, bà mẹ làm lụng vất vả nên ốm nặng, )

b) Di n bi n ễ ế - Người con chăm sóc mẹ thế nào ? (Ân cần, dịu a) Mở đầu:

b) Diễn biến:

Trang 10

dàng, chu đáo, )

- Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì ? (Có thể có các tình huống : nhà nghèo không có tiền mua thuốc ; phải tìm thứ thuốc quý hiếm, muốn lấy được nó phải qua nhiều thử thách, )

- Sự giúp đỡ của bà tiên diễn ra thế nào ? (Có thể triển khai theo các hướng khác nhau, VD : + Cảm động trước tình mẹ con, bà tiên hiện ra cho thuốc hoặc hoá phép cho bà mẹ khỏi bệnh,

Hoặc : + Người con dũng cảm vượt qua rừng sâu, núi cao, vượt nhiều thử thách để đi tìm thuốc quý cho mẹ, cuối cùng được đền đáp : bà tiên hiện ra và cho thuốc quý + Ng i con i tìm thu c quý ph i tr i ườ đ ố ả ả qua nhi u “cám d ” nh ng v n gi ề ỗ ư ẫ ữ đượ c t m lòng ấ trung th c ự nên ã đ đượ c b tiên à n áp : cho thu c quý (ho c “hoá phép” đề đ ố ặ b m kh i b nh, ).

để à ẹ ỏ ệ c) K t thúc ế Bà mẹ khỏi ốm Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau (hoặc được bà tiên giúp đỡ, hai mẹ con khoẻ mạnh, cuộc sống trở nên sung túc, )

c) Kết thúc:

Bài 2 Đọc và trao đổi (theo nhóm) kết quả bài tập 1 để làm rõ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài 3 Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện - Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài - Học sinh phát biểu RÚT KINH NGHIỆM

Trang 11

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 6Luyện Tập Xây Dựng Cốt Truyện

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về văn viết thư và cốt truyện

2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về văn viết thư và cốt truyện

3 Thái độ: Yêu thích môn học

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm bài tập 1; học sinh khá, học sinh giỏi làm tất cả cácyêu cầu

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm

2 Học sinh: Đồ dung học tập

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1 Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện

2 Các hoạt động rèn luyện:

a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ yêu

cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm

b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1 Đọc từng đoạn văn trong phần Luyện tập

(Tiếng Việt 4, tập một, trang 54), trả lời câu hỏi để

tìm hiểu nội dung cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên :

* Đoạn văn a : Hoàn cảnh gia đình hai mẹ con cô bé

Bài 2 Dựa vào hoàn cảnh của cô bé vàtính cách của cô (đã tìm hiểu ở bài tập 1),

em hãy tưởng tượng và viết tiếp nội dung

Trang 12

* Đoạn văn b : Khi người mẹ bị bệnh nặng, nghe mọi người mách bảo, cô bé đã làm gì ?

* Đoạn văn c : - Phần mở đầu + Câu đầu đoạn văn (“Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ.”) cho biết cô bé đang lo lắng về điều gì ?

+ Câu thứ hai (“Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên.”) cho biết cô bé nhìn thấy vật gì do ai bỏ quên bên đường ?

phần còn thiếu ở đoạn c sao cho hợp lí * Gợi ý : - Cô bé mở tay nải ra và thấy vật gì có giá trị ? (VD : Nhiều tiền hoặc vàng – thứ mà cô đang cần để mua thuốc cho mẹ bị bệnh nặng.) - Nhìn thấy một bà lão đi ở phía trước, cô đã nghĩ và làm gì ? (VD : Vội vàng đuổi theo và hỏi han để trả lại chiếc tay nải do bà lão đánh rơi.) * Viết phần còn thiếu ở đoạn c :

c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện

- Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

- Học sinh phát biểu

Trang 13

RÚT KINH NGHIỆM

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 7 Luyện Tập Xây Dựng Cốt Truyện

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về xây dựng cốt truyện

2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về xây dựng cốt truyện

3 Thái độ: Yêu thích môn học

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm bài tập 1; học sinh khá, học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm

2 Học sinh: Đồ dung học tập

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1 Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện

2 Các hoạt động rèn luyện:

a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ

yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài

- Hát

- Lắng nghe

- Học sinh quan sát và chọn đề bài

Trang 14

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm

b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

- Học sinh lập nhóm

- Nhận phiếu và làm việc

Bài 1 Chọn 3 tranh (1, 2, 3 hoặc 4, 5, 6) về cốt

truyện Ba lưỡi rìu (Tiếng Việt 4, tập một, trang

64), dựa vào các câu hỏi gợi ý dưới đây, hãy phát

triển ý nêu dưới 3 tranh đó thành 3 đoạn văn kể

chuyện

- Tranh 1 (Một chàng tiều phu đang đốn củi thì

lưỡi rìu bị văng xuống sông):

+ Chàng tiều phu đang làm gì, ở đâu ?

+ Hình dáng của chàng trông thế nào?

+ Chàng trai đang làm thì sự việc gì bất ngờ xảy

ra?

+ Thái độ (hoặc lời nói) của chàng ra sao?

- Tranh 2 (Một cụ già hiện ra hứa sẽ vớt giúp):

+ Đang lúng túng vì mất lưỡi rìu, chàng tiều phu

thấy ai hiện ra ?

+ Hình dáng cụ già thế nào ?

+ Cụ nói với chàng trai ra sao ?

+ Chàng chắp tay trước ngực và nói gì ?

- Tranh 3 (Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu

bằng vàng):

+ Cụ già lặn xuống sông và vớt lên một vật gì?

+ Trông vật đó thế nào (chú ý : Cụ già giơ lên

một chiếc rìu có lưỡi bằng vàng, toả ra một vầng

+ Cụ già lại hỏi chàng trai điều gì ? + Chàng vẫn trả lời cụ ra sao ?

- Tranh 5 (Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡirìu bằng sắt):

+ Cụ già lặn xuống sông lần thứ ba và nhôlên khỏi mặt nước với vật gì trong tay? + Trông vật đó thế nào (chú ý : Cụ già giơlên một lưỡi rìu bằng sắt trông đơn giản,không toả ánh sáng rực rỡ như hai lưỡi rìutrước)?

+ Cụ già lại hỏi chàng trai câu gì ? + Chàng mừng rỡ trả lời cụ ra sao ?

- Tranh 6 (Cụ già khen chàng trai thật thà

c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện

- Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

- Học sinh phát biểu

Trang 15

RÚT KINH NGHIỆM

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 8 Luyện Tập Phát Triển Câu Chuyện

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về phát triển câu chuyện

2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về phát triển câu chuyện

3 Thái độ: Yêu thích môn học

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm bài tập 2; học sinh khá, học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm

2 Học sinh: Đồ dung học tập

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1 Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện

2 Các hoạt động rèn luyện:

a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ

yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm

- Hát

- Lắng nghe

- Học sinh quan sát và chọn đề bài

- Học sinh lập nhóm

- Nhận phiếu và làm việc

Trang 16

b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1 Dựa vào bài tập làm văn em đã viết theo đề

bài cuối tuần 7 (Tiếng Việt 4, tập một, trang 75),

trả lời các câu hỏi sau :

a) Câu chuyện của em kể về những điều ước gì ?

- Điều ước thứ nhất :

- Điều ước thứ hai :

- Điều ước thứ ba :

b) Em đã kể lại việc thực hiện từng điều ước hay cùng một lúc cả ba điều ước? Đó là cách kể chuyện theo trình tự nào?

Bài 2 Dựa vào các câu hỏi gợi ý, hãy kể lại câu chuyện Ba anh em (Tiếng Việt 4, tập một, trang 13-14) theo trình tự thời gian xảy ra các sự việc * Chú ý : Em dùng các từ ngữ in đậm trong câu hỏi để diễn tả thời gian, thể hiện sự tiếp nối về thời gian xảy ra các sự việc, làm cho ý của đoạn văn sau gắn liền với ý của đoạn văn trước a) Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca đi đâu ?

b) Ăn cơm xong, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca làm những việc gì khác nhau ?

c) Buổi tối, khi ba anh em quây quần bên bà, bà đã nói gì ?

d) Ni-ki-ta thắc mắc thế nào ?

e) Bà trả lời ra sao ?

c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

- Học sinh phát biểu

Trang 17

- Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

RÚT KINH NGHIỆM

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 9 Luyện Tập Phát Triển Câu Chuyện (tt)

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về phát triển câu chuyện

2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về phát triển câu chuyện

3 Thái độ: Yêu thích môn học

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm bài tập 1 hoặc 2; học sinh khá làm bài 1 hoặc 2 và bài tập 3; học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm

2 Học sinh: Đồ dung học tập

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1 Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện

2 Các hoạt động rèn luyện:

a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ

yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm

b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe

- Học sinh quan sát và chọn đề bài

- Học sinh lập nhóm

- Nhận phiếu và làm việc

Trang 18

Câu 1 Đọc lại đoạn Trong công xưởng xanh của trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài Tập đọc Tuần 7, SGK trang 70-71), dựa vào các câu hỏi gợi ý (cột A), hãy kể lại một đoạn của câu chuyện theo trình tự thời gian (ghi vào cột B), tiếp theo câu mở đầu cho trước:

a) Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh

xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi em bé điều gì? Em bé

đó trả lời ra sao?

b) Nghe câu trả lời của em bé, Mi-tin tò mò hỏi lại

em bé thế nào? Em bé trả lời ra sao?

Đầu tiên, Tin-tin và Mi-tin đến thăm công

xưởng xanh………

Câu 2 Đọc tiếp đoạn Trong khu vườn kì diệu của trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai, dựa vào các câu hỏi gợi ý (cột A), hãy kể lại một đoạn của câu chuyện theo trình tự không gian (ghi vào cột B), tiếp theo câu mở đầu cho trước: a) Vừa bước chân vào khu vườn, Mi-tin đã thấy một em bé mang vật gì trên đầu gậy đi tới ? Em bé hỏi Mi-tin thế nào ? b) Khi Mi-tin khen em bé có chùm lê đẹp, em bé nói lại cho Mi-tin biết điều gì kì lạ ? Trong khi Tin-tin đến thăm công xưởng xanh thì Mi-tin đến khu vườn kì diệu………

Câu 3 Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh phần nhận xét về hai cách kể chuyện ở hai bài tập trên : a) Về trình tự sắp xếp các sự việc: - Bài tập 1 : Kể theo trình tự (hai bạn cùng đi thăm công xưởng xanh rồi đến khu vườn kì diệu) – các sự việc được sắp xếp theo trình tự (sự việc xảy ra trước thì kể trước, sự việc xảy ra sau thì kể sau) - Bài tập 2 : Kể theo trình tự (cùng một thời gian, mỗi bạn đi thăm một nơi) – có thể kể đoạn đi thăm công xưởng xanh trước rồi đến khu vườn kì diệu hoặc ngược lại (các sự việc xảy ra trong từng đoạn cũng được sắp xếp theo trình tự nhưng phải nêu rõ ý : các sự việc xảy ra trong cả hai đoạn là cùng một thời gian, VD : Trong khi thì )

b) Về những từ ngữ nối hai đoạn: - Cách kể ở bài tập 1 : Từ ngữ nối hai đoạn là Chia tay với các bạn ở công xưởng xanh (phù hợp với từ ngữ mở đầu đoạn 1 là )

- Cách kể ở bài tập 2 : Từ ngữ nối hai đoạn là (phù hợp với từ ngữ mở đầu đoạn 1 là Tin-tin đến thăm công xưởng xanh)

c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

Trang 19

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài

- Học sinh phát biểu

RÚT KINH NGHIỆM

Trang 20

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 10 Luyện Tập Văn Viết Thư I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về văn viết thư 2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về văn viết thư 3 Thái độ: Yêu thích môn học * Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm câu 2; học sinh khá và học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm 2 Học sinh: Đồ dung học tập III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1 Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện 2 Các hoạt động rèn luyện: a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài - Giáo viên chia nhóm theo trình độ - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): - Hát - Lắng nghe - Học sinh quan sát và chọn đề bài - Học sinh lập nhóm - Nhận phiếu và làm việc Câu 1 Nhớ lại những nội dung đã học về một bức thư ở Tuần 3 (SGK, trang 34) để điền những từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống : a) Phần đầu thư em cần viết :

b) Phần chính của thư gồm những ý : – Nêu mục đích,

– Thăm hỏi

– Thông báo

– Nêu ý kiến

c) Phần cuối thư thường viết :

Câu 2 Dựa vào câu hỏi gợi ý (cột A), hãy lập dàn ý một bức thư ngắn gửi cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em (cột B) A B a) Phần đầu thư ., ngày tháng năm

a) Phần đầu thư

Trang 21

b) Phần chính (Nói với bạn hoặc người thân về ước mơ )

- Em ước mơ về điều gì tốt đẹp ? (Ước mơ cụ thể, VD : Học giỏi để trở thành nhà bác học, thành kĩ sư, bác sĩ, người thợ giỏi, thành người phi công lái máy bay,… Ước mơ có ý nghĩa chung, VD : Cuộc sống hoà bình, hạnh phúc, không có chiến tranh, trẻ em trên thế giới đều được đến trường, được quan tâm chăm sóc,…) Em hình dung cụ thể về ước mơ đó như thế nào ?

- Em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó? (VD : Học giỏi, chăm chỉ, kiên trì và quyết tâm rèn luyện,…) c) Phần cuối thư:

b) Phần chính:

c) Phần cuối thư:

Gợi ý: a) Phần đầu thư : Địa điểm và thời gian viết thư; //lời thưa gửi b) Phần chính của thư: Nêu mục đích, lí do viết thư; thăm hỏi tình hình của người nhận thư; thông báo tình hình của người viết thư; nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư c) Phần cuối thư: Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn; chữ kí và tên hoặc họ, tên Trung Lập Thượng, ngày 14 12 -2013 Nga thân mến ! Hôm qua, Hà rất vui khi nhận được thư Nga Tối nay, Hà viết thư thăm Nga đây Được biết gia đình Nga mạnh khoẻ, Hà mừng lắm Nga muốn Hà kể nhiều chuyện cho Nga nghe nhưng tình hình học tập của Hà vẫn chưa có gì mới Hay là, Hà kể cho Nga biết ước mơ của Hà nhé ! Hè vừa qua, Hà được bố mẹ cho đi tàu hoả ra Thủ đô Hà Nội Ngồi trên con tàu Thống Nhất, suốt dọc đường có biết bao cảnh đẹp và những điều thú vị Được gặp chú lái tàu vui tính và chuyện trò với chú, Hà ước mơ lớn lên sẽ trở thành người lái tàu thật giỏi Có đêm, Hà nằm mơ thấy mình đang lái con tàu băng băng trên đường sắt, qua những miền quê của Tổ quốc Nào là cánh đồng lúa chín vàng đẹp như tấm thảm, nào là dòng sông uốn khúc quanh co, những ngọn núi xa xa nhấp nhô như làn sóng biển,… Rất nhiều người đi trên con tàu do chính tay Hà điều khiển cũng say mê ngắm nhìn cảnh đẹp Nga thấy ước mơ của Hà thế nào ? Hình như chưa có người lái tàu là nữ nhưng nếu Hà quyết tâm học tập để lớn lên trở thành người lái tàu thật giỏi thì cũng được chứ sao Chúc Nga luôn học giỏi và có những ước mơ đẹp Hà mong có ngày Nga đi trên chuyến tàu do chính tay Hà lái, đi suốt từ Nam ra Bắc để được thấy đất nước Việt Nam mỉnh thật đáng tuyệt vời và tự hào biết mấy Bạn thân Nguyễn Thị Nhờ c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài 3 Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện - Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài - Học sinh phát biểu RÚT KINH NGHIỆM

Trang 22

Trang 23

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 11Luyện Tập Trao Đổi Ý Kiến Với Người Thân

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về trao đổi ý kiến với người thân

2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về trao đổi ý kiến với người thân

3 Thái độ: Yêu thích môn học

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm 1 trong 2 bài tập; học sinh khá, học sinh giỏi làm tất cảcác yêu cầu

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm

2 Học sinh: Đồ dung học tập

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1 Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện

2 Các hoạt động rèn luyện:

a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ yêu cầu học

sinh trung bình và khá tự chọn đề bài

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm

b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

- Hát

- Lắng nghe

- Học sinh quan sát và chọn đềbài

- Học sinh lập nhóm

- Nhận phiếu và làm việc

Câu 1 Đọc đoạn trao đổi dưới đây, hãy ghi ý kiến của em vào chỗ trống (cột A) nhằm thuyết phụcngười chị ủng hộ nguyện vọng của em muốn học lớp năng khiếu về vẽ (Có thể dựa vào gợi ýthuyết phục ghi ở cột B)

Em : Chị ơi, em muốn tham gia lớp học vẽ do nhà trường tổ

chức vào chủ nhật hằng tuần Em sẽ xin phép bố mẹ Chị ủng

hộ em nhé !

Chị : Chị chỉ lo em học các môn trên lớp chưa khá mà lại đi

học thêm về vẽ Liệu có ảnh hưởng đến việc học tập không ?

Em : …… ………

Chị : Em muốn có dịp vui chơi với các bạn vào ngày chủ nhật

chứ gì ? Mọi khi em vẫn dọn dẹp nhà cửa giúp bố mẹ vào

ngày đó Chẳng lẽ em để bố mẹ và chị vất vả thêm sao ?

Em : …… ………

Chị : Từ nhà đến trường hơi xa, bố mẹ vẫn phải thay nhau đưa

đón em đi học Nếu có ngày gia đình bận việc, không ai đưa

đón em được thì sao ?

- VD : Em chỉ học vẽ mỗi tuầnmột buổi ; đó là dịp nghỉ ngơi vềtinh thần để sau đó học tốt hơn,

- VD : Em sẽ tranh thủ dọn dẹpnhà cửa vào thứ bảy ; sẽ xếp đặt

đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp đểchị đỡ công dọn dẹp

Trang 24

Con : Hôm qua con đưa mẹ xem truyện Ông Trạng thả diều

trong sách Tiếng Việt 4, mẹ thấy truyện đó thế nào ?

Mẹ : Hay lắm, con ạ ! Mẹ muốn con nói cho mẹ biết con thích

nhất điều gì ở nhân vật Nguyễn Hiền

Con : …… ………

Mẹ : Đó là nhờ ý chí và nghị lực phi thường đấy ! Nguyễn

Hiền nhà nghèo, ham thả diều nhưng cũng rất ham học Vượt

mọi khó khăn, Nguyễn Hiền đã học rất giỏi, đỗ đầu kì thi cao

nhất thời xưa và được phong là Trạng nguyên Con cũng thấy

tấm gương vượt khó của Nguyễn Hiền rồi chứ gì

Con : …… ………

Mẹ : Con biết rồi đấy, thiếu sách bút, Nguyễn Hiền dùng lưng

trâu, nền cát, mảnh gạch vỡ để viết Thiếu ánh sáng, chú lấy

vỏ trứng thả đom đóm vào trong để có ánh sáng mà học Bài

thi phải làm vào lá chuối khô rồi nhờ bạn xin thầy chấm hộ

Thế mà kết quả vẫn vượt xa các học trò của thầy Còn con,

qua câu chuyện này, con suy nghĩ về việc học của con thế

nào?

Con : …… ………

Mẹ : Mẹ rất vui Nếu con có ý chí, nghị lực cao để thực hiện

lời hứa, mẹ sẽ thưởng cho con một cuốn truyện hay về danh

nhân thế giới

Con : Thật tuyệt vời ! Con xin cảm ơn mẹ

- VD : Thích nhất : Nguyễn Hiềnmới mười ba tuổi đã đỗ Trạngnguyên, lại là Trạng nguyên trẻnhất nước ta

- VD : Gương vượt khó củaNguyễn Hiền : ban ngày đi chăntrâu, dù mưa gió, cậu ta vẫn đứngngoài lớp nghe giảng nhờ Tốiđến, cậu lại mượn bài vở của bạn

về học một cách say sưa

- VD : Càng khâm phục tấmgương sáng Nguyễn Hiền, concàng thấy mình phải cố gắngvươn lên học giỏi để khỏi phụcông của cha mẹ, thầy cô Conhứa với mẹ cuối năm sẽ đạt kếtquả học tập xuất sắc

c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện

- Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài

- Các nhóm trình bày, nhận xét,sửa bài

- Học sinh phát biểu

RÚT KINH NGHIỆM

Trang 25

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 12Luyện Tập Mở Bài Trong Bài Văn Kể Chuyện

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về mở bài trong bài văn kể chuyện

2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về mở bài trong bài văn kể chuyện

3 Thái độ: Yêu thích môn học

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm 2 bài tập, trong đó có câu 2 hoặc câu 4 và 1 câu khác;học sinh khá làm 3 câu: câu 2, câu 4 và tự chọn 1 câu khác; học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm

2 Học sinh: Đồ dung học tập

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1 Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện

2 Các hoạt động rèn luyện:

a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ

yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm

b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Câu 1 Đọc câu chuyện Hai bàn tay (Tiếng Việt 4,

tập một, trang 114), trả lời các câu hỏi sau bằng

b) Đoạn mở bài đó nói chuyện khác để dẫn vào câu

chuyện định kể hay kể ngay vào sự việc mở đầu

câu chuyện?

- Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thìthần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi ngườitài ba giúp nước, thần xin cử Trần TrungTá

* Nhận xét : Đó là cách kết bài theo kiểu vì )b) Kết bài trong truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca: “Nhưng An-đrây-ca không nghĩnhư vậy Cả đêm đó, em ngồi nức nở dướigốc cây táo do tay ông vun trồng Mãi saunày, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt :

Trang 26

- Đoạn mở bài đó

c) Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào ?

– Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách

Câu 2 Dựa vào gợi ý, hãy viết phần mở đầu câu

chuyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp

* Gợi ý :

a) Câu chuyện muốn nói với em điều gì về Bác

Hồ? (VD : Với hai bàn tay và lòng yêu nước, Bác

Hồ đã dũng cảm vượt khó khăn, nguy hiểm, ra

nước ngoài để tìm đường cứu nước )

b) Để mở bài theo cách gián tiếp, em sẽ nói chuyện

gì khác gần gũi để dẫn vào câu chuyện? (VD : Với

hai bàn tay và ý chí quyết tâm, con người có thể

làm nên tất cả Câu chuyện về Bác Hồ ra đi tìm

đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng với đôi tay

lao động và nghị lực phi thường, càng giúp ta

khẳng định điều đó Câu chuyện như sau )

Câu 3 Đọc mỗi kết bài dưới đây, sau đó điền vào

mở rộng

* Gợi ý : Nếu viết kết bài theo cách mởrộng cho truyện Một người chính trực (hoặcNỗi dằn vặt của An-đrây-ca), em sẽ viếtthêm đoạn văn nói về ý nghĩa hoặc lời bìnhluận như thế nào về truyện đó? (VD : Chođến nay, lời nói trung thực, khảng khái của

Tô Hiến Thành vẫn được mọi người truyềntụng và ca ngợi Cuộc đời ông là một tấmgương đẹp đẽ về con người chính trực vàcan đảm // An-đrây-ca tự dằn vặt, tự chomình có lỗi vì em rất thương ông Lòngtrung thực, sự nghiêm khắc với bản thâncủa An-đrây-ca chính là những biểu hiệncao đẹp của tinh thần trách nhiệm đángquý.)

c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện

- Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

- Học sinh phát biểu

RÚT KINH NGHIỆM

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Trang 27

Rèn Tập làm văn tuần 13Luyện Tập Viết Đoạn Trong Văn Kể Chuyện

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về viết đoạn trong văn kể chuyện

2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về viết đoạn trong văn kể chuyện

3 Thái độ: Yêu thích môn học

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm 1 bài tập tùy chọn câu 2 hoặc câu 3; học sinh khá làm

2 câu: câu 2 hoặc câu 3 và tự chọn 1 câu khác; học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm

2 Học sinh: Đồ dung học tập

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1 Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện

2 Các hoạt động rèn luyện:

a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ

yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm

b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Câu 1 Khoanh tròn các chữ cái trước những yêu

cầu đạt được qua bài tập làm văn của em nếu em

chọn làm theo đề bài 1 (Tiếng Việt 4, tập một,

trang 124) :

a Bài viết theo đúng loại văn kể chuyện (kể lại một

chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một

hay một số nhân vật ; câu chuyện cần nói lên được

một điều có ý nghĩa)

b Câu chuyện được kể lại nói về một người có tấm

lòng nhân hậu (có lòng thương người và ăn ở có

tình có nghĩa)

c Câu chuyện em kể đã làm rõ ngoại hình của

Câu 3 Viết lại một đoạn phần thân bài củacâu chuyện “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởibằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặcngười Hoa

* Gợi ý : Kể lại câu chuyện trên bằng lờicủa đối tượng được nói đến trong câuchuyện (chủ tàu người Pháp hoặc ngườiHoa), em cần chú ý : về cơ bản, giữ nguyênlời kể, chỉ chuyển những từ ngữ nói vềngười Pháp hoặc người Hoa thành tôi và cólời tự giới thiệu về người kể ở phần mở bàitheo cách gián tiếp VD : Tôi là một chủ tàu

Trang 28

nhân vật chính (người có tấm lòng nhân hậu).

d Câu chuyện em kể đã tập trung làm rõ hành

động của nhân vật chính

e Câu chuyện em kể đã tập trung làm rõ lời nói, ý

nghĩ của nhân vật chính

Câu 2 Viết lại phần mở bài và phần kết bài của câu

chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của

c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện

- Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

- Học sinh phát biểu

RÚT KINH NGHIỆM

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 14

Trang 29

Luyện Tập Văn Miêu Tả

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về văn miêu tả

2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về văn miêu tả

3 Thái độ: Yêu thích môn học

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 2 câu; học sinh khá, học sinh giỏi làmtất cả các yêu cầu

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm

2 Học sinh: Đồ dung học tập

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1 Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện

2 Các hoạt động rèn luyện:

a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ

yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm

b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Câu 1 Dựa vào câu chuyện “Ai ngoan sẽ được

thưởng” (Tiếng Việt 2, tập hai, trang 100), hãy trả

lời câu hỏi bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào

chỗ trống:

a) Câu chuyện có những nhân vật nào ?

- Câu chuyện có các nhân vật :

b) Tính cách của hai nhân vật chính (Bác Hồ, em

Tộ) thế nào ? Tính cách đó được thể hiện ở những

chi tiết nào ?

- Tính cách của Bác Hồ :

Tính cách đó được thể hiện qua các chi tiết :

Chiếc áo búp bêTrời trở rét Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi,vẫn phong phanh chiếc váy mỏng Tôi xinchị Khánh được tấc xa tanh màu mật ong,khâu chiếc áo cho bé Chiếc áo chỉ bằngbao thuốc Cổ áo dựng cao cho ấm ngực

Tà áo loe ra một chút so với thân Các mép

áo đều được viền bằng vải xanh, rất nổi Có

ba chiếc khuy bấm như hạt cườm đính dọcnẹp áo Chắc bé sẽ thích chiếc áo nhỏ xíunày vì tự tay tôi đã may cho bé

NGỌC ROa) Ghi lại những từ ngữ tả đặc điểm nổi bật

Trang 30

c) Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

- Câu chuyện muốn nói với em :

d) Câu chuyện được mở đầu và kết thúc theo

những cách nào ?

- Câu chuyện được mở đầu theo cách

Kết thúc theo cách

Câu 2 Đọc đoạn văn miêu tả Chiếc áo búp bê và

thực hiện các yêu cầu sau (có thể gạch dưới các từ

ngữ miêu tả trong đoạn văn để thực hiện yêu cầu)

của chiếc áo

- Chiếc áo được làm bằng vật liệu :

- Kích thước chiếc áo chỉ bằng

- Cổ áo ; tà áo

- Các mép áo

- Nẹp áo b) Chép lại câu văn bộc lộ cảm nghĩ của tácgiả về chiếc áo

c) Trả lời câu hỏi : Tác giả đã quan sát bằnggiác quan nào để miêu tả chiếc áo búp bê ?

c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện

- Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

- Học sinh phát biểu

RÚT KINH NGHIỆM

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 15

Trang 31

Luyện Tập Văn Miêu Tả Đồ Vật

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về văn miêu tả đồ vật

2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về văn miêu tả đồ vật

3 Thái độ: Yêu thích môn học

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 2 câu (2 hoặc 3); học sinh khá làm câu

3 và tự chọn 1 câu khác; học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm

2 Học sinh: Đồ dung học tập

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1 Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện

2 Các hoạt động rèn luyện:

a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ

yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm

b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Câu 1 Khoanh tròn chữ cái trước dòng dưới đây

nêu đúng trình tự miêu tả của phần thân bài trong

bài văn miêu tả đồ vật

a Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật rồi tả bao

Câu 2 Đọc đoạn văn tả chiếc áo và thực hiện

những yêu cầu ở dưới: “Tấm áo ấy không phải ai

mua, ai tặng, và không phải do một thợ lành nghề

c) Ghi lại những từ ngữ hoặc câu văn bộc lộcảm xúc của bạn nhỏ về chiếc áo do mẹmay cho

- (Khen chiếc áo) :

- (Tự hào về chiếc áo) : Câu 3 Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo

em thường mặc đến lớp

* Gợi ý :a) Mở bài : Giới thiệu chiếc áo em mặc đếnlớp (VD : Chiếc áo em mặc đến lớp hôm

Trang 32

nào may, mà chính đôi bàn tay khéo léo của mẹ đã

may cho em Mẹ cắt chiếc áo bộ đội của bố thành

tấm áo nhỏ rồi thức thâu đêm khâu áo cho em Một

ngày kia, áo được may xong, em sung sướng mặc

vào Chà ! Đẹp quá ! Mẹ khéo tay thật Tấm áo

màu xanh lá cây có hai chiếc túi xinh xắn và cặp

cầu vai vồng vồng Em khoe với tất cả bạn bè

Ngày ngày tới lớp, em khoác trên người tấm áo

thân yêu Nhưng một điều nữa làm em quý nó gấp

bội : đó là hơi ấm của bố vẫn còn ở trong áo em

Hơi ấm của người chiến sĩ.”

ĐÀO VĂN NHÂNa) Gạch dưới câu văn giới thiệu chung về chiếc áo

b) Điền vào chỗ trống những từ ngữ tả đặc điểm

nổi bật của chiếc áo :

- Chiếc áo của bạn nhỏ được làm từ

- Tấm áo màu , có ;

điều đáng quý gấp bội ở chiếc áo là :

nay là món quà của mẹ tặng em nhân ngàysinh nhật.)

b) Thân bài

- Tả bao quát về chiếc áo : Đó là chiếc áodài hay ngắn (áo cộc tay)? Em mặc vừa hayrộng? Vải áo dày hay mỏng? Màu sắc, kiểudáng thế nào?

- Tả chi tiết một vài bộ phận với những nétnổi bật : Cổ áo có gì đáng nói về hình dáng,đặc điểm? Áo có túi hay không có túi, hìnhdạng túi áo ra sao? Hàng khuy áo có nét gìnổi bật (về số lượng, màu sắc, hình dáng)?Tay áo, gấu áo có gì khác so với áo củabạn?

c) Kết bài : Cảm nghĩ của em về chiếc áo.(VD : Mỗi khi mặc áo, em lại nhớ đến nụcười rạng rỡ và niềm vui của mẹ lúc tặngcho em món quà sinh nhật.)

c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện

- Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

- Học sinh phát biểu

RÚT KINH NGHIỆM

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 16Luyện Tập Văn Miêu Tả Đồ Vật - Giới Thiệu Địa Phương

Trang 33

3 Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 2 câu; học sinh khá, học sinh giỏi làmtất cả các yêu cầu

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm

2 Học sinh: Đồ dung học tập

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1 Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện

2 Các hoạt động rèn luyện:

a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ

yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm

b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

a) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi em chọn tả

Ví dụ: Đó là đồ chơi gì, có từ bao giờ, ai mua hay

cho, tặng ?…

b) Thân bài:

- Tả bao quát (một vài nét về hình dáng, kích

thước, màu sắc, chất liệu làm đồ chơi,…)

- Tả chi tiết từng bộ phận có đặc điểm nổi bật (có

thể tả bộ phận của đồ chơi lúc “tĩnh” rồi đến lúc

“động” có những điểm gì đáng chú ý, làm cho em

thích thú)

a) Mở bài: b)Thân bài:

Trang 34

- Kết hợp tả và nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về

đồ chơi

c) Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về

đồ chơi được tả

c) Kết bài: Câu 2 Dựa vào các câu hỏi gợi ý, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 câu) giới thiệu một trò chơihoặc một lễ hội ở quê hương (có thể là nơi em sinh sống hoặc một nơi khác mà em biết)

c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện

- Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

- Học sinh phát biểu

RÚT KINH NGHIỆM

Ngày dạy: Thứ ………., ngày …… / …… / 201…

Rèn Tập làm văn tuần 17Luyện Tập Xây Dựng Đoạn Văn Miêu Tả Đồ Vật

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về xây dựng đoạn trong văn miêu tả đồ

Trang 35

2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về xây dựng đoạn trong văn miêu tả đồvật

3 Thái độ: Yêu thích môn học

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 3 câu; học sinh khá làm tự chọn 2trong 3 câu; học sinh giỏi làm tất cả các yêu cầu

II ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1 Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm

2 Học sinh: Đồ dung học tập

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh

1 Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện

2 Các hoạt động rèn luyện:

a Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ

yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm

b Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Câu 1 Một bạn viết đoạn mở bài theo cách trực

tiếp cho bài văn miêu tả một đồ chơi yêu thích như

sau: “Một lần, khi đi công tác về, bố tặng em một

chiếc quạt chạy bằng pin, thứ đồ chơi mà em rất

thích.” Em hãy viết lại đoạn mở bài cho đồ chơi

nói trên theo cách gián tiếp (Nói chuyện khác để

dẫn đến thứ đồ chơi em tả, VD : Những ngày hè

nắng nóng, ai cũng thích ngồi làm việc bên chiếc

quạt điện hoặc ngồi trong phòng có máy điều hoà

nhiệt độ )

(Mở bài gián tiếp) :

Câu 2 Vì sao nói đoạn kết bài dưới đây được viết

theo cách kết bài mở rộng ?

“Chiếc quạt được em mang đến lớp Các bạn

chuyền tay nhau ngắm nghía rồi chạy thử, ai cũng

thấy thích thú Tuy chỉ là thứ đồ chơi nhỏ bé nhưng

Đầu nắp quạt có một sợi dây màuvàng dùng để đeo vào cổ Mở nắp quạt ra,

em thấy hai cánh quạt mỏng như mảnh giấynhỏ, màu xanh lá cây nhạt Cánh quạt đượcxếp nghiêng để có thể quạt gió ra phíatrước Dưới hai cánh quạt có một hộp động

cơ bé tí với nhiều dây điện xanh đỏ chằngchịt Khi muốn khởi động chiếc quạt, emchỉ cần bật công tắc “on” Đầu tiên, đèn bêntrong thân quạt nhựa bật sáng Rồi hai cánhquạt xoè ra, quay tít, kêu ro ro nghe thật êmtai Đưa quạt lên ngang má, em thích thúđón làn gió mát rượi phả vào mặt Khimuốn tắt quạt, em chỉ cần gạt núm công tắcsang bên “off” Đèn vụt tắt, cánh quạt chạychậm dần rồi dừng hẳn

Trang 36

chiếc quạt được em gìn giữ và sử dụng trong suốt

cả mùa hè vì nó vừa đẹp lại vừa tiện lợi biết bao.”

(Trả lời) : Đoạn kết bài dưới đây được viết theo

cách kết bài mở rộng vì

Câu 3 Đọc bài văn tả một đồ chơi yêu thích dưới

đây và hoàn chỉnh những nhận xét ở dưới bằng

cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: “Một

lần, khi đi công tác về, bố tặng em một chiếc quạt

chạy bằng pin, thứ đồ chơi mà em rất thích

Chiếc quạt dài chừng một gang tay của em

Quạt làm bằng nhựa tím trong, lốm đốm nhũ trắng

trông rất đẹp Bên ngoài chiếc quạt nổi bật những

hình vẽ ngộ nghĩnh : một chú bé mắt đen láy với

đôi má đỏ đang cầm bút lông, một quả bóng đội

mũ chóp cao, trên đỉnh gắn một bông hoa màu

xanh da trời nhuỵ đỏ

Chiếc quạt được em mang đến lớp.Các bạn chuyền tay nhau ngắm nghía rồichạy thử, ai cũng thấy thích thú Tuy chỉ làthứ đồ chơi nhỏ bé nhưng chiếc quạt được

em gìn giữ và sử dụng trong suốt cả mùa hè

vì nó vừa đẹp lại vừa tiện lợi biết bao.”Nhận xét :

a) Bài văn gồm có đoạn văn

b) Đoạn văn tả hình dáng bên ngoài củachiếc quạt chạy bằng pin là đoạn thứ (từ đến ).c) Đoạn văn thứ ba (từ Đầu nắp quạt đếnrồi dừng hẳn) tả đặc điểm nổi bật của một

số bộ phận của chiếc quạt chạy bằng pinnhư : để quạt gió, đểlàm cho quạt chạy ; tả củachiếc quạt một cách khá cụ thể, sinh động

c Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

3 Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện

- Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài

- Học sinh phát biểu

RÚT KINH NGHIỆM

Ngày đăng: 04/03/2016, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w