MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Khái niệm biến đổi khí hậu, biểu hiện của biến đổi khí hậu Hoạt động 1 Căn cứ vào kinh nghiệm và hiểu biết về BĐKH, căn cứ vào các thông
Trang 31 Học viên cần biết và hiểu :
- Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu (BĐKH)
- Mục tiêu, nội dung giáo dục BĐKH trong môn học
Trang 42 Học viên có khả năng :
- Rà soát nội dung, chương trình môn học, từ
đó xác định được các bài có khả năng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH trong môn học
- Thiết kế bài dạy và dạy học (môn học) theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục
BĐKH
- Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH vào môn học
Trang 5B MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Khái niệm biến đổi khí hậu, biểu hiện
của biến đổi khí hậu
Hoạt động 1
Căn cứ vào kinh nghiệm và hiểu biết về BĐKH, căn cứ vào các thông tin về BĐKH trên các phương tiện thông tin mà thầy/cô biết, hãy thảo luận trong nhóm, trả lời các
Trang 61 BĐKH là gì?
2 Nêu những biểu hiện của BĐKH?
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
1.Khái niệm về khí hậu và biến đổi khí hậu
Trang 7Dù sống ở bất cứ nơi đâu, một trong những điều mà mọi người đều chú ý hàng ngày là quan sát thời tiết hoặc theo dõi bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng Nếu dự báo trời nắng, bầu trời quang đãng mọi người sẽ đội mũ khi ra đường; nếu dự báo trời mưa, mọi
người sẽ mang theo ô Vậy thời tiết là gì? Thời
tiết là các đặc trưng về nhiệt độ, lượng mưa,
nắng, gió xảy ra trong thời gian ngắn (một giờ, một ngày hoặc vài ngày), tại địa phương nào đó
Trang 8Ví dụ: Khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; Khí hậu miền Nam nước ta quanh
năm nóng với mùa mưa và mùa khô rõ rệt; Đà
Lạt có khí hậu quanh năm mát mẻ
Khi đi du lịch đến một nơi nào đó, chúng ta
cũng thường quan tâm đến đặc điểm khí hậu
nơi đó
Vậy khí hậu là gì?
nhiệt độ, lượng mưa, nắng, gió ở một nơi nào đó một tỉnh, một nước, một vùng lãnh thổ rộng lớn
Chuỗi số liệu để đánh giá khí hậu thường có độ dài
Trang 9Khí hậu được hình thành bởi các nhân tố
hình thành khí hâu, đó là: bức xạ mặt trời, đặc điểm bề mặt đất và chuyển động của không khí Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng
chính cung cấp cho bề mặt đất, là nhân tố chính hình thành nên khí hậu
Trang 10Đặc điểm của bề mặt đất quyết định đến
khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời Vùng núi
đá nóng rất nhanh vào ban ngày và lạnh đi rất nhanh vào ban đêm Vì vậy ở vùng núi đá, ban ngày rất nóng nhưng ban đêm lại rất lạnh Biển ban ngày ít nóng hơn và ban đêm ít lạnh hơn so với đất liền, nên ở vùng ven biển có khí hậu
điều hòa hơn
Trang 11- Sự chuyển động của không khí có vai trò điều hòa khí hậu Gió mùa Đông Bắc
đem đến cho miền Bắc nước ta một mùa
đông lạnh, gió mùa Tây Nam mang hơi ẩm
và làm dịu bớt cái nóng mùa hè.
- Giữa thời tiết và khí hậu có sự khác nhau
như thế nào? Thời tiết thay đổi nhanh chóng trong một thời gian ngắn, còn khí hậu tương đối ổn
định, ít thay đổi Ví dụ thời tiết ở Hà Nội có thể
sáng nắng, chiều mưa, nhưng khí hậu Hà Nội có
Trang 12Nếu nhìn lại khí hậu trong quá khứ có thể
thấy khí hậu có những biến đổi Chúng ta từng biết một thời kỳ lạnh giá của Trái Đất cách đây khoảng 20.000 năm thông qua bộ phim “Kỷ Băng hà” Cách ngày nay 10.000 năm là thời kỳ Trái Đất ấm dần
lên Trong suốt lịch sử của Trái Đất, BĐKH luôn
diễn ra, tuy nhiên tốc độ biến đổi của khí hậu thời
kỳ xa xưa diễn ra rất chậm theo thời gian
Trang 13Như vậy BĐKH là sự thay đổi của khí hậu diễn
ra trong một khoảng thời gian dài, có thể ấm lên
hoặc lạnh đi, lượng mưa có thể tăng hoặc giảm ,
gió, các hiện tượng thời tiết có thể mạnh lên hoặc yếu đi trong một khoảng thời gian dài
Trang 14Ngày nay, mỗi chúng ta đều cảm nhận được khí hậu đang biến đổi, đó là sự nóng lên toàn
cầu, mưa nắng thất thường, các hiện tượng thời tiết diễn ra ngày càng khốc liệt hơn và khí hậu biến đổi với tốc độ nhanh hơn những giai đoạn
cổ xưa rất nhiều.Thuật ngữ “BĐKH” hiện nay
được dùng để chỉ sự nóng lên toàn cầu do các hoạt động của con người gây ra
Trang 152 Những biểu hiệu của biến đổi khí hậu
BĐKH diễn ra trên toàn cầu, tuy nhiên biểu hiện của BĐKH ở những khu vực khác nhau trên Trái Đất không giống nhau Biểu hiện rõ nét nhất của BĐKH được thể hiện qua sự biến đổi của
nhiệt độ, lượng mưa, gió, các hiện tượng thời tiết cực đoan và dâng lên của mực nước biển
Trang 16a.Ở phạm vi toàn cầu
Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hướng tăng và ngày càng tăng nhanh hơn: Trong vòng 50 năm từ năm 1906 đến năm1955, nhiệt
độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,25ºC, từ
năm 1956 đến năm 2005 nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0,49ºC Nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn trên đại dương (2007)
- Biến đổi của nhiệt độ
Trang 17Qua hình 1 chúng ta cũng có
thể thấy xu thế nhiệt độ trung
bình năm toàn cầu trong giai
đoạn 1880-2010 liên tục tăng
Trong 100 năm qua, nhiệt độ
trung bình toàn cầu đã tăng
khoảng 0,74ºC, tốc độ tăng của
nhiệt độ trong 50 năm gần đây
gần gấp đôi so với 50 năm
trước đó Thập kỷ 2001-2010
là thập kỷ nóng nhất, so với
Hình 1 Sự thay đổi nhiệt
độ trung bình toàn cầu từ năm 1880 đến năm 2010
Trang 18Trong những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, mưa lớn,
bão ngày càng khốc liệt hơn Nắng nóng diễn
ra khắp mọi nơi trên thế giới Có thể ví dụ những ngày cuối tháng 1 năm 2009, nhiệt độ ở thành
phố (Úc) có thời điểm lên tới 46,4ºC, là nhiệt độ cao nhất trong lịch sử 150 năm qua, và hệ quả
trong những ngày này, cháy rừng xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại lớn về người và của cho nước
Úc Người ta đã ví như nước Úc đang trải qua
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan
Trang 19Đợt nắng nóng cuối tháng 6 năm 2010 đã tràn qua Matxcơva (Nga) kéo dài trong suốt tháng 7
làm cháy hàng nghìn hecta rừng và làm cho thành phố Matxcơva chìm trong khói bụi Mùa mưa lũ
2007 ở Đông Á khiến 3 triệu người Trung Quốc
mất nhà cửa, nhiều vùng rộng lớn của nước này ghi nhận lượng mưa lớn nhất từ khi sử sách ghi chép được
Trang 20BĐKH làm cho nhiệt độ nước biển tăng cao, bốc hơi nhiều tạo nên nguồn năng lượng lớn cho các cơn bão nhiệt đới, chính vì vậy các cơn bão mạnh ngày xuất hiện càng thường xuyên hơn
Trong những năm gần đây thế giới đã quan sát được những cơn bão có cường độ kỷ lục, đường
đi bất thường, không theo quy luật gây khó khăn cho công tác dự báo thời tiết Ví dụ năm 1999,
trận siêu bão đổ bộ vào khu vực Đông Bắc bang Orrissa của Ấn Độ làm 10.000 người thiệt mạng
- Bão
Trang 22Vào đầu tháng 5 năm 2008, cơn bão Nagis với đường đi bất thường đột ngột đổi hướng và mạnh lên thành siêu bão (cấp 14-15) và đổ bộ vào bờ
biển Mianma làm cho hơn 22 nghìn người thiệt
mạng và hơn 41 nghìn người mất tích
BĐKH với sự ấm lên toàn cầu đã làm cho
băng tan ở các cực, trên các đỉnh núi cao và làm cho nước biển giãn nở ra do nhiệt độ tăng Các
hệ quả trên đã làm mực nước biển dâng cao
- Mực nước biển dâng
Trang 23Trong giai đoạn
1993-2011, tốc độ dâng của mực
nước biển trung bình toàn
cầu khoảng 3.16 mm/năm
trong đó đóng góp do giãn
nở vì nhiệt khoảng
1mm/năm và tan băng
khoảng 2 mm/năm Trên
quy mô toàn cầu, xu thế
biến đổi của mực nước biển
tăng mạnh ở ven bờ Tây
Hình 3 Mực nước biển trung bình và
xu thế mực nước biển toàn cầu giai đoạn 1993-2011
Trang 24a.Ở Việt Nam
Theo các nhà khoa học, nhiệt độ có xu thế tăng lên rõ rệt trên tất cả các vùng khí hậu của nước ta và tăng trong tất cả các mùa (xuân, hạ, thu, đông)
- Biến đổi của nhiệt độ
Trang 25Trong vòng 50 năm qua,
nhiệt độ không khí trung
bình năm tăng khoảng
0,6-0,9ºC; nhiệt độ trung
bình tăng 0,8-1,2ºC
trong mùa đông;
0,5-0,8ºC trong mùa xuân;
0,4-0,8ºC trong mùa hạ;
0,5-0,8ºC trong mùa thu
Hình 6 Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm tại trạm Láng-Hà Nội giai đoạn 1961 đến năm 2010
Trang 26Như vậy có thể thấy tốc độ gia tăng nhiệt độ trong mùa đông nhanh hơn tốc độ gia tăng nhiệt
độ trong mùa hạ Trong vòng 50 năm qua số
ngày rét giảm đi rõ rệt
Trang 27Lượng mưa giảm vào mùa khô và tăng vào mùa mưa ở hầu hết các vùng khí hậu ở nước ta
Xu thế lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam
Ở nước ta, mưa trái mùa và mưa lớn bất thường xảy ra ngày càng thường xuyên hơn Ví dụ tại
Hà Nội các đợt mưa trong các năm 1996, 2008,
2010 đã gây ngập lụt trên diện rộng ở cả nội
thành và ngoại thành
- Biến đổi của lượng mưa
Trang 28Trong những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, rét đậm, rét hại, lốc tố ngày càng khốc liệt hơn Năm 2010 là một ví dụ điển hình cho hiện tượng nắng nóng trái mùa Nắng nóng xuất hiện sớm, nhiều đợt nắng diễn ra liên tiếp với cường độ gay gắt, nền nhiệt độ các tháng đều cao hơn so với trung
bình nhiều năm từ 1,5 - 2,5ºC
- Biến đổi của các hiện tượng thời tiết cực
đoan
Trang 29Ngay từ tháng 2 năm 2010, theo thông lệ hàng năm, người dân miền Bắc phải chống chịu với cái rét tái tê (rét nàng Bân) thì trái lại, người dân nơi đây phải đối mặt với nắng nóng lên đến 35-36ºC Tại Nam Bộ, nắng nóng kéo dài trong suốt tháng 4 và 5 -2010 Đầu tháng 5 năm 2010, tại Quỳ Châu (Nghệ An) đo được nhiệt độ tối cao
tuyệt đối lên đến 42,5ºC
Trang 30Xu thế nhiệt độ tăng, song vẫn có những
trận rét lịch sử Đợt rét trong tháng 1 năm 2011
là một trong ba trận rét khốc liệt nhất mà ngành Khí tượng-Thủy văn nước ta đã thu thập được Trận rét này xảy ra trên diện rộng tại các tỉnh Bắc
Bộ và miền núi phía Bắc Tại đỉnh Mẫu Sơn tỉnh Lạng Sơn, nhiệt độ đã hạ xuống tới -3,6ºC, kèm theo băng giá dày đặc kéo dài trong nhiều ngày
Trang 31Bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn trong những năm gần đây Siêu bão Durian, hình thành ngày 24 tháng 11 năm 2006 và tan ngày 5 tháng 12 năm 2006, có cường độ siêu mạnh với sức gió mạnh nhất lên tới 250 km/h, lại có đường
đi dịch chuyển về phía Nam là một ví dụ điển
hình biểu hiện của BĐKH tại Đông Nam Bộ
- Biến đổi của bão
Trang 32Trong thập niên gần đây, đường đi của các cơn bão ngày càng bất thường hơn Cơn bão Goni là cơn bão
có diễn biến kỳ lạ nhất trong lịch sử khí tượng Việt Nam Cơn bão có hướng di
chuyển ngược chiều kim đồng hồ và vòng quanh đảo Hải Nam không hướng vào đất liền mà quay ngược ra Biển Đông
Hình 5 Bão Goni hình thành ngày
30 tháng 7 và tan ngày 9 tháng 8
năm 2009
Trang 33Phạm vi hoạt động của bão có xu thế dịch
chuyển về phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn Bão Linda (11/1997), Mulfa (11/2004) là
những cơn bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Cà Mau, nơi mà trước đây hầu như không có bão
Chính vì vậy, việc dự báo diễn biến bão ngày
nay rất khó khăn đối với các nhà chuyên môn
và cũng gây khó khăn trong việc chuẩn bị đối
phó với bão
Trang 34Theo quy luật, mùa bão trung bình bắt đầu
khoảng tháng 5, 6, 7 đổ bộ vào các tỉnh ven biển
Bắc Bộ; tháng 8, 9 bão đổ bộ vào các tỉnh ven biển Trung Bộ; tháng 10, 11, 12 đổ bộ vào Nam Bộ
Gần đây quy luật đó trở nên thất thường hơn, có những cơn bão xảy ra rất sớm ví dụ như cơn bão bão số 1 năm 2012 (với tên quốc tế là Pakhar) là một cơn bão sớm (cuối tháng 3) và đặc biệt bởi
cường độ mạnh (cấp 8, cấp 9), và lại xuất hiện ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ ngay từ những ngày đầu mùa bão
Trang 35Tốc độ dâng lên của mực
nước biển trung bình trong giai
đoạn 1960–2008 ở nước ta
khoảng 3,5 mm/năm, tương
đương với tốc độ dâng lên của
mực nước trung bình đại dương
thế giới Tốc độ dâng tại trạm Hòn
Dấu (Hải Phòng) là 3,69 mm/năm,
tại trạm Sơn Trà (Đà Nẵng) là 3,1
- Mực nước biển dâng
Hình 6 Biến trình nhiều năm
và xu thế mực nước biển dâng ở trạm Hòn Dáu (Hải Phòng)
Trang 36Như vậy những biểu hiện chính của BĐKH
được thể hiện qua xu hướng gia tăng nhiệt của nhiệt độ ngày cao hơn; mưa nhiều hơn vào mùa mưa và ít hơn vào mùa khô; các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng khốc liệt hơn; tốc độ
dâng của mực nước biển ngày càng nhanh hơn
Trang 37II Đặc điểm và nguyên nhân của biến đổi
khí hậu
Hoạt động 2
Thầy/cô hãy độc lập suy nghĩ sau đó trao
đổi nhóm để trả lời câu hỏi sau:
1 Nêu những đặc điểm chính của BĐKH?
2 Những nguyên nhân của BĐKH?
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
Trang 381 Đặc điểm của biến đổi khí hậu toàn cầu
- BĐKH diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó ngăn chặn và đảo ngược
Trang 39- BĐKH diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực có liên quan đến đời sống và hoạt động của con người Mức độ
ảnh hưởng của BĐKH diễn ra không đồng đều ở những lãnh thổ khác nhau Người dân ở vùng
đồng bằng thấp ven biển, những người nghèo,
người già, phụ nữ và trẻ em là đối tượng chịu tổn thương lớn nhất do BĐKH gây ra
Trang 40- BĐKH diễn ra với cường độ ngày một tăng
và hậu quả khó lường trước Các số liệu thống
kê và các quan sát trong những năm gần đây
cho thấy mức độ BĐKH ngày một lớn, mạnh và bất thường, trái hẳn với quy luật vốn có Vì vậy BĐKH gây nên những hậu quả và thiệt hại rất to lớn, khó lường
Trang 41- BĐKH là nguy cơ lớn nhất mà con người phải đối mặt với tự nhiên trong suốt lịch sử phát triển của mình.
Các tai biến thiên nhiên khác như động đất, sóng thần, núi lửa thường hay xảy ra cục bộ ở một địa phương nhất định, trong một thời gian ngắn Tuy nhiên tác động của BĐKH gây ra
những thiệt hại rất lớn và lâu dài đối với con
người
Trang 42Những trận lũ lụt lớn, những trận hạn hán,
những cơn siêu bão, những đợt nóng lạnh bất thường hay xảy ra trên một diện rộng và vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, là hiểm hoạ tự nhiên to lớn nhất mà loài người phải gánh
chịu
Trang 432 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây ra BĐKH do các quá trình tự nhiên và do hoạt động của con người
Trang 44a Nguyên nhân tự nhiên
Nhân tố quan trọng nhất hình thành khí
hậu là bức xạ mặt trời Khi nguồn năng lượng này có những biến động, tất yếu sẽ làm cho khí hậu Trái Đất biến động Sự biến động của
nguồn năng lượng bức xạ mặt trời chiếu tới bề mặt Trái Đất có thể do các nguyên nhân sau:
Trang 45- Chu kì hoạt động của Mặt Trời thể hiện
thông qua sự xuất hiện các vết đen mặt trời, làm thay đổi cường độ bức xạ mặt trời là nguyên nhân gây ra BĐKH
Trang 46- Góc nghiêng giữa trục quay của Trái Đất với mặt phẳng hoàng đạo dao động với chu kỳ chu kỳ 26.000
năm Hiện nay trục quay của Trái Đất hướng về sao Bắc Cực Sau khoảng 12.000 năm nữa trục Trái Đất sẽ hướng về sao rất sáng-sao Chức Nữ, và khi đó ở Bắc bán cầu tháng 1 sẽ là mùa
hè, tháng 7 là mùa đông
Hình 7: Góc nghiêng giữa trục quay
của Trái Đất với mặt phẳng hoàng đạo
dao động với chu kỳ chu kỳ 26.000
Trang 47- Khói bụi do hoạt động của núi lửa phun trào hoặc do sự va đập của các thiên thạch vào Trái
Đất gây nên các vụ nổ rất lớn làm lớp không khí
sát bề mặt đất bị che phủ ngăn cản năng lượng
bức xạ mặt trời chiếu tới Trái Đất khiến cho Trái
Đất bị lạnh đi Khí phát ra từ núi lửa có chứa nhiều khí sulfur đioxit Chất khí này kết hợp với hơi
nước trong tầng bình lưu tạo thành mây với
những giọt axit sulfuric nhỏ li ti Những phần tử
này tồn tại một vài năm trong khí quyển, phản xạ
Trang 48- Sự biến động của thành phần các chất khí trong khí quyển cũng luôn diễn ra, thường là khi thành phần hơi nước và điôxit cacbon (CO2)
tăng lên làm cho nhiệt độ không khí cũng tăng lên
BĐKH do các quá trình tự nhiên này thường diễn ra rất chậm, trong thời gian dài hàng vạn
năm Bởi vậy phần lớn sinh vật trên Trái Đất vẫn
có khả năng thích nghi được với sự BĐKH này
và tồn tại được
Trang 49b Hoạt động của con người và biến đổi khí
hậu hiện đại
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính
gây BĐKH hiện nay do sự gia tăng nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển Vậy khí nhà kính là gì và nguyên nhân nào làm gia tăng lượng khí nhà kính?
Khái niệm khí nhà kính và hiệu ứng nhà
kính