1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

quy trình an toàn nhà máy điện

77 3,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 417,5 KB

Nội dung

Người cho phép làm việc: nhân viên vận hành là người chịu trách nhiệm các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tácnhư: chuẩn bị chỗ làm việc, bàn giao nơi làm việc cho đ

Trang 1

1 Mục đích.

Quy trình nhiệm an toàn cơ khí thủy lực quy định những biện pháp antoàn khi làm việc trên các thiết bị cơ khí thủy lực của nhà máy

2 Phạm vi áp dụng.

Những người cần biết quy trình này:

- Giám đốc, Phó Giám đốc Nhà máy

- Các chức danh vận hành

- Quản đốc, Phó Quản đốc Phân xưởng Vận Hành

- Trưởng, Phó Phòng Kỹ thuật Vận hành nhà máy

- Các kỹ sư, kỹ thuật viên phụ trách phần cơ khí

3 Tài liệu viện dẫn.

- Quy phạm quản lý kỹ thuật vận hành nhà máy điện và lưới điện của Bộ năng lượng

- Quy phạm kỹ thuật an toàn khai thác thiết trí điện;

- Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng;

- Quy chuẩn Quốc gia về an toàn nồi hơi và bình chịu áp

lực;

- Quy phạm an toàn công tác lặn;

- Qui phạm nối không và nối đất thiết bị điện ;

- Quy trình kỹ thuật an toàn điện;

Trang 2

4 Định nghĩa, thuật ngữ viết tắt.

4.1 Thuật ngữ:

4.1.1 Đơn vị công tác: Là đơn vị quản lý hoặc sửa chữa, thường là một tổ

hoặc một nhóm công nhân, tối thiểu phải có hai người

4.1.2 Công nhân nhân viên: Là người thực hiện công việc do người chỉ

huy trực tiếp phân công

4.1.3 Người chỉ huy trực tiếp: là người trực tiếp phân công công việc cho

công nhân, nhân viên thuộc đơn vị công tác của mình như tổ trưởng,nhóm trưởng

4.1.4 Người lãnh đạo công việc: Là người chỉ đạo công việc thông qua

người người chỉ huy trực tiếp như: Cán bộ quản lý, Cán bộ kỹ thuật,

kỹ thuật viên, công nhân lành nghề

4.1.5 Người cho phép làm việc: (nhân viên vận hành) là người chịu trách

nhiệm các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tácnhư: chuẩn bị chỗ làm việc, bàn giao nơi làm việc cho đơn vị công tác,tiếp nhận nơi làm việc lúc công tác xong để khôi phục, đưa thiết bịvào vận hành

4.1.6 Cán bộ lãnh đạo kỹ thuật: Là người được giao quyền hạn quản lý kỹ

thuật như: Trưởng hoặc phó phân xưởng; Cán bộ kỹ thuật phụ tráchphần cơ; Trưởng ca…

4.1.7 Phiếu công tác: Là phiếu ghi lệnh cho phép làm việc ở thiết bị, trong

đó quy định nơi làm việc, người phụ trách công tác, thành phần đơn vịcông tác, thời gian và các biện pháp an toàn để tiến hành công việc

4.1.8 Lệnh công tác: Là lệnh được ghi vào sổ vận hành Trong sổ phải ghi

rõ: Người ra lệnh, người cho phép, nội dung công việc, nơi làm việc,

Trang 3

thời gian bắt đầu, họ tên của người phụ trách và các nhân viên của đơn

vị công tác Trong sổ cũng dành một mục để ghi việc hoàn thành côngtác

4.2 Viết tắt:

 NMĐ Nhà máy điện

 PXVH Phân xưởng Vận hành

 PCCC Phòng cháy chữa cháy

 KTATĐ Kỹ thuật an toàn điện

 VSATLĐ Vệ sinh an toàn lao động

Điều 1 Những người trực tiếp làm công việc quản lý vận hành, sửa chữa

thiết bị CKTL phải có sức khoẻ tốt và có giấy chứng nhận của cơ quan y tế

Trang 4

Hàng năm công ty phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhânnhư sau:

- Ít nhất 12 tháng một lần đối với nghề bình thường,

- 6 tháng một lần đối với CN vận hành, sửa chữa điện, máy, cơ khí, thợlặn,

- Những người làm việc ở độ cao trên 50m và thợ lặn, trước khi làm việcphải kiểm tra lại sức khoẻ

Điều 2 Khi phát hiện công nhân có bệnh thuộc loại thần kinh, tim mạch,

thấp khớp, lao phổi, thì người sử dụng lao động phải điều động công tác thíchhợp

Điều 3 Nhân viên mới phải qua học tập và huấn luyện về VSATLĐ, quy

trình an toàn CKTL và phải được kiểm tra vấn đáp đạt yêu cầu mới được giaonhiệm vụ

Điều 4 Công nhân trực tiếp sản xuất quản lý vận hành và sửa chữa thiết

bị cơ khí thuỷ lực của nhà máy, phải được định kỳ kiểm tra kiến thức về quytrình an toàn CKTL, quy trình PCCC mỗi năm 1 lần

Điều 5: Tất cả cán bộ công nhân viên, khi thấy người bị điện giật thì đều phải tìm mọi biện pháp để cấp cứu theo các phương pháp ở phụ lục I.

Điều 6 Những mệnh lệnh trái với quy trình này thì người nhận lệnh có

quyền không chấp hành, đồng thời phải đưa ra những lý do không chấp hànhđược với người ra lệnh Nếu người ra lệnh không chấp thuận thì có quyền báocáo với cấp trên

Điều 7 Khi phát hiện cán bộ, công nhân vi phạm quy trình hoặc có hiện

tượng đe doạ đến tính mạng con người và thiết bị, phải lập tức ngăn chặn, đồngthời báo cáo với cấp có thẩm quyền

Trang 5

Điều 8 Trưởng đơn vị, tổ trưởng, cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra

và đề ra các biện pháp an toàn lao động trong đơn vị của mình Trường hợp viphạm các biện pháp an toàn, có thể dẫn đến tai nạn thì phải đình chỉ công việccho đến khi thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn mới được tiếp tục tiến hànhcông việc

Điều 9 Trong khi làm việc công nhân vận hành, công nhân sửa chữa cơ

khí thuỷ lực nếu thấy sức khoẻ không đảm bảo hoặc tư tưởng không ổn định nếutiếp tục làm việc có thể xảy ra mất an toàn thì phải báo cáo để tổ trưởng hoặccán bộ Phân xưởng bố trí cho nghỉ việc

Điều 10 Tất cả các thiết bị CKTL của nhà máy, khi đưa ra sửa chữa đều

phải tiến hành làm theo phiếu hoặc lệnh công tác Trừ trường hợp giải quyết xử

lý sự cố có nhân viên vận hành giám sát

Điều 11: Các tổ sản xuất và các vị trí làm việc trong nhà máy phải được

chiếu sáng đúng tiêu chuẩn Tất cả các gian sản xuất và sinh hoạt phải đượcthông gió đảm bảo Được trang bị các tủ đựng thuốc để sử dụng khi cần thiết

Điều 12 Vật tư, trang thiết bị dụng cụ, của các tổ sản xuất phải được sắp

xếp gọn gàng ngăn nắp Không được để ảnh hưởng đến việc đi lại, để mất vệsinh, gây ô nhiễm môi trường và hoả hoạn

Điều 13 Các vị trí đi lại trong nhà máy, nền tường, trần, cầu thang phải

được vệ sinh thường xuyên Không được để dầu mỡ rơi trên nền, sàn, chân cáclan can phải được hàn chắc chắn

Điều 14 Hệ thống thiết bị phải được sơn theo màu quy định, và đánh số

phù hợp theo bản vẽ, các thiết bị quay phải vẽ mũi tên chỉ chiều quay, các biểnbáo tự động, dự phòng phải được đặt đúng vị trí thiết bị đang làm việc Nhữngnơi dễ cháy phải treo biển “Cấm lửa”

Trang 6

Điều 15 Các máy hàn điện, hàn hơi, các bình sinh hơi phải được đặt ở nơi

quy định xa thiết bị và nơi đông người, cách xa nơi có ngọn lửa  10 m Từbình đến chai ô xy  5m

Điều 16 Các dụng cụ phương tiện chữa cháy phải được bố trí đầy đủ theo

sơ đồ quy định Vị trí đặt các phương tiện chữa cháy phải để nơi dễ thấy dễ lấy.Thường xuyên kiểm tra đủ về số lượng và chất lượng

Điều 17 Khi làm việc có ngọn lửa ở các vị trí dễ cháy trong nhà máy phải

có phiếu công tác, trong phiếu phải ghi rõ các biện pháp an toàn che chắn cách

ly và chuẩn bị đủ phương tiện chữa cháy tại chỗ Chỉ được tiến hành công việcsau khi người cho phép kiểm tra hiện trường thấy đã đảm bảo an toàn về cháynổ

Điều 18 Các hố, cống, rãnh trong nhà máy phải được đậy nắp đủ độ bền

để đảm bảo cho người và phương tiện qua lại an toàn, nếu khi mở nắp phải:

- Đặt rào chắn xung quanh, treo biển báo: “ Chú ý nắp hố mở ” ở phíangười có thể qua lại

- Có đủ ánh sáng về ban đêm

- Bố trí lại lối đi và có mũi tên chỉ dẫn

Điều 19 Khi làm việc trên cao ở những chỗ có người qua lại thì phải có

biện pháp rào chắn và đặt biển báo “Chú ý! Có người làm việc trên cao” cửngười giám sát không cho vào khu vực đang làm việc

Điều 20 Khi sử dụng các loại xăng, dầu, mỡ đều phải được bảo quản

trong các thùng kín, tránh rơi trên sàn nhà và được để ở những vị trí quy địnhkhông gây cháy nổ

Điều 21 Những giẻ lau còn dùng được hoặc bỏ đi tại các vị trí sản xuất ở

các đơn vị phải phân loại và để trong hòm, thùng kim loại có nắp kín Hàngngày sau giờ làm việc, cần thu gom giẻ lau đã dùng ra nơi an toàn và được chứatrong các thùng chứa chất thải nguy hại theo quy định

Trang 7

Điều 22 Công nhân khi vào làm việc phải thực hiện nghiêm túc chế độ

bảo hộ lao động cá nhân và sử dụng các trang thiết bị an toàn đầy đủ theo cácngành nghề, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà nước ban hành

Điều 23 Xử lý khi vi phạm quy trình an toàn CKTL, đối với người vi

phạm tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà thi hành các biện pháp sau:

1 Xử lý điểm thưởng vận hành an toàn hàng tháng;

2 Phê bình, khiển trách (bằng miệng hoặc bằng văn bản);

3 Hạ tầng công tác, hạ bậc lương;

Điều 24 Tất cả các thao tác trên thiết bị CKTL của nhà máy đều phải

thực hiện phiếu thao tác theo mẫu ở phụ lục II Căn cứ vào nhiệm vụ thao tác,trực ban vận hành dựa vào sơ đồ để viết phiếu sau đó trưởng kíp kiểm tra,trưởng ca ký duyệt mới có hiệu lực thực hiện

Điều 25 Người đi thao tác phải hiểu rõ sơ đồ thiết bị và kiểm tra thận

trọng ngay trước khi thao tác để tránh nhầm lẫn, sau khi thực hiện xong phảibáo cáo đầy đủ cho trưởng kíp Trong mọi trờng hợp người thao tác phải chịuhoàn toàn trách nhiệm về việc thao tác của mình

Điều 26 Người thao tác phải tuân theo những quy định sau:

1 Trước khi đi thao tác phải kiểm tra lại nội dung thao tác theo sơ đồ lầncuối, nếu có điểm chua rõ phải hỏi lại nguời ra lệnh;

2 Tới vị trí thao tác phải kiểm tra đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúngvới nội dung ghi trong phiếu;

Trang 8

3 Thực hiện từng động tác theo thứ tự ghi trong phiếu; mỗi động tác thựchiện xong, phải đánh dấu (X) vào mục tương ứng trong phiếu.

4 Trong khi thao tác, nếu thấy nghi ngờ gì về động tác vừa làm thì phảingừng ngay công việc để kiểm tra lại toàn bộ rồi mới tiếp tục tiến hành Nếuthao tác sai hoặc gây sự cố thì phải ngừng ngay phiếu thao tác và báo cáo chongười ra lệnh biết, việc thực hiện tiếp thao tác phải được tiến hành theo mộtphiếu mới

Điều 27 Khi phát hiện tai nạn hoặc sự cố có thể gây hư hại thiết bị, nhân

viên vận hành được phép tách thiết bị không cần lệnh, nhưng sau đó phải báocáo cho nhân viên vận hành cấp trên biết nội dung những công việc đã làm vàphải ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành

Điều 28 Tất cả những phiếu thao tác khi thực hiện xong phải trả lại Phân

xưởng Vận hành để lưu lại ít nhất 3 tháng sau đó mới được huỷ bỏ Những phiếuthao tác có liên quan đến sự cố, tai nạn lao động phải được lưu giữ vào hồ sơ sự

cố, tai nạn lao động của đơn vị

5.2.2 Chế độ thực hiện phiếu, lệnh công tác.

Điều 29 Những công việc cần phải có phiếu công tác là: Sửa chữa bảo

dưỡng cánh phai thượng, hạ lưu, các cầu trục, buồng xoắn, ống xả, bánh xe côngtác, bộ tiếp nhận dầu, các ổ đỡ ổ hướng, hệ thống phanh kích, hệ thống dầu áplực, secvomotor, cánh hướng nước, điều tốc, nạp dầu và xả dầu tổ máy Cácthiết bị phụ khi sửa chữa dài ngày Phiếu công tác theo mẫu ở phụ lục III

Điều 30 Những công việc được phép thực hiện theo lệnh công tác ghi sổ

là: Sửa chữa nhỏ, đơn giản, có khối lượng ít, tính chất không phức tạp nguyhiểm, thời gian trong 1 ngày do nhân viên sửa chữa làm dưới sự giám sát củanhân viên vận hành

Điều 31 Phiếu công tác phải có 2 bản, 1 bản giao cho người chỉ huy trực

tiếp đơn vị công tác, 1 bản người cho phép đơn vị vào làm việc giữ Phiếu phải

Trang 9

được viết rõ ràng, dễ hiểu, không được tẩy xoá, không được viết bằng bút chì vàphải theo mẫu Thời gian có hiệu lực không quá 15 ngày tính từ ngày cấp phiếu.

Điều 32 Việc thay đổi nhân viên đơn vị công tác hoặc gia hạn thêm ngày

do người cấp phiếu công tác hoặc người Lãnh đạo công việc quyết định Khinhững người này vắng mặt thì do người có quyền cấp phiếu công tác quyết định

Điều 33 Những trường hợp phải viết phiếu công tác mới.

- Khi mở rộng phạm vi làm việc

- Thay đổi điều kiện làm việc trong phiếu

- Thay đổi người lãnh đạo, người chỉ huy trực tiếp công tác

- Khi sửa chữa thêm hoặc cải tiến thiết bị

Điều 34 Người chỉ huy trực tiếp công tác chỉ được cấp 1 phiếu công tác

và phải giữ phiếu trong suốt thời gian làm việc tại vị trí công tác Phiếu phảiđược bảo quản không để rách nát, nhoè chữ Khi làm xong nhiệm vụ tiến hànhlàm thủ tục để khoá phiếu

- Phiếu công tác cấp cho người chỉ huy trực tiếp, sau khi thực hiện xongphải trả lại người cấp phiếu để kiểm tra và ký tên, lưu giữ ít nhất 1 tháng;

- Còn 1 phiếu người cho phép trả lại Phân xưởng Vận hành để lưu

Những phiếu trong khi tiến hành công việc, nếu để xảy ra sự cố hoặc tainạn lao động thì phải cất vào hồ sơ lưu trữ của đơn vị

Điều 35 Những người chịu trách nhiệm an toàn về phiếu công tác:

- Người cấp phiếu

- Người lãnh đạo công việc

- Người chỉ huy trực tiếp

- Người cho phép đơn vị vào làm việc

- Nhân viên đơn vị công tác

Điều 36 Những người được quyền cấp phiếu công tác CKTL:

- Quản đốc, Phó Quản đốc Phân xưởng Vận hành;

Trang 10

- Trưởng, Phú Phũng Kỹ thuật;

- Cỏc kỹ sư, kỹ thuật viờn phụ trỏch phần cơ khớ

Người cấp phiếu cụng tỏc phải cú đủ năng lực và trỡnh độ an toàn Phảibiết rừ nội dung cụng việc, phạm vi và khối lượng cụng việc để đề ra cỏc biệnphỏp an toàn cần thiết và phõn cụng người lónh đạo cụng việc, người chỉ huytrực tiếp cụng tỏc cũng như cỏc nhõn viờn của đơn vị cụng tỏc phải cú khả năngthực hiện nhiệm vụ một cỏch an toàn

Điều 37 Người lónh đạo cụng việc phần CKTL là Quản đốc, Phú Quản

đốc, cỏn bộ kỹ thuật, tổ trửơng hoặc cụng nhõn bậc cao, cú đủ năng lực và trỡnh

độ an toàn để đảm nhận nhiệm vụ Chịu trỏch nhiệm về số lượng, trỡnh độ nhõnviờn trong đơn vị cụng tỏc

Khi tiếp nhận nơi làm việc hoặc khi trực tiếp làm thủ tục cho phộp đơn vịcụng tỏc vào làm việc, người lónh đạo cụng việc phải chịu trỏch nhiệm ngangvới người cho phộp vào làm việc, về việc chuẩn bị nơi làm việc, về cỏc biệnphỏp an toàn ghi trong phiếu cụng tỏc

Điều 38 Người chỉ huy trực tiếp cụng tỏc: là tổ trưởng, nhúm trưởng trực

tiếp phõn cụng cụng việc cho cụng nhõn, nhõn viờn thuộc đơn vị cụng tỏc củamỡnh Khi tiếp nhận nơi làm việc phải chịu trỏch nhiệm kiểm tra lại và thực hiệnđầy đủ cỏc biện phỏp an toàn cần thiết, bố trớ phõn cụng và giỏm sỏt sao cho mọingười trong đơn vị tiến hành cụng việc một cỏch an toàn Cựng một lỳc khụngđược phụ trỏch 2 đội cụng tỏc trở lờn

Điều 39 Danh sỏch những người được giao nhiệm vụ cấp phiếu cụng tỏc,

lónh đạo cụng việc, chỉ huy trực tiếp do Phó Giám đốc kỹ thuật phờ duyệt

Điều 40 Người cho phộp đơn vị cụng tỏc vào làm việc là nhõn viờn vận

hành, phải cú đủ trỡnh độ chuyờn mụn về thiết bị được giao quản lý, chịu trỏchnhiệm về việc thực hiện đầy đủ cỏc biện phỏp an toàn cần thiết, cũng như thựchiện đầy đủ cỏc thủ tục cho phộp vào làm việc, kiểm tra nơi làm việc, nhận bàngiao sau cụng tỏc Ghi vào phiếu cụng tỏc những mục theo yờu cầu và vào sổ

Trang 11

vận hành, sau khi bàn giao nơi làm việc thì lưu giữ phiếu vào cặp “Phiếu đanglàm việc” để theo dõi

Điều 41 Nhân viên đơn vị công tác là công nhân được đào tạo huấn luyện

về chuyên môn và kỹ thuật an toàn, có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc vàgiám sát các nhân viên khác về các biện pháp an toàn ghi trong phiếu công tác

Điều 42 Đội công tác khi phân công làm việc theo phiếu công tác hoặc

lệnh công tác, tối thiểu phải có hai người

Điều 43 Cho phép một người kiêm nhiệm 23 chức danh trong các chức

danh của phiếu công tác, trong đó người kiêm nhiệm phải có trình độ chuyênmôn và an toàn đáp ứng chức danh mà mình đảm nhiệm

5.2.3 Thủ tục thi hành phiếu công tác.

Điều 44 Người cấp phiếu công tác chịu trách nhiệm ghi ở các mục:

- Người lãnh đạo công việc

- Người chỉ huy trực tiếp công tác

- Số người trong đội công tác, nếu nhiều người chỉ ghi tên

- Nhiệm vụ và địa điểm công tác

- Thời gian bắt đầu và kết thúc theo kế hoạch

- Các biện pháp an toàn khi tiến hành công tác

- Ký, ghi rõ họ tên và giao phiếu cho người chỉ huy trực tiếp công tác Nhận lại phiếu khi đã hoàn thành, kiểm tra lại toàn bộ quá trình thực hiện

và ký tên vào cuối phiếu, lưu lại phiếu theo quy định

Nếu trong quá trình kiểm tra việc thực hiện phiếu, phát hiện những sai sótthì phải tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm

Điều 45 Người cho phép thực hiện theo phiếu.

- Kiểm tra về thủ tục của phiếu công tác

- Bổ sung biện pháp an toàn của vận hành

Trang 12

- Viết phiếu thao tác tách thiết bị để đảm bảo an toàn cho đội công tác làmviệc.

- Sau khi kiểm tra nơi công tác, các biện pháp an toàn đã thực hiện xong,ghi ngày giờ cho phép làm việc

- Kiểm tra thành phần đội công tác đúng theo phiếu

- Bàn giao địa điểm làm việc

- Chỉ dẫn cho toàn đội công tác lưu ý về an toàn xung quanh nơi làm việc

- Cùng người chỉ huy trực tiếp công tác ký vào phiếu và ghi rõ họ tên

Điều 46 Sau khi ký phiếu công tác cho phép vào làm việc, người chỉ huy

trực tiếp công tác nhận 1 bản, còn 1 bản người cho phép để vào tập “Phiếu đanglàm việc” và ghi vào sổ theo dõi vận hành số phiếu, thời gian bắt đầu, kết thúc

Điều 47 Giám sát trong khi làm việc.

Người cho phép vào làm việc và người lãnh đạo công việc phải định kỳ đikiểm tra việc chấp hành quy trình an toàn của mọi nhân viên trong đơn vị côngtác Khi phát hiện thấy có vi phạm quy trình an toàn hoặc hiện tượng khác nguyhiểm cho người làm việc thì phải thu phiếu công tác và rút đơn vị công tác rakhỏi nơi làm việc Chỉ sau khi khắc phục xong các thiếu sót mới được làm thủtục cho phép đơn vị công tác trở lại làm việc và ghi vào phiếu công tác

Điều 48 Khi tạm ngừng công việc như nghỉ trưa, phải rút đơn vị ra khỏi

nơi làm việc, các biện pháp an toàn vẫn để nguyên Sau khi nghỉ xong không aiđược vào nơi làm việc nếu chưa có mặt người chỉ huy trực tiếp Người chỉ huytrực tiếp chỉ được cho nhân viên vào làm việc khi đã kiểm tra còn đầy đủ cácbiện pháp an toàn

Điều 49 Hàng ngày sau khi kết thúc công việc, vị trí công tác phải được

thu dọn gọn gàng sạch sẽ, các biện pháp an toàn biển báo rào chắn phải đểnguyên Người chỉ huy trực tiếp công tác cùng người cho phép kiểm tra xácnhận lại vị trí công tác và cùng ký vào phần kết thúc của phiếu, giao lại phiếucho vận hành

Trang 13

Điều 50 Để bắt đầu công việc ngày tiếp theo, người cho phép cùng với

người chỉ huy trực tiếp công tác kiểm tra lại các biện pháp an toàn và ký vàophiếu cho phép đơn vị công tác vào làm việc Giao trả 1 phiếu cho người chỉ huytrực tiếp công tác giữ

Điều 51 Trường hợp do nhu cầu sản xuất, phải sửa chữa thiết bị theo ca

thì mỗi người chỉ huy trực tiếp của ca được cấp 1 phiếu công tác Trước khi đổi

ca làm việc, người cho phép phải làm thủ tục khoá phiếu công tác cho ca trước

Ký phiếu công tác cho phép vào làm việc với ca mới đến theo quy định

Điều 52 Khi kết thúc toàn bộ công việc, người chỉ huy trực tiếp công tác

kiểm tra việc thu dọn dụng cụ, vật liệu, vệ sinh chỗ làm việc Người cho phépthu hồi các rào chắn biển báo an toàn, cùng với người chỉ huy trực tiếp công táclàm thủ tục khoá phiếu công tác

Điều 53 Trường hợp theo yêu cầu của người chỉ huy trực tiếp cần chạy

thử thiết bị trước lúc kết thúc phiếu công tác, người cho phép phải thu phiếucông tác và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn như đưa thiết bị vào vậnhành chính thức Khi chạy thử phải có mặt của người chỉ huy trực tiếp và ngườicho phép, sau khi chạy thử tốt tiến hành khoá phiếu công tác

Điều 54 Trường hợp chạy thử còn các khiếm khuyết phải sửa chữa tiếp,

thì người cho phép phải thao tác, thực hiện lại các biện pháp an toàn như trongphiếu, sau đó bàn giao cho người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác vào làm việc

5.3 Qui định an toàn về sửa chữa và vận hành bình chịu áp lực:

Điều 55 Bình chịu áp lực là một thiết bị dùng để tiến hành các quá trình

nhiệt học, hoá học, cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất làmviệc cao hơn 0,7kG/cm2

Điều 56 Các bình chịu áp lực đều phải được đăng ký tại cơ quan thanh

tra kỹ thuật an toàn nồi hơi chịu trách nhiệm khám nghiệm bình đó

Trang 14

Điều 57 Tất cả các bình đăng ký tại cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn

nồi hơi, đơn vị sử dụng phải lập sổ theo dõi khám nghiệm, sổ này phải giao chongười kiểm tra việc sử dụng an toàn bình của đơn vị quản lý

Điều 58 Trên mỗi bình sau khi đăng ký xong cần phải kẻ bằng sơn ở chỗ

dễ thấy nhất một khung có kích thước bằng 150  200mm trong đó ghi các sốliệu sau:

1 Số đăng ký

2 Áp suất làm việc cho phép

3 Ngày khám nghiệm và lần khám nghiệm tiếp theo

Điều 59 Mọi công việc tiến hành khám xét, thử nghiệm, kiểm tra sửa

chữa bình áp lực đều phải thực hiện theo phiếu công tác

Điều 60 Tất cả các bình chịu áp lực đều phải được cơ quan thanh tra kỹ

thuật an toàn nồi hơi tiến hành khám nghiệm kỹ thuật (khám xét toàn bộ và thửnghiệm bằng thuỷ lực) trong các trường hợp sau:

1 Khám nghiệm các bình mới lắp đặt

2 Khám nghiệm định kỳ trong quá trình sử dụng

3 Khám nghiệm bất thường trong quá trình sử dụng

Điều 61 Khám nghiệm kỹ thuật bình áp lực nhằm mục đích:

1 Xác định chất lượng kết cấu và chế tạo bình có phù hợp với những yêucầu của quy phạm không

2 Xác định tình trạng lắp đặt có phù hợp với những yêu cầu của thiết kếhay không; xác định trạng thái hoàn hảo của các bộ phận chính; xác định sốlượng và chất lượng các dụng cụ kiểm tra, đo lường các cơ cấu an toàn

3 Xác định tình trạng kỹ thuật phía trong và phía ngoài thành bình

4 Xác định độ bền, độ kín các bộ phận chịu áp lực của bình

Điều 62 Thời hạn khám nghiệm định kỳ các bình.

1 Khám xét bên ngoài và bên trong: 3 năm một lần

Trang 15

2 Khám xét bên ngoài, bên trong, thử thuỷ lực: 6 năm một lần.

3 Kiểm tra vận hành bình: 1 năm một lần

Trường hợp nhà chế tạo qui định thời gian khám nghiệm ngắn hơn thìtheo qui định của nhà chế tạo

Điều 63 Những trường hợp phải được khám nghiệm bất thường

1 Khi sử dụng lại các bình đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên

2 Khi bình được cải tạo, đổi chủ sở hữu, hoặc chuyển đến lắp đặt ở vị trímới

3 Khi nắn lại các chỗ phồng, móp, hoặc sửa chữa có sử dụng phươngpháp hàn tại các bộ phận chủ yếu của bình

4 Trước khi lót lớp bảo vệ bên trong

5 Khi chủ sở hữu hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghi ngờ về tìnhtrạng kỹ thuật của bình

Điều 64 Biện pháp an toàn khi kiểm tra, sửa chữa và khám nghiệm bình.

1 Phải cho ngừng hoạt động, ngăn cách hẳn bình với nguồn áp lực hoặcvới các bình khác đang hoạt động

2 Xả hết áp lực và môi chất bên trong, vệ sinh sạch sẽ cả trong lẫn ngoàibình

3 Thông thổi khí trong bình và mở các nắp, cửa của bình

4 Các bình làm việc với môi chất độc phải tiến hành khử độc theo đúngqui trình kỹ thuật an toàn

5 Điện áp của nguồn chiếu sáng không quá 12V nếu bình chứa môi chất

nổ phải dùng đèn an toàn chống nổ Máy biến áp phải đặt ở ngoài bình, đầu dâyphía 220v dài tối đa là 1,5m

Chú ý: Phải dùng biến áp cách ly, cấm dùng biến áp tự ngẫu để hạ áp.

Cấm dùng đèn dầu hoả và các đèn khác có chất dễ bốc cháy

Trang 16

Điều 65 Đối với những bình cao hơn 2m, trước khi khám nghiệm phía

trong hoặc phía ngoài thành bình, phải làm các công trình đảm bảo cho việc xemxét

tất cả các bộ phận cuả bình Người làm việc phải đeo dây an toàn, khi làm việctrong bình chứa cảm thấy khó chịu, mệt mỏi cần phải đưa ngay ra khỏi bình

Điều 66 Khi khám xét bên ngoài và bên trong bình phải đặc biệt chú ý:

- Những chỗ nứt, rạn, móp, phồng các chỗ bị rỉ mòn (đặc biệt những chỗuốn, chỗ mối hàn cắt nhau) những chỗ lồi, lõm, rỗ và khuyết tật ở bình

- Các phụ kiện, dụng cụ đo kiểm và an toàn

Điều 67 Khi khám xét bình nên dùng búa có khối lượng từ 0,31, 5kg.

Tuỳ theo chiều dày của thành bình để gõ từng nơi, từng mối hàn, từng đinh tán

Điều 68 Trước khi tiến hành hàn trong bình phải:

- Thực hiện các biện pháp an toàn theo điều 64

- Lau sạch, tốt nhất là dùng xút để rửa

- Phải làm sạch các mép mối hàn và phần kim loại nằm kề bên đến khithấy ánh kim Chiều rộng khoảng làm sạch tối thiểu là 10mm mỗi bên

- Chỉ những thợ hàn có giấy chứng nhận cho phép hàn thiết bị áp lực, mớiđược phép hàn các bộ phận chịu áp lực của thiết bị áp lực

Điều 69 Khi làm việc trong bình chứa phải có chế độ nghỉ giải lao phù

hợp, thường cứ làm việc 20 phút nghỉ giải lao 1 lần ở ngoài bình Chế độ giải lao

do người phụ trách công tác quyết định theo tình trạng thực tế của bình

Điều 70 Làm việc trong bình chứa ít nhất phải có 2 người trong đó có 1

người ở ngoài bình, theo dõi trạng thái của người làm việc trong bình Trongtrường hợp cần thiết để giúp đỡ người trong thoát ra khỏi bình ở những nơi khókhăn, vắng người khi làm việc ít nhất phải có 3 người, 1 ở trong và 2 người ởngoài giám sát, hỗ trợ khi cần thiết

Trang 17

Điều 71 Trước khi đóng cửa lắp mặt bích của bình, người phụ trách và

người cho phép (vận hành) phải kiểm tra lại không còn người, các vật liệu, dụng

cụ, trang bị an toàn và các vật lạ khác Vệ sinh sạch sẽ mới được phép đóng cửabình

Điều 72 Thử thuỷ lực nhằm mục đích kiểm tra độ bền và độ kín của bình

cũng như sự hoàn hảo của một số thiết bị kiểm tra, đo lường và cơ cấu an toàn.Các phụ kiện phải được thử thuỷ lực cùng với bình

Việc thử thuỷ lực chỉ được tiến hành sau khi khám xét bên trong và bênngoài đạt yêu cầu

Điều 73 Áp suất thử thuỷ lực các bình sau khi lắp đặt hoặc khi khám nghiệm định kỳ và bất thường

Đối với bình có nhiệt độ làm việc của thành đến 200OC

Loại bình Áp suất làm việc cho

phép (kG/cm2)

Áp suất thử thuỷ lực(kG/cm2)Các bình, xitéc hoặc

thùng (trừ bình đúc)

< 5 1, 5P nhưng không < 2

Các bình, xi téc hoặc

thùng (trừ bình đúc) >5 1, 25P nhưng không < P + 3Các bình đúc và chai Không phụ thuộc áp

suất

1, 5P nhưng không < 3 Bình phải chịu áp suất thử trong thời gian 5 phút, sau đó giảm dần đến ápsuất làm việc và duy trì áp suất này trong suốt thời gian khám xét

Điều 74 Để thử thuỷ lực phải sử dụng nước (trừ trường hợp đặc biệt).

Trong khi tiến hành thử nghiệm bằng nước, sự chênh lệch nhiệt độ của môitrường xung quanh và nước không quá 5ºC Việc đo áp suất thử phải được tiếnhành bằng 2 áp kế, trong đó có một áp kế mẫu

Điều 75 Thử thuỷ lực bình được coi đạt chất lượng khi:

1 Không có hiện tượng nứt;

2 Không tìm ra bụi nước, rỉ nước qua các mối nối, mối hàn;

3 Không phát hiện có biến dạng;

Trang 18

4 Áp suất không giảm khi duy trì ở áp suất thử Nếu do xì hở ở các van,mặt bích mà áp suất thử không giảm quá 3%, trong thời gian duy trì coi nhưviệc thử thuỷ lực đạt yêu cầu Nếu áp suất giảm quá nhanh thì phải khắc phụccác chỗ hở và thử lại

Điều 76 Các bình chịu áp lực phải được trang bị đầy đủ dụng cụ đo kiểm

và an toàn sau:

- Các dụng cụ để đo áp suất và nhiệt độ môi chất làm việc;

- Các cơ cấu an toàn;

- Các van khoá để tháo và nạp môi chất;

- Các dụng cụ đo mức chất lỏng

Điều 77 Mỗi bình phải có ít nhất một áp kế phù hợp với loại môi chất

chứa trong bình, cấp chính xác < 2, 5 Mặt áp kế kẻ vạch đỏ ở số chỉ áp suất làmviệc của bình, thang đo áp kế phải chọn loại chỉ số làm việc nằm trong khoảng

từ 1/3 đến 2/3 thang đo

Điều 78 Áp kế phải đặt thẳng đứng hoặc nghiêng về phía trước 30O,đường kính áp kế >160mm khi khoảng cách quan sát từ 2  5m Áp kế phải cóvan 3 ngả Áp kế của bình phải được kiểm định và niêm chì mỗi năm một lần

Điều 79 Cấm sử dụng áp kế trong những trường hợp sau:

- Không có niêm chì, không ghi rõ ngày kiểm tra lần cuối

- Quá hạn kiểm định

- Kính vỡ hoặc hư hỏng khác ảnh hưởng đến sự làm việc chính xác cuả ápkế

- Kim không trở về chốt tựa khi ngắt khí, hoặc khi không có chốt tựa thìkim lệch quá 0 của thang đo một trị số quá nửa sai số cho phép của áp kếđó

Điều 80 Khả năng thoát khí của van an toàn đặt trên các bình sao cho áp

suất trong bình không vượt quá áp suất làm việc cho phép như sau:

Trang 19

- Không quá 0,5 kG/cm2 khi bình có áp suất làm việc đến 3kG/cm2

- Không quá 15% khi bình có áp suất làm việc trên 3kG/cm2 đến60kG/cm2

- Không quá 10% khi bình có áp suất làm việc cao hơn 60kG/cm2

Điều 81 Cấm đặt van khoá giữa bình và van an toàn, van an toàn phải

sơn màu theo qui định của chất khí

Điều 82 Các bình làm việc với áp suất thấp hơn áp suất của nguồn cung

cấp, phải đặt trên đường ống dẫn đến bình một van giảm áp tự động, với một áp

kế và một van an toàn ở phía áp suất thấp sau van giảm áp

Điều 83 Trong trường hợp mà van giảm áp tự động không thể làm việc

tốt, cho phép thay thế nó bằng một van điều chỉnh bằng tay với một van an toàn

và một áp kế đặt về phía áp suất thấp

Điều 84 Cần phải đặt van khoá trên các đường ống dẫn môi chất vào và

ra khỏi bình, van để xả áp suất cuả bình khi kiểm tra Khi nối liên tiếp một nhómbình với nhau cho phép không đặt van khoá giữa các bình

Điều 85 Trên van phải có ký hiệu chiều đóng, mở trên tay quay và chiều

chuyển động của môi chất trên thân van Van khoá phải có nhãn hiệu ghi:

- Đường kính trong qui ước (mm)

- Áp suất qui ước (kG/cm2)

Van một chiều phải lắp giữa máy nén khí và van khoá của bình

Điều 86 Các bình chứa khí hoá lỏng phải trang bị một ống thuỷ hoặc thiết

bị đo mức chất lỏng khác để kiểm tra mức nạp Trên ống thuỷ phải có vạch dấuchỉ mức chất lỏng thấp nhất và cao nhất cho phép

Điều 87 Các ống dẫn từ bình đến ống thuỷ phải thẳng đứng để tránh tạo

sai lệch mức chất lỏng ống thuỷ tròn phải có bao che đảm bảo an toàn và dễtheo dõi mức chất lỏng trong bình

Trang 20

Điều 88 Người chủ sở hữu bình phải thực hiện các yêu cầu sau đây.

1 Giao trách nhiệm bằng văn bản cho người sử dụng bình

5 Đảm bảo thực hiện khám nghiệm kỹ thuật đúng thời hạn qui định

Điều 89 Không được vận hành bình vượt quá các thông số đã được qui

định: Như chèn hãm, hoặc dùng bất cứ biện pháp gì để tăng thêm tải trọng cuảvan an toàn trong khi bình đang hoạt động

Điều 90 Không cho phép sửa chữa các bộ phận chịu áp lực của nó trong

khi bình đang làm việc

Điều 91 Việc vận hành bình chỉ được giao cho những người từ 18 tuổi

trở lên có đủ sức khoẻ đuợc huấn luyện và sát hạch về kiến thức chuyên môn, vềquy phạm kỹ thuật an toàn các bình chịu áp lực đạt kết quả

Điều 92 Người vận hành bình có nhiệm vụ:

1 Thường xuyên kiểm tra tình trạng của bình, sự hoạt động của các dụng

cụ kiểm tra - đo lường các cơ cấu an toàn và các phụ tùng của bình

2 Vận hành bình một cách an toàn theo đúng qui trình, kịp thời và bìnhtĩnh xử lý theo đúng qui trình của đơn vị khi sự cố xảy ra Kịp thời báo ngay chongười phụ trách những hiện tượng không an toàn của bình

3 Trong khi bình đang hoạt động không được làm việc riêng hoặc bỏ vịtrí công tác

Điều 93 Phải lập tức đình chỉ sự hoạt động của bình trong các trường hợp sau:

Trang 21

1 Khi áp suất làm việc tăng quá mức cho phép, mặc dù các yêu cầu khácqui định trong qui trình vận hành bình đều đảm bảo;

2 Khi các cơ cấu an toàn không hoàn hảo;

3 Khi phát hiện thấy trong các bộ phận cơ bản của bình, có vết nứt, chỗphồng, xì hơi hoặc chảy nước ở các mối hàn, các miếng đệm bị xé;

4 Khi xảy ra cháy trực tiếp đe doạ bình đang có áp suất;

5 Khi áp kế hư hỏng và không có khả năng xác định áp suất trong bìnhbằng một dụng cụ nào khác;

6 Khi các nắp, các cửa không hoàn hảo, các chi tiết bắt chặt bình bị hưhỏng hoặc không đủ số lượng;

7 Khi ống thuỷ bị hư hỏng mà không thể xác định mức chất lỏng bêntrong bằng một dụng cụ nào khác

5.4 Qui định an toàn về sử dụng các chai hơi:

Điều 94 Chai là một loại bình chịu áp lực bằng kim loại có thể tích nhỏ

(thường dưới 100 lít) Chai được chế tạo bằng cách dập liền có một hoặc 2 cổphía trong có lỗ để vặn van hoặc nút đậy bằng ren

Điều 95 Các ống nối của van dùng cho các chai chứa hyđrô và các khí

cháy khác phải có ren trái, còn các chai chứa ôxy và các khí không cháy khácphải có ren phải Trên van của chai chứa khí axêtylen, ngoài đầu nối với ren trái,cho phép nối vào nó bằng các dạng sau:

- Bằng một vòng kẹp vào rãnh ở vỏ van

- Bằng một vòng đai có ren phải vặn vào

Điều 96 Phía trên đầu hình cầu của chai phải đóng những số liệu sau:

- Ký hiệu của nhà máy chế tạo

- Số hiệu của chai

- Khối lượng thực tế của chai không (kg)

- Tháng năm chế tạo

- Áp suất làm việc (kG/cm2)

Trang 22

- Áp suất thử thuỷ lực (kG/cm2).

- Dung tích của chai (lít)

Điều 97 Mặt ngoài của chai phải sơn màu theo đúng qui định của qui

phạm Việc sơn và đề chữ trên các chai mới do nhà máy chế tạo tiến hành, còn

về sau do nhà máy nạp, trạm thử tiến hành

Điều 98 Các chai (trừ chai Axêtylen) sau khi thử thuỷ lực phải thử áp lực

khí với áp suất bằng áp suất làm việc Khi thử khí các chai phải được nhúngchìm vào bể nước Các chai axêtylen phải được thử khí ở nhà máy nạp chất xốpvào chai

Điều 99 Việc khám nghiệm định kỳ các chai phải được tiến hành tại nhà

máy nạp, trạm nạp, hoặc trạm thử Không cho phép các đơn vị sử dụng tiến hànhkhám nghiệm và sửa chữa các chai

Điều 100 Các chai đang sử dụng phải được khám nghiệm định kỳ không

ít hơn 5 năm một lần Trong trường hợp do nhà chế tạo qui định thời hạn khámnghiệm ngắn hơn thì theo qui định của nhà chế tạo

Điều 101 Tất cả các chai trừ chai Axêtylen khi khám nghiệm định kỳ

phải thử thuỷ lực với áp suất thử bằng 1,5 lần áp suất làm việc

Điều 102 Trình tự khám nghiệm kỹ thuật các chai:

- Khám xét bên ngoài và bên trong

- Xác định khối lượng và dung tích

- Thử thuỷ lực

Điều 103 Sau khi khám nghiệm kết quả tốt, trên mỗi chai phải đóng các số liệu:

- Dấu của nhà máy nạp đã tiến hành khám nghiệm

- Ngày tháng khám nghiệm và lần khám nghiệm tiếp theo (trong cùng mộthàng với dấu của nhà máy nạp)

Trang 23

Điều 104 Cấm nạp khí vào chai trong các trường hợp sau.

- Quá hạn khám nghiệm định kỳ

- Không có đủ các dấu hiệu và nhãn hiệu qui định

- Các van bị hư hỏng

- Vỏ chai bị hỏng (nứt, mòn nhiều, thay đổi hình dạng rõ rệt)

- Lớp sơn và chữ đề không đúng với yêu cầu của qui phạm

- Trong chai không còn khí

Điều 105 Không được dùng hết khí trong chai Đối với chai ôxy áp suất

khí còn lại phải đảm bảo nhỏ nhất là 0,5kG/cm2, Riêng đối với các chaiAxêtylen áp suất không được nhỏ hơn các trị số sau:

Nhiệt độ 0C < 0 từ 015 trên 1525 trên 2535

Hoặc theo quy định của nhà máy nạp

Điều 106 Trong trường hợp do van hỏng, đơn vị sử dụng không thể tháo

khí trong chai ra được thì phải trả chai đó về nhà máy nạp hoặc trạm nạp

Điều 107 Các chai chứa khí để trong buồng phải đặt cách lò sưởi điện và

các thiết bị sưởi ấm khác không < 1, 5m Còn cách các nguồn nhiệt có ngọn lửatrần thì không < 5m

Điều 108 Các chai chứa những loại khí khác có thể bảo quản trong nhà

hoặc ngoài trời Trường hợp xếp ngoài trời phải bảo vệ chai khỏi bị ảnh hưởngcủa mưa và nắng Cấm bảo quản trong cùng một kho các chai chứa khí ôxy vàcác chai chứa khí khác

Điều 109 Các chai có đế hoặc chai đáy lõm đã nạp đầy khí nên đặt ở vị

trí thẳng đứng Để giữ cho chai khỏi đổ, chai phải xếp trong các khung giá đặcbiệt Khi bảo quản ở ngoài trời, cho phép xếp thành chồng nhưng phải lót bằngdây thừng, gỗ thanh hoặc cao su ở giữa các lớp chai nằm ngang

Trang 24

Điều 110 Khi xếp chai thành chồng, chiều cao của chồng chai không

được cao qúa 1,5m, các van của chai phải quay về một phía Các chai không có

đế phải xếp ở tư thế nằm ngang trên khung hay giá gỗ

Điều 111 Các kho bảo quản chai đã nạp đầy khí phải làm một tầng có

mái nhẹ và không có trần Tường, vách ngăn và mái của kho phải làm bằng vậtliệu chống cháy Chiều cao từ nền đến phần nhô ra thấp nhất của mái không nhỏhơn 3,25m

Nền kho phải bằng phẳng bề mặt không trơn trượt, kho chứa khí cháy bềmặt nền phải làm bằng vật liệu không tạo ra tia lửa do va chạm, cọ sát chai vớinền

Điều 112 Nhiệt độ trong kho chứa khí không được vượt qúa 35 0C nếuvượt quá nhiệt độ này thì phải có biện pháp làm mát

Điều 113 Trong phạm vi 10m xung quanh kho chứa chai đã nạp đầy khí,

nghiêm cấm để các loại vật liệu dễ bốc cháy và cấm ngặt các công việc có lửanhư: rèn, đúc, hàn điện, hàn hơi, bếp đun

Điều 114 Chuyên chở các chai đã nạp đầy khí phải được tiến hành bằng

các phương tiện vận chuyển có lò xo Chai phải đặt nằm ngang, các van phảicùng quay về một phía Giữa các lớp chai phải lót đệm bằng dây thừng, bằng cácthanh gỗ có khoét lỗ, hoặc lót bằng các vòng cao su với chiều dày từ 25mm trởlên Mỗi lớp chai phải lót đệm từ 2 chỗ trở lên

Cho phép chuyên chở chai ở tư thế thẳng đứng bằng các phương tiệnchuyên dùng nhưng giữa các chai phải có đệm lót, phải có thành chắn khônglàm rơi đổ chai

Các chai tiêu chuẩn có dung tích >12lít, khi vận chuyển và bảo quản phải

có mũ đậy các van

Trang 25

Điều 115 Trong khi bốc xếp, tháo dỡ, chuyên chở và bảo quản chai phải

có các biện pháp chống rơi đổ, chống tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời vàtránh bị đốt nóng cục bộ

Điều 116 Khi chuyên chở các chai đã nạp đầy khí bằng phương tiện vận

tải đường bộ, người phụ trách phương tiện phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Cấm để lẫn chai với dầu mỡ và những vật liệu dễ cháy khác

- Cấm chở người cùng với chai

- Cấm đỗ xe để chai ở nơi nắng gắt, nơi có nhiều người tụ họp hoặc ởnhững đường phố đông đúc

5.5 Qui định an toàn về thiết bị nâng:

Điều 117 Những thiết bị nâng thuộc diện đăng ký bao gồm:

- Máy trục các loại có trọng tải 1 tấn trở lên

- Xe tời dẫn động điện có buồng điều khiển di chuyển theo đường ray ởtrên cao, có trọng tải từ 1 tấn trở lên

Điều 118 Tất cả các thiết bị nâng đều phải có giấy phép sử dụng Giấy

phép sử dụng của các thiết bị nâng không thuộc diện đăng ký do thủ trưởng đơn

vị quản lý sử dụng thiết bị nâng đó cấp

Điều 119 Thiết bị nâng đang sử dụng phải được khám nghiệm kỹ thuật định kỳ theo quy định sau:

1 Khám nghiệm kỹ thuật toàn bộ tiến hành khi xin cấp hoặc gia hạn giấyphép sử dụng

2 Khám nghiệm kỹ thuật không thử tải mỗi năm tiến hành một lần

Điều 120 Thiết bị nâng ngoài việc khám nghiệm định kỳ còn phải được khám nghiệm kỹ thuật toàn bộ trong các trường hợp sau:

- Sau khi lắp dựng do phải chuyển sang chỗ làm việc mới

- Sau khi cải tạo

Trang 26

- Sau khi sửa chữa kết cấu kim loại của thiết bị nâng có thay các chi tiết

và bộ phận chịu tải

- Sau khi trung tu, đại tu

- Sau khi thay cơ cấu nâng

- Sau khi thay móc

- Sau khi thay cáp

Điều 121 Khi khám nghiệm kỹ thuật toàn bộ thiết bị nâng phải tiến hành theo trình tự 4 bước:

1 Kiểm tra bên ngoài

2 Thử không tải tất cả các cơ cấu

3 Thử tải tĩnh

4 Thử tải động

Khám nghiệm kỹ thuật không tải chỉ tiến hành 2 bước đầu

Điều 122 Khi kiểm tra bên ngoài phải xem xét toàn bộ các cơ cấu, bộ

phận của thiết bị nâng, đặc biệt phải chú trọng đến tình trạng các bộ phận và cácchi tiết sau:

- Kết cấu kim loại của thiết bị nâng, các mối hàn, mối ghép đinh tán, mốighép bulông của kết cấu kim loại, buồng điều khiển, thang, sàn và chechắn

- Móc và các chi tiết của ổ móc

Trang 27

Điều 123 Sau khi kiểm tra bên ngoài đạt yêu cầu mới được tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị sau:

- Tất cả các cơ cấu của thiết bị

- Các thiết bị an toàn (trừ thiết bị hạn chế tải trọng)

- Các thiết bị điện

- Thiết bị điều khiển

- Chiếu sáng

- Thiết bị chỉ báo

Điều 124 Thử tải tĩnh thiết bị nâng phải tiến hành với tải trọng bằng

125% tải trọng định mức Thử tải động chỉ được tiến hành sau khi thử tải tĩnhđạt yêu cầu

Điều 125 Khi thử tải động phải lấy tải trọng bằng 110% tải trọng định

mức, tiến hành nâng và hạ tải đó 3 lần đồng thời phải kiểm tra hoạt động của tất

cả các cơ cấu khác với tải đó

Điều 126 Khi thử tải tĩnh và thử tải động cho những cầu trục phục vụ các

nhà máy điện, cho phép sử dụng thiết bị chuyên dùng để tạo tải trọng thử màkhông cần dùng tải Trước khi thử phải lập phương án thực hiện

Điều 127 Trên thiết bị nâng đã được khám nghiệm phải có biển hoặc ghi trực tiếp lên vỏ thiết bị ở chỗ dễ nhìn thấy, nội dung sau:

- Đã khám nghiệm ngày

- Thời hạn khám nghiệm tiếp theo

- Cơ quan khám nghiệm

Điều 128 Công nhân điều khiển thiết bị nâng, công nhân buộc móc tải phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1 Từ 18 tuổi trở lên

2 Có đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ được giao

Trang 28

3 Được đào tạo ở các trường CNKT chuyên nghiệp hoặc lớp đào tạo CNKTcủa các cơ sở sản xuất, có bằng hoặc giấy chứng nhận.

Điều 129 Bằng hoặc giấy chứng nhận điều khiển thiết bị nâng chỉ cấp

cho những công nhân đã được đào tạo và thi đạt yêu cầu Bằng hoặc giấy chứngnhận phải có chữ ký của chủ tịch hội đồng thi, có ảnh của người được cấp.Trong bằng hoặc giấy chứng nhận phải ghi rõ loại thiết bị nâng công nhân đượcphép điều khiển

Điều 130 Công nhân điều khiển thiết bị nâng phải:

- Biết cấu tạo và công dụng của tất cả các bộ phận cơ cấu của thiết bị nângmình điều khiển

- Biết điều khiển tất cả các cơ cấu

- Biết các loại dầu mỡ và cách tra dầu mỡ cho các chi tiết của thiết bịnâng

- Biết tiêu chuẩn loại bỏ cáp và biết xác định chất lượng của cáp

- Biết cách móc tải an toàn

- Biết tải trọng của thiết bị mình phục vụ

- Biết ước tính trọng lượng của tải

- Nắm được nội dung hướng dẫn vận hành bảo dưỡng và điều khiển thiết

bị nâng

- Biết kiểm tra hoạt động của các cơ cấu và thiết bị an toàn

- Biết kiểm tra hoạt động của phanh và cách điều chỉnh phanh

- Biết về độ ổn định và các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thiết bịnâng

- Biết tín hiệu trao đổi với công nhân móc tải

- Biết xác định vùng nguy hiểm của thiết bị nâng

- Biết cách xử lý các sự cố xảy ra

Điều 131 Việc bố trí công nhân điều khiển thiết bị nâng phải có quyết

định bằng văn bản của Phó Giám đốc kỹ thuật

Trang 29

Điều 132 Người đánh tín hiệu có thể được lấy trong số công nhân móc tải

hoặc do người chỉ huy đảm nhiệm khi phải nâng chuyển những tải đặc biệt

Điều 133 Khi công nhân điều khiển thiết bị nâng chuyển sang làm việc ở

thiết bị nâng loại khác phải được đào tạo điều khiển thiết bị mới theo chươngtrình rút ngắn

Điều 134 Công nhân điều khiển thiết bị nâng nghỉ việc theo nghề hơn 1

năm trước khi bố trí trở lại điều khiển thiết bị nâng phải được kiểm tra lại kiếnthức và thực tập một thời gian để phục hồi thói quen cần thiết

Điều 135 Công nhân điều khiển thiết bị nâng, công nhân móc tải và công

nhân đánh tín hiệu phải được huấn luyện, kiểm tra về kiến thức chuyên môn và

an toàn theo thời hạn

1- Định kỳ 12 tháng 1 lần

2- Sau khi chuyển sang điều khiển thiết bị nâng ở đơn vị khác

3- Khi cán bộ thanh tra yêu cầu

Điều 136 Công nhân móc tải phải biết.

- Khái niệm về cấu tạo thiết bị nâng của mình

- Tải trọng của thiết bị nâng

- Chọn cáp, xích buộc phù hợp với trọng lượng và kích thước của tải

- Xác định chất lượng của cáp, xích và các bộ phận mang tải khác

- Cách buộc tải và treo tải lên móc

- Quy định tín hiệu trao đổi với công nhân điều khiển thiết bị nâng

- Ước tính trọng lượng của tải

- Vùng nguy hiểm của thiết bị nâng

Điều 137 Công việc nâng chuyển bằng thiết bị nâng không tiến hành

thường xuyên cho phép dùng công nhân nghề khác được bồi dưỡng thêmchương trình đào tạo công nhân móc tải Những công nhân đó phải thực hiệnđược các yêu cầu đối với công nhân móc tải

Trang 30

Điều 138 Phải cung cấp cho công nhân điều khiển và công nhân móc tải

đủ quy trình làm việc và văn bản quy định quyền hạn, trách nhiệm của họ

Điều 139 Mỗi thiết bị nâng phải có một sổ giao ca để ghi kết quả kiểm

tra và tình trạng thiết bị nâng trong quá trình làm việc

Điều 140 Thiết bị nâng chỉ được phép nâng chuyển những tải khi đã biết

rõ trọng lượng của nó Không được phép sử dụng thiết bị nâng với chế độ làmviệc nặng hơn chế độ làm việc ghi trong lý lịch

Điều 141 Cấm sử dụng thiết bị nâng có cơ cấu nâng được mở bằng khớp

ma sát hoặc khớp vấu để nâng hạ và di chuyển người, kim loại lỏng, vật liệu nổ,chất độc, bình đựng khí nén hoặc chất lỏng nén

Điều 142 Chỉ được phép chuyển tải bằng thiết bị nâng qua nhà xưởng,

nhà ở hoặc chỗ có người khi có biện pháp đảm bảo an toàn riêng biệt và biệnpháp đó do thủ trưởng đơn vị sử dụng thiết bị nâng duyệt

Điều 143 Không được phép sử dụng những thiết bị nâng và các bộ phận

mang tải khi chưa được khám nghiệm và cấp giấy giấy phép sử dụng

Điều 144 Cấm đứng làm việc trên hành lang của cầu trục khi chúng đang

hoạt động Chỉ được phép tiến hành các công việc ở trên hành lang, sàn của cầutrục khi đã đảm bảo điều kiện làm việc an toàn (có biện pháp phòng ngừa ngườirơi, điện giật )

Điều 145 Phải có quy định phương pháp buộc móc những tải không có

bộ phận chuyên dùng để móc và huấn luyện phương pháp đó cho công nhânmóc tải;

- Khi tháo lắp và sửa chữa máy có sử dụng thiết bị nâng, phải xây dựngphương pháp buộc móc chi tiết và các bộ phận máy có chỉ rõ các bộ phận phụtrợ và phương pháp lật tải an toàn

Trang 31

Điều 146 Phải tổ chức thực hiện hệ thống trao đổi tín hiệu bằng tay theo

quy định Sử dụng liên lạc hai chiều bằng máy điện thoại, vô tuyến và sử dụngcác loại tín hiệu khác nhưng phải được quy định và hướng dẫn cụ thể

Điều 147 Khi sử dụng các thiết bị nâng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1 Không để người không có trách nhiệm vào khu vực nâng chuyển và hạtải

2 Có lối đi lên cầu trục

3 Phải ngắt cầu dao dẫn điện vào thiết bị nâng hoặc tắt máy (đối với dẫnđộng điện) khi phải xem xét, kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh các cơ cấu, thiết

bị điện hoặc khi xem xét sửa chữa kết cấu kim loại

4 Phải dùng dây tương ứng với trọng lượng của tải phù hợp với số nhánh

và góc nghiêng giữa các nhánh Phải chọn các dây sao cho gốc giữa các nhánhdây không vượt quá 90o

5 Trước khi nâng chuyển tải phải nhấc thử lên độ cao 200  300 mm đểkiểm tra dây và kiểm tra phanh

6 Khi nâng chuyển tải và hạ tải gần các công trình thiết bị và chướng ngạivật khác cấm để người (kể cả công nhân móc tải) đứng giữa tải và các chướngngại vật nói trên

7 Cấm để tải và cần nằm ở phía trên đầu người trong suốt quá trình nânghạ và di chuyển tải Công nhân móc tải được phép đứng gần tải khi nâng hoặc hạtải nếu tải ở độ cao không > 1m tính từ mặt sàn công nhân móc tải đứng

8 Khi di chuyển theo chiều ngang phải nâng tải hoặc bộ phận mang tảilên cao cách chướng ngại vật một khoảng cách ít nhất là 500mm

9 Chỉ được phép hạ tải xuống vị trí đã định nơi loại trừ được khả năngrơi, đổ hoặc trượt Phải đặt tấm kê dưới các tải sao cho đảm bảo dễ dàng lấy cáphoặc xích buộc từ dưới tải ra Xếp và dỡ tải phải tiến hành đồng đều, khôngđược xếp cao quá kích thước quy định, không được xếp tải ở lối đi lại

- Xếp tải lên sàn ôtô phải đảm bảo việc buộc và tháo tải thuận lợi, an toàn

Trang 32

- Khi xếp dỡ tải lên các phương tiện vận tải phải đảm bảo sự cân bằng củacác phương tiện đó.

10 Không cho phép nâng hoặc hạ tải lên ô tô khi có người đang ở trongthùng Quy định này không áp dụng cho trường hợp bốc xếp tải bằng máy trụcmang tải bằng móc nếu từ buồng điều khiển có thể nhìn rõ mặt sàn của thùngôtô và công nhân có thể đứng cách tải đang treo trên móc một khoảng cách antoàn

Sau khi làm việc cửa buồng điều khiển của cần trục phải được khoá lại,đồng thời phải đưa các thiết bị chống tự di chuyển vào trạng thái làm việc

Điều 148 Các quy định cấm:

1 Lên xuống thiết bị nâng khi thiết bị đang di chuyển

2 Đứng trong bán kính quay phần quay của các loại cần trục

3 Nâng tải trong tình trạng không ổn định, chỉ móc tải một bên của móckép

4 Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng trên tải

5 Nâng tải bị các vật khác đè lên

6 Dùng máy trục lấy cáp hoặc xích buộc tải đang bị đè lên

7 Kéo tải khi nâng hạ và di chuyển

8 Đứng trên tải để cân bằng khi nâng, hạ và di chuyển hoặc sửa lại dâybuộc khi tải đang treo

9 Bốc xếp tải lên ô tô khi trong buồng lái ô tô đang có người

10 Dùng công tắc hạn chế hành trình để thay bộ phận ngắt tự động các cơcấu trừ trường hợp lúc cầu trục đi tới sàn đỗ

11 Làm việc khi thiết bị an toàn và phanh hỏng

12 Cho cơ cấu máy trục hoạt động khi có người trên máy trục nhưngngoài buồng điều khiển (trên hành lang, buồng máy, cần, đối trọng ) quy địnhnày không áp dụng đối với những người kiểm tra, điều chỉnh các cơ cấu và thiết

bị điện Trong trường hợp này việc mở và ngắt cơ cấu phải theo tín hiệu củangười kiểm tra, điều chỉnh

Trang 33

Điều 149 Thiết bị nâng phải được sửa chữa, bảo dưỡng theo lịch đã được

thủ trưởng đơn vị quản lý sử dụng duyệt hoặc sau khi xẩy ra sự cố

- Khi sửa chữa cần trục phải có phiếu công tác Trong phiếu công tác phảiquy định những biện pháp an toàn nhằm ngăn ngừa điện giật, ngã cao, kẹpngười sửa chữa đang làm việc trên đường ray

5.6 Qui định an toàn về sử dụng máy công cụ, dụng cụ cầm tay :

5.6.1 Đối với các máy công cụ.

Điều 150 Tất cả các máy công cụ dùng để gia công vật liệu, đều phải có

nội quy sử dụng cho từng máy Máy công cụ và các sản phẩm đã gia công trongnhà xưởng phải sắp xếp gọn gàng, thu dọn nơi làm việc luôn sạch sẽ

Điều 151 Phải thường xuyên thu gọn sạch những vật liệu thừa, vật liệu

thải trong quá trình sản xuất Các vật liệu này phải để vào nơi quy định riêng

Điều 152 Sàn của nhà xưởng phải cao ráo, sạch sẽ và có rãnh thoát nước

xung quanh Tại những vị trí đứng làm việc thường xuyên bị ẩm phải kê bục gỗ

Điều 153 Phải bố trí đầy đủ đèn chiếu sáng tại các vị trí làm việc Đèn

phải bố trí sao cho ánh sáng không chiếu trực tiếp vào mặt công nhân, khôngsáng quá, không rung động và không bị thay đổi cường độ ánh sáng

Điều 154 Trong nhà xưởng cũng như tại từng vị trí làm việc của công

nhân phải đảm bảo thông gió tự nhiên hoặc thông gió nhân tạo theo đúng cáctiêu chuẩn hiện hành

Điều 155 Tất cả những cơ cấu an toàn, cơ cấu che chắn của các máy đều

phải được lắp đủ và bảo đảm hoạt động tốt Cấm chạy thử và vận hành các máycông cụ khi chưa lắp đầy đủ các cơ cấu trên

Điều 156 Các máy dùng động cơ điện hoặc có lắp đèn điện chiếu sáng

phải có nối đất bảo vệ Dây nối đất bảo vệ phải đúng tiêu chuẩn quy định theo(quy trình kỹ thuật an toàn điện)

Trang 34

Điều 157 Phải định kỳ kiểm tra các bộ phận truyền động ít nhất 2 lần

trong một năm Kết quả kiểm tra được ghi vào sổ theo dõi máy

Điều 158 Khi máy đang vận hành cấm:

- Làm vệ sinh, tra dầu mỡ vào máy

- Tháo hoặc lắp đai truyền hoặc các bộ phận khác của máy

- Dùng tay để hãm các bộ phận của máy và các chi tiết gia công

- Đo đạc kiểm tra chi tiết gia công

- Dùng tay để lấy phoi

Điều 159 Phải cắt nguồn điện vào máy trong các trường hợp sau:

- Khi ngừng việc trong thời gian ngắn

- Khi bị mất điện

- Khi lau máy hoặc tra dầu mỡ vào máy

Điều 160 Phải dừng máy trong các trường hợp: Khi lấy vật gia công ra

khỏi máy nếu máy không được trang bị bộ phận tự động đưa vật ra ngoài khimáy đang vận hành Khi thay đổi dụng cụ, thiết bị

Điều 161 Những máy khi gia công có các phoi kim loại hoặc tia lửa bắn

ra, phải có lưới che chắn Trường hợp không thể làm thiết bị che chắn được,phải sử dụng đầy đủ các trang bị phòng hộ theo đúng chế độ hiện hành

Điều 162 Trước khi chạy máy phải kiểm tra lại các bộ phận của máy, bảo

đảm tình trạng tốt và đầy đủ các thiết bị an toàn

Điều 163 Khi máy đang vận hành nếu phát hiện những hiện tượng bất

thường phải dừng máy ngay và báo cho cán bộ của phân xưởng biết Đối vớimáy truyền động có đai truyền phải tháo đai truyền ra khỏi bánh xe

Điều 164 Khi các thiết bị điện bị hỏng, phải cắt điện và báo ngay cán bộ

phân xưởng để bố trí thợ điện đến xử lý, cấm tự ý sửa chữa

Trang 35

Điều 165 Khi kết thúc công việc, phải tắt máy, cắt điện và chỉ được rời khỏi

máy sau khi đã vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra máy cẩn thận

5.7 Đối với các dụng cụ cầm tay.

Điều 166 Cán gỗ, cán tre của các dụng cụ cầm tay phải làm bằng các loại

tre, gỗ cứng, dẻo, không bị nứt nẻ, mọt mục, phải nhẵn và được nêm chắc chắn

Điều 167 Các dụng cụ cầm tay dùng để đập, đục phải bảo đảm các yêu

cầu chung sau đây:

- Đầu mũi không bị nứt nẻ, hoặc bất cứ một hư hỏng nào khác

- Cán không bị vỡ, nứt, không có cạnh sắc và phải có chiều dài thích hợpđảm bảo an toàn khi thao tác

Điều 168 Chìa vặn (cờ lê) phải lựa chọn theo đúng kích thước của đai ốc.

Miệng chìa vặn không được nghiêng choãi ra, đảm bảo tim trục của chìa vặnthẳng góc với tim dọc của đai ốc Cấm vặn đai ốc bằng cách đệm miếng thépvào giữa cạnh của đai ốc và miệng chìa vặn

Điều 169 Mang, xách hoặc di chuyển các dụng cụ, các bộ phận nhọn sắc,

phải bao bọc lại

Điều 170 Dụng cụ cầm tay chạy điện hoặc khí nén phải được kiểm tra,

bảo dưỡng, bảo quản chặt chẽ và sửa chữa kịp thời, bảo đảm an toàn trong quátrình sử dụng

Điều 171 Chỉ được lắp các dụng cụ cầm tay chạy điện hoặc khí nén vào

đầu kẹp hoặc tháo ra khỏi đầu kẹp cũng như điều chỉnh, sửa chữa khi đã cắt điệnhoặc cắt hơi

Điều 172 Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay chạy điện hoặc khí nén, công

nhân không được đứng thao tác trên các bậc thang tựa mà phải đứng trên các giá

đỡ bảo đảm an toàn Đối với các dụng cụ nặng phải làm giá treo hoặc cácphương tiện đảm bảo an toàn khác

Trang 36

Điều 173 Khi ngừng việc, khi mất điện, mất hơi, khi di chuyển dụng cụ

hoặc khi gặp sự cố bất ngờ phải ngừng cấp năng lượng ngay (đóng van, đóngkhí nén, cắt cầu dao điện)

Cấm để các dụng cụ cầm tay còn đang được cấp điện hoặc khí nén màkhông có người trông coi

Điều 174 Cấm kéo căng hoặc gấp các ống dẫn khí nén, dây cáp điện của

dụng cụ khi đang vận hành Không được đặt dây cáp điện hoặc dây dẫn điện hàncũng như các ống dẫn hơi đè lên nhau

Điều 175 Sử dụng các dụng cụ cầm tay chạy điện di động ngoài trời, phải

được bảo vệ bằng “nối không” Công nhân phải đi ủng và đeo găng tay cáchđiện

Điều 176 Sử dụng các dụng cụ điện cầm tay ở các nơi dễ bị nguy hiểm về

điện phải dùng điện áp không lớn hơn 36V ở những nơi ít nguy hiểm về điện cóthể dùng điện áp 110V hoặc 220V nhưng công nhân phải đi ủng, hoặc giầy vàgăng tay cách điện

Điều 177 Trước khi nối các ống dẫn khí nén, phải kiểm tra thông ống dẫn

chỉ được lắp hoặc tháo ống dẫn phụ ra khỏi ống dẫn chính khi đã ngừng cấp khínén Chỉ sau khi đã đặt các dụng cụ vào vị trí ổn định mới được cấp khí nén

Điều 178 Các mối nối ống dẫn khí nén đều phải xiết chặt bằng đai sắt.

Không được buộc bằng dây thép

Điều 179 Khi sử dụng máy khoan cầm tay dùng hơi phải:

- Cho máy quay chạy thử (chưa lắp cần khoan) để kiểm tra toàn tuyếnống, bảo đảm tuyến dẫn hơi không bị xì hở, tra đủ dầu mỡ

- Cấm dùng tay để điều chỉnh mũi khoan khi máy khoan đang chạy

- Lập tức khoá hơi lại khi khoan bị tắc hoặc có hiện tượng không đảm bảo

an toàn, sau đó mới được tháo cần khoan và tiến hành kiểm tra sửa chữa

- Cấm xì hơi đùa nghịch hoặc làm sạch bụi quần áo

Trang 37

Điều 180 Khi sử dụng đèn hàn, cấm đốt đèn hàn ở dưới thiết bị điện, dây

dẫn và gần thiết bị có dầu hoặc khí dễ bắt lửa Phải tuyệt đối tuân theo các quyđịnh sau:

1 Xăng đổ vào đèn không vượt quá 3/4 thể tích của bình chứa

2 Chỉ cho phép hạ áp lực bình chứa của đèn hàn, qua nút đổ xăng khi đãtắt đèn và vòi phun của đèn đã nguội

3 Không được đổ hoặc tháo xăng khỏi đèn hay mở nắp đậy ở gần lửa.Cấm đốt đèn bằng cách đổ xăng qua vòi phun, cấm tháo vòi phun khi chưa hạ áplực của đèn hàn

4 Khi đèn hàn bị hỏng thì phải thay thế hoặc đưa đi sửa chữa ngay Cấmbơm khi có hiện tượng tắc

5.8 Qui định an toàn về giàn giáo.

Điều 181 Khi làm việc lâu dài ở độ cao từ 3m trở lên phải dựng giàn

giáo, về kết cấu giàn giáo tổng thể phải đủ độ cứng, đáp ứng được các yêu cầu

an toàn chung như các bộ phận: Khung, cột, đà ngang, đà dọc, giằng liên kết,ván lát sàn phải đảm bảo bền chắc

Điều 182 Cấm xếp tải trọng lên giàn giáo, giá đỡ, ngoài những vị trí đã

quy định (nơi có đặt bảng ghi rõ tải trọng cho phép ở phía trên) mà vượt quá tảitrọng theo thiết kế hoặc hộ chiếu của nó

Cấm xếp chứa bất kỳ một loại tải trọng nào lên trên các thang của giàngiáo, sàn công tác

Điều 183 Khi giàn giáo cao hơn 6m thì phải làm ít nhất 2 sàn công tác.

Sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới Khi làm việc đồng thời trên 2 sàn thì

vị trí giữa hai sàn này phải có sàn hay lưới bảo vệ

Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn trong cùng một khoang mà không cóbiện pháp bảo đảm an toàn

Điều 184 Ván lát sàn công tác phải là gỗ tốt, có chiều dày ít nhất là 3cm

Trang 38

các tấm không được lớn hơn 1cm Khi dùng ván rời đặt theo dọc thì các tấm vánphải đủ chiều dài để gác được trực tiếp hai đầu ván lên thanh đà, mỗi đầu vánphải chìa ra khỏi thanh đà một đoạn ít nhất bằng 20cm và được buộc hay đóngđinh ghim chắc vào thanh đà Khi dùng các tấm ván lắp ghép phải nẹp bên dưới

để giữ ván khỏi bị trượt

Điều 185 Khi làm sàn công tác phải có lan can bảo vệ, lan can phải làm

cao 1m và có ít nhất hai thanh ngang giữ cho người khỏi bị ngã, chân lan can cótấm chắn chống trượt cao tối thiểu 2cm Mặt sàn không được trơn trượt, nếu mặtsàn bằng kim loại thì phải có gân tạo nhám Các lối đi qua lại phía dưới phảiđược che chắn bảo vệ

Điều 186 Khi lắp và tháo dỡ giàn giáo phải có người Chỉ huy trực tiếp

hoặc Lãnh đạo công việc hướng dẫn và giám sát Chỉ được bố trí công nhân có

đủ tiêu chuẩn làm việc trên cao, có kinh nghiệm và phải được hướng dẫn trình tựcũng như các biện pháp an toàn mới được giao nhiệm vụ tháo dỡ giàn giáo ởtrên cao

Điều 187 Giàn giáo sau khi lắp dựng xong phải thành lập hội đồng

nghiệm thu

- Chủ tịch hội đồng là Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc người được uỷ quyền

- Các thành viên gồm: Kỹ sư an toàn (chủ trì), Quản đốc, Phó Quản đốcPhân xưởng Vận hành, Trưởng, Phó Phòng Kỹ thuật, Trưởng ca hoặc Trưởngkíp, người Chỉ huy trực tiếp

Chỉ sau khi có biên bản nghiệm thu do Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu kýmới được phép cho đội công tác làm việc trên giàn giáo

Điều 188 Khi kiểm tra nghiệm thu phải xem xét sơ đồ, kích thước giàn

giáo theo đúng thiết kế, hệ giằng, các mối liên kết và những điểm neo giàn giáovới công trình đảm bảo độ chắc chắn Ván lát sàn, lan can, chống trượt…phảiđúng quy định

Ngày đăng: 03/03/2016, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w