quan tâm đến hạch toán kinh tế, giảm chi phí sản xuất, tăng nhanh vòng quay củavốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệpcũng như nâng cao sự đóng góp c
Trang 1Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 1 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -
-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ THU TRÀ NGUYỄN THỊ TÂM Mã Số SV: 4031542 Lớp: Ngoại thương Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 2 SVTH: Nguyễn Thị Tâm MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Sụ cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3
2.1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN.3 2.1.2 CƠ CHẾ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN 8
2.1.3 RỦI RO TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN 14
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 18
2.2.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 18
CHƯƠNG 3 : KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KIÊN GIANG 20
3.1 Quá trình hình thành và phát triển 20
3.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban 21
3.2.1 Cơ cấu tổ chức 21
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 21
3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 22
3.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Kiên Giang 24
3.4.1 Thuận lợi 24
3.4.2 Khó khăn 25
3.4.3 Định hướng phát triển 25
3.5 Các phương thức cho vay trung và dài hạn đang áp dụng tại chi nhánh 26
3.5.1 Phương thức cho vay từng lần 26
3.5.2 Phương thức cho vay theo dự án đầu tư 26
3.5.3 Phương thức cho vay đồng tài trợ 27
3.6 Quy trình nghiệp vụ cho vay tại NHCT Kiên Giang: 27 Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Trang 2CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ
DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KIÊN
GIANG 28
4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN 28
4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn 29
4.1.2 Tình hình biến động nguồn vốn 32
4.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN 36
4.2.1 Doanh số cho vay 36
4.2.2 Doanh số thu nợ 40
4.2.3 Dư nợ 42
4.2.4 Nợ quá hạn 45
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHCT KIÊN GIANG 48
4.3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 48
4.3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 50
4.3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO NGÀNH KIN TẾ 53
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHCT KIÊN GIANG 58
5.1 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn
5.1.1 Kết quả đạt được 58
5.1.2 Những tồn tại 59
5.2 Nguyên nhân của những tồn tại 63
5.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NHCT Kiên Giang 64
5.3.1 Tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn 64
5.3.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và đánh giá chất lượng tín dụng 65
5.3.3 Thực hiện tốt quy chế cho vay 66
5.3.4 Cải thiện chất lượng công tác thu thập thông tin tín dụng 67
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Trà 4 SVTH: Nguyễn Thị Tâm 5.3.5 Thực hiện chính sách khách hàng 69
5.3.6 Định giá, phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố 69
5.3.7 Đẩy mạnh hình thức cho vay đồng tài trợ nhằm phân tán rủi ro .70
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
6.1 KẾT LUẬN 71
6.2 KIẾN NGHỊ 72
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương 72
6.2.2 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước 73
6.2.3 Đối với Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Kiên Giang 74 Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 5 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
CHƯƠNG 1
Trang 3GIỚI THIỆU
1.1 Sụ cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm vừa qua hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn gắnliền với sự nghiệp đổi mới đất nước Ngân hàng đóng vai trò quan trọngtrong sự nghiệp xậy dựng và phát triển đất nước là mạch máu nuôi sống cảnền kinh tế, thúc đẩy quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn trong xã hội.Ngày nay khi Việt Nam đã trở thành viên chính thức của tôt chức
thương mại thế giới (WTO) Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cácdoanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với những khó khăn và thử tháchhết sức to lớn trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.Trong đó vấn đề quan trọng hàng đầu là của các doanh nghiệp trong nước
là nguồn vốn kinh doanh Xuất phát từ nhu cầu đó đã đặt ra cho ngân hàngmột nhiệm vụ vô cùng quan trọng là thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗitrong xã hội để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng cho các doanh
nghiệp Mặt khác, trong giai đoạn hội nhập kinh tế các ngân hàng thươngmại trong nước còn đứng trước những khó khăn lớn trong việc cạnh tranhvới các ngân hàng nước ngoài với bề dày kinh nghiêm trong việc kinh doanhtiền tệ, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và công nghệ hiện đại
Do đó các ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng tín dụng và
nâng cao chất lượng tín dụng đổi mới khoa học kĩ thuật, đào tạo đội ngũnhân viên có trình độ chuyên môn cao, có thể tồn tại và đứng vững trong thịtrường kinh doanh tiền tệ ngày nay
Trong hoạt động của ngân hàng , lợi nhuận trong hoạt động kinh
doanh cũng thể hiện phần nào hiệu qur hoạt động của ngân hàng Mặtkhác, hiệu quả hoạt động của ngân hàng còn được thể hiện qua hiệu quả củahoạt động tín dụng nói chung trong đó tín dụng trung và dài hạn đóng vaitrò chủ yếu Bởi lẻ hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính củangân hàng thương mại, hoạt động tín dụng tốt hay xấu, chất lượng hiệu quảcủa hoạt động tín dụng như thế nào sẽ quyết định đến lợi nhuận của ngânhàng, quyết định sự thành công hay thất bại trên thị trường tiền tệ
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 6 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Nhân thấy được tầm quan trọng to lớn của hoạt động tín dụng trung và dàihạn cho nên em quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của em là “ Phântích hoạt động tín dung trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng CôngThương Việt Nam” Qua đó tìm hiểu thực trạng huy động vốn tại ngân hàngnhư thế nào ?
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại
chi nhánh ngân hàng Công thương Kiên Giang Qua đó đề xuất một số biệnpháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế rỉu ro trong hoạt độngtín dụng trung và dài hạn
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm
2004, 2005, 2006 để thấy được sự biến động của kết quả hoạt động kinh
Trang 4doanh của đơn vị Từ đó thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngânhàng.
Phân tích các chỉ, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài
hạn:
+ Hệ số thu nợ
+ Vòng quay tín dụng
+ Tỉ lệ nợ quá hạn
Từ việc phân tích trên, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động và hạn chế rủi ro của hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạingân hàng
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian: chi nhánh NHCT Kiên Giang
1.3.2 Thời gian: Số liệu nghiên cứu trong 3 năm 2004 2005, 2006
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu : hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi
nhánh NHCT Kiên Giang
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 7 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
- Tín dụng dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng
tháng trở lên nhưng tối đa bằng thời gian khấu hao cần thiết của tài sản hìnhthành từ vốn vay
- Ngân hàng cho vay vốn trung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tưphát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị, mua sắm tài sản cố định
và tài sản lưu động thường xuyên
2.1.1.2 Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn
* Thời hạn cho vay: thời hạn cho vay kéo dài và có những dự án lên đến
hàng chục năm tuỳ thuộc vào thời gian xây dựng công trình, cộng nghệ sản xuất,thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồnvốn cho vay của tổ chức tín dụng Đối với các pháp nhân Việt Nam và nướcngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết địnhthành lập hoặc giấy phép hoạt động; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn chovay không vượt quá thời hạn cho phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam
* Mức độ rủi ro: tín dụng trung và dài hạn có mức độ rủi ro cao hơn so vớitín dụng ngắn hạn Đó là rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất, rủi ro trong việc sửdụng nguồn vốn Nguyên nhân của những rủi ro trên là cho vay trong một thờigian kéo dài nên Ngân hàng khó dự báo được những biến động của nền kinh tế,đồng thời bản thân dự án của khách hàng cũng có những thay đổi Chính vì điềunày các Ngân hàng thường muốn có sự đảm bảo chắc chắn cho khoản vay Tàisản dùng để đảm '62ảo phải có giá trị lâu dài, không bị mất theo thời gian
* Lãi suất cho vay: lãi suất cho vay trung và dài hạn phụ thuộc vào lãi suất
Trang 5huy động vốn bình quân nhưng nguyên tắc của lãi suất tín dụng trung và dài hạnphải cao hơn lãi suất ngắn hạn do tín dụng trung và dài hạn có độ rủi ro cao hơn,nguồn vốn cho vay có mức lãi suất huy động cao hơn.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 8 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Lãi suất cho vay trung và dài hạn có thể là lãi suất cố định trong suốt thời
gian vay vốn nhưng cũng có thế áp dụng theo lãi suất thả nổi lên xuống tuỳ theobiến động của thị trường
* Phương pháp hoàn trả: do giá trị món vay lớn và thời gian sử dụng lâu
dài nên khoản tín dụng trung và dài hạn được hoàn trả dưới hình thức phân kỳ vàmỗi kỳ trả nợ người vay chỉ trả một phần nhất định Mỗi định kỳ trả nợ dài hayngắn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa người vay với Ngân hàng cho vay vàđược ghi vào hợp đồng tín dụng Khi bên đi vay đã cam kết trả nợ theo định kỳthì phải chấp hành đúng cam kết
2.1.1.3 Vai trò của tín dụng trung và dài hạn
- Đầu tư vốn tín dụng trung và dài hạn là nhu cầu mang tính khách quan củanền kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Ở nước ta, cácngành kinh tế quốc dân đều có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư trung và dài hạn đểtạo lập cơ sở vật chất ban đầu, đổi mới công nghệ hay mở rộng quy mô sản xuấtkinh doanh
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước để tạo lập một nền tảng cơ sở vật chấtban đầu vững chắc và hiện đại trong khi ngân sách nhà nước không thể đầu tư đủcho tất cả các lĩnh vực thì sự tài trợ bằng cho vay trung và dài hạn của ngân hàng
là giải pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư thay thế thiết bị đã
cũ, lạc hậu, xây dựng nhà xưởng mới để mở rộng sản xuất, tăng năng suất laođộng, tăng chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm, gópphần nâng cao đời sống nhân dân
- Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn tích luỹ chưa đủ lớn
để có thể tham gia các dự án, thì tín dụng trung và dài hạn lại có mặt để cùngtham gia hỗ trợ với doanh nghiệp trong những dự án khả thi Với tín dụng trung
và dài hạn, các doanh nghiệp khô ng còn lo lắng sẽ mất cơ hội kinh doanh chỉ vìkhông đủ vốn tham gia Chính điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực
và hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Việc gia tăng tín dụng trung và dài hạn sẽ góp phần đẩy mạnh việc cho
vay ngắn hạn Khi ngân hàng cho vay dài hạn để xây dựng nhà máy sản xuất thìkhi xây dựng xong nếu doanh nghiệp chưa có nguồn tài trợ cho việc mua nguyênnhiên vật liệu để bắt đầu sản xuất thì ngân hàng có thể đẩy mạnh cho vay ngắnLuận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 9 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
hạn để doanh nghiệp có thể đi vào sản xuất, tạo tiền đề cho việc thu nợ khoản tíndụng trung và dài hạn trước đó
- Tín dụng trung và dài hạn còn góp phần vào nền tài chính quốc gia, trướchết tín dụng trung và dài hạn góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạchtoán kinh tế của các doanh nghiệp vay vốn Doanh nghiệp phải hoàn trả cả vốn
và lãi đúng thời hạn, nếu vi phạm sẽ bị phạt bằng lãi suất hoặc các biện pháp chếtài khác Chính sự ràng buộc đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên
Trang 6quan tâm đến hạch toán kinh tế, giảm chi phí sản xuất, tăng nhanh vòng quay củavốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệpcũng như nâng cao sự đóng góp của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, gópphần công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.
- Ngoài ra, tín dụng trung và dài hạn còn giúp các doanh nghiệp giải quyết
những khó khăn về tài chính trong giai đoạn hiện tại để doanh nghiệp có thể mởrộng sản xuất trong tương lai Trường hợp này áp dụng đối với doanh nghiệpđang trong giai đoạn tăng trưởng liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ
đó làm phát sinh nhu cầu duy trì những khoản nợ cũ Bên cạnh đó, các doanhnghiệp cũng có nhu cầu vay dài hạn ngân hàng để thanh toán cho các trái phiếuđược quyền mua lại, có lãi suất lúc phát hành cao
2.1.1.4 Ý nghĩa của tín dụng trung và dài hạn
- Tín dụng trung và dài hạn là loại đầu tư có hoàn trả trực tiếp, do đó nó
kích thích việc sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm và có hiệu quả
- Tín dụng trung và dài hạn là hình thức đầu tư mang tính linh hoạt, thông
qua ngân hàng vốn đầu tư có thể thâm nhập vào nhiều ngành nghề khác nhau vớinhững quy mô khác nhau do đó nó thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản nhất củadoanh nghiệp như đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyềncông nghệ
- Tín dụng trung và dài hạn là hình thức đầu tư bằng nguồn vốn tiết kiệm vàtích lũy trong xã hội, vì vậy nó cho phép khai thác triệt để các nguồn lực tiềmnăng của nền kinh tế như lao động, tài nguyên, đất đai để phục vụ nhu cầu ngàycàng cao của nền kinh tế và xã hội
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 1 0 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
2.1.1.5 Các hình thức tín dụng trung và dài hạn
a/ Cho vay theo dự án đầu tư
Cho vay theo dự án đầu tư là hình thức cho vay trung và dài hạn của ngân
hàng, theo đó đối tượng cho vay là chi phí để thực hiện các dự án đầu tư (hoặcphương án đầu tư) phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống.Hình thức đảm bảo tiền vay này là tài sản hình thành từ vốn vay nên sau khihoàn thành công trình khách hàng sẽ giao cho ngân hàng biên bản chứng nhận sởhữu công trình do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc ngân hàng cho vay bằng tínchấp
Phương thức này hiện được Chi nhánh áp dụng cho vay rộng rãi vì nó đáp
ứng được nhu vốn đầu tư lớn và thời hạn vay dài của khách hàng
b/ Cho vay trả góp
Khách hàng vay có phương án trả nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các khoảnthu nhập chắc chắn, ổn định
Sau khi thẩm định quyết định cho vay, ngân hàng cho vay và khách hàng
xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra đểtrả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay và ký hợp đồng tín dụng Hợpđồng tín dụng ghi rõ : các kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ ở mỗi kỳ hạn gồm cả gốc
và lãi
c/ Cho vay hợp vốn
Đây là hình thức cho vay tài trợ cho việc xây dựng tài sản cố định có giá trị
Trang 7lớn, thời hạn dài mà dự tính sẽ mang lại thu nhập trong tương lai như: xây dựngbến cảng, nhà ga, công trình thuỷ điện…trong đó một nhóm các tổ chức tài chínhliên kết tập hợp vốn để cho khách hàng vay, do món vay lớn vượt quá khả năngcho phép có thể đáp ứng của Ngân hàng vì vậy cần có sự hợp vốn, đồng tài trợ.Cho vay hợp vốn còn được áp dụng trong trường hợp một ngân hàng có đủ khảnăng cho vay nhưng không quyết định cho vay do chứa đựng nhiều rủi ro đòi hỏiphải có sự hợp vốn đồng tài trợ của nhiều ngân hàng để nhằm chia sẻ rủi ro.Cho vay hợp vốn thường được thể hiện qua hai hình thức:
- Cho vay hợp vốn trực tiếp: Trong hình thức này nhiều Ngân hàng tham
gia cho vay đối với một khách hàng vay Song mỗi Ngân hàng có một hợp đồngcho vay riêng đối với khoản tiền mà Ngân hàng đó đã cấp cho người vay CácLuận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 1 1 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Ngân hàng cùng tham gia không chịu trách nhiệm trong trường hợp Ngân hàngkhông cung ứng đầy đủ và đúng hạn số tiền mà mình đã cam kết cho khách hàngvay và trong trường hợp khách hàng không trả được nợ thì tự Ngân hàng đứng ragiải quyết
- Cho vay hợp vốn gián tiếp: Đối với cho vay hợp vốn gián tiếp nhiều
Ngân hàng cho vay một khách hàng nhưng chỉ có một hợp đồng cho vay được kýkết với khách hàng và các thành viên tham gia đều chịu trách nhiệm ràng buộcpháp lý lẫn nhau
d/ Cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở hợp
đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là công ty cho thuê tài chính và bên đithuê là khách hàng Khi hết thời hạn thuê, khách hàng được quyền mua lại hoặctiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê.Trong thời hạn cho thuê, các bên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng.Cho thuê tài chính được coi là nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn bởi các
lý do sau:
Theo thông lệ quốc tế, thời hạn cho thuê tài sản phải tối thiểu bằng 60% 70% thời gian sử dụng của tài sản, mà tài sản cho thuê là máy móc, thiết bị vàcác động sản khác có thời gian sử dụng dài
Tiền mua tài sản cho thuê do công ty tài chính bỏ ra nên thực chất của
việc cho thuê là cho vay vốn
- Chi phí tiền thuê tài sản được các công ty tài chính xác định trên cơ sở lãisuất cho vay trung và dài hạn
Để thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính, ngân hàng thương mại phải lập
công ty tài chính dưới hình thức công ty con
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 1 2 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
2.1.2 CƠ CHẾ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
2.1.2.1 Đối tượng tín dụng trung và dài hạn
- Đối tượng cho vay trung và dài hạn là các công trình, hạng mục công
trình, hay dự án đầu tư có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhanhchóng phát huy tác dụng thu hồi vốn nhanh
- Công trình xây dựng cải tạo hay mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
Trang 8- Công trình khôi phục, thay thế tài sản cố định.
2.1.2.2 Nguyên tắc tín dụng trung và dài hạn
a/ Theo sát phương hướng, mục tiêu kế hoạch của nhà nước
Quá trình cung ứng vốn tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế phải
luôn hướng đến mục tiêu và yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội trong từng giaiđoạn phát triển cụ thể của đất nước để từ đó hỗ trợ cho những mục tiêu, phươnghướng của nhà nước được hoàn thiện hơn
b/ Sử dụng vốn vay đúng mục đích
Khi doanh nghiệp muốn vay vốn trung và dài hạn thì doanh nghiệp phải lậpđược phương án sản xuất để xin vay, ngân hàng dựa trên phương án đó để thẩmđịnh cho vay và định nguồn thu nợ từ phương án đó Vì vậy việc sử dụng vốnvay đúng mục đích là rất quan trọng vì nó quyết định khả năng trả nợ của kháchhàng đối với ngân hàng
c/ Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn
Nguồn vốn cho vay của các ngân hàng là nguồn vốn có kỳ hạn, vì vậy các
ngân hàng không thể cho doanh nghiệp vay vô thời hạn Khi hết thời hạn vaydoanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả ngay đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàngnhư đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng để đảm bảo cho kế hoạch và khả năngthanh toán cho người gửi tiền của ngân hàng Việc đề ra nguyên tắc này nhằmđảm bảo cho ngân hàng tồn tại và hoạt động một cách bình thường
d/ Sử dụng vốn phải có hiệu quả kinh tế - xã hội cao
Một khoản tín dụng được coi là có hiệu quả thì trước hết nó phải thúc đẩy
nhanh nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tạo ra nhiều khối lượng sảnphẩm, dịch vụ, đồng thời tạo ra nhiều tích luỹ để thực hiện tái sản xuất mở rộng.Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 1 3 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Một dự án, một chương trình sản xuất kinh doanh không có hiệu quả hoặc
hiệu quả thấp mà nếu được cho vay sẽ khó có khả năng thu hồi vốn, điều này ảnhhưởng không chỉ đến ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Vậynhư thế nào là sử dụng vốn vay có hiệu quả ? Việc sử dụng vốn vay có hiệu quả
là khi bên đi vay hoàn trả vốn và lãi đúng thời hạn Ngoài ra việc cho vay một dự
án còn phải xét đến khía cạnh lợi ích xã hội bởi một dự án khi thực hiện mà làmảnh hưởng quá nhiều đến lợi ích xã hội như gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại vềvật chất của nền kinh tế thì dự án đó là phi hiệu quả
e/ Tránh rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán
Theo nguyên tắc này, tín dụng trung và dài hạn phải được nghiên cứu kỹ
lưỡng, kiểm tra, phân tích từng hồ sơ, xem xét các dự án một cách thận trọng đểtránh rủi ro và nhằm đảm bảo khả năng thanh toán Để làm được điều này thì khicho vay các ngân hàng phải chú ý:
- Không tập trung vốn tín dụng vào một số ít công trình, vì rủi ro sẽ rất caonếu đầu tư sai, cần phải phân tán rủi ro bằng cách mở rộng phạm vi cho vay vàlĩnh vực cho vay
- Dự đoán được khả năng tồn tại và hoạt động của các công trình trên cơ sởnghiên cứu tình hình thực tế
- Nên đầu tư vào những công trình có giá trị thiết thực, có kỹ thuật cao
nhưng không bị lạc hậu quá nhanh
Trang 9- Thực hiện đầu tư vào những công trình hay dự án mang tính khả thi, hiệuquả kinh tế lớn, thời gian hoàn vốn trên lý thuyết là phù hợp
2.1.2.3 Điều kiện tín dụng trung và dài hạn
- Khách hàng là pháp nhân hoặc thể nhân phải có năng lực pháp luật dân
sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng ngànhnghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng quy định củapháp luật
- Sản xuất kinh doanh phải có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ hoàn trả nợ đúnghạn của những khoản vay trước đó
- Phải có một lượng vốn tự có tham gia vào dự án theo đúng quy định
- Nếu ngân hàng yêu cầu thì doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp hoặc bảolãnh của bên thứ ba
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 1 4 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
- Phải mua bảo hiểm tài sản cho tài sản hình thành từ vốn vay, trường hợpkhông mua bảo hiểm phải được sự chấp thuận của ngân hàng
- Tổ chức hạch toán kế toán, quản lý tài chính theo đúng pháp lệnh kế toánthống kê và điều lệ của tổ chức kinh tế
2.1.2.4 Mức cho vay đối với tín dụng trung và dài hạn
Mức cho vay một dự án nhiều hay ít phụ thuộc vào hai nhân tố:
- Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá tỷ lệ khống chếtheo quy định là 15% vốn tự có của ngân hàng (trừ trường hợp cho vay từ cácnguồn uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức và cá nhân hoặc những dự án đã trình
và được Chính phủ đồng ý cho vay vượt 15% vốn tự có của ngân hàng)
- Nhu cầu vay của khách hàng
Nhu cầu nhu cầu Nguồn vốn tự có
vốn vay của = cần thiết - và nguồn vốn khác tham
khách hàng của dự án gia vào dự án
Trường hợp cho vay có tài sản đảm bảo thì mức cho vay trên tài sản thế
chấp là tuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng, ngân hàng có thể cho vay 70%, 80% nếuthấy không rủi ro là chấp nhận được Tuy nhiên thông thường thì các ngân hàngcho vay là 70%/ giá trị tài sản thế chấp
2.1.2.5 Thời hạn cho vay trung và dài hạn
a/ Thời hạn cho vay
Có hai trường hợp như sau:
- Nếu khoản vay phát huy ngay được hiệu quả sau khi khoản tiền vay phát
ra, thời hạn cho vay chính là thời hạn thu hồi nợ
- Nếu trường hợp khoản vay sau khi số tiền được phát ra phải trải qua mộtthời gian mới phát huy hiệu quả và có khả năng thu hồi thì thời hạn cho vayngoài thời hạn thu hồi nợ phải tính cả thời gian n ày gọi là thời gian ân hạn.Thời gian cho vay = Thời gian ân hạn + Thời gian trả nợ
Trong đó thời hạn trả nợ phụ thuộc vào kỳ hạn nợ
Số tiền vay ban đầu
Thời hạn trả nợ =
-Số tiền gốc bình quân thanh toán mỗi kỳ
Luận văn tốt nghiệp
Trang 10GVHD: Phạm Thị Thu Trà 1 5 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
b/ Kỳ hạn nợ: Có hai loại kỳ hạn nợ
* Kỳ hạn nợ một lần: tiền vay (gốc và lãi) được hoàn trả một lần khi hết
thời hạn cho vay Áp dụng cho khoản vay có giá trị nhỏ v à thời gian ngắn
* Kỳ hạn nợ nhiều lần: lúc này tiền vay được hoàn trả nhiều lần Áp dụng
cho khoản vay lớn
- Tiền lãi và gốc được trả nợ đều theo từng tháng, từng quý, năm
- Theo thời vụ
2.1.2.6 Lãi suất tín dụng trung và dài hạn
Việc xác định lãi suất cho vay trung và dài hạn phải dựa vào các yếu tố:
- Mức lãi suất chung trên thị trường
- Số tiền vay: khoản vay trung và dài hạn có quy mô càng lớn thì lãi suất
cho vay càng thấp vì giảm thiểu được chi phí biên tế
- Thời hạn vay: khoản vay trung và dài hạn càng dài thì lãi suất càng cao vìviệc quản lý phức tạp hơn, rủi ro cao hơn
- Loại khách hàng: khách hàng có mức độ rủi ro cao sẽ chịu mức lãi suất
cao hơn khách hàng có mức độ rủi ro thấp hơn
Dựa vào sự phán đoán nhận định về tình hình kinh tế, xu hướng phát triển
của nền kinh tế, của ngành, của doanh nghiệp vay vốn
Ngân hàng có thể áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với khách
hàng là lãi suất cho vay cố định hoặc thả nổi Nếu áp dụng lãi suất thả nổi thìtrong hợp đồng tín dụng thường quy định kèm theo điều khoản về lãi suất trần vàlãi suất sàn để hạn chế tính biến động quá mức dự đoán của ngân hàng về lãi suất
và giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên
2.1.2.7 Nguồn trả nợ
Nguồn trả nợ trong cho vay trung và dài hạn loại trừ tín dụng tuần hoàn ra
thì hoàn toàn khác nguồn trả nợ trong cho vay ngắn hạn Các khoản vay trung vàdài hạn được dùng chủ yếu cho nhu cầu tài sản cố định nên nguồn trả nợ chính làkhả năng sinh lời được tạo ra từ dự án xin vay và nguồn khấu hao tài sản đượchình thành từ vốn vay, đây là nguồn trả nợ quan trọng Đối với các khoản tíndụng tuần hoàn thì nguồn tiền để trả nợ cho ngân hàng lấy từ doanh thu thực tế
và dược tính toán cụ thể thông qua bảng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 1 6 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
2.1.2.8 Tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo được xem là một trong những biện pháp để phòng chống
rủi ro của ngân hàng khi cho vay Nó là một phần tài chính của khách hàng đượcgiao cho ngân hàng và được xem là nguồn thu nợ thứ hai cho khoản vay trongtrường hợp khách hàng bị phá sản
Tài sản đảm bảo có thể là bản thân tài sản hình thành từ vốn vay hoặc cũng
có thể là tài sản khác thuộc sở hữu pháp lý của người đi vay hoặc có thể là sự bảolãnh của bên thứ ba
2.1.2.9 Giải ngân và quản lý món vay
- Đối với khoản vay nhằm mua sắm máy móc thiết bị thì phương thức giải
ngân là ứng hết toàn bộ số tiền vay một lần
- Đối với khoản vay hình thành nên tài sản cố định thì việc giải ngân được
Trang 11trải theo tiến độ thi công.
-Đối với khoản vay tài trợ cho nhu cầu tài sản lưu động thường xuyên thì
tuỳ theo nhu cầu tài sản mà người vay có thể rút tiền một hay nhiều lần
Các ngân hàng không bao giờ ứng trước tiền vay cho khách hàng khi mà
các nhu cầu chi tiêu liên quan đến mục đích vay chưa phát sinh
Trong thời hạn vay, theo định kỳ ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra việc sử
dụng tiền vay cũng như tài sản hình thành từ tiền vay nhằm đảm bảo rằng tiềnvay đã được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả Trong trường hợp khoản vay
có tài sản đảm bảo thì việc kiểm tra và tái thẩm định tài sản đảm bảo theo định kỳ
là cần thiết
2.1.2.10 Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn
Các loại nguồn vốn ngân hàng có thể sử dụng cho vay trung và dài hạn:
- Trước tiên để cho vay trung và dài hạn ngân hàng phải có nguồn vốn ổn
định có thời hạn dài và an toàn để cho vay Nguồn vốn này chính là vốn tự có củacác ngân hàng thương mại Hiện nay nguồn vốn tự có của các ngân hàng thươngmại rất hạn chế vì vậy mà khả năng cho vay trung và dài hạn cũng rất hạn hẹp Điều đó làm hạn chế việc mở rộng quan hệ của ngân hàng với khách hàng màđặc biệt là những khách hàng lớn co nhu cầu vay trung dài hạn với qui mô lớn.Ngân hàng có thể linh động sử dụng các quỹ mà ngân hàng tạo lập được từ lợinhuận sau thuế để cho vay trung dài hạn, các quỹ này cũng có tính chất gầnLuận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 1 7 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
giống như vốn tự có nên ngân hàng có thể sử dụng theo một tỷ lệ '6Dà ngân hàngthấy hợp lý để cho vay trung dài hạn
- Nguồn thứ hai để cho vay trung và hạn là nguồn vốn huy động có kỳ hạn
từ dân cư thông qua hình thức huy động tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên.Hiên nay nguồn vốn nay không nhiều vì dân chúng không thích gửi tiền với thờihạn dài Ngoài ra nếu ngân hàng chỉ cho vay trung và dài hạn bằng nguồn vốnnày thì chi phí sẽ rất cao bởi vi huy động vốn với thời hạn dài thì phải trả lãi suấtcao, điều này sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng và khiến cho hoạt động củangân hàng không được hiệu quả Các ngân hàng cần phải cân nhắc về điều này
- Nguồn thứ ba khá an toàn là vay vốn thông qua việc phát hành trái phiếu
ngân hàng có kỳ hạn dài Hiện nay theo thống kê thì nguồn vốn nhàn rỗi trongnhân dân rất lớn, nó đang bị lãng phí do công chúng không đem đầu tư để sinhlợi mà chỉ nắm giữ ở nhà Vì vậy nếu ngân hàng tận dụng được nguồn vốn nàythì hiệu quả mang lại không chỉ cho ngân hàng mà còn cho toàn xã hội
- Nguồn thứ tư là ngân hàng có thể sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn
theo một tỷ lệ hợp lý để cho vay trung và dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn này chính
là các nguồn vốn huy động ngắn hạn, các tài khoản tiền gởi thanh toán và tiềngời hoạt kỳ Việc ngân hàng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung vàdài hạn này phải rất cẩn trọng vì nó có thể dẫn đến rủi ro mất khả năng thanhtoán tiền gởi cho khách hàng của ngân hàng
- Nguồn thứ năm là vay nợ nước ngoài để cho vay trung và dài hạn Đây làmột hình thức khá phổ biến của các ngân hàng trên thế giới Các tổ chức nướcngoài đôi khi cũng muốn chuyển hướng đầu tư sang các nước đang phát triển vìcác nước phát triển đang ở trong trang thái bão hoà về lợi nhuận trên vốn đầu tư,
Trang 12hoặc cho vay nhằm mục đích là để bán hàng hoá sang các nước đang phát triển.Với nguồn vốn vay từ các tổ chức nước ngoài thì ngân hàng sẽ có được nguồnvốn với số lượng lớn, lãi suất chấp nhận được nhưng chất lượng vốn cao.
- Nguồn vốn cuối cùng là vay vốn từ ngân hàng nhà nước Nguồn này rất bịhạn chế do phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước, ngoài racác ngân hàng thương mại cũng không dễ dàng để có thể vay ngân hàng nhànước do lãi suất rất cao và dễ gây ra lạm phát cho nền kinh tế
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 1 8 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
2.1.3 RỦI RO TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
2.1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực
hiện được các nghiệp vụ tài chính đối với ngân hàng Hay nói cách khác rủi ro tíndụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được donguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ chongân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạtđộng và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản
Đây là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nềnhất Thông thường ở các nước, nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập chongân hàng Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thu nhập từ hoạt động tíndụng mang lại thường chiếm 70% - 90% tổng thu nhập Nhưng đồng thời tronglĩnh vực này cũng chứa đựng nhiều rủi ro bởi các khoản tiền cho vay bao giờcũng có xác xuất vỡ nợ cao so với những khoản đầu t ư khác
2.1.3.2 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra
a/ Đối với ngân hàng
Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động củangân hàng là nguồn vốn huy động, mà khi ngân hàng không thu hồi được nợ gốc
và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của ngân hàng dần dần lâm vào tìnhtrạng thiếu hụt
Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanhtoán, làm cho ngân hàng lỗ và '63ó nguy cơ phá sản
b/ Đối với nền kinh tế xã hội
Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh
tế, đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, đến toàn bộ các tầng lớp dân cư
Vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng và có khảnăng phát sinh lây lan sang các ngân hàng khác và tạo cho dân chúng một tâm lý
sợ hãi Khi đó, dân chúng sẽ đưa nhau đến ngân hàng rút tiền trước thời hạn, điều
đó cũng có thể đưa đến sự phá sản của đồng loạt các ngân hàng Như vậy rủi rotín dụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 1 9 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Những điều nêu trên cho chúng ta thấy rủi ro tín dụng là vấn đề rất nghiêmtrọng mà Chính phủ các nước phải quan tâm, đặc biệt là Ngân hàng Trung Ươngphải có những chính sách khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác thanh tra,kiểm soát, chiết khấu, tái chiết khấu và sẵn sàng hỗ trợ cho các Ngân hàng
Trang 13Thương Mại khi có các biến cố rủi ro xảy ra.
2.1.3.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trung và dài hạn
a/ Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn
Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ
trả nợ, vốn bị ứ đọng khó có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng lớn, cáckhoản lãi chưa thu hồi ngày càng gia tăng Nguyên nhân dẫn đến tình trạngnày là:
- Khi các cá nhân vay vốn gặp phải các nguy cơ sau đây thường không trả
nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi như: thu nhập không ổn định, bị sa thải,thất nghiệp, bị tai nạn lao động, hoả hoạn, lũ lụt, ho àn cảnh gia đình khó khăn, sửdụng vốn sai mục đích, thiếu năng lực pháp lý
- Các doanh nghiệp thường không trả được nợ vay của ngân hàng đầy đủ cảgốc và lãi khi gặp phải những trường hợp sau: năng lực chuyên môn và uy tín củangười lãnh đạo đơn vị giảm thấp, khả năng tài chính của doanh nghiệp bị giảm
do lỗ trong kinh doanh, sử dụng vốn sai mục đích, thị trường cung cấp vật tư bịđột biến, bị cạnh tranh và mất thị trường tiêu thụ, sự thay đổi trong chính sáchcủa nhà nước, những tai nạn bất ngờ
b/ Những nguyên nhân khách quan
* Tình hình kinh tế trong nước
Hoạt động của ngân hàng là hoạt động rất nhạy cảm với những biến động
của nền kinh tế - xã hội Trong giai đoạn kinh tế suy thoái thường xuất hiệnnhững doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, từ đó có các khoản tiền vay ngân hàngkhông trả được Điều này làm cho nợ quá hạn trong ngân hàng tăng lên nhanhchóng
Trong giai đoạn nền kinh tế có lạm phát cao và ngày càng gia tăng cũng có
thể dẫn đến rủi ro tín dụng, bởi vì trong giai đoạn này người gửi tiền có tâm lý lo
sợ rằng đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi ngân hàng, cho nên họ muốn rúttiền ra khỏi ngân hàng Trong khi đó những người đi vay lại muốn gia tăng nhuLuận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 2 0 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếpđến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như những khoản đầu tư của ngânhàng không có hiệu quả Nguy cơ này có thể làm hoạt động cho vay của ngânhàng bị phá sản
* Tình hình thế giới
Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia là một tế bào của nền kinh tế chung
thế giới Hoạt động kinh tế các nước đều có tác động ảnh hưởng lẫn nhau vì xuhướng toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới Nhiều tập đoàn công ty có xu hướng
mở rộng kinh doanh ra nước ngoài Sự hình thành các khu vực kinh tế và các khumậu dịch tự do như NAFTA, AFTA cho chúng ta thấy sự ảnh hưởng khôngnhỏ của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đối với mỗi thành viên.Chính vì vậy, khi có những biến cố và tình hình kinh tế, chính trị, quân sự
xảy ra ở bất kỳ nước nào cũng có thể tác động mạnh đến các nước khác trên thếgiới và sẽ dẫn đến '62iến động kinh tế trong nước và tác động xấu đến hoạt độngcủa ngân hàng Qua các cuộc khủng hoảng kinh tế như Thái Lan (1997), nó ảnhhưởng đến cả những nền kinh tế như Nhật Bản và Hàn Quốc và làm cho hệ thống
Trang 14tài chính ngân hàng ở những nước này phá sản hàng loạt Cuộc khủng hoảng gầnđây ở Argentina vào cuối 2001 cũng có tác động làm lung lay các nền kinh tếcũng như hệ thống tài chính ngân hàng các nước lân cận.
c/ Những nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng
* Đảm bảo đối nhân
Nếu người bảo lãnh gặp phải những tình huống chủ quan hay khách quan
đã được trình bày ở phần trên Điều đó có thể dẫn đến người bảo lãnh không cókhả năng thực hiện những lời cam kết của mình, tức là không có khả năng thaymặt người vay trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi
* Đảm bảo đối vật
Rủi ro tín dụng liên quan đến vật dùng để thế chấp, cầm cố nợ vay khi gặpphải những trường hợp sau:
- Việc đánh giá tài sản cầm cố, thế chấp không chính xác
- Tài sản thế chấp, cầm cố không tiêu thụ được
- Tài sản thế chấp, cầm cố bị hoả hoạn hoặc cấm lưu thông
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 2 1 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
- Tài sản thế chấp, cầm cố không được thực hiện đúng theo quy định của
pháp luật nên không thể phát mãi
d/ Những nguyên nhân do chính bản thân ngân hàng
Rủi ro tín dụng xảy ra còn có thể là do chính bản thân ngân hàng tạo ra
Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng do ngân hàng tạo ra có thể là nhữngnguyên nhân sau:
- Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong muốn về lợi nhuận cao hơncác khoản cho vay lành mạnh
- Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn
như cho khách hàng vay quá 15% vốn tự có của ngân hàng, thiếu tài sản thếchấp, cầm cố, cho vay khống
- Phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin sátthực
- Cán bộ ngân hàng vi phạm đạo đức kinh doanh
2.1.3.4 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trung và dài hạn
- Dấu hiệu về quan hệ với ngân hàng: Số dư trên tài khoản tiền gửi giảm sútliên tục, khó khăn trong thanh toán lương cho nhân viên, mức độ vay thườngxuyên gia tăng , thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi, thường xuyên yêu cầungân hàng cho đáo hạn, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu cần thiết, hệ sốthanh toán phát triển theo chiều hướng xấu, giảm vốn điều lệ
- Dấu hiệu về phương pháp quản lý của khách hàng: thay đổi cơ cấu hệ
thống quản trị, quản lý mang tính gia đình, có tranh chấp mâu thuẫn nội bộ, phátsinh những chi phí quản lý bất hợp lý, đạo đức của nhà lãnh đạo bị tha hoá, nơilàm việc xuống cấp, hư hỏng và lạc hậu
- Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính kế toán của khách hàng: chuẩn bị
không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn trong việc nộp các báo cáotài chính cho ngân hàng
-Dấu hiệu thuộc về vấn đề kỹ thuật và thương mại: khó khăn trong phát
triển sản phẩm, thay đổi thị trường, thay đổi từ chính sách của nhà nước
Trang 15Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 2 2 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
2.1.3.5 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
a/ Phân tích khách hàng
Đây là biện pháp tích cực nhất nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro Bởi có
đánh giá đúng khách hàng thì mới biết được khả năng hoàn trả nợ của họ Đánhgiá khách hàng thường chú trọng đến những mặt sau:
- Tình hình tài chính của khách hàng
- Tư cách, năng lực và trình độ hiểu biết của người đứng đầu doanh nghiệp
- Đánh giá tính khả thi của phương án vay vốn
b/ Phân tích tín dụng
- Phân tích chất lượng và hiệu quả tín dụng
- Phân tích khả năng mở rộng quy mô tín dụng
- Thực hiện các đảm bảo tín dụng
- Trình độ của cán bộ tín dụng
c/ Phân tán rủi ro
* NHTM không nên dồn vốn vào một hoặc một số ít khách hàng, cho dù
khách hàng đó '6Binh doanh có hệu quả Bởi vì khách hàng đó gặp khó khăn trongkinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM
* Cho vay hợp vốn: khi có rủi ro xảy ra gánh nặng sẽ không dồn vào một
ngân hàng nào, bởi các ngân hàng tham gia đồng tài trợ để chia sẻ rủi ro, hậu quảcủa nó được giảm nhẹ
* Bảo hiểm tín dụng: là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro Bảo hiểm
tín dụng có thể thực hiện dưới các loại như bảo hiểm hoạt động cho vay, bảohiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay
* Lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản vay bị rủi ro
2.1.3.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
a/ Hệ số thu nợ (%)
Doanh số thu nợ
HTN = x 100
Doanh số cho vay
Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng so với đồng
vốn cho vay Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn trên một đồng doanh sốcho vay
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 2 3 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
b/ Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
Doanh số thu nợ
V =
Dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu nợ
nhanh hay chậm, số vòng quay càng lớn càng tốt
c/ Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
Nợ quá hạn
Tỷ lệ NQH = x 100
Tổng dư nợ
Trang 16Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Tỷ lệ
này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
- Thu thập số liệu từ sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng
- Thu thập số liệu trong quá trình thực tập tại Ngân hàng như: báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạnqua 3 năm 2004, 2005, 2006
2.2.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Trong đề tài này, phương pháp phân tích chủ yếu là phương pháp so sánh
* Số gốc so sánh
- Khi nghiên cứu nhịp độ biến động tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số
gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước (năm nay so với năm trước)
* Điều kiện so sánh
- Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu
- Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu
- Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị tính
* Mục tiêu so sánh
Mục tiêu so sánh là xác định mức biến động tuyệt đối trên cơ sở so sánh trị
số của chỉ tiêu giữa 2 kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 2 4 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KIÊN GIANG
3.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 10/07/1988, Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nhà nước (nay là Thống
đốc) ký quyết định số 61/ NH-TCCB về việc thành lập Chi nhánh NHCT tỉnhKiên Giang, nhưng đến 19/08/1988 Chi nhánh mới bắt đầu khai trương hoạt độngtại 63 Lê Lợi, Vĩnh Thanh Vân, điện thoại: 863418
Lúc mới thành lập mạng lưới hoạt động của chi nhánh NHCT Kiên Giang
chỉ có một hội sở chính và hai quỹ tiết kiệm, nhân sự gồm 62 người, trong đó:trình độ đại học 13 người, chiếm 21% tổng số lao động; trình độ trung cấp vàchưa qua đào tạo 49 người, chiếm 79% tổng số lao động Nguồn vốn huy độnglúc nhận bàn giao từ Ngân hàng Nhà nước chỉ có 2.989 triệu đồng, với dư nợ chovay là 6.522 triệu đồng Có thể nói xuất phát điểm của Chi nhánh NHCT KiênGiang là hết sức khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, phương tiện làm việc thô
sơ, trình độ quản lý còn mang nặng tính bao cấp, nhiều người chưa thích ứng vàtheo kịp với yêu cầu đổi mới hoạt động Ngân hàng theo cơ chế mới Nhưng với
sự nỗ lực của Ban Giám Đốc cũng như tập thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánhNHCT Kiên Giang đã không ngừng phấn đấu, từng bước khắc phục khó khăn, ổnđịnh và phát triển
Đến nay, mạng lưới hoạt động của Chi nhánh đã mở rộng, ngoài hội sở
chính đặt tại Thành phố Rạch Giá còn có 6 phòng giao dịch trực thuộc nằm ở cácvùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hiện nay, NHCT đã và đang triển khai chươngtrình “Hiện đại hóa Ngân hàng” trong phạm vi cả nước Đây là chương trình hiệnđại, tiên tiến nhất, mang lại nhiều tiện ích và sản phẩm ngân hàng mới như: gửi
Trang 17tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi, chuyển tiền nhanh tức thời; giao dịch trực tuyếntrên toàn quốc, Internet Banking (Vấn tin tài khoản, giao dịch chuyển khoản trênInternet) Đội ngũ cán bộ, nhân viên nghiệp vụ giỏi, phương tiện, kỹ thuật vàcông nghệ hiện đại phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 2 5 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
3.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
Trang 18Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 2 6 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
* Giám đốc: Chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, là người
chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật trong việc điều hành chinhánh, trực tiếp công tác tổ chức cán bộ
* Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc chỉ đạo một số mặt công tác do
giám đốc phân công
* Phòng tổ chức hành chánh: Tham mưu cho giám đốc trong việc củng cố
và hoàn thiện tổ chức nhân sự, tuyên truyền, quảng cáo hoạt động của chi nhánhtheo yêu cầu mở rộng kinh doanh của chi nhánh do giám đốc phân công
* Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch cân đối vốn kinh doanh năm, quý của
chi nhánh, trình ban lãnh đạo xem xét, duyệt Nghiên cứu, tham mưu cho giámđốc về chiến lược khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền và vaytiền
* Phòng kế toán: Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chế độ tài
chính kế toán theo đúng quy định của nhà nước, của ngành Ngân hàng Tổng hợpcân đối kế toán, lập các báo cáo tài chính gửi về Ngân hàng Công Thương ViệtNam và các cơ quan có liên quan
* Phòng tiền tệ kho quỹ: Xây dựng kế hoạch thu chi tiền mặt, đáp ứng nhucầu kinh doanh của chi nhánh, tham mưu cho ban giám đốc khai thác nguồn thu
và các vấn đề cần quản lý trong khâu chi tiền mặt cho hoạt động kinh doanh củachi nhánh
* Các phòng giao dịch: Trưởng các phòng giao dịch được giám đốc chi
nhánh giao mức phán quyết cho vay tuỳ theo trình độ nghiệp vụ và quy mô kinhdoanh của địa phương, huy động tiền gửi và cho vay các tổ chức kinh tế, dân cưtrên địa bàn theo đúng chế độ, thể lệ và quy định hiện hành
Tổ thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông
tin điện toán tại chi nhánh
Tổ quản lý rủi ro: Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc các phòng
ban trong việc thực hiện các quy định của Ngân hàng
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 2 7 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Trang 193.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm
Trong thời gian qua tình hình kinh tế có những chuyển biến phức tạp, giá cảcác mặt hàng đều leo thang đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanhcủa các ngân hàng Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chứctín dụng trên địa bàn cũng là mối quan tâm của ban lãnh đạo Ngân hàng CôngThương Kiên Giang Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của NHCT KG vẫn tiếptục duy trì ổn định Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm
2004, 2005, 2006 có được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1:Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương
Kiên Giang qua 3 năm 2004, 2005, 2006
(Nguồn: Phòng kế toán - NHCT Kiên Giang)
Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gianqua là có hiệu quả và ngày càng phát triển Doanh thu, lợi nhuận đều tăng quacác năm Với mức thu nhập năm 2005 là 39.221 triệu đồng, tăng 14.248 triệuđồng so với năm 2004 đồng thời với sự gia tăng của thu nhập là sự gia tăng vềchi phí, nhưng sự gia tăng về chi phí nhỏ hơn sự gia tăng của thu nhập Điều nàylàm cho thu nhập ròng của Ngân hàng tăng Sang năm 2006, Tổng thu nhập củaNgân hàng tiếp tục gia tăng với tỉ lệ là 74,5% so với năm 2005 tạo điều kiện choNgân hàng tăng lợi nhuận ròng đạt 8.934 triệu đồng; tăng 34,9% so với năm
2005 với số tuyệt đối là 2.314 triệu đồng Đây là điều đáng mừng cho hoạt độngcủa ngân hàng Tuy nhiên tốc độ tăng chi phí là cao hơn tốc độ tăng thu nhập.Tỉ
lệ tăng thu nhập của năm 2006 so với năm 2005 là 74,5% trong khi đó tỉ lệ tăngchi phí là 87,6% Chính điều này đã làm cho tốc độ tăng thu nhập ròng của nămLuận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 2 8 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
2006 không mạnh Nguyên nhân của sự tăng chi phí là do ngân hàng tăng chi phícho hoạt động huy động vốn nhằm thu hút khách hàng như tiết kiệm dự thưởng,
kỳ phiếu dự thưởng Đồng thời cũng do ngân hàng tăng cường cơ sở vật chấtcho các hoạt động dịch vụ và công tác thanh toán như hệ thống máy tính, máy rúttiền tự động , gia tăng lãi suất tiền gửi để phù hợp với tình hình chung
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng không những đem lại lợi
nhuận cho ngân hàng mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà,đóng góp cho ngân sách Nhà nước và góp phần vào hiệu quả hoạt động của hệthống Ngân hàng trong cả nước
3.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánhNHCT Kiên Giang
3.4.1 Thuận lợi
- Nền kinh tế tỉnh nhà trong những năm qua phát triển ổn định và phát triển
Trang 20khá, nhiều dự án trọng điểm của tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả.
- Được sự quan tâm ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền địa phương, các ban
ngành các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Ngân hàng phát triển vữngchắc trong khuôn khổ pháp luật
- Được sự chỉ đạo, điều hành vốn trực tiếp của NHCT Việt Nam đã tạo điềukiện thuận lợi cho Chi nhánh đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của kháchhàng Đồng thời với chính sách khách hàng phù hợp linh hoạt đã góp phần làmcho Chi nhánh phát huy được lợi thế về uy tín trong xu thế cạnh tranh gay gắthiện nay của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn
- Sự hình thành và phát triển nhiều Khu công nghiệp, trung tâm thương mại,khu du lịch…, chính sách kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước đã tạo nên một
số lượng khách hàng tiềm năng cho Ngân hàng
- Nhiều dự án đầu tư lớn như: dự án đầu tư xây dựng khu lấn biển Thành
phố Rạch Giá, trung tâm thương mại Đông Hồ tại thị xã Hà Tiên và dự án
chuyển nguyên liệu từ dầu sang than của nhà máy xi măng Hà Tiên II… sẽ thuhút vốn đầu tư của Ngân hàng, từ đó sẽ tạo ra nhiều triển vọng cho sự phát triểnhoạt động kinh doanh của Chi nhánh
- Đa số cán bộ tín dụng, kế toán còn rất trẻ có năng lực, tháo vát, không
ngừng học hỏi để nâng cao nghiệp vụ, nhanh nhạy trong thương trường Ngoài raLuận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 2 9 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Ban lãnh đạo của Chi nhánh có trình độ, nhiều kinh nghiệm luôn gần gũi, độngviên, san sẽ là một thuận lợi cho quá trình hoạt động của Chi nhánh
- Cán bộ tín dụng tạo được lòng tin đối với khách hàng, làm tốt công tác
thẩm định, tư vấn tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách h àng
3.4.2 Khó khăn
- Cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn ngày càng gia tăng cụ thể như:
nhiều TCTD huy động vốn với lãi suất cao hơn, chính sách lãi suất linh hoạt hơn,hình thức huy động đa dạng, phong phú, hấp dẫn hơn, nên đã thu hút đi mộtlượng lớn khách hàng gửi tiền, nên việc thu hút vốn từ dân cư của Chi nhánh chỉchiếm một tỷ trọng thấp trên tổng vốn huy động
- Có nhiều TCTD thu hút khách hàng vay vốn bằng cạnh tranh chưa được
lành mạnh như hạ thấp điều kiện tín dụng, cho vay thời hạn dài hơn, số tiền lớnhơn cho cùng một dự án
- Số lượng các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn ít, quy mô hoạt động
không lớn, việc quy hoạch sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước do địa
phương quản lý đang tiến hành, các vùng kinh tế có quy hoạch nhưng việc triểnkhai thực hiện còn chậm
- Sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh chưa đa dạng, thiếu sự hấp dẫn đối vớikhách hàng, hoạt động thanh toán quốc tế còn nhiều hạn chế, trình độ công nghệcủa NHCT Việt Nam còn nhiều bất cập, từ đó ảnh hưởng đến việc huy động vốn
và tăng trưởng dư nợ
- Dư nợ không sinh lời vẫn còn ở mức cao như nợ của công ty chế biến thựcphẩm xuất khẩu, nợ cho vay khắc phục hậu quả bảo số 5, nợ cho vay phát triểnvùng đệm U Minh Thượng
3.4.3 Định hướng phát triển
Trang 21- Tạo chuyển biến về lượng và chất trong việc huy động vốn.
- Tăng trưởng ổn định, an toàn phù hợp với nguồn vốn huy động
- Tăng tổng tài sản, tăng huy động vốn, tăng khách hàng, tăng thu dịch vụ,
giảm nợ quá hạn
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 0 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
* Chỉ tiêu kế hoạch năm 2007:
- Huy động vốn đến 31/12/2007: 280 tỷ
- Dư nợ cho vay nền kinh tế: 820 tỷ
- Nợ quá hạn: 2% trên tổng dư nợ
- Thu dịch vụ phí: 850 triệu đồng
- Lợi nhuận (đã trích dự phòng rủi ro):15 tỷ đồng
- Thu hồi nợ tồn đọng và xử lý nợ của công ty chế biến xuất khẩu thực
phẩm Kiên Giang, nợ quá hạn bão số 5, nợ cho vay vùng đệm U Minh Thượng.3.5 Các phương thức cho vay trung và dài hạn đang áp dụng tại chi nhánh
3.5.1 Phương thức cho vay từng lần
Cho vay từng lần được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn
không thường xuyên Đối tượng cho vay loại này tại chi nhánh NHCT KiênGiang hiện nay là đầu tư cho vay những dự án nhỏ như cho vay sửa chữa tàuđánh cá, mua xe, sửa chữa nhà ở, mua nhà ở , thời hạn cho vay trung hạn từ trên
12 tháng đến 60 tháng
Hình thức đảm bảo tiền vay này thường là thế chấp, cầm cố tài sản hoặc tàisản hình thành từ vốn vay, bảo lãnh của bên thứ ba Đối với tài sản hình thành từvốn vay thì sau khi hoàn thành công trình khách hàng sẽ giao cho Ngân hàngbiên bản chứng nhận sở hữu công trình do cơ quan có thẩm quyền cấp
Hiện nay Chi nhánh chủ yếu là áp dụng phương thức cho vay này vì nó đơngiản, nhanh và đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cho nhiều thành phần kinh tếtrong tỉnh
3.5.2 Phương thức cho vay theo dự án đầu tư
Đối tượng cho vay theo phương thức này là những dự án lớn, thời gian thuhồi vốn dài, có mức độ phức tạp hơn
Hình thức đảm bảo tiền vay này thường là tài sản hình thành từ vốn vay ,
sau khi hoàn thành công trình khách hàng sẽ giao cho Ngân hàng biên bản chứngnhận sở hữu công trình do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc Ngân hàng cho vaybằng tín chấp
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 1 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
3.5.3 Phương thức cho vay đồng tài trợ
Ngoài ra chi nhánh còn cho vay đồng tài trợ đối với các nhu cầu vay lớn
Tuy nhiên phương thức này chưa được phổ biến mặc dù nhu cầu khách hàng làrất lớn
Việc cho vay đồng tài trợ tránh được việc Ngân hàng vi phạm quy định giớihạn cho vay một khách hàng vượt quá 15%/ vốn tự có nghĩa là đảm bảo nhu cầuvay vốn để thực hiện dự án khi khoản vay vượt mức tối đa cho phép đối với mộtNgân hàng riêng lẻ mà còn phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngânhàng Đồng thời góp phần nâng cao khả năng hợp tác giữa các Ngân hàng tránh
Trang 22được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các Ngân hàng.
3.6 Quy trình nghiệp vụ cho vay tại '4EHCT Kiên Giang:
- Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay vốn
- Thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng
- Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay củachi nhánh
- Lập tờ trình thẩm định cho vay
- Tái thẩm định khoản vay
- Trình duyệt khoản vay
- Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, giao nhận giấy tờ và tài sảnđảm bảo
- Giải ngân
- Kiểm tra giám sát khoản vay
- Thu nợ gốc, lãi và xử lý những phát sinh
- Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay
- Giải chấp hợp đồng đảm bảo
- Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 2 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KIÊN GIANG
4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN
Yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của Ngân hàng là vốn Với
chức năng trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” nên Ngân hàng cần phải cómột nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của cácthành phần kinh tế, góp phần mang lại thu nhập cho khách hàng cũng như tạo lợinhuận cho Ngân hàng
NHCT Kiên Giang từ khi thành lập đến nay luôn cố gắng tự chủ về vốn
nhằm chủ động trong việc cho vay Vì vậy, Ngân hàng đã sử dụng nhiều biệnpháp tích cực để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tếbằng nhiều hình thức huy động khác nhau, tạo ra nguồn vốn đảm bảo cho tiếntrình kinh doanh thuận lợi, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế.Tình hình nguồn vốn qua ba năm của Ngân hàng như sau:
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng Công Thương Kiên Giang
(Nguồn: Phòng tín dụng- NHCT Kiên Giang)
- Năm 2004, tổng nguồn vốn là 460 tỉ đồng, sang 2005 là 497 tỷ, tăng 37 tỷvới tỷ lệ tăng là 8% so với năm 2004
Trang 23- Năm 2006, tổng nguồn vốn là 590,5 tỉ đồng, tăng 93,5 tỷ đồng với tỉ lệ
tăng là 18,8% so với năm 2005
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 3 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Nguồn vốn của Ngân hàng qua ba năm cĩ sự gia tăng tương đối cao Để
đánh giá cụ thể hơn về tình hình nguồn vốn của Ngân hàng trong thời gian qua,
ta tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình biến động của nĩ, xác địnhxem đâu là nguồn chính hình thành nên tổng nguồn vốn Trên cơ sở đĩ đánh giá
cơ cấu nguồn vốn đĩ là phù hợp với thực tế của Ngân hàng và nền kinh tế haychưa cũng như xu hướng biến động của nĩ như thế nào để cĩ những điều chỉnhhợp lý với tình hình thực tại
4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm vốn huy động và vốn điều hịa
từ NHCT Việt Nam Cơ cấu vốn được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 01: CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Vốn điều hoà
Vốn huy động
a/ Vốn huy động
Tổng nguồn vốn của NHCT Kiên Giang ngày càng gia tăng và đi vào ổn
định Tuy nhiên tỉ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn cĩ xu hướnggiảm qua các năm Cụ thể, tỉ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn vàonăm 2004 là 82,39%, năm 2005 nguồn vốn huy động chiếm 56,54% trên tổngnguồn vốn, giảm 25,85% so với năm 2004 Đến năm 2006 tỉ trọng này là
45,11%, giảm 11,43% so với năm trước Sự sụt giảm này là do trong năm 2006giá nhiên liệu tăng mạnh đã cĩ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh đốivới một số ngành kinh tế thế mạnh của Kiên Giang khai thác thuỷ hải sản, duLuận văn tốt nghiệp
Trang 24GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 4 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
lịch, xi măng… Ngoài ra, thị phần nguồn vốn trên địa bàn cũng giảm nhẹ do cónhiều kênh đầu tư, đồng thời một số doanh nghiệp lớn đã bắt đầu thực hiện sựchuẩn bị đầu tư đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong xu thếhội nhập Từ đó, nguồn vốn của Chi nhánh ảnh hưởng lớn nhất bởi chính sách rútvốn của một số doanh nghiệp, còn nguồn vốn từ dân cư tăng không đáng kể.Một nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá mạnh, nên
hệ thống Ngân hàng trên địa bàn gặp phải khó khăn trong huy động vốn tại chỗ
từ nền kinh tế và dân cư, vì phần lớn nguồn lực tài chính trong xã hội được đầu
tư vào sản xuất kinh doanh Trong khi nhu cầu vay vốn tín dụng của các thànhphần kinh tế vượt quá khả năng của các Ngân hàng Điều này chứng tỏ nguồnvốn huy động từ dân cư không đủ đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của Ngân hàngnên Ngân hàng phải nhận vốn điều hoà của Ngân hàng Công thương Việt Nam.Tuy nhiên, việc giảm nguồn vốn huy động đã ảnh hưởng đến tình hình tự chủ vàchủ động trong việc cho vay của Chi nhánh, đồng thời cũng làm tăng chi phí choChi nhánh, bởi vì chi phí đi vay luôn cao hơn chi phí Ngân hàng trả cho tiền gửicủa các thành phần kinh tế Vì vậy, Ngân hàng cần phải có biện pháp để nâng caonguồn vốn huy động mà chủ yếu là tiền gửi của các doanh nghiệp, tuy nguồn vốnnày không ổn định nhưng nó lại đáp ứng được nhu cầu vốn cho Ngân hàng.b/ Vốn điều hòa
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn ta thấy vốn điều hòa chiếm tỉ trọng nhỏ trong
tổng nguồn vốn nhưng lại có xu hướng gia tăng trong thời gian qua
Năm 2004, tỉ trọng của nguồn vốn này là 17,61% chiếm tỉ trọng thấp trongtổng nguồn vốn.Sang năm 2005, tỉ trọng này tăng lên 43,46% tương đương tăng25,85% so với năm 2004
Năm 2006, tỉ trọng này là 54,89% tăng 11,43% so với năm 2005, do dư nợcho vay nền kinh tế tăng
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh đang phát triển mạnh mẽ, sự ra đời của các
dự án đầu tư như dự án lấn biển, công trình đô thị, nhà ở… ngày càng nhiều đãthúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh Songsong với sự phát triển đó thì nhu cầu sử dụng vốn cho đầu tư là rất lớn Nhưngnguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu này hầu như không đủ do nguồn vốn huyđộng từ nền kinh tế gặp khó khăn, vốn tài trợ từ tổ chức tín dụng nước ngoài lạiLuận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 5 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
không có Vì vậy, Chi nhánh phải thường xuyên nhận vốn điều hoà từ Ngân hàngCông thương Việt Nam để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay Điều này chứng tỏ nhucầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng chứ không phải do ngân hàng huyđộng vốn kém hiệu quả Mặc dù vậy Ngân hàng vẫn tiếp tục đẩy mạnh các giảipháp tăng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, hạn chế nhận vốn điềuhoà đến mức thấp nhất
Tóm lại:
Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng có những chuyển biến để phù hợp với
tình hình nội bộ cũng như thực tế xã hội Tuy nhiên, nguồn vốn có tính ổn địnhkhông cao, việc tăng giảm còn phụ thuộc vào chính sách đầu tư của một vàidoanh nghiệp có vốn tiền gửi lớn Chi nhánh nên có sự quan tâm, chú trọng mở
Trang 25rộng đối tượng khách hàng bằng việc tăng cường tiếp thị các tổ chức, cá nhân gửitiền với chính sách khuyến mãi hấp dẫn hơn để thu hút ngày càng nhiều hơn nữacác thành phần kinh tế tham gia gửi tiền Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăngtính tự chủ của ngân hàng, nhằm đảm bảo được nguồn vốn để giảm chi phí tín
dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 6 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
4.1.2 Tình hình biến động nguồn vốn
Nguồn vốn của ngân hàng trong thời gian qua luôn tăng Vốn huy động của
ngân hàng được hình thành chủ yếu từ tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi dân cư vàtiền gửi của các TCTD khác Ngoài ra, Ngân hàng còn nhận vốn điều hòa của
NHCT Việt Nam khi cần thiết Tình hình nguồn vốn u273 dược thể hiện qua bảng sau:Bảng 3: Tình hình biến động nguồn vốn của Ngân Hàng Công Thương
Kiên Giang qua 3 năm 2004, 2005, 2006
ĐVT: tỉ đồng
(N guồn: Phòng tín dụng- NHCT Kiên Giang)
a/ Vốn huy động
* Tiền gửi doanh nghiệp
Tiền gửi của các doanh nghiệp chủ yếu là tiền gửi thanh toán Đây là loại
tiền gửi nhằm mục đích phục vụ cho công tác thanh toán cho khách hàng gửi
tiền Do đó, tiền gửi doanh nghiệp có tính ổn định không cao, việc tăng giảm
nguồn vốn phụ thuộc vào chính sách đầu tư sử dụng vốn của một số doanh
nghiệp có lượng tiền gửi nhiều Nhiều doanh nghiệp có chính sách đầu tư đổi
mới công nghệ nhằm tung ra thị trường những sản phẩm mới có tính cạnh tranh
để chiếm thị phần Nguồn vốn này chiếm tỉ trọng cao trong nguồn vốn huy động
Trang 26Tổng nguồn vốn 460 100 497 100 590,5 100 37 8,0 93,5 18,8
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 7 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
vì vậy ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn để thu hút ngày càng nhiều các doanhnghiệp gửi tiền
Năm 2004, tiền gửi doanh nghiệp là 295 tỉ đồng chiếm 64% trong tổng
nguồn vốn Sang năm 2005, tiền gửi của doanh nghiệp là 204 tỉ đồng, giảm 91 tỉ,
về tỉ lệ giảm 30,8% so với năm 2004
Năm 2006, Tiền gửi doanh nghiệp lại tiếp tục giảm xuống còn 166,1 tỉ
đồng, giảm 38 tỉ so với năm 2005 với tỉ lệ giảm là 18,6%
Như vậy, tiền gửi của doanh nghiệp có sự sụt giảm là do tiền gửi phân tán ởnhiều tổ chức tín dụng khác nhau trên địa bàn Đáng chú ý là có các doanh
nghiệp rút vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hoặc đầu tư chiều sâu nhưCông ty Xi Măng Hà Tiên II rút 28,5 tỉ đồng, Bưu điện Tỉnh rút 45 tỉ đồng Hiệnnay, tiền gửi doanh nghiệp chiếm khoảng 71% nguồn vốn huy động Do đó, cóthể nói việc giảm tiền gửi doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn đến việc giảm nguồnvốn huy động
* Tiền gửi dân cư
Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các TCTD khác trên cùng địa bàn
nhưng lượng tiền gửi dân cư vẫn ổn định Tiền gửi dân cư là nguồn vốn mà ngânhàng cần khai thác nhiều hơn do tính ổn định của nó Cụ thể, đến cuối năm 2005,
số dư tiền gửi dân cư là 76,5 tỉ đồng, chiếm 15% trong tổng nguồn vốn, giảm 7,5
tỉ so với năm 2004 Tuy nhiên, tỉ lệ giảm của tiền gửi dân cư không đáng kể chỉgiảm 8% so với năm 2004
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư cuối năm 2006 có sự gia tăng đạt
100,3 tỉ đồng, tăng 23,8 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 31% so với năm 2005
Sự gia tăng của tiền gửi dân cư là do hiện nay nền kinh tế đã có sự phát
triển tương đối cao, đời sống của người dân cũng được nâng lên đáng kể Do vậy,người dân có vốn tích luỹ tạm thời nhàn rỗi, họ có ý thức trong việc giữ đồng tiềncủa mình sao cho an toàn lại có khả năng sinh lời cho nên họ chọn biện pháp gửitiền trong Ngân hàng Tiền gửi dân cư có xu hướng tăng nhưng không đáng kể vàkhông thể bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn đã bị sụt giảm Tiền gửi dân cư có tính
ổn định khá cao nhưng chiếm tỉ trọng còn thấp trong tổng nguồn vốn, đồng thờikhó tăng trưởng nhanh Vì vậy tiền gửi dân cư không ảnh hưởng nhiều đến sựtăng, giảm của nguồn vốn huy động
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 8 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
* Tiền gửi của các TCTD khác
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác chỉ phát sinh vào năm 2005 với số
tiền là 500 triệu Thực tế tiền gửi của các TCTD khác vào Ngân hàng Côngthương Kiên Giang là rất ít và không ổn định Các TCTD khác chỉ gửi tiền vàokhi có nhu cầu giao dịch thanh toán Nguồn vốn này chỉ chiếm 0,2% tổng vốnhuy động vào năm 2005
Tóm lại, nguồn vốn huy động của NHCT Kiên Giang phụ thuộc chủ yếu
vào lượng tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế như: Công ty Xi Măng HàTiên II, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ban quản lý các dự án, điện lực Kiên
Trang 27Giang… Trong năm 2005 và 2006 các doanh nghiệp này có nhu cầu đầu tư sửdụng vốn làm cho tiền gửi huy động của Chi nhánh giảm mạnh.
Năm 2005 nguồn vốn huy động là 291 tỉ giảm 98 tỉ so với năm 2004, trong
đó tiền gửi doanh nghiệp giảm 91 tỉ, tiền gửi dân cư giảm 7,5 tỉ , tiền gửi của các
tổ chức tín dụng khác tăng 0,5 tỉ đồng
Năm 2006 tiền gửi doanh nghiệp giảm 37,9 tỉ; tiền gửi dân cư tăng 23,8 tỉ;
tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm 0,5 tỉ nên nguồn vốn huy động giảm 14,6tỉ
NHCT Kiên Giang đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao nguồn vốn
hoạt động, thực hiện nhiều biện pháp mời gọi các tổ chức, cá nhân gửi tiền vàoChi nhánh trong đó chú trọng nâng cao tiền gửi dân cư do tính ổn định của nó.Nhưng tạm thời nguồn vốn tăng từ các khách hàng mới vẫn chỉ đủ bù đắp số tiềngửi của một số doanh nghiệp lớn rút về đầu tư Do đó, về tổng thể nguồn vốn huyđộng vẫn chưa có sự tăng trưởng đáng kể Chi nhánh đã tăng lượng khách hànggiao dịch nhờ các phương thức huy động đa dạng như: phát hành kỳ phiếu,chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng… Tuy nhiên lãi suất huy động cũng cóảnh hưởng nhất định đến việc duy trì và tăng trưởng nguồn vốn Về lĩnh vực này,Chi nhánh không có ưu thế cạnh tranh so với các Tổ chức tín dụng cổ phần.b/ Vốn điều hòa từ NHCT Việt Nam
Năm 2005 nguồn vốn điều hòa là 216 tỉ đồng chiếm 44% tổng nguồn vốn,
tăng 135 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 166% so với năm 2004 Sự gia tăng này là do dư
nợ cho vay nền kinh tế phát triển và vốn huy động của Chi nhánh không đủ đápứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân nên phải nhận vốn điều hòa.Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 3 9 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
Số dư nguồn vốn này đến ngày 31/12/2006 là 324,1 tỉ đồng, tăng 108,1 tỉ
đồng so với năm 2005 với tỉ lệ tăng là 50% Sự gia tăng nguồn vốn điều hòa củaNHCT KG không phải do ngân hàng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả mà donhu cầu vốn vay của khách hàng ngày càng cao Tuy nhiên ngân hàng cũng cầnphải hạn chế nguồn vốn này nhằm nâng cao hơn nữa khả năng tự chủ và giảm lãisuất tín dụng cũng là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Tóm lại, nguồn vốn của Ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi nguồn vốn huy
động và nguồn vốn điều hoà từ Ngân hàng Công thương Việt Nam
Năm 2005 tổng nguồn vốn Ngân hàng tăng 37 tỉ là do nguồn vốn điều
chuyển tăng 135 tỉ còn nguồn vốn huy động giảm 98 tỉ Tổng nguồn vốn của năm
2006 tăng 93,5 tỉ do tác động của sự gia tăng của nguồn vốn điều hoà là 108,1 tỉtrong khi đó nguồn vốn huy động giảm 14,6 tỉ
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 4 0 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
4.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN
4.2.1 Doanh số cho vay
a/ Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
ĐVT : triệu đồng
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Trang 28Số tiền % Số tiền %
DS cho vay 148.181 286.025 297.543 137.84 92,6 11.518 4
- QD 2.218 12.983 501 10.765 485,35 -12.482 -96,14
- NQD 145.963 273.042 297.042 127.079 187,1 24.542 108,98
(Nguồn: Phòng tín dụng – NHCT Kiên Giang)
Trong tổng doanh số cho vay cuả Chi nhánh thì cho vay các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh (NQD) lại tăng trưởng cao và chiếm phần lớn tỷ trọng cho vay
Cụ thể: năm 2004 chiếm 98,5% doanh số cho vay, sang năm 2005 là 95.5% vànăm 2006 tỉ lệ này là 99,8% Trong khi đó doanh số cho vay các doanh nghiệpquốc doanh (QD) chỉ chếm tỷ trọng rất nhỏ Cụ thể: năm 2004 là 1,5%, năm
2005 là 4,5 % và tỷ lệ này giảm mạnh ở năm 2006 chỉ còn 0,2 % Nguyên nhân
là do Chi nhánh đang rất chú trọng đến chất lượng tín dụng, bởi vì các doanhnghiệp NQD chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều nên thời hạn vaythường ngắn, ít rủi ro hơn Còn các QD thì cần vốn lưu động chủ yếu cho đầu tưxây dựng công trình thủy lợi và các công trình lớn,… nên thường vay với chu kỳdài hơn, và thường không có tài sản thế chấp làm cho đồng vốn chu chuyểnchậm, nhiều rủi ro
Nhìn chung, doanh số cho vay các doanh nghiệp quốc doanh (QD) qua 3
năm không ổn định và có xu hướng giảm mạnh Nguyên nhân việc giảm doanh
số cho vay ở các doanh nghiệp QD là do các doanh nghiệp này thường không cótài sản đảm bảo, cộng với việc chi nhánh rất chú trọng đến chất lượng tín dụngnên chỉ cho vay chủ yếu ở các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và việc thực hiệnLuận văn tốt nghiệp
GVHD: Phạm Thị Thu Trà 4 1 SVTH: Nguyễn Thị Tâm
chính sách đổi mới cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước chưa phù hợp vớimột số chính sách cho vay cuả Ngân hàng Cụ thể năm 2004 Chi nhánh đã chovay 2.218 triệu đồng (chủ yếu là cho Công Ty CBTPXK_KG vay với dự án đầu
tư xây dựng nhà máy chế biến nước dứa cô đặc với số vốn đầu tư là 54.938 triệuđồng chiếm 13,29% dư nợ của chi nhánh Năm 2005 thì mức cho vay đã tăng lên12.983 triệu đồng tức tăng 10.765 triệu đồng hay tăng 485,35% Nguyên nhân là
do các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang quan hệ tín dụng với chi nhánh đềuhoạt động ổn định, có hiệu quả và thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ đối với Ngânhàng Chỉ có duy nhất Công ty Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Kiên Giang làgặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ gốc và lãi do dự án đầu tư xây dựngnhà máy nước dứa cô đặc chưa phát huy được hiệu quả, vì nguồn nguyên liệuthiếu và không ổn định Trong năm 2005 hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty CBTPXK-KG có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn hạn chế,việc sản xuất kinh doanh còn mang tính chất thời vụ Năm 2006 số tiền cho vaygiảm mạnh còn 501 triệu đồng, tức giảm 12.482 trđ hay giảm 96,14% so với năm
2005 Nguyên nhân là do trong năm 2006 chỉ tăng dư nợ ở các doanh nghiệp cótình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệuquả Hạn chế cấp tín dụng và thực hiện biện pháp quản lý, kiểm soát nợ chặt chẽđối với các doanh nghiệp đang trong quá trình thực hiện đổi mới, sắp xếp lại.Mặc dù, theo qui định cuả NHNN thì các doanh nghiệp QD và các doanh
nghiệp NQD đều có quyền hạn như nhau hay được hưởng chính sách ưu đãi côngbằng nhưng nhìn chung doanh số cho vay của các doanh nghiệp NQD luôn ở