Hội nghị cũng sẽ thảo luận về định hướng tổ chức các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV trong năm học 2015 – 2016, thiết lập các trường thực hành sư phạm vệ tinh và đề xuất các
Trang 1CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM HỌC 2014 - 2015
Ngày 26 tháng 5 năm 2015
07h30 - 08h00 Đón tiếp và phát tài liệu cho các đại biểu
08h00 - 08h15 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
08h15 - 08h20 Phát biểu khai mạc Hội nghị của PGS.TS Phạm Hồng Quang –
Hiệu trưởng
08h20 - 08h30
Trình bày báo cáo tổng kết công tác TTSP năm học 2013 – 2014
và định hướng đổi mới công tác TTSP năm học 2014 – 2015
của PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh – Trưởng Phòng Đào tạo
08h30 - 08h50 Phát biểu của đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện lãnh đạo
Phòng GD&ĐT Thành phố Thái Nguyên
08h50 - 09h05 Tham luận của các cơ sở thực tập sư phạm
Đại diện lãnh đạo của Trường THPT Đại diện lãnh đạo của Trường THCS Đại diện lãnh đạo của Trường Tiểu học 09h05 - 09h45 Báo cáo mời của giảng viên và trưởng đoàn thực tập sư phạm
Phát biểu của đại diện cụm trưởng (Khoa Địa lý) Phát biểu của đại diện cụm trưởng (Khoa Ngữ văn) Phát biểu của đại diện cụm trưởng (Khoa GD Tiểu học) Phát biểu của đại diện cụm trưởng (Khoa GD Mầm non) Phát biểu của sinh viên đại diện trưởng đoàn TTSP1 Phát biểu của sinh viên đại diện trưởng đoàn TTSP2 09h45 - 11h15 Thảo luận chung
11h15 - 11h30 Tổng kết Hội nghị
BAN TỔ CHỨC
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 5 năm 2015
BÁO CÁO HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC THỰC TẬP SƢ PHẠM NĂM HỌC 2014 – 2015
1 Đặt vấn đề
Thực tập sư phạm (TTSP) là hoạt động giáo dục đặc thù của các trường sư phạm nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết của nhà giáo cho sinh viên (SV) theo mục tiêu đào tạo đã đề ra TTSP được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 dành cho SV năm thứ 3 và giai đoạn 2 dành cho SV năm cuối Đây là hoạt động nhằm giúp SV thâm nhập thực tế, vận dụng kiến thức được học ở trường đại học về giảng dạy, giáo dục và quản lý học sinh (HS) ở trường phổ thông Thông qua hoạt động này, SV được trải nghiệm với thực tế nghề nghiệp, giúp các em củng
cố, mở rộng những tri thức, kĩ năng đã được tích lũy; hình thành và phát triển những tri thức, kĩ năng mới đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông; nâng cao hứng thú, tình cảm và trách nhiệm đối với nghề nghiệp
Mục đích của Hội nghị này nhằm đánh giá những kết quả và những tồn tại của công tác TTSP năm học 2014 – 2015, đồng thời thảo luận những vấn đề liên quan đến việc phối hợp rèn luyện nghiệp vụ sư phạm giữa trường sư phạm với các
cơ quan quản lý giáo dục địa phương và các trường phổ thông Hội nghị cũng sẽ thảo luận về định hướng tổ chức các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho
SV trong năm học 2015 – 2016, thiết lập các trường thực hành sư phạm vệ tinh và
đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới công tác TTSP
2 Đánh giá công tác TTSP năm học 2014 – 2015
2.1 Về TTSP 1 (TTSP1)
Mục tiêu của TTSP1 là giúp SV phải hiểu được thực tế giáo dục, tiếp xúc với
HS và giáo viên (GV) các cơ sở thực tập, qua đó hình thành tình cảm nghề nghiệp, thúc đẩy quá trình tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; có những kĩ năng ban đầu về công tác chủ nhiệm lớp; hiểu được các nội dung công việc chuyên môn của người
GV bộ môn, có những hình ảnh ban đầu về phương pháp dạy học
Năm học 2014 – 2015, trường sư phạm đã tổ chức cho 50 đoàn TTSP1 gồm
2962 SV hệ đại học khóa 47, thực tập trong thời gian 03 tuần Kết quả của đợt TTSP1 được thống kê trong Bảng 1, có so sánh với hai năm học trước về tỉ lệ đạt loại giỏi, khá, trung bình và không đạt
Trang 3Bảng1: Kết quả TTSP1 từ năm học 2012 – 2013 đến năm học 2014 – 2015
cơ sở TTSP vẫn còn mang nặng tính chất khuyến khích, động viên
2.2 Về TTSP 2 (TTSP2)
Mục tiêu của TTSP2 là giúp SV hoàn thiện những kĩ năng về công tác chủ nhiệm lớp, công tác giáo dục, nâng cao tình cảm, đạo đức nghề nghiệp; rèn luyện cho SV có những kĩ năng cơ bản về soạn bài, lên lớp, tổ chức bài giảng, đánh giá kết quả học tập của HS; qua đó có thể lên lớp giảng bài và làm chủ nhiệm lớp một
Năm học 2014 – 2015, nhà trường đã tổ chức cho 61 đoàn TTSP2 với 2661
SV hệ đại học khóa 46 Kết quả đợt TTSP2 được thống kê tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Kết quả TTSP2 từ năm học 2012 – 2013 đến năm học 2014 – 2015
Trang 4Theo số liệu thống kê ở Bảng 2, có thể thấy kết quả TTSP2 cũng tương đối cao Số SV đạt loại giỏi trong cả ba năm học gần đây đều chiếm trên 99% Năm học
2014 – 2015, có 04 SV (chiếm 0,15%) không đạt yêu cầu Trong số 04 SV không đạt, có 01 SV bị tai nạn giao thông nên không thể hoàn thành đợt TTSP, 03 SV không đạt yêu cầu về thực tập giảng dạy Trong năm học 2014 – 2015, đánh giá kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (tập giảng) của giảng viên cũng chặt chẽ hơn những năm trước, nhiều SV không đủ năng lực giảng dạy đều không được cử đi TTSP2 tại các trường phổ thông
2.3 Tổng hợp ý kiến trao đổi của các cơ sở TTSP
Kết thúc các đợt TTSP, Trường Đại học Sư phạm đã nhận được các ý kiến phản hồi từ các cơ sở TTSP, trong đó đợt TTSP2 được tổ chức tại 61 trường trên địa bàn 06 tỉnh trung du miền núi phía Bắc Các ý kiến trao đổi của ban chỉ đạo các cơ
sở TTSP được tổng hợp theo các vấn đề sau đây:
a) Về công tác phối hợp tổ chức TTSP:
- Trường Đại học Sư phạm cần có trao đổi kĩ lưỡng với các cơ sở TTSP về
số lượng GV hướng dẫn và số lượng SV thực tập nhằm tạo điều kiện cho SV được làm việc với những GV giỏi, có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác hướng dẫn TTSP Nhà trường có thể liên hệ thêm các cơ sở TTSP ở các tỉnh để giảm số SV trên một đoàn xuống còn khoảng 40 – 50 SV
- Đề nghị cử trưởng đoàn là cán bộ, giảng viên để phối hợp triển khai kế hoạch của đoàn thực tập với cơ sở TTSP Năm học 2014 – 2015, nhà trường đã cử các giảng viên có kinh nghiệm trong giảng dạy làm cụm trưởng (từ 02 đến 04 cơ sở thực tập) với nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; hướng dẫn tổ chức hoạt động, động viên
SV thực tập; trao đổi với cơ sở thực tập để giải quyết những vấn đề nảy sinh và tiếp nhận thông tin phản hồi về tình hình của đoàn TTSP một cách kịp thời
b) Về công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV trước TTSP:
- Tăng cường bồi dưỡng cho SV những kĩ năng sau: kĩ năng viết và trình bày bảng; kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình; kĩ năng thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học; kĩ năng xử lý các tình huống sư phạm, giáo dục HS cá biệt; kĩ năng xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phong trào Về vấn đề này, chương trình đào tạo mới của nhà trường (áp dụng cho khóa 49) được bổ sung thêm hai học phần
Thực hành sư phạm trong đó tập trung vào bồi dưỡng các kĩ năng nói trên
- Đối với công tác hướng dẫn tập giảng, giảng viên cần hướng dẫn SV soạn giáo án theo mẫu ở trường phổ thông, yêu cầu SV nghiên cứu chương trình SGK, định hướng cho SV nắm được nội dung Đề án đổi mới chương trình SGK sau 2015 Tăng thời gian tập giảng nhiều hơn, đặc biệt là tăng cường cho SV vận dụng các
Trang 5phương pháp dạy học hiện đại (dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án, dạy học theo hợp đồng, dạy học theo góc, dạy học khám phá, ), các kĩ thuật dạy học như: khăn trải bàn, bể cá, động não, sơ đồ tư duy,… Yêu cầu bắt buộc SV phải có giáo
án sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, giới thiệu cho SV phương pháp bàn tay nặn bột (ở tiểu học và THCS), mô hình trường tiểu mới VNEN (ở tiểu học
và THCS)
- Tăng cường rèn luyện cho SV những kĩ năng mềm; ý thức tổ chức kỷ luật, ham học hỏi; kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, kĩ năng làm việc với phụ huynh HS và các tổ chức chính trị - xã hội
c) Về quy chế TTSP:
Nhìn chung các cơ sở TTSP đều nhất trí và đánh giá cao Quy chế TTSP của Trường Đại học Sư phạm Quy chế rõ ràng, chi tiết giúp ban chỉ đạo TTSP và GV hướng dẫn dễ dàng triển khai và thực hiện nhiệm vụ của mình Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở TTSP góp ý thêm về nội dung Quy chế như sau:
- Bổ sung thêm trong hồ sơ các tiêu chí đánh giá SV trong quá trình TTSP, ví
dụ như bài kiểm tra kiến thức chuyên môn, khả năng xử lý tình huống SP, năng lực
tổ chức các hoạt động phong trào, năng lực làm việc với phụ huynh HS, những hoạt động tình nguyện khác,
- Tăng thời gian TTSP từ 7 tuần lên 10 tuần Về vấn đề này, trường sư phạm trao đổi thêm như sau: Hiện nay nhà trường thường xuyên tổ chức cho SV đi thực tế môn học (các học phần phương pháp giảng dạy) nên SV có cơ hội xuống trường phổ thông quan sát, dự giờ, làm quen với môi trường giáo dục ngay từ năm thứ nhất TTSP2 là một học phần trong chương trình đào tạo nên thời gian 7 tuần đã có
sự tính toán và cân nhắc kĩ lưỡng
- Đề nghị bổ sung thêm phiếu đánh giá thực tập theo từng tuần (Trường THPT Hiệp Hòa số 3) Trong danh sách gửi nhà trường nên có cột giới tính, dân tộc
và gửi kèm bảng điểm SV đã tích lũy để cơ sở TTSP có cơ sở đánh giá SV toàn diện hơn (Trường THPT Định Hóa)
- Nghiên cứu đổi mới các biểu mẫu đánh giá cho phù hợp với cách đánh giá giờ dạy ở trường mầm non
- Tăng thêm số tiết dự giờ thăm lớp 14 tiết/đợt, số giáo án vẫn giữ nguyên nhưng phải quy định rõ là soạn bài bằng viết tay (không được đánh máy)
- Xây dựng lại các biểu mẫu nhằm thay đổi phương thức đánh giá TTSP: Nhiều GV hướng dẫn đánh giá một SV, hoặc kết hợp đánh giá của GV phổ thông và giảng viên sư phạm
- Tăng kinh phí TTSP, đặc biệt là kinh phí chi trả cho GV dạy giờ giảng mẫu Kinh phí TTSP cần được chuyển sớm hơn, giảm bớt những thủ tục hành chính
Trang 6không cần thiết Về vấn đề này, nhà trường đã có kiến nghị với Bộ GD&ĐT để tăng kinh phí đầu tư cho SV sư phạm, giúp nhà trường có thêm ngân sách đầu tư cơ sở vật chất cho các trường thực hành vệ tinh và tăng cường hoạt động thực tế của SV ở
cơ sở
- Xây dựng lại cách xếp loại SV, nên bổ sung loại “xuất sắc” dành cho những
SV đăng kí giờ dạy mẫu Khen thưởng những SV có thành tích xuất sắc trong công tác thực tập Nếu có thể, trường sư phạm có thể quy định về tỉ lệ SV đạt loại xuất sắc trên một đoàn TTSP
2.4 Đánh giá chung
a) Một số thuận lợi
- Quy chế TTSP, quy trình đăng kí các đoàn TTSP rõ ràng Việc lựa chọn trưởng đoàn đều dựa trên tinh thần tự nguyện, thành tích của SV (thường trưởng đoàn là lớp trưởng, bí thư chi đoàn, chi hội trưởng hoặc cán bộ lớp)
- Trường Đại học Sư phạm thường xuyên liên hệ với các cơ sở TTSP để kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh, trong đó cử cụm trưởng xuống làm việc với các cơ sở TTSP 2 đợt/1 đoàn Cụm trưởng có trách nhiệm phối hợp với ban chỉ đạo TTSP ở cơ sở thực tập, các trưởng đoàn để quản lý và chịu trách nhiệm trước ban chỉ đạo TTSP về các hoạt động của SV thực tập trong toàn bộ đợt TTSP
- Nhiều cơ sở TTSP đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho SV tập giảng, giảng dạy trên lớp như: Bố trí phòng soạn giáo án, giảng tập cho SV, phân công GV có kinh nghiệm hướng dẫn giảng dạy, thực tập chủ nhiệm và thường xuyên kiểm tra chặt chẽ kế hoạch thực tập của từng SV theo từng tuần
- Trường sư phạm đã tổ chức đưa SV xuống các trường phổ thông thường xuyên hơn (ngay từ năm thứ nhất) thông qua hoạt động thực tế môn học nhằm giúp các em có điều kiện được quan sát, ghi chép, dự giờ và tham gia các hoạt động giáo dục khác ở trường phổ thông với tư cách là người GV
- Trường sư phạm đã cử nhiều giảng viên, đặc biệt là giảng viên bộ môn phương pháp giảng dạy đến trường phổ thông dự giờ, thăm lớp, tìm hiểu thực tế phổ thông nhằm tạo sự gắn kết chặt chẽ về chuyên môn giữa trường sư phạm với các trường phổ thông Đặc biệt, nhà trường hàng năm đã mời hàng chục GV dạy giỏi ở các trường phổ thông và mầm non trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tham gia giảng dạy chuyên đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (công tác chủ nhiệm lớp và công tác giảng dạy) cho SV trước khi đi TTSP2
- Phòng Đào tạo đã phối hợp với Đoàn TNCS HCM nhà trường tổ chức bồi dưỡng cho SV năm cuối về nghiệp vụ công tác đoàn, đội ở trường phổ thông nhằm phát triển kĩ năng tổ chức các hoạt động đoàn – đội cho SV
Trang 7b) Một số khó khăn và tồn tại
- Số lượng SV ở một số cơ sở TTSP quá đông gây khó khăn trong việc phân công GV hướng dẫn và bố trí giờ dạy cho giáo sinh Một số cơ sở TTSP phân công các GV trẻ, còn ít kinh nghiệm trong việc hướng dẫn SV thực tập
- Một số trưởng đoàn TTSP không bao quát được các hoạt động của đoàn, thiếu năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động phong trào Đặc biệt, nhiều trưởng đoàn còn thiếu chủ động trong việc tham gia vào các sự kiện của cơ sở TTSP (đoàn TTSP2 tại Trường THCS Túc Duyên, TP Thái Nguyên), nhiều SV thiếu tinh thần ý thức trách nhiệm tập thể
- Đánh giá, chấm điểm TTSP của đa số GV hướng dẫn ở các cơ sở thực tập còn rộng, chưa bám sát đúng tiêu chí đánh giá ghi trong Quy chế, dẫn đến chưa có
sự phân loại kết quả của SV
- Một số cơ sở thực tập còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, không có phòng đợi
và phòng tập giảng, sinh hoạt chuyên môn dành cho giáo sinh Đặc biệt, có cơ sở thực tập không có phòng máy tính, phòng thí nghiệm để SV có thể thực hiện những giờ giảng có ứng dụng công nghệ thông tin hoặc hướng dẫn HS thực hành
- Phương pháp giảng dạy của đa số SV thiếu linh hoạt, nhiều SV chưa biết sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại (chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, gợi mở - vấn đáp), giáo án chưa phù hợp, chưa nắm được trọng tâm bài dạy, ít liên
hệ thực tế và hạn chế về các kĩ năng như: trình bày bảng, thuyết trình, tổ chức dạy học, quản lý lớp học, xử lý tình huống sư phạm,
- Công tác chủ nhiệm của SV còn hạn chế, đặc biệt là trong công tác giáo dục HS cá biệt và bồi dưỡng HS giỏi Một số SV tổ chức sinh hoạt lớp chủ nhiệm chưa đều đặn, hoạt động ngoài giờ còn tương đối sơ sài, thiếu kinh nghiệm trong làm việc với phụ huynh HS
- Trong quá trình tập giảng, giảng viên chưa đánh giá đúng năng lực thực sự của SV Điều này dẫn đến tình trạng nhiều SV có năng lực sư phạm hạn chế không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy ở trường phổ thông nhưng vẫn đủ điều kiện để đi TTSP
- Còn một số SV chưa chấp hành đúng nội quy của cơ sở TTSP và Quy chế TTSP dẫn đến xảy ra một số trường hợp bị phê bình với các hình thức là cảnh cáo
và đình chỉ ở các cơ sở TTSP như: Trường THPT Chu Văn An, Trường THPT Hiệp Hòa số 4, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc và Trường Mầm non 1-5
- SV thiếu tự tin vào khả năng của bản thân, chưa có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập cũng như chấp nhận thử thách Trong năm học vừa qua, nhà trường đã liên hệ một số cơ sở giáo dục có chất lượng cao với môi trường giáo dục quốc tế (Trường Phổ thông liên cấp Vinschool – Hà Nội) Tuy nhiên, số SV đăng kí
Trang 8thực tập rất ít (chỉ 4 SV), do đó không thành lập được đoàn TTSP2 Đặc biệt, nhiều
SV không tích cực trong việc đăng kí giờ giảng xuất sắc, giờ giảng mẫu ở cơ sở thực tập
- Các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội SV nhà trường cần tích cực hơn nữa trong việc bồi dưỡng kĩ năng mềm; giáo dục ý thức kỉ luật, lòng yêu nghề; chấn chỉnh tác phong, trang phục của SV; xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp Đặc biệt, cần có giải pháp thu hút được số lượng lớn SV tham gia vào các hoạt động này thông qua việc mở rộng thành viên các câu lạc bộ như văn nghệ, thể thao, tình nguyện,
3 Kế hoạch TTSP năm học 2015 – 2016
- Trong năm học 2015 – 2016, khóa 48 sẽ đi TTSP1 và khóa 47 đi TTSP2
Số lượng SV đi TTSP trong hai đợt này không giảm so với năm học 2014 – 2015
Do vậy, trường sư phạm dự kiến sẽ mở rộng địa bàn TTSP để giảm số lượng SV trên mỗi đoàn
- Tiếp thu các ý kiến trao đổi của các cơ sở TTSP, trường sư phạm sẽ nghiên cứu điều chỉnh quy chế TTSP cho phù hợp với yêu cầu của các cơ sở TTSP (về các biểu mẫu, cách đánh giá,…)
- Tăng cường các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho
SV, đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên giúp SV biết vận dụng những phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học ở trường phổ thông
4 Kế hoạch tăng cường công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
- Tổ chức hội thi nghiệp vụ sư phạm cấp trường lần thứ VIII vào dịp kỉ niệm ngày thành lập Trường 31 – 10 hoặc Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 nhằm thúc đẩy phong trào rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV ở tất cả các khoa
- Hằng năm tổ chức “Tuần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm” thông qua các cuộc thi: thi giảng, thi thiết kế đồ dùng dạy học, thi thiết kế hoạt động giáo dục, Mời
GV dạy giỏi ở các trường phổ thông tham gia giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm cũng như đánh giá SV
- Tiếp tục tăng cường cho SV đi thực tế môn học tại các trường phổ thông và các trường mầm non ngay từ năm thứ nhất nhằm tăng cường tiếp xúc giữa giáo sinh với HS, tìm hiểu môi trường giáo dục, quan sát sư phạm, tìm hiểu giờ học, giờ dạy
và tham gia các hoạt động giáo dục ở phổ thông
- Tăng cường tổ chức các khóa tập huấn bồi dưỡng kĩ năng mềm, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, kĩ năng vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại và kĩ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS ở trường phổ thông
Trang 9- Tiếp tục phát triển chương trình của các học phần Thực hành sư phạm (1, 2, 3) nhằm hình thành và bồi dưỡng cho SV những năng lực cần thiết trước khi đi TTSP ở trường phổ thông
- Đổi mới cách đánh giá kết quả TTSP, bổ sung hồ sơ thực tập, tăng các tiêu chí đánh giá SV thông qua sản phẩm và các hoạt động của SV ở trường phổ thông Đánh giá cần có sự phân loại SV rõ hơn, có thể đề xuất quy định tỉ lệ SV đạt loại xuất sắc trên mỗi đoàn và có khen thưởng với những SV đạt loại xuất sắc
- Phối hợp với Sở GD&ĐT Thái Nguyên thành lập hệ thống các trường thực hành sư phạm “vệ tinh” Trên cơ sở đó, trường sư phạm có thể thường xuyên cử SV xuống thực hành, thực tế môn học và tham gia hoạt động trợ giúp trường thực hành
tổ chức các sự kiện, các ngày lễ kỉ niệm lớn
- Xây dựng các phòng học trực tuyến và kết nối trực tuyến giữa Trung tâm Phát triển kĩ năng sư phạm với các trường thực hành sư phạm vệ tinh nhằm giúp SV
có thể quan sát các giờ dạy mẫu ở trường phổ thông và cùng giảng viên phân tích bài học ngay tại giảng đường đại học
- Xây dựng kế hoạch thí điểm các chương trình tình nguyện (volunteer program) của SV tại các trường thực hành vệ tinh như: trợ giảng cho GV phổ thông, hướng dẫn HS tự học, giúp đỡ HS yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi, tư vấn học đường,
tổ chức các sự kiện văn hóa – văn nghệ – thể dục thể thao, quản lý thư viện, quản lý các hoạt động ngoại khóa của HS, xây dựng môi trường học tập “thân thiện”,…
Trang 10MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC THỰC TẬP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
PGS.TS Cao Thị Hảo Cụm trưởng, Giảng viên Khoa Ngữ văn
Một trong những khâu yếu nhất của giáo dục đại học nói chung và giáo dục đại học sư phạm hiện nay vẫn là nặng về lý thuyết, thực hành rất hạn chế hoặc thiếu
kĩ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp Điều này nhiều khi dẫn đến một thực tế không chỉ dừng lại ở việc lý thuyết suông theo kiểu “làm như tôi nói, đừng làm như tôi làm” mà là chất lượng lao động có kĩ năng nghề nghiệp bị ảnh hưởng, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay, dễ dàng bị đào thải, hoặc không được chấp nhận hoặc bị đào tạo lại
Đối với các trường sư phạm, hoạt động TTSP là một trong những vấn đề quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng nghề và tăng cường khả năng thực hành cho
SV sư phạm trước khi tốt nghiệp Vậy thực trạng công việc này được thực hiện ở phổ thông như thế nào và chất lượng ra sao? Qua công việc thực tập 7 tuần của SV
ở trường phổ thông mà chúng tôi được phân công làm cụm trưởng, có thể nhận thấy một số vấn đề sau:
Trước hết, về chất lượng của các đợt thực tập qua điểm số mà nói thì rất cao (hầu hết SV đều đạt loại giỏi và xuất sắc) Tình hình này có phản ánh đúng thực trạng của công tác thực tập không? Khi trao đổi với Ban chỉ đạo thực tập ở trường phổ thông, GV chuyên môn, GV hướng dẫn và trực tiếp tham gia dự giờ, rút kinh nghiệm và trao đổi về chuyên môn với các thầy cô ở trường phổ thông và với các giáo sinh, chúng tôi nhận thấy một thực trạng khác với kết quả này Có thể thấy, kết quả trên chỉ đúng với một số ít SV, còn phần lớn, các em vẫn khá hạn chế về các kĩ năng nghiệp vụ thông thường như cách viết bảng, cách diễn đạt một vấn đề, cách sử dụng âm lượng, nhịp độ nói nhanh chậm… Cụ thể, các em không biết cách bố cục một tiết giảng cho hợp lý về dung lượng thời gian, kiến thức, mục đích của bài học; chưa biết cách trình bày một vấn đề cho hấp dẫn, lôi cuốn người nghe; chưa biết cách mở rộng kiến thức theo bề sâu hay chiều rộng; chưa biết xác định kiến thức trọng tâm cơ bản và kiến thức bổ trợ trong mỗi tiết học hay mỗi bài giảng… Chính
vì vậy, GV phổ thông thường đánh giá cao về tính tích cực, nhiệt tình trong việc tham gia các hoạt động, sự sáng tạo, chăm chỉ trong việc chuẩn bị bài giảng, đồ dùng dạy học nhưng về kĩ năng và phương pháp vẫn là khâu yếu nhất của SV mà họ còn phàn nàn
Thực tế này cho thấy, các em đã được trang bị khá tốt về kiến thức nhưng dường như kĩ năng nghề nghiệp vẫn còn khá sơ sài hoặc bị động GV phổ thông
Trang 11thường đánh giá SV ở việc học nghề, tập sự nên vẫn dành cho những kết quả khá ưu
ái Và đôi khi vì là học nghề nên cũng được “ưu ái” mọi việc, kể cả việc dạy thay rất nhiều giờ hoặc làm công tác chủ nhiệm triền miên khiến các em khá vất vả trong công tác thực tập và không xác định đúng mục đích của hoạt động thực tập nữa Điều này đã vô tình khiến cho chúng ta có một kết quả “ảo” về công tác thực tập của SV Và qua đó cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng thực của việc rèn luyện kĩ năng nghề và trang bị nghiệp vụ cho SV ở trường đại học
Vậy ở trường đại học đã rèn luyện nghiệp vụ cho SV như thế nào? Theo chúng tôi, ta nên hiểu việc rèn luyện nghiệp vụ cho SV không chỉ là hoàn thành một chuyên đề Rèn luyện nghiệp vụ (hay còn gọi là Tập giảng khoảng 02 tín chỉ) là SV
có thể thành thạo các kĩ năng và thực hành tốt nghiệp vụ, mà đây là vấn đề cần phải được rèn luyện thường xuyên, liên tục Chúng tôi quan niệm, công việc rèn nghề không phải chỉ thuộc về các thầy cô ở Bộ môn phương pháp, mà là nhiệm vụ của tất
cả các giảng viên khi đứng lớp Một giảng viên giỏi luôn là người có chuyên môn tốt và khả năng sư phạm tốt Chính vì vậy, ngay trong các môn học, mỗi giảng viên cần có ý thức rèn nghề cho các em để SV vừa tích lũy các kiến thức đồng thời rèn luyện được các kĩ năng thực hành (chẳng hạn như cách sử dụng ngôn ngữ, lập luận đối với một vấn đề, cách viết bảng, xác định được mục đích, trọng tâm kiến thức, cách sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong từng bài giảng.…) Và có lẽ chúng
ta cần xem lại cách thức giảng dạy môn Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm – một môn học có tính đặc thù ngành Chúng ta có thể coi đây như một môn học mà SV có dịp được thể hiện các kĩ năng nghề nghiệp và nghiệp vụ chuyên môn một cách tốt nhất, giống như một hội thi và giảng viên là một giám khảo khó tính chứ không đơn giản
là đến lúc này (năm thứ 4) mới rèn cho SV các thao tác, kĩ năng nghiệp vụ để biết cách thực hành, đứng lớp nữa
Có lẽ, đổi mới giáo dục dù theo hướng nào thì đối với các trường sư phạm, khâu đầu tiên cần chú trọng vẫn là rèn luyện các kĩ năng thực hành nghề cho SV Muốn vậy, chúng ta phải tạo môi trường và ý thức về rèn nghề cho SV ngay từ năm thứ nhất Bản lĩnh đứng trước đám đông để không rơi vào cảnh “tim đập chân run”, vững vàng và trưởng thành trong nghề ngay khi còn là một SV, chứ không phải trong vai trò giáo sinh mới được rèn các kĩ năng nghiệp vụ để thực hành nghề nghiệp Có như vậy hoạt động TTSP mới phản ánh đúng chất lượng thực tế Hi vọng cùng với việc đổi mới giáo dục, chúng ta sẽ phải đổi mới công tác thực tập sự phạm và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngay từ bây giờ để chất lượng giáo dục ở trường sư phạm đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay
Trang 12BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC TẬP SƯ PHẠM 2 TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH TUYÊN QUANG
ThS Đỗ Văn Hảo Cụm trưởng, Giảng viên Khoa Địa lý
Về cơ sở vật chất, hầu hết các nhà trường đều được xây dựng các phòng học khang trang, có phòng học bộ môn, phòng sử dụng công nghệ trong dạy học, phòng chứa thiết bị các môn chung, phòng y tế học đường, phòng làm thư viện, phòng truyền thống, phòng dành cho Ban Giám hiệu, phòng ban, các tổ chuyên môn và các đoàn thể làm việc, nhà bảo vệ, hệ thống tường bao, khu vực vệ sinh đầy đủ
b Khó khăn
Trình độ đội ngũ GV chưa đều, một số GV chưa thật sự nhiệt tình hướng dẫn
SV thực tập giảng dạy và giáo dục
Cơ sở vật chất của một số trường chưa đảm bảo như: Trường THPT Sơn Dương còn có phòng học tạm, thiếu các phòng học công nghệ thông tin, phòng sinh hoạt chuyên môn,…
1.2 Về phía giáo sinh thực tập
Các em là SV về TTSP tại trường đại đa số có ý thức học tập và rèn luyện chăm chỉ, nhiệt tình, trách nhiệm, ham học hỏi trong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm và tổ chức tham gia các hoạt động ngoại khóa tích cực, đặc biệt là các
Trang 13- Giúp SV tìm hiểu thực tế giáo dục, các chức năng, nhiệm vụ của người GV,
dự giờ rút kinh nghiệm Vì vậy, giáo sinh rất khó khăn trong việc dạy và quản lí HS
2.2 Về phía SV
Đại đa số SV thực hiện tốt, đúng chương trình, kế hoạch hoạt động của ban
chỉ đạo thực tập và của các GV hướng dẫn thực tập giảng dạy, thực tập giáo dục Đoàn SV thực tập đã phối kết hợp chặt chẽ với ban chỉ đạo, triển khai kế hoạch đồng bộ và nhịp nhàng trong toàn đợt thực tập SV thực tập luôn nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình, có tinh thần và ý thức chấp hành tốt mọi công việc đươc giao Tích cực tham gia các hoạt động giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm và tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo dục đạo đức HS, Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ SV ở tất cả các khoa vẫn chưa thực sự tự giác: chuẩn bị bài giảng còn chưa tốt, lúng túng, thiếu tự tin, chữ viết bảng nhỏ, xiêu vẹo, nguệch ngoạch, trình bày lộn xộn, thiếu khoa học, chưa bao quát tốt lớp học trong giờ giảng Kĩ năng giao tiếp và xử lí các tình huống sư phạm chưa tốt Một số SV ít tham gia các buổi sinh hoạt đoàn, các hoạt động đoàn, Đoàn trường và địa phương tổ chức, chưa chủ động gặp GV hướng dẫn, còn để GV hướng dẫn tìm gặp, do đoàn đông nên một số còn ỷ lại trong các công việc chung của đoàn Một số giáo sinh chưa nghiêm túc với HS HS còn để HS trêu ghẹo, chưa hợp tác và chưa tôn trọng giáo sinh: cười đùa, nói chuyện, không chép bài, làm việc riêng trong lớp,
ra ngoài tự do, có thái độ chống đối giáo sinh
3 ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.1 Về thực tập giảng dạy
- Lập kế hoạch và thực hiện các công việc giảng dạy của người GV
- Mỗi SV thực tập giảng dạy 7 tiết, soạn 7 giáo án và được GV hướng dẫn
đánh giá, cho điểm
Trang 14- Các SV đã tiếp cận phương pháp giảng dạy mới trong các môn trường
THPT, đặc biệt là thực hiện công tác soạn giáo án, tập giảng và các tiết dạy đều được GV hướng dẫn và nhóm dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm, đánh giá, kết quả toàn đoàn xếp loại giảng dạy
- Các SV đều có ý thức tìm hiểu các hoạt động giáo dục ở trường, rèn luyện
kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp với đồng nghiệp, với HS Tổ chức các giờ sinh hoạt lớp hiệu quả góp phần xây dựng nề nếp kỷ cương, giáo dục đạo đức và kĩ năng sống
cho HS Tích cực học hỏi, tham gia nhiệt tình vào phong trào thi đua “xây dựng
trường học thân thiện HS tích cực” của nhà trường và làm tốt công tác chủ nhiệm
lớp, các lớp chủ nhiệm được nhà trường đánh giá đều có sự tiến bộ, kết quả xếp loại
chủ nhiệm
3.3 Về tham gia hoạt động ngoại khóa
- Các SV đều có khả năng thu hút phát huy năng lực tập thể lớp tham gia vào các hoạt đông ngoại khóa, tổ chức phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, làm báo
- Phối hợp với BCH Đoàn trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường, tổ chức cho HS ngoại khoá tại trường thu được kết quả tốt và có ý nghĩa giáo dục toàn diện cho HS
4 KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Xuất phát từ thực tế sau đợt TTSP tại trường, với cương vị là cụm trưởng tôi xin được đề xuất một số ý kiến nhằm khắc phục những khó khăn, từ đó chất lượng TTSP được nâng lên
4.1 Đối với trường Đại học Sư phạm
- Tăng số tiết tập giảng, giảm bớt số lượng SV từ 10 – 12 SV/1 nhóm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nhằm giúp cho SV có cơ hội hơn để rèn luyện kĩ năng viết bảng, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, luyện tập giọng nói, xử lý các tình huống
sư phạm
- Cần tập huấn cho SV chức năng, nhiệm vụ của người GV chủ nhiệm, của người cán bộ Đoàn viên thanh niên, để giúp các em vững vàng và tự tin hơn trong công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn tại trường phổ thông Giúp SV tự tin và mạnh dạn hơn trước tập thể đám đông, hình thành, củng cố các kĩ năng hoạt động cho SV
Trang 15- Nên lựa chọn trưởng đoàn TTSP là những SV là lớp trưởng hoặc Bí thư chi đoàn, không nên chỉ định những SV chưa từng làm cán bộ lớp, đoàn, hội Việc chỉ định như đợt thực tập vừa qua tại Tuyên Quang đã làm ảnh hưởng nhiều đến công tác thực tập tại các nhà trường vì các em còn nhút nhát, chưa chủ động trong công tác
- Giảm bớt số lượng giáo sinh thực tập trung bình từ 40 - 45 SV/1 đoàn để đảm bảo chất lượng Hầu hết các trường THPT tại Tuyên Quang đều nhận tới 3 đoàn về thực tập nên sĩ số quá đông ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng dạy của SV
- Tổ chức hội thi nghiệp vụ sư phạm hàng năm ở cấp khoa, cấp trường nhằm thúc đẩy SV tích cực học tập, tích lũy kinh nghiệm, kĩ năng nghiệp vụ; tự tin khi đứng trên bục giảng, đó là cơ hội giúp SV trau dồi kiến thức sư phạm
- Nên tăng thời gian thực tập thành 8 tuần: thời gian 7 tuần là tương đối ngắn
vì SV mất tuần đầu họp, gặp mặt lập kế hoạch và tuần cuối SV đã phải hoàn thành hồ
sơ thực tập (thực tế hầu hết các trường THPT ở Tuyên Quang đã kết thúc thực tập và tổng kết ngày giữa tuần 7) còn lại chỉ còn 5 tuần thực dạy
4.2 Đối với SV thực tập
- Điều quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi SV thực tập phải xây dựng
kế hoạch và duyệt kế hoạch thực tập và giảng dạy cụ thể trước khi thực hiện
- Phải tìm đọc những tài liệu có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp và lập
kế hoạch chủ nhiệm lớp rõ ràng, cần phải dự đoán một số tình huống sư phạm có thể xảy ra Đồng thời phải có sổ nhật ký sư phạm và sổ công tác chủ nhiệm để ghi chép lại hoạt động thực tập và chủ nhiệm của mình
- Đặc biệt giáo sinh phải có thái độ cầu tiến, luôn học hỏi, lắng nghe những góp ý chân tình, tích cực của GV hướng dẫn để ngày càng tiến bộ
4.3 Với trường THPT
- Đầu tư thêm một số trang thiết bị phòng bộ môn, phòng công nghệ để đáp ứng yêu cầu dạy và học đổi mới, yêu cầu của SV về thực tập tại trường đạt hiệu quả tốt nhất
- Ban Giám hiệu cần tổ chức họp với đoàn TTSP ngay tuần đầu tiên để SV chủ động lập kế hoạch giảng dạy và kế hoạch chủ nhiệm
- Đoàn TTSP phải đóng góp nhiều khoản như: quỹ khuyến học, quỹ đoàn thanh niên, công đoàn, liên hoan, bởi nhiều SV có hoàn cảnh rất khó khăn Do vậy,
đề nghị Ban Giám hiệu các nhà trường nên hạn chế các khoản đóng góp này