Đặt vấn đề CDCCKT trong mối quan hệ với PTBV; nghiên cứu nó trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.. Trong tác phẩm “Điều Chỉnh cơ cấu nôn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
*******
NGÔ THÁI HÀ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
*******
NGÔ THÁI HÀ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế và chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế 6
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững 10
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế gắn với phát triển bền vững 16
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 18
1.2.1 Những vấn đề đă ̣t ra cần được tiếp tu ̣c nghiên cứu 18
1.2.2 Hướng nghiên cứu của luâ ̣n án: 19
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHUYỂN DỊCHCƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 20
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 20
2.1.1 Một số khái niệm 20
2.1.2 Vai trò của chuyển di ̣ch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển bền vững 32
2.1.3 Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển bền vững 42 2.1.4 Những yếu tố tác đô ̣ng đến chuyển di ̣ch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển bền vững 47
2.2 KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 57
2.2.1 Kinh nghiệm của các nền kinh tế thuô ̣c APEC 57
2.2.2 Kinh nghiệm của một số nước đang phát triển khác 66
2.2.3 Bài học rút ra đối với Việt Nam 69
Trang 5CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾTHEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 71
3.1 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 71
3.1.1 Đánh giá chung đối với sự chuyển di ̣ch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Viê ̣t Nam 71
3.1.2 Thực tra ̣ng chuyển di ̣ch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Viê ̣t
Nam từ năm 2000 đến nay 76
3.2 MỨC BỀN VỮNG CỦA CHUYỂN DI ̣CH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 97
3.2.1 Sự bền vững trong tăng trưởng kinh tế 97
3.2.2 Sự bền vững về mă ̣t xã hội 104
3.2.3 Sự bền vững về môi trường sinh thái 122
3.3 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CHUYỂN DI ̣CH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 133
3.3.1 Những hạn chế trong chuyển di ̣ch cơ cấu ngành kinh tế ở Viê ̣t Nam 133
3.3.2 Nguyên nhân của những ha ̣n chế 140
CHƯƠNG 4 : ĐI ̣NH HƯỚNG VÀ GI ẢI PHÁP CHỦ YẾU NH ẰM ĐẨY MẠNHCHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNGPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 149
4.1 ĐI ̣NH HƯỚNG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 149
4.1.1.Định hướng chung .149
4.1.2 Định hướng cu ̣ thể Error! Bookmark not defined
4.2 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 155
4.2.1 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển bền vững 155
4.2.2 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch theo hướng phát triển bền vững 159
4.2.3 Phát triển nguồn nhân lực và khoa học, công nghệ 169
4.2.4 Đẩy mạnh chuyển di ̣ch cơ cấu ngành kinh tế và điều chỉnh chính sách ngành 171
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 184
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 187
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 188
PHỤ LỤC 199
Trang 6DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TT Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Anh Viết đầy đủ tiếng Việt
I CÁC KÝ HIỆU
1 BOD Biological Oxygen Demand Tiêu hao ô xy sinh học
2 COD Chemical Oxygen Demand Tiêu hao ô xy hoá học
6 NOx(NO2,
NO3)
Nitrogen Dioxide Oxít nitơ
7 SOx(SO2, SO3) Sulfur Dioxide Oxit lưu huỳnh
8 TSS Total Suspended Solid Tổng chất rắn lơ lửng
Trang 726 NHTW Ngân hàng trung ương
27 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
28 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
(Vào/Ra)
30 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế
31 IUCN The World Conservation
35 MDG Millennium Development Goal Mục tiêu phát triển thiên niên
Uỷ ban KT-XH Châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp quốc
41 UNESCO
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp quốc
42 WCED World Commission on
Environment and Development
Uỷ ban Thế giới về Môi trường
và Phát triển
43 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
44 WWF World Wildlife Fund Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng 2.1 Các nhóm chỉ tiêu về PTBV của Liên Hợp quốc và một số
2 Bảng 3.1 Tốc đô ̣ tăng bình quân GDP của cả nước giai đoa ̣n
3 Bảng 3.2 Tăng trưởng kinh tế của cả nước giai đoa ̣n 2001-quý I/2015 74
4 Bảng 3.3 Mức độ ổn định tăng trưởng theo các kế hoạch 5 năm 75
6 Bảng 3.5 Chỉ số lan tỏa về kinh tế và chỉ số kích thích nhập khẩu 80
7 Bảng 3.6 Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp 82
9 Bảng 3.8 Diện tích rừng trồng tập trung và rừng bị thiệt hại 84
10 Bảng 3.9 Diện tích mặt nước nuôi thủy sản thời kỳ 2001- quý I/2015 85
11 Bảng 3.10 Chỉ số sản xuất toàn ngàn công nghiệp 86
12 Bảng 3.11 Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân mỗi năm
(tính theo giá so sánh 1994) phân theo ngành công nghiệp 88
13 Bảng 3.12 Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân mỗi năm trong 10 năm
14 Bảng 3.13 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
15 Bảng 3.14 Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa 92
16 Bảng 3.15 Kết quả của hoạt động dịch vụ giai đoạn 2011- quý I/2015 93
17 Bảng 3.16 Tốc đô ̣ tăng vốn đầu tư bình quân mỗi năm trong 12 năm
(2001-2012) tính theo giá 1994 phân theo khu vực kinh tế 102
18 Bảng 3.17 Cơ cấu lao đô ̣ng phân theo ngành của cả nước giai đoa ̣n
19 Bảng 3.18 Bảng quan hệ hai chiều giữa tốc độ tăng trưởng và một số
tiêu chí việc làm giai đoạn 2000- 2010 qua ma trận hệ số 107
Trang 9tương quan
20 Bảng 3.19 Bảng mức thu nhập và chênh lệch thu nhập trung bình
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Giao đô ̣ng lên xuống của tăng trưởng GDP ta ̣i Viê ̣t
Nam từ năm 1980-2012 và dự báo đến năm 2015 71
7 Hình 3.1
Diễn biến nồng độ BOD tại hồ Bảy Mẫu, sông Tô Lịch (Hà Nội), hồ An Biên (Hải Phòng), kênh Nhiêu Lộc (Thành phố Hồ Chí Minh)
127
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
CDCCKT là một trong những nội dung chủ yếu của quá trình CNH, HĐH đất nước CCKT phù hợp với quy luật khách quan sẽ có tác động trực tiếp đến hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đến tăng trưởng và phát triển KT-XH cũng như trong tiến trình Việt Nam hội nhập thành công vào kinh tế khu vực và thế giới Tuy nhiên, CCKT luôn bị lạc hâ ̣u tương đối so với tác đô ̣ng của xu thế vâ ̣n đô ̣ng và phát triển của cuô ̣c các ma ̣ng khoa ho ̣c, kỹ thuật và công nghệ , toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Do đó, CDCCKT theo hướng PTBV là yêu cầu khách quan , tất yếu trong tiến trình phát triển của mo ̣i nền kinh tế, không phân biê ̣t chế đô ̣ chính tri ̣ - xã hội
Qua gần 30 năm đổi mới , nền kinh tế Viê ̣t Nam cũng có những thành tựu đáng kể như : Nền kinh tế đa ̣t tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế khá cao , CCKT tiếp tu ̣c chuyển di ̣ch theo hướng CNH, HĐH; vốn đầu tư toàn xã hô ̣i tăng khá nhanh; kinh tế
vĩ mô cơ bản ổn định ; Hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoa ̣i có bước tiến mới rất quan tro ̣ng ; Giáo dục và đào tạo có bước phát triển khá ; Khoa ho ̣c và công nghê ̣ có tiến bô ̣; Văn hóa - xã hội có tiến bộ trên nhiều mă ̣t, viê ̣c gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hô ̣i có chuyển biến tích cực , chỉ số phát triển con người được nâng lên, …
Tuy vậy, chất lươ ̣ng tăng trưởng còn thấp , tăng trưởng kinh tế chủ yế u dựa vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng , vào những ngành và những sản phẩm truyền thống , công nghê ̣ thấp ; CCKT chuyển di ̣ch châ ̣m ; Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được các thế ma ̣nh để đi nhanh hơn vào CCKT hiê ̣n đa ̣i; Các TPKT chưa phát triển tương xứng với tiềm năng ; Cơ cấu đầu tư chưa thâ ̣t hợp lý , chưa hướng ma ̣nh vào đầu tư chiều sâu , vào các ngành có giá trị tăng thêm cao và tạo nhiều việc làm, nhâ ̣p siêu còn lớn
Nhìn tổng thể, cho đến nay những yếu kém của CCKT nhìn chung vẫn chưa đươ ̣c khắc phu ̣c Thêm vào đó, khủng hoảng kinh tế và biến đổi khí hậu toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nhiều mặt của nền kinh tế nước ta Tăng trưởng kinh tế giảm sút; các điểm yếu của nền kinh tế ngày càng bộc lộ rõ hơn ; nếu không khắc phu ̣c thì khó có thể duy trì được tăng trưởng cao và bền vững trong những năm tiếp theo Do
Trang 11đó, yêu cầu đổi mới và đẩy nhanh CDCCKT theo hướng PTBV để vừa vượt được qua khủng hoảng, vừa cải thiê ̣n vi ̣ trí và đưa được nền kinh tế nước ta lên được giai đoa ̣n phát triển cao hơn đã trở thành một yêu cầu cấp bách cả về trước mắt và lâu dài
Vì vậy, mục tiêu PTBV đang đặt ra mối quan hệ nhân - quả với quá trình CDCCKT Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu sâu thêm những nội dung có tính cơ bản và hệ thống của CDCCKT theo hướng PTBV và triển khai ứng dụng nó trong thực tiễn quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Bởi không phải trong mọi trường hợp CDCCKT theo hướng CNH, HĐH đều đem lại sự PTBV
Với mong muốn góp phần luận giải vấn đề nóng bỏng đó, tác giả chọn
"Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam" làm đề
tài nghiên cứu và viết luận án Tiến sỹ Kinh tế Chính trị
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về CDCCKT theo hướng PTBV , trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp CDCC ngành KT theo hướng PTBV ở nước ta trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luâ ̣n về CDCC ngành KT theo hướng PTBV
- Phân tích, đánh giá thực trạng CDCC ngành KT theo hướng PTBV ở nước
ta trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong thời gian từ năm 2000 đến nay
- Luâ ̣n giải đ ề xuất phương hướng và gi ải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh CDCC ngành KT theo hướng PTBV ở nước ta
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
CDCC ngành KT theo hướng PTBV ở Việt Nam , dưới góc độ kinh tế chính trị học
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
Luận án mong muốn nghiên cứu những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn CDCCKT, PTBV và mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng Tuy nhiên, đây
Trang 12là vấn đề rộng lớn, phức tạp, vì vậy, trong khuôn khổ của luận án chỉ tập trung làm
rõ những vấn đề lý luận, phương pháp luận và thực tiễn trên phương diện của Kinh
tế chính trị học về CDCC ngành KT theo hướng PTBV trên ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường
- Phạm vi thời gian
Mặc dù, tác giả đã cố gắng tập hợp, xử lý các số liệu của giai đoạn trước năm
2000, song việc thống kê theo lãnh thổ ở nước ta thời kỳ đó chưa thật đầy đủ, toàn diện Do đó, số liệu được xử lý, phục vụ cho việc phân tích, nhận định của luận án
chủ yếu được cập nhật trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay
- Phạm vi không gian
Luận án tập trung nghiên cứu xu hướng CDCC ngành kinh t ế theo hướng PTBV ở Viê ̣t Nam và đư ợc tiếp cận trên ba mă ̣t kinh tế , xã hội và môi trường , đồng thời có tham khảo kinh nghiê ̣m của mô ̣t số nước trên thế giới
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Để thực hiện đề tài này, Luận án dựa vào những cơ sở lý luận sau:
- Cơ sở phương pháp luận của luận án là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin;
- Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề CCKT, CDCCKT;
- Những quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách Nhà nước Việt Nam về các vấn đề CCKT, CDCCKT và PTBV;
- Các lý thuyết về CDCCKT và PTBV;
- Kế thừa kết quả của một số công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài Luận án
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp tiếp cận nghiên cứu : Phương pháp duy vâ ̣t biê ̣n chứng ;
phương pháp lôgic - lịch sử ; phương pháp hê ̣ thống , cấu trúc ; phương pháp đi ̣nh tính, đi ̣nh lượng
Luận ánsử du ̣ng nhóm phương pháp này để nhận diện CCKT, CDCCKT trong
Trang 13từng thời kỳ, bối cảnh lịch sử cụ thể Đặt vấn đề CDCCKT trong mối quan hệ với PTBV; nghiên cứu nó trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án
Phương pháp lôgic - lịch sử được sử dụng chủ yếu để tìm ra nguyên nhân của thực trạng CDCC ngành kinh tế theo hướng PTBV hi ện nay, đặc biệt là nhận rõ nguyên nhân nào ảnh hưởng đến quá trình CDCCKT
Phương pháp đi ̣nh tính, đi ̣nh lượng được sử du ̣ng nhiều ở chương 3, khi tác giả nêu thực tra ̣ng CDCC ngành KT ở Viê ̣t Nam từ năm 2000 đến nay, từ đó đánh giá mức bền vững của quá trình chuyển di ̣ch đó
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Phương pháp tâ ̣p hợp, phân loa ̣i và
xử lý số liê ̣u; phương pháp hê ̣ thống hóa lý thuyết; phương pháp phân tích, tổng hợp Nhóm p hương pháp này được sử dụng trong cả từ chương 1 đến chương 4, nhưng nhiều nhất là ở chương 3 nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá sát thực tình hình CDCC ngành kinh tế theo hướng PTBV trên cả 3 mă ̣t: kinh tế, xã hội và môi trường trong th ời gian qua, làm rõ những thành tựu đã đạt được, chỉ ra những hạn chế của quá trình này và nguyên nhân của những hạn chế đó
Phương pháp tâ ̣p hợp, phân loa ̣i và xử lý thông tin được sử dụng trong tất cả các chương của Luận án, nhằm kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước và phát triển nó một cách hiệu quả nhất
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn : Phương pháp điều tra ; phương
pháp thống kê , so sánh ; phương pháp phân tích mô hình thực tiễn ; phương pháp chuyên gia
Nhóm p hương pháp này được sử dụng trong cả chương 2 và chương 3, đặc biệt trong phần nghiên cứu kinh nghiệm các nước và đánh giá thực trạng CDCC ngành kinh tế theo hướng PTBV trên cả 3 mă ̣t: kinh tế, xã hội và môi trường
Ngoài ra, phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng để tạm gác bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những vấn đề ít có ảnh hưởng đến quá trình CDCCKT
để đi vào nghiên cứu những vấn đề mang tính cốt yếu, có ảnh hưởng quyết định đến quá trình chuyển dịch đó , như sự phát triển của kinh tế thị trường, quá trình hội
Trang 14nhập quốc tế và cạnh tranh Phương pháp này được áp dụng chủ yếu ở chương 3
và chương 2
5 Những đóng góp mới của luận án
- Làm rõ thêm những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến CDCC ngành KT theo hướng PTBV;
- Đánh giá về thực trạng CDCC ngành kinh t ế theo hướng PTBV trên cả 3
mă ̣t: kinh tế, xã hội và môi trường trong thời gian từ năm 2000 đến nay;
- Bổ sung và làm rõ thêm nô ̣i dung và các tiêu chí đánh giá CDCC ngành kinh tế theo hướng PTBV trên cả 3 mă ̣t: kinh tế, xã hội và môi trường;
- Đề xuất mô ̣t số đ ịnh hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy ma ̣nh CDCC ngành kinh tế theo hướng PTBV ở Viê ̣t Nam
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2.Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng phát triển bền vững
Chương 3 Thực tra ̣ng chuy ển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền
vững ở Việt Nam
Chương 4 Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN C ỨU Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯ ỚC LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Luâ ̣n án đã khái quát các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước bao gồm các công trình sách , bài nghiên cứu , đề tài khoa học được sắp xếp theo trình tự thời gian Khái quát lại có ba hướng nghiên cứ chính sau đây:
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế và chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế
1.1.1.1 Ở ngoài nước:
Trong lịch sử, C.Mác là một trong những học giả sớm bàn về CDCCKT thông qua việc phân tích về phân công lao động xã hội và tái sản xuất xã hội (bao gồm cả tái sản xuất giữa đơn và tái sản xuất mở rộng) Vấn đề CDCCKT đã được C Mác đề cập là sự thay đổi của CCKT từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển và CDCCKT hợp lý là sự chuyển dịch sang một CCKT có khả năng tái sản xuất mở rộng cao, phản ánh được năng lực khai thác, sử dụng các nguồn lực và phải phù hợp với các quy luật, các xu hướng của thời đại
Thập niên 1940, giới nghiên cứu kinh tế học ở Mỹ Latinh cho rằng thuyết thương mại tự do để phát huy lợi thế so sánh cho PTKT theo lý luận của David Ricardo không phù hợp nữa Ricardo cho rằng các nước giàu tài nguyên có thể PTKT bằng cách xuất khẩu nguyên liệu thô Theo các nhà kinh tế học Mỹ Latinh, Ricardo đưa ra thuyết đó vì nước Anh không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp, song có lợi thế về khu vực chế tạo; và vì vậy nước Anh cần theo đuổi thương mại tự do để có thể nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng chế tạo
Từ lập luận như thế, các nhà kinh tế học Mỹ Latinh chủ trương rằng: muốn PTKT thì phải CDCCKT theo hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực sơ khai (nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác khoáng sản) và tăng dần tỷ trọng của khu vực chế tạo
và khu vực dịch vụ Trong quá trình CDCC đó, công nghệ là thiết yếu Quan sát mô hình PTKT của nước Phổ (tên gọi nước Đức lúc bấy giờ), theo đó trong khi nông nghiệp còn đang là khu vực chủ đạo của nền kinh tế, thì công nghiệp nặng đã được
Trang 16theo trường phái cơ cấu chủ trương rằng PTKT cần có sự can thiệp của Nhà nước
Trường phái cơ cấu còn cho rằng quan hệ kinh tế quốc tế (thập niên 1940 đến 1960) là quan hệ các nước đang phát triển cung cấp nguyên liệu thô, còn các nước phát triển cung cấp hàng hóa chế tạo Vì vậy, các nước đang phát triển phải dựa vào nhu cầu trong nước để phát triển nền công nghiệp
Kết quả của lý thuyết nói trên về PTKT đã làm ra đời chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu được áp dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển từ thập niên 1950
Lý thuyết của trường phái này đã hướng các nước đang phát triển tránh không phụ thuộc vào việc xuất khẩu nguyên liệu thô sang các nước phát triển, mà chủ động CDCCKT của mình theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Trong đó, để tăng công nghiệp với hàm lượng khoa học ngày càng cao thì cần có sự can thiệp của Nhà nước Tuy nhiên, điều này có thể trở thành không khả thi nếu nhà nước đó độc quyền và không minh bạch dẫn tới tình trạng lợi dụng nguồn tài chính của quốc gia cho các chương trình, dự án công nghiệp một cách chủ quan, duy ý chí, không hiệu quả
Thực tế cho thấy rằng, với việc một số nước áp dụng lý thuyết này, tỷ trọng dịch vụ đã tăng lên, nhưng công nghiệp vẫn không tăng như mong muốn, và sự tăng
đó lại vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu thô Việc để có hàm lượng khoa học, công nghệ trong nền kinh tế, đặc biệt trong khu vực công nghiệp không thể là việc ngày một ngày hai
Theo lý thuyết về “Cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých” từ bên ngoài, trong đó
có P.A.Samuelson, để TTKT nói chung phải bảo đám 4 nhân tố là nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu tư bản và kỹ thuật Nhìn chung, ở các nước đang phát triển, bốn nhân tố trên đây rất khan hiếm và việc kết hợp chúng đang gặp trở ngại lớn
Ở nhiều nước khó khăn lại càng dấn sâu vào "cái vòng luẩn quẩn" của sự nghèo khổ
Để tăng trưởng và phát triển phải có "cú huých từ bên ngoài" nhằm phá "cái vòng luẩn quẩn" ở nhiều điểm Điều này có nghĩa là phải có đầu tư lớn của nước ngoài vào các nước đang phát triển Muốn vậy, các nước đang phát triển phải tạo ra các điều kiện thuận lợi nhằm kích thích tính tích cực đầu tư của tư bản nước ngoài
Trang 17Về cơ bản, lý thuyết này có những đánh giá đúng về các nước đang phát triển
và cần phát triển thì phải giải quyết được những vấn đề trên Hiện nay, những nước đang phát triển vẫn đang gặp phải những vấn đề này trong quá trình phát triển của mình Tuy nhiên, những đánh giá cũng chưa thật khách quan bởi không hẳn những nước nghèo là những nước nghèo về tài nguyên Tài nguyên được phân bổ một cách
tự nhiên ở các quốc gia, và trong chừng mực nhất định thì sự có nó là ngẫu nhiên
Tư tưởng cơ bản trong mô hình nhị nguyên của A.Lewis là chuyển số lao động dư thừa trong nông nghiệp sang các ngành hiện đại của khu vực công nghiệp thành thị do hệ thống tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước lạc hậu Quá trình này
sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
Như vậy, việc chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực
công nghiệp có hai tác dụng: Một là, chuyển bớt lao động ra khỏi lĩnh vực nông
nghiệp (có năng suất lao động thấp hơn các ngành khác), chỉ để lại lượng lao động
đủ để tạo ra sản lượng cố định, từ đó nâng cao sản lượng theo đầu người; Hai là,
việc di chuyển này sẽ làm tăng lợi nhuận trong lĩnh vực công nghiệp, tạo điều kiện nâng cao mức tăng trưởng và PTKT nói chung
Lý thuyết này có nhiều tích cực đối với các quốc gia mới chuyển đổi hay các quốc gia nghèo, đang phát triển, nhưng về lâu dài, điều này sẽ không phù hợp, bởi dần dần sự san bằng thu nhập và sự phát triển tương đối cân bằng giữa các quốc gia
sẽ diễn ra Hơn nữa, việc chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp nếu không
có kế hoạch sẽ dẫn tới làm suy giảm năng suất và sản lượng nông nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, an toàn lương thực
Trong tác phẩm “Điều Chỉnh cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc và hướng đi
trong tương lai” của học giả Nhung Điện Tân (Nhà xuất bản Khoa học xã hội ,
2003) đã đề cập tới vấn đề CDCC trong nông nghiệp, tới những vấn đề đáng chú ý sau: Khuyến khích phát triển các TPKT trong nông nghiệp, nông thôn; tập trung đầu
tư cho khoa học, công nghệ; đẩy mạnh chăn nuôi, đa dạng hóa sản phẩm trồng trọt hướng về xuất khẩu; điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hội nhập… Những vấn đề tác giả đưa ra nhằm mục đích chuyển dịch nền nông nghiệp Trung Quốc từ phát triển chiều rộng, số lượng sang chiều sâu, chất lượng, bên cạnh đó là
Trang 18việc giảm dần diện tích đất nông nghiệp để sử dụng cho mục đích khác hoặc cho tương lai… Mục tiêu cuối cùng được tổng kết lại: trong ngắn hạn là nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm có lợi thế, tăng cường ý thức về thương hiệu; trong dài hạn là xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại hóa, nhất thể hóa với sản phẩm chất lượng và năng suất cao, có thể bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và PTBV
1.1.1.2 Ở trong nước
Vấn đề CCKT và CDCCKT đã được đề cập trong khá nhiều các tài liệu khoa học, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH Cụ thể, trong các giáo trình như: Lịch sử các học thuyết kinh tế, Kinh tế phát triển… Các giáo trình này đã làm rõ những vấn đề cơ bản của CCKT và CDCCKT
Học giả Ngô Doãn Vịnh và các đồng nghiệp đã có nhiều công trình nghiên
cứu có liên quan đến CCKT và CDCCKT, như: “Bàn về PTKT- nghiên cứu con
đường dẫn tới giàu sang”(Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia , 2005), “Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia , 2006) “Bàn về cải tiến cơ cấu nền kinh tế Việt Nam”(Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia , 2007) … Các
công trình này đưa ra những quan điểm, đặc điểm, tính chất, các yếu tố tác động đến CCKT, CDCCKT trên cơ sở từ kinh nghiệm nghiên cứu chiến lược, quy hoạch và tổng kết thực tiễn quá trình CDCCKT ở nước ta
Trong các tác phẩm: “CDCC ngành kinh tế ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Khoa ho ̣c xã hô ̣i, 2006)và “Các nhân tố ảnh hưởng đến CDCC ngành trong thời kỳ
CNH ở Việt Nam”(Nhà xuất bản Khoa học xã hội , 2007), học giả Bùi Tất Thắng đã
khái quát lý luận về CDCC ngành kinh tế ở nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH, chỉ ra thực trạng, nêu ra quan điểm, giải pháp nhằm thúc đẩy CDCC ngành kinh tế ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay
Nghiên cứu về cải cách CCKT và tái cấu trúc nền KT, học giả Vũ Minh
Khương thông qua bài viết “Đôi điều về cải cách cơ cấu nền kinh tế” đã làm rõ
khái niệm cải cách cơ cấu Tâm điểm của cải cách cơ cấu là tăng năng suất, được đo bằng giá trị gia tăng tạo ra trên mỗi đơn vị nguồn lực Đây là một trong những mục tiêu rất quan trọng của CDCCKT là tăng năng suất lao động
Học giả Trần Du Lịch thông qua bài viết “Tái cấu trúc nền kinh tế theo
Trang 19hướng cạnh tranh và PTBV” và học giả Nguyễn Minh Phong thông qua bài viết
“Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam” đã bàn về các vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế
như: xu hướng phát triển của sản phẩm, của các công ty, của nền kinh tế nước ta và nền kinh tế thế giới; cơ hội tái cấu trúc nền kinh tế, những định hướng cơ bản của tái cấu trúc nền kinh tế… từ đó chỉ ra những yêu cầu cơ bản đối với tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, một số học giả đã đi sâu nghiên cứu quá trình CDCCKT trong bối cảnh từng vùng, từng địa phương để đưa ra những nhận định, những tổng kết thực tiễn và những đề xuất phù hợp với đặc thù của từng địa phương, từng vùng
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững
1.1.2.1 Ở ngoài nước
Theo H Toshima, thì lý thuyết mô hình kinh tế nhị nguyên của A Lewis cho rằng việc TTKT do chuyển lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp mà không làm sản lượng nông nghiệp giảm đi, là không đúng đối vối các nước nông nghiệp châu Á - gió mùa Bởi vì nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động trong các đỉnh cao của mùa vụ và chỉ thừa lao động trong mùa nhàn rỗi Vì vậy, H Toshima đã đưa ra mô hình TTKT mới đối vởi các nước đang phát triển ở châu Á - gió mùa, nhằm phân tích mối quan hệ giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp trong sự quá độ PTKT từ nông nghiệp chiếm ưu thế sang nền kinh tế công nghiệp Từ đó, ông kết luận CNH là con đường tốt nhất để bắt đầu một chiến lược PTKT ở các nước châu Á - gió mùa, tiến tới một xã hội có cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - dịch vụ hiện đại
Ra đời từ nửa sau thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, những thuyết Malthus mới rất đa dạng và tất nhiên là mềm dẻo hơn Họ vẫn dựa trên sự tăng nhanh dân số, nhất là ở các nước đang phát triển, dẫn đến nhiều loại tài nguyên thiên nhiên bị cuốn vào quá trình sản xuất, để lý giải cho xu thế làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường Theo họ, “cứ đà này thì giới hạn của sự phát triển trên hành tinh chỉ có thể chịu đựng trong vòng một trăm năm tới Hậu quả không tránh khỏi là một sự sụp đổ tức thời, không kiểm soát được cả về mặt dân số lẫn về các
Trang 20khả năng sản xuất” Từ đó họ kêu gọi các nước đang phát triển “đừng tiếp tục sản xuất nữa!”
Năm 1987, hoạt động của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới trở nên nóng bỏng khi xuất bản báo cáo có tựa đề "Tương lai của chúng ta" (thường được gọi là Báo cáo Brundtland) Bản báo cáo này lần đầu tiên công bố chính thức thuật ngữ "PTBV", sự định nghĩa cũng như một cái nhìn mới về cách hoạch định các chiến lược phát triển lâu dài
Năm 1992, Rio de Janeiro, Brasil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất, tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCED) Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành động vì sự PTBV có tên Chương trình Nghị sự 21
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về PTBV nhóm họp tại Johannesburg, Nam Phi là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những việc đã làm 10 năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21 đã vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu được ưu tiên Những mục tiêu này bao gồm xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn
đề liên quan tới sức khỏe và phát triển
Nói đến PTBV, người ta hay nhắc đến một định nghĩa của báo cáo Brundtland "PTBV là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai" Định nghĩa này ngắn gọn, dễ hiểu, nhưng lại rất khó phân tích dưới góc độ của những nội dung cấu thành của quá trình phát triển, trong đó có CDCCKT, nhất là về mặt kinh tế chính trị học
Trong tác phẩm, “Không chỉ là TTKT: nhập môn về PTBV” (Nhà xuất bản
Văn hóa - Thông tin, 2007), Tatyana P Soubbotina đã làm rõ thêm quá trình PTKT qua các giai đoạn nông nghiệp, công nghiệp hoá, hậu công nghiệp Ông cũng rất quan tâm đến cuộc cách mạng tri thức, trong đó đề cao vai trò của khoa học, công
Trang 21nghệ và chất xám trong quá trình phát triển của các quốc gia
PTBV cũng có thể được gọi bằng một cách khác là phát triển “bình đẳng và cân đối”, có nghĩa là để duy trì sự phát triển mãi mãi, cần cân bằng giữa lợi ích của các nhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ, và thực hiện điều này trên cả ba lĩnh vực quan trọng có mối liên hệ qua lại với nhau - kinh tế, xã hội và môi trường
Tóm lại, các nghiên cứu trong rất nhiều các tài liệu khoa học đã công bố đến nay đã đề cập khá sâu sắc, toàn diện về CDCCKT như một quá trình vận động phổ biến của các nền kinh tế; PTBV cũng là một nội dung, một yêu cầu tất yếu, không thể thiếu trong các mô hình kinh tế hiện nay cũng như trong tương lai Nhưng vấn đề đang đặt ra là ở chỗ, cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn, việc gắn kết giữa quá trình CDCCKT với PTBV vẫn còn chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách toàn diện, nhất là nhìn dưới lăng kính của kinh tế chính trị học Hơn thế nữa, dù đã có nhiều hệ thống các chỉ số manh tính cảnh báo và dự báo, thì những cuộc khủng hoảng lớn nhỏ vẫn đang tiếp tục diễn ra, mà trong đó CCKT bất hợp lý, không bảo đảm tính bền vững của phát triển vẫn là một trong số các nguyên nhân chính
1.1.2.2 Ở trong nước
Đối với Việt Nam, PTBV cũng đã trở thành mục tiêu của sự phát triển, điều này được thể hiện rất rõ thông qua đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta Từ năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) Võ Nguyên Giáp đã ban hành Quyết định số 187-CT về triển khai
thực hiện“Kế hoạch quốc gia về Môi trường và PTBV giai đoạn 1991-2000” Năm
1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 36-CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi
trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” Quan điểm PTBV tiếp tục được bổ
sung, hoàn thiện ở các kỳ đại hội
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2001) của Đảng và trong Chiến
lược phát triển KT-XH2001- 2010 chỉ rõ: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững,
TTKT đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” [37]
Trang 22Trong quá trình thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2001 - 2006, sự phát triển của kinh tế dẫn đến những thay đổi theo chiều hướng xấu
đi về môi trường, lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên Chính vì vậy, Đại hội X của Đảng đã rút ra bài học đầu tiên trong 5 bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn
phát triển hơn 20 năm đổi mới đất nước là “Bài học về phát triển nhanh và bền
vững” PTBV đã và đang trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và định hướng
chính sách phát triển của nước ta
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XI, Đảng ta đã khẳng định bài học về mục tiêu phải bảo đảm PTBV nền kinh tế, đó là: Phát triển nhanh gắn liền với PTBV, PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong các quyết sách mang tính chiến lược; PTBV là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho PTBV Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển KT-XH [37]
So với Đại hội IX, X, quan điểm PTBV theo Đại hội XI của Đảng ta đã có nội hàm rộng hơn, gắn kết chặt chẽ hợp lý, hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường Đảng ta khẳng định: Đẩy mạnh CDCCKT, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là yêu cầu ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, PTKT tri thức; TTKT phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo
vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu [35]
Các vấn đề cơ bản về PTBV được thể hiện khá rõ trong chương trình Nghị
sự 21 của Việt Nam Cụ thể là:
Mục tiêu PTBV của Việt Nam:
- Về kinh tế: đạt được sự tăng trưởng ổn định với CCKT hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau
- Về xã hội: đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm
Trang 23tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm
xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa
vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh
về đời sống vật chất và tinh thần
- Về môi trường: khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường
Nguyên tắc PTBV của Việt Nam:
Thứ nhất, con người là trung tâm của phát triển kinh tế;
Thứ hai, coi PTKT là nhiệm vụ trung tâm… Từng bước thực hiện nguyên tắc
"mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi";
Thứ ba, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu
tố không thể tách rời của quá trình phát triển;
Thứ tư, quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu
của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai;
Thứ năm, khoa học, công nghệ là nền tảng và động lực cho CNH, HĐH, thúc
đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước;
Thứ sáu, PTBV là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ,
ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân;
Thứ bảy, gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế để PTBV đất nước;
Thứ tám, kết hợp chặt chẽ giữa PTKT, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường
với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội
Những lĩnh vực hoạt động cần ưu tiên:
- Về lĩnh vực kinh tế:
+ Duy trì TTKT nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu
Trang 24quả, hàm lượng khoa học - công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
và cải thiện môi trường;
+ Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường, dựa trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái tạo lại được, giảm tối đa chất thải độc hại và khó phân huỷ, duy trì lối sống của cá nhân và xã hội hài hòa và gần gũi với thiên nhiên;
+ Thực hiện quá trình "công nghiệp hóa sạch", nghĩa là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền "công nghiệp xanh";
+ Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững Trong khi phát triển sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, phải bảo đảm vệ sinh,
an toàn thực phẩm, bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên: đất, nước, không khí, rừng và đa dạng sinh học;
+ PTBV vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương PTBV
- Về lĩnh vực xã hội:
+ Tập trung nỗ lực để xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm; tạo lập cơ hội bình đẳng để mọi người được tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, chính trị, PTKT và bảo vệ môi trường;
+ Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân
số đối với các lĩnh vực tạo việc làm, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục
và đào tạo nghề nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái;
+ Định hướng quá trình đô thị hóa và di dân nhằm PTBV các đô thị; phân bố hợp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng, bảo đảm sự PTKT, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững ở các địa phương;
+ Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước;
+ Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống
Trang 25- Về lĩnh vực tài nguyên - môi trường:
+ Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất;
+ Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước;
+ Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; + Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; + Bảo vệ và phát triển rừng;
+ Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp;
+ Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại;
+ Bảo tồn đa dạng sinh học;
+ Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu góp phần phòng, chống thiên tai
1.1.3 Các công trình nghiên c ứu về chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế gắn với phát triển bền vững
Trong công trình “PTBV - Chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ XXI” của học
giả Trương Quang Học đã đề cập tới thách thức về môi trường, KT-XH và phát triển ở mức độ toàn cầu, trong đó có Việt Nam Tác giả bắt đầu từ việc nghiên cứu lịch sử phát triển, PTBV, sau đó làm rõ khái niệm PTBV Từ đó, ông chỉ ra những thách thức thế giới đang phải đối đầu là: biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, suy thoái, khủng hoảng tài nguyên Trên cơ sở đó, ông đưa những mô hình mang tính nguyên tắc mà thế giới nên làm là: Xã hội cacbon thấp, Kỷ nguyên năng lượng - khí hậu, xã hội tái tạo tài nguyên, xã hội hài hòa với tự nhiên
Khi bàn về Việt Nam trong quá trình này, ông đề cập tới Chương trình Nghị
sự 21 Tại đây, ông đã khái quát lại những mục tiêu, nguyên tắc… của Chương trình 21; phân tích, đánh giá và luận giải những thành công, hạn chế trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình Nghị sự 21, từ đó ông đưa ra các nhiệm vụ, mục tiêu cần thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2020
Tiến tới môi trường bền vững (1995 - Trung tâm tài nguyên và môi trường,
Đại học Tổng hợp Hà Nội) trong đó cho ta thấy tiền trình này đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường và bền vững về mặt kỹ thuật;
Trang 26Nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I
(2003 - Viện Môi trường và PTBV, Hội liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tiến hành) cùng với sự tham khảo kinh nghiệm từ các nước Trung Quốc, Anh
và Mỹ tác giả đã đưa ra tiêu chí cụ thể của PTBV là bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường;
Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp (1997 - Phạm Xuân
Nam) Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo thể hiện quan điểm PTBV: Phát triển xã hội, PTKT, bảo vệ môi trường, phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ, và cuối cùng là chỉ báo quốc tế về phát triển
Gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, một số công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề nêu trên đối với Vùng KTTĐBB cũng đã và đang được tiến hành; trong đó, điển hình là các nghiên cứu do Viện Chiến lược phát triển thực hiện về quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa bàn trọng điểm Bắc Bộ (thực hiện năm 1995); quy hoạch tổng thể PTKT- xã hội Vùng KTTĐBB thời kỳ 2006 -
2020 và Đề tài thu thập, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và đánh giá tiềm năng thế mạnh hiện trạng phát triển KT-XH các vùng KTTĐ Việt Nam (thực hiện năm 2006)
CDCCKT trên quan điểm PTBV của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Việt Nam, Luận án tiến sỹ của tác giả Tạ Đình Thi năm 2007, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân; đã nêu ra những vấn đề lý luận và thực tiễn của CDCCKT trên quan điểm PTBV, từ đó chỉ ra hiện trạng CDCCKT của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; trên cơ sở đó rút ra định hướng và giải pháp chủ yếu bảo đảm CDCCKT của vùng trên quan điểm PTBV
Định hướng và giải pháp nhằm tái cơ cấu nền kinh tế nước ta trong giai đoạn tới năm 2010 và các năm tiếp theo, đề tài khoa học cấp Bộ năm 2009, Viện nghiên
cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã làm rõ một số vấn đề lý luận về CCKT, tái CCKT
và nghiên cứu thực trạng của CCKT Việt Nam; chỉ ra các mục tiêu, nguyên tắc, từ đó đưa ra giải pháp đổi mới và đẩy nhanh CDCCKT giai đoạn 2011- 2020
Quan hệ giữa TTKT và PTBV ở Việt Nam, đề tài cấp Bộ đặc biệt năm 2009,
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ đã làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế
về quan hệ giữa TTKT và PTKT; nghiên cứu thực trạng về quan điểm, nội hàm của
Trang 27mối quan hệ giữa TTKT và PTKT ở nước ta từ đó chỉ ra thực trạng mối quan hệ giữa TTKT và PTKT ở nước ta trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị quan điểm, định hướng về mối quan hệ giữa TTKT và PTBV ở nước ta đến năm 2020
CDCCKT theo hướng PTBV ở Việt Nam, Sách chuyên khảo, PGS.TS Phạm
Thị Khanh, NXB Chính trị Quốc gia, 2010 đã chỉ rõ CDCCKT là một yêu cầu cấp bách trong phát triển nền kinh tế quốc dân, các nhân tố ảnh hưởng đến CDCCKT theo hướng PTBV, kinh nghiệm của một số nước Châu Á và bài học rút ra đối với Việt Nam; từ đó khái quát chung về chủ trương, chính sách, thực trạng và đánh giá chung về CDCCKT theo hướng PTBV ở Việt Nam trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy CDCCKT theo hướng PTBV ở Việt Nam Tuy nghiên cứu này đã đề cập khá toàn diện vấn đề CDCCKT và gắn vấn đề
đó với PTBV, nhưng cũng mới chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh kinh tế, mà chưa đề cập đến hai khia cạnh xã hội và môi trường của quá trình CDCCKT Và hơn nữa, bối cảnh ra đời của cuốn sách đã chưa cập nhật những diễn biến mau lẹ của cục diện kinh tế thế giới hậu khủng hoảng tài chính - kinh tế năm 2008, cũng như những bất cập nội tại của nền kinh tế Việt Nam bộc lộ trong quá trình ứng phó với những tác động tiêu cực từ khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, nhất là những biểu hiện
về mất cân đối vĩ mô, rủi ro hệ thống ngân hàng do tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tình trạng đầu tư công dàn trải, chậm tiến độ, lãng phí, kém hiệu quả Nhiều vấn đề mới do thực tiễn cuộc sống đặt ra đang đòi hỏi phải có những nghiên cứu cơ bản làm rõ bản chất của vấn đề như tái cơ cấu nền kinh tế, mô hình tăng trưởng, tăng trưởng xanh Nghĩa là liên quan đến quá trình nhận thức về mối quan hệ biện chứng không những giữa các bộ phận của nền kinh tế, tính quy luật của quá trình chuyển dịch, mà còn giữa CCKT với PTBV
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.2.1 Những vấn đề đă ̣t ra cần đươ ̣c tiếp tu ̣c nghiên cứu
Thứ nhất, một số học thuyết kinh tế tiếp cận góc độ liên quan tới CDCCKT,
nhưng các cách tiếp cận mới chỉ giải quyết bài toán tối ưu hóa các lợi ích kinh tế, không nhằm mục đích hướng tới sự PTBV, bởi thực tế đến cuối thế kỷ XX mới có định nghĩa rõ ràng về PTBV
Trang 28Thứ hai, những lý thuyết tiếp cận đến PTBV thường và thiên về xử lý các
vấn đề kỹ thuật của PTBV, nên có lúc xa rời thực tế, trong chừng mực nhất định chỉ nằm trên lý thuyết đối với một số quốc gia hay một số tổ chức, tập đoàn kinh tế, mà chưa có sự gắn kết giữa các lợi ích kinh tế với mục đích của PTBV
Thứ ba, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính toàn
diện về vấn đề CDCCKT theo hướng PTBV dưới góc độ kinh tế chính trị đối với một quốc gia cụ thể như Việt Nam Hầu hết các công trình mới chỉ dừng lại ở từng vấn đề đơn lẻ như CCKT, CDCCKT, môi trường và phát triển, PTBV, mối quan hệ giữa TTKT và PTBV, hay chỉ xử lý các vấn đề tương tự ở một vùng kinh tế hay trong một quảng thời gian cụ thể
1.2.2 Hướng nghiên cứu của luâ ̣n án:
- Về cách tiếp cận: Luâ ̣n án nghiên cứu CDCC ngành KT theo hướng PTBV
trên 3 mă ̣t: kinh tế, xã hội và môi trường dưới góc độ của kinh tế chính trị học
- Về mặt lý luận: Luâ ̣n án xây dựng cơ sở lý thuyết về CDCC ngành KT theo
hướng PTBV vềnô ̣i dung và các tiêu chí đánh giá quá trình CDCC ngành KT theo hướng PTBV ở cả 3 mă ̣t: kinh tế, xã hội và môi trường ; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển di ̣ch đó
- Về mặt thực tiễn:
+ Luâ ̣n án sẽ tham khảo kinh nghiê ̣m CDCCKT ở mô ̣t số nước để từ đó rút
ra bài ho ̣c cho CDCC ngành KT theo hướng PTBV ở Viê ̣t Nam
+ Luâ ̣n án sẽ phân tích , đánh giá thực tra ̣ng CDCC ngành KT theo hướng PTBV ở cả 3 mă ̣t: kinh tế, xã hội và môi trường từ năm 2000 đến nay trên cơ sở lý thuyết đã xây dựng ở chương 2
+ Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tra ̣ng ở chương 3, luâ ̣n án sẽ đề xuất đi ̣nh hướng và giải pháp nhằm bảo đảm CDCC ngành KT theo hướng PTBV ở Viê ̣t Nam
Trang 29CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Cơ cấu kinh tế
Từ điển Triết học đã chỉ ra rằng: cơ cấu là hình thức tổ chức bên trong, biểu hiện
ra là một sự thống nhất các mối liên hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó
Theo quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống, CCKT là thuộc tính của hệ thống kinh tế, biểu thị nội dung, cách thức liên kết, phối hợp giữa các phần tử cấu thành nên hệ thống đó Nó phản ánh tính chất và trình độ phát triển của
hệ thống kinh tế luôn luôn vận động và phát triển theo quy luật khách quan nhưng lại thông qua các hoạt động thực tiễn của con người
Cơ cấu của hệ thống phải được nhìn nhận là một thực thể gồm rất nhiều phần
tử hay phân hệ; có cấu trúc theo các kiểu cách nhất định Khi thay đổi kiểu cách kết cấu hay thay đổi cấu trúc thì hệ thống sẽ thay đổi cả về hình dạng, tính chất và trình
độ Hệ thống lớn bao gồm nhiều hệ thống con, đến lượt mình hệ thống con lại có nhiều phần tử nhỏ hơn Phần tử nhỏ hơn đó lại có cơ cấu riêng [107, tr 97- 98]
CCKT là thuộc tính của hệ thống kinh tế, một phạm trù kinh tế, thể hiện cả tính kinh tế, tính xã hội và tính lịch sử cũng như cả tính chất của quan hệ sản xuất
và lực lượng sản xuất CCKT là sản phẩm trực tiếp của PCLĐXH Những ngành, lĩnh vực và lãnh thổ chủ đạo và có ý nghĩa động lực, mũi nhọn giữ vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của CCKT Khi nói về CCKT phải nói cả về mặt số lượng và mặt chất lượng [108, tr 208], [102, tr 33]
Qua phân tích ở trên, tác giả đồng tình với định nghĩa về CCKT được đề cập
trong Từ điển bách khoa Việt Nam: “CCKT là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ
phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành” [98]
Khi xem xét CCKT để thấy rõ bản chất của nó, tác giả đồng tình với một số học
Trang 30(i) Nhóm các phần tử cơ cấu: Đây là những phần tử (ngành, lãnh thổ, thành
phần) có ý nghĩa quyết định tính chất, trình độ phát triển của CCKT Vị trí, vai trò của những phần tử cơ cấu cũng nhƣ mối quan hệ giữa chúng có tính quyết định đến toàn hệ thống
(ii) Nhóm các phần tử phi cơ cấu: Đây là những phần tử ít hoặc không có ý
nghĩa quyết định đến cơ cấu của nền kinh tế Khi phân tích cơ cấu, cần có sự hiểu biết các phần tử này để làm cho chúng không cản trở sự phát triển của các phần tử
cơ cấu khác cũng nhƣ toàn bộ hệ thống
Để quan sát sự CDCCKT, nhất thiết phải nghiên cứu làm rõ các loại hình CCKT Từ góc độ nhìn nhận của quá trình PCLĐXH và tái sản xuất xã hội, có thể phân chia cơ cấu kinh tế theo các loại cơ cấu khác nhau Các loại cơ cấu đều biểu hiện tính chất, đặc trƣng chủ yếu của chúng, cụ thể gồm: CCKT ngành, xét theo góc
độ PCLĐXH theo ngành; CCKT lãnh thổ, xét theo góc độ phân công lao động theo vùng lãnh thổ; cơ cấu TPKT, xét theo góc độ quan hệ sở hữu; CCKT kỹ thuật, xét theo góc độ trình độ khoa học, công nghệ (Sơ đồ 2.1)
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu của nền kinh tế (yếu tố hình thành và hình thức kết cấu)
Nguồn: Ngô Doãn Vịnh, 2005 [108, tr.215]
Trang 312.1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
CDCC ngành kinh tế là sự thay đổi có mu ̣c đích , có định hướng và dựa trên
cơ sở phân tích đầy đủ căn cứ lý luâ ̣n và thực tiễn , cùng với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp cần thiết để chuyển cơ cấu ngành từ trạng thá i này sang tra ̣ng thái khác, hơ ̣p lý và hiê ̣u quả hơn
CDCC ngành kinh tế là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành đó và làm thay đổi mối quan hê ̣ tương quan giữa chúng so với thời điểm trước đó CDCC ngành KT là sự thay đổi tỷ tro ̣ng của các ngành hợp thành nền kinh tế Cùng với quá trình hoạt động kinh tế , CDCC ngành KT diễn ra thường xuyên , liên tu ̣c Đó là kết quả của sự di chuyển hay phân bổ nguồn lực như : vốn, lao đô ̣ng , công nghê ̣… giữa các ngành Khi nguồn lực di chuyển đến mô ̣t ngành sẽ ta ̣o tác đô ̣ng đến đầu ra của ngành (như sản lượng , năng suất lao đô ̣ng) dẫn đến thay đổi tỷ tro ̣ng của ngành so với t rước, đồng thời tác đô ̣ng đến tăng trưởng năng suất của tổng thể nền kinh tế Mô ̣t kết quả nữa của quá trình di chuyển nguồn lực đó là làm thay đổi cơ cấu của chính bản thân nó (vốn, lao đô ̣ng) giữa các ngành Nói cách k hác, sự di chuyển mô ̣t yếu tố sản xuất có thể vừa làm thay đổi cơ cấu ngành, vừa làm thay đổi cơ cấu chính nguồn lực đó
CDCC ngành KT không chỉ là thay đổi về số lượng các ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vi ̣ trí , tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành Viê ̣c CDCC ngành KT phải dựa trên một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo
cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới, tiên tiến, hoàn thiê ̣n và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới, hiê ̣n đa ̣i và phù hợp hơn
Xét trên khía cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế thì cơ cấu ngành được xem
là quan trọng nhất, đươ ̣c quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì nó phản ánh sự phát triển của khoa học - công nghê ̣, lực lượng sản xuất, phân công lao đô ̣ng chuyên môn hóa và
hơ ̣p tác sản xuất Trạng thái cơ cấu ngành là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Quá trình CDCC ngành KT là một quá trình diễn ra liên tục và gắn liền với sự PTKT Ngược la ̣i, nhịp độ phát triển, tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng la ̣i phu ̣ thuô ̣c vào khả năng CDCC ngành KT linh hoa ̣t, phù hợp với những điều kiê ̣n bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế
Trang 32Dù tăng trưởng kinh tế diễn ra theo mô hình nào thì sự thay đổi mang tính cơ cấu đáng kể nhất vẫn là thay đổi về mối quan hê ̣ tỷ lê ̣ của các ngành kinh tế và của lao đô ̣ng giữa các ngành Xu hướng chung là tỷ tro ̣ng khu vực nông nghiê ̣p truyền thống sẽ giảm đi, đồng thời tỷ tro ̣ng công nghiê ̣p, dịch vụ tăng lên
Sự thay đổi của cơ cấu ngành phản ánh tr ình độ phát triển của LLSX và PCLĐXH Vì vậy, kinh tế ho ̣c phát triển coi CDCC ngành KT là một nội dung trụ
cô ̣t phản ánh kết quả quá trình PTKT của mô ̣t quốc gia Sự khẳng đi ̣nh này là bước tiến rất quan tro ̣ng trong nhâ ̣n t hức và tư duy về chính sách kinh tế trong thời kỳ CNH Thực tế cho thấy, ở nhiều quốc gia đang phát triển tuy đạt tốc độ tăng trưởng GDP và thu nhâ ̣p bình quân đầu người cao nhưng cơ cấu ngành và lao đô ̣ng vẫn ít thay đổi Sự tách biệt giữa khu vực sản xuất hiện đại (công nghiê ̣p, dịch vụ) với khu vực nông nghiê ̣p la ̣c hâ ̣u cũng có nghĩa là đông đảo nông dân nghèo khó vẫn không đươ ̣c chia sẻ những thành quả của tăng trưởng và phát triển Thế nên CDCC ngành
KT vừa là mu ̣c tiêu, vừa là yêu cầu của PTKT và để tìm bản chất của CDCC ngành
KT cuối cùng la ̣i quay về những vấn đề cốt lõi của tăng trưởng kinh tế
CDCC nói chung và cơ cấu ngành KT nói riêng có thể diễn ra th eo tín hiê ̣u thị trường hoặc do có sự can thiệp của nhà nước hoặc kết hợp cả hai
- CDCC ngành KT theo tín hiê ̣u của thi ̣ trường là quá trình quyết đi ̣nh đầu tư vào một ngành nào đó được thực hiện theo dẫn dắt của thị trư ờng và người đầu tư
kỳ vọng hoạt động của họ sẽ có lợi nhuận Xu hướng này nhiều khi nằm ngoài tầm kiểm soát của quản lý nhà nước
- CDCC ngành KT có chủ đích là CDCC theo mục tiêu xác định trước và có sự can thiê ̣p , điều chỉnh của nhà nước vì lợi ích kinh tế toàn xã hô ̣i Thông qua vai trò của mình, Nhà nước thực hiện chính sách phát triển ngành , trong đó ưu tiên các ngành mũi nhọn , quy hoa ̣ch ngành , chính sách hội nhập nhằm đẩy nha nh CDCC ngành KT theo các mu ̣c tiêu đề ra Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp như sử dụng tiềm lực kinh tế của mình (ví dụ th ông qua các doanh nghiê ̣p nhà nước và đầu tư bằng ngân sách nhà nước) để thay đổi cơ cấu ngành
Trang 332.1.1.3 Phát triển bền vững
* Quan điểm PTBV trên thế giới
Trong nhiều thập niên qua, nhiều giáo trình, tài liệu và các thoả ước quốc tế
đã đề cập đến chủ đề PTBV [3], [113] Mặc dù đây là một thuật ngữ vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng ý nghĩa của nó về cơ bản đã đạt được sự đồng thuận cao và đã luôn được quan tâm, phát triển và hoàn thiện
Hơn 100 năm qua, với việc đưa ra quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, học thuyết Mác đã là một trong những học thuyết đầu tiên đề cập đến triết lý PTBV [3]
Trong những thập kỷ 1960 và 1970, các vấn đề môi trường đã được nhiều nước nhận thức Những người theo chủ nghĩa Malthus mới đã tiên đoán về sự bùng
nổ dân số ở các nước đang phát triển và sự mở rộng quy mô công nghiệp có thể làm cho Trái đất trở thành hành tinh không thể sinh sống được Các cuốn sách Mùa xuân
im lặng (1962), Bùng nổ dân số (1970) và Giới hạn tăng trưởng (1972) đã đưa ra viễn cảnh ngày tận thế của Trái đất do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
ô nhiễm môi trường và sự bùng nổ dân số
Đến Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường con người (năm 1972 tại Stockholm, Thuỵ Điển), tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người
và quá trình phát triển mới chính thức được thừa nhận [106], [113], [115], [116]
Sau đó, thuật ngữ PTBV lần đầu tiên được sử dụng trong cuốn “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới xuất bản năm 1980 với mục tiêu tổng quát là đạt được sự PTBV thông qua bảo tồn các nguồn tài nguyên sống [113]
Trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (còn được gọi là Báo cáo Brundtland) của Uỷ ban Thế giới về Môi trường và phát triển (WCED) năm 1997 cũng đã đưa ra khái niệm về PTBV, theo đó, thừa nhận mối liên kết chặt chẽ giữa
môi trường và phát triển Theo WCED, "PTBV là sự phát triển vừa đáp ứng được
nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các yêu cầu của họ" [113]
Trong cuốn “Cứu lấy trái đất: Chiến lược vì sự sống bền vững”, khái niệm PTBV tiếp tục được hoàn thiện Theo đó, các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường
Trang 34được lồng ghép với nhau (Hình 2.1a) Đến Hội nghị Liên Hợp quốc về Môi trường và Phát triển (năm 1992 tại Rio De Janeiro, Braxin), khái niệm về PTBV đã được chấp thuận một cách rộng rãi [113] Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất lần này, các nước
đã thông qua Chương trình Nghị sự 21, một chương trình hành động toàn cầu nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển Đến đây, nhiều người lập luận rằng cuộc tranh luận về môi trường và phát triển đã được hội tụ tại Nguyên tắc 4 của Tuyên bố Rio: “để đạt được sự PTBV, bảo vệ môi trường phải là một phần không thể tách rời của quá trình phát triển và không thể tách biệt khỏi quá trình đó” [106]
Uỷ ban PTBV của Liên Hợp quốc đã bổ sung một khía cạnh thứ tư của PTBV, đó là thể chế [113] Bốn khía cạnh này hiện nay là khuôn khổ báo cáo về thực hiện Chương trình nghị sự 21 Tác giả đề xuất cách diễn đạt quan điểm này như Hình 2.1b Thể chế của PTBV chính là yếu tố chủ quan của con người chi phối
cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường PTBV không thể thực hiện được nếu không có thể chế ổn định, phù hợp để thúc đẩy sự phát triển hài hoà trên cả ba mặt
kinh tế, xã hội và môi trường
Hình 2.1 Quan điểm về PTBV
a Quan điểm gồm 3 cực
được sử dụng rộng rãi hơn
b Quan điểm gồm 4 cực được CDS sử dụng
Nguồn: Hình 2.1a được trích từ [113] Hình 2.1.b là đề xuất của tác giả Phần giao nhau của 3 vòng tròn chính là phần biểu thị sự PTBV
Mười năm sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất, vào năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV đã được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi Lần đầu tiên PTBV đã trở thành chủ đề của một diễn đàn quan trọng nhất của thế giới
Trang 35với nội dung cụ thể là thu hẹp khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo, xoá bỏ nghèo đói, nhưng không làm ảnh hưởng đến môi sinh Hội nghị đã thông qua hai văn kiện quan trọng: Tuyên bố chính trị Johannesburg và Kế hoạch thực hiện Hai văn kiện này khẳng định sự cấp thiết phải thực hiện PTKT trong tương quan chặt chẽ với bảo vệ môi trường và bảo đảm công bằng xã hội ở tất cả các quốc gia, các khu vực và trên phạm vi toàn cầu [106]
Như vậy, các khái niệm về PTBV đã thay đổi từ nghĩa hẹp liên quan chủ yếu đến vấn đề môi trường sang nghĩa rộng liên quan đến sự PTBV về kinh tế, xã hội, môi trường Các khái niệm đều có ba đặc điểm chung:
(i) Điều kiện con người mong muốn: duy trì một xã hội đáp ứng các nhu cầu chung của họ;
(ii) Điều kiện hệ sinh thái bền vững: hệ sinh thái duy trì khả năng hỗ trợ sự sống của con người và bản thân hệ sinh thái;
(iii) Tính bình đẳng: sự chia sẻ công bằng các lợi ích và các gánh nặng - giữa các thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai và trong bản thân thế hệ hiện tại
* Nhận thức và hành động về PTBV ở Việt Nam
Với việc thông qua Kế hoạch quốc gia về môi trường và PTBV 1991 - 2000, nước ta đã sớm hội nhập vào trào lưu PTBV của thế giới Ngay sau Tuyên bố Rio, Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 Sau đó, hệ thống chính sách, pháp luật và hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được hình thành Tháng 6/1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước; tháng 11/2004 ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Chiến lược phát triển KT-XH
10 năm (2001 - 2010), Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2001 - 2005) đã khẳng định “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, TTKT đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" Đặc biệt, lần đầu tiên vấn đề PTBV đã được đưa thành chủ đề của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Nghị quyết Đại hội lần thứ X nhấn mạnh "việc đẩy nhanh tốc độ PTKT" và "nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển" [4], [36], [37]
Trang 36Tại Đại hội XI của Đảng, khi đánh giá thực hiện nhiệm vụ kế hoạch nhiệm
kỳ khoá X, Đảng ta cũng đã thẳng thắn rằng: “Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; CDCCKT theo hướng CNH, HĐH chậm; chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý, phân hoá xã hội tăng lên Những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường chậm được khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống chưa được ngăn
chặn, đẩy lùi”.[35]
Để cụ thể hoá đường lối và quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường và PTBV, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự
21 của Việt Nam), Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo Trong Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2006 - 2010) đã đưa ra ba nhóm chỉ tiêu
về kinh tế, xã hội và môi trường, phản ánh đầy đủ ba mặt của PTBV Từ năm 2007, Chính phủ cũng đã quyết định dành tối thiểu 1% tổng chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường Trong mục lục thống kê hàng năm, ngoài các lĩnh vực kinh tế, xã hội, hiện nay đã bổ sung thêm bộ các chỉ số về môi trường 19 nhóm lĩnh vực cần ưu tiên nhằm PTBV được đặt ra trong Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam, có 5 nhóm lĩnh vực kinh tế, 5 nhóm lĩnh vực xã hội và có tới 9 nhóm lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và môi trường Những chính sách, pháp luật nêu trên là những tiền đề quan trọng, là kim chỉ nam để thực hiện PTBV nước ta trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21 [27], [88], [89]
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về PTBV đã được kết tinh và phản ánh
đầy đủ nhất trong Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam: “Mục tiêu tổng quát của
PTBV là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hoá, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hoà giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là PTKT, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường” [89]
Kế thừa, tiếp thu các nghiên cứu khác nhau về khái niệm này, có thể hiểu,
Trang 37PTBV là kiểu phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại, vừa không ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển của các thế hệ tương lai, là sự phát triển kết hợp hài hòa giữa PTKT với phát triển xã hội và môi trường sinh thái nhằm làm cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn
Như vậy, PTBV ở Việt Nam thời gian gần đây cũng đã được cập nhận kiến thức và các trào lưu tiến bộ của thế giới, thể hiện trên 3 nội dung:
- PTBV về kinh tế bao gồm rất nhiều nội dung Trước hết là sự tăng trưởng cao và liên tục của nền kinh tế, đồng thời là quá trình CDCCKT theo hướng tiến bộ Việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực; TTKT gắn với yêu cầu CDCCKT theo hướng tiến bộ,
- PTBV về mặt xã hội cũng bao gồm nhiều nội dung Trước hết, PTBV phải được thể hiện trong phân bố công bằng các nguồn lực; nhà nước tạo ra khả năng công bằng để các doanh nghiệp, các công dân được tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực, dịch vụ xã hội; nâng cao mức độ tạo việc làm, giảm thất nghiệp, gia tăng công bằng, bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư, các vùng, bình đẳng giới Tùy theo
sự PTKT và khả năng đáp ứng của nhà nước và xã hội, bình đẳng về xã hội còn được xem xét mở rộng thêm nhiều khía cạnh khác
- PTBV về môi trường cũng được thể hiện ở nhiều nội dung như khả năng bảo vệ các nguồn lợi tự nhiên; mức độ tiết kiệm tài nguyên trong sản xuất hàng hóa dịch vụ; yêu cầu bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, nguồn nước, đất đai,
Khái niệm trên đây đã đưa ra khung chiến lược làm cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm PTBV đất nước trong thế kỷ 21
2.1.1.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững
CDCCKT theo hướng PTBV chính là sự CDCCKT bảo đảm sự phát triển cân đối, hài hoà giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường; hay nói một cách cụ thể hơn CDCCKT theo hướng PTBV là sự CDCCKT phải bảo đảm có được sự TTKT dương, hiệu quả, ổn định và đạt ở mức cao; bảo đảm sự vững chắc cần thiết của hệ thống kinh tế, tránh và giảm thiểu rủi ro, có khả năng cạnh tranh; tránh được sự trì trệ, suy thoái và đổ vỡ kết cấu của nền kinh tế, ít bị tổn thương từ những thay đổi ở
Trang 38bên ngoài; ít hoặc không gây phương hại cho môi trường tự nhiên; bảo đảm xã hội phát triển tiến bộ, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội; tham gia hợp tác quốc tế chủ động và có hiệu quả [79]
Từ nội hàm của khái niệm CDCCKT theo hướng PTBV có thể rút ra những nhận xét cơ bản sau: [58, tr 19- 21]
Một là, CDCCKT theo hướng PTBV có nội hàm rộng lớn và bao hàm cả về
kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái, cụ thể là:
- CDCCKT theo hướng PTBV về kinh tế, nghĩa là, sự biến đổi CCKT dựa trên nền tảng khai thác, huy động và phát huy hiệu quả các nguồn lực vật chất, phi vật chất, bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định và liên tục trong dài hạn
- CDCCKT theo hướng PTBV về xã hội, nghĩa là, sự biến đổi CCKT không những thúc đẩy TTKT với chất lượng cao mà còn phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với việc tạo việc làm, có giá trị gia tăng cao ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở nhiều vùng; tạo nên tính tích cực và đồng thuận của xã hội trong việc sử dụng các nguồn lực vật chất, phi vật chất ngay trong quá trình TTKT; bảo đảm vật chất cho xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
- CDCCKT theo hướng PTBV về môi trường, nghĩa là, sự biến đổi CCKT hướng đến mục tiêu thúc đẩy TTKT, phát triển xã hội gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái Trong đó, trước hết là việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn đất, nước, không khí,
Hai là, CCKT nói chung, CDCCKT nói riêng theo hướng PTBV không phải
là bất biến mà mang tính lịch sử, cụ thể, tất yếu bị lạc hậu tương đối trong quá trình phát triển Vì vậy, trong mỗi bước tiến của nền kinh tế, rộng lớn hơn - nền văn minh nhân loại, luôn diễn ra quá trình CDCCKT hay tái cấu trúc lại nền kinh tế cho phù hợp với tiến trình phát triển
Trong quá trình phát triển, một số quốc gia tuy đạt mức độ TTKT cao (tức là chỉ số GDP và GNP cao), nhưng với cái giá phải trả là tình trạng tách rời giữa khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại với các khu vực nông nghiệp, đông đảo nông dân nghèo đói không được chia sẻ những thành quả của TTKT; tình trạng bất bình đẳng lớn hơn, thất nghiệp cao hơn, nền dân chủ yếu kém, đánh mất bản sắc văn hoá hoặc
Trang 39tiêu dùng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng Nguyên nhân chính là do sự TTKT đó được thực hiện thông qua một CCKT không hợp lý, mất cân đối và không dựa trên quan điểm PTBV [108, tr 108]
2.1.1.5 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển bền vững
CDCC ngành KT theo hướng PTBV là quá trình biến đổi hay cấu trúc lại các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế dựa trên nền tảng các nguồn lực vật chất, phi vật chất với số lượng, quy mô, tỷ trọng, trình độ khoa học - công nghệ nhất định; phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan của nền kinh tế nhằm mục tiêu kép: hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.[58]
Trong nền kinh tế quốc dân, các cách phân loại ngành mang tính chất tương đối, song thông thường có các nhóm ngành:
- Nhóm ngành nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản
- Nhóm ngành công nghiệp: công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản, công nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất khí, điện, nước,
- Nhóm ngành dịch vụ, gồm 12 nhóm ngành: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ liên lạc, dịch vụ xây dựng và thi công, dịch vụ phân phối, dịch vụ giáo dục, dịch vụ môi trường, dịch vụ tài chính, dịch vụ liên quan đến sức khoẻ và các dịch vụ xã hội, dịch vụ du lịch, dịch vụ giải trí và thể thao, dịch vụ vận tải và dịch vụ khác
Tuỳ theo từng quan niệm, mỗi quốc gia có các cách thức riêng phân loại ngành Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, cách phân loại ngành luôn có sự tương đồng Mặt khác, mỗi quốc gia, dân tộc có thể cấu trúc nền kinh tế với các ngành, lĩnh vực khác nhau
Trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của một quốc gia, vị trí, vai trò của từng nhóm ngành, thậm chí là trong từng ngành cụ thể là rất khác nhau; cấu trúc ngành với quy mô, tỷ trọng khác nhau và khả năng đóng góp cho TTKT của các ngành cũng khác nhau Xét về xu hướng CDCC ngành KT theo hướng tiến bộ, ở các quốc gia phát triển, vị trí, vai trò của các ngành dịch vụ là cao nhất, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ vào TTKT khoảng 70- 80% GDP, tiếp đến là vị trí, vai
Trang 40trò và tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành công nghiệp, tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP là không đáng kể Trái lại, ở các quốc gia đang và kém phát triển, vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp vẫn còn lớn trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển với quy mô và trình độ phát triển chưa cao
CDCC ngành kinh tế theo hướng PTBV phải bảo đảm các mục tiêu:
- Quá trình CDCC các ngành kinh tế gắn kết chặt chẽ với việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực; phát huy được lợi thế so sánh, tận dụng được thời cơ trong nước, ngoài nước và ngay trong từng ngành, lĩnh vực, TPKT, vùng kinh tế nhằm tạo ra giá trị, giá trị tăng thêm ngày càng cao, đóng góp tích cực vào TTKT chung của cả nền kinh tế Trong đó, xác định rõ các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, có năng lực dẫn dắt và định hướng phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tích cực và chủ động tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng kinh tế trên phạm vi toàn cầu
- Quá trình CDCC ngành kinh tế theo hướng PTBV về xã hội, gắn kết chặt chẽ, hợp lý với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Trên cơ sở
đó, ổn định tình hình chính trị - xã hội ngay trong và suốt quá trình thực hiện CDCC ngành KT Việc làm được tạo ra từ quá trình CDCC ngành KT phải bảo đảm tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao; giải quyết cơ bản vấn đề thất nghiệp ở thành thi, thiếu việc làm ở nông thôn; gia tăng thu nhập, trên cơ sở đó gia tăng sức mua cho cộng đồng dân cư, nhất là dân cư ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; không ngừng thực hiện xoá đói giảm nghèo, bảo đảm ASXH, tạo ra sự ổn định về chính trị và xã hội - một trong những điều kiện cần quan trọng để thực hiện CDCC ngành KT theo hướng PTBV
- Quá trình CDCC ngành KT theo hướng PTBV về môi trường phải bảo đảm
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực, nhất là nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, bảo
vệ môi trường đất, nước, không khí Thực hiện CDCC ngành KT theo hướng bền vững một cách khoa học sẽ ngăn chặn, đẩy lùi những thảm hoạ khôn lường có thể xảy ra đối với con người và thiên nhiên