1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở công ty Hà Thành.docx

23 780 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 99,49 KB

Nội dung

Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở công ty Hà Thành

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và đổi mới, cơ chế quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là một trong những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá cho người lao động.

Thực trạng ngành sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay đang gặp phải rất nhiều khó khăn cả trong quá trình sản xuất kinh doanh lẫn đầu tư mở rộng sản xuất Đứng trước thực trạng này, đòi hỏi các công ty cần năng động, không ngừng đổi mới tìm mọi biện pháp để tổ chức sản xuất, tổ chức lao động một cách khoa học làm sao phù hợp với tình hình và điều kiện môi doanh nghiệp nhằm đảm bảo đời sống và thu nhập cho người lao động cũng như sự tồn tại và phát triển bền vững Công ty xuất nhập khẩu Hà Thành cũng không nằm ngoài quy luật trên.

Quá trình thực tập tại công ty xuất nhập khẩu Hà Thành, với những kiến thức tiếp thu dược qua quá trình học tập tại trường và sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hưỡng dẫn, em đã tìm hiêu về quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức lao động của công ty Vơi mục đích, đánh giá và phát huy những mặt mạnh trong sản xuất kinh doanh, đồng thời chỉ ra những mặt còn hạn chế để từ đó đề xuất biện pháp khắc phục những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp do thời gian cũng như quá trình thâm nhập vào thực tế còn hạn chế, nên báo cáo này vấn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý kiến của thầy cô và công ty để em hoàn thiện hơn kiến thức của mình.

Em xin chân thanh cảm ơn giáo viên hưỡng dẫn và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty xuất nhập khẩu Hà Thành đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và viết báo cáo thực tập.

1

Trang 2

I – Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Công Ty Hà Thành là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Quốc Phòng được thành lập theo quyết định số: 378/QĐ-QP ngày 27/07/1993 và số 460/QĐ-QP ngày 17/04/1996 của Bộ Quốc Phòng.

- Tên gọi: Công Ty Hà Thành

- Tên giao dịch đối ngoại viết tắt:

- Địa điểm: 99 đường Lê Duẩn, Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội

- Điện thoại: (04) 9426608

- Tên cơ quan sáng lập: Quân khu Thủ Đô

- Quyết định thành lập doanh nghiêp nhà nước số: 378/QĐ-QP ngày 27/07/1993 và số 460/QĐ-QP ngày 17/04/1996 của Bộ Quốc Phòng

- Căn cứ Luật Tổ chức Chính Phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001

- Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996, đã sửa đổi bổ sung một số điều ngày 16 tháng 12 năm 2001

- Căn cứ nghị định số 41/CP ngày 05 thán 07 năm 1996 của chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của bộ quốc phòng.

- Căn cứ nghị định số 50/CP ngày 28/08/1996 của Chính Phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước và nghị định số 38/CP ngày 28/04/1997 của chính phủ về sủa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 50/CP

- Căn cứ quyết định số 80/2003?QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong phương án tổng thể sắp xếp , đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc Phòng giai đoạn 2004-2005

2

Trang 3

- xét đề nghị của tư lênh quân khu thu đô Hà NộiQuyết Định

- Đổi tên công ty Thăng Long thành Công Ty Hà Thành thuộc quân khu thủ đô Hà Nội.

- Sắp nhập Công ty Long Giang vào Công ty Hà Thành + Tên gọi đày đủ: Công Ty Hà Thành

+ Trụ sở giao dịch chính: 99 đường Lê Duẩn, Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội

+ điện thoại: + Fax:

Công ty Hà Thành là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc Phòng được thành lập dưới hình thức chuyển đổi tên Công ty Thăng Long thành Công ty Hà Thành và xác nhập thêm Công ty Long Giang.Công Ty Hà Thành được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số: 378/QĐ-QP ngày 27/07/1993 và số 460/QĐ-QP ngày 17/04/1996 của Bộ Quốc Phòng.

II – Chức năng, nhiệm vụ của công ty

1 – Ngành nghề kinh doanh:

- Xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông , thuỷ lợi- Đầu tư phát triển hạ tầng và kinh doanh nhà

- Sản xuất cơ khí tiêu dùng, phụ tùng xe gắn máy

- Sản xuất kinh doanh gốm sứ, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thiết bị văn phòng.

- Dịch vụ nhà hàng và bán hàng tại nhà khách.

- Sản xuất kinh doanh hàng may, đồ gỗ, lâm sản, hàng mỹ nghệ, các loại tinh dầu, các loại bao bì, hàng nhựa, thực phẩm.

3

Trang 4

- Đại lý bán hàng và đại lý xăng, dầu, chất đốt.- Vận tải đường bộ, đường thuỷ.

- Sản xuất, kinh doanh thiết bị tin học, đồ điện dân dụng, điện tử-điện lạnh.

- Sản xuất, kinh doanh thức ăn thuỷ hải sản, gia súc, gia cầm.- Xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.

2 – Lĩnh vực hoạt động chính:

- Xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông , thuỷ lợi- Đầu tư phát triển hạ tầng và kinh doanh nhà

- Sản xuất cơ khí tiêu ding, phụ ting xe gắn máy

- Sản xuất kinh doanh gốm sứ, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thiết bị văn phòng.

- Dịch vụ nhà hàng và bán hàng tại nhà khách.

- Sản xuất kinh doanh hàng may, đồ gỗ, lâm sản, hàng mỹ nghệ, các loại tinh dầu, các loại bao bì, hàng nhựa, thực phẩm.

- Đại lý bán hàng và đại lý xăng, dầu, chất đốt.- Vận tải đường bộ, đường thuỷ.

- Sản xuất, kinh doanh thiết bị tin học, đồ diện dân dụng, điện tử-điện lạnh.

- Sản xuất, kinh doanh thức ăn thuỷ hảI sản, gia súc, gia cầm.- Xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.

3 – Mục tiêu

Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh và các hoạt động dịnh vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận cao, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, Đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, đồng thời phát triển hơn nữa vai trò của cổ đông trong hoạt động của công ty Với mục tiêu đa dạng hoá loại hình sở hữu, đa dạng hoá loại hình kinh doanh đẻ đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển

4

Trang 5

kinh doanh cả về quy mô và hiệu quả về lợi nhuận Tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động trong doanh nghiệp để sử dụng có hiệu qủa tài sản, tiền vốn của nhà nước và của doanh nghiệp Phát hy vai trò làm chủ thực sự của người lao động và của các cổ đông tăng cường sự giám sát của nhà nước đầu tư với doanh nghiệp Đảm bảo hài hoà các lợi ích của nhà nước, doanh nbghiệp, nhà đầu tư và người lao động góp phần nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường

5

Trang 6

III – Sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty Hà Thành.

1 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Trang 8

2 – Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Công ty Hà Thành là đơn vị sản xuất kinh doanh thành lập theo luật doanh nghiệp và điều lê của công ty, các bộ máy lãnh đạo, chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan sáng lập Các chức năng nhiệm vụ các phòng ban được phận cấp một cách cụ thể và chặt chẽ.

Ban Giám Đốc:

- Làm việc theo chế độ thủ trưởng

- Giải quyết công việc đúng thẩm quyền trong phạm vi lĩnh vực công tác được phân công.

- Phải bảo đảm sự lãnh đạo của đảng uỷ Công ty, Thường vụ, sự phối hợp của công đoàn

Giám Đốc Công Ty:

- Đại diện pháp nhân về pháp luật và là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty Người chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi kết quả hoạt động của công ty.

- Làm việc theo chế độ phân công, phân cấp và uỷ quyền cho cấp dưới bằng văn bản Thực hiên theo nguyên tắc tập chung dân chủ, Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban các đơn vị trực thuộc như quyết định phân công công việc của ban giám đốc

- Điều hành hoạt động của toàn Công ty, phụ trách các lĩnh vực:+ Tài chính kế toán

+ Kế hoạch lao động tiền lương+ Công tác liên doanh liên kết

- Kiêm các chức danh:

+ Chủ tịch hội đồng tiền lương, chủ tịch hội đồng định giá, thanh lý tài sản của công ty Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng của công ty.

Trang 9

Phó Giám Đôc Công ty

- Là người giúp việc cho Giám Đốc Công ty về từng mặt công tác được giao, được uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về những việc được giao.

- Làm việc theo nguyên tắc uỷ quyền trong phạm vi được phân công giải quyết và chịu trách nhiệm trước luật pháp và quy định quyền hạn trong chế độ của người chỉ huy ( điều lệnh kỷ luật quân đội) và chức danh quản lý doanh nghiêp Nhà nước.

- Chủ động giải quyết các công viêc được phân công.

- Hưỡng dẫn kiểm tra các giám đốc đơn vị trực thuộc và các trưởng phòng ban chức năng công ty về các lĩnh vực chuyên môn mà được giám đốc phân công phụ trách đồng thời là người quyết định cuối cùng về các biện pháp chuyên môn đó.

- Phó Giám đốc, thủ trưởng cơ quan ngoài lĩnh vực được phân công còn có các nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Thay mặt giám đốc điều hành và giải quyết công việc chung khi giám đốc công ty vắng mặt, hoặc đã được uỷ quyền.

+ Ký ban hành một số văn bản thuộc thẩm quyền của giám đốc khi giám đốc uỷ quyền.

Kế Toán Trưởng Công Ty:

- Thực hiện các chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán trưởng doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước.

- Kiêm các chức danh:

+ Trưỏng phòng kế toán – tài chính+ Trưởng ban giải quyết công nợ+ Trưởng ban kiểm kê tài sản.

Trưởng Phòng:

Trang 10

- Chủ động phối hợp tham gia ý kiến vơí các phòng ban khác để sử ký các vấn đề thuộc thẩm quyền của phòng ban đó nhưng có liên quan đến lĩnh vực mình được giao.

- Phối hợp chặt chẽ chủ động cung cấp thông tin theo quy chế, quy định của công ty cho các phòng ban liên quan.

- Chiu trách nhiệm trước Giám Đốc và phó giám đốc phụ trách vè toàn bộ công việc thuộc chức năng nhiệm vụ đã được phân công hoặc uỷ qyền cho cấp phó.

Các Phòng Kinh Doanh:

- Tổ chức kinh doanh theo các ngành nghề đã đăng ký kinh doanh

Các Xí Nhiệp:

- Bố trí phân xưởng cho phù hợp với quy trinh sản xuất

- Lắp đặt sửa chữa máy móc, cơ điện, vật tư, kho, đóng gói.

- Tổ chức sản xuất để có hiểu quả nhất.

Các Chi Nhánh: (HCM, Hải Dương, Nam Định)IV – Các Nguồn lực của công ty:

1 – Vốn

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiểu quả, dù là doanh nghiệp có cơ cấu nhỏ hay doanh nghiệp lớn thì đều cần phải có sức mạnh về tài chính, cụ thể là vốn

Vốn là biểu hiện bằng tiền, giá trị tài sản không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc mở rộng quy mô về chiều sâu và chiều rộng của mỗi doanh nghiệp Sự tăng trưởng của vốn là bước tiến quyết định cho sự trưởng thành lớn mạnh của công ty Nhìn vào bảng 1 ta thấy tổng số vốn của công ty không ngừng tăng lên tử 243.397 triệu đồng (2004) lên 264.867 triệu đồng (2005) và lên đến

Trang 11

332.721 triệu đồng (2006) bước đầu có thể nhận định rằng công ty đã trưởng thành nhanh chóng trong công cuộc công nghiệp - hoá hiện đại hoá đất nước Năm 2005 công ty đầu tư thêm cơ sở vật chất, vốn kinh doanh vì vậy vốn vay tăng lên 9,25% so với năm 2004, nhưng kết quả cuối năm 2006 cho thấy ban lãnh đạo công ty đã có đường lối sáng suốt cùng với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên chỉ sau một năm (2005 – 2006) công ty đã thu lãi được 25,62% Nâng nguồn vốn chủ sở hữu lên đến 14.851 triệu đồng Nguồn vốn vay 2005 tăng so với 2004 là 21.470 triệu đồng do công ty mở rộng các chi nhánh và mở rộng ngành nghề kinh doanh

Trong năm 2006 công ty tiếp tục đầu tư mở rộng phân xưởng và các chi nhánh vì thế vốn cố định của công ty sẽ tiếp tục tăng kéo theo nguồn vốn kinh doanh tăng và em tin rằng công ty sẽ hoạt động có hiệu quả vì số liệu 3 năm đã chứng minh sự trưởng thành của công ty.

Trang 12

Bảng 1: Cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm 2004 – 2006

Đơn vi: Triệu đồng

Năm 2004 Năm 2005 So sánh tăng giảm 2005/2004 So sánh tăng giảm 2006/2005

Trang 14

2 - Nhân lực

Đi đôi với nguồn vốn, muốn sản xuất kinh doanh đạt hiểu quả cao nguồn nhân lực cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

Căn cứ vào bảng 2 ta thấy: Tổng số lao động của công ty trong 3 năm tăng lên 14 người, số lao động chỉ tăng 14 người chiếm tỷ trọng ít hơn trong tổng số lao độgn chứng tỏ cơ cấu hoạt động của công ty là hoàn toàn phù hợp Số lao động trực tiếp tăng không đang kể chứng tỏ cơ cấu nhân sự ổn định Số lao động la nam giới và nữ giới chiếm tỷ lệ bằng nhau 50% nam 2004 và chênh lêch một chút nam 2005 và 2006, hoàn toàn phù hợp với loại hình doanh nghiệp này.

Ngoài ra, công nhân viên trong công ty còn không ngừng hoc hỏi để dần năng cao trình độ của bản thân vì lợi ích cho bản thân và công ty Đặc thù của công ty là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thương mai, chủ yếu là lao động trực tiếp, số lao động có trình độ không ngừng tăng lên, số lao động có trình độ đại học và trên đai học tăng 10,42% năm 2006 so với năm 2005 số lao động co trình độ PTTH và THCS giảm 7,26% năm 2006 so với năm 2005, bước đầu ta có thể nhận định trình độ của người công nhân đã được nâng dần lên bên cạnh đó số công nhân có trình độ phổ thông giảm thể hiện trình độ lao động ngày càng cao Nếu xem xét số lao động của công nhân theo độ tuổi thì ta thấy nguồn lao động của công ty đang được trẻ hoá dần Năm 2006 số lao động có độ tuổi trên 45 giảm 8 người so với năm 2005, lao động có độ tuổi từ 25 đến 35 chiếm 24,91% và càng tăng dân.

Nhìn vào bảng 2 ta thấy, số lao đông được trẻ hoá dần Cung với viêc cải thiện trình độ công ty Hà Thành sẽ phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo.

Trang 15

Bảng 2 : Cơ cấu nhân lực của công ty qua 3 năm 2004 – 2006

Trang 17

Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2004 – 2006

Stt Các chỉ tiêu chủ yếu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Trang 19

V – Tình hình các hoạt động chủ yếu của công ty

1 – Quản lý nhân sự:

Nhân sự là nguồn nhân lực có yếu tố quyết định tới sự sống còn của bất cứ công ty nào vì thế quản lý nhân sự thực sự cần thiết Đối với công ty Hà Thành cũng vậy, Công ty rất chú trọng đến nguyện vọng, đời sống của người lao động như tổ chức liên hoan văn nghệ và thể dục thể thao cũng như các ngày lễ được thưởng, thường xuyên quan tâm đến đời sống hàng ngày, lắng nghe những phản ánh, nguyện vọng của người lao động để kịp thời giải quyết những vướng mắc để họ hoàn toàn yên tâm với công việc, có như thế năng suất lao động sẽ tăng, từ đó thu nhập của người lao động cũng tăng theo, mức sống tăng lên, công ty ngày càng phát triển và mới có thể đứng vững trên thương trường.

2 – Tiêu thụ sản phẩm:

Tình hình tiêu thụ sản phẩmn do phòng kinh doanh, các chi nhanh phụ trách và phụ thuộc vào bộ phận marketing vì công ty sản xuất và kinh doanh theo đơn đặt hàng chứ không phải để lưu kho.

Hiện nay công ty co rất nhiều đơn đặt hàng do khách hàng của các công ty trong nước Và do ký được một số hợp đồng lớn Vì thế công ty đã mở rộng cơ sơ sản xuất, thêm một số phòng kinh doanh và các chi nhánh ví dụ…Hai Dương, Nam Định… để thuận tiện cho kênh phân phối của công ty.

3 – Quản lý vật tư

Vật tư hàng dùng sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm vì vậy phải quản lý vật tư, máy móc tốt để làm sao hạ giá thành sản phẩm đến mức thấp nhất.

Công ty quản lý ngay từ khâu nhập vật tư, sản phẩm, kiểm tra vật tư đầu vào Rồi tiếp đến khâu xuất vật tư, sản phẩm, xuất theo định mức đã được quy định Nếu cá nhân, doanh nghiệp nào xuất vật tư sai, không đúng quy định sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của công ty

Trang 20

VI – kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:

Với kết quả của bảng 3 ta thấy doanh thu tiêu thụ của công ty không ngừng tăng lên, tổng vốn và lợi nhuận cũng tăng theo bước đầu có thể nhận định rằng công ty đã và đang hoạt động có hiệu quả.

Cùng với việc tạo thêm việc làm ngày càng nhiều cho người lao động đời sồng người lao động được cải thiện, nâng cao dần thông qua chỉ tiêu thu nhập chứng tỏ công ty đã thu được lợi nhuận từ hoạt động sản xuẩt kinh doanh vi thu nhập của người lao động nằm trong chi phí kinh doanh.

Lai kinh doanh

Để nâng cao năng suất lao động, kỹ thuật công ty đẫ đầu tư thêm máy móc thiết bị để từ đó làm tăng thu nhập cho người lao động

Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bợi hai loại nhân tố: quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chất lượng của công tác tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận là tỷ suất của hai chỉ tiêu tuỳ theo mối liên hệ giữa tổng mức lợi nhuận với một chỉ tiêu có liên quan vì vậy để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần tính và phân tích của chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận.

Tỷ suât lợi nhuận/ Doanh thu tiêu thụ phản ánh cứ một đồng doanh thu bán hàng trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận , chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả Từ bảng 3 ta có thể thấy chỉ tiêu này tăng từ 37,88% năm 2004; 38,05$ năm 2005 đến 39,56% năm 2006 đã phản ánh hiệu quả sản xuẩt kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng Để đạt được như vậy công ty đã nâng cao tổng mức lợi nhuận bằng cách: giảm chi phí, hạ giá thành, tăng giá bán, tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ.

Ngày đăng: 02/10/2012, 15:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm 2004 – 2006 - Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở công ty Hà Thành.docx
Bảng 1 Cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm 2004 – 2006 (Trang 12)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w