1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Sự giúp đỡ của liên xô đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc nước ta trong giai đoạn 1954 1975”

56 809 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Trên bìnhdiện chung của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập với khía cạnh khác nhau: Dưới góc độ của một nhà lãnh đạo cao nhất của Xô Viết, M.X Go

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

“Có những lời mà hàng triệu người nhắc đi nhắc lại đến hàng triệu lần vẫn luôn luônthích hợp và không bao giờ thừa cả” Tình hữu nghị Việt – Xô là những lời như thế, từ lâu

và mãi mãi được nhắc đến như là một tình cảm thiêng liêng, cao đẹp, thân thiết, gần gũi

và luôn luôn mới đối với mỗi người Việt Nam chúng ta Tình cảm đó có nguồn gốc sâu xatrong quá khứ, được hình thành, tôi luyện và phát triển trong suốt quá trình đấu tranh cáchmạng lâu dài của nhân dân Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà kiến trúc đã dày côngxây đắp, tạo hình và là người đặt viên gạch đầu tiên xây đắp tình hữu nghị vĩ đại Việt –Xô

Trong những ngày tháng vô cùng cam go của cuộc kháng chiến chống Mĩ, sự giúp đỡ

to lớn, nhiều mặt và có hiệu quả của Liên Xô đã mang một ý nghĩa hết sức to lớn đối vớithắng lợi của nhân dân Việt Nam Vũ khí và phương tiện kĩ thuật do Liên Xô chi việnđược quân dân Việt Nam mưu trí, sáng tạo, dũng cảm sử dụng, đã giúp Việt Nam đánhbại các phương tiện chiến tranh của một tên đế quốc hùng mạnh nhất Cũng khó mà cóđược thắng lợi vĩ đại như thế nếu không có sự ủng hộ và chi viện kịp thời, to lớn, chí tìnhcủa Liên Xô, cả về tinh thần cũng như vật chất Nhiều cán bộ quân sự của Việt Nam đượcđào tạo tại Liên Xô, nhiều chuyên gia quân sự, sĩ quan quân đội Liên Xô đã kề vai sátcánh chiến đấu cùng với binh sĩ Việt Nam, với tinh thần quốc tế cao cả đã hiến dâng cảcuộc đời cho cách mạng Việt Nam

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, miền Bắc là hậu phương, là nơi cungcấp sức người, sức của cho miền Nam Miền Bắc giữ vai trò to lớn cho sự nghiệp thốngnhất đất nước Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc nước ta (1954 –1975) đã nhận được sự ủng hộ, sự giúp đỡ hết sức to lớn của Liên Xô Mối quan hệ Việt –

Xô “được tôi luyện trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, xây dựng vững chắc trên

cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, đã vượt qua mọi thử thách, trởthành niềm tự hào đời đời của nhân dân hai nước chúng ta” {3;6} Toàn thể nhân dân ViệtNam vô cùng quý trọng và biết ơn công lao to lớn của Cách mạng tháng Mười và sự giúp

đỡ tận tình, toàn diện của nhân dân Liên Xô anh em đối với chúng ta

Trang 2

Với mong muốn tìm hiểu nội dung của sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô đối với Việt

Nam trong một giai đoạn lịch sử, tôi chọn đề tài “Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với công

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta trong giai đoạn 1954 -1975” làm

đề tài nghiên cứu của mình

2 Lịch sử vấn đề

Sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiếnchống đế quốc Mĩ luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Trên bìnhdiện chung của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã có nhiều công trình nghiên cứu

đề cập với khía cạnh khác nhau:

Dưới góc độ của một nhà lãnh đạo cao nhất của Xô Viết, M.X Goocbachốp trongcuốn “Sức mạnh và hiệu lực của tình hữu nghị Việt – Xô”(NXB Sự thật Hà Nội) đã nêulên những tư tưởng, tình cảm đầy tinh thần quốc tế trong sáng cùng những cống hiến lớnlao vào việc củng cố và phát triển tình hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước ViệtNam – Liên Xô qua các bài viết, bài nói của mình

Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Sự thật biên tập và xuất bản tập sách

“Về tình hữu nghị vĩ đại Việt – Xô” của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tập sách gồm một số bàinói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về Liên Xô và tình hữu nghị vĩ đại của nhândân hai nước Việt – Xô dưới nhiều bút danh khác nhau, trong đó có nhiều tài liệu đầu tiênđược công bố

Cuốn “Thắng lợi của tình hữu nghị và sự hợp tác toàn diện Liên Xô – Việt Nam” củaNhà xuất bản Sự thật gồm các bài viết của một số thành viên trong hội đồng Bộ trưởngCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về ý nghĩa và hiệu quả của sự hợp tác và giúp đỡcủa Liên Xô đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam

Cuốn “ Đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược và tìnhcảm của chúng ta” của Lê Duẩn Trong cuốn này, Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn phân tích vaitrò, ý nghĩa to lớn của cách mạng tháng Mười Nga, nêu bật truyền thống lịch sử của tìnhđoàn kết, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên Xô, lòng biết ơn sâu sắc của nhân dânViệt Nam đối với sự giúp đỡ của Liên Xô

Trang 3

Như vậy, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu nhìn nhận, đánh giá cácmặt quan hệ của nhân dân hai nước Việt – Xô cũng như sự giúp đỡ của Liên Xô đối vớiViệt Nam Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu trước và dựa trên những tàiliệu mà tôi thu thập được, tôi cố gắng làm sáng tỏ sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả của nhândân Liên Xô giành cho nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1954 -1975.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là một số lĩnh vực Liên Xô giúp đỡ Việt Nam trong công cuộcxây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

Phạm vi nghiên cứu là thời gian Liên Xô tiến hành giúp đỡ Việt Nam trong giai đoạn

1954 -1975

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ mục đích của đề tài, tôi khai thác các nguồn tư liệu:

Sách, báo, tạp chí hiện đang lưu giữ tại các thư viện trong và ngoài tỉnh như:

Thư viện Học viện ngoại giao Hà Nội, Thư viện quân đội Hà Nội, Thư viện Đại họcKhoa học xã hội nhân văn Hà Nội, Thư viện Đại học sư phạm 1 Hà Nội

Ngoài ra tôi còn khai thác tư liệu trong mạng internet

Phương pháp chính mà đề tài sử dụng là sưu tầm, phân tích, sắp xếp, so sánh, tổnghợp để rút ra kết luận

Đứng vững trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lốicủa Đảng để nghiên cứu

5 Đóng góp của đề tài

Là sinh viên tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, mong muốn của tôi làsưu tầm, tập hợp các tư liệu nhằm làm sáng tỏ sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức to lớn, quýbáu và có hiệu quả của nhân dân Liên Xô đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộicủa nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1954 -1975

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm

6 Cấu trúc của đề tài

Trang 4

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc đề tài gồm 2chương:

Chương 1: Cơ sở thiết lập quan hệ giữa Liên Xô và Việt Nam

Chương 2: Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ởmiền Bắc nước ta (giai đoạn 1954 – 1975)

Trang 5

NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ THIẾT LẬP QUAN HỆ GIỮA LIÊN XÔ VÀ VIỆT NAM

1.1 Miền Bắc Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và đường lối đối ngoại của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1954 -1975)

1.1.1 Tình hình miền Bắcsau năm 1954

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ do Đảng lãnh đạo

đã giành được thắng lợi, song sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nướcvẫn chưa hoàn thành Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, song miền Nam vẫn còn dướiách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai Đất nước Việt Nam tạm thời bị chia làm hai miền

Ở miền Bắc, mặc dù thực dân Pháp rất ngoan cố, nhưng do tinh thần đấu tranh kiên

quyết của nhân dân ta, nên đến ngày 10-10-1954 tên lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi HàNội và ngày 16-5-1955, toàn bộ quân đội viễn chinh Pháp đã phải rút khỏi miền Bắc.Ngay sau khi hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắnvết thương chiến tranh và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộcdân chủ nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Sau ngày hoàn toàn giải phóng, miền Bắc có thêm những điều kiện chính trị - xãhội thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, nhất là về kinh tế, xã hội do hậu quả củachiến tranh để lại

Trong các vùng nông thôn mới giải phóng, do hậu quả của những cuộc càn quét theochính sách tam quang (đốt sạch, giết sạch, phá sạch), dồn dân lập vành đai trắng của địch,hàng vạn hecta đất bị bỏ hoang, đê đập bị phá hoại, trâu bò bị giết hại Nhân công nông cụ

và sức kéo đều thiếu nghiêm trọng Kĩ thuật canh tác hết sức lạc hậu, đời sống nhân dânthấp kém

Các thành thị mang nặng tính chất tiêu thụ, sự phồn vinh chỉ là giả tạo Hàng ngoạitràn ngập thị trường làm cho công nghiệp dân tộc không phát triển được Thủ công nghiệp

bị chèn ép, sa sút hoặc phá sản Nhiều cơ sở công nghiệp, nhiều nhà máy, xí nghiệp (mỏthan Hòn Gai, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy điện Hà

Trang 6

Nội ) bị địch tháo gỡ thiết bị hoặc phá hoại trước khi rút đi nên không hoạt động đượchoặc chỉ hoạt động cầm chừng Vì thế, nhiều công nhân thất nghiệp, đời sống gặp nhiềukhó khăn.

Tại các vùng tự do cũ, tuy nông nghiệp và công nghiệp được chú ý phát triển nhưngqui mô nhỏ bé, kĩ thuật lạc hậu Do đó năng suất thấp, không đáp ứng được nhu cầu sảnxuất và đời sống hàng ngày tăng lên trong thời bình

Cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu từ cuối năm 1953 cũng chỉ mới thực hiện được ởmột số địa phương thuộc vùng tự do Chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủphong kiến vẫn tồn tại phổ biến Giai cấp nông dân tuy đã được giải phóng khỏi ách thốngtrị của đế quốc, những vẫn còn bị giai cấp địa chủ áp bức, bóc lột, ảnh hưởng không tốtđến việc phát triển sản xuất

Những khó khăn trên cần phải được khắc phục nhanh chóng Điều này không chỉ dođòi hỏi cấp bách của việc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, mà còn bao hàm

ý nghĩa chính trị sâu sắc, nhất là trong điều kiện nước nhà đang tạm thời bị chia cắt làmhai miền

Xuất phát từ tình hình trên, Đảng và Chính phủ chủ trương đưa miền Bắc tiến lênchủ nghĩa xã hội

Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân ta là ra sức xây dựng và củng cố miền Bắc, đưamiền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất nướcnhà Cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột người ở nước

ta, nhằm đưa lại cuộc sống ấm no cho toàn dân ta{7;19}

1.1.2 Nhiệm vụ của miền Bắc

Sau hiệp định Giơnevơ, miền Bắc Việt Nam đã được giải phóng Một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng của Đảng là xác định con đường xây dựng đất nước ở miền Bắc.Miền Bắc lúc này đang đứng trước ba khả năng phát triển:

Một là, hướng theo con đường tư bản chủ nghĩa: Đây là con đường không hiện thực

vì đi ngược lại mục tiêu của Đảng và nguyện vọng của đông đảo nhân dân miền Bắc Giaicấp tư sản dân tộc đã mất khả năng lãnh đạo cách mạng, bộ phận tư sản còn lại ở miềnBắc yếu ớt cả về chính trị và kinh tế, không đủ sức hướng đất nước đi theo con đường tư

bản chủ nghĩa.

Trang 7

Hai là, dừng lại ở sản xuất nhỏ một thời gian Đây chỉ là một giải pháp trung gian,

tạm thời, vì nền sản xuất nhỏ phân hóa theo hai hướng: Nếu tự phát sẽ hướng theo conđường tư bản chủ nghĩa, nếu có hướng dẫn sẽ theo con đường xã hội chủ nghĩa

Ba là, Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng (8/1955) chủ trương:

Củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc trong điều kiện hai miền thựchiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, trong điềukiện từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạnphát triển tư bản chủ nghĩa, đòi hỏi Đảng ta phải vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa

Tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là con đường tất yếu dựa trên những cơ sở lýluận và thực tiễn của cách mạng nước ta trong giai đoạn này:

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, lịch sử loài người phát triển tuần tự, lần lượt trải quacác hình thái kinh tế - xã hội, để chuyển lên chế độ xã hội cao hơn Nhưng trong nhữnghoàn cảnh đặc biệt, mỗi dân tộc có thể phát triển nhảy vọt, bỏ qua một vài phương thứcsản xuất Bước nhảy vọt này có điều kiện: Hình thái kinh tế - xã hội cũ đã lạc hậu, hìnhthái kinh tế xã hội tiên tiên hơn đã xuất hiện Từ sau thắng lợi của cách mạng Tháng MườiNga năm 1917, loài người đã bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Giữa cách mạng dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ biện chứngtrong tiến trình cách mạng không ngừng Cuộc cách mạng trước tạo tiền đề, điều kiện chocuộc cách mạng sau, cuộc cách mạng sau kế thừa và củng cố thành quả của cuộc cáchmạng trước Giữa hai cuộc cách mạng không có bức tường thành nào ngăn cách Đảngcho rằng sự kết thúc thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ là sự mở đầu tất yếucho cách mạng xã hội chủ nghĩa

Vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có nền kinh tế lạc hậu đã được chủnghĩa Mác – Lênin giải quyết triệt để cả về lý luận và thực tiễn Theo Lênin, các dân tộclạc hậu có thể tiến lên chế độ Xô viết, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, nếu cóhai điều kiện:

Một là, bên trong Đảng Cộng sản đã lãnh đạo chính quyền nhà nước và khối liênminh công – nông vững chắc

Trang 8

Hai là, bên ngoài, có sự giúp đỡ về mặt nhà nước của giai cấp vô sản ở một nướctiên tiến.

Thực tế đã có nhiều dân tộc trong nước Nga Sa hoàng cũ đã phát triển theo hướngnày

Ở miền Bắc Việt Nam, sau năm 1954 những điều kiện bên trong và bên ngoài đã cóđủ: Đảng đã lãnh đạo chính quyền nhà nước và mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi màliên minh công – nông làm nòng cốt Miền Bắc lại có sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của chínhphủ và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên Xô vàTrung Quốc

Tiến lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện mục đích của Đảng, đã được vạch ra trongcương lĩnh của Đảng: Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, tiến thẳng lên chủnghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Trong kháng chiến, khi tậptrung giải quyết các nhiệm vụ dân tộc, dân chủ, Đảng vẫn thường xuyên giáo dục cán bộ,đảng viên giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tích cực chuẩn bị chuyển sang thực hiệnchủ nghĩa xã hội Nay chế độ thực dân, phong kiến đã bị loại bỏ, mọi trở lực bị đập tan,tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường hiện thực duy nhất xóa bỏ áp bức, bóc lột, đem lạicuộc sống ấm no, hạnh phúc, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng tha thiết của nhân dân miềnBắc

Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội còn là yêu cầu của cách mạng miền Nam Đểgiải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một điều kiện tất yếu là miền Bắc cần phảixây dựng, củng cố chế độ mới xã hội chủ nghĩa, đủ sức làm hậu phương, làm căn cứ địavững chắc cho cách mạng miền Nam Thực tế từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đãchứng minh điều đó là hoàn toàn đúng đắn

Việc xác định kịp thời và đúng đắn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc làmột thành công lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ này Xây dựng, củng cốvững chắc miền Bắc theo con đường chủ nghĩa xã hội là nhân tố cơ bản đảm bảo thắng lợicho cách mạng hai miền Nam – Bắc từ sau tháng 7 năm 1954

1.1.3 Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngoại giao là một mặt trận cùng với các mặt trận chính trị, kinh tế, quân sự, tưtưởng, văn hóa – xã hội Vai trò của ngoại giao được ngoại giao được thể hiện:

Trang 9

- Góp phần bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.

- Tạo dựng củng cố môi trường quốc tế để xây dựng và phát triển đất nước

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác ngoại giao cho nên Đảng ta xác địnhphải mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới Từ đó Đảng ta đề ra đường lốiđối ngoại trong chính sách ngoại giao

Ngày 14-1-1950, trong bối cảnh cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chốngthực dân Pháp xâm lược đang diễn ra ác liệt, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa đã ra tuyên bố về việc sẵn sàng kiến lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thếgiới:

- Tiếp tục tăng cường sự đoàn kết nhất trí giữa nước ta và các nước trong phe xã hộichủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu, củng cố tình hữu nghị không gì lay chuyển nổi giữa nước

ta và các nước anh em, phát triển quan hệ hợp tác tương trợ với các nước anh em theonhững nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản, đồng thời góp phần tăng cường sự thốngnhất của phong trào cộng sản quốc tế

- Kiên quyết cùng các nước anh em và nhân dân yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trênthế giới chung sức đấu tranh để bảo vệ và củng cố hòa bình, chống lại chính sách xâmlược và chính sách chiến tranh của đế quốc Mĩ, thực hiện chung sống hòa bình với cácnước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau

- Ra sức ủng hộ phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và giành độc lập củanhân dân các nước Á, Phi và Mĩ la tinh, tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước dântộc chủ nghĩa, phát triển sự hợp tác kinh tế và văn hóa với các nước đó trên cơ sở nămnguyên tắc chung sống hòa bình và mười nguyên tắc của Hội nghị Băng-đung

- Đi đôi với việc xây dựng và tăng cường quan hệ giữa các nước Chính phủ, cần mởrộng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước

Chính sách ngoại giao của ta biểu hiện bản chất hòa bình của chế độ ta Nó đảm bảothắng lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp thống nhấtnước nhà của nhân dân ta Vì vậy, nó được nhân dân ta nhiệt liệt ủng hộ và được tất cảcác lực lượng hòa bình và tiến bộ trên thế giới đồng tình

Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Việt Nam, tháng 1-1950, Liên Xô cũng nhưcác nước xã hội chủ nghĩa khác đã công khai thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam,

Trang 10

khẳng định địa vị pháp lý chính đáng của chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân lần đầutiên được xác lập ở Việt Nam Đây là sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng đốivới cục diện kháng chiến chống xâm lược đang trong giai đoạn quyết định của nước ta.Đánh giá ý nghĩa của sự kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Thắng lợi chính trị đó sẽ làcái đà cho những thắng lợi quân sự sau này”{5;19}.

Trong giai đoạn cách mạng mới, Việt Nam coi trọng việc củng cố và phát triển quan

hệ hữu nghị, hợp tác anh em với các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô, TrungQuốc, đồng minh và chỗ dựa chủ yếu của mình Đặc biệt Liên Xô còn là đồng Chủ tịchcủa Hội nghị Giơnevơ

Ngay sau khi thủ đô Hà Nội được giải phóng, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộnghòa tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nước xã hội chủ nghĩa sớm đặt đại sứ quán ở HàNội Đồng thời, Việt Nam cũng lần lượt đặt các đại sứ ở các nước này

Năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên chính thức thăm Liên Xô, TrungQuốc và Mông Cổ Trong các cuộc đi thăm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ lòngmong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước Chủ tịch

đề cao quan hệ đoàn kết giữa các nước trong phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô và TrungQuốc đứng đầu

Qua các cuộc tiếp xúc trao đổi ý kiến trong dịp đoàn đại biểu Việt Nam đến thămcác nước, các nhà lãnh đạo các nước đều ủng hộ đường lối xây dựng củng cố miền Bắc vàđấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà của Việt Nam Chính phủ Việt Nam dân chủ cộnghòa đã tranh thủ được viện trợ kinh tế to lớn từ các nước xã hội chủ nghĩa, góp phần đảmbảo hoàn thành kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế, văn hóa Những cơ sở công nghiệp mớitrên miền Bắc như các nhà máy cơ khí Trung qui mô, phân đạm, cao su, xà phòng, thuốclá đều xây dựng từ các nguồn viện trợ này Các nhà lãnh đạo của các nước anh em thămViệt Nam góp phần tăng cường hữu nghị và nâng cao vị thế của Việt Nam dân chủ cộnghòa trên trường quốc tế

Bất đồng Liên Xô – Trung Quốc bộc lộ công khai từ năm 1960 đặt ra cho cho ngoạigiao Việt Nam nhiệm vụ là phải đóng góp vào giữu gìn đoàn kết trong phe xã hội chủnghĩa và giữ cân bằng quan hệ giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa, vì lợi íchcủa Việt Nam, của phe xã hội chủ nghĩa và lợi ích của cách mạng thế giới Tại Hội nghị

Trang 11

12 Đảng Cộng sản và công nhân các nước xã hội chủ nghĩa, họp ở Mátxcơva từ ngày 14đến 16 tháng 10 năm 1957 và Hội nghị 64 Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế, từ ngày

16 đến 19 tháng 11 năm 1957, Đoàn đại biểu Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ ChíMinh dẫn đầu đã góp phần có ý nghĩa vào việc tăng cường đoàn kết trong hệ thống xã hộichủ nghĩa và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Năm 1958, Liên Xô và Việt Nam ký hiệp ước hợp tác về thương mại và hàng hải.Trong năm 1959, hai nước ký một hiệp định hợp tác, theo đó Việt Nam vay dài hạn củaLiên Xô 100 triệu rúp với những điều kiện ưu đãi Đến năm 1960, một hiệp định về việcLiên Xô giúp đỡ về kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc thựchiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân cho những năm 1961- 1965 cũng được ký Hiệpđịnh này là một mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển về chất giữa hai nước

Năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại sang thăm không chính thức Liên Xô với mụcđích tích cực đóng góp cho tình đoàn kết với Liên Xô và giữ vững đoàn kết trong phongtrào cộng sản và công nhân quốc tế làm chỗ dựa cho phong trào đấu tranh giải phóng dântộc, đồng thời ghóp phần giữ gìn hòa bình thế giới Qua cuộc đi thăm lần này, Chủ tịch

Hồ Chí Minh gợi ý nên tổ chức họp các Đảng Cộng sản và công nhân trên thế giới Vàmùa thu 1960, tại Mátxcơva đã tổ chức Hội nghị của 81 Đảng Cộng sản và công nhânquốc tế Đoàn đại biểu Lao động Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu

Là hai nước nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đối lập với hệ thống

tư bản chủ nghĩa, quan hệ Việt - Xô được xây dựng trên tình đoàn kết quốc tế vô sản cao

cả của hai dân tộc cùng chung mục đích và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu vì hòabình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Liên Xô và Việt Nam trở thành đồngminh chiến lược trên mặt trận chống đế quốc thực dân và chống các thế lực thù địch vớichủ nghĩa xã hội Các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước Liên Xô đã nhậnđịnh: “Tình hữu nghị Xô - Việt được xây dựng trên lợi ích và mục tiêu chung, trên nềntảng vững chắc của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và nghĩa vụ quốc tế xã hội chủ nghĩa” {4;4}

Về phần mình, Việt Nam với tư cách là một nước nhỏ theo con đường xã hội chủnghĩa, phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược, do vậy, rấtcoi trọng quan hệ với Liên Xô - một siêu cường đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa trênthế giới Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực phát

Trang 12

triển rất khả quan, Liên Xô ngày càng coi trọng vai trò của Việt Nam như là tiền đồn củachủ nghĩa xã hội, là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Liên Xô ở khu vực Đông Nam

Á và châu Á - Thái Bình Dương Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước củanhân dân Việt Nam, Liên Xô luôn giương cao khẩu hiệu “đối với những người cộng sảnLiên Xô, đoàn kết với Việt Nam là mệnh lệnh của cả trái tim và trí tuệ” {9;8} Sự ủng hộ,giúp đỡ quý báu về nhiều mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô đã góp phầnkhông nhỏ vào thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đấtnước của nhân dân Việt Nam Đặc biệt, quan hệ đó đã tạo dựng được tình hữu nghị rấtmực trong sáng, thủy chung và gắn bó keo sơn giữa nhân dân hai nước

1.2 Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Liên Xô (1954 -1975).

1.2.1 Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1954 - 1975)

Liên Xô bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế của người chiếnthắng Nhưng chiến tranh cũng đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho đất nước Xô viết.Hơn 27 triệu người chết; 1710 thành phố, hơn 70000 làng mạc, gần 32000 nhà máy,

xí nghiệp bị tàn phá Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn

Sau chiến tranh, các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu lại theo đuổi chính sáchchống cộng, tiến hành chiến tranh lạnh, bao vây kinh tế Liên Xô Trước tình hình đó, Liên

Xô vừa phải chú ý đến nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, vừa phải thực hiện nhiệm

vụ hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế Với tinh thần vượt mọi khó khăngian khổ, nhân dân Xô viết đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946 - 1950) trướcthời hạn 9 tháng Liên Xô đã phục hồi nền sản xuất công nghiệp, năm 1947 đạt mức trướcchiến tranh

Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh(kế hoạch dự kiến là 48%), hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây mới đi vào hoạtđộng Nhiều nghành công nghiệp nặng tăng trưởng nhanh (dầu mỏ tăng 22%, thép 49%,than 57%)

Một số ngành sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh, thu nhập quốcdân tăng 66% so với năm 1940 (kế hoạch dự kiến tăng 38%) Năm 1949, Liên Xô chế tạo

Trang 13

thành công bom nguyên tử, đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học - kĩ thuật

Xô viết, phá vỡ độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ

Từ những năm 1950 cho đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện các kếhoạch Nhà nước 5 năm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

Trước hết là về kinh tế

Trong công nghiệp, Liên Xô đẩy mạnh sản xuất công nghiệp nặng như chế tạo máy,điện lực, hóa dầu, hóa chất, thực hiện cơ giới, điện khí hóa, hóa học hóa Đến nửa đầunhững năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ),chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới

Từ năm 1951 đến năn 1975, tốc độ tăng trưởng hằng năm của công nghiệp Xô viếtbình quân là 9,6% Năm 1970, sản lượng một số nghành công nghiệp quan trọng như điệnlực đạt 704 kw/h (bằng sản lượng điện của bốn nước Anh, Pháp, Cộng hòa liên bang Đức,I-ta-li-a cộng lại), dầu mỏ đạt 353 triệu tấn, than đạt 624 triệu tấn, lần đầu tiên vượt Mĩ.Nông nghiệp, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất nông nghiệp của Liên Xôcũng thu được nhiều thành tích nổi bật Sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăngtrung bình khoảng 16%/ năm Năm 1970 đạt 186 triệu tấn ngũ cốc và năng suất trung bình

là 15,6 tạ/ ha

Trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, Liên Xô cũng thu nhiều thành tích rực rỡ, chiếmnhiều đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật thế giới ở các lĩnh vực vật lí, hóa học, điện tử, điềukhiển học, khoa học vũ trụ

Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu bước phát triểnmạnh mẽ về khoa học - kĩ thuật và phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ

Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo Spút-nic Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu Phương Đông I đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người, sau đó

đã tiến hành nhiều chuyến bay dài ngày trong vũ trụ

Đầu những năm 70, bằng việc kí với Mĩ các hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng,chống tên lửa và về một số biện pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến công chiến lược(gọi tắt là hiệp ước ABM và hiệp định SALT - 1 và SALT - 2), Liên Xô đã đạt được thếcân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh lực lượng hạt nhân nói

Trang 14

riêng với các nước phương Tây Đây là một thành tựu có ý nghĩa to lớn, làm đảo lộn toàn

bộ chiến lược của Mĩ và đồng minh của Mĩ

Liên Xô đã chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học - kĩ thuật thế giới ở các lĩnh vực vật lí,hóa học, điện tử, điều khiển học, khoa học vũ trụ,

Về mặt xã hội, có những thay đổi rõ rệt:

Trong lĩnh vức xã hội, Liên Xô có những thay đổi, tiến bộ Năm 1971, công nhânchiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước, cứ 1000 công nhân thì hơn 550 người

có trình độ đại học và trung học Hơn ½ số người ở nông thôn có trình độ đại học và trunghọc Liên xô là nước đứng hàng đầu thế giới về trình độ học vấn của nhân dân với gần ¾

số dân có trình độ đại học và trung học, trên 30 triệu người làm việc trí óc

Như vậy, trong những năm sau chiến tranh, nhờ tính chất tốt đẹp của chế độ kinh tế

xã hội chủ nghĩa, nhân dân Liên Xô đã hàn gắn nhanh chóng những vết thương nặng nề

do bọn phát xít xâm lược gây nên và đã tiến một bước dài trong việc phát triển kinh tế củamình Những thành tích của Liên Xô chứng minh cụ thể rằng nhân dân Liên Xô đã biến

mơ ước nghìn năm của con người về hạnh phúc thành sự thật trên một phần sáu quả đất.Những thành tựu đó đã củng cố và tăng cường sức mạnh của nhà nước Xô viết, nângcao uy tín và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế, làm cho Liên Xô trở thành nước xãhội chủ nghĩa lớn và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới Đồng thời cũng chứng

tỏ tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ Nhân dânViệt Nam hết sức vui mừng trước những thắng lợi rực rỡ của nhân dân Liên Xô anh em,coi đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với sự nghiệp cách mạng của mình

1.2.2 Chính sách đối ngoại của Liên Xô

Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô viết đã thực hiện chính sách nhằm mục tiêu chủyếu và phương hướng cơ bản là: đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội, loại trừ nguy cơ chiến tranh, duy trì hòa bình, an ninh chung, mởrộng việc hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, góp phần củng cố và thúc đẩy sự tiến bộcủa hệ thống xã hội chủ nghĩa, phát triển quan hệ hữu nghị, bình đẳng với các nước mớigiải phóng; duy trì và phát triển quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa trên cơ sở chungsống hòa bình, hợp tác thiết thực cùng có lợi; đoàn kết quốc tế với các Đảng Cộng sản và

Trang 15

các đảng dân chủ cách mạng với phong trào công nhân quốc tế và phong trào đầu tranhgiải phóng của các dân tộc.

Những mục tiêu, phương hướng trên được thực hiện thông qua những hành độngthực tiễn, những biện pháp cụ thể Với các hiệp ước đoàn kết, hữu nghị và hợp tác, Liên

Xô đã giúp đỡ tích cực và to lớn về vật chất cũng như tinh thần cho các nước xã hội chủnghĩa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Liên Xô cũng đi đầu trong việc ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì dân tộc, dân chủ vàtiến bộ xã hội của nhân dân các dân tộc

Liên Xô đã đấu tranh không mệt mỏi cho nền hòa bình và an ninh thế giới, kiênquyết chống lại chính sách gây chiến xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các lực lượngphản động

Với tư cách là một trong những nước sáng lập, tại Liên Hợp Quốc - tổ chức quốcrộng lớn nhất - Liên Xô đề ra nhiều sáng kiến quan trọng nhằm giữ vững và đề cao vai tròcủa Liên Hợp Quốc trong việc củng cố hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dântộc và phát triển sự hợp tác quốc tế

Từ diễn đàn quốc tế rộng lớn này, Liên Xô không ngừng lên án các hành động chiếntranh xâm lược, phản đối chính sách chạy đua vũ trang gây căng thẳng của các nước đếquốc, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc, kiên quyết bảo vệ hòa bình, anninh thế giới Liên Xô đã đưa ra nhiều sáng kiến, sau trở thành những văn kiện, nghịquyết quan trọng của Liên Hợp

Như thế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, địa vị quốc tế của Liên Xô được cao hơnbao giờ hết Là nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất, hùng mạnh nhất, Liên xô lúc này trởthành chỗ dựa cho hòa bình thế giới và của phong trào cách mạng thế giới

Đối với Liên Xô, quan hệ với Việt Nam nằm trong chiến lược toàn cầu và châu Á –Thái Bình Dương nhằm làm tăng cường sức mạnh làm đối trọng với Mĩ sau chiến tranh.Mặt khác, ngoài mục đích tập hợp lực lượng, Liên Xô tạo lập mối quan hệ với Việt Namcũng nhằm mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa mới được thiếtlập, củng cố hệ thống chống lại áp lực từ phía tư bản chủ nghĩa Liên Xô và Việt Nam, haiquốc gia khá xa nhau về mặt địa lý cũng như vị thế chính trị (một nước cường quốc xã hội

Trang 16

chủ nghĩa và một bên là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ) tưởng chẳng sợidây liên hệ nào lại trở thành những người bạn, người anh em, đồng chí của nhau

Trang 17

Chương 2

SỰ GIÚP ĐỠ CỦA LIÊN XÔ ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC NƯỚC TA (GIAI ĐOẠN 1954 – 1975)

Ngày 12/03/1958, hai bên ký kết dành cho nhau chế độ tối huệ quốc trong mọi vấn

đề liên quan liên quan đến thương mại, hàng hải và trong quan hệ kinh tế Theo đó, nhữngsản phẩm nông lâm nghiệp và công nghiệp nhập khẩu từ lãnh thổ một bên ký kết vào lãnh

thổ bên kia sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu, hay những thứ thuế và lệ phí khác Đồng

chí L.I Brêgiơnép thể hiện ý chí và tình cảm của những người Xô viết :… “ Về phíamình, Liên Xô quyết tâm giúp đỡ và ủng hộ bằng mọi cách nhân dân Việt Nam anh emđang đấu tranh cho sự nghiệp chính nghĩa Sự giúp đỡ này sẽ còn tiếp tục chừng nào đếquốc Mĩ chưa chấm dứt hành động phiêu lưu nhục nhã, đầy tội ác của chúng và chưa rútkhỏi Việt Nam

Nhân dân Việt Nam đang đấu tranh vì sự nghiệp chính nghĩa và sẽ chiến thắng Đó

là điều không còn nghi ngờ gì nữa” {3;221}

Với nhiều hình thức phong phú và muôn vàn biểu hiện đẹp đẽ, nhân dân Liên Xô tỏ

rõ sự ủng hộ và giúp đỡ hết lòng.Biểu hiện cụ thể là Liên Xô đã giúp Việt Nam thực hiện

kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế 1955-1957 và kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế và vănhoá 1958-1960 Theo Hiệp định ký ngày 18/7/1955, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lạicho Việt Nam 40 triệu rúp để xây dựng và khôi phục 146 xí nghiệp công trình côngnghiệp và cơ quan thuộc các ngành cơ khí, than, điện lực và công nghiệp nhẹ Tháng3/1959, Liên Xô cho Việt Nam vay 100 triệu giúp để thực hiện kế hoạch 3 năm phát triểnkinh tế nói trên Ngoài ra, Liên Xô còn giúp Việt Nam xây dựng 21 đài khí tượng thuỷvăn, 156 trạm thuỷ văn các cấp, cho Việt Nam vay 350 triệu rúp để mua trang thiết bịmáy móc và xây dựng một số nông trường, trông cây nhiệt đới theo hiệp định 14/6/1960.Trong thời gian từ 1955-1960, Liên Xô đã cử 1547 chuyên gia các ngành sang công táctại Việt Nam và nhận 420 thực tập sinh và 1267 sinh viên Vịêt Nam sang học tập tại Liên

Ngay từ đầu, mối quan hệ kinh tế với Liên Xô đã và đang có ý nghĩa vô cùng quantrọng đối với Việt Nam Trong tất cả các giai đoạn tồn tại của nước Việt Nam xã hội chủ

Trang 18

nghĩa, sự giúp đỡ của Liên Xô đã và đang là nhân tố quan trọng góp phần giải quyếtnhững nhiệm vụ chiến lược của nền kinh tế quốc dân và củng cố khả năng quốc phòngcủa Việt Nam.

2.1 Trong lĩnh vực nông nghiệp

Cùng với sự chuyển biến chung của các ngành kinh tế, nền nông nghiệp nước ta đã

có những bước tiến quan trọng và đạt được nhiều thành tựu trên con đường đi lên đầy khókhăn, gian khổ Trong những thành tựu đó, sự giúp đỡ to lớn, vô tư và hiệu quả của Đảng,Chính phủ và nhân dân Liên Xô đã đóng vai trò hết sức quan trọng

Sau khi hòa bình lập lại trên nửa đất nước ta (7-1954), để giúp thực hiện chủ trươngcủa Đảng ta là phải nhanh chóng hình thành hệ thống các trường đào tạo cán bộ ở trongnước nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và xây dựng đất nước, Liên Xô đã cử sang ViệtNam những cán bộ có kinh nghiệm để giúp xây dựng giáo trình và hệ thống ngành, nghềđào tạo, đồng thời giúp chúng ta xây dựng trường đại học nông nghiệp đầu tiên ở ViệtNam Đây là một trong những trường có quy mô đào tạo lớn nhất nước ta Ngày nay,trường vẫn tiếp tục nhận được viện trợ, trang thiết bị bổ sung của Liên Xô

Liên Xô đã giúp Việt Nam xác định các vấn đề khoa học, kĩ thuật trọng điểm củanông nghiệp để tập trung sức giải quyết Với sự giúp đỡ trực tiếp của của các chuyên giaLiên Xô, miền Bắc nước ta đã xây dựng được 14 chương trình tiến bộ khoa học - kĩ thuậttrong nông nghiệp

Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với ngành nông nghiệp nước ta là sự giúp đỡ rất cơbản Ngay từ năm 1956, Chính phủ Liên Xô đã giúp Việt Nam trang bị 10 phòng phântích nông hóa và cử chuyên gia sang giúp chúng ta xây dựng bản đồ thổ nhưỡng miềnBắc Trên cơ sở các tài liệu ban đầu, đặc biệt nhờ có sự bồi dưỡng của các chuyên giaLiên Xô, đội ngũ cán bộ khoa học nước ta đã nắm được nội dung và phương pháp phântích, đánh giá tiềm năng và xây dựng bản đồ thổ nhưỡng để sau này mở rộng ra các địabàn trong cả nước

Trong những năm đầu, khi chúng ta còn nhiều lúng túng, Liên Xô đã gửi cán bộgiỏi, có kinh nghiệm sang giúp xây dựng và phát triển nông nghiệp Cùng với sự giúp đỡ

to lớn về vật chất, kỹ thuật, Liên Xô đã cử sang Việt Nam hàng trăm chuyên gia trong cáclĩnh vực: quy hoạch, nông hóa thổ nhưỡng, trồng trọt, chăn nuôi, cơ khí, bảo vệ thực vật,

Trang 19

thú y Với tinh thần quốc tế cả trong nhiều năm các chuyên gia này đã lao động cần cù,tận tâm giúp đỡ chúng ta về quản lý và khoa học, kỹ thuật Liên Xô đã giúp đào tạo hàngnghìn cán bộ Việt Nam có trình độ đại học, hàng vạn công nhân kỹ thuật hiện đang côngtác trên các lĩnh vực chuyên môn khác nhau của nền nông nghiệp nước ta.

Trong thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế (1958 –1960), cùng với quá trình tập thể hóa nông nghiệp, miền Bắc chủ trương xây dựng các cơ

sở quốc doanh nông nghiệp Để thực hiện chủ trương đó, đầu năm 1961, Liên Xô nhậngiúp Việt Nam xây dựng các nông trường quốc doanh, trước mắt là giúp xây dựng 42nông trường quốc doanh Ngay từ những năm đầu ấy, cùng với việc cung cấp vật tư, thiết

bị máy móc để xây dựng nông trường, Liên Xô đã cử các chuyên gia sang cùng với cán

bộ nông nghiệp nước ta đi đến nhiều nơi hoang vu để huy động lực lượng, tổ chức sảnxuất, sử dụng máy móc do bạn giúp và hình thành nên những xí nghiệp sản xuất nôngnghiệp xã hội chủ nghĩa quốc doanh Lúc đầu chúng ta chưa có kinh nghiệm trong sảnxuất tập trung một số cây trồng mới, chưa có kinh nghiệm về tổ chức, quản lí sản xuất, thìLiên Xô đã cử nhiều cán bộ trực tiếp sang giúp chúng ta

Trong những năm đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, nhờ

có sự giúp đỡ của Liên Xô, miền Bắc vẫn tiếp tục phát triển các công trường quốc doanhkhai hoang được 120 nghìn ha đất, đưa và gieo trồng trên quy mô đại trà

Để khắc phục những thiếu sót do chưa nắm chắc tình hình cơ bản của các nôngtrường trong thời kì đầu xây dựng và để khắc phục những hậu quả của cuộc chiến tranhphá hoại của đế quốc Mĩ, cuối tháng 12-1965, hai nước lại kí hiệp định về Liên Xô giúpViệt Nam cải tạo 25 nông trường và phục hồi 17 nông trường đã được hình thành trướcđây Một lần nữa Chính phủ Liên Xô lại giành cho nước ta sự giúp đỡ quan trọng để sớm

ổn định sản xuất ở các nông trường hiện có Điều có ý nghĩa quan trọng là từ những kinhnghiệm xây dựng, kinh nghiệm về tổ chức, quản lí các công trường quốc doanh do Liên

Xô giúp, ngày nay chúng ta có điều kiện mở ra được trên 300 nông trường quốc doanh,trồng nhiều loại cây và nuôi nhiều loại gia súc khác nhau trên phạm vi cả nước Đội ngũcán bộ quản lí và chỉ đạo sản xuất đang giữ những cương vị chủ chốt ở tất cả các nôngtrường quốc doanh, phần lớn là những người được đào tạo, bồi dưỡng từ 42 nông trường

do Liên Xô giúp xây dựng

Trang 20

Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với nông nghiệp Việt Nam không chỉ đơn thuần tínhbằng yếu tố vật chất Thông qua quá trình giải quyết những vấn đề thực tiễn của nôngnghiệp Liên Xô, thông qua các chuyên gia, cố vấn Liên Xô, thông qua đội ngũ cán bộViệt Nam được đào tạo từ Liên Xô, chúng ta có thêm những kinh nghiệm, những bài họclớn để giải quyết những vấn đề cụ thể của sự phát triển nền nông nghiệp nước ta.

2.2 Trong lĩnh vực công nghiệp

2.2.1 Ngành than

Với nghĩa vụ bảo đảm ngành than - nguồn năng lượng sơ cấp số một cho các nhucầu kinh tế và xã hội ngày càng tăng, ngành than chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tếquốc dân của nước ta Được sự quan tâm, săn sóc của Đảng và nhà nước, ngành than liêntục phát triển cùng với sự lớn lên không ngừng của đất nước Toàn bộ những bước đi lên,những thành tích mà cán bộ, công nhân ngành than đạt được trong sự nghiệp cung cấp

“vàng đen” cho Tổ quốc và bảo vệ vùng mỏ thân yêu không thể tách rời sự giúp đỡ to lớn

và quý báu, tình đoàn kết chiến đấu anh em của Liên Xô – quê hương của Cách mạngtháng Mười, đất nước của Lênin vĩ đại, trụ cột của cộng đồng xã hội chủ nghĩa, chỗ dựavững chắc của các dân tộc trên thế giới đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ

và tiến bộ xã hội chủ nghĩa

Sự giúp đỡ và hợp tác của Liên Xô đối với ngành than Việt Nam, cũng như đối vớicác ngành khác, bắt nguồn từ chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, luôn luôn phát triển,ngày càng sâu rộng và có hiệu quả hơn

Ngay từ khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chúng ta nhận được sự giúp đỡcủa Liên Xô trong việc khôi phục, đưa các cơ sở khai thác và chế biến than ở vùng HònGai - Cẩm Phả trở lại hoạt động, góp phần khôi phục kinh tế những năm 1955 – 1960 Đểgiúp chúng ta phát triển khai thác than, Liên Xô đã giúp ta trong việc nghiên cứu, thăm dòđịa chất, đánh giá tài nguyên, điều kiện và khả năng khai thác Nhờ có những tài liệu cơbản quan trọng đó, chúng ta đã tiến hành việc thiết kế và xây dựng mỏ Trong kế hoạch 5năm lần thứ nhất (1961-1965), Liên Xô đã giúp ta cải tạo, mở rộng các mỏ than lộ thiên

Hà Tu, Đèo Nai, Cọc 6 với tổng công suất 3,7triệu tấn/năm, khôi phục mỏ than hầm lòVàng Danh có công suất 600 nghìn tấn/năm và mỏ than hầm lò Mông Dương công suất

Trang 21

900 nghìn tấn/năm và giúp ta xây dựng một số cơ sở phục vụ việc khai thác than Côngviệc này được tiếp tục trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.Trên cơ sở Hiệp định giữa hai Chính phủ ngày 7 tháng 10 năm 1971, Liên Xô giúp

đỡ ta về trang bị và kĩ thuật để xây dựng và khai thác mỏ than lộ thiên Cao Sơn, công suất

2 triệu tấn/năm và sẽ đưa lên 3 triệu tấn/năm Đó là mỏ than lớn nhất Việt Nam hiện nay

sử dụng những thiết bị hiện đại của Liên Xô như máy xúc dung tích gần 8 mét khối, máykhoan xoay cầu mới nhất, ô tô công nghệ trọng tải 40 tấn

Sự giúp đỡ của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp than là sự giúp đỡ kĩ thuật đồng

bộ với hình thức: thiết kế, cung cấp thiết bị, vật liệu thi công, cử chuyên gia sang giám sátthiết kế, lập các biện pháp kĩ thuật, tổ chức phối hợp và chỉ đạo, hướng dẫn thi công,nhằm đảm bảo tiến độ công trình để sớm đưa vào hoạt động và phát huy hiệu quả, nhất làđạt công suất thiết kế

Nói đến sự giúp đỡ, hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp than giữa Liên Xô và ViệtNam, không thể không nói đến vai trò của các chuyên gia Liên Xô ở nước ta Đây là điềukiện và cũng là yếu tố rất quan trọng đối với việc bảo đảm nâng cao hiệu quả hợp tác giữahai nước

Ngay từ khi có sự hợp tác, giúp đỡ trong lĩnh vực than, Liên Xô đã cử nhiều chuyêngia sang Việt Nam, có người đã sang Việt Nam đến bảy tám lần, có người đã ở Việt Namtổng cộng đến năm, sáu năm Hiện nay, trong ngành than Việt Nam, chuyên gia Liên Xôđang công tác ở hầu hết các cơ sở sản xuất, xây dựng Đó là những người đã công tác lâunăm ở ngành than Liên Xô Với kinh nghiệm thực tế quý báu về kỹ thuật, tổ chức quản lý,với tinh thần quốc tế vô sản cao cả nhân dân Xô-viết, các chuyên gia Liên Xô đang ngàyđêm tận tụy lao động trên công trường, xưởng máy, cùng với cán bộ công nhân Việt Namđưa ngành than Việt Nam đi lên, xứng đáng với lòng mong mỏi của Đảng, Chính phủ vànhân dân hai nước Các chuyên gia Liên Xô không những chỉ giúp đỡ về kĩ thuật, giámsát thiết kế, hướng dẫn thi công các công trình, lập các biện pháp phối hợp nâng cao hiệuquả hợp tác, đôn đốc cung cấp vật tư, phụ tùng… mà còn giúp đỡ cán bộ, công nhânngành than về các vấn đề tổ chức, quản lý, chỉ đạo sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề,chuyên môn, dịch vụ… Coi sự nghiệp phát triển ngành than Việt Nam như sự nghiệp củachính dân tộc mình, dù ở cương vị nào, vị trí nào, các chuyên gia Liên Xô cũng đều hoàn

Trang 22

thành xuất sắc nhiệm vụ được giao nêu cao tấm gương tốt và chiếm được lòng tin yêu,quý mến của cán bộ, công nhân, nhân dân vùng mỏ nước ta.

Đảng, Chính phủ, nhân dân ta và ngành than nói riêng, đánh giá cao thành quả laođộng của các chuyên gia Liên Xô Thể hiện lòng biết ơn và ghi nhớ công lao của cácchuyên gia Liên Xô, Nhà nước ta đã dành nhiều huân chương, huy chương để tặng cácđồng chí đó

Hiện nay trong tổng số 12 mỏ than đang hoạt động, có 6 mỏ được xây dựng và mởrộng nhờ sự giúp đỡ kĩ thuật của Liên Xô

Về các công trình phục vụ, Liên Xô đã giúp chúng ta xây dựng và đưa vào sản xuấtNhà máy cơ khí trung tâm Cẩm Phả, một nhà máy chuyên sữa chữa và sản xuất phụ tùngmáy khai thác, công suất 16 nghìn tấn thành phần kim loại/năm Do những khó khănkhách quan và chủ quan, nhất là trong khâu quản lí và cung cấp vật tư nên việc sản xuất ởnhà máy này chưa đạt công suất thiết kế Mặc dù vậy, Nhà máy cơ khí trung tâm Cẩm Phả

đã có những đóng góp lớn trong việc bảo đảm cho việc khai thác các mỏ than vùng HònGai – Cẩm Phả hoạt động theo kế hoạch hàng năm

Liên Xô đã đào tạo hàng nghìn cán bộ kĩ thuật, kĩ sư, phó tiến sĩ, công nhân chongành than Việt Nam và đã giúp ta xây dựng trường công nhân kĩ thuật mỏ ở Uông Bí đểđào tạo công nhân mỏ

Về quy hoạch phát triển ngành than, năm 1973, trên cơ sở kinh nghiệm thực tế vàqua nghiên cứu các tài liệu dự kiến ban đầu của Việt Nam, Liên Xô đã giúp lập báo cáokinh tế - kĩ thuật phát triển bể than Quảng Ninh Bản báo cáo đề cập một cách khá toàndiện các vấn đề kinh tế - kĩ thuật để đẩy mạnh khai thác than Quảng Ninh, sử dụng cóhiệu quả và hợp lí tài nguyên than ở vùng này, bao gồm công tác khai thác, sàng tuyển,chế biến, bốc rót, tiêu thụ than, các công trình cơ khí, cung cấp điện, phục vụ hạ tầng vàcác yêu cầu cân đối sơ bộ để thực hiện Do một số nguyên nhân khách quan nên chúng takhông có điều kiện thực hiện đầy đủ những vấn đề nêu trong báo cáo kinh tế - kĩ thuật,nhưng nó cũng giúp ta trong việc định hướng phát triển bể than này để có biện pháp vàchính sách sản xuất, sử dụng than nói riêng và năng lượng nói chung một cách hợp lí hơn

Trang 23

Trong mười năm chống chiến tranh phá hoại ác liệt của giặc Mĩ (1965 -1975), sựgiúp đỡ của Liên Xô không ngừng tăng lên để duy trì và khôi phục các cơ sở năng lượngphục vụ cho sự phát triển kinh tế, quốc phòng nhằm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.

Các cơ sở vật chất do Liên Xô giúp đỡ đó là cái vốn ban đầu rất quý để ngành nănglượng phát triển với quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn sau này

Từ năm 1975, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Liên Xô đã gửisang Việt Nam thiết bị vật tư để phục hồi nhiều công trình của ngành than và điện

Cùng với sự giúp đỡ to lớn và toàn diện của Liên Xô, quan hệ hợp tác giữa Bộ nănglượng Việt Nam và Bộ năng lượng và Điện khí hóa Liên Xô, Bộ công nghiệp than Liên

Xô không ngừng phát triển

2.2.2 Ngành điện

Sau hòa bình lập lại năm 1954, ở miền Bắc thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế vàtiếp đến là kế hoạch cải tạo và phát triển kinh tế Trong giai đoạn này, ngành điện một mặtphải lo củng cố, hoàn chỉnh các cơ sở điện lực cũ kĩ và lạc hậu tiếp quản từ tay thực dânPháp, mặt khác khẩn trương xây dựng cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu điện năng ngày cànglớn Năng lượng sản xuất của ngành điện mỗi năm một tăng, chỉ hai năm sau hòa bình lậplại sản lượng điện đã vượt mức cao nhất trước chiến tranh và đến năm 1960, sản lượngđiện ở miền Bắc đã tăng gần 4,5 lần so với năm 1955 Với sự giúp đỡ của các nước anh

em, nhiều nhà máy điện mới đã được xây dựng và đưa vào sản xuất mà tiêu biểu là hainhà máy nhiệt điện Vinh và Lào Cai do Liên Xô giúp xây dựng Đây là những nhà máyđiện có dây chuyền công nghệ hoàn chỉnh và thiết bị đồng bộ Không ai quên được nhữnggương lao động quên mình, sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình, đầy tình nghĩa quốc tế vô sản anh

em của các chuyên gia Liên Xô đang công tác ở đây

Hai nhà máy nhiệt điện Uông Bí và thủy điện Thác Bà được khởi công xây dựngvới sự giúp đỡ của Liên Xô Đó là những nhà máy có công suất lớn nhất nước ta lúc bấygiờ

Về thủy điện, Liên Xô cũng đã giúp ta làm quen dần với công tác khảo sát, thiết kế, xâylắp và vận hành các trạm thủy điện nhỏ như Bàn Thạch, Tà Sa, Nà Ngần… vào nhữngnăm sau hòa bình lập lại, nhưng cái mốc quan trọng trong việc phát triển nhà máy thủyđiện ở nước ta là việc xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà Với công suất 108 nghìn ki-

Trang 24

lô-oát và sản lượng điện trung bình hàng năm là 400 triệu ki-lô-oát/giờ Nhà máy thủyđiện Thác Bà đã tạo nên thế làm việc ổn định cho hệ thống điện và đã đem lại hiệu quảkinh tế cho nền kinh tế quốc dân.

Sự ra đời nhiều nguồn điện lớn và yêu cầu cung cấp điện an toàn, liên tục cho cácngành điện công nghiệp quan trọng đòi hỏi phải có sự liên kết trong sản xuất và phân phốiđiện năng Để đáp ứng yêu cầu này, Liên Xô lại giúp ta xây dựng các đường dây và trạmbiến áp 110 ki-lô-vôn Các đường dây trục chạy từ nhà máy điện Uông Bí ra MôngDương, về Hải Phòng và lên Đông Anh rồi vượt sông Hồng đến Hà Đông, Nam Định vàotận Thanh Hoá… và từ Nhà máy thủy điện Thác Bà đi về Thái Nguyên, Việt Trì đếnĐông Anh hợp thành một hệ thống nối liền các nhà máy điện với các thành phố, thị xã,các khu công nghiệp và vùng nông nghiệp quan trọng

Trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ở miền Bắc, chúng đã đánhtrên 1.600 trận vào các cơ sở của ngành điện Nhưng với tinh thần “giữ vững dòng điện,quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược” của cán bộ, công nhân viên ngành điện cộng với

sự giúp đỡ chí tình của Liên Xô và các nước anh em về vật tư, kĩ thuật cung cấp điện phục

vụ cho sản xuất và chiến đấu được bảo đảm liên tục Trong suốt giai đoạn này ngoài sựgiúp khôi phục và hoàn chỉnh các nhà máy, cơ sở đã có, Liên Xô còn giúp nhiều thiết bịđi-ê-zen để xây lắp các trạm nhỏ có công suất từ vài trăm đến vài nghìn ki-lô-oát, cấp điệncho các khu vực có phụ tải quan trọng Chính một phần nhờ những trạm điện nhỏ này màviệc cung cấp điện để chiến đấu và phục hồi sản xuất được linh hoạt và bảo đảm yêu cầu

về điện trong tình huống ác liệt của chiến tranh

2.2.3 Ngành xây dựng

Sau khi miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, tháng 7-1955, Đoàn đại biểu Đảng

và Chính phủ ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu lần đầu tiên chính thức sang thăm hữunghị Liên Xô Một trong những kết quả của chuyến đi thăm đó là quan hệ hợp tác kinh tếcủa Việt Nam và Liên Xô được thành lập Chính phủ Liên Xô đã dành 400 triệu rúp giúp

đỡ không hoàn lại cho Việt Nam để nâng cao đời sống nhân dân và khôi phục nền kinh tế

bị chiến tranh tàn phá, trong đó có việc xây dựng mới và phục hồi 21 xí nghiệp côngnghiệp và công trình công cộng Thời điểm đó có thể được coi là khởi đầu của sự hợp táctrong lĩnh vực xây dựng giữa Việt Nam và Liên Xô

Trang 25

Những ngày đầu bắt tay vào xây dựng, chúng ta thiếu thốn đủ mọi mặt, thiếu cán

bộ, công nhân lành nghề, thiếu hiểu biết và kinh nghiệm, thiếu trang thiết bị và vật tư xâydựng Các chuyên gia Liên Xô đã giúp tổ chức những lớp học cấp tốc đào tạo cán bộ vàcông nhân kỹ thuật, truyền đạt những hiểu biết và kinh nghiệm tiên tiến, hướng dẫn sửdụng những máy móc thiết bị xây dựng được đưa sang từ Liên Xô Nhiều tài liệu tiêuchuẩn, quy phạm và cẩm nang được dịch sang tiếng Việt và sử dụng rộng rãi trong ngànhxây dựng Các đồng chí Liên Xô đã góp nhiều ý kiến quý báu giúp ta tổ chức bộ máyquản lý ngành xây dựng từ trung ương đến cơ sở Cuốn sách “Chúng tôi xây dựng nhàmáy chè Phú Thọ như thế nào” của đồng chí Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô ở nhà máychè trong những năm 1956-1957, thực sự đã trở thành một tập giáo án súc tích, dễ hiểu,góp phần đào tạo hàng trăm tổ trưởng, đội trưởng, cán bộ kỹ thuật sơ cấp và trung cấp chongành xây dựng

Sự giúp đỡ của các chuyên gia xây dựng Liên Xô trong những ngày đầu là vô cùngquan trọng, nó đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển ngành xây dựng Việt Nam.Những công trình do Liên Xô giúp ta xây dựng trong những năm phôi phục và phát triểnkinh tế 1955-1965 đã đặt nền móng cho nhiều ngành kinh tế nước ta, đồng thời cũng làmtăng thêm tiềm lực của miền Bắc trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước

Trong giai đoạn 1954 – 1975, ở miền Bắc đã có biết bao thành phố, thị xã, thị trấn,khu công nghiệp, khu dân cư mới, hàng nghìn công trình lớn nhỏ về điện, than, cơ khí,giao thông vận tải, hóa chất, vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực,thực phẩm, về hàng tiêu dùng, nhà ở, kĩ thuật đô thị, bệnh viện, trường học… đã được xâydựng Trong số đó có trên 70 công trình giúp trang bị kĩ thuật và xây dựng Chúng ta tựhào về những công trình đã được xây dựng nên, những công trình đó có ý nghĩa hết sứclớn lao, là những công trình của cơ sở vật chất kĩ thuật hàng đầu của chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam

Về công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, Liên Xô đã giúp ngành xây dựng cáccông trình thiết bị toàn bộ có quy mô lớn như: nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa) cóhai dây chuyền với tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm Nhà máy bê tông Xuân Mai (HàNội) công suất 97 000m3/năm Nhà máy kính Đáp Cầu (Hà Bắc) công suất 2,38 triệu

m2/năm đang chuẩn bị các điều kiện để thi công

Trang 26

Ngoài các công trình

trên, nhiều công trình sản xuất

vật liệu khác đang được hai

bên xem xét trên các mức độ

khác nhau Nhà máy bê tông

Đại Thanh (Hà Nội), nhà máy

bê tông Thượng Lý (Hải

Phòng), Liên hiệp gốm sứ Phao

Sơn (Hải Hưng),… và nhiều

công trình vật liệu khác đang

được nghiên cứu đưa vào

chương trình hợp tác dài hạn sắp

tới

Về công nghiệp xây dựng, Liên Xô đã giúp ngành xây dựng Việt Nam một loạtcông trình như: Nhà máy đại tu máy thi công (Hà Nam Ninh) công suất 1000 xe/nămđang chuẩn bị điều kiện để xây dựng, 4 xưởng sửa chữa máy thi công, công suất mỗixưởng 250 xe/năm, 15 trạm bảo dưỡng xe máy thi công, 4 trạm sản xuất ô-xy…, trong đó

có một số đã được đưa vào sử dụng, một số đang tiếp tục được xây dựng với các mức độkhác nhau

Ngành xây dựng Việt Nam cũng nhận được một khối lượng thiết bị thi công kể cảphụ tùng và vật tư kĩ thuật của Liên Xô để thi công xây lắp các công trình lớn trongchương trình hợp tác Việt – Xô như nhà máy thủy điện Thác Bà, Nhà máy nhiệt điệnUông Bí, Nhà máy bê tông Xuân Mai… Hàng năm ngành xây dựng còn nhận được từLiên Xô nhiều thiết bị lẻ để tăng cường năng lực sản xuất, thi công

Từ năm 1955 đến 1975, gần 1750 chuyên gia Liên Xô thuộc các lĩnh vực khác nhau

đã sang Việt Nam giúp đỡ huấn luyện, kèm cặp, đào tạo cán bộ công nhân ngành xâydựng Các đồng chí đó đã lao động quên mình, không quản khó khăn vất vả, viết nên bài

ca hữu nghị thắm thiết trên các công trường Nhiều đồng chí chuyên gia Liên Xô có cônglớn đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng các huân chương, huy chương cao quý Cán

bộ và công nhân Việt Nam từ thực tế sinh động đến các công trường xây dựng, chẳng

Hình.Các chuyên gia Liên Xô hương dẫn sử dụng máy tại nhà máy xi măng Bỉm Sơn – Thanh Hóa.

Nguồn tài liệu:{ 2;21}

Trang 27

những đã tiếp cận và học tập được nhiều tri thức khoa học và kinh nghiệm khoa học kỹthuật hiện đại của đất nước Xô-viết mà còn có dịp tiếp xúc và học tập gương lao độngmẫu mực, quên mình, phong cách và đạo đức cộng sản chủ nghĩa của những người Xô-viết.

Trong khuôn khổ hợp tác khoa học và kĩ thuật giữa hai nước, nhiều đoàn cán bộkhoa học kỹ thuật của ngành xây dựng Việt Nam đã sang Liên Xô nghiên cứu, khảo sátcác đề tài khác nhau như: tiêu chuẩn quy phạm trong thiết kế xây dựng, kinh nghiệm sảnxuất bê tông tấm lớn, sản xuất xi măng trắng, quản lý nhà đất và các công trình đô thị…Ngược lại, nhiều đoàn chuyên gia khoa học kỹ thuật xây dựng Liên Xô đã sang Việt Namthực hiện chương trình hợp tác như: nghiên cứu xây dựng các điều kiện kỹ thuật thốngnhất đối với các công trình do Liên Xô giúp Việt Nam, xây dựng quy hoạch phát triểnngành công nghiệp xây dựng và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam, sảnxuất bê tông tấm lớn ở Việt Nam Bảy phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng do Liên Xôgiúp trang bị đã được phân bổ cho các viện nghiên cứu, các trường đại học và các cơ sởsản xuất lớn, tạo thuận lợi cho công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và phục vụ sản xuấtcủa chúng ta

Nhờ sự giúp đỡ to lớn, toàn diện, chí tình và có hiệu quả của Liên Xô, ngành xâydựng Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc đáng tự hào, đã khắc phục được nhiềukhó khăn và hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang

2.2.4 Ngành dầu khí

Sự trưởng thành và phát triển của ngành dầu khí chúng ta như ngày nay gắn liền với

sự giúp đỡ to lớn, quý báu của Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô Ngay trong nhữngnăm đầu khi miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, Liên Xô đã gửi nhữngchuyên gia địa chất dầu khí ưu tú với tinh thần quốc tế cao cả và đầy nhiệt tình cáchmạng, với tri thức nghề nghiệp sâu rộng và kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mìnhsang giúp đỡ nhân dân ta nghiên cứu, tìm kiếm dầu khí - nguồn năng lượng và nguyênliệu chiến lược quan trọng đối với nước ta

Để thực hiện chương trình điều tra cơ bản nguồn tài nguyên, Liên Xô đã sớm cửnhiều chuyên gia địa chất sang giúp chúng ta tiến hành khảo sát địa chất ở hầu hết cácvùng rừng núi và đồng bằng miền Bắc

Trang 28

Dầu mỏ và khí

đốt là một trong

những nguồn tài

nguyên thiên nhiên

được cả hai nước

quan tâm và chú ý

ngay từ đầu Năm

1957, Liên Xô đã đề

xuất nhiệm vụ giúp

Việt Nam tìm kiếm

dầu khí và sau đó hai

năm (1959) Liên Xô

đã cử Viện sĩ N.K

Griasnốp, một

chuyên gia giỏi, sang giúp khảo sát một số tuyến địa chất khu vực Kết hợp giữa kết quảkhảo sát thực tế và những tài liệu cũ do Pháp để lại, Bộ địa chất Liên Xô đã quyết định cửđoàn khảo sát địa chất dầu

khí do S.K Kitôvanxki,

nhà địa chất dầu khí dày

dạn kinh nghiệm, sang

giúp Tổng cục địa chất

nước ta khảo sát đánh giá

triển vọng dầu khí Trong

những năm 1959 – 1961,

đoàn khảo sát địa chất dầu

khí này, trong đó có một

số kĩ thuật viên địa chất

dầu khí đầu tiên của Việt

Nam tham gia, đã thực hiện được một số khối lượng công việc to lớn đầy khó khăn, gian

Nguồn tài liệu:{ 9;21}

Ngày đăng: 28/02/2016, 19:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bản tin “Liên Xô ngày nay” (1988), Kỷ niệm 10 năm kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Liên Xô và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thư viện quân đội dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản tin “Liên Xô ngày nay”
Tác giả: Bản tin “Liên Xô ngày nay”
Năm: 1988
2. Báo cáo của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô, Trung Quốc về kế hoạch gửi học sinh đi học nước ngoài năm 1952 – 1954. Cục lưu trữ Nhà nước. Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô, Trung Quốc về kế hoạch gửi họcsinh đi học nước ngoài năm 1952 – 1954
3. Bộ ngoại giao (1982), Việt Nam – Liên Xô 30 năm quan hệ 1950 -1980, Nxb Ngoại giao Hà Nội, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam – Liên Xô 30 năm quan hệ 1950 -1980
Tác giả: Bộ ngoại giao
Nhà XB: Nxb Ngoạigiao Hà Nội
Năm: 1982
4. Brêgiơnhép L.I (1981), Đoàn kết với Việt Nam là mệnh lệnh của trái tim và trí tuệ, Nhà xuất bản Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn kết với Việt Nam là mệnh lệnh của trái tim và trí tuệ
Tác giả: Brêgiơnhép L.I
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
Năm: 1981
5. Bước phát triển mới về chất của quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam – Liên Xô, Nhà xuất bản Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước phát triển mới về chất của quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam – Liên Xô
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
6. Nghiêm Chưởng Châu (11/1955), Liên Xô giúp ta khảng khái vô tư về mặt văn hóa giáo dục. Hội Việt – Xô hữu nghị. Đại hội đại biểu toàn quốc tháng 11/1955, tr 67 -73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên Xô giúp ta khảng khái vô tư về mặt văn hóagiáo dục
7. Trường Chinh (23/1/1946), “Chính sách của ta, tìm bạn bên ngoài” báo Sự thật, số 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách của ta, tìm bạn bên ngoài” "báo Sự thật
8. Trường Chinh (1983), Tượng đài hùng vĩ của tình hữu nghị Việt – Xô, Nhà xuất bản Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tượng đài hùng vĩ của tình hữu nghị Việt – Xô
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nhà xuấtbản Sự thật
Năm: 1983
9. Lê Duẩn (1981), Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của chúng ta, Nhà xuất bản Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của chúng ta
Tác giả: Lê Duẩn
Nhà XB: Nhà xuấtbản Sự thật
Năm: 1981
10. Lê Duẩn (1982), Đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược và tình cảm của chúng ta, Nhà xuất bản Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, làchiến lược và tình cảm của chúng ta
Tác giả: Lê Duẩn
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
Năm: 1982
11. Trần Bá Đệ (1987), Về tình hữu nghị Việt Nam – Liên Xô trong cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược (qua sách báo Liên Xô). Cách mạng tháng Mười và tình hữu nghị Việt – Xô, Nhà xuất bản Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tình hữu nghị Việt Nam – Liên Xô trong cuộc kháng chiếnthần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược (qua sách báo Liên Xô)
Tác giả: Trần Bá Đệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
Năm: 1987
12. Phạm Văn Đồng (1983), Tình hữu nghị Việt – Xô mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, Nhà xuất bản Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hữu nghị Việt – Xô mãi mãi xanh tươi, đời đời bềnvững
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
Năm: 1983
13. Giai đoạn mới trong quan hệ Việt Nam – Liên Xô (1978), Nhà xuất bản Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai đoạn mới trong quan hệ Việt Nam – Liên Xô
Tác giả: Giai đoạn mới trong quan hệ Việt Nam – Liên Xô
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
Năm: 1978
14. M.X Goocbachốp (1986), Sức mạnh và hiệu lực của tình hữu nghị Việt – Xô, Nhà xuất bản Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức mạnh và hiệu lực của tình hữu nghị Việt – Xô
Tác giả: M.X Goocbachốp
Nhà XB: Nhàxuất bản Sự thật
Năm: 1986
15. Văn Hiến (1955), Liên Xô phất cao ngọn cờ hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc, Nhà xb Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên Xô phất cao ngọn cờ hòa bình và hữu nghị giữa các dântộc
Tác giả: Văn Hiến
Năm: 1955
17. Kovalenko (1979), Chính sách của Liên Xô vì hòa bình và an ninh Châu Á, Progress publishers Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách của Liên Xô vì hòa bình và an ninh Châu Á
Tác giả: Kovalenko
Năm: 1979
18. Liên Xô bên cạnh Việt Nam, Nhà xuất bản thông tấn xã Nôvôxti, Mátxcơva,1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên Xô bên cạnh Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản thông tấn xã Nôvôxti
19. Hồ Chí Minh (1985), Về tình hữu nghị vĩ đại Việt – Xô, Nhà xuất bản Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tình hữu nghị vĩ đại Việt – Xô
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
Năm: 1985
20. Một mốc mới quan trọng của sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên Xô (7/1985), Nhà xuất bản Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một mốc mới quan trọng của sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên Xô
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
21. ÔngaTơrôphimôva (1983), Liên Xô –Việt Nam theo các quy luật của tình anh em, Nhà xuất bản thông tấn xã Nôvôxti, Mátxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên Xô –Việt Nam theo các quy luật của tình anhem
Tác giả: ÔngaTơrôphimôva
Nhà XB: Nhà xuất bản thông tấn xã Nôvôxti
Năm: 1983

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w