Trong lĩnh vực giao thông vận tả

Một phần của tài liệu “Sự giúp đỡ của liên xô đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc nước ta trong giai đoạn 1954 1975” (Trang 36 - 45)

Nhận rõ vị trí của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế quốc dân, Đảng và Chính phủ ta trong từng giai đoạn cách mạng đã có những chủ trương thích hợp về phát triển hệ thống giao thông vận tải nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong sự nghiệp nặng nề và vẻ vang đó, chúng ta dựa vào sức mình là chính, đồng thời tăng cường sự hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước anh em, trước hết là của Liên Xô.

Sự giúp đỡ trong lĩnh vực giao thông vận tải của Liên Xô đối với miền Bắc nước ta dựa trên cơ sở các Hiệp định đã được kí kết từ trước đến nay ở cấp Nhà nước như Hiệp định về việc Liên Xô viện trợ kinh tế và kĩ thuật cho nước ta kí ngày 18 tháng 7 năm 1955, Hiệp định thương mại và hàng hải kí ngày 12 tháng 3 năm 1958.

Tuy nhiên, sự giúp đỡ của Liên Xô cho ngành giao thông vận tải nước ta thật sự đã diễn ra sớm hơn. Nó đã bắt đầu từ chuyến tàu mang tên “Áckhanghenxcơ” sang giúp vận chuyển bộ đội và cán bộ từ miền Nam ra tập kết miền Bắc vào cuối năm 1954. Cho đến nay sự việc đó còn in đậm trong kí ức của nhân dân Việt Nam, nhất là những người làm công tác giao thông vận tải. Và cũng có thể nói đó là chiếc tàu biển đầu tiên mở đường hàng hải, thiết lập cầu hữu nghị giữa các cảng biển Liên Xô và Việt Nam, bắt đầu từ sự giúp đỡ và hợp tác trên thực tế trong lĩnh vực giao thông vận tải giữa hai nước.

Ngay sau khi nhân dân ta giành được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, từ đầu năm 1955, Đảng và Chính phủ Liên Xô đã gửi giúp chúng ta một số tàu kĩ thuật, như tàu lai dắt, tàu hút, tàu cuốc để nhanh chóng khai thông cảng Hải Phòng, cửa ngõ của miền Bắc nước ta, bị ứ tắc sau nhiều năm chiến tranh chiến tranh. Đồng thời, Liên Xô cũng chuẩn bị kế hoạch

giúp chúng ta khôi phục và mở rộng cảng Hải Phòng để đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng xuất nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Nhờ cải tạo và mở rộng, với những trang thiết bị hiện đại của Liên Xô, cảng Hải Phòng trong những năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước – cửa ngõ duy nhất của nước ta- đã tiếp nhận hàng triệu tấn nhiên liệu, vật tư, thiết bị, lương thực, hàng tiêu dùng từ Liên Xô, từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em và bạn bè trên thế giới, bảo đảm cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta.

Năm 1956, ngành đường sắt nước ta trở thành thành viên của Tổ chức hợp tác đường sắt các nước xã hội chủ nghĩa. Từ đó, tuyến đường sắt nước ta được nối liền với tuyến đường sắt liên vận quốc tế. Thông qua hệ thống liên vận này, ngành đường sắt Liên Xô trong nhiều năm liên tục đã bảo đảm vận chuyển khối lượng hàng hóa quan trọng từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, phục vụ nhu cầu sống, chiến đấu của nhân dân ta. Hàng vạn con em chúng ta đi học ở Liên Xô trong thời gian này cũng đều được ngành đường sắt Liên Xô bảo đảm kịp thời và an toàn.

Ngành hàng hải Liên Xô đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm vận chuyển những hàng thiết yếu, phục vụ sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta trong thời gian kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Tuyến hàng hải giữa hai nước trong suốt những năm chiến tranh ác liệt vẫn được giữ vững. Làm theo “mệnh lệnh của trái tim và trí tuệ”, cán bộ và thủy thủ Liên Xô bất chấp mọi hi sinh gian khổ, với tinh thần quốc tế cao cả, thường xuyên có mặt trên các bến cảng của Việt Nam, bảo đảm đưa hàng đều đặn đến với nhân dân ta.

Chúng ta mãi mãi không quên tấm gương của thủy thủ trưởng Iuri Dôtốp trên tàu Grisa Acôpian đã dũng cảm hi sinh dưới làn bom đạn Mĩ trong khi đang làm nhiệm vụ quốc tế trên vùng biển Hòn Gai - Cẩm Phả vào tháng 5 năm 1972. Chúng ta mãi mãi ghi nhớ chị Galina Camnheva, nữ phục vụ viên trên tàu Pêvếch, người mẹ của một cháu gái, đã bị bom đạn Mĩ cướp đi một phần cơ thể tại cảng Hải Phòng. Chúng ta mãi mãi nhớ ơn các cán bộ và thủy thủ Liên Xô khác đã đổ máu trên các bến cảng Việt Nam vào những ngày chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ năm 1972. Máu của những người con ưu tú của nhân dân Liên Xô anh hùng đã đổ xuống vùng biển Việt Nam vì sự nghiệp

cách mạng của nhân dân ta, tô thắm thêm mối tình hữu nghị vĩ đại và cao đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Liên Xô.

Ngoài việc đào tạo cán bộ Việt Nam tại Liên Xô, Đảng và Chính phủ Liên Xô cũng cử sang nước ta nhiều cố vấn và chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm, giúp ngành giao thông vận tải nước ta trong các lĩnh vực quản lý, tổ chức và chỉ đạo sản xuất. Kinh nghiệm quý báu của Liên Xô đang giúp chúng ta trong việc tổ chức lại bộ máy quản lý và sản xuất của ngành giao thông vận tải một cách có hiệu quả.

Về khoa học kỹ thuật trong ngành giao thông vận tải, sự giúp đỡ và hợp tác với Liên Xô cũng rất đa dạng và có tác dụng thiết thực. Những đề tài nghiên cứu chung, những chuyến đi thăm quan, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải, cơ khí, khảo sát thiết kế, xây dựng các công trình giao thông đã giúp cho cán bộ ngành giao thông vận tải nước ta nâng cao trình độ hiểu biết và vận dụng những kết quả nghiên cứu đó vào thực tiễn.

Liên Xô không những là nước đảm bảo phần lớn việc vận chuyển hàng hóa cho nước ta mà còn là nước cung cấp các loại phương tiện vận tải chủ yếu của nước ta. Trong những năm chiến tranh, mỗi người Việt Nam chúng ta đều có thể bắt gặp bất cứ nơi nào: đồng bằng

hay miền núi,

giữa phố phường hay trên các nẻo đường Trường Sơn khói lửa những chiếc xe ô tô lớn nhỏ mang nhãn hiệu

“chế tạo tại Liên Xô”. Hình. Những chiếc xe ô tô mang nhãn hiệu “chế tạo tại Liên Xô

Đó là những chiếc xe trong hàng vạn phương tiện vận tải khác nhau mà Liên Xô đã giúp nhân dân ta góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta. Phương tiện kĩ thuật cũng như số tàu biển do Liên Xô giúp đã tăng tăng thêm đáng kể năng lực của ngành vận tải đường biển nước ta. Mặt khác, để tạo điều kiện đưa nhanh hàng từ Liên Xô đến nước ta và thuận lợi cho công tác bốc xếp tại cảng, trong mấy năm gần đây Liên Xô đã đưa vào vận chuyển trên các tuyến đường biển từ cảng biển Hắc Hải, Viễn Đông đến các cảng biển Việt Nam nhiều loại tàu hiện đại như tàu rolo, tàu chở congtenơ…

Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta kết thúc thắng lợi, nhân dân ta bắt tay vào việc khôi phục, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước Việt Nam thống nhất. Việc lập lại tuyến đường sắt Bắc – Nam, mạch máu giao thông nối liền hai miền đất nước là một đòi hỏi hết sức cấp thiết trong lúc chúng ta thiếu mọi phương tiện để khôi phục. Thông cảm với yêu cầu đó của nhân dân ta, các nước anh em trong Hội đồng tương trợ kinh tế, đặc biệt là Liên Xô, đã kịp thời giúp nước ta hàng vạn tấn ray, phụ kiện, dầm cầu, đầu máy diêzen loại nhẹ và nhiều loại thiết bị máy móc khác. Nhờ đó, chúng ta đã khắc phục được con đường huyết mạch này trong thời gian ngắn nhất.

Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với ngành giao thông vận tải nước ta trong những năm chiến tranh là rất to lớn và hiệu quả. Sự giúp đỡ đó trước hết nhằm vào việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất – kĩ thuật của ngành giao thông vận tải, tạo ra tiềm năng để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đất nước.

Trên miền Bắc đã được hoàn toàn giải phóng, sự giúp đỡ to lớn và quý báu của Liên Xô đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng cuộc sống mới của nhân dân miền Bắc Việt Nam. Trong thời kỳ khôi phục kinh tế, Liên Xô đã cung cấp cho nước ta những thiết bị và máy móc hiện đại, giúp nước ta mau chóng xây dựng lại hàng chục xí nghiệp, khôi phục công nghiệp, giao thông vận tải và thông tin bưu điện đồng thời Liên Xô đã giúp đỡ chúng ta xây dựng nhiều ngành công nghiệp trước đó Việt Nam chưa hề có, trong đó có ngành luyện kim, hóa chất, một số lĩnh vực mới của ngành công nghiệp khai thác mỏ, giúp chúng ta mở rộng cơ sở điện lực cũng như trong việc phát triển công nghiệp nhẹ, tận dụng nguyên liệu trong nước. Toàn bộ sự giúp đỡ của Liên Xô có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với việc cải tạo và phát triển kinh tế ở miền Bắc.

Những công trình ở nước ta do Liên Xô giúp đỡ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Việt Nam.

Qua sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam ta thấy nổi bật lên những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, đó là thể hiện sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, với chủ nghĩa Mác – Lênin, với tư tưởng cách mạng tháng Mười.

Sau khi xác định con đường cứu nước đúng đắn theo gương cách mạng tháng Mười. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn dắt nhân dân ta đi theo con đường ấy và đưa đến thắng lợi ngày nay. Trong chiến thắng cũng như trong gian nguy, bao giờ nhân dân ta cũng kiên định lòng tin vào Liên Xô

Thứ hai, nội dung cơ bản của tình hữu nghị Việt – Xô là sự ủng hộ chân tình, có hiệu quả, sự hợp tác bình đẳng, toàn diện trên mọi lĩnh vực trong tất cả các giai đoạn lịch sử. Tình hữu nghị anh em vốn từ lâu đã gắn bó nhân dân hai nước ngày càng thể hiện cụ thể ở tinh thần, tình cảm. Nó trở thành sức mạnh vật chất, đi vào cuộc sống hàng ngày của đất nước, của mỗi gia đình, mỗi người.

Thứ ba, tình cảm thắm thiết tinh thần quốc tế vô sản giữa hai dân tộc được xây dựng trên cơ sở lý tưởng chung.

Tình cảm này ở nhân dân Việt Nam là lòng biết ơn sâu sắc đối với nhân dân Liên Xô, như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Ở Việt Nam chúng tôi có câu phương ngôn uống nước phải nhớ nguồn”. Nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn Chính phủ và nhân dân Liên Xô vĩ đại. Tình cảm này “gần như lòng hiếu thảo” một trong những đức tính cơ bản, một truyền thống tốt đẹp trong đạo lý của người Việt Nam, sống thủy chung.

Tình cảm sâu đậm của nhân dân Liên Xô đối với Việt Nam “trước nay vẫn là yêu cầu của trái tim và trí tuệ”.

Bên cạnh đó, về mặt lợi ích, cả Liên Xô và Việt Nam đều tìm thấy những điều có lợi cho dân tộc trong mối quan hệ này. Đối với Liên Xô, quan hệ với Việt Nam nằm trong chiến lược toàn cầu và châu Á – Thái Bình Dương nhằm làm tăng cương sức mạnh làm đối trọng với Mĩ sau chiến tranh. Mặt khác, ngoài mục đích tập hợp lực lượng, Liên Xô tạo lập mối quan hệ với Việt Nam cũng nhằm mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa mới được thiết lập, củng cố hệ thống chống lại áp lực từ phía tư bản chủ

nghĩa. Về phía Việt Nam, quan hệ với một nước lớn và có ảnh hưởng như Liên Xô sẽ tạo thuận lợi rất nhiều trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. Không chỉ nhận được sự ủng hộ to lớn về cả vật chất và tinh thần từ phía Liên Xô, Việt Nam còn mở rộng được mối quan hệ với các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ được sự giúp đỡ của các nước này cho sự nghiệp cách mạng của nước mình. Hơn nữa, những nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng chỉ ra rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, không thể tách rời cách mạng thế giới mà lúc này Liên Xô chính là đại diện chân chính nhất. Vì vậy, quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô phù hợp với tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản. Điều này cũng phù hợp với chính sách của Việt Nam lúc đó “làm cho ít kẻ thù hơn hết và nhiều đồng minh hơn hết”.

Như vậy, quan hệ Xô - Việt là quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện trên cơ sở có chung ý thức hệ, mỗi bên đều có lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp. Trong suốt giai đoạn 1954 - 1975 Liên Xô đã giúp Việt Nam rất nhiều trên cả phương diện vật chất và tinh thần. Hai nước đã trở thành đồng minh chiến lược của nhau và là những nhân tố không thể không tính đến trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của mỗi bên.

Tuy nhiên, do mang đặc điểm là quan hệ giữa một nước lớn và một nước trung bình nên trong quan hệ Xô - Việt không thể tránh khỏi đôi lúc xuất hiện những điều bất cập. Về mặt kinh tế, quan hệ Xô - Việt chủ yếu mang tính một chiều, Việt Nam nhận được sự giúp đỡ từ phía Liên Xô là chính, đặc biệt trong thời kỳ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ nhằm bảo vệ nền độc lập và thống nhất đất nước. Với sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam dù trên tinh thần quốc tế vô sản song cũng phụ thuộc phân lớn vào tương quan lực lượng thế giới vào chính sách đối ngoại của Liên Xô từng thời kỳ nhất định, tình hình và khả năng tiếp nhận của Việt Nam. Do đó mối quan hệ Xô - Việt từng giai đoạn có nét đặc thù riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong suốt quá trình kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam Liên Xô luôn giương cao khẩu hiệu “đối với những người cộng sản và toàn thể nhân dân Liên Xô, tình đoàn kết với Việt Nam luôn là mệnh lệnh của cả trái tim và trí tuệ”. Sự giúp đỡ đó xuất phát từ tinh thần nghĩa vụ quốc tế cao cả, từ tình cảm của những người cùng chí hướng, song cũng nhằm phục vụ lợi ích của chính Liên Xô. Nếu xét đến mục đich của Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ thấy rõ hơn tính toán lợi ích của Liên Xô. Mĩ tiến hành

chiến tranh với Việt Nam không đơn thuần chỉ nhằm mở rộng ảnh hưởng, thực hiện chiến lược toàn cầu mà còn có mục đích tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, tạo thế bao vây chủ nghĩa xã hội từ phía Nam. Thực chất của Mĩ chính là nhằm vào Liên Xô, làm suy yếu khu vực ảnh hưởng mà Liên Xô đã tạo lập nên. Vì vậy, Liên Xô giúp Việt Nam cũng là để bảo vệ lợi ích của chính mình, duy trì vai trò ảnh hưởng tại châu Á- Thái Bình Dương, tạo thế cân bằng với Mĩ tại khu vực. Bằng việc giúp Việt Nam, Liên Xô cũng có thêm cơ hội mặc cả với Mĩ trong các vấn đề quốc tế khi chiến tranh kết thúc. Hơn nữa, giai đoạn này đã xuất hiện những rạn nứt trong quan hệ Xô – Trung và Liên Xô muốn qua quan hệ với Việt Nam kiềm chế Trung Quốc, chống lại câu kết Trung – Mĩ vào thời gian sau này.

Có thể thấy rằng, dù còn nhiều toan tính về lợi ích song sự giúp đỡ của Liên Xô là khá hiệu quả đối với Việt Nam. Trong hai mươi năm chiến tranh, mối quan hệ Xô -Việt

Một phần của tài liệu “Sự giúp đỡ của liên xô đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc nước ta trong giai đoạn 1954 1975” (Trang 36 - 45)