1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng khmer với tiếng việt (trường hợp tỉnh trà vinh)

263 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 263
Dung lượng 3,96 MB

Nội dung

Phương pháp ngôn ngữ học điền dã được thực hiện để thu thập tư liệu về sự tương tác do TXNN tư liệu địa danh, khả năng sử dụng ngôn ngữ, giao thoa, chuyển mã của các cá thể song ngữ Khm

Trang 1

Nguyễn Thị Huệ

TIẾP XÚC NGÔN NGỮ GIỮA TIẾNG

KHMER VỚI TIẾNG VIỆT

(TRƯỜNG HỢP TỈNH TRÀ VINH)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Huệ

TIẾP XÚC NGÔN NGỮ GIỮA TIẾNG

KHMER VỚI TIẾNG VIỆT

(TRƯỜNG HỢP TỈNH TRÀ VINH)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu

Mã số: 62.22.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN LỢI

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010

Trang 3

trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trang 4

CP Chính phủ

CT-TTg Chỉ thị thủ tướng

CT/TW Chỉ thị Trung ương

CTV Cộng tác viên

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

GD-ĐT Giáo dục đào tạo

GDSN Giáo dục song ngữ

HS DTTS Học sinh dân tộc thiểu số

L1 Ngôn ngữ thứ nhất (ngôn ngữ nguồn)

L2 Ngôn ngữ thứ hai (ngôn ngữ đích)

Trang 5

bảng

1.2 Thống kê dân số người Khmer tỉnh Trà Vinh năm 2006 34

1.3 Dân số người Khmer tỉnh Trà Vinh năm 2006 phân bố ở

1.4 Dân số người Khmer tỉnh Trà Vinh trong 5 năm 36

1.5 Sơ đồ phản ánh quan hệ cội nguồn các ngôn ngữ Nam Á 39

Trang 6

hình

3.1 So sánh năng lực ngôn ngữ Khmer theo giới tính 106

3.2 So sánh năng lực ngôn ngữ Khmer theo độ tuổi 107

3.6 So sánh các suy đoán đặc điểm nghe bằng hai ngôn ngữ

theo độ tuổi dưới 26

111

3.7 So sánh các suy đoán đặc điểm nghe bằng hai ngôn ngữ

theo độ tuổi từ 26-50

112

3.8 So sánh các suy đoán đặc điểm nghe bằng hai ngôn ngữ

theo độ tuổi trên 51

112

3.9 Suy đoán các đặc điểm theo nam giới 113

3.10 Suy đoán các đặc điểm theo nữ giới 113

3.11 So sánh theo trình độ học vấn khi nghe giọng nam, tiếng

Trang 7

giọng Khmer của người không có học

3.16 So sánh các nhận xét về đặc điểm khi nghe giọng Việt và

giọng Khmer của người có học

117

3.17 Biểu đồ năng lực ngôn ngữ theo độ tuổi 125

3.18 Sự lựa chọn ngôn ngữ của thanh thiếu niên Khmer 126

3.19 Thanh điệu Nam Bộ (Trà Vinh) do người bản ngữ phát âm 133

3.20 Thanh điệu Việt (Nam Bộ) do CTV 1 phát âm 136

3.21 Thanh điệu Việt (Nam Bộ) do CTV 4 phát âm 137

4.1 Số lượng học sinh Khmer qua các năm học 2005, 2006,

Trang 8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

2 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN 6

2.1 Mục đích nghiên cứu 6

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

4 TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 9

6 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA SỰ TXNN KHMER, VIỆT Ở TRÀ VINH 12

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN: TXNN và các hiện tượng song ngữ, giao thoa, quy tụ trong điều kiện TXNN 13

1.1.1 Định nghĩa về TXNN 15

1.1.2 Cảnh huống ngôn ngữ 16

1.1.3 Song ngữ trong điều kiện TXNN 18

1.1.4 Hiện tượng giao thoa trong điều kiện TXNN 26

1.1.5 Hiện tượng quy tụ trong điều kiện TXNN 29

1.1.6 Kỹ thuật lốt ngôn ngữ trong nghiên cứu TXNN 31

1.2 THỰC TẾ TXNN KHMER, VIỆT Ở TRÀ VINH 33

1.2.1 Khái quát về người Khmer ở Trà Vinh 33

1.2.2 Khái quát về ngôn ngữ Khmer, Việt 37

Tiểu kết chương 1 71

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH TXNN KHMER, VIỆT 73

2.1 SỰ TIẾP XÚC GIÁN TIẾP GIỮA NGÔN NGỮ KHMER VÀ VIỆT 73

2.2 SỰ TIẾP XÚC TRỰC TIẾP GIỮA NGÔN NGỮ KHMER VÀ VIỆT 75

2.3 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VIỆT, KHMER THỜI KỲ MỚI TIẾP XÚC 82

2.4 KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH TXNN VIỆT, KHMER: SỰ VAY MƯỢN TỪ VỰNG TỪ TIẾNG KHMER SANG TIẾNG VIỆT 82

2.4.1 Tên cây 83

2.4.2 Từ chỉ đồ dùng 84

2.4.3 Tên các động vật 84

2.4.4 Từ chỉ địa hình thiên nhiên 85

2.4.5 Từ chỉ các đơn vị hành chính 85

2.5 KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH TXNN VIỆT, KHMER: ĐỊA DANH GỐC KHMER 85

2.5.1 Địa danh gốc Khmer ở Nam Bộ 85

2.5.2 Địa danh gốc Khmer tại Trà Vinh 89

2.6 KẾT QUẢ TXNN KHMER, VIỆT: SỰ THAY ĐỔI TRONG TIẾNG KHMER TRÀ VINH 93

2.6.1 Hiện tượng đơn âm tiết hóa trong tiếng Khmer 93

2.6.2 Những biến đổi trong ngữ pháp tiếng Khmer Trà Vinh 98

Tiểu kết chương 2 101

Trang 9

CHƯƠNG 3: TRẠNG THÁI TXNN KHMER, VIỆT TẠI TRÀ VINH 102

3.1 TRẠNG THÁI TXNN TRONG CỘNG ĐỒNG KHMER TRÀ VINH 102

3.1.1 Thái độ đối với ngôn ngữ của người dân Khmer Trà Vinh 102

3.1.2 Lựa chọn ngôn ngữ trong đời sống của người dân Khmer 119

3.2 TRẠNG THÁI TXNN Ở CÁ THỂ SONG NGỮ KHMER - VIỆT TẠI TRÀ VINH 130

3.2.1 Khả năng tri nhận và phát âm thanh điệu Việt của các cá thể song ngữ Khmer-Việt tại Trà Vinh 131

3.2.2 Chuyển mã 140

Tiểu kết chương 3 148

CHƯƠNG 4: GDSN Ở VÙNG ĐỒNG BÀO KHMER TRÀ VINH 150

4.1 GDSN 150

4.1.1 Các loại hình GDSN 150

4.1.2 Công tác GDSN ở vùng đồng bào Khmer Trà Vinh 152

4.1.3 Phương thức tổ chức giảng dạy song ngữ Việt-Khmer vùng ĐBSCL 153

4.1.4 Thực trạng việc dạy và học tiếng Khmer tại Trà Vinh 154

4.2 MỘT VÀI KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC GDSN KHMER-VIỆT TẠI TRÀ VINH 163

4.2.1 Vai trò của tiếng mẹ đẻ trong giáo dục song ngữ 164

4.2.2 Phát triển song ngữ Khmer-Việt trong cộng đồng Khmer Trà Vinh 167

Tiểu kết chương 4 173

KẾT LUẬN 174

TÀI LIỆU THAM KHẢO 177

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 203

PHỤ LỤC 205

PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI TRẮC NGHIỆM 205

PHỤ LỤC 2: BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC SUY ĐOÁN KHI NGHE 216

PHỤ LỤC 3 BẢNG HỎI KHẢO SÁT THANH THIẾU NIÊN KHMER (CÓ HỌC) 222 PHỤ LỤC 4: TÊN XÃ, ẤP CỦA CÁC HUYỆN THUỘC TỈNH TRÀ VINH 223

PHỤ LỤC 5: PHIẾU ĐIỀU TRA DANH NGỮ 239

PHỤ LỤC 6: BẢNG TỪ GHI ÂM THANH ĐIỆU 240

PHỤ LỤC 7: BẢNG CÁC TỪ CÙNG GỐC KHMER-VIỆT 241

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Tiếp xúc ngôn ngữ (TXNN) là sự tiếp hợp giữa các ngôn ngữ do những điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội dẫn đến nhu cầu giao tiếp giữa các cộng đồng người nói các ngôn ngữ khác nhau

Do những điều kiện lịch sử, địa lý đặc biệt, Việt Nam trong nhiều thế

kỷ qua là ngã ba đường của các cuộc thiên di, đất lành tụ hội của nhiều tộc người Là một bộ phận của Đông Nam Á, thuộc về một trong những trung tâm hình thành văn minh nông nghiệp, lại nằm ở ngã ba giữa lục địa và hải đảo, giữa văn minh Trung Hoa phương Bắc và văn minh Ấn Độ phương Nam, các ngôn ngữ - tộc người ở Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của mọi biến cố kinh tế, chính trị, văn hoá của khu vực

Lịch sử nước ta là lịch sử tương tác, đoàn kết các tộc người trong lao động, dựng xây và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, có nền văn hóa “thống nhất mà

đa dạng” Do vậy, các quá trình tiếp xúc văn hóa, ngôn ngữ giữa các dân tộc

ở Việt Nam đã xảy ra từ ngàn năm trước, đang và sẽ còn tiếp diễn

Hiện nay, theo các tài liệu chính thức, ở nước ta có 54 dân tộc anh em

Về số lượng ngôn ngữ, theo Từ điển bách khoa Việt Nam [108], cộng đồng

các dân tộc Việt Nam nói khoảng 60 ngôn ngữ; mỗi ngôn ngữ lại gồm nhiều thổ ngữ, phương ngữ khác nhau Về quan hệ cội nguồn, các ngôn ngữ ở nước

ta thuộc về 5 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Tai-Kađai, Hmông-Dao, Hán-Tạng

Về loại hình học, các ngôn ngữ ở Việt Nam đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập; tuy nhiên, giữa các ngôn ngữ vẫn có những đặc điểm riêng về ngữ

âm, ngữ pháp: thuộc về các tiểu loại hình khác nhau Về chức năng xã hội, ở nước ta, tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ chính thức và là phương tiện giao tiếp chung giữa các dân tộc (tiếng phổ thông) Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số khác, tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, dân số, sự phát triển kinh tế-xã

Trang 11

hội, có thể có chức năng xã hội khác nhau: như phương tiện giao tiếp chung giữa các tộc người ở một khu vực nhất định (ngôn ngữ phổ thông vùng), hay dùng làm phương tiện giao tiếp trong một cộng đồng tộc người (ngôn ngữ tộc người)

Là một phần của Việt Nam, lịch sử hình thành và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng là lịch sử đoàn kết, gắn bó các cộng đồng tộc người, chủ yếu là cộng đồng người Việt (Kinh), Khmer, Chăm, Hoa Quá trình tiếp xúc văn hóa, ngôn ngữ giữa các cộng đồng trên đã

có từ nhiều thế kỉ và hiện nay quá trình tiếp xúc ấy đang được tăng cường

1.2 Đối với một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, việc hoạch định chính sách ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước

Chính sách ngôn ngữ là toàn bộ những nguyên tắc mang tính chất hệ tư tưởng và các biện pháp thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề ngôn ngữ trong một thực thể xã hội hoặc quốc gia Trong quốc gia đa tộc người, đa ngôn ngữ, chính sách ngôn ngữ cần chú ý đến các nhân tố sau đây: đặc điểm của các thành phần tộc người và quan hệ giữa các dân tộc, vấn đề đa ngữ, song ngữ, vai trò của các ngôn ngữ, vai trò ngôn ngữ của các tộc người trong đời sống xã hội Về mặt thực tiễn, chính sách ngôn ngữ liên quan đến các biện pháp tác động vào sự phát triển ngôn ngữ Trong một quốc gia đa dân tộc, chính sách ngôn ngữ là một phần quan trọng trong chính sách dân tộc

Trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, chính sách ngôn ngữ dân tộc đóng vai trò quan trọng Chính sách ngôn ngữ này tập trung vào việc tôn trọng, đảm bảo quyền bình đẳng và tự nguyện trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc Nội dung cơ bản của chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là:

Trang 12

- Thừa nhận và đảm bảo về mặt pháp lý quyền có ngôn ngữ riêng (tiếng nói, chữ viết) của tất cả các dân tộc

- Thừa nhận và đảm bảo về mặt pháp lý quyền bình đẳng giữa các ngôn ngữ dân tộc Các dân tộc có quyền bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của mình

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dân tộc có thể sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội

- Trên nguyên tắc tự nguyện và tôn trọng sự phát triển bình đẳng, tự do của tất cả ngôn ngữ các dân tộc anh em, khuyến khích các dân tộc thiểu số học tiếng Việt, đưa tiếng Việt thành ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc, ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ chính thức, thực sự là phương tiện để đoàn kết, củng cố khối đoàn kết, thống nhất các dân tộc anh em trong cả nước

Hiện nay, trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục ở ĐBSCL, việc phát triển ngôn ngữ (Khmer và Việt) trong cộng đồng Khmer

có vai trò rất quan trọng

Nghiên cứu các quá trình TXNN (trong lịch sử và đương đại) góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc hoạch định chính sách ngôn ngữ

Tìm hiểu sự TXNN Khmer, Việt nhằm chỉ ra những nét đặc trưng, những kết quả trong lịch sử tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ Khmer, Việt Đồng thời, nghiên cứu sự TXNN Khmer, Việt nhằm nhận biết tình trạng hiện nay của sự TXNN Khmer, Việt (cảnh huống ngôn ngữ, tình trạng đa ngữ, song ngữ, chức năng xã hội, thái độ ngôn ngữ của các cộng đồng dân cư), để từ đó xây dựng các định hướng và biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ Khmer và Việt

Do vậy, đề tài nghiên cứu sự tiếp xúc Khmer, Việt ở Trà Vinh mang tính cấp thiết xét cả về mặt lý luận và thực tiễn

Trang 13

2 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN

- Miêu tả trạng thái hiện nay của sự TXNN giữa Khmer và Việt (cảnh huống ngôn ngữ, song ngữ, chức năng xã hội, thái độ ngôn ngữ, các hiện tượng giao thoa, chuyển mã ở cá thể song ngữ trong TXNN Khmer, Việt)

- Nghiên cứu vấn đề giáo dục song ngữ (GDSN) trong cộng đồng Khmer Trà Vinh

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt những mục đích trên, luận án đề ra năm nhiệm vụ cụ thể:

(1) Tìm hiểu những cơ sở lý luận và phương pháp liên quan về TXNN (2) Tìm hiểu lịch sử TXNN giữa tiếng Khmer và tiếng Việt tại tỉnh Trà Vinh (3) Phân tích và miêu tả cảnh huống song ngữ Khmer-Việt hiện nay tại Trà Vinh

(4) Khảo sát các hiện tượng chuyển mã, giao thoa của các cá thể song ngữ Khmer-Việt

(5) Khảo sát tình hình giảng dạy song ngữ hiện nay ở Trà Vinh

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiện tượng TXNN giữa tiếng Khmer và tiếng Việt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Chúng tôi sẽ tìm hiểu quá trình (nghiên cứu lịch đại) TXNN Khmer và Việt, miêu tả tình trạng hiện nay (nghiên cứu đồng đại) của hiện tượng song ngữ Khmer-Việt trên bình diện

Trang 14

song ngữ cộng đồng (thái độ ngôn ngữ, năng lực, phạm vi sử dụng ngôn ngữ…) và trên bình diện song ngữ ở cá nhân (hiện tượng chuyển mã, giao thoa…); đồng thời, luận án cũng tiến hành khảo sát tình hình GDSN trong cộng đồng Khmer tại Trà Vinh

4 TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết những vấn đề về TXNN đặt ra trong luận án, một số phương pháp nghiên cứu sau đây được vận dụng:

TXNN thuộc phạm vi ngôn ngữ học xã hội Do đó, những cơ sở lí luận

và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội được áp dụng triệt để trong luận án

4 1 Các thủ pháp trong phương pháp điều tra ngôn ngữ học xã hội

được áp dụng để thu thập tư liệu Chúng tôi đã áp dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm để thu thập tư liệu về cảnh huống ngôn ngữ, thái độ, sự lựa chọn, ý nguyện ngôn ngữ trong cộng đồng Khmer tỉnh Trà Vinh Cụ thể, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi

và phỏng vấn 120 người ở ấp Bích Trì, xã Hoà Thuận, huyện Châu Thành,

tỉnh Trà Vinh (Phụ lục 1); 54 người của 39 hộ gia đình sống ở ấp Sóc Dừa,

xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần (Phụ lục 2); 93 em học sinh Khmer (lớp 10) ở trường PTDT nội trú tỉnh Trà Vinh (Phụ lục 3) Việc chọn mẫu điều tra (cá

nhân, hộ, địa điểm điều tra) thực hiện theo các nguyên tắc của phương pháp điều tra ngôn ngữ học xã hội Chúng tôi cũng sử dụng kỹ thuật lốt ngôn ngữ như phương pháp phụ trợ trong điều tra ngôn ngữ học xã hội (về kỹ thuật lốt

ngôn ngữ xin xem 1.1.6)

4.2 Phương pháp ngôn ngữ học điền dã được thực hiện để thu thập

tư liệu về sự tương tác do TXNN (tư liệu địa danh), khả năng sử dụng ngôn ngữ, giao thoa, chuyển mã của các cá thể song ngữ Khmer, Việt tại Trà Vinh (điều tra bằng phiếu điều tra, ghi âm bảng từ thử và ghi âm ngẫu nhiên các

Trang 15

trạng thái giao tiếp) Tác giả luận án đã sưu tập và thống kê 760 địa danh các

xã, ấp, kênh, rạch, chợ ở Trà Vinh nhằm tìm hiểu tương tác giữa hai ngôn

ngữ do tiếp xúc trong lịch sử (Phụ lục 4)

Xem xét hiện tượng giao thoa ngôn ngữ ở các cá thể, tác giả đã ghi âm

82 đoạn giao tiếp ngẫu nhiên hàng ngày trong gia đình và trong thôn xóm tại

xã Lương Hoà huyện Châu Thành

Để thu thập tư liệu về hiện tượng giao thoa cấu trúc ngữ pháp, 49 phiếu chứa các danh ngữ bằng tiếng Việt được gửi đến những người Khmer song ngữ đang làm việc tại cơ quan nhà nước (trường đại học, sở giáo dục ), học sinh trường dân tộc nội trú tỉnh (học sinh lớp 10), nông dân tại các huyện

Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Cú, và yêu cầu dịch sang tiếng Khmer (Phụ lục

5) Tư liệu giao thoa về ngữ âm (khả năng phát âm thanh điệu Việt) được

thực hiện bằng cách ghi âm 7 người Khmer ở Trà Vinh có trình độ văn hóa tiếng phổ thông -Việt và tiếng Khmer khác nhau đọc bảng từ thử tiếng Việt

với các thanh (dấu giọng) khác nhau: ma, mà, má, mả (mã), mạ, ta, tà, tá, tả

(tã), tạ (Phụ lục 6)

Trong khảo sát điền dã, chúng tôi đã sử dụng các phương tiện và kỹ thuật công nghệ số (Digital) như máy ghi âm số (DAT), các phần mềm chuyên dụng SA, Soundforce để ghi âm

Việc chọn các mẫu nghiên cứu theo nguyên tắc: phù hợp với mục đích khảo sát (đại diện cho giới, lứa tuổi, trình độ, nghề nghiệp) và lựa chọn ngẫu nhiên

4 3 Một trong những nội dung chính của luận án là khảo sát sự tác động qua lại giữa Khmer và Việt trong quá trình TXNN (nghiên cứu lịch đại - nội dung chương thứ 2 của luận án) cũng như trạng thái tiếp xúc hiện nay (miêu tả đồng đại) của cộng đồng ngôn ngữ và ở từng cá thể song ngữ (nội dung chương 3 của luận án) Đề tài TXNN được thực hiện từ góc nhìn

Trang 16

chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu Do vậy, trong luận án, các thủ pháp so sánh đối chiếu được tác giả áp dụng triệt để Các thủ pháp so sánh, phục nguyên của phương pháp ngôn ngữ học so sánh lịch sử được áp dụng, để tìm hiểu mối quan hệ lịch sử, sự tương tác do tiếp xúc giữa Khmer

và Việt Các thủ pháp so sánh loại hình học được áp dụng nhằm chỉ ra sự đồng nhất và khác biệt trong cấu trúc đồng đại giữa hai ngôn ngữ Các thủ pháp phân tích đối chiếu (contrastive analyse) giúp khảo sát các kiểu giao thoa, phân tích các lỗi do chuyển di tiêu cực, khi sử dụng ngôn ngữ L2 (tiếng Việt) ở các cá thể song ngữ

4.4 Để tìm hiểu khả năng sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng và cá thể song ngữ, chúng tôi đã áp dụng thủ pháp phân tích miêu tả các đặc điểm, hiện tượng ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Đặc biệt, để đảm bảo tính khách quan và chính xác trong phân tích, miêu tả các hiện tượng ngữ âm (đặc trưng âm học của thanh điệu Việt do các cá thể song ngữ Khmer-Việt phát âm) chúng tôi

đã áp dụng phương pháp phân tích tiếng nói bằng computer với các chương trình chuyên biệt như WINCECIL 2.2.b (SIL, JAARS, Waxhaw, NC, USA), PRAAT 5.05.12 (copyright @ 1992-2008 của Paul Boersma và David Weenink) để nghiên cứu

4.5 Trong xử lí tư liệu liên quan đến thống kê (cảnh huống song ngữ, thái độ ngôn ngữ) chúng tôi sử dụng phần mềm toán thống kê SPSS Các biểu, bảng, đồ thị thanh điệu được lập bằng Ms Excel

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Luận án sẽ có những đóng góp cơ bản là:

- Về mặt lý luận: Đề tài là sự thể nghiệm và góp phần khẳng định việc

áp dụng các lý thuyết (vấn đề cảnh huống song ngữ, song ngữ, đa ngữ, chức năng xã hội ngôn ngữ, thái độ ngôn ngữ, giáo dục ngôn ngữ, hiện tượng quy

Trang 17

tụ, vay mượn, trong các cộng đồng TXNN; các hiện tượng giao thoa, chuyển mã ở các cá thể trong TXNN ) và các phương pháp liên quan (điều tra xã hội ngôn ngữ, ngôn ngữ học điền dã, phân tích cứ liệu bằng máy tính, thống kê ) để giải quyết các vấn đề thực tiễn ở một địa bàn cụ thể

- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài (về lịch sử, thực trạng hiện nay, các định hướng và biện pháp cần áp dụng trong TXNN Khmer, Việt) góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn trong chính sách phát triển ngôn ngữ trong cộng đồng Khmer ở địa phương Đặc biệt, đề tài có thể được áp dụng trong việc thực hiện chỉ thị 38 của Thủ tướng chính phủ về việc phổ biến tiếng Khmer cho cán bộ công chức công tác tại vùng đồng bào Khmer ở Trà Vinh và ĐBSCL nói chung

Chương 2 Quá trình TXNN Khmer, Việt

Chương này tập trung làm sáng tỏ lịch sử và kết quả của quá trình

TXNN Khmer và Việt ở Trà Vinh

Chương 3 Trạng thái TXNN Khmer, Việt tại Trà Vinh

Trang 18

Chương 3 dành cho việc miêu tả trạng thái đồng đại của TXNN Khmer, Việt tại Trà Vinh trên hai bình diện: (1) bình diện cộng đồng (thái độ ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ, chức năng xã hội, lựa chọn ngôn ngữ trong cộng đồng Khmer ở Trà Vinh); và (2) bình diện cá nhân (hiện tượng giao thoa, chuyển mã ở các cá thể song ngữ Khmer-Việt ở Trà Vinh)

Chương 4 GDSN ở vùng đồng bào Khmer Trà Vinh

Nội dung của chương này là trình bày khái quát thực trạng GDSN Khmer (L1) và Việt (L2) trên địa bàn Trà Vinh nói riêng và ĐBSCL nói chung Đồng thời, xuất phát từ các cơ sở lý luận của GDSN, tác giả luận án đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần cải thiện tình hình GDSN Khmer-Việt tại Trà Vinh

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA SỰ TXNN

KHMER, VIỆT Ở TRÀ VINH

Trong các quốc gia đa dân tộc, vấn đề TXNN, với biểu hiện trực tiếp là hiện tượng đa ngữ, song ngữ đã là một đề tài thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học trong nhiều ngành như Ngôn ngữ học, Dân tộc học, Xã hội học, Tâm lý học, Giáo dục học…Trong những năm nửa cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, vấn đề lý thuyết TXNN được tập trung thảo luận, đặc biệt sau khi công trình của U Weinreich được xuất bản (1953)

Các nghiên cứu về TXNN không chỉ tập trung khai thác các tư liệu ngôn ngữ Châu Âu, châu Phi hay châu Á nói chung mà còn phát triển mạnh cho các ngôn ngữ Đông Nam Á Ở Việt Nam, nghiên cứu TXNN là một vấn

đề quan trọng nhằm giải quyết các vấn đề căn bản như song ngữ, giao thoa và quy tụ ngôn ngữ, chính sách ngôn ngữ và những vấn đề thực tiễn giáo dục ngôn ngữ trong cộng đồng song ngữ, đa ngữ Từ nhiều năm nay, Bùi Khánh Thế có nhiều bài viết về chính sách ngôn ngữ, tình hình song ngữ, ngôn ngữ văn hoá các dân tộc thiểu số, chẳng hạn, "Một vài cứ liệu về song ngữ và vấn

đề nghiên cứu song ngữ ở Việt Nam" (Tạp chí Ngôn ngữ, số 1/1979); "Ngôn

ngữ văn hoá các dân tộc thiểu số từ góc nhìn quan hệ ngôn ngữ ở Việt Nam"

(Giáo dục ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số phía Nam,

1993); "Problems of language contact in Vietnam (The main features of

language change)" (Pan-Asiatic Linguistics - Proceeding of 4th ISSL,

Bangkok, 1996); "Lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ và vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở

Việt Nam (trường hợp TP Hồ Chí Minh)" (Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam,

2005); "Tiếp xúc ngôn ngữ và việc vận dụng tiêu chuẩn về đặc trưng ngôn

ngữ trong khi nghiên cứu các vấn đề dân tộc ở Việt Nam" (Tiếp xúc ngôn ngữ

Trang 20

ở Việt Nam, 2005); "Từ ngòi bút sắt đến chiếc máy tính và những vấn đề Tiếp

xúc ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay" (Tạp chí Khoa học Xã hội, số 08 (96) -

2006) Ông thực sự đã và đang vun xới cho mảnh đất nghiên cứu và tiếp cận

lý thuyết TXNN ở Việt Nam

Nhà nghiên cứu Phạm Đức Dương đã giải thích nguồn gốc tiếng Việt trên quan điểm của TXNN Các bài viết của ông tiêu biểu như : "Về ngôn

ngữ Tiền-Việt Mường" (cùng với Hà Văn Tấn, Tạp chí Dân tộc học, số 1,

1978); "Về quan hệ Việt Mường - Tày Thái qua tư liệu dân tộc ngôn ngữ

học" (Tạp chí Dân tộc học, số 3, 1978); "Một số vấn đề dân tộc-ngôn ngữ học

ở nước ta" (Tạp chí Dân tộc học, số 4, 1978); "Về mối quan hệ nguồn gốc của các ngôn ngữ nhóm Việt Mường" (Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1979); "Từ vấn đề ngôn ngữ Việt Mường góp phần tìm hiểu nguồn gốc dân tộc" (Tạp chí

Nghiên cứu Lịch sử, số 3, 1981); "Vấn đề Proto-Việt Mường trong lịch sử

Việt Nam và Đông Nam Á thời cổ đại" (Những vấn đề ngôn ngữ học về các

ngôn ngữ phương Đông, 1986); Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam

Á (2000); Bức tranh ngôn ngữ - văn hoá tộc người ở Việt Nam và Đông Nam

Á (2007)

Những năm gần đây, vấn đề TXNN được giới nghiên cứu tập trung chú

ý Đặng Thanh Phương [78] bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài: Tiếp xúc ngôn ngữ Tày - Việt ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Ngoài ra, các tác giả Lý Tùng Hiếu, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Kiên Trường, Đinh Lư Giang trong những năm gần đây đã công bố nhiều công trình liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề TXNN

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN: TXNN và các hiện tượng song ngữ, giao thoa, quy

tụ trong điều kiện TXNN

Cơ sở ban đầu của nghiên cứu TXNN là các công trình nghiên cứu về tiếp xúc phương ngữ/ngôn ngữ và sự hình thành ngôn ngữ lai tạp (pidgins) và

Trang 21

ngôn ngữ pha trộn (creoles) của các nhà nghiên cứu Schuchardt, Hesseling… Những nghiên cứu khác liên quan đến hiện tượng tiếp xúc như vấn đề ngôn ngữ học và xã hội học của sự chuyển mã (code-switching), thay đổi ngôn ngữ do tiếp xúc (contact-induced language change), động cơ của việc duy trì

và thay đổi ngôn ngữ trong cộng đồng nhập cư và đa ngữ, bản chất của khả năng tri nhận và thành thạo ngôn ngữ của người song ngữ Những nghiên cứu này đã hình thành nên nền tảng chung để tiếp cận nghiên cứu vấn đề TXNN Tuy nhiên, các yếu tố trong nghiên cứu TXNN vẫn chưa được kết hợp thành một nền tảng lý thuyết chắc chắn và rõ ràng Appel & Muysken [131, tr.16]

cho rằng “song ngữ hoặc TXNN bản thân nó không phải là một nguyên tắc

khoa học.” Van Coetsem [233] chỉ ra rằng “ngôn ngữ học tiếp xúc vẫn còn thiếu một cơ sở tri nhận thích hợp để có thể tổng hợp các lý thuyết đã tìm ra.”

Sự không thống nhất trong các quan niệm về lĩnh vực TXNN là do các nhà nghiên cứu có riêng ý kiến Họ duy trì ranh giới và sự riêng biệt trong từng lĩnh vực như “song ngữ”, “chuyển mã”, “ngôn ngữ pha trộn”,

“ngôn ngữ học lịch sử” Theo Myers-Scotton [201] “Ngôn ngữ học tiếp

xúc thuộc về nghiên cứu lý thuyết về ngữ pháp; có thể đóng góp, và thách thức các lý thuyết về cú pháp, hình vị và ngữ âm.” Bà tập trung vào hiện

tượng tiếp xúc như quá trình vay mượn, sự thay đổi cú pháp, hình vị, sự duy trì ngôn ngữ, quá trình hình thành ngôn ngữ lai tạp và pha trộn, và

ngôn ngữ trung gian – “ngữ pháp của người học ngôn ngữ thứ hai” Bà phân biệt ngôn ngữ học tiếp xúc với hiện tượng song ngữ “một chủ đề rộng

hơn luôn bao trùm TXNN và có thể cả ngôn ngữ học tiếp xúc.” Song ngữ,

theo quan điểm của bà, liên quan đến các câu hỏi như những nhân tố xã hội ảnh hưởng đến cách thức giúp con người trở thành người song ngữ; trẻ em

và việc thụ đắc hai ngôn ngữ; song ngữ và sự tri nhận của trẻ em; chính

Trang 22

sách ngôn ngữ Mặt khác, bà nhận thấy hiện tượng song ngữ liên quan mật thiết với ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học tâm lý

Mặc dù có sự khác nhau về phương pháp nghiên cứu, nhưng nhìn chung, các tác giả có chung một định hướng nghiên cứu: phân tích và giải thích hiện tượng TXNN Đi theo định hướng chung này, một số vấn đề then chốt thường được đề cập trong các công trình về TXNN TXNN được xem là một nghiên cứu thành công khi bao gồm những phân tích mang yếu tố ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ - một số hiện tượng thuộc về bối cảnh văn hóa và xã hội dẫn đến sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ [214, tr.29-36] Như vậy, nghiên cứu TXNN thường được bắt đầu bằng cách nêu các hiện tượng tiếp xúc và kết thúc bằng các kết quả tiếp xúc theo những mức độ ngôn ngữ khác nhau

Dưới đây chúng tôi cố gắng dừng lại ở một số vấn đề cơ bản, liên quan đến đề tài TXNN Khmer, Việt Khi hai ngôn ngữ tiếp xúc, pha trộn chắc chắn

sẽ diễn ra hiện tượng vay mượn từ vựng, chuyển mã trong khi đang giao tiếp Tiếng Việt và tiếng Khmer do cùng gốc là khối Môn-Khmer nên có chung đặc điểm về cấu trúc (trật tự từ) Tuy nhiên, hai ngôn ngữ khá khác biệt nhau

về ngữ âm, cấu tạo từ Do đó, khi tiếp xúc, hiện tượng quy tụ ngôn ngữ sẽ xuất hiện ở người sử dụng hai ngôn ngữ (người song ngữ)

1.1.1 Định nghĩa về TXNN

“TXNN” là một thuật ngữ chuyển dịch từ tiếng nước ngoài sang như

Contact des langues (Pháp), Language contact (Anh)

Không có cộng đồng nào trên trái đất này sống biệt lập, không tiếp xúc với những cộng đồng khác Lý thuyết TXNN đã chú ý một cách thích đáng đến những sự kiện ngoài ngôn ngữ Đó là quá trình tiếp xúc với các ngôn ngữ khác của một cộng đồng trong bối cảnh chung xét theo các mối quan hệ xã hội, văn hoá, tư tưởng, kinh tế Theo William Bright [236], TXNN là cảnh huống kế cận nhau về mặt địa lý và về mặt xã hội của các ngôn ngữ hoặc

Trang 23

phương ngữ, mức độ song ngữ dần xuất hiện trong phạm vi cộng đồng, và do vậy các ngôn ngữ bắt đầu ảnh hưởng với nhau (như vay mượn từ hoặc thay đổi trong cách phát âm) O.S Akhmanova [246] định nghĩa TXNN là “sự tiếp hợp nhau giữa các ngôn ngữ do những điều kiện cận kề nhau về mặt địa lý,

sự tương cận về mặt lịch sử, xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau” TXNN cũng có thể được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ, tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ Yêu cầu cần phải giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc,

do những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đã góp phần hình thành nên những điều kiện xã hội của sự TXNN

TXNN bao gồm nhiều hiện tượng khác nhau: hiện tượng ngôn ngữ tầng nền (substrat) và ngôn ngữ tầng trên (superstrat), hiện tượng giao thoa (interference) và hiện tượng tích hợp (intergration), vay mượn và pha trộn, ngôn ngữ lai tạp (pidgins) và ngôn ngữ pha trộn (creoles), phân ly (divergence) và quy tụ (convergence) ngôn ngữ

1.1.2 Cảnh huống ngôn ngữ

Cảnh huống ngôn ngữ là toàn bộ các hình thái tồn tại ngôn ngữ, tức là các ngôn ngữ và biến dạng ngôn ngữ (phương ngữ địa lý và phương ngữ xã hội, các phong cách chức năng) được một thực thể xã hội (tộc người hay cộng đồng tộc người) sử dụng, trong giới hạn của một khu vực, một cộng đồng chính trị - lãnh thổ, hay một quốc gia nhất định [59], [60] Cảnh huống ngôn ngữ được hiểu là phạm trù khái niệm thuộc văn hoá tinh thần (hay văn hoá phi vật thể) của cộng đồng tộc người, hay liên minh cộng đồng tộc người, định hình trong tiến trình lịch sử lâu dài trên một vùng lãnh thổ (một quốc gia hay một khu vực) phản ánh trạng thái tồn tại và các hình thái thể hiện sự hành chức của ngôn ngữ, quan hệ giữa các ngôn ngữ về mặt cội nguồn và loại

Trang 24

hình, sự tiếp xúc và tác động qua lại giữa các ngôn ngữ với nhau Cảnh huống ngôn ngữ là một trong những nhân tố, căn cứ khách quan, quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách ngôn ngữ

Tìm hiểu trạng thái TXNN Khmer, Việt ở Trà Vinh chính là khảo sát cảnh huống ngôn ngữ ở địa phương: tình hình dân số và cư dân, số lượng ngôn ngữ và sự phân bố chức năng của chúng, hiện tượng song, đa ngữ, thái

độ ngôn ngữ của các cư dân, tình hình giáo dục ngôn ngữ

Cảnh huống TXNN (language contact situation) là bối cảnh diễn ra mà trong đó cộng đồng dân cư không sử dụng cùng một ngôn ngữ, tuy nhiên họ lại cần phải giao tiếp với nhau Tại tỉnh Trà Vinh, với tổng dân số trên một triệu dân trong đó 30% là người Khmer Ngôn ngữ phổ thông là tiếng Việt, ngôn ngữ người Khmer thường sử dụng trong cộng đồng của họ là tiếng Khmer Do là ngôn ngữ chính thức dùng trong giáo dục, y tế, xã hội, kinh tế…nên tiếng Việt được cả cộng đồng sử dụng Các bối cảnh tiếp xúc có thể gây ra sự lựa chọn ngôn ngữ như nơi giao tiếp, đối tượng giao tiếp và tình huống giao tiếp Trong các sinh hoạt cộng đồng như đi học, đi chợ, tham gia họp đội, đoàn tiếng Việt là ngôn ngữ ưu thế Chính vì vậy, hiện tượng pha trộn ngôn ngữ xảy ra tại tỉnh Trà Vinh giữa hai ngôn ngữ Việt và Khmer là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và tự phát Đề tài nghiên cứu của luận án tập trung làm rõ các yếu tố TXNN trong lịch sử và hiện tại giữa hai ngôn ngữ Khmer và Việt tại Trà Vinh Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở đối chiếu hai ngôn ngữ theo các dấu vết phát triển từ lịch sử cùng chung cội nguồn, tiếp theo là những khảo cứu tình hình song ngữ hiện tại trong cộng đồng dân cư Trên phương diện ngôn ngữ học, các hiện tượng ngôn ngữ diễn

ra trong quá trình tiếp xúc như chuyển mã, vay mượn, giao thoa được khai thác dưới dạng các nghiên cứu tình huống (case studies) Những kết luận từ kết quả nghiên cứu các hiện tượng tập trung làm sáng tỏ chiều hướng quy tụ

Trang 25

ngôn ngữ mà theo giả thuyết tiếng Khmer quy tụ về phía tiếng Việt Kết quả nghiên cứu sẽ nhằm mục đích cung cấp dữ liệu khoa học cho các nhà hoạch định chính sách GDSN trên tinh thần duy trì và củng cố sự đoàn kết của hai dân tộc

Những vấn đề trên sẽ được trình bày ở các chương tiếp theo

1.1.3 Song ngữ trong điều kiện TXNN

Hiện tượng song ngữ là biểu hiện trực tiếp của quá trình TXNN Nó

xuất hiện từ lâu, phát triển không ngừng và là một trong những đặc trưng phổ biến có tính chất quy luật đối với các dân tộc và thế giới hiện đại Đây là hiện tượng phản ánh khả năng sử dụng hai ngôn ngữ trong giao tiếp

Song ngữ là cảnh huống giao tiếp, nơi một cá nhân hoặc cộng đồng sử

dụng hai hay nhiều ngôn ngữ Theo Từ điển bách khoa Việt Nam [108], song

ngữ là “hiện tượng sử dụng ngang nhau hai ngôn ngữ trong giao tiếp ở một người hoặc ở một cộng đồng người”

Cũng có người nghĩ rằng song ngữ chỉ tìm thấy ở những nước như Canada, Thuỵ Sỹ, Bỉ…và cho rằng những người song ngữ là những người có thể nói và viết trôi chảy, có giọng phát âm không bị âm điệu của ngôn ngữ gốc ảnh hưởng Có ước tính cho rằng nửa số dân trên thế giới là người song ngữ Trong thực tế, nhiều người nói ngôn ngữ này kém hơn ngôn ngữ kia (thường là do giọng phát âm), người khác có thể chỉ đọc và viết được một trong những ngôn ngữ mà họ biết, đôi khi người song ngữ còn là nhà biên phiên dịch xuất sắc

Hiện tượng song ngữ/ đa ngữ ngày càng phổ biến và phát triển, đặc biệt trong bối cảnh đa dân tộc, đa ngôn ngữ như ở Việt Nam Do cư trú tiếp giáp nhau, phân bố dân cư đan xen với nhau nên nhu cầu giao tiếp đòi hỏi biết tiếng của nhau Nhằm thuận tiện và nhanh chóng trong giao tiếp, xu

Trang 26

hướng lồng ghép, đan xen ngôn ngữ của dân tộc khác vào trong lời nói diễn

ra hoàn toàn tự phát, song ngữ tự nhiên được hình thành

Song ngữ là vừa hiện tượng xã hội, vừa là hiện tượng tâm lý [112] Khảo sát song ngữ như hiện tượng xã hội là tìm hiểu song ngữ trong cộng đồng Song ngữ cộng đồng khá phức tạp do tính đa dạng của các lĩnh vực sử dụng ngôn ngữ Do vậy, mức độ và bản chất của việc phân định chức năng của hai ngôn ngữ trong cộng đồng là yếu tố quan trọng khi nghiên cứu về trạng thái, cảnh huống song ngữ trong một cộng đồng nào đó

Tuy nhiên, song ngữ, đa ngữ của các dân tộc ít người là song ngữ bất bình đẳng, gây ra hiện tượng song thể ngữ (diglossia) Khái niệm song thể ngữ của Ferguson [155] ứng dụng trong bối cảnh song ngữ ổn định, tuy nhiên

về chức năng ngôn ngữ có sự phân chia theo tính chất trang trọng và không trang trọng Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nếu không có hiện tượng song thể ngữ thì song ngữ sẽ dẫn đến sự thay đổi ngôn ngữ

Về bản chất, song thể ngữ cũng là hiện tượng song ngữ - hiện tượng người nói biết sử dụng hai ngôn ngữ trong giao tiếp mà trong đó có một ngôn ngữ có vị thế xã hội cao hơn ngôn ngữ kia Ở Việt Nam, phổ biến có hiện tượng song ngữ Việt - dân tộc như Việt - Mường, Việt - Thái, Việt - Êđê, Thái - Hmông, Thái - Mảng…

Trong cộng đồng dân cư tồn tại nhiều phương ngữ hay thổ ngữ, luôn

có sự phân biệt cao - thấp trong vai trò, chức năng của mỗi ngôn ngữ Trạng thái song ngữ bất bình đẳng, hoặc còn gọi là song thể ngữ (diglossia) xảy ra ở Việt Nam từ nhiều thế kỷ với các ưu thế thuộc về tiếng Hán (thời Trung Hoa

đô hộ, và thời phong kiến), tiếng Pháp (thời Pháp thống trị) Trạng thái song thể ngữ phản ánh ưu thế xã hội của ngôn ngữ này so với ưu thế xã hội của ngôn ngữ khác khi cùng xuất hiện trong một cộng đồng Do tính chất ưu thế xuất phát từ sự lựa chọn ngôn ngữ của từng cá nhân trong tập thể nên trạng

Trang 27

thái này cần được xem xét ở mặt tâm lý cá nhân Tuỳ thuộc vào mức độ ảnh hưởng và thói quen sử dụng ngôn ngữ mà mỗi tình huống sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, người dân sẽ có sự lựa chọn ngôn ngữ họ cần để giao tiếp Thái độ đối với ngôn ngữ của cư dân trong cộng đồng song ngữ cần phải được tìm hiểu, bởi vì ngôn ngữ được tồn tại hay phát triển chính là do giá trị hữu dụng của việc sử dụng ngôn ngữ trong đời sống

Song ngữ không chỉ được xem xét ở cộng đồng, mà còn được khảo sát

ở từng cá nhân-về mặt tâm lý Về mặt tâm lý, năng lực ngôn ngữ, thái độ đối với ngôn ngữ của các cá nhân trong cộng đồng song ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giao tiếp và thụ đắc ngôn ngữ Những phân định về chức năng,

vị trí của ngôn ngữ được chi phối bởi yếu tố tâm lý – thái độ lựa chọn ngôn ngữ

Theo định nghĩa của William Bright [236] song ngữ cá nhân là người

có thể kiểm soát hai ngôn ngữ Tiêu chí về mức độ kiểm soát hai ngôn ngữ vẫn chưa được thống nhất, nhưng có thể khái quát là khả năng diễn đạt và hiểu các câu ở mức độ cơ bản tối thiểu Vấn đề kiểm soát ngôn ngữ còn tuỳ thuộc vào sự đa dạng của chức năng sử dụng ngôn ngữ Weinreich [234] phân biệt hai loại song ngữ: song ngữ phức hợp (compound) và song ngữ kết hợp (coordinate) Xét theo khía cạnh tri nhận ngôn ngữ, hai loại hình song ngữ này miêu tả các dạng thức xử lý thông tin khác nhau Một số nhà nghiên cứu tránh chú ý vào khác biệt giữa các cá nhân, thay vào đó họ tập trung vào

sự tổ chức từ vựng hai ngôn ngữ trong tâm lý Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng từ vựng của đa số người song ngữ đan xen vào nhau Xét theo tiến trình xã hội, đối thoại giữa những người song ngữ thường có sự chuyển mã (code-switching)

Mặc dù một số nhà nghiên cứu định nghĩa người song ngữ là người có khả năng kiểm soát hai hoặc nhiều ngôn ngữ giống như người bản xứ, nhưng

Trang 28

hầu hết mọi người đều đồng ý rằng điều này không thực tế Người được cho

là song ngữ là những người vượt qua mức đơn ngữ và được đa số mọi người cho rằng họ là người có thể sử dụng thường xuyên hai hoặc nhiều ngôn ngữ

mà không cần đạt đến mức thông thạo như người bản ngữ Quan niệm này đã dẫn các nhà nghiên cứu đến với một số định nghĩa về song ngữ: khả năng tạo

ra các câu nói có ý nghĩa bằng cả hai (hoặc nhiều) ngôn ngữ, đạt yêu cầu cho

ít nhất một kỹ năng ngôn ngữ (đọc, viết, nói, nghe), sử dụng thay thế nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp

Nhiều dân tộc cộng cư trong các điều kiện kinh tế, giáo dục, chính trị, tôn giáo là nhân tố dẫn đến TXNN và do đó tạo điều kiện cho việc phát triển song ngữ Các cá nhân trong cộng đồng cần phát triển năng lực ngôn ngữ để đáp ứng cho các nhu cầu tiếp xúc Trong bối cảnh tiếp xúc, một ngôn ngữ đơn lẻ không thể thoả mãn nhu cầu giao tiếp Các ngôn ngữ cùng tồn tại và cùng được lựa chọn để sử dụng thích hợp trong các bối cảnh khác nhau (nơi làm việc, ở nhà, với bạn bè ) Thực ra, song ngữ đòi hỏi tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống Do vậy, người song ngữ ít khi có cùng mức độ thông thạo ngôn ngữ Mức độ thông thạo có được trong một ngôn ngữ (hay nói chính xác hơn trong một kỹ năng ngôn ngữ) sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng ngôn ngữ đó Một số lĩnh vực và đề tài chứa đựng từ vựng của ngôn ngữ này, và một số khác chứa đựng từ vựng của ngôn ngữ khác, và một

số từ vựng chung của cả hai ngôn ngữ

Người song ngữ được mô tả và đánh giá ở khả năng thông thạo cả hai ngôn ngữ Tuy nhiên, các kỹ năng ngôn ngữ của người song ngữ lại thường được xem xét theo tiêu chuẩn của người đơn ngữ Bên cạnh đó, nghiên cứu

về song ngữ phần lớn được thực hiện ở cá nhân song ngữ trong từng ngôn ngữ riêng biệt Nhiều cá nhân cố gắng để đạt đến khái niệm đơn ngữ, có

Trang 29

người cố gắng tìm cách “che giấu’ khả năng của họ về ngôn ngữ “yếu hơn’,

và đa số cho mình là song ngữ khi họ sử dụng cùng lúc hai ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày Các nhà nghiên cứu bây giờ bắt đầu xem xét song ngữ không chỉ dựa vào mức độ hoàn thiện hay chưa hoàn thiện đơn ngữ mà tập trung xem xét khả năng giao tiếp nghe-nói bằng cả hai ngôn ngữ Sử dụng một ngôn ngữ hoặc cả hai ngôn ngữ (ở dạng pha trộn khi nói) phụ thuộc vào tình huống, đề tài, người giao tiếp Do vậy, người song ngữ cần được nghiên cứu theo lĩnh vực và chức năng sử dụng ngôn ngữ

Sự thay đổi về môi trường và nhu cầu cụ thể của từng kỹ năng ngôn ngữ dẫn đến việc hình thành các năng lực khác nhau trong người song ngữ Những tình huống mới, người giao tiếp mới, chức năng ngôn ngữ mới sẽ kết hợp với nhu cầu ngôn ngữ mới và tạo ra sự thay đổi về cấu hình ngôn ngữ trong từng cá nhân

Khảo sát song ngữ trong cộng đồng hay ở từng cá thể, thật ra chỉ là hai khía cạnh của cùng một hiện tượng Hoàng Tuệ [113, tr.71-72] phân biệt trạng thái xã hội và trạng thái tâm lý khi nghiên cứu về song ngữ bất bình đẳng L2/L1 Theo ông, cần xét đến cương vị và chức năng ưu thế của từng ngôn ngữ kết hợp với thực tiễn hoạt động ngôn ngữ bằng ngôn ngữ một (L1) hay ngôn ngữ hai (L2) trong xã hội Ngoài ra, cũng cần xét đến tri thức trong

xã hội về L2, L1 và thái độ trong xã hội đối với L2, L1 khi đề cập đến mối liên hệ giữa trạng thái tâm lý và song ngữ

Ông khẳng định thái độ có ý nghĩa rất quan trọng Các đặc điểm của thái độ đối với L2 có thể là chấp nhận hoặc không chấp nhận hoặc đối với L1

có thể là quý trọng hoặc không quý trọng Tri thức ngôn ngữ về L2, L1 hay còn gọi là tri thức song ngữ là cần thiết vì nó nhằm hỗ trợ năng lực chuyển đổi các yếu tố ngôn ngữ từ L2 sang L1 hay từ L1 sang L2 trong các cá nhân song ngữ Những cá nhân này sẽ trở thành cá nhân song ngữ văn hoá, ý thức

Trang 30

trong việc tiếp nhận L2 nhằm đáp ứng các yêu cầu mới trong diễn đạt - nhu cầu của tư duy phát triển và của giao tiếp xã hội phát triển Họ liên kết, phối hợp các ngôn ngữ với thái độ quý trọng, yêu mến ngôn ngữ dân tộc, hay sâu sắc hơn chính là ý thức dân tộc

Trong đời sống hàng ngày, người song ngữ tự cho mình là người song ngữ hay đơn ngữ trong các cảnh huống ứng với từng hình thức ngôn ngữ khác nhau Người song ngữ hoàn toàn là người đơn ngữ khi giao tiếp với người đơn ngữ, và họ sẽ trở thành song ngữ khi giao tiếp với người song ngữ

- những người cùng biết hai ngôn ngữ và thường trộn ngôn ngữ (chuyển mã hay vay mượn)

Thực ra việc cố gắng loại bỏ bớt ngôn ngữ khác khi giao tiếp thể hiện

rõ trong hiện tượng giao thoa Đây là sự chuyển hướng ngôn ngữ sử dụng đến người đang giao tiếp Giao thoa thường xảy ra ở các mức độ ngôn ngữ (ngữ

âm, từ vựng, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng) và ở các hình thức (nói, viết hoặc dấu hiệu)

Khi người song ngữ tiếp xúc với một người song ngữ khác, trước tiên

họ thống nhất ngôn ngữ dùng chung (thường được gọi là ngôn ngữ nền) Tiến trình này gọi là tiến trình “lựa chọn ngôn ngữ” và phụ thuộc vào một số nhân tố: người giao tiếp (ngôn ngữ họ thường dùng để giao tiếp, mức độ thành thạo ngôn ngữ, lựa chọn ngôn ngữ, tình trạng kinh tế xã hội, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học vấn, mối quan hệ thân tình, thái độ đối với ngôn ngữ ); tình huống giao tiếp (nơi chốn, sự có mặt của những người đơn ngữ, mức độ trang nghiêm hoặc thân mật cởi mở), nội dung tiếp xúc (đề tài, loại từ vựng cần sử dụng) và chức năng của cuộc giao tiếp (lấy thông tin, tạo khoảng cách

xã hội giữa người nói, đề cao người giao tiếp, yêu cầu, đề nghị ) Lựa chọn ngôn ngữ là một hành vi tri thức (người song ngữ hầu như không bao giờ hỏi

“Tôi nên sử dụng ngôn ngữ nào với người này?”) Thông thường người song

Trang 31

ngữ trong khi tiếp xúc hàng ngày với những người song ngữ khác hoàn toàn không ý thức về các nhân tố ngôn ngữ học xã hội và tâm lý để chọn ngôn ngữ này hay ngôn ngữ khác Ngôn ngữ nền có thể thay đổi một vài lần chỉ trong một cuộc đối thoại nếu tình huống, đề tài, người giao tiếp đòi hỏi Một khi đã chọn được ngôn ngữ nền, người song ngữ có thể mang ngôn ngữ khác (hay còn gọi là ngôn ngữ “khách”) vào dưới nhiều hình thức Một trong những cách thức là chuyển mã, có nghĩa là thay đổi hoàn toàn một từ, một cụm từ, một câu sang ngôn ngữ khác Gần đây chuyển mã đã được những nhà khoa học, nhà ngôn ngữ học xã hội chú ý đến yếu tố thời điểm và nguyên nhân chuyển mã xảy ra trong bối cảnh xã hội Xuất phát từ các lý do: đáp ứng nhu cầu ngôn ngữ, chú thích cho một ai đó, cụ thể người giao tiếp, loại trừ người nào đó ra khỏi cuộc đối thoại, tăng chất lượng phần thông tin, ghi nhận nét riêng của nhóm, biểu lộ cảm xúc, thay đổi vai trò của người nói Mặt khác, các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu các loại chuyển mã xảy ra (từ đơn, mệnh

đề, cụm từ, câu ) và các giới hạn ngôn ngữ để kiểm soát sự xuất hiện của chúng Mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận đáng kể cho phần giới hạn (các giới hạn mang tính chất toàn cầu hay chuyên về ngôn ngữ? một giới hạn có thể rộng bao nhiêu?) nhưng chuyển mã không đơn giản là một hành vi phức tạp

do hình thức “bán song ngữ” mà nó chính là một tiến trình có kiểm soát dùng

để giao tiếp diễn đạt thông tin ngôn ngữ và xã hội

Mặt khác, người song ngữ thực hiện vay mượn từ hoặc thành ngữ và điều chỉnh hình vị và âm vị sang ngôn ngữ nền Không giống với chuyển mã

- sự gần gũi giữa hai ngôn ngữ, vay mượn là sự hợp nhất ngôn ngữ này vào ngôn ngữ khác Vay mượn từ vựng là kết quả phổ biến của hiện tượng TXNN Đây là tiến trình tiếp nhận ngôn ngữ từ ngôn ngữ cho vào ngôn ngữ nhận Tính chất thích ứng và phổ biến của các từ vay mượn xâm nhập vào ngôn ngữ nhận đi theo một quá trình Bắt đầu từ các từ vay mượn, chúng

Trang 32

được đưa vào và sử dụng trong ngôn ngữ nhận Đặc biệt, nhận thức về sự xâm nhập này dần phai mờ, và người sử dụng ngôn ngữ hầu như không nhận

ra yếu tố ngoại lai của các từ vựng họ sử dụng Vay mượn hình thức và nội dung của một từ hoặc chuyển đổi vay mượn bằng cách lấy một từ trong ngôn ngữ nền và mở rộng ý nghĩa của nó tương ứng với từ khác ở ngôn ngữ thứ hai hoặc sắp xếp lại các từ trong ngôn ngữ nền theo mẫu của ngôn ngữ mới tạo nên một ý nghĩa mới là những hiện tượng thường xảy ra Cần phân biệt các từ vay mượn diễn đạt - những từ này dần dần trở thành từ vựng của cộng đồng ngôn ngữ và những từ mà người đơn ngữ sử dụng gọi là vay mượn ngôn ngữ hoặc vay mượn thiết lập Chuyển mã khác với vay mượn ở hai yếu tố: (1) mức độ phổ biến của yếu tố ngôn ngữ vào thời điểm sử dụng và (2) mức độ song ngữ của người sử dụng Trong trường hợp chuyển mã, hai ngôn ngữ đồng thời được sử dụng Một số từ vựng của ngôn ngữ thứ hai thường được lồng ghép vào trong cuộc đối thoại hoặc lời nói Các từ vựng này dần dần được nhiều người sử dụng, và lúc bấy giờ diễn ra tiến trình xâm nhập vào ngôn ngữ nhận Chúng sẽ chuyển thành các từ vay mượn (loanwords) thông qua quá trình vay mượn trong ngôn ngữ Chuyển mã đòi hỏi mức độ song

ngữ cao hơn so với vay mượn Người Việt ở Trà Vinh dùng các từ phum, sóc,

vàm, cần xé, (mình) ên…hàng ngày trong khi họ chưa biết gì về tiếng Khmer

Bởi vì những từ vay mượn này đã trở thành các từ vựng phổ biến trong tiếng miền Nam Để chuyển mã giữa tiếng Việt và tiếng Khmer, người thực hiện đòi hỏi phải biết hai ngôn ngữ tối thiểu ở mức độ cơ bản Người thực hiện chuyển mã lựa chọn ngôn ngữ trên cơ sở đã biết một ngôn ngữ chính và một ngôn ngữ bổ sung

Mức độ thông thạo ngôn ngữ tuỳ thuộc vào khả năng thụ đắc ngôn ngữ trong từng cá nhân Trong bối cảnh cộng đồng Khmer Trà Vinh, có người Khmer thành thạo cả Khmer lẫn Việt, nhưng có người chỉ thạo tiếng Khmer

Trang 33

Tuy vậy, miêu tả hiện tượng TXNN không giải quyết hoặc tìm nguyên nhân cho sự chênh lệch trong mức độ thông thạo ngôn ngữ thuộc từng cá nhân hay cộng đồng Khám phá và miêu tả cụ thể cảnh huống song ngữ chính là yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề song ngữ Khả năng sử dụng chuyển đổi giữa hai ngôn ngữ (hoặc nhiều hơn) chứng minh rằng người sử dụng ngôn ngữ là người song ngữ Luận án không nhằm mục đích giải quyết nguyên nhân chênh lệch trong mức độ tiếp nhận ngôn ngữ giữa những người Khmer thành thạo tiếng Việt và người Khmer không thành thạo tiếng Việt

Trong thực tế, TXNN tác động đến ngôn ngữ làm biến đổi, hoà trộn và thậm chí mất đi ngôn ngữ, tất cả đều phụ thuộc vào điều kiện xã hội, lịch sử của quá trình TXNN

1.1.4 Hiện tượng giao thoa trong điều kiện TXNN

Trong hiện tượng song ngữ cá nhân hay xã hội luôn có hai hay nhiều ngôn ngữ tiếp xúc với nhau và dẫn đến ít nhiều thay đổi Thường thì ngôn ngữ thứ nhất sẽ ảnh hưởng ngôn ngữ khác Ảnh hưởng này được gọi là giao thoa hoặc chuyển di Giao thoa là kết quả của quá trình thụ đắc chưa hoàn chỉnh ngôn ngữ tầng nền Ngôn ngữ tầng trên là ngôn ngữ tích tụ từ quá trình chuyển di thông qua các hiện tượng giao thoa Ngôn ngữ tầng nền là ngôn ngữ được thay thế hoặc đang dần biến mất Khi cộng đồng bắt đầu chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, thế hệ thứ nhất sẽ tiếp cận với các vấn đề xuất hiện trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai Ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ ảnh hưởng cách họ tiếp nhận ngôn ngữ thụ hưởng Thế hệ tiếp theo đa số sẽ là người song ngữ trong ngôn ngữ tầng nền và gần gũi với biến thể của ngôn ngữ tầng trên Sau một vài thế hệ, khi quá trình thay đổi ngôn ngữ hoàn tất, ngôn ngữ tầng nền biến mất hoàn toàn Trong khi đó, ngôn ngữ tầng trên sẽ còn dấu vết các yếu tố thuộc về ngôn ngữ tầng nền

Trang 34

là giao thoa

Sự khác nhau = khó khăn = giao thoa = lỗi

Các lỗi thường tiềm ẩn từ thói quen trong ngôn ngữ thứ nhất được chuyển sang ngôn ngữ thứ hai Khắc phục các lỗi trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai là một quá trình đòi hỏi người thụ đắc ngôn ngữ cần có những phân tích so sánh, đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Chuyển di được xem

là một tiến trình hơn là một kết quả Tiến trình này thực hiện trong sự đối chiếu giữa hai ngôn ngữ, phân tích các khác biệt và những đặc điểm đồng nhất mang tính phổ quát (universal) và giống nhau giữa hai ngôn ngữ

Weinreich [234] sử dụng thuật ngữ giao thoa nhằm đề cập đến các trường hợp của chuyển di Khảo sát về song ngữ của ông thể hiện rằng các ảnh hưởng lẫn nhau của ngôn ngữ không đơn lẻ mà đa dạng theo bối cảnh xã hội của tình huống TXNN Các ảnh hưởng thường được phân biệt bằng cách

sử dụng thuật ngữ chuyển di vay mượn hay chuyển di tầng nền (theo Thomason và Kaufman [222]) Chuyển di vay mượn đề cập đến ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ hai vào ngôn ngữ đã có Chuyển di tầng nền là ảnh hưởng

của ngôn ngữ thứ nhất đến ngôn ngữ thứ hai Hiện tượng chuyển di này bao gồm ảnh hưởng của ngôn ngữ nguồn (ngôn ngữ bản xứ của người học) vào quá trình tiếp nhận ngôn ngữ đích Khi chúng ta nghe người khác có kiểu

Trang 35

phát âm ‘lạ’, ta thường cố gắng ngầm đoán xứ sở, “gốc gác” của người ấy Đôi khi đặc điểm về chủng tộc hay kiểu cách ăn mặc sẽ giúp người nghe đoán đúng, nhưng nói chung, ta tập trung vào nhận diện qua cách nói, giọng phát âm của mỗi cá nhân Khi lắng nghe ta suy nghĩ “Anh ta/cô ta là người của nước…hoặc của vùng…?” Câu hỏi này gợi ra bản chất của ngôn ngữ - ngôn ngữ bản xứ của người nói có thể khiến cho cá nhân đó có cách phát âm

‘ngoại lai’ khi sử dụng một ngôn ngữ khác

Khám phá ra giọng “lạ” là một ví dụ để khẳng định: trong mỗi người đều có ảnh hưởng ngôn ngữ - hay còn gọi là chuyển di ngôn ngữ Việc mang hay gán các đặc điểm của ngôn ngữ thứ nhất vào ngôn ngữ thứ hai khi tiếp nhận diễn ra một cách tự nhiên Càng nhiều đặc điểm giống nhau giữa hai ngôn ngữ sẽ càng làm ngắn thời gian thụ đắc

1.1.4.2 Giao thoa

Weinreich [234] phân biệt hai dạng song ngữ: Song ngữ phức hợp (compound) và song ngữ kết hợp (coordinate) Cả hai dạng này đều đề cập

đến sự tổ chức từ vựng của ngôn ngữ trong một cá thể song ngữ Song ngữ

phức hợp kết hợp các ngôn ngữ để diễn đạt một khái niệm đơn lẻ Nó còn

được xem là song ngữ có sự giao nhau giữa hai ngôn ngữ; song ngữ kết hợp

duy trì tiếng riêng biệt của từng khái niệm trong từng ngôn ngữ, hay còn được xem là song ngữ của từng cá thể

Xét về tác động ngôn ngữ học của song ngữ, dù là song ngữ cá nhân hay song ngữ xã hội, khi hai hoặc nhiều ngôn ngữ tiếp xúc với nhau, thì sự thay đổi sẽ xuất hiện Thông thường, ngôn ngữ thứ nhất ảnh hưởng đến các ngôn ngữ khác Sự ảnh hưởng này được gọi là giao thoa hoặc chuyển di Giao thoa xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực: âm vị, ngữ âm, hình vị, cú pháp, ngữ nghĩa và từ vựng Một trong những kết quả của hiện tượng giao thoa là “có

Trang 36

âm giọng của tiếng nước ngoài (foreign accent)” Haugen [163], Weinreich [234]

Trong luận án tiến sĩ, Pimsen Buarapha [75] đề cập đến hiện tượng giao thoa “sự tác động và xâm nhập lẫn nhau giữa các ngôn ngữ trong quá trình tiếp xúc”, “hiện tượng chuyển dịch ngôn ngữ được gọi là giao thoa ngôn ngữ.” Và như vậy, “quá trình phân tích sự giao thoa có khuynh hướng xuất phát từ những lệch lạc trong hệ thống ngữ âm - âm vị học, hình vị và cú pháp của ngôn ngữ thứ hai, do ảnh hưởng ngôn ngữ mẹ đẻ.”

Theo Lehiste [189] giao thoa là sự lệch chuẩn xảy ra trong lối nói của người song ngữ, là kết quả của sự thông thạo hơn một ngôn ngữ Thomason

và Kaufman [222] không đề cập đến sự lệch chuẩn mà đề cập đến ảnh hưởng của ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác đi cùng với sự đa dạng cấu trúc Đây chính là hiện tượng giao thoa tầng nền Loại giao thoa này là kết quả của việc tiếp nhận chưa hoàn chỉnh trong suốt tiến trình thay đổi ngôn ngữ Theo Thomason và Kaufman, trong loại giao thoa này, nhóm người sử dụng ngôn ngữ thay đổi hướng theo ngôn ngữ đích (L2) nhưng lại chưa học nó hoàn chỉnh Vay mượn khác với giao thoa tầng nền với lý do là giao thoa tầng nền

là một tiến trình không nhận thức, không bắt đầu bằng từ vựng mà thường bắt đầu bằng âm thanh và cú pháp, đôi khi hình vị

1.1.5 Hiện tượng quy tụ trong điều kiện TXNN

Hiện tượng giao thoa được xem xét trong trường hợp những người tham gia giao tiếp tự điều chỉnh - hữu thức hay vô thức - cách sử dụng ngôn

từ của mình để thích nghi với đối tượng giao tiếp, với hoàn cảnh giao tiếp Khi ngôn ngữ tiếp cận nhau do sự phân bố kề cận về địa lý và sự gần gũi nhau về xã hội - lịch sử thì luôn xảy ra hiện tượng vay mượn và hiện tượng làm giảm thiểu tính khác biệt vốn có trong từng bộ phận riêng lẻ của ngôn ngữ, làm đơn giản hệ thống Quy tụ là thuật ngữ dùng để mô tả cách thức

Trang 37

ngôn ngữ trở nên giống nhau Theo Myers-Scotton [202, tr.73-106] quy tụ vừa là kết quả, vừa là tiến trình Nếu xét quy tụ là một tiến trình, Myers-Scotton mô tả “đa phần là hiện tượng một chiều…bao gồm ngữ pháp và từ vựng của ngôn ngữ nguồn, thường là ngôn ngữ có uy thế kinh tế xã hội cao hơn lấn át ngôn ngữ khác.” Nếu lĩnh vực giao thoa trong hiện tượng song ngữ nghiên cứu về sự biến đổi cấu trúc nội tại hay chất lượng của các thứ tiếng thì lĩnh vực phân ly hoặc quy tụ, tích hợp ngôn ngữ lại tập trung vào sự thay đổi

số lượng của các ngôn ngữ Phân ly là một trong các thuộc tính của sự tiến hoá ngôn ngữ Do kết quả của quá trình này, các phương ngữ của cùng một ngôn ngữ có xu hướng tách biệt nhau và thậm chí có thể trở thành những ngôn ngữ riêng biệt Quy tụ là sự phát triển của những đặc điểm giống nhau ở hai hoặc nhiều ngôn ngữ bất luận là chúng có cùng nguồn gốc chung hay không, và thường là do sự gần gũi nhau về lãnh thổ và những mối liên hệ chặt chẽ về văn hoá, xã hội…

Ở Việt Nam, theo Bùi Khánh Thế [141] nhận xét, xu hướng quy tụ/tích hợp ngôn ngữ trong quá trình TXNN nói chung là xu hướng chủ đạo, chiếm

ưu thế và có tính quy luật Ông khẳng định “Chính những đặc trưng chung về mặt loại hình với các quy luật phát triển nội tại của nó, những mối liên hệ xa gần về nguồn gốc và nhất là truyền thống gắn bó nhau giữa các dân tộc vốn

có từ xưa, cũng như chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay đã tạo ưu thế cho xu hướng đó.”

Do tiếp xúc thường dẫn đến liên minh ngôn ngữ Các nhà khoa học thường nói đến ngôn ngữ Đông Dương là liên minh ngôn ngữ có các ngữ hệ khác nhau như Nam Đảo, Tai-Ka Đai, Nam Á…Các ngôn ngữ có đặc điểm cấu trúc khác nhau, nhưng do quá trình tiếp xúc các ngôn ngữ dần mang đặc điểm chung, nổi bật là về đặc điểm loại hình, chuyển từ chắp dính sang đơn lập, hiện tượng chuyển phương thức cấu tạo từ bằng phụ tố sang phương thức

Trang 38

cấu tạo từ bằng cách chuyển đổi thành phần âm vị trong một âm tiết trong nhiều ngôn ngữ ở Việt Nam

1.1.6 Kỹ thuật lốt ngôn ngữ trong nghiên cứu TXNN

TXNN là miền giao nhau của nhiều lĩnh vực: ngôn ngữ học, xã hội học, tâm lý học đòi hỏi những cách tiếp cận, kỹ thuật riêng trong khâu thu thập, xử lí và phân tích tư liệu Một trong những cách tiếp cận được chúng tôi

cố gắng áp dụng trong luận án là kỹ thuật lốt ngôn ngữ

Kỹ thuật lốt ngôn ngữ được vận dụng nhằm tăng cường độ tin cậy

cho dữ liệu thu được về thái độ đối với ngôn ngữ thông qua hình thức kết hợp phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và suy đoán

Gal [159] sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để điều tra thái độ của các cư dân vùng Oberwart đánh giá ngôn ngữ của họ (tiếng Đức và tiếng Hungary) Tuy nhiên, Cohen [148, tr.33-52], Ferrer & Sankoff [156, tr.50-64], Lieberman [190, tr.471-481], Woolard & Gahng [243, tr.311-330], Woolard [244, 235-250] phản đối việc sử dụng duy nhất phương pháp điều tra trực tiếp để tiếp cận thái độ đối với ngôn ngữ Họ giải thích rằng các giá trị ngôn ngữ sẽ khó biểu lộ trong trường hợp người được phỏng vấn không nhận thức hoặc không sẵn sàng, không đồng tình tham gia khảo sát Do đó, nếu chỉ dựa vào phương pháp trực tiếp thì sẽ khó thu thập dữ liệu đáng tin cậy về thái độ đối với ngôn ngữ Bởi vì, những người trả lời có khuynh hướng cung cấp các câu trả lời trong trạng thái khoả lấp sự nghèo khó hoặc thất học Để giải quyết vấn đề này cần áp dụng kết hợp hai phương pháp điều tra trực tiếp và gián tiếp Kết hợp hai phương pháp sẽ thu được một lượng dữ liệu đáng kể và dễ dàng đối chiếu các giá trị của nguồn dữ liệu thu được từ hai phương pháp

Lambert [188, tr.91-109] nhận xét rằng kỹ thuật lốt ngôn ngữ thuận lợi cho việc thu thập các đánh giá mang nhiều phản ứng cá nhân hơn là thực hiện

Trang 39

bảng câu hỏi trực tiếp Lieberman [190] trong nghiên cứu bằng kỹ thuật lốt ngôn ngữ về song ngữ cho rằng tỉ lệ người St Lucians đánh giá tiếng Patois của họ cao hơn tiếng Anh, mặc dù quan điểm thể hiện chung (thu được từ dữ liệu phỏng vấn trực tiếp) cho rằng tiếng Anh được đánh giá cao hơn so với Patois Strongman & Woosley [215] đã tìm ra người Anh giọng Yorkshire được cho rằng chân thật và đáng tin hơn giọng Luân Đôn trong khi giọng Luân Đôn lại được cho là tự tin hơn so với giọng Yorkshire

Trong cộng đồng song ngữ, hai ngôn ngữ có thể tạo ra các ấn tượng khác nhau Nghiên cứu của El Dash & Tucker [152, tr.33-54] tìm thấy người

ở Hy Lạp sẽ được cho là thông minh, tín ngưỡng và có các phẩm chất lãnh đạo khi nói bằng tiếng Ả Rập cổ điển thay vì nói tiếng Ả Rập hoặc tiếng Anh hay Mỹ

Khi nghiên cứu các nhóm ngôn ngữ dân tộc, kỹ thuật lốt ngôn ngữ cung cấp thông tin có giá trị về một số quan điểm của các nhóm ngôn ngữ dân tộc đánh giá về chính họ Carranza & Ryan [143, tr.83-104] nhận thấy rằng người Mỹ Mexican có khuynh hướng xem thường người nói tiếng Tây Ban Nha khi so sánh với người nói tiếng Anh; Tucker & Lambert [228] khám phá rằng U.S.A Negroes đánh giá người nói tiếng Anh da đen thấp hơn người

nói tiếng Anh Mỹ của người da trắng chuẩn Lambert et al [187, tr.44-51] tìm

ra người Canada giọng Pháp khinh thường nhóm ngôn ngữ của chính họ; trái lại với người Canada nói tiếng Anh, họ đánh giá cao nhóm ngôn ngữ của họ Bourhis, Giles & Tajfel [139] và Bourhis & Giles [140] cho rằng những người được khảo sát ở xứ Welsh có ấn tượng tốt khi phán xét người nói tiếng Welsh và tiếng Anh giọng Welsh được ưa chuộng hơn giọng Anh thông thường

Trang 40

Gần đây Hoare [168, tr.73-84] đã sử dụng thành công cả hai phương pháp: phỏng vấn và kỹ thuật lốt ngôn ngữ khi nghiên cứu về thái độ đối với ngôn ngữ ở trẻ con trong độ tuổi đi học và thanh niên

Mặc dù kỹ thuật lốt ngôn ngữ được ứng dụng rộng rãi và thành công trong nhiều nghiên cứu thái độ đối với ngôn ngữ nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét

Vấn đề thứ nhất là việc ứng dụng đơn thuần kỹ thuật này với mục đích kiểm soát nội dung trong các phần đọc kể cả bản dịch Fasold [154] cho rằng

có khả năng người nghe tập trung chú ý đến cách đọc, cách thể hiện nội dung bài đọc, chứ không để tâm đến sự khác nhau về ngôn ngữ

Vấn đề thứ hai thể hiện mức độ chắc chắn của thông tin, đặc biệt trong các nghiên cứu về thái độ chỉ dùng bảng câu hỏi Để cải thiện, nên kết hợp khảo sát phỏng vấn và kỹ thuật lốt ngôn ngữ Dữ liệu thu được bằng phương pháp này có thể so sánh và kiểm tra với dữ liệu thu được bằng phương pháp khác

Khó khăn cuối cùng là tính giả tạo (Bourhis & Giles [140]; Fasold [154]) Yêu cầu người nghe nhận xét người khác qua giọng nói sẽ giúp kiểm soát tối đa các vấn đề khác có thể nảy sinh, theo Fasold [154] “hơi tách khỏi các bối cảnh cuộc sống thực”

1.2 THỰC TẾ TXNN KHMER, VIỆT Ở TRÀ VINH

1.2.1 Khái quát về người Khmer ở Trà Vinh

Theo tài liệu thống kê năm 1999 [104], ở nước ta có hơn một triệu người Khmer ĐBSCL là địa bàn cư trú lâu đời và chủ yếu của đồng bào Khmer Bảng dưới đây ghi nhận thông tin về tình hình dân số người Khmer tại các tỉnh

Bảng 1.1: Thống kê dân số người Khmer

Ngày đăng: 26/02/2016, 17:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương. 2010. Báo cáo “Dân số chia theo dân tộc, giới tính và đơn vị hành chánh”, tỉnh Trà Vinh. Hội nghị công bố kết quả điều tra toàn bộ và tổng kết Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 tại Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo "“Dân số chia theo dân tộc, giới tính và đơn vị hành chánh”, tỉnh Trà Vinh
4. Nguyễn Khắc Cảnh. 1998. Phum sóc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phum sóc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Nguyễn Tài Cẩn. 1995. Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo). NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995, trang 234-238 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo)
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Hoàng Thị Châu. 2004. Phương ngữ học tiếng Việt. NXB đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ngữ học tiếng Việt
Nhà XB: NXB đại học Quốc gia Hà Nội
7. Nguyễn Văn Chiến. 1992. Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á. Đại học sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á
8. Thái Chợt. 2003. Giáo dục song ngữ và phát triển văn hóa trong “Phát triển giáo dục vùng dân tộc Khmer Nam Bộ”. NXB đại học Quốc gia TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục song ngữ và phát triển văn hóa "trong “Phát triển giáo dục vùng dân tộc Khmer Nam Bộ
Nhà XB: NXB đại học Quốc gia TPHCM
9. Phan Trần Công. 2003. Thực trạng và giải pháp cho việc phát triển giáo dục vùng đồng bào Khmer Nam Bộ trong “Phát triển giáo dục vùng dân tộc Khmer Nam Bộ”. NXB đại học Quốc gia TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp cho việc phát triển giáo dục vùng đồng bào Khmer Nam Bộ "trong “Phát triển giáo dục vùng dân tộc Khmer Nam Bộ
Nhà XB: NXB đại học Quốc gia TPHCM
10. Lê Khắc Cường. 1992. Vài nét về ngữ âm tiếng Stiêng trong “Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc phía Nam”. NXB Khoa học xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về ngữ âm tiếng Stiêng" trong “Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc phía Nam
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội Hà Nội
11. Lê Khắc Cường. 1997. Vài nét về cơ cấu ngữ âm của các ngôn ngữ Nam Bahnar. Tập san Khoa học xã hội và Nhân văn, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về cơ cấu ngữ âm của các ngôn ngữ Nam Bahnar
12. Lê Khắc Cường. 2000. Cơ cấu ngữ âm tiếng Stiêng (có so sánh với một vài ngôn ngữ trong nhóm Nam Bahnar). Luận án tiến sĩ Ngữ văn.Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu ngữ âm tiếng Stiêng (có so sánh với một vài ngôn ngữ trong nhóm Nam Bahnar)
13. Trần Trí Dõi. 1998. Khái quát về Lịch sử và Loại hình học tiếng Việt trong “Cơ sở tiếng Việt”. NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 5–30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát về Lịch sử và Loại hình học tiếng Việt" trong “Cơ sở tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
14. Trần Trí Dõi. 1999. Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt nam. NXB đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt nam
Nhà XB: NXB đại học Quốc gia Hà Nội
15. Trần Trí Dõi. 2001. Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội. NXB Văn hoá Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
16. Trần Trí Dõi. 2003. Chính sách ngôn ngữ văn hoá dân tộc ở Việt Nam. NXB đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách ngôn ngữ văn hoá dân tộc ở Việt Nam
Nhà XB: NXB đại học Quốc gia Hà Nội
17. Trần Trí Dõi. 2004. Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía bắc Việt Nam. NXB đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía bắc Việt Nam
Nhà XB: NXB đại học Quốc gia Hà Nội
18. Phạm Đức Dương. 1979. Về mối quan hệ nguồn gốc của các ngôn ngữ nhóm Việt Mường. Ngôn ngữ, số 1 (1979), trang 46–58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mối quan hệ nguồn gốc của các ngôn ngữ nhóm Việt Mường
Tác giả: Phạm Đức Dương. 1979. Về mối quan hệ nguồn gốc của các ngôn ngữ nhóm Việt Mường. Ngôn ngữ, số 1
Năm: 1979
19. Lê Quý Đôn. 1977. Phủ Biên Tạp Lục, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, trang 345 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phủ Biên Tạp Lục
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội Hà Nội
20. Endruweit G. và Trommsdorff G. 2001. Từ điển xã hội học. NXB Thế giới, trang 443 – 447 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển xã hội học
Nhà XB: NXB Thế giới
21. Lâm Es. 2003. Tình hình giáo dục vùng đồng bào Khmer 10 năm qua và giải pháp cho sự phát triển trong “Phát triển giáo dục vùng dân tộc Khmer Nam Bộ”. NXB đại học Quốc gia TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình giáo dục vùng đồng bào Khmer 10 năm qua và giải pháp cho sự phát triển" trong “Phát triển giáo dục vùng dân tộc Khmer Nam Bộ
Nhà XB: NXB đại học Quốc gia TPHCM
22. Fasold R. 1995. Xã hội – ngôn ngữ học của xã hội. Viện ngôn ngữ học dịch và biên tập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội – ngôn ngữ học của xã hội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w