Kết quả cho thấy, các chương trình tín dụng nông thôn đã tác động tích cực trong việc cải thiện đời sống nông dân, khuyến khích lòng tự tin của nông hộ về khả năng sử dụng vốn vay tro
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
-
BÙI MINH THƯƠNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY
CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
-
BÙI MINH THƯƠNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY
CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn tốt nghiệp này do chính tôi thực hiện thông qua quá trình thu thập số liệu trong khoảng thời gian 2014 – 2015 Kết quả trı̀nh bày trong luâ ̣n văn
là trung thực, không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào và chưa được sử dụng cho bất cứ luận văn nào
HCM, ngày tháng năm
Tác giả thực hiện
Bùi Minh Thương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp này là sản phẩm của cả một quá trình học tập và nghiên cứu thực tế của bản thân trong suốt thời gian theo đuổi chương trình học tập tại Khoa đào ta ̣o sau
đa ̣i học, trường Đại học Tài Chı́nh - Marketing
Ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân, tôi đã và đang nhận được sự ủng hộ, đóng góp rất nhiệt tình, có trách nhiệm của tập thể Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn
đề tài tốt nghiệp Trong đó, những ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô trong Hội đồng bảo vệ đề cương và đặc biệt là sự hướng dẫn của TS.Trần Quốc Tuấn - Giáo viên trực tiếp đã giúp cho tôi có những điều chỉnh và định hướng phân tích tốt hơn trong quá trình thực hiện
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của tỉnh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả thực hiện đề tài này Cám ơn đến Cơ quan Chi Cục Thuế Quâ ̣n 3 nơi tác giả đang làm việc đã luôn ủng hộ, quan tâm, ta ̣o điều kiê ̣n khi cần thiết để tôi có thể vừa hoàn thành nhiê ̣m vụ được giao và vừa trải qua suôn sẻ quá trı̀nh học tâ ̣p, quá trı̀nh thực hiê ̣n luâ ̣n văn
Cuối lời, xin gửi đến tất cả Quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy và quản lý chương trình đào tạo một lời cảm tạ chân thành nhất
HCM, ngày tháng năm
Trang 5TÓM LƯỢC NỘI DUNG
Kết quả nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nâng cao hiê ̣u quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại tỉnh Vı̃nh Long” Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn vay và xác định nguyên nhân của tồn tại về hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả
và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của hộ sản xuất nông nghiệp thông qua cách tính thu nhập, chi phí và lợi nhuận Kết quả cho thấy, các chương trình tín dụng nông thôn đã tác động tích cực trong việc cải thiện đời sống nông dân, khuyến khích lòng tự tin của nông hộ về khả năng sử dụng vốn vay trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tín dụng nông thôn giúp người dân nâng cao được thu nhập và thoát nghèo Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vay vốn như: tổng lượng vay vốn và
hướng dẫn sau khi vay, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, diện tích đất, thu nhập, chi tiêu, tổng tài sản; những hộ vay vốn có thu nhập cao hơn hộ không vay vốn, đều có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ sản xuất nông nghiệp Đề tài đưa ra một số các giải pháp cũng như kiến nghị như tăng hạn mức cho vay, giảm bớt thủ tục, có chính sách đãi ngộ phù hợp, thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn của hộ từ các tổ chức tín dụng, thành lập các hội, đoàn thể địa phương để được vay tín chấp, thực hiện quy trình cho vay khép kín nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ nhằm làm tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống cho nông hộ ở nông thôn
Trang 6MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược nội dung iii
Mục Lục iv
Danh mục biểu bảng vii
Danh mục các từ viết tắt viii
28T PHẦN MỞ ĐẦU28T 1
28T 1 Tính cấp thiết của đề tài28T 1
28T 2 Mục tiêu nghiên cứu28T 2
28T 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu28T 2
28T 4 Phương pháp nghiên cứu28T 2
28T 5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài28T 3
28T 6 Kết cấu của đề tài28T 3
28T CHƯƠNG 128T 4
28T CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY28T 4
28T 1.1 Cơ sở lý luận về tín dụng nông thôn28T 4
28T 1.1.1 Khái niệm tín dụng nông thôn28T 4
28T 1.1.2 Khái niệm về nông hộ28T 5
28T 1.1.3 Đặc điểm của tín dụng nông thôn28T 6
28T 1.1.4 Vai trò của tín dụng nông thôn28T 7
28T 1.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ sản xuất nông nghiệp28T10 28T 1.2.1 Hiệu quả về mặt kinh tế.28T 11
28T 1.2.2 Hiệu quả về mặt xã hội.28T 12
28T 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ sản xuất nông nghiệp28T 13
28T 1.3.1 Điều kiện tự nhiên28T 13
1.3.2 Điều kiện xã hội28T 13
Trang 9DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của ngân hàng 30
Bảng 2.2: Công tác cho vay của ngân hàng 30
Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh 32
Bảng 2.4: Cơ cấu hộ tham gia tín dụng 35
Bảng 2.5: Một số đặc điểm của khoản vay 37
Bảng 2.6: Khả năng đáp ứng vốn của các tổ chức tín dụng 39
Bảng 2.7: Mục đích vay vốn của nông hộ 40
Bảng 2.8: Tình hình sử dụng vốn vay của nông hộ 41
Bảng 2.9: Bảng thu nhập, chi tiêu theo nguồn vay 43
Bảng 2.10: Bảng tỷ lệ nông hộ được vay vốn từ năm 2010-2014 44
Bảng 2.11: Hiệu quả sản xuất trung bình cho một công lúa của hộ có vay và hộ không vay vì đủ điều kiện về vốn, không có nhu cầu vay 45
Bảng 2.12: Hiệu quả sản xuất trung bình cho một công lúa của hộ có vay và hộ không vay do muốn vay nhưng nộp đơn xin vay bị từ chối 46
Bảng 2.13: Hiệu quả sử dụng vốn trồng 1 công hoa màu của ba nhóm hộ 47
Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng vốn chăn nuôi một heo thịt của ba nhóm hộ 48
Trang 10IFAD Quỹ phát triển nông nghiê ̣p quốc tế
NHNN & PTNN Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam
VBSP Ngân hàng chı́nh sách xã hội Viê ̣t Nam
VHLSS Điều tra mức sống dân cư Việt Nam
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng sinh thái cận nhiệt đới, đây là vùng đồng bằng rộng lớn bao trùm phần cuối của sông Mê Kông với nhiều nhánh sông lớn
đổ ra biển và một hệ thống kênh rạch chằng chịt, là một bán đảo có ba mặt tiếp giáp biển, có hệ thống động vật, thực vật rất đa dạng, phong phú, có đất phù sa, rừng ngập mặn, thời tiết, khí hậu ấm áp và ôn hòa Ðó là những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản mà ít nơi nào trên thế giới có được
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả nước Ngoài ra cây ăn quả còn đặc sản nổi tiếng của vùng, với sự đa dạng về số lượng, cũng như chất lượng ngày càng được nâng cao Tự do và đa dạng hoá thị trường nông thôn đã tạo thêm cơ hội cho người nghèo trở thành nhà sản xuất và người tiêu thụ Theo khảo sát
và đánh giá của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc của Việt Nam (UNDP) cho thấy 90% người nghèo sống ở vùng nông thôn, nguyên nhân dẫn đến nghèo đói bao gồm diện tích đất sản xuất nhỏ, manh mún phụ thuộc chủ yếu tín dụng phi chính thức với lãi suất cao, hạn chế trong tiếp cận thị trường, thiếu việc làm phi nông nghiệp Ngoài ra, người dân sinh sống ở ĐBSCL có tỷ lệ cao nhất về số lượng người dễ lâm vào tình trạng tái nghèo khi có những biến động bất lợi về kinh tế, thường phải đối mặt với sự thay đổi bất thường của điều kiện tự nhiên như thiên tai, lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống Và Vĩnh Long cũng là tỉnh chuyên sản xuất nông nghiệp với điều kiện vật chất cũng như cơ sở hạ tầng còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt
là tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với khu vực cũng như cả nước
Vì vậy, việc nghiên cứu vai trò nguồn vốn cho nông hộ trong nông thôn, xác định tầm quan trọng và hiệu quả của vốn vay tín dụng trong các nông hộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết nhằm xác định vai trò của nông hộ trong việc đầu tư sử dụng vốn vay tín dụng, tìm ra những giải pháp phù hợp, thực thi để góp phần cải thiện điều kiện làm việc của họ, giúp cho việc sử dụng thời gian lao động và vốn đầu tư có hiệu quả hơn nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường sống
Trang 12Việc cho hộ nông dân vay từ các tổ chức tín dụng tuy đã đạt được những kết quả nhất định song còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại Vấn đề tín dụng nông thôn và cho vay nông hộ Việt Nam là vấn đề phức tạp Để giải quyết được, đòi hỏi phải có những nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ cũng như phân tích và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ nói chung
Từ thực tế đó, đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của nông
hộ tại tỉnh Vĩnh Long” là đề tài thiết thực Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực tra ̣ng về hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ và xác định nguyên nhân của tồn tại về
hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn tín dụng và thu nhập của nông hộ tại tỉnh Vĩnh Long
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực tra ̣ng về hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại tỉnh Vĩnh Long;
- Xác định nguyên nhân của tồn tại về hiệu quả sử dụng vốn vay
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và thu nhập của nông
hộ tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long
vay của nông hộ đến hoạt động trồng trọt là lúa, hoa màu và chăn nuôi trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long Số liệu thu thập từ năm 2010 đến năm 2014
Thực hiện đề tài tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp phân tích tài liệu, Phương pháp quan sát khoa học, phương pháp tổng hợp, thống
kê, so sánh, diễn giải, biểu mẫu, sơ đồ……
Để phân tích đạt kết quả, tác giả thông qua việc thu thập số liệu về sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp nông thôn có liên quan đến đề tài đã công bố ở các viện nghiên cứu, cơ quan thống kê, phòng xây dựng phát triển nông thôn, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân thành phố Những tài liệu có
Trang 13liên quan đến thị trường tín dụng, chính sách nông nghiệp, tình hình cung cấp vốn tín dụng của các tổ chức phi chính phủ trên địa bàn nghiên cứu Đồng thời số liệu thu thập
từ các nghiên cứu có liên quan đã được công bố nhằm để đánh giá mức độ và phạm vi các vấn đề đã được giải quyết trước đó và xác định các vấn đề cần để nghiên cứu sâu hơn trong đề tài Ngoài ra còn thu thập thông tin trên báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa học đã được công bố, niên giám thống kê, website,…
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài liên quan đến lĩnh vực vốn tín dụng trong nông nghiệp và nông thôn, sẽ giúp hộ nông dân hiểu rõ hơn về tác động của vốn tín dụng đến tình hình sản xuất, có thể làm tăng thêm thu nhập khi được hỗ trợ vốn từ tín dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp Ngoài ra một đối tượng nghiên cứu khác nữa là các tổ chức tín dụng thuộc nguồn tín dụng chính thức như: Ngân hàng, kho bạc và các
tổ chức tín dụng địa phương trong hoạt động cung cấp vốn tín dụng cho các hộ nông dân Đề tài là một trong những luận cứ khoa học cung cấp cho các nhà nghiên cứu và người quyết định trong việc lập chính sách phát triển kinh tế địa phương hiệu quả hơn
6 Kết cấu của đề tài
Luâ ̣n văn ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luâ ̣n văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn vay
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại tỉnh Vĩnh Long Chương 3: Giải pháp nâng cao hiê ̣u quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại tỉnh Vĩnh
Long
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY
1.1 Cơ sở lý luận về tín dụng nông thôn
1.1.1 Khái niệm tín dụng nông thôn
Theo K.Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người
sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu Theo quan điểm này phạm trù tín dụng có ba nội dung chủ yếu đó là: tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả
Như vậy, tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa.Quá trình đó được thể hiện qua 3 giai đoạn sau:
Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay Ở giai đoạn này giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, ở đây chỉ có một bên nhận được giá trị
và cũng chỉ một bên nhượng đi giá trị
Thứ hai: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất Người đi vay sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, họ được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của mình Tuy nhiên người đi vay chỉ được quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định mà không được quyền sở hữu về giá trị đó
Thứ ba: Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay Sự hoàn trả này luôn được bảo toàn về mặt giá trị và phải hoàn trả cả phần giá trị tăng thêm dưới hình thức lợi tức
Quỹ phát triển nông nghiệp thế giới định nghĩa: “ Tài chính nông thôn là các giao dịch tài chính liên quan đến các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp diễn
ra giữa các hộ gia đình và các thể chế ở khu vực nông thôn” (IFAD,2009, p.11) Tài chính nông thôn bao gồm tất cả các dịch vụ tài chính cần cho nông dân và gia đình
Trang 15nông thôn, không chỉ là hoạt động tín dụng như: nhận tiền gửi, chuyển tiền, bảo hiểm,
Tín dụng nông thôn là nguồn bổ sung vốn quan trọng trong nông nghiệp Theo Đinh Phi Hổ (2008) vốn cho khu vực nông nghiệp được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: Vốn tích lũy từ bản thân nông nghiệp là vốn tự do, do nông dân tiết kiệm được và sử dụng đầu tư vào tái sản xuất mở rộng; Vốn đầu tư của ngân sách là vốn đầu
tư cho nông nghiệp từ nguồn ngân sách của nhà nước; Vốn từ tín dụng nông thôn là nguồn vốn vay đầu tư cho nông nghiệp của nông hộ, trang trại và các doanh nghiệp nông nghiệp; Nguồn vốn nước ngoài bao gồm: Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và đầu
tư trực tiếp của nước ngoài Vai trò bổ sung của vốn từ tín dụng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nơi mà tích lũy vốn cá nhân hộ gia đình, đầu tư của chính phủ hay đầu tư của nước ngoài vào ngành nông nghiệp còn rất hạn chế
Như vậy, tín dụng nông thôn là loại hình dịch vụ tín dụng phục vụ các cá nhân hay nhóm người thất nghiệp hay có thu nhập thấp và không thể vay được bất kỳ nơi nào khác Mục tiêu của tín dụng nông thôn là tạo ra cơ hội cho những người có thu nhập thấp có thể tự đảm bảo cuộc sống của bản thân thông qua việc cung cấp các phương tiện để tiết kiệm, vay mượn đồng thời bảo hiểm rủi ro Bằng cách này tín dụng nông thôn giúp người nghèo có nhiều cơ hội để lựa chọn nhằm giảm thiểu rủi ro mà họ gặp phải Do đó đối tượng phục vụ của tổ chức này là những người có thu nhập thấp nên khả năng không trả nợ rất cao Chính vì vậy, các tổ chức tín dụng nông thôn phải
có nhiều sáng kiến để vượt qua khó khăn này Cho nên việc nghiên cứu kỹ lưỡng các khía cạnh của tín dụng nông thôn sẽ mang lại lợi ích to lớn trên phương diện lý thuyết cũng như thực tế
1.1.2 Khái niệm về nông hộ
Theo Ellis (1993), nông hộ được khái niệm như một hộ gia đình mà các thành viên trong hộ sẽ dành phần lớn thời gian cho các hoạt động nông nghiệp cũng như một
số hoạt động liên quan đến thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra Trong nghiên cứu này những nông hộ được khảo sát bao gồm những nông hộ tham gia hoạt động nông nghiệp có vay vốn và nông hộ không có vay vốn
Trang 16Theo quan điểm Haviland (2003) thì hộ gia đình được hiểu là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người cùng chia sẻ bữa ăn và không gian sống Hộ gia đình bao gồm khái niệm gia đình, tuy nhiên những thành viên trong hộ có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng hoặc cả hai
Theo phòng thống kê Liên Hợp QuốcP0F
1
Phộ gia đình có thể chia thành hộ gia đình một thành viên hoặc hộ gia đình nhiều thành viên: “ Hộ gia đình một thành viên được định nghĩa là một sự sắp xếp trong đó một người tự cung cấp thực phẩm và các yếu tố cần thiết khác mà không kết hợp với bất kì người khác.” hay “ Hộ gia đình nhiều thành viên được định nghĩa là một nhóm của hai hay nhiều người chung sống với nhau, người lập dự phòng chung cho thực phẩm hoặc yếu tố cần thiết khác cho cuộc sống.”
Xét trên quan điểm kinh tế học Sadoulet and de-Janvry (1995) lại cho rằng yếu
tố cơ bản để xác định gia đình đó là sự đồng nhất trong quyết định các sách lược tạo ra thu nhập và cách sử dụng thu nhập
Như vậy, nông hộ là những người lao động nông nghiệp, sống bằng lao động trong nông nghiệp Hộ là một đơn vị kinh tế-xã hội tự chủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng mà ở các đơn vị kinh tế khác không thể có được Hộ là một tế bào của
xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùng huyết tộc, mà mỗi thành viên đều
có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo sự tồn tại Hộ còn là một đơn
vị sản xuất và tiêu dùng, hoạt động sản xuất trong đề tài này bao gồm cả trồng trọt lẫn chăn nuôi
1.1.3 Đặc điểm của tín dụng nông thôn
Tín dụng có thể chuyển hóa được: Điều này thể hiện rằng các đơn vị hàng hóa khác nhau có thể chuyển hóa lẫn nhau một cách hoàn hảo Khi tín dụng được nhận dưới hình thức tiền tệ thì nó có thuộc tính giống nhau như tiền tệ Sự tiêu chuẩn hóa có thể làm cho tiền phục vụ như là một trung gian của sự trao đổi và làm cho những giao dịch bằng tiền trở nên hiệu quả hơn sự mua bán, đổi chác Sự chuyển hóa chỉ ra khó khăn để đánh giá hiệu quả của các chương trình tín dụng
Tín dụng đổ dồn về phía những hoạt động ưu tiên của người đi vay: Những nguồn vay nhận được thông qua tín dụng có khuynh hướng chảy về phía các hoạt động
Trang 17mà người đi vay dành nhiều ưu tiên nhất Những vấn đề cần thiết của người đi vay, mà
họ đã hình dung ra, vượt qua những điều khoản quy định của các tổ chức cho vay Điều này khiến cho sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào thị trường tín dụng thông qua sắc lệnh quản lý trở nên hiệu quả Đó cũng là một lý do tương tự làm cho các tổ chức tài chính chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tín dụng của nông dân và không gây được sự ảnh hưởng nào cả
Đòi hỏi sự tin tưởng lẫn nhau: Sự tin tưởng là nhân tố chính yếu cho tài trợ tín dụng Nếu không có sự tin tưởng lẫn nhau giữa người vay và người cho vay sẽ làm gia tăng chi phí giao dịch Sự tác động càng hữu hiệu giữa người vay cho vay làm gia tăng niềm tin lẫn nhau hơn, và kết quả sẽ làm giảm tỷ lệ nợ không trả được, giảm chi phí giao dịch
Giảm giá đẩy nhu cầu tăng: Giá là lãi suất phải trả Cũng như những hàng hóa khác, khi giá giảm thì nhu cầu tín dụng sẽ tăng lên, nhưng nhiều hơn những hàng hóa khác Bởi vì tiền có thể chuyển đổi được và có nhiều công dụng hơn những hàng hóa khác, hậu quả là giá cả tín dụng đã ảnh hưởng rộng hơn trong nền kinh tế
1.1.4 Vai trò của tín dụng nông thôn
Vai trò của tín dụng đối với phát triển kinh tế là điều hiển nhiên, nhưng nó không bao giờ được coi là điều kiện đủ Tín dụng chỉ được coi là một trong rất nhiều điều kiện cần thiết và là trung gian phân bổ nguồn lực cho phát triển Trong nền kinh
tế thị trường vai trò của tín dụng cũng thay đổi về bản chất so với nền kinh tế tập trung trước kia Tín dụng trong thời kỳ bao cấp được xem như một công cụ cấp phát thay ngân sách Còn trong nền kinh tế thị trường: Tín dụng là tập trung huy động nhiều nguồn vốn, gắn liền với sử dụng vốn có hiệu quả để đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá Do đó tín dụng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn và được thể hiện như:
+ Góp phần thúc đẩy hình thành thị trường tài chính nông thôn
Thị trường tài chính ở nông thôn là nơi giải quyết quan hệ cung cầu về vốn, nhằm thoả mãn nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn Thị trường tài chính nông thôn bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ Trong thị trường này, ngân hàng nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng, vì nó có hệ thống chân rết đến tận huyện Mặt
Trang 18khác từng xã, khu vực còn có quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Chính hoạt động tín dụng
đã hình thành và đẩy nhanh sự phát triển của thị trường tài chính, tín dụng ở nông thôn
+ Hoạt động tín dụng đã góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn,
tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn
Trong nông thôn hiện nay, số hộ dân khá đang giàu lên chiếm tỷ lệ ngày càng cao do họ có trình độ sản xuất kinh doanh, tiếp thu được khoa học kỹ thuật, họ có vốn
là điều thiết yếu ban đầu cho quá trình sản xuất và nắm bắt nhanh nhạy thị trường, họ quyết định được sản xuất cái gì? sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Ngược lại, có những hộ không có kinh nghiệm, kinh doanh không có hiệu quả dẫn đến lỗ, hoặc có ruộng đất quá ít so với nhu cầu của họ hoặc thiếu vốn cho quá trình sản xuất Trong mọi trường hợp vốn tín dụng của ngân hàng đã giúp hộ có khả năng giải quyết được khó khăn trong sản xuất kinh doanh và góp phần tăng thu nhập cho hộ Quy mô sản xuất của hộ càng lớn, thì càng có khả năng đứng vững hơn trong cạnh tranh, bởi lẽ khi có vốn, người dân có thể áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, tăng sản lượng, tăng tỷ trọng hàng hoá và hạ giá thành sản phẩm Trên cơ sở đó, họ có khả năng dễ dàng trong việc tích tụ và tập trung vốn
+ Tín dụng đã góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động
và tài nguyên thiên nhiên
Tiềm năng về phát triển ở nông thôn nước ta là rất lớn, nếu được Nhà nước quan tâm đúng mức với những chính sách vĩ mô thích hợp, đặc biệt là nếu có chính sách đầu tư tín dụng hợp lý, thì chắc chắn những khả năng tiềm tàng mà lâu nay chưa được sử dụng sẽ được động viên khai thác triệt để và phát huy hiệu quả Sức lao động được giải phóng kết hợp với đất đai được giao quyền sử dụng lâu dài cho từng hộ gia đình sẽ đóng góp ngày càng nhiều hơn, phong phú hơn hàng hoá nông sản thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu của đất nước
+ Tín dụng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh
Trong điều kiện hiện nay, đời sống nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu Muốn cải thiện tình hình đó phải tăng cường đầu tư vốn phát
Trang 19triển nông thôn Chính vì lẽ đó, vốn đầu tư của ngân hàng không những tham gia vào quá trình sản xuất bằng hình thức bổ sung vốn lưu động, mà còn là vốn đầu tư trung hạn và dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến cho quá trình sản xuất Các công trình đầu tư nhằm phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng đó là: công nghiệp chế biến nông sản phẩm, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, dịch vụ “đầu vào”, “đầu ra”, phát triển các ngành nghề mới, các hệ thống tưới tiêu, công trình thuỷ lợi, hệ thống đường giao thông, mạng lưới điện nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới
+ Tín dụng tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn
Chính việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng các xí nghiệp chế biến nông sản
đã thu hút một số lượng lớn lao động dư thừa trong nông thôn, tạo việc làm cho họ Đồng thời dựa vào lợi thế so sánh của nước ta với khu vực và thế giới, giữa các vùng khác nhau cần thiết phải duy trì và phát triển ngành nghề ở nông thôn Kinh tế hàng hoá càng phát triển thì sức mạnh cạnh tranh ngày càng lộ rõ, tất yếu dẫn đến phân hoá giàu nghèo ở nông thôn, có hộ sẽ phát triển thêm về nông nghiệp, có hộ sẽ rời khỏi nông nghiệp làm nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, các nghề truyền thống Do đó các ngành nghề này sẽ được phục hồi và phát triển Hiện nay luật khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành đã tạo luồng sinh khí mới cho các doanh nghiệp trong nước mạnh dạn đầu tư vào tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tạo điều kiện cho các ngành nghề khác phát triển, trước hết là chăn nuôi và ngành nghề phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến
Như vậy tín dụng ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đến sự phát triển của những ngành nghề truyền thống và ngành nghề mới Thông qua tín dụng nông nghiệp, tổ chức tín dụng góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển từ đó tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống và ngành nghề mới phát triển, đồng thời các tổ chức tín dụng trực tiếp bổ sung vốn kịp thời cho các ngành nghề này phát triển Những ngành nghề dịch vụ mới phát triển đã thu hút lao động trong nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống ở nông thôn
+ Tín dụng đã tạo cho người dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hạch toán kinh tế đồng thời tạo tâm lý tiết kiệm tiêu dùng
Trang 20Hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ, sản xuất kinh doanh lời ăn lỗ chịu Do vậy bắt buộc bản thân hộ gia đình muốn tồn tại và phát triển thì phải đáp ứng được những yêu cầu mới Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão đòi hỏi người nông dân phải không ngừng nâng cao trình độ của mình Kết quả cuối cùng đã ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và gia đình họ Vì vậy ngoài việc hăng say lao động, họ phải áp dụng những quy trình kỹ thuật mới vào sản xuất để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất
+ Tín dụng góp phần đảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao cuộc sống tinh thần vật chất cho người nông dân
Hoạt động tín dụng thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi trong nông thôn Trước đây chính sách đầu tư tín dụng không được quan tâm thích đáng nên vốn cho nông dân được cung cấp chủ yếu thông qua thị trường tài chính không chính thức Từ năm 1990 về trước khi chưa có chính sách cho nông dân vay vốn, các hộ nông dân phải tự đi vay với lãi suất cao từ 10- 15%/tháng có khi đến 20%/tháng từ những người hoạt động cho vay nặng lãi ở nông thôn Chính việc mở rộng cho các hộ nông dân vay vốn đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, người dân đỡ bị bóc lột hơn và kết quả là sau quá trình sản xuất người dân thực sự được hưởng thành quả lao động của họ Việc cung ứng vốn tín dụng của ngân hàng cho những hộ sản xuất thiếu vốn, kể cả hộ giàu và hộ nghèo, đều đòi hỏi phải có tài sản thế chấp, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích Như vậy đồng vốn của ngân hàng đã đi sâu vào tận cùng thôn ấp, thúc đẩy nông thôn phát triển, làm cho hộ nghèo trở nên khá hơn, hộ khá trở nên giàu hơn, đời sống các tầng lớp dân cư trong nông thôn được nâng cao
Tóm lại, tín dụng có vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội nông thôn Để phát huy vai trò to lớn đó, nên sử dụng tín dụng như một công cụ đắc lực để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nông thôn
1.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ sản xuất nông nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ được thể hiện ở số tiền vay, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng, trong quá
Trang 21trình sử dụng vốn không gặp các rủi ro gây thất thoát vốn, sau khi trừ đi các khoản chi phí vẫn còn có lãi, thể hiện vốn sử dụng có hiệu quả
Biểu hiện qua việc sử dụng vốn của nông hộ vào sản xuất kinh doanh như sau: Nếu nông hộ vay vốn về sản xuất kinh doanh thuận lợi, sản xuất nhiều hàng hóa bán thu được lợi nhuận cao, sau khi trừ đi phần trả nợ cho ngân hàng (gốc, lãi), trả tiền công lao động, mà vẫn có lãi, thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cao Ngược lại, nếu vay vốn về sản xuất kinh doanh thua lỗ thì hiệu quả thấp; thậm chí mất vốn Có nhiều trường hợp vay vốn ngân hàng về chăn nuôi, trồng trọt, tuy đã trả hết nợ cho ngân hàng đúng kỳ hạn, nhưng vẫn bị đánh giá là hiệu quả thấp vì nguồn để trả cho ngân hàng phải đi vay chỗ khác, chứ không phải từ nguồn thu nhập của người vay Trường hợp này, nếu không đi vay chỗ khác thì nông hộ phải bán tài sản hình thành từ vốn vay
để trả nợ Cho nên, nếu chỉ nhìn một mặt trả nợ của hộ vay cho ngân hàng để đánh giá
hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả là chưa đủ
Hiệu quả tín dụng đối với nông hộ cũng được đánh giá thông qua tiêu chí: Tỷ suất lợi nhuận và mức sống của nông hộ
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí sản xuất
Nếu tỷ suất lợi nhuận được tăng lên, mức sống nông hộ được cải thiện tốt, thì hiệu quả tín dụng tốt
Thông qua việc sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế của người vay được nâng lên Người nghèo có điều kiện tiếp cận được với kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi tiên tiến, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật mới Đây cũng
là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng mang lại cho nông hộ
Trang 221.2.2 Hiệu quả về mặt xã hội:
Số hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên thành hộ giàu là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả của tín dụng đối với nông hộ Hộ đã thoát khỏi ngưỡng đói nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn mực đói nghèo hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo do Phòng LĐ-TB&XH huyện, thị, thành phố lập theo từng năm
Theo Bennett và Cuevas (1996) nhâ ̣n đi ̣nh rằng tı́n dụng được cung cấp cho người nghèo cần phải được đảm bảo bằng yếu tố kinh tế, tức là là sự giảm nghèo hiê ̣u quả cần đi liền với cả hiê ̣u quả kinh doanh của doanh nghiê ̣p và sự phát triển của hê ̣ thống tài chı́nh
Mục tiêu của tín dụng ưu đãi đối với nông hộ là giúp họ có vốn sản xuất, thoát nghèo để hòa nhập cộng đồng và hơn thế nữa là ổn định tình hình chính trị- xã hội Do vậy, số hộ thoát khỏi nghèo đói hàng năm cao; trong đó, có hộ vay vốn ngân hàng, có nghĩa là vốn của ngân hàng đã được nông hộ sử dụng có hiệu quả
Tỷ lệ hộ được vay vốn: Tỷ lệ này càng cao, một mặt thể hiện nguồn vốn tín dụng lớn để phục vụ nông hộ; mặt khác, đánh giá khả năng sản xuất kinh doanh của nông hộ ngày càng lớn, nguồn vốn có hiệu quả (nếu sử dụng vốn không hiệu quả, thì nông hộ sẽ không có nhu cầu vay)
Lũy kế số lượt hộ được vay vốn ngân hàng: Chỉ tiêu này cho biết số hộ đã được
sử dụng vốn tín dụng ưu đãi trên tổng số hộ, đây là chỉ tiêu đánh giá về số lượng Chỉ tiêu này được tính lũy kế từ hộ vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả
Trang 231.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ sản xuất nông nghiệp
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân mà đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi thu nhập rất thấp vì phải đối mặt một số rào cản như sau:
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tín dụng đối với nông hộ, những hộ sống ở vùng đồng bằng, nơi có cơ sở hạ tầng tốt, trình độ dân trí cao, khí hậu
ôn hòa, đất đai rộng, thì vốn tín dụng dễ có điều kiện phát huy hiệu quả cao và ngược lại, những nơi cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, đất đai ít cằn cõi, khí hậu khắc nghiệt thì vốn tín dụng phát huy hiệu quả không cao
1.3.2 Điều kiện xã hội
Do tập quán canh tác ở một số nơi vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn lạc hậu, như chăn nuôi gia súc, gia cầm thả rông, không có chuồng trại, không tiêm phòng dịch, nên hiệu quả không cao Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng nông thôn Các hộ nghèo thường có số con đông hơn các hộ trung bình, nhưng sức lao động ít; trình độ học vấn của chủ hộ và các thành viên trong gia đình thấp, nên sử dụng vốn kém hiệu quả dẫn đến không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng
1.3.3 Điều kiện kinh tế
Vốn tự có của nông hộ ở nông thôn hầu như không có nhiều (chỉ có sức lao động), nên vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng cũng là một yếu tố làm giảm hiệu quả của vốn vay Cùng với việc thiếu vốn sản xuất kinh doanh, thì việc lồng ghép tập huấn các chương trình như: khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…, hạn chế cũng góp phần làm giảm hiệu quả tín dụng của nông hộ
Điều kiện y tế giáo dục, thị trường cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tín dụng nông thôn Những nơi có trạm y tế, có đội ngũ y, bác sỹ đầy đủ, thì nơi đó việc chăm sóc sức khỏe cho người dân được đảm bảo, người dân có sức khỏe tốt đồng
Trang 24nghĩa với sức lao động tốt, có điều kiện để sản xuất kinh doanh tốt, sử dụng vốn có hiệu quả; trong đó, có vốn tín dụng nông thôn và ngược lại Giáo dục có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả Nếu nơi nào có tỷ lệ người được học cao, thì nơi đó dễ có điều kiện tiếp thu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; nơi đó con người có ý thức tốt hơn; sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chấp hành pháp luật Nhà nước và thực hiện việc trả nợ cho Ngân hàng Tuy nhiên, hiện nay có những vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện đi lại khó khăn (vùng đồng bằng sông Cửu Long…) tỷ lệ học sinh bỏ học nhiều
Thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng nông hộ Nơi nào có chợ, chợ họp thường xuyên, thì nơi đó kinh tế phát triển, hàng hóa sản xuất
ra dễ tiêu thụ, người dân tiếp cận được với khoa học kỹ thuật, có điều kiện tiếp cận được kinh tế thị trường
1.3.4 Chính sách Nhà nước
Sự can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế là một tác nhân quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế Sự can thiệp của Nhà nước đúng, kịp thời sẽ giúp môi trường kinh tế được lành mạnh hóa, hoặc ngược lại sẽ gây rối loạn thị trường Để Nhà nước có các chính sách hỗ trợ vốn cho các vùng nghèo, vùng xa, hộ nghèo kịp thời, liên tục; có chính sách hướng dẫn hộ đầu tư vốn vào lĩnh vực nào trong từng thời
kỳ, xử lý rủi ro kịp thời cho nông hộ, thì vốn vay dễ có điều kiện phát huy hiệu quả cao Sản phẩm làm ra của nông hộ, nếu có thị trường tiêu thụ tốt , thì dễ tiêu thụ có lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao và ngược lại; nếu Nhà nước có chính sách đúng , kịp thời hỗ trợ nông hộ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thì góp phần làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả Nhà nước phải đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm xây dựng và nâng cấp các con đường giao thông nông thôn, các công trình thủy lợi và chợ Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, bao gồm cung cấp giống mới và các loại vật tư nông nghiệp khác, tập huấn và khuyến nông để nông hộ có điều kiện cần thiết sử dụng vốn có hiệu quả
Hoạt động hỗ trợ xã hội tương đối yếu, điều này đề cập đến mạng lưới các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp là nơi mà nông dân có thể trao đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, tiêu thụ và cũng như tiếp cận hệ thống tín dụng
Trang 251.3.5 Bản thân nông hộ
Thiếu khả năng tiếp cận hệ thống tín dụng chính thức, hầu như nguồn vốn có được từ tự có hoặc có vay được thì với số tiền rất ít Thiếu thông tin về kỹ thuật sản xuất và thị trường, hạn chế về diện tích đất và lao động tham gia hoạt động sản xuất
Chủ hộ lớn tuổi thì có nhiều tài sản, kinh nghiệm, gánh vác công việc, họ cũng
là những người vay lâu năm Vì thế, họ có khả năng tiếp cận vốn chính thức cao Nghiên cứu của Pham Bao Duong và Izumida (2002) đã khẳng định quan điểm này Tuy nhiên, chủ hộ lớn tuổi thì có nhiều tiết kiệm, họ có đủ tiền để chi tiêu và họ đã ngoài sức lao động Vì thế họ có ít nhu cầu về tín dụng, kết quả nghiên cứu của Trần Thơ Đạt (1998) và Vũ Thị Thanh Hà (2001)
Chủ hộ có trình độ học vấn cao thì hiểu biết nhiều về những quy định của ngân hàng, các hoạt động vay mượn Họ cũng dễ tiếp cận khả năng vốn chính thức của nông
hộ, đây là kết quả nghiên cứu của Trần Thơ Đạt (1998) Ngược lại, Pham Bao Duong
và Izumida (2002) đã phủ nhận trình độ học vấn của chủ hộ và nó không có ý nghĩa trong tiếp cận vốn
Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của nông hộ hạn chế, sản phẩm sản xuất ra chi phí cao, chất lượng và khả năng cạnh tranh kém, khó vượt qua các rủi ro trong sản xuất và đời sống, không tìm được đầu mối tiêu thụ sản phẩm Về vốn chủ yếu là vốn vay Ngân hàng, dẫn đến bị động về vốn sản xuất Nếu hộ có ý thức sử dụng vốn đúng mục đích gặp thuận lợi trong sản xuất, chăn nuôi thì có hiệu quả Tuy nhiên, hiện nay tại một số vùng đặc biệt khó khăn là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước Một số hộ vay do ý thức kém, nên sử dụng vốn sai mục đích, không chấp hành việc trả nợ (gốc, lãi) cho Ngân hàng đúng hạn
1.4 Một số kinh nghiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Nghị quyết của Ðảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang đi vào cuộc sống, tạo bước đổi thay rõ nét trong đời sống của người dân vùng sông nước mênh mông đồng bằng sông Cửu Long, nơi được xem là vựa lúa của cả nước
Trang 26Các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngày càng xuất hiện nhiều
mô hình cán bộ, hội viên nông dân sản xuất hiệu quả cao Ðiển hình như mô hình nuôi cua đinh - baba của bà Trịnh Thị Nguyệt ở ấp Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), chỉ với diện tích khoảng 4.000 mP
2
Pthả nuôi, mỗi năm cho thu nhập
700 triệu đồng Trong sản xuất lúa, Hậu Giang đã xây dựng được 5 điểm chỉ đạo thực hiện cánh đồng mẫu lớn Trên diện tích khoảng 1.314 ha, với sự liên kết, chung tay góp sức của hơn 1.500 hộ nông dân, bước đầu hình thành quy trình canh tác tập trung, quy mô của vùng nguyên liệu lớn Ðiều đó góp phần đẩy nhanh tiến trình cơ giới hóa trên đồng ruộng, xóa dần tập quán sản xuất nhỏ lẻ, nâng cao giá trị lúa gạo khi xuất khẩu
Mô hình HTX cũng đã bắt kịp thị trường, bước đầu gắn kết xã viên, nông dân trong chuỗi sản xuất, cung ứng và tiêu thụ, có cam kết, thỏa thuận với doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, về "đầu vào" và "đầu ra" đôi bên cùng có lợi Theo báo cáo sơ kết của Tỉnh ủy Hậu Giang, từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã phát triển mới 113 HTX Tính đến tháng 6 năm 2015, có 123/188 HTX trong toàn tỉnh hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp, với hơn 5.600 tổ hợp tác Điển hình là HTX cây giống Thạnh Phước nằm trên tuyến đường nhựa Cái Chanh - Ông Hoạch nối tuyến tỉnh lộ 925, thuộc xã Ðông Thạnh, huyện Châu Thành, một trong những HTX được đánh giá có hướng đi khá vững chắc Khởi điểm năm 1999 từ một Câu lạc bộ khuyến nông chỉ vỏn vẹn 16 thành viên, với vốn điều lệ 20 triệu đồng, tổng diện tích 17 ha trồng chanh không hạt, đến nay HTX có 84 xã viên, trong đó có bảy xã viên là cán bộ, đảng viên Vốn điều lệ tăng lên 1,9 tỷ đồng, tổng diện tích canh tác của HTX là 97 ha HTX từng bước tiếp cận thị trường, cụ thể từ sản xuất và cung ứng giống cây ăn trái sạch bệnh, cung ứng phân bón; đến bao tiêu, cung ứng chanh trái không hạt giúp xã viên và gần 300 hộ nông dân các xã lân cận như Ðông Phước, Phú An, Thạnh Xuân với tổng diện tích "vùng chanh" gần 200 ha Ðiểm mới trong trồng chanh không hạt của HTX là thực hiện quy trình VietGap đạt tiêu chuẩn và đủ điều kiện xuất khẩu và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu "Chanh không hạt Hậu Giang" Ðây là loại chanh trái to, vỏ mỏng, vị chua và thơm hơn nhiều giống khác, đạt năng suất cao Chăm sóc cây trưởng thành trong khoảng bốn năm có thể thu hoạch tới một tạ trái/cây/năm Kết quả đạt được của HTX hiện nay không còn hộ nghèo, thu
Trang 27nhập trung bình khoảng 30 triệu đồng/người/năm, trung bình mười hộ có tám hộ khá
và giàu
Trước cơ chế thị trường bộn bề thách thức, nhà nông càng phải nỗ lực vượt lên, sáng tạo, năng động hơn trong cách nghĩ, cách làm trên chính mảnh vườn, thửa ruộng của mình Trên đà xây dựng nông thôn mới, người dân đã nhận thức làm ăn cần sự năng động, tháo vát, bươn chải hơn, "bắt mạch" lượng cung - cầu sản phẩm, để từ đó nâng cao nguồn thu về từ ruộng lúa, vườn cây trái
1.4.2 Bài ho ̣c kinh nghiê ̣m đối với tỉnh Vĩnh Long
Trước hết muốn sử dụng vốn vay tốt và có hiệu quả các nông hộ phải sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hồ sơ vay vốn, tuyệt đối không dùng số tiền vay được để trả nợ hay đem tiêu dùng vì như vậy đến kỳ trả nợ nông hộ không trả được nợ
và ngân hàng sẽ không cho vay tiếp
Thứ hai, các cán bộ ngân hàng cần tư vấn hỗ trợ và giám sát việc sử dụng vốn vay của nông hộ để kịp thời phát hiện những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích sẽ ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ sau này;
Thứ ba, chính quyền địa phương cần giúp đỡ nông hộ trong việc tư vấn hỗ trợ
kỹ thuật sản xuất, đầu tư xây dựng nhà máy, kho, cơ sở chế biến, bảo quản …, cũng
như có các chương trình nhằm giúp nông hộ có thể học hỏi lẫn nhau để cùng nhau làm
ăn có hiệu quả, những mô hình làm ăn có hiệu quả sẽ được cán bộ tuyên truyền để các
hộ có thể học hỏi kinh nghiệm tìm được một mô hình làm ăn có hiệu quả giúp nông hộ
có thể thoát nghèo và làm giàu;
Thứ tư, cần chú trọng nâng cao các công trình thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, giao thông bởi vì đa số người dân sản xuất chính là lúa, hoa màu và trồng cây ăn trái nên nguồn nước rất quan trọng
Thứ năm, các hộ nông dân cần trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất lẫn nhau thông qua các tổ chức như: hợp tác xã, hội phụ nữ, hội nông dân, Đồng thời, các thành viên của hội có thể hỗ trợ vốn cho nhau để sản xuất như: cây giống, con giống…, đối với những hộ làm ăn có hiệu quả cần chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên còn lại để có thể tăng thu nhập và cải thiện mức sống
Trang 28Thứ sáu, để tăng thu nhập các nông hộ cần giảm các chi phí xuống đến mức thấp nhất có thể như: chi phí cho phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống, con giống…;
Thứ bảy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long nên ưu tiên
phát triển mạnh những sản phẩm chủ lực gồm: bưởi Năm roi, cam sành, quýt đường… Ngoài hướng dẫn kỹ thuật canh tác, quy trình VietGap, GlobalGap, cần quan tâm các yếu tố hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập của người dân, khẳng định thế mạnh cạnh tranh của mỗi loại cây trái
Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về hiệu quả
sử dụng vốn vay của nông hộ Qua nghiên cứu rút ra một số kết luận sau đây:
- Nông hộ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp và đời sống còn nhiều khó khăn do thiếu vốn sản xuất nông nghiệp, để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ cần có những giải pháp quan trọng là đầu tư vốn cho nông hộ thông qua tín dụng nông thôn
- Tín dụng nông thôn đạt hiệu quả thì cần mở rộng quy mô cho vay và hình thức cho vay cần đa dạng: vừa giúp nông hộ thoát khỏi đói nghèo, ổn định xã hôi, đồng thời đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng
- Hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố; trong
đó, có một số yếu tố quan trọng mang tính quyết định Bao gồm, các nhân tố khách quan lẫn chủ quan Việc nghiên cứu các nhân tố tác động này, nhằm để biết được nguyên nhân và tồn tại của nó, để từ đó có giải pháp khắc phục những tồn tại
- Trong luận văn này đã đưa ra một số chỉ tiêu, bao gồm các nhóm định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ Những vấn đề được đề cập trong chương 1 sẽ là tiền đề cơ bản cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn
Trang 29CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA
NÔNG HỘ TẠI TỈNH VĨNH LONG
2.1 Giới thiệu sơ lược về tỉnh Vĩnh Long
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, giữa sông Tiền và sông Hậu Trong nhiều năm qua, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp với nhiều công trình hữu ích, góp phần không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo cảnh quan và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của cư dân tỉnh nhà
Vĩnh Long hiện là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước, đặc biệt nằm trong vùng tứ giác phát triển cây ăn trái lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng phát triển cây lúa, hoa màu, cây ăn quả lớn, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu Vĩnh Long có tiềm năng lớn về phát triển du lịch (du lịch sinh thái, lịch sử văn hóa, hội nghị, hội thảo, thương mại )
2.1.1.1 Về nông nghiệp
Vĩnh Long có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: quỹ đất nông nghiệp năm 2014 gần 119 ngàn ha, chiếm 78,23% diện tích tự nhiên; nằm giữa sông Tiền và sông Hậu nên đất đai màu mỡ, lại đảm bảo đủ nước ngọt quanh năm phục vụ phát triển ngành nông nghiệp theo hướng toàn diện Khai thác những lợi thế đó, tỉnh Vĩnh Long đã phân bổ sản xuất nông nghiệp theo hướng: khu vực đất liền sẽ tập trung trồng lúa, cây ăn quả, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi bò, lợn, gà và nuôi trồng thuỷ sản; các cù lao trên sông là nơi có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp trồng các loại cây ăn quả đặc sản, nuôi cá trong các mương vườn, vùng bãi bồi ven sông, ven cù lao Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp, đem lại giá trị thu nhập cao hơn cho người nông dân và phá thế độc canh cây lúa, tỉnh Vĩnh Long chủ trương đưa giá trị kinh tế từ vườn cây ăn quả thành thế mạnh thứ hai sau cây lúa Đặc biệt, đã hình thành nhiều vùng chuyên canh cây đặc sản như: cam sành ở Tam Bình, bưởi Năm Roi ở Bình Minh, nhãn, chôm chôm ở Long Hồ…
Trang 30Do làm tốt công tác thuỷ lợi, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa tăng theo từng năm Vì thế, tuy diện tích gieo trồng lúa giảm, nhưng sản lượng lúa vẫn tăng và đã đạt trên 1 triệu tấn Bên cạnh đó, việc đưa rau màu xuống ruộng đã tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Vĩnh Long Chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu và luân canh cây màu trên ruộng lúa diễn ra rộng khắp Những mô hình chuyên canh rau màu an toàn, mô hình 3 vụ màu/năm; 2 lúa - 1 màu, 2 màu - 1 lúa, 1 lúa - 3 màu…, các vùng chuyên canh màu tập trung đã và đang hình thành đã mang lại giá trị cao trên 1 đơn vị diện tích
Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng có những chuyển biến tích cực Đến nay, toàn tỉnh có trên 350 ngàn con heo, gần 70 ngàn con bò và gần 5 triệu con gia cầm Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh theo hướng phát triển các mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh và các mô hình xen canh Đến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản gần 2,5 ngàn ha, trong đó khoảng 450 ha nuôi cá tra thâm canh và khoảng 650 lồng bè nuôi cá, cho sản lượng hàng năm khoảng 150 ngàn tấn và chủ yếu làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu
2.1.1.2 Về công nghiệp
Vĩnh Long luôn là một trong các tỉnh đứng đầu cả nước trong việc thu hút đầu
tư, thông qua những chính sách mời gọi hợp lý, cởi mở và cho thấy vẫn còn nhiều tiềm năng đầu tư, phát triển
Cơ sở hạ tầng: Gồm 02 khu công nghiệp Hoà Phú và Bı̀nh Minh, 01 tuyến công
nghiệp và sẽ có 3 khu công nghiệp mới cùng với các cụm công nghiệp
Ngoài các khu công nghiệp hiện hữu, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Vĩnh Long quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp Đông Bình với diện tích 350 ha; Khu công nghiệp An Định với diện tích 200 ha và Khu công nghiệp Bình Tân với diện tích
400 ha Tuyến công nghiệp Cổ Chiên: Khu IV với diện tích 30 ha, san lấp đạt 72% khối lượng và đã có 2/5 doanh nghiệp hoạt động, vốn đăng ký đầu tư là 7,4 triệu USD
và 1.394 tỷ đồng
Trang 31Hàng thủ công mỹ nghệ: Nhu cầu thị trường xuất khẩu về những sản phẩm này tiếp tục tăng mạnh, đồng thời tạo nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là ở khu vực nông thôn;
Tân dược: Là sản phẩm truyền thống của Vĩnh Long, đang chiếm thị phần khá lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long và trong nước Cùng với mức sống dân cư tăng, nhu cầu về các loại thuốc sẽ tăng Đây là một lợi thế cần được duy trì và phát huy
Sản phẩm công nghiệp nhẹ: Thị trường xuất khẩu và trong nước đối với những loại sản phẩm này còn lớn, đặc biệt là các thị trường châu Âu và Bắc Mỹ
Sản phẩm cơ khí: Đây là sản phẩm có nhiều tiềm năng Vı̃nh Long là vùng sông nước nên nhu cầu về đóng mới và sửa chữa tàu thuyền cần được duy trì và phát huy; cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nhu cầu về các loại sản phẩm cơ khí chế tạo, cơ khí sẽ phát triển mạnh trong tương lai
2.1.1.3 Nguồn nhân lực
Dân số tỉnh Vĩnh Long trên 1 triệu người, trong đó dân số nông thôn chiếm trên 80% nhưng bình quân đất canh tác thấp Đây là nguồn lao động cho hoạt động sơ chế, gia công trong thời điểm nông nhàn và các công đoạn không đòi hỏi tay nghề cao, lao động theo kiểu ly nông mà không ly hương
Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số toàn tỉnh Tỷ lệ này khá cao so với bình quân chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước Đây vừa là tiềm năng, song cũng là sức ép lớn về tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội khác trên địa bàn
Mạng lưới đào tạo được mở rộng, đến nay toàn tỉnh đã có 03 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 03 trường trung học chuyên nghiệp Mạng lưới dạy nghề có trường trung cấp dạy nghề và công nhân kỹ thuật là trường Trung cấp Nghề Vĩnh Long và Trung cấp Nghề số 9 cùng với nhiều cơ sở đào tạo nghề của tỉnh và huyện, thị, thành phố có khả năng đào tạo được số lượng khá lớn học sinh, sinh viên cho tỉnh và các tỉnh trong vùng
Hiện nay tỉnh đang thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực, phấn dấu năm 2015 tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật lên khoảng 55% và năm 2020
Trang 32khoảng 65-66% Đây là nguồn lực hết sức cần thiết cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong những năm tới
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1 Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của tỉnh chủ yếu là phù sa nhưng do đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển được phân loại như sau:
Đất xáo trộn (đất vượt liếp, đất xáng thổi): có diện tích 56.528 ha (chiếm
38,25% diện tích đất tự nhiên) Đây là loại đất líp bao gồm đất vườn thổ cư, khu dân
cư đô thị, đất trồng cây lâu năm và cây ăn trái
Đất phù sa: có 30.683 ha (chiếm 20,76% diện tích đất tự nhiên) ven sông Tiền,
sông Hậu và khu vực các cù lao thuộc huyện Long Hồ, TX Bình Minh, Bình Tân, Trà
Ôn và Vũng Liêm Người dân địa phương tận dụng điều kiện đất, kết hợp với khai thác thị trường nông sản để thực hiện đa dạng hoá cây trồng trên các vùng đất nầy
Đất cát: có diện tích 275 ha, chiếm 0,19% diện tích đất tự nhiên Chất lượng
đất cân đối tốt các thành phần NPK, thích hợp cho phát triển ngành trồng trọt Vùng đất ngập nước thích hợp cho việc trồng lúa, vùng đất bãi bồi ở các cù lao thích hợp cho việc phát triển các loại cây ăn quả
Đất sét của tỉnh có tổng trữ lượng là trên 200 triệu mP
3
Pcó chất lượng khá tốt Trữ lượng có khả năng khai thác là 100 triệu mP
3
P
Sét được phân bố dưới lớp canh tác nông nghiệp với chiều dày tầng sét từ 0,4 – 1,2 m và phân bố ở hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh Chất lượng đất sét thích hợp cho sản xuất gốm mỹ nghệ xuất khẩu tập trung Tân Mỹ, huyện Trà Ôn; Ngãi Tứ, huyện Tam Bình; Tân Quới, huyện Bình Tân, chiếm
từ 30-40% và chất lượng sét thích hợp cho sản xuất gạch ngói - vật liệu xây dựng, tập trung ở rải rác các huyện trong tỉnh
Hiện nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng bền vững, trong
đó tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ Mặt khác, do quá trình thực hiện mục tiêu đô thị hoá – công nghiệp hoá đã tác động trực tiếp lên quỹ đất nông nghiệp của tỉnh nên hàng năm diện tích đất nông nghiệp giảm trên 400 ha cho mục đích phi nông nghiệp
Trang 332.1.2.2 Tài nguyên cát lòng sông
Tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long chủ yếu tập trung ở các tuyến sông lớn: sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông Bang Tra Cát sông của tỉnh thuộc dạng cát san lấp, phân bố tại 11 thân mỏ cát nằm rải rác trên 03 tuyến: sông Tiền, Sông Hậu và sông Cổ Chiên thuộc địa bàn tất cả 08 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Khai thác, sử dụng cát lòng sông với mục đích khơi thông dòng chảy của các con sông và phục vụ cho nhu cầu san lấp mặt bằng trong xây dựng
2.1.2.3 Khí thiên nhiên
Hiện nay có khoảng 25 hộ dân khoan giếng nước dưới đất, phát hiện các túi khí phát ra và đốt cháy được nên đã khai thác sử dụng “gas” dùng làm nhiên liệu phục vụ cho sinh hoạt gia đình từ các túi khí tự nhiên trong lòng đất này Tuy nhiên do chưa điều tra, khảo sát để khoanh định vị trí, xác định thành phần, trữ lượng, chất lượng các túi khí nầy để có biện pháp quản lí, xử lý việc khai thác sử dụng khí tự nhiên dưới lòng đất một cách tiết kiệm, hiệu quả và an toàn
2.1.2.4 Tài nguyên sinh vật
Vĩnh Long có hệ động vật và thực vật phong phú, đa dạng, có nhiều loại quí hiếm Thảm thực vật trên đất nông nghiệp bao gồm tập đoàn cây ngắn ngày và cây dài ngày Cây ngắn ngày chủ yếu là lúa nước, phân bố khắp toàn tỉnh và vùng ĐBSCL Lúa nước là cây có qui mô phát triển hàng đầu so với các loại cây ngắn ngày khác, nó thích hợp với môi trường sinh thái của ĐBSCL và sẽ còn phát triển mạnh Bên cạnh cây lúa nước, Vĩnh Long còn có hầu hết các loại cây ngắn ngày nhiệt đới như màu lương thực, cây công nghiệp, rau quả và cây thuốc
Trong tập đoàn cây dài ngày có dừa, cây ăn quả (xoài, chôm chôm, nhãn, cam, quít, chanh, bưởi, măng cụt, sầu riêng ) Đặc biệt, bưởi Năm Roi ở Bình Minh và cam Sành ở Tam Bình là hai đặc sản mà không nơi nào ở ĐBSCL có chất lượng bằng và là sản phẩm xuất khẩu có triển vọng
Hệ động vật cũng rất phong phú: lợn, bò, trâu, gà, vịt đều đã được thuần
dưỡng từ rất lâu đời; những giống nhập ngoại cũng được thích nghi tốt với môi trường địa phương Nguồn tài nguyên thuỷ sản rất phong phú, gồm thuỷ sản nước ngọt và lợ
Trang 34Vĩnh Long có 3 sinh hệ thuỷ sản chính: hệ kênh rạch; hệ hồ ao mương vườn; và hệ ruộng lúa, là tiềm năng phát triển thuỷ sản chưa được khai thác tốt
Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long với 109 xã, phường, thị trấn ( 94 xã, 5 thị trấn và 10 phường)
Tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, đứng thứ 12/13 các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long Diện tích đất nông nghiêp 118.918,5ha, chiếm 78,23%; đất phi nông nghiêp 33.050,5ha, chiếm 21,74% Trong đất nông nghiệp, đất canh tác cây hàng năm 72.565,4ha, chiếm 47,73% diện tích tự nhiên; trong đó chủ yếu là đất lúa (71.069,2ha); đất trồng cây lâu năm 45.372,4ha, chiếm 29,85%; mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 942,2 ha, chiếm 0,62%
2.2.2 Dân số - lao động
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2014 là 1.046,39 ngàn người (nam 49,32%, nữ 50,68%; thành thị 16,76%, nông thôn 83,24%, chiếm 6,8% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 1,4% dân số cả nước Mật độ dân số 684 người/kmP
2
P
; thành phố Vĩnh Long có mật độ dân số cao nhất với 2.934 người /kmP
2
P
; thấp nhất là huyện Trà Ôn với 509 người/kmP
2
P
Người Kinh chiếm khoảng 97,3%, các dân tộc khác chiếm 2,7% (người Khmer 21.820 người, chiếm gần 2,1%, người Hoa 4.879 người và các dân tộc khác 216 người) Người Kinh phân bố đều ở các nơi; người Khmer sống tập trung ở 48
ấp, 10 xã và 01 thị trấn thuộc 04 huyện Trà Ôn, Tam Bình, thị xã Bình Minh, Vũng Liêm; người Hoa tập trung ở thành phố Vĩnh Long và các thị trấn
Trang 35Lao động từ 15 tuổi trở lên 630.195 người (nam 338.081, nữ 292.024; thành thị 87.514, nông thôn 542.940) Lao động từ 15 tuổi đang làm việc 613.045 người (thành thị 89.902 lao động, nông thôn 523.143 lao động); nhà nước 30.983 người (5,05%), ngoài nhà nước 566.020 người (92,33%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16.042 người (2,62%)
Về cơ bản, hệ thống tài chính phục vụ nông thôn ở Việt Nam gồm:
- Khu vực chính thức: Các Ngân hàng thương mại quốc doanh: Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Đầu tư
và phát triển, các quỹ tín dụng nhân dân và các ngân hàng thương mại cổ phần
các tổ chức phi chính phủ
đình, thân nhân, bạn bè và láng giềng, từ những người cho vay lãi và các hội (họ/hụi)
NHNN & PTNT được thành lập năm 1988, sau khi tách ra từ bộ phận tín dụng của ngân hàng Nhà nước, thực sự hoạt động vào thàng 12/1990, sau khi Luật ngân hàng có hiệu lực kể từ ngày 1/10/1990 NHNN & PTNT tiếp quản mạng lưới chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp ở nông thôn, tính cuối năm 2001 NHNN & PTNT
có 2.600 chi nhánh trên toàn quốc
Để tăng cường phạm vi phục vụ khách hàng nônng thôn, NHNN & PTNT đã thành lập các tổ chức cho vay lưu động, đặt văn phòng giao dịch ở các cấp cơ sở Đến cuối năm 1998, ngoài trụ sở chính ở Hà Nội và 2 văn phòng các vùng, NHNN & PTNT có chi nhánh ở 64 tỉnh thành, 527 chi nhánh quân huyện, 604 chi nhánh ngân hàng liên xã và 75 tổ cho vay lưu động Ngân hàng đã áp dụng hình thức cho vay theo cùng nhóm cùng chịu trách nhiệm chung Mỗi nhóm có từ 10 đến 20 người, thoả thuận cùng chịu trách nhiệm chung Mỗi nhóm có từ 10 đến 20 người cùng chịu trách nhiệm trả nợ Cán bộ ngân hàng giữ liên hệ mật thiết với nhóm trưởng Tuy nhiên, không có
Trang 36đơn xin vay chung cả nhóm, mỗi nhóm đơn xin vay sẽ được giải quyết cá nhân, ngân hàng còn phối hợp với những tổ chức quần chúng để cung cấp các dịch vụ tài chính cho hội viên các tổ chức tài chính đó Những hiệp hội tổ chức như: Hội Liên Hiệp Phụ
Nữ, Hội nông dân đứng ra thành lập những nhóm người bảo lãnh để vay tiền, và có đảm bảo chung sẽ hoàn trả nợ vay Nhờ đó, ngân hàng đã nhanh chóng mở rộng đối tượng khách hàng phục vụ
Hoạt động của Ngân hàng phục vụ Người nghèo tiếp tục tăng trưởng ổn định, đến cuối năm 2002, nguồn vốn đạt 7.083 tỷ đồng, dư nợ 7.022 tỷ đồng Tuy nhiên, bước vào thời kỳ mới, mô hình tổ chức và hoạt động của ngân hàng người nghèo đã tỏ
ra không phù hợp, có những tồn tại, vướng mắc sau:
- Do Ngân hàng phục vụ Người nghèo nằm trong Ngân hàng Nông nghiệp, bộ máy tổ chức cán bộ, kế hoạch hoạt động do Ngân hàng Nông Nghiệp quản lý, vì vậy tạo nên sự lẫn lộn giữa hoạt động kinh doanh thương mại và chính sách Từ đó, làm sụt giảm sức mạnh tài chính của Ngân hàng thương mại, đồng thời tạo cho Ngân hàng thương mại tư tưởng ỷ lại, bao cấp
Theo đề án tái cơ cấu 2001-2010 được Chính phủ phê duyệt tháng 10/2001, các hoạt động chính sách phải tách khỏi Ngân hàng Nông nghiệp Ngân hàng phục vụ Người nghèo danh nghĩa hoạt động độc lập, nhưng thực chất là một bộ phận của Ngân hàng Nông nghiệp nên khó có điều kiện phát triển theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Đến cuối năm 2005, tổng nguồn vốn đạt 20.109 tỷ đồng, trong đó đáng chú ý là vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước được 6.586 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,75% tổng nguồn vốn Tổng dư nợ đạt 18.426 tỷ đồng Trong đó, dư nợ cho vay hộ nghèo và giải quyết việc làm chiếm tỷ trọng 91%, dư nợ bình quân một hộ nghèo đạt hơn 4 triệu đồng, số hộ nghèo và hộ vay giải quyết việc làm hơn 4,1 triệu hộ (Đỗ Tất Ngọc, 2005)
Với những đặc điểm của NHCSXH như vậy, hoạt động cho vay hộ nghèo chắc chắn sẽ phát triển mạnh, vững chắc Số hộ được vay và mức dư nợ bình quân sẽ tăng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống hộ nông dân
Trang 372.3.1.3 Hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND)
Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) là tổ chức tín dụng hợp tác, cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm QTDND hoạt động chủ yếu ở khu vực nông thôn theo Luật hợp tác xã, Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng Vì vậy, có thể coi là một dạng tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ
Hệ thống QTDND được thành lập vào tháng 3/1993 theo Quyết định số 390/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Sau giai đoạn thí điểm (1993-1999) và củng
cố, chấn chỉnh (2000-2003) Từ năm 2004, hệ thống QTDND được hoàn thiện và phát triển vững chắc Mô hình tổ chức QTDND gồm Hội sở chính, 24 chi nhánh và 905 QTDND cơ sở; hoạt động trên 53 tỉnh, thành phố; thu hút 966.540 thành viên tham gia Các quỹ tín dụng cơ sở có tổng nguồn vốn 5.853 tỷ đồng, tổng dư nợ 5.087 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0,66% Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương với vai trò ngân hàng đầu mối của hệ thống QTDND, điều hoà vốn và đảm bảo khả năng thanh khoản,
có nguồn vốn 2.329 tỷ đồng, dư nợ cho vay 2.021 tỷ đồng (Đỗ Tất Ngọc, 2005)
Với mạng lưới trải rộng các cấp hành chính, các tổ chức quần chúng đóng vai trò đặc biệt trong việc đem tín dụng đến tận người dân ở cơ sở Các tổ chức này hỗ trợ chính phủ trong việc cho vay theo những chương trình của nhà nước như: Chương trình quốc gia về Xóa đói giảm nghèo, Chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, Chương trình giải quyết việc làm Ngoài ra, các tổ chức này được xem là “người môi giới” giữa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn/Ngân hàng chính sách xã
hội và người đi vay Họ cũng hỗ trợ ủy ban nhân dân địa phương thành lập những nhóm cùng chịu trách nhiệm để bảo lãnh cho các khoản vay ở cấp xã Để đổi lại dịch
vụ này, các tổ chức quần chúng nhận hoa hồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn/Ngân hàng Chính sách xã hội
Những tổ chức quần chúng tham gia tích cực vào hoạt động tiết kiệm và tín dụng là Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Cựu chiến binh,… Trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ được xem là thành công nhất trong việc đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính của các hội viên Tuy chủ yếu dựa vào nguồn