1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động kinh doanh quốc tế của coca – cola tại việt nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế

24 3K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 61,24 KB

Nội dung

Trong kinh doanh quốc tế, hình thức đầu tư trực tiếp là hình thức phát triểncao nhất xong cũng phức tạp nhất.Đây là hình thức thâm nhập thị trường đòi hỏicác nhà đầu tư phải xem xét mọi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BỘ MÔN KINH DOANHQUỐC TẾ

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

(Bản chính)

Đề tài

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA COCA – COLA TẠIVIỆT NAM

TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NỀN KINH TẾ

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hường.

Sinh viên: Nguyễn Đức Anh (098765 6322)

Trang 2

Trong kinh doanh quốc tế, hình thức đầu tư trực tiếp là hình thức phát triểncao nhất xong cũng phức tạp nhất.Đây là hình thức thâm nhập thị trường đòi hỏicác nhà đầu tư phải xem xét mọi khía cạnh từ môi trường đầu tư đến các yếu tốthuộc bản thân doanh nghiệp.

Việt Nam, từ một quốc gia lạc hậu nghèo nàn với các nghành nghề hoạt độngyếu kém và chủ yếu là tập trung vào nông nghiệp, các ngành kinh tế khác thì thiếuthốn về cơ sở vật chất , thiếu nền tảng khoa học do đó khi chuyển đổi sang nền kinh

tế thị trường nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn Việc xây dựng nên các chính sách,ban hành các bộ luật, xây dựng cơ sở hạ tầng, còn nhiều hạn chế Tất cả nhữngđiều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều tới các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh vàoViệt Nam từ những năm 90 của thế kỉ 20, trong đó có COCA – COLA

COCA – COLA là  một tập đoàn lớn với sự hiện diện ở hơn 200 quốc giaThương  hiệu COCA-COLA được mọi người ở hầu khắp các nước trên thế giới biếtđến Đây cũng là thương hiệucó giá trị lớn nhất thế giới với hơn 70 tỷ USD.Ngoài

ra COCA - COLAcòn được đánh giá là một trong những tập đoàn có hoạt độngkinh doanh đạt hiệu quả Ở Việt Nam cũng vậy, COCA – COLA trong những nămgần đây luôn được biết đến là Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với số vốn đầu

tư tăng kèm theo đó là mở rộng quy mô cũng như mạng lưới phân phối sản phẩmcủa mình tới mọi miền của nước ta

Nội dung nghiên cứu gồm 3 vấn đề lớn nằm trong 3 chương:

CHƯƠNG 1: Hoạt động kinh doanh của COCA – COLA trong quá trìnhchuyển đổi nền kinh tế của Việt Nam

CHƯƠNG 2: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp của công ty COCA - COLA CHƯƠNG 3: Định hướng phát triển của công ty COCA – COLA

Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, nên bài viết của em có thể còn nhiềuthiếu sót Em mong nhận được sự đóng góp và phê bình từ cô để bài viết được hoànthiện hơn trong các lần sau

Em xin chân thành cảm ơn ạ!

Trang 3

CHƯƠNG 1 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH COCA – COLA TRONG QUÁ TRÌNH

CHUYỂN ĐỔI NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM.

Cũng như một số công ty nước ngoài khác, Coca – cola với bề dày hơn 100năm tồn tại và phát triển huy hoàng cho tới ngày nay, một trong những thành cônglớn nhất và vang dội nhất của công ty mà bất kỳ một công ty nào cũng phải mơước Đó chính là thương hiệu Coca – cola với giá trị lớn trên thế giới (khoảng 70 tỷUSD) Để có được điều này không phải ngày một ngày hai, không phải chỉ cần cómột chiến lược nào đó là có được mà nó phải được xây dựng trên một cơ sở chiếnlược hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể trong từng giai đoạn, trongsuốt hơn một thế kỷ tồn tại  

Vào năm 1960 lần đầu tiên Coca – Cola xuất hiện tại Việt Nam.Nhưng mãiđến tháng 2 năm 1994, Coca – Cola mới trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinhdoanh lâu dài.Trong giai đoạn này nền kinh tế của Việt Nam còn rất lạc hậu, tạithời điểm này Việt nam đang là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.Với một quốcgia lạc hậu nghèo nàn các nghành nghề hoạt động yếu kém, thiếu thốn về cơ sở vậtchất, về nền tảng khoa học do đó không thể làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế,một hạn chế rõ nhất của nước ta lúc đó là sản phẩm được phân phối bằng temphiếu.Và điều đó đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho công ty Coca – Cola tiêu thụ sảnphẩm trong thị trường Việt Nam

Tháng 8 – 1995 Liên doanh đầu tiên giữa Coca – Cola Đông Dương và công

ty Vinafimex được thành lập có trụ sở tại miền Bắc Cũng trong năm đó một liêndoanh nữa của Coca – Cola được thành lập có trụ sở tại miền nam Coca Cola làmột trong những trường hợp điển hình cho việc liên doanh với doanh nghiệp khimới thâm nhập thị trường Việt Nam Công ty Coca – Cola muốn "dựa" vào doanhnghiệp trong nước để nhờ giải quyết thủ tục hành chính, giấy tờ.và mong muốn tìmđược sức mạnh nội lực của các doanh nghiệp Việt Nam

Tháng 12 năm 1986, đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp và

đề ra đường lối đổi mới kinh tế Đó là chuyển sang nền kinh tế thị trường có sựquản lí của nhà nước Tháng 10/1998, Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các công

ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.Các liên doanh củaCoca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-ColaĐông Dương và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-

Trang 4

Cola Chương Dương - miền Nam Tháng 3 đến tháng 8/1999, liên doanh tại ĐàNẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sở hữu tương tự Điều này đã gây rấtnhiều khó khăn cho COCA – COLA buộc công ty phải đưa ra những chiến lược,chính sách để thâu tóm toàn bộ các doanh nghiệp thuộc liên doanh.

Khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa đã tạo ra cho Coca – Cola dễ dàng hơntrong việc tiếp cận khách hàng và tiêu thụ sản phẩm.Nên công ty đã đẩy mạnh pháttriển các chiến lược về marketing để quảng bá thương hiệu một cách mạnh mẽ, xâydựng kênh phân phối rất rộng rãi.Nhưng Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gaygắt đến từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước của ngànhnước giải khát cũng chuyển động.  Với chất lượng lao động của Việt Nam còn yếukém mà Coca – Cola muốn có được đôi ngũ nhân viên tiếp thị tốt nhất đến vớingười tiêu dùng, và công nhân, lãnh đạo của công ty đã phải vạch ra những chiếnlược cũng như hoạt động kinh doanh cụ thể cho từng thời kì, giai đoạn để Coca –Cola có những bước đi vững và đạt hiệu quả cao nhất

luan-van/de-tai-mot-so-giai-phap-day-nhanh-tien-trinh-chuyen t-chc-s-kin

Trang 5

http://tochucsukien.org.vn/tin-tuc/chia-se-tu-chuyen-gia/81-quy-trinh-CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA COCA – COLA TRONG QUÁ TRÌNH

CHUYỂN ĐỔI NỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

2.1 Sơ lược về công ty COCA – COLA

Được thành lập hơn 100 năm qua, Coca-cola đã có mặt trên 200 quốc giatrong đó có Việt Nam với 300 loại đồ uống khác nhau Một triết lý xuyên suốtquá trình hoạt động kinh doanh đó là câu khẩu hiệu “Công ty Coca-cola tồntại đểđem lại lợi ích và sự sảng khóai cho tất cả mọi người, có liên quan đếnhoạt độngcủa công ty.” Và cùng với nó công ty Coca-cola đã trải qua cácbước phát triểnthăng trầm sau:

Bước ngoặc đầu tiên trong lịch sử thành công của Coca-cola là sự phát

minh và phát triển hình dáng chiếc chai và hệ thống đóng chai được phát triểncho đến bây giờ Chiếc chai đem lại hiệu quả hình ảnh cho sản phẩm Coca -Colamạnh đến mức nếu hỏi hầu hết mọi người khi nhìn thấy hình dáng củanó khôngmang trên mình bất kể nhãn hiệu nào thì họ đều trả lời đó là chaiCoca - Cola, vàcũng bằng việc phát triển hệ thống các nhà máy đóng chai(Bottling Plant ) trênkhắp thế giới, các hãng đóng chai ("Bottler") đã cungcấp cho người tiêu dùngnhững sản phẩm Coca-Cola với giá cả rất phải chăng8 mà chất lượng không hềthay đổi Nó mở ra một hướng phát triển mới khôngchỉ cho ngành hàng nước giảikhát mà còn nhiều ngành hàng khác như hoámỹ phẩm, may mặc, điện tử về việcđầu tư sang nước khác những công đoạnđơn giản hoàn thành sản phẩm.

Năm 1960, Coca-cola lần đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam.Tháng 2 năm

1994, Coca-cola trở lại Việt Nam trong vòng 24 giờ sau khi Mỹ xoá bỏ lệnh cấmvận thương mại đối với Việt Nam

Tháng 8 năm 1995, công ty TNHH Coca-cola Indochina Pte (CCIL) đã liêndoanh với Vinafimex, một doanh nghiệp nhà nước thực thuộc bộ nông nghiệp vàphát triển nông thôn hình thành nên Công ty thức uống có gas Coca-cola Ngọc Hồi

ở Hà Nội vào tháng 9 năm 1995, CCIL liên doanh với Công ty nước giải khátChương Dương, hình thành nên Công ty TNHH thức uống có gas Coca-colaChương Dương ở TPHCM Tháng 1 năm 1998, CCIL tiếp tục liên doanh với Công

ty nước giải khát Đà Nẵng, hình thành nên Công ty TNHH thức uống có gas cola Non nước

Trang 6

Coca-Tháng 10 năm 1998, Chính phủ chấp thuận liên doanh tại miền Nam chuyểnsang hình thức công ty 100% vốn nước ngoài.

Tháng 3 năm 1999, Chính phủ cho phép Coca-Cola Đông Dương mua lạitoàn bộ cổ phần tại Liên doanh ở miền Trung

Tháng 8 năm 1999, Chính Phủ cho phép chuyển liên doanh Coca Cola Ngọc Hồi ở sang hình thức doanh nghiệp 100% VNN với tên gọi Công ty nước giải khát Coca-Cola Hà nội

Tháng 1 năm 2001, Chính Phủ Việt nam cho phép sát nhập 3 doanh nghiệp tại 3 miền Bắc, Trung, Nam thành một công ty thống nhất gọi là Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt nam, có trụ sở chính đóng tại Thủ Đức, thành phố

Hồ Chí Minh và 2 chi nhánh tại Hà Tây và Đà Nẵng

2.2 Chính sách đổi mới nền kinh tế của Đảng và nhà nước.

2.2.1 Về “mô hình” xã hội chủ nghĩa

Trước đây, “mô hình” xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam cũng như hầu hết cácnước xã hội chủ nghĩa tiến hành xây dựng là xã hội được đối lập hoàn toàn với xãhội tư bản chủ nghĩa.Tất cả những vấn đề tồn tại trong xã hội tư bản, như sở hữu tưnhân, sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường… đều không được chấp nhận trong xãhội xã hội chủ nghĩa.Tính chất, trình độ phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa đượcquy về tốc độ và quy mô thiết lập sở hữu công cộng và sở hữu tập thể Nền kinh tếđược vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp Đây là cơchế kinh tế được hình thành ở Liên Xô trong những năm tiến hành công nghiệp hóa

và sau đó, được áp dụng trong tất cả các nước xã hội chủ nghĩa mà kết quả là, vàocuối những năm 70 – đầu những năm 80 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa

và Việt Nam đã lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội

Từ năm 1986 đến nay, thông qua các kỳ Đại hội (VI, VII, VIII, IX và X), nhận thức

về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn;

hệ thống quan niệm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam đã được hình thành trên những nét cơ bản Xã hội xã hội chủ nghĩa

mà Việt Nam xây dựng là một "xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ,văn minh; do dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sảnxuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóngkhỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàndiện…; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì

Trang 7

nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác vớinhân dân các nước trên thế giới”.

Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, được phát triển tớitrình độ cao dưới chủ nghĩa tư bản, nhưng tự bản thân nó không đồng nghĩa với chủnghĩa tư bản… Sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện để xây dựng chủ nghĩa

xã hội vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”;

“con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnhphúc, phát triển toàn diện Kinh tế thị trường hiện đại là phương tiện để tạo dựngchức năng xã hội; là bản chất, mục tiêu và phương tiện để xây dựng xã hội xã hộichủ nghĩa Đây là đổi mới nhận thức rất căn bản về chủ nghĩa xã hội

2.2.2 Đổi mới chế độ sở hữu và thành phần kinh tế

Trước Đại hội VI, trong nhận thức cũng như trong hành động thực tế, chế độ

sở hữu với nhiều hình thức sở hữu đan xen, hỗn hợp và nền kinh tế nhiều thànhphần với nhiều hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh khác nhau không được thừanhận Chế độ sở hữu được quy về hai hình thức chính là sở hữu toàn dân và sở hữutập thể Nền kinh tế chia thành hai bộ phận: kinh tế xã hội chủ nghĩa (gồm quốcdoanh và tập thể) và kinh tế phi xã hội chủ nghĩa (gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ) Cáchình thức sở hữu toàn dân, tập thể và các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa đượctạo điều kiện thuận lợi để phát triển, còn các hình thức sở hữu và thành phần kinh

tế phi xã hội chủ nghĩa thì không những không có điều kiện phát triển, mà còn bịcải tạo, thu hẹp dần và tiến tới bị thủ tiêu, xóa bỏ Đến Đại hội VI, quan điểm đó đãđược thay đổi một cách căn bản, khi chúng ta xác định rằng: Quá trình từ sản xuấtnhỏ đi lên sản xuất lớn ở nước ta là quá trình chuyển nền kinh tế còn nhiều tínhchất tự cấp, tự túc thành nền kinh tế hàng hóa Đây là điểm đột phá trong lý luận về

mô hình phát triển Trước đó, trong các văn kiện chỉ mới nói tới việc sử dụng quan

hệ hàng hóa – tiền tệ, thì nay đã khẳng định là chuyển nền kinh tế tự cung, tự cấpsang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Sau này, tại các Đại hội VII, VIII, IX

và X, chúng ta đã hoàn chỉnh quan niệm về các thành phần kinh tế và chế độ sởhữu trong thời kỳ định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là:

- Về chế độ sở hữu, trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân)hình thành nhiều hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nước; sở hữu tập thể; sở hữu tưnhân; sở hữu hỗn hợp; sở hữu nước ngoài

- Nền kinh tế nhiều thành phần là nền kinh tế bao gồm: Kinh tế nhà nước;kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản, tư nhân; kinh tế tư bản nhà

Trang 8

nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Các thành phần kinh tế này có các hìnhthức tổ chức kinh doanh đa dạng với sự đan xen, hỗn hợp của các loại hình sở hữu.Trên cơ sở đổi mới quan niệm về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủnghĩa xã hội, các Đại hội VI, VII, VIII, IX và X đều chủ trương thực hiện nhấtquán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa Trong nền kinh tế ấy, như khẳng định của Đại hội X, “các thành phần kinh

tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâudài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lựclượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môitrường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển Kinh tế nhànước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh

tế quốc dân Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực củanền kinh tế”

2.2.3 Về tiến trình đổi mới hệ thống thể chế kinh tế

Có thể khái quát tiến trình đổi mới hệ thống thể chế kinh tế qua các giai đoạnchính như sau:

- Giai đoạn 1979 – 1981: Năm 1979, Nghị quyết về lưu thông phân phối củaHội nghị Trung ương 6 khóa IV đã mở đường cho việc áp dụng cơ chế “kế hoạch 3phần”, cho phép doanh nghiệp nhà nước bán sản phẩm vượt kế hoạch pháp lệnh rathị trường tự do Năm 1981, chính sách khoán 100 trong nông nghiệp với nội dungkhoán sản phẩm theo công việc và được bán sản phẩm vượt khoán trên thị trường

tự do đã được ban hành và thực hiện

Đây là hai điểm đột phá thị trường đầu tiên ở hai lĩnh vực kinh tế chủ chốt, tạođộng lực phát triển cho doanh nghiệp, tập thể và người lao động

- Giai đoạn 1985 – 1987: Trong giai đoạn này, chúng ta đã thay đổi nguyêntắc hoạt động của các chủ thể hoạt động trong hai lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế

là công nghiệp và nông nghiệp; đồng thời xây dựng cơ chế hoạt động để thực hiệnnguyên tắc hoạt động mới giữa các chủ thể kinh tế thông qua thị trường nhờ ápdụng chính sách mới về giá, lương, tiền

Có thể nói, hai thay đổi này đã “cởi trói” cho các cá nhân và tập thể, song đómới chỉ là thay đổi ở cấp vĩ mô Đại hội VI (12 – 1986) đã công bố chủ trương thựchiện đổi mới toàn diện về kinh tế – xã hội với nội dung kinh tế cốt lõi là thay đổi cơchế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp bằng cơ chế thị trường và trong

Trang 9

khuôn khổ mở cửa với nền kinh tế thế giới, thừa nhận sự tồn tại khách quan củanền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Song, trong các năm 1986 – 1987, do chủtrương đổi mới chưa được cụ thể hóa, nên đường lối đổi mới chưa chuyển thànhquá trình đổi mới trên thực tiễn.

- Giai đoạn 1988 – 1996: Từ 1988 – 1989 là giai đoạn đột phá thị trườngmạnh, toàn diện và căn bản ở khâu trung tâm của hệ thống (giá cả) Hệ thống giá cảchuyển sang vận động theo nguyên tắc thị trường một cách thống nhất, đồng bộ

Đây cũng chính là quá trình đổi mới trên thực tiễn với nội dung kinh tế làchuyển sang cơ chế kinh tế thị trường – mở cửa

Từ 1990 – 1996 là giai đoạn chuyển mạnh nền kinh tế sang cơ chế thị trường– mở cửa Điểm đột phá trong giai đoạn này là khẳng định chủ trương và thực hiện

“phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủnghĩa…, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”(16)

- Giai đoạn 1997 – 2001: Đây là giai đoạn mà do chịu nhiều tác động tiêucực từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ trong khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh

tế bị suy giảm kéo dài Các yếu tố của cơ chế cũ, như bao cấp, độc quyền, xin – cho

và bảo hộ trỗi dậy, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và việc cải thiệnmôi trường kinh doanh theo hướng tự do hóa và hội nhập quốc tế diễn ra một cáchchậm chạp

Năm 2000, với việc áp dụng luật doanh nghiệp, chúng ta đã tạo ra động lựcphát triển mạnh của khu vực kinh tế tư nhân.Năm 2001, chúng ta ký kết Hiệp địnhthương mại Việt Nam – Hoa Kỳ; đồng thời xác định vai trò động lực của chủtrương hội nhập kinh tế quốc tế.Đại hội IX đã khẳng định đường lối phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đây là mô hình kinh tế tổngquát của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Giai đoạn 2002 – đến nay: Đây là giai đoạn chúng ta tiếp tục khẳng định

mô hình kinh tế tổng quát và xác định nhiệm vụ hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa

2.3 Hoạt động kinh doanh quốc tế của COCA – COLA trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế

2.3.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Hoạt động sản xuất

Hiện nay công ty có 14 dây chuyền sản xuất các loại như sau:

- 5 dây chuyền đóng chai thuỷ tinh với công suất thực tế:300chai/phút

Trang 10

- 2 dây chuyền đóng lon : 200lon/phút

- 6 dây chuyền sản xuất gói bột uống liền: 20gói/phút

- 1 dây chuyền đóng chai PET: 70 chai/phút

Trong các dây chuyền đóng chai thuỷ tinh còn có bộ phận xúc rửa vỏchai vàloại bỏ các vỏ chai không đạt tiêu chuẩn, ở ngoài Bắc có 3 dây chuyềnđóng chai

và lon, nhập vỏ lon từ nhà máy tại Hài Phòng

Hiện nay ngoài sản phẩm truyền thống, công ty cải tiến, đổi mới cho rathịtrường nhiều loại sản phẩm khác nhau nhằm phục vụ mọi đối tượng, nhưngoàihương vị cam truyền thống của Fanta còn có thêm hương vị chanh, đào,dâu, cácsản phẩm nước tinh khiết, nước uống tăng lực giàu chất bổ dưỡng, vàDietCokecho những người ăn kiêng, mẫu mã sản phẩm thường xuyên thayđổi nhưng chỉthay đổi hình thức nhãn hiệu còn kiểu dáng vẫn giữ như cũ.Dây chuyền sản xuấtkhá hiện đại tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất,lượng nhân công lao động, vớicông suất và năng lực của công ty thì công tycó thể cung cấp 80% nhu cầu nướcngọt có gas trên thị trường Việt nam(160/200 triệu lít/năm)

Tuy nhiên thực tế tiêu thụ vào khoảng trên 100 triệu lít chiếm khoảng70%năng lực thực tế của doanh nghiệp Hiện nay để tận dụng công suất dư thừa doanhnghiệp chuyển sang đóng chai mặt hàng nước uống tinh khiết vìtheo điều tra nhucầu về mặt hàng này đang tăng nhanh

+ Hoạt động kinh doanh

Triết lý kinh doanh của Công ty Coca-cola Việt Nam là “Công ty tồntại đểđem lại lợi ích và sự sảng khoái cho tất cả mọi người, có liên quan đếncác Hoạtđộngkinh doanh của Công ty “ Coca-cola Việt Nam hiện nay chiếmkhoảng 55%thị phần nước giải khát toàn thi trường Việt Nam và khoảng80% thị phần nước giảikhát miềm bắc với 16 loại đồ uống khác nhau Côngty có một mạng lưới tiêu thụrộng khắp khoảng có 270.000 đại lý và cửa hàngbán lẻ trên toàn quốc với hơn 900nhân viên.Vốn đầu tư hiền nay của công tykhoảng 163 triệu đôla Tổng số côngsuất hiện nay của Công ty Coca-colaViệt Nam là khoảng 420 triệu lít một năm.Công ty thuê khoảng 2000 laođộng Việt Nam và tạo ra khoảng 25.000 việc làm chocác nghành công nghiệpcó liên quan

Mục tiêu Marketing của hãng là:”Gần gũi với mọi gia đình” Vớinguyên tắcchính là mọi người tiêu dùng sản phẩm của Công ty Coca-cola đềuthu được lợiích.Công ty đã sử dụng chiến lược Marketing quan hệ côngchúng mà trong đó nhânviên của Công ty sẽ đóng vai trò quan trọng trongviệc tạo dựng, dui trì và phát triển

Trang 11

mối quan hệ gần gũi với khách hàng Cụthể là khi Công ty thành lập chi nhánh ởđâu thì sẽ thuê nhân viên ở đó vi họcó thể hiểu rõ hơn tâm lý cũng như tập quántiêu dùng của dân cư vùng đó.Khách hàng của Công ty Coca-cola là tất cả mọingười trên toàn thế giới Đốivới người tiêu dùng Việt Nam thì các sản phẩm củaCông ty Coca-cola đã trởnên quen thuộc, được hình thành và ăn sâu vào trong tâmtrí Người tiêu dùngViệt Nam bởi uy tín và hình ảnh của nhãn nhiệu Tuy nhiên, ởmỗi vùng, mỗingười tiêu dùng lại có nhu cầu và khẩu vị khác nhau.ởthành thị, sảnphẩmcủa Công ty được tiêu dùng nhiều hơn ở nông thôn và miền nuí Tại thịtrườngViệt Nam Công ty Coca-cola cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều hãngnước giải khát trong nước cũng như ở nước ngoài như: Number 1của công ty Bếnthành , Pepsi, Nestle…với rất nhiều hương vị khác nhau vàcũng đang được ưachuộng trên thị trường Việt Nam Từ năm 1994 đến nay,Công ty Coca-cola đã đầu

tư hơn150 triệu đôla cho việc phát triển thị trường

Việt Nam

2.3.2 Xây dựng kênh phân phối, tiếp cận khách hàng.

Tập đoàn Coca-Cola có trên 30.000 công nhân ở khắp thế giới ngày đêm trựctiếp sản xuất bên những dây chuyền đóng chai và đóng lon Coca-Cola hiện đại.Đóchỉ là con số những người ăn lương trực tiếp của tập đoàn Còn số lượng nhữngngười kinh doanh, làm đại lý phân phối độc quyền hưởng hoa hồng của Coca-Colathì có thể lên đến hàng trăm nghìn người Coca-Cola Việt Nam có 3 nhà máy đóngchai trên toàn quốc: HÀ TÂY - ĐÀ NẴNG - HỒ CHÍ MINH

Các sản phẩm nước giải khát Coca-Cola được sản xuất tại ba nhà máy đóngchai đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng Năm 2001, Chính PhủViệt Nam đồng ý cho phép ba nhà máy đóng chai sáp nhập theo cơ cấu quản lý tậptrung, trong đó, nhà máy đóng chai Coca- Cola Việt Nam (CCBV) ở Thành Phố HồChí Minh giữ vai trò quản lý Hai nhà máy đóng chai ở Hà Nội và Đà Nẵng hiệnđang hoạt động như hai chi nhánh của Công ty Coca-Cola Việt Nam ở khu phíaBắc và miền Trung Với 3 nhà máy sản xuất ở 3 miền Bắc, Trung, Nam tạo điềukiện cho công ty có thể mở rộng mạng lưới phân phối ở các miền, cung cấp đầy đủsản phẩm cho các đại lí ở 3 khu vực này Đối với sản phẩm nước giải khát, khâuphân phối rất quan trọng, việc Pepsi vào thị trường Việt trước nên nắm được khánhiều nhà phân phối hơn Coca, vì vậy coca vẫn tiếp tục mở rộng mạng lưới phânphối, thông qua các đại lí, các quán cà phê, nước giải khát, nhà hàng,… thu hút các

Trang 12

đại lí bằng cách gia tăng các hoạt động hỗ trợ cho các đại lí như: tặng dù, hỗ trợtrang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính,…

2.3.3 Chính sách giá

Sản phẩm cocacola định giá dựa trên người mua theo giá trị nhận thức được

Họ xem nhận thức của người mua về giá trị chứ không phải chi phí của ngươì bán

là cơ sở quan trọng để định giá.Họ sử dụng những yếu tố chi phí giá cả trongmarketing-mix để xây dựng giá trị được cảm nhận trong tâm trí của người mua

Giá được định ra căn cứ vào giá trị được cảm nhận đó.•Chiến lược định giácocacola thâm nhập thị trường: khác với chiến lược định giá cao nhằm chắt lọc thịtrường, doanh nghiệp cocacola chon chiến lược định giá sản phẩm mới tương đóithấp nhằm thâm nhập thị trường, với hi vọng rằng sẽ thu hút được một số lượng lớnkhách hàng và đạt được một thị phần lớn

•Định giá chiết khấu: phần lớn doanh nghiệp cocacola sẽ điều chỉnh giá củamình để thương cho những khách hàng thanh toán trước thời hạn, mua khối lượnglớn,Chiết khấu trả tiền mặt là sự giảm giá cho những khách hàng nào mua và thanhtoàn tiền ngay, Chiết khấu theo số lượng là sự giảm giá cho những khách hang muasản phẩm với số lượng lớn

•Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm: theo cách định giá này các kiếu sảnphẩm và các mặt hàng của cocacola được định giá khác nhau, nhưng tỉ lệ vớ chi phítương ứng của chúng

•Định giá theo loại sản phẩm: doanh nghiệp cocacola thường sản xuất nhiềukiểu sản phẩm và mặt hàng chứ không phải một thứ duy nhất.Chúng khác biệt nhau

về nhãn hiệu, hình thức, kích cỡ, tín năng do đó chúng được định giá ở các thangbậc khác nhau Hiện nay, giá của sản phẩm Coca tại thị trường VN cao hơn so vớicác sản phẩm cùng loại tương ứng, tuy nhiên mức chênh lệch về giá không cao Cóthể xem xét thông qua bảng giá được cập nhật gần đây giữa Coca và Pepsi:

Ngày đăng: 26/02/2016, 10:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w